1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7539 người đang online, trong đó có 985 thành viên. 10:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31133 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Trời dông nhớ bận áo mưa nha !
    Sao Bằng Lăng Tím
    À à à ... ?
    Chẳng lẽ áo mưa dùng việc khác ?
    Bí mật nên không chịu nói ra ?

    Hà hà hà !!!

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Trích:
    hoatimbanglang viết lúc 16:30 - 06/01/2012 [​IMG]
    Bái Bai bác nhé, BL đi ngó nghiêng một chút.....[};-

    Thế vẫn không đưa địa chỉ thì làm sao ngày mai ông mai gửi mai tặng cô dâu đây ? :-??
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em lại đi đâu rùi ????~X~X~X~X~X
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    @hoatimbanglang

    Ngày mai ông mai sẽ gửi mai !
    Địa chỉ chưa có , gửi đâu đây ?
    Hoa Tím Bằng Lăng này hay thật ?
    Nói thật mà cứ tưởng đùa dai ?

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Chưa nói được gì , sao vội bai ?
    Thế thì làm sao tui làm mai ?
    Lỡ hứa @TALATA rồi đấy !
    Cau khô trầu héo ... thật là gay !

    ~X~X~X~X~X~X~X
  6. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0

    Tuân lịnh. Xin rút kinh nhiệm ngay. :D

    Tết đến nơi rồi. TALATA rất bận. Tuy bài về chống Tàu Khựa không viết, nhưng vẫn về nhà đọc các thông tin nóng hổi mới nhất mà mọi người đưa lên.
    Hàng ngày được gặp Tugan, Hoatimbanglang, Tridung, ptkh, và nhiều người nữa là hạt nhân của pic Biển Đông là rất vui.
    TALATA có một công ty nhỏ chuyên về trang trí nội thất. Cuối năm mọi việc dồn nhiều lắm. Hôm nay vừa đòi nợ được ít tiền, ném vội vào tài khoản định sang tuần múc ít cổ cánh, hy vọng gỡ gạc chút xíu. Dạo này thị trường đi xuống, thua lỗ nhiều quá
    . [r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    BÚT KÝ - PHÓNG SỰ - NHÂN VẬTHậu duệ lính Hoàng Sa


    Kể từ khi trấn nhậm phương Nam thế kỷ 16, Chúa Nguyễn rồi các vua triều Nguyễn luôn xem Hoàng Sa như là vùng phên giậu của nước Việt giữa biển Đông. Đội quân có thể trông coi vùng phên giậu ấy không ai khác là những cư dân của đảo Lý Sơn. Đội “Hùng binh Hoàng Sa” ra đời trong bối cảnh ấy.
    Thời cuộc đã đổi thay, Hoàng Sa giờ chỉ còn trong tâm tưởng, song những hậu duệ của các thế hệ lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn thì vẫn giữ vẹn nguyên lời thề của ông bà từ hơn 300 năm trước: Hoàng Sa mãi mãi là của nước Việt chúng ta! Với các thế hệ hậu bối ở Lý Sơn hôm nay, giữ một kỷ vật của ông bà từng liên quan đến Đội Hùng binh Hoàng Sa cũng đồng nghĩa với việc nuôi một ngọn lửa. “Ngọn lửa” ấy sẽ có ngày thắp sáng lại trên “dải cát vàng”.

    [​IMG]
    Ông Võ Hiển Đạt đang xem các bài vị trong miếu thờ Âm linh tự. Ảnh: T.Đ​
    Lý Sơn được hình thành từ 5 miệng núi lửa, đang chở trên mình nó trên 20 ngàn số phận. 13 tộc họ trên hòn đảo này đều là hậu duệ của đội quân từng một thời được xem là “Hùng binh Hoàng Sa” ấy. Những nhân vật trong loạt bài dưới đây chưa phải là những người tiêu biểu nhất của Lý Sơn, song họ lại là những chứng nhân gìn giữ một phần máu thịt của tổ tiên nơi Hoàng Sa. Có thể nói, mỗi người trong họ đang nuôi một ngọn lửa của hy vọng.

    Kỳ I
    Người gác đền
    Ở Lý Sơn, nhắc đến cái tên Võ Hiển Đạt, từ bé đến già tất thảy đều biết. Người ta biết đến ông không hẳn vì ông đang giữ kỷ lục về thời gian “tại chức” ở một ngôi đền được coi là thiêng nhất tại Lý Sơn hiện nay được mang tên Âm linh tự mà còn biết đến ông với tư cách là một trong hai lão ngư của đảo hiện vẫn còn đọc và viết được chữ Hán. Chính thứ chữ “thánh hiền” mà ông còn giữ được ấy đã giúp ông giải mã một phần bí ẩn của Đội Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ trước. Đó là “Tờ lệnh” mà Vua Minh mạng đã sai phái binh phu Lý Sơn ra Hoàng Sa cách đây gần hai thế kỷ, được cụ ông Võ Hiển Đạt góp phần làm sáng tỏ hồi mùa hè năm 2009.
    Âm Linh tự
    Từ cảng Sa Kỳ đi tàu cao tốc chừng 1 giờ là có thể đặt chân lên đảo Lý Sơn. Ra khỏi cầu cảng của đảo rồi rẽ trái một quãng ngắn là gặp một ngôi đền có tên Âm Linh tự. Hiểu nôm na đây là ngôi đền để thờ cúng những người đã khuất. Nhưng những người ở “cõi âm” này là rất đặc biệt: Họ là những chiến binh của nhiều thế hệ cư dân trên đảo, vâng mệnh vua Đại Việt ra Hoàng Sa để cắm mốc chủ quyền và hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Xác của những chiến binh này đã tan hòa vào lòng biển nhưng hồn của họ thì được các thầy pháp của đảo “gọi về” và nhập vào Âm Linh tự này. Trong ngôi đền, người ta lưu giữ hàng trăm bài vị, mỗi bài vị tương đương với một người lính hy sinh. Chưa có con số thống kê chính thức là tại ngôi đền này có bao nhiêu bài vị thờ lính Hoàng Sa để đưa ra con số tương đối chính xác về số chiến binh đã hy sinh ngoài Hoàng Sa suốt mấy trăm năm giữ đảo, chỉ biết rằng, cũng giống như những ngôi mộ gió tại Lý Sơn, chiến tranh loạn lạc và sự khắc nghiệt của thời tiết nơi này đã xóa đi nhiều dấu vết mộ chí, cũng như các bài vị trong miếu thờ đã hao khuyết cùng tháng năm.
    Nguyên thủy của ngôi đền này chỉ thờ những cư dân có công khai phá đảo Lý Sơn mà thôi. Thế nhưng, một trận càn của giặc Pháp lên đảo vào năm 1950 đã đốt tan hoang đình làng An Vĩnh - nơi chính thức thờ lính Hoàng Sa, thế là dân Lý Sơn bèn rước vong linh của các binh phu về “nhập” vào Âm Linh tự. Suốt 60 năm kể từ ngày vong linh lính Hoàng Sa “nