Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5151 người đang online, trong đó có 460 thành viên. 22:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30838 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Một phần lịch sử không thể lãng quên (*)



    QĐND - Thứ Hai, 02/01/2012, 22:27 (GMT+7)
    (Diễn văn của Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125)
    Trước hết, tôi và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Cam-pu-chia xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã đón tiếp trọng thị Phái đoàn Cam-pu-chia; đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ngài Thủ tướng *************** cùng Phu nhân, Ngài Lê Đức Anh, Ngài Lê Khả Phiêu và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã dành thời gian quý báu cùng chúng tôi tham gia buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ngày 7 tháng 1 và tưởng niệm linh hồn các chiến sĩ Cam-pu-chia đã hy sinh vì sự nghiệp hồi sinh đất nước và nhân dân Cam-pu-chia với chiến thắng ngày 7-1-1979; đồng thời tham gia khánh thành Khu di tích lịch sử, nơi cư trú của những người Cam-pu-chia yêu nước và từ đây, khi điều kiện chín muồi, chúng tôi đã quay trở về đất nước Cam-pu-chia thân yêu, sát cánh bên nhau thành lập Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia, tiến tới thành lập Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia ngày 2-12-1978 tại thị xã Xnuôn, tỉnh Kra-tie. Đây chính là lực lượng vũ trang của Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tấn công lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt ngày 7-1-1979, là nòng cốt của Đảng Nhân dân, Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước Cam-pu-chia tươi đẹp cho đến hôm nay.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo thuộc Chính phủ Hoàng gia, Quốc hội, Thượng viện và quân đội Cam-pu-chia đã đến tham dự buổi lễ này và xin được thứ lỗi đối với các cấp lãnh đạo kể cả những người đã từng đặt chân tới đây và những người chưa từng đặt chân tới đây vì lý do bận công tác trong nước mà không đến tham dự buổi lễ này được.
    Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Đảng, Chính phủ, Quân đội, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là Quân khu 7 và tỉnh Đồng Nai nói riêng đã giữ nguyên mảnh đất, nơi an nghỉ của 49 chiến sĩ Cam-pu-chia trong suốt hơn 33 năm qua mà chúng tôi chưa có điều kiện để đưa hài cốt các chiến sĩ này về nước vì chúng tôi chưa thể tìm lại được thân nhân của họ. Đồng thời, tôi cũng xin được nói lên lời cảm ơn về việc xây dựng đài tưởng niệm, một di sản lịch sử cho các thế hệ mai sau.

    [​IMG]
    Thủ tướng *************** và Thủ tướng Hun Sen tại buổi lễ.
    Ảnh: Đức Tám - TTXVN
    Chỉ còn 5 ngày nữa thôi, nhân dân Cam-pu-chia sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 33 năm Ngày giải phóng đất nước thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979/7-1-2012). Trước khi nói về ngày vui sau 33 năm đất nước Cam-pu-chia thoát khỏi chế độ diệt chủng, cho phép tôi được nhắc lại lịch sử hình thành Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia.
    Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, sau ngày 17-4-1975, một chế độ diệt chủng đã được hình thành trên cả nước, người dân Cam-pu-chia bị sát hại, bị lùa ra khỏi thành phố, khu dân cư, quyền công dân bị tước đoạt, một chế độ không trường học, không chợ búa, không dùng tiền, người dân bị cưỡng bức lao động, chung sống trong các công xã, hành vi tra tấn và sát hại người dân ngày càng nghiêm trọng hơn…
    Trước tình hình đất nước và nhân dân Cam-pu-chia lâm vào thảm họa, bản thân tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài 2 sự lựa chọn là: Thứ nhất, đứng lên đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Pôn Pốt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tôi, lực lượng vũ trang này khoảng gần 2000 người, tấn công đánh chiếm huyện Mê-mốt, tỉnh Kam-pông Chàm và huyện Xnuôn, tỉnh Kra-tie để làm căn cứ đấu tranh vũ trang, nhưng tôi dự đoán sự lựa chọn này rất nguy hiểm, nếu có tình huống xảy ra khó có thể cứu vãn được, và cuộc nổi dậy này khó có thể cầm cự được trong vòng một tháng và sẽ bị Pôn Pốt dìm trong biển máu. Thứ hai, tôi phải ly khai chạy sang Việt Nam và đề nghị Việt Nam giúp đỡ tổ chức phong trào kháng chiến giải phóng đất nước vì khi đó tôi nhận được thông tin có một số người dân Cam-pu-chia đã chạy sang Việt Nam tị nạn. Lúc đó tôi nghĩ sự lựa chọn thứ hai này thật sự tốt hơn, nhưng vẫn có rủi ro, vì bọn Pôn Pốt cũng đã từng mở các cuộc tấn công vào một số khu vực của Việt Nam. Tôi luôn tự hỏi mình rằng, liệu mình có thể bị chết khi qua biên giới Cam-pu-chia – Việt Nam do giẫm phải mìn hoặc do đơn vị biên phòng Việt Nam hay không? Liệu mình có bị bắt giam do vượt biên trái phép hay không? Liệu Việt Nam có tin mình và đồng ý giúp mình không, trong khi Việt Nam vẫn đang quan hệ ngoại giao với Cam-pu-chia dân chủ? Và suy nghĩ cuối cùng của tôi là, liệu Việt Nam có thể bắt mình giao cho Pôn Pốt hay không? Để ứng phó với tình huống này tôi đã chuẩn bị sẵn trong người 12 cây kim và sẵn sàng tự sát nếu mình bị Việt Nam bắt giao cho Pôn Pốt.
    Lúc 21 giờ, ngày 20-6-1977, tôi ra đi trong nước mắt và đau xót, tôi phải rời bỏ quê hương, rời xa người vợ thân yêu đang mang thai 5 tháng. Tôi bắt đầu đặt cược tính mạng của mình để tiến hành một cuộc đấu tranh. Khoảng 2 giờ ngày 21-6-1977, tôi cùng 4 cán bộ khác đã vượt biên giới sang Việt Nam và đến khoảng 14 giờ ngày 21-6-1977, chúng tôi đã vào đến ấp Hoa Lư, được nhân dân và du kích trong ấp đón tiếp. Sau khi hỏi thăm, người dân ấp Hoa Lư đã nấu cơm cho chúng tôi ăn, đây là lần đầu tiên sau nhiều năm chúng tôi mới được ăn cơm, vì ở Cam-pu-chia khẩu phần ăn hằng ngày của chúng tôi là cháo. Tối 21-6-1977, chúng tôi được đưa về huyện Lộc Ninh, sau đó chiều ngày 22-6-1977, chúng tôi được đưa về thị xã Sông Bé.
    Thật sự, chúng tôi là những người vượt biên trái phép và lúc đó thực chất phía Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi có ý định tốt hay xấu trong bối cảnh Pôn Pốt coi Việt Nam là kẻ thù số 1 và đã tấn công quân sự giết hại người dân Việt Nam, nhưng điều mà chúng tôi không ngờ đến là Việt Nam không coi chúng tôi là kẻ thù, chúng tôi không bị còng tay, không bị khám xét, không bị phân biệt hay có những lời nói đố kỵ đối với chúng tôi mà ngược lại chúng tôi được cung cấp lương thực, quân tư trang, thuốc lá, thuốc chữa bệnh… Mặc dù khác nhau về sắc tộc và bản thân chúng tôi là những người vượt biên trái phép, người dân Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi là người tốt hay người xấu nhưng họ đã thể hiện tấm lòng nhân ái, tính nhân văn, tôn trọng nhân quyền. Tôi coi Việt Nam là một quốc gia kiểu mẫu, khác hẳn những gì mà bọn Pôn Pốt đã hành động, vượt biên bắt người dân Việt Nam làm ăn ở khu vực biên giới tra tấn, hỏi cung và sát hại.
    Khi đó, phía Việt Nam chỉ muốn biết về thông tin tình hình chính trị, quân sự, kinh tế-xã hội Cam-pu-chia từ cơ sở đến Trung ương, và vấn đề này phù hợp với nguyện vọng của tôi. Tôi muốn cho cấp lãnh đạo Việt Nam biết được những hiểm họa đã và đang diễn ra tại Cam-pu-chia, đe dọa tính mạng của từng người dân Cam-pu-chia lương thiện và uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy, tôi rất hứng thú trong việc trả lời các câu hỏi theo cách thảo luận giữa tôi và các cấp lãnh đạo Việt Nam, vì tôi chỉ muốn cho cấp lãnh đạo Việt Nam hiểu về tình hình Cam-pu-chia, và tôi cho rằng, chỉ có Việt Nam mới có thể giúp được nhân dân Cam-pu-chia.
    Qua nhiều lần trao đổi với cấp lãnh đạo quân sự gồm cả cấp tá, cấp tướng trong nhiều ngày, suốt đêm 8-7-1977, tôi trực tiếp viết tay 2 bản báo cáo gửi cho lãnh đạo Việt Nam, sau đó ngày 9-7-1977, tôi viết một bức thư nữa gửi lãnh đạo Việt Nam mà tôi nghĩ rằng phía Việt Nam có thể lưu giữ những tài liệu lịch sử này.
    Những nỗ lực của tôi và các cộng sự thật không vô ích bởi vì lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã đọc được báo cáo và thư của tôi, rồi sau đó ngày 27-9-1977, tôi đã gặp trực tiếp Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 2 giờ 40 phút (từ 8 giờ đến 10 giờ 40 phút). Trong cuộc gặp này, ông đã nói với tôi rằng, ông đã đọc báo cáo và ý kiến của tôi. Cuộc gặp giữa tôi với Ngài Văn Tiến Dũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp của dân tộc Cam-pu-chia. Mặc dù chưa giải quyết được vấn đề cụ thể, nhưng ông ấy đã nói với tôi rằng, đồng chí còn rất trẻ, tương lai còn dài, hãy giữ bí mật, quan tâm theo dõi tình hình, học tập. Và cuối cùng ông nói là chúc đồng chí mạnh khỏe, hãy tin vào tương lai. Lời căn dặn và lời chúc của Ngài Văn Tiến Dũng đã mang lại cho tôi rất nhiều hy vọng, vấn đề còn lại là thời gian. Cấp lãnh đạo Việt Nam ngày càng hiểu rõ hành động tàn bạo của bọn Pôn Pốt trước những cuộc tấn công của chúng chống lại nhân dân Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Tây Ninh, bọn chúng đã tàn sát và làm bị thương rất nhiều người. Các cuộc tấn công của bọn Pôn Pốt vào lãnh thổ Việt Nam ngày càng ác liệt hơn đã buộc Việt Nam phải phản công để tự vệ.
    Tháng 12-1977, tôi có cơ hội thâm nhập vào huyện Mê-mốt để tìm vợ và con tôi nhưng thật không may là tôi không tìm thấy họ và cũng không biết họ còn sống hay đã chết. Dù không được gặp vợ con nhưng tôi đã gặp lại nhân dân và cũng đã đề nghị phía Việt Nam cho phép nhân dân Cam-pu-chia đang bị uy hiếp tính mạng sang Việt Nam tỵ nạn. Phía Việt Nam nhất trí theo đề nghị của tôi, số người Cam-pu-chia chạy sang Việt Nam lên tới hàng chục nghìn người, số này đa phần là người ở tỉnh Kam-pông Chàm, Prêy Veng, Xvay Riêng và đây chính là một nguồn lực để xây dựng lực lượng vũ trang sau này.
    Vào khoảng tháng 12-1977 và tháng 1 và 2-1978 các bạn Việt Nam đã tạo điều kiện cho một số cán bộ chạy sang tị nạn ở Việt Nam được đến gặp gỡ và làm việc với tôi. Vào tháng 3-1978, một lần nữa tôi có điều kiện được trở về nước để nắm tình hình.
    Những gì đã làm cho tôi xúc động đến rơi nước mắt đó là vào tháng 4-1978, tôi và Ngài Mê-a Huôn (Meas Houn) được gặp Thượng tướng Trần Văn Trà – Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 Việt Nam tại Bộ tư lệnh Quân khu 7. Trong cuộc họp đó, Thượng tướng Trần Văn Trà đã nói với tôi và Ngài Mê-a Huôn rằng, cấp lãnh đạo Việt Nam quyết định sẽ giúp đỡ các đồng chí Cam-pu-chia tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang để giải phóng đất nước, Việt Nam sẽ giúp đỡ huấn huyện quân sự, cung cấp vũ khí và hậu cần còn vấn đề chỉ đạo về mặt chính trị là do phía các đồng chí Cam-pu-chia chịu trách nhiệm. Đây là câu trả lời mà tôi đã chờ đợi kể từ khi tôi đến Việt Nam bởi nó là đề nghị của tôi, của những người Cam-pu-chia đang tị nạn ở Việt Nam, cũng như là nguyện vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Cam-pu-chia, cho phép nhân dân Cam-pu-chia được tị nạn ở Việt Nam, và tạo điều kiện cho các phong trào đấu tranh của những người đang tị nạn ở Việt Nam xây dựng và củng cố để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng đất nước thoát khỏi chế độ Pôn Pốt.
    Cơ hội vàng đã đến trong quá trình tiến tới giải phóng dân tộc nhưng gánh nặng đã đè lên vai người thanh niên đã mất một mắt chưa đầy 26 tuổi là tôi, Hun Xen.
    Đây là công việc mới nhưng là thời cơ đối với chúng ta, dù nặng hay nhẹ cũng phải làm vì đất nước và nhân dân Cam-pu-chia. Chúng ta phải viết tài liệu dùng để giáo dục cho quân đội về chính trị tư tưởng, tổ chức kỷ luật… Bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ chúng ta còn có sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía bạn Việt Nam, nên một lực lượng vũ trang mang tên “Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia” đã chính thức ra đời ngày 12-5-1978 và thành lập Ban chỉ huy 578 vào tháng 5-1978 trong đó tôi, Hun Xen là Chỉ huy quân sự và chính trị, còn Ngài Núc Thon (Nuch Thon) làm Phó phụ trách chính trị, Ngài Hem Xa-min (Hem Samin) – Phó phụ trách hậu cần-tài chính, sau đó tiến tới thành lập đơn vị đầu tiên là đơn vị 125 (12-5-1978). Đơn vị này có hơn 200 chiến sĩ do Ngài Nhất Huôn (Nhat Houn) chỉ huy. Sau 1 tháng huấn luyện, đơn vị này được chia làm 2 bộ phận đó là: Một bộ phận tổ chức thành 12 đội tiến hành hoạt động vũ trang thâm nhập vào nội địa, mỗi tổ có từ 10 đến 15 người. Số còn lại được tập trung ở Long Giao để chuẩn bị quay về Cam-pu-chia thành lập các đơn vị mới khác. Sau đó, chúng ta thành lập Tiểu đoàn 246 (ngày 24-6) do Ngài Nhất Huôn làm chỉ huy, Tiểu đoàn 207 (20-7) do Ngài Uông Phon làm chỉ huy, tiểu đoàn 15 do ngài Núc Thon chỉ huy. Việc liên tiếp thành lập và sắp xếp thứ tự từ 01 đến 21 đó là 21 tiểu đoàn nam, 01 tiểu đoàn nữ và 100 đội hoạt động vũ trang ở xung quanh sở chỉ huy trong đó gồm cả bộ phận tham mưu, chính trị, một bộ phận hậu cần-tài chính, 1 đại đội đặc nhiệm, đại đội quân y và 1 đội văn nghệ.
    Việc xây dựng lực lượng gấp rút như vậy gặp rất nhiều khó khăn về mặt nhân sự, như chỉ huy cấp trung đội, cấp đại đội, và cấp tiểu đoàn, cách thức để giải quyết vấn đề này không ngoài số sĩ quan và hạ sĩ quan của Cam-pu-chia đã được Bạn Việt Nam đào tạo giúp, bằng cách tập hợp số anh em này từ khắp mọi nơi về, cố gắng tuyển chọn số thanh niên mà trước đây đã được huấn luyện, thăng quân hàm sau đó điều về đơn vị mới cho giữ chức tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và cử 202 cán bộ sang huấn luyện tại Trường hạ sĩ quan Bà Rịa/Việt Nam để sau này đề bạt họ lên giữ chức đại đội trưởng và tiểu đoàn trưởng. Riêng y bác sĩ chúng ta cũng đã cho mở trường y ngay tại trại ở Long Giao.
    Cùng với thời điểm chúng ta đã, đang xây dựng lực lượng vũ trang tại đây, chuẩn bị các điều kiện và từng bước chuyển vào trong nội địa Cam-pu-chia thành lập lực lượng vũ trang tại biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam, chúng ta nhận được tin vui về sự nổi dậy của quân đội và nhân dân ở khu Đông do Xam-đéc Hêng Xom-rin (Samdech Heng Samrin), Xam-đéc Chia Xim (Samdech Chea Sim) lãnh đạo đã tạo điều kiện cho lực lượng của chúng ta cùng phối hợp đánh chiếm huyện Mê-mốt, huyện Xnuôn và một số địa bàn khác thuộc các ấp, xã tiếp giáp biên giới Việt Nam từ tỉnh Kra-tie, Kam-pông Chàm, Prêy Veng, Svay Riêng và một số địa bàn khác thuộc các huyện của tỉnh Kam-pông Chàm từ giữa năm 1978.
    Tình hình tiến triển nhanh chóng, nhưng chúng ta chỉ có quân đội, chưa có tổ chức về chính trị để lãnh đạo. Chính vì vậy, tôi khẩn thiết đề nghị phía bạn Việt Nam giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được gặp Xam-đéc Hêng Xom-rin, Xam-đéc Chia Xim và cấp lãnh đạo của các phong trào đấu tranh khác nhằm thống nhất lực lượng và thành lập một tổ chức chính trị để lãnh đạo cuộc đấu tranh.
    Chiều ngày 7-11-1978, Ngài Lê Đức Anh-Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 là nhân vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp xây dựng lực lượng vũ trang do tôi lãnh đạo, đã mời 7 người chúng tôi dùng cơm chiều tại TP Hồ Chí Minh, khi đó Ngài Lê Đức Anh có nói với chúng tôi rằng: Sáng mai (8-11-1978) tất cả các đồng chí sẽ gặp đồng chí Lê Đức Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị **********************, đây là một tin vui cộng với thức ăn, rượu, thuốc lá rất ngon miệng. Ngay tối hôm đó tôi đã chuẩn bị điều kiện để thảo luận những việc cần làm trong thời gian tiếp theo.
    Nguyên buổi sáng ngày 8-11-1978, cả 7 người trong Ban lãnh đạo của chúng tôi đã thảo luận trao đổi ý kiến thẳng thắn với đồng chí Lê Đức Thọ - một nhà chiến lược của Việt Nam và thông qua cuộc thảo luận tôi có thể khẳng định được rằng đất nước Cam-pu-chia sẽ được giải phóng trong thời gian sắp tới.
    Ngày 22-11-1978, một sự kiện lịch sử đã diễn ra đó là cuộc gặp cấp lãnh đạo của 4 trong số 5 nhóm đấu tranh, nhóm của Ngài Sai Phu Thong, Tia Banh (Tea Banh) không ra lộ diện được do phải giữ bí mật vì lực lượng đang nằm ém ở nước ngoài. Kể từ đó, tôi cùng chung sống và làm việc với các nhà lãnh đạo khác, kể cả với Xam-đéc Hêng Xom-rin, Xam-đéc Chia Xim. Chúng tôi đã cùng nhau họp cả ngày lẫn đêm nhằm soạn thảo một Cương lĩnh chính trị của mặt trận với tên gọi là “Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia”. Tên gọi này phù hợp với tên gọi “Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia”, như vậy rất thuận tiện cho chúng ta không cần phải đổi tên quân đội theo tên Mặt trận là tổ chức chính trị sắp được thành lập. Có 8 nhà lãnh đạo của 4 phong trào đấu tranh. Mỗi phong trào có 2 đại diện được phân công soạn thảo Cương lĩnh chính trị Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia để được thông qua tại Đại hội Mặt trận diễn ra trong thời gian 4 ngày, từ 27 đến 30-11-1978 và cuối cùng chính thức ra mắt ngày 2-12-1978 tại vùng giải phóng thuộc huyện Xnuôn, tỉnh Kra-tie, sĩ quan nhận cờ từ Chủ tịch mặt trận Xam-đéc Hêng Xom-rin là tướng Kiên Xa-vút (Kiên Savuth), hiện là Phó tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia, khi đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2. Trong thời gian tiếp theo, được sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, ngày 7-1-1979 Cam-pu-chia đã được giải phóng thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Trong khi đó, lực lượng quân đội được xây dựng tại đây đã hăng say tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, xây dựng nhà nước, chính quyền địa phương, phong trào quần chúng và giải quyết đời sống cho nhân dân. Trải qua giai đoạn vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng vũ trang chúng ta đã trưởng thành lớn mạnh, xây dựng thêm các đơn vị điều đến hầu hết các tỉnh trong cả nước, ngoại trừ tỉnh Kô Kông, Rát-ta-na-ki-ri và tỉnh Mun-đu-ki-ri vì những nơi này đã có quân đội do Ngài Sai Phu Thong, Ngài Tia Banh lãnh đạo và lực lượng do Ngài Bun Mi, Ngài Bu Thong và Ngài Xê-uy Keo (Seuy Keo) lãnh đạo. thành phố Phnôm Pênh được tiếp nhận 4 tiểu đoàn, còn lại mỗi tỉnh nhận 1 tiểu đoàn, riêng tỉnh Kam-pông Chàm được tiếp nhận 2 tiểu đoàn vì đây là tỉnh lớn. Các tiểu đoàn này làm cơ sở để xây dựng lực lượng quân sự địa phương và các Sư đoàn chủ lực như Sư đoàn: 196, 286, 179, 04, 05 và 06… Đồng thời làm cơ sở để thành lập các quân binh chủng như: Hải quân, Lục quân, Không quân cũng như các đơn vị chuyên ngành khác như: Xe tăng, Pháo binh, Phòng không, Công binh, Hậu cần và Tài chính… và một số khác đã phục vụ công tác tại các cơ quan dân sự như Giáo dục, Tài chính, Nông nghiệp, Công nghiệp, Ngoại giao và một số khác trở thành Bộ trưởng, Thứ trưởng, Quốc vụ khanh, Phó quốc vụ khanh, Đại sứ, Hạ nghị sĩ, Thượng nghị sĩ, Tỉnh trưởng, Phó tỉnh trưởng, Thị trưởng, Phó thị trưởng và một số khác đang phục vụ trong hàng ngũ quân đội, vệ binh, ******* quốc gia trong thời gian qua và hiện nay.
    Tôi đã nói nhiều về việc thành lập lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia là một phần của phong trào chung trong việc giải phóng đất nước khỏi chế độ Pôn Pốt, đây là một phần của lịch sử không thể lãng quên để nhắc nhở cho con cháu các thế hệ mai sau hiểu cả về lịch sử Cam-pu-chia và Việt Nam.
    Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn trước Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam nói chung, tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn riêng đặc biệt tới Ngài Lê Đức Anh, Ngài Lê Khả Phiêu, Ngài Tám Quang, Ba Cung, Ba Hên, Châu Ba… cùng cấp lãnh đạo khác đã chia ngọt sẻ bùi giúp đỡ chúng tôi về mọi mặt để chúng tôi có được ngày hôm nay và đây cũng là hạt giống vô cùng quý giá đối với đất nước Cam-pu-chia trong suốt quãng thời gian hơn 33 năm qua. Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lời xin lỗi trước nhân dân Việt Nam sinh sống tại vùng này, vùng kia, nơi mà quân đội chúng tôi trú chân hoặc đi qua. Nếu như trong quá khứ họ có lỡ làm những điều sai trái với nhân dân, chúng tôi xin được thứ lỗi. Tất cả chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu và xin được gửi lời hỏi thăm sức khỏe những người còn sống nhưng không thể tham gia buổi lễ này.
    Tôi và Phu nhân cùng tất cả những người Cam-pu-chia tại đây xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của 49 chiến sĩ Cam-pu-chia đang yên nghỉ tại đây và các chiến sĩ vô danh khác đã anh dũng hy sinh tính mạng của mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Chúng tôi xin ghi nhớ và xin hứa sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh hơn, cũng như vun đắp cho tình đoàn kết vĩ đại, sắt son Cam-pu-chia – Việt Nam và quyết ngăn chặn bóng tối trong quá khứ một lần nữa quay trở lại đất nước Cam-pu-chia.
    Cuối cùng một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Phu nhân, Ngài Lê Đức Anh, Ngài Lê Khả Phiêu và các nhà lãnh đạo khác đã dành thời gian tham dự buổi lễ trọng thể này và tổ chức thành công buổi lễ này. Xin chúc mối quan hệ hữu nghị Cam-pu-chia – Việt Nam đời đời bền vững, kính chúc quý vị sức khỏe và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
    * Đầu đề của Báo Quân đội nhân dân

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Những lời tâm huyết của đồng chí Hun Sen đã đánh tan mọi luận điệu thù địch về vai trò của quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng Kampuchia khỏi chế độ diệt chủng Pon Pot - Yêng Xari do các thế lực bành trướng Bắc Kinh hậu thuẩn !
    Từ nơi xa xôi , tuy không được dự lễ kỷ niệm nhưng tự đáy lòng tôi xin nâng cốc chúc mừng nhân dân Kampuchia anh em , chúc mừng đồng chí Hun Sen luôn mạnh khỏe và mãi mãi sát cánh cùng nhân dân và ********************** trên bước đường cách mạng !


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112


    Bắn trúng mục tiêu ngay quả tên lửa đầu tiên !
    Thế hệ chiến sĩ mới ngày nay nối tiếp xứng đáng truyền thống giữ nước anh hùng bách chiến bách thắng của cha ông !


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Thời đại mới , vũ khí mới !
    Tinh thần yêu nước mãi mãi vẫn rạng ngời như cha ông hàng ngàn năm trước !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    'Đặc nhiệm' đảo An Bang chiến đấu với sóng dữ


    Cập nhật lúc :11:57 AM, 03/01/2012
    Đảo An Bang nổi danh trong quần đảo Trường Sa là nơi có những con sóng dữ dằn, quái dị.

    (ĐVO) Chuyện kéo xuồng vào bờ và đưa xuồng ra khơi ở đây rất nguy hiểm. Vì vậy, lực lượng tại đảo phải thành lập riêng một đơn vị được huấn luyện kĩ càng với những kĩ năng đặc biệt để “ghìm sóng”.

    Dưới đây là chùm ảnh các chiến sĩ vật lộn với những cơn sóng:
    [​IMG]
    Vùng biển An Bang là khu vực có nhiều con sóng to. Đảo có diện tích hẹp, rìa đảo là vực sâu hun hút. Những con sóng tạo thành một gọng kìm bao vây dồn dập đập vào đảo. Đảo không có bãi san hô cản nên sức đập của sóng là rất lớn, ít tàu bè nào dám lại gần.

    Tàu Trường Sa 22 tranh thủ một ngày yên tĩnh hiếm hoi giữa mùa biển động để trao quà Tết cho các cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

    Đảo có bãi cát đồng hồ nổi tiếng, tự động chạy vòng quanh đảo. Mỗi vòng quay kết thúc là vừa tròn 1 năm. Bãi cát là nơi xuồng vận tải đổ bộ.

    [​IMG]
    Xuồng vận tải được kéo bởi một xuồng máy vào sát bờ. Gần đến nơi xuồng máy cua gấp tháo dây kéo, xuồng vận tại lao vào gần bờ tung dây vào đảo. Những chiến sĩ khỏe nhất lao mình vào những con sóng bắt cho được sợi dây đó, rồi kéo xuồng vào bờ.

    [​IMG]
    Người trên xuồng phải lựa lúc sóng rút, nhảy thật nhanh ra khỏi xuồng. Sóng to có thể xô xuồng cán vào người nào chậm chân.

    [​IMG]
    Gần 50 chiến sĩ mới giữ được chiếc xuồng. Một con sóng lớn có thể sẽ lôi tuột chiếc thuyền ra xa bất cứ lúc nào.

    [​IMG]
    Nhiệm vụ đặt ra cho các chiến sĩ “đặc nhiệm”: Vận chuyển hai chiếc máy nổ, mỗi chiếc nặng 486 kg vào bờ.

    [​IMG]
    Việc phối hợp phải nhuần nhuyễn dưới sự chỉ đạo của các sĩ quan. Sóng liên tục đánh xói vào chân trụ của các chiến sĩ.

    [​IMG]
    Trong khi đó, mọi người vẫn phải đề phòng những con sóng lớn có thể ập vào giật xuồng ra xa.

    [​IMG]
    Những chiếc máy được vận chuyển lên bờ…

    [​IMG]
    … bằng sự cố gắng và phối hợp ăn ý của các chiến sĩ.​

    [​IMG]
    Cũng gian nan không kém là việc đưa xuồng tiễn các chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ trở về đất liền.

    [​IMG]
    Những chiếc xuồng chuyển tải người và hàng tấn hàng hóa được các chiến sĩ đẩy ra sát mép sóng.​

    [​IMG]
    Khi một con sóng lớn ập đến, các chiến sĩ cùng dồn sức đẩy xuồng dưới một hiệu lệnh.​

    [​IMG]
    Ngay cả khi xuồng đã "cưỡi" trên sóng, các chiến sĩ vẫn phải đẩy mạnh để chống lại những con sóng đang đe dọa ném xuồng trở lại bờ.

    [​IMG]
    Khi xuồng vận tải đã ra tới vùng sóng nhẹ hơn thì xuồng kéo bắt đầu phát huy tác dụng, những người tham gia mới òa lên sung sướng. Mỗi chuyến ra khơi thành công là một nỗ lực lớn của những chiến sĩ nơi đây.

    [​IMG]
    Chiếc xuồng này sẽ đưa các chiến sĩ về quê ăn Tết. Nhiều người trong số họ sẽ ra quân. Nhưng chắc chắn kỉ niệm về hòn đảo An Bang quanh năm sóng gió dữ dội, nơi họ từng sống trong nghĩa tình đồng đội… sẽ không thể nào phai.
    >> Chuyên đề: Gần lắm Trường Sa
    Theo báo Tin Tức

    Ý KIẾN BẠN ĐỌC

    Nguyễn Lưu - HCM
    Cảm ơn các bạn! Các bạn thật tuyệt vời! Đất liền luôn hướng về các bạn! Mong cho các bạn luôn mạnh khỏe, yêu đời khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn vững tay súng bảo vệ Tổ Quốc! Mùa xuân mới lại về rồi! Chúc các bạn đón Tết vui vẻ và bình an!


    trần quốc tuấn
    Tôi biết, nếu sử dụng tàu đệm khí cho những trường hợp như thế này là tuyệt với nhất. Tàu có thể chạy trên cả bùn lầy lẫn bụi cây nhỏ. Đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu trang cấp. Ở Việt Nam đã sản xuất được các loại tàu nhỏ, loại lớn hơn một chút có thể nhập khẩu được.


    người Việt
    Chịu cực khổ, khó khăn, xa nhà lâu ngày, thiếu thốn nhiều thứ, nguy hiểm đủ thứ, . . . lính Trường Sa thật tuyệt vời. Họ sẽ là những người anh hùng.

    bsxuan
    Trời ạ! Sao mình không biết mấy chuyện này nhỉ? Quá khác so với hình ảnh ăn chơi của lớp trẻ trong đất liền. Mình nghĩ các phóng viên nên đưa những hình ảnh này lên báo thường xuyên hơn. Thật là khâm phục, nếu là Thủ tướng chắc chắn mình sẽ tặng các anh em ở đảo huân chương hạng nhất.

  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Quân đoàn 4 diễn tập bắn đạn thật


    Cập nhật lúc :10:01 AM, 03/01/2012
    Vừa qua, tại trường bắn khu vực 3, tỉnh Đồng Nai, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã tổ chức diễn tập có bắn đạn thật cấp Tiểu đoàn bộ binh được tăng cường phối thuộc.

    (ĐVO) Tham gia diễn tập có Tiểu đoàn bộ binh 4, Trung đoàn bộ binh 2, Sư đoàn bộ binh 9 được biên chế gồm 3 Đại đội bộ binh, 1 Đại đội cối 82, 1 Trung đội 12,7mm, 1 Trung đội ĐKZ 82, 1 Trung đội thông tin.

    Được phối thuộc một Đại đội pháo cối 100, một Đại đội súng máy phòng không 12,7mm của Trung đoàn, một Đại đội SPG của Sư đoàn, một Trung đội công binh của Trung đoàn, được hỏa lực của Trung đoàn trực tiếp chi viện.

    Các đơn vị có nhiệm vụ tiến công trên hướng chủ yếu, hiệp đồng với các Tiểu đoàn bạn trong Trung đoàn và toàn lực lượng vũ trang huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tiêu diệt một phần sinh lực địch, Sở chỉ huy Lữ đoàn địch phòng ngự ở điểm cao 92,2m. Hoàn thành nhiệm vụ cơ động lực lượng về căn cứ sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo.

    Dưới đây là một số hình ảnh diễn tập chiến đấu hiệp đồng binh chủng:

    [​IMG]
    Các máy bay chiến đấu đa năng Su-30 thuộc sư 370 làm nhiệm vụ tấn công mặt đất.

    [​IMG]
    Một pháo thủ đang chuẩn bị nạp đạn pháo không giật DKZ 82 bắn phá cửa mở.​

    [​IMG]
    Những tiếng nổ làm rung chuyển trường bắn.​

    [​IMG]
    Đơn vị lính thông tin tham gia diễn tập.​

    [​IMG]
    Một chiến sĩ trang bị mặt nạ phòng hóa.​

    [​IMG]
    [​IMG]
    Đơn vị lính bộ binh cơ động vào trận địa.​

    [​IMG]
    Xe tăng bắn yểm trợ bộ binh đánh cửa mở.​

    [​IMG]
    Trung đội thông tin chỉ huy chiến dịch.​

    >> Su-30 Việt Nam hiệp đồng với Lục quân
    >> Thêm hình ảnh Su-30 Việt Nam diễn tập chiến đấu
    Theo báo Công Lý
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Xin lỗi nhá, Bằng lăng rất ghét
    Những gì là Tàu, Khựa, TungCua..
    Ây Zaa, ây zá, ây zà
    Nghe đã thấy ghét, nói gì là iu...
    Bằng Lăng chỉ quý Việt thui...

    :)>-
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tết nhất đến nơi rùi, các bác có bận không???[};-
    Bận gì cũng nên cố gắng mỗi ngày vào thăm nhà đôi lượt nha...[};-
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Chỉ được thăm nhà đôi lượt sao ? [-)
    Nhiều hơn không được phải không nào ? :-??
    Thế thì Tú Gân xin kiếu nhé ! :-h
    Kẻo rồi chủ nhà lại đuổi ! Đau ! ~X

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p

  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Bằng Lăng không biết bạn đùa à ?
    Không sợ mất lòng TALATA ?
    Bạn yêu , sao mình lại thấy ghét ?
    Có quý mới đùa với nhau mà ?
    Bằng Lăng yêu , nên giả vờ nói ghét ?
    Có thích , để tui làm mai nha !
    Tui làm mai mát tay lắm đó !
    Nay mai TA Tím về một nhà !

    Khà khà !!!

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))


  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hôm nay, 15:47 #419
    Trích:
    hoatimbanglang viết lúc 23:41 - 05/01/2012
    Gửi bác @Tugan !

    Năm nay bác đi mua mai
    Rùi đem bỏ mối, kiếm vài trăm tiêu
    Tiền nhìu, mong lắm em iu
    Mà sao bác vẫn sớm chiều độc thân...
    Bằng Lăng hỏi bác Tú Gân???



    ~X~X~X:)):)):)):))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này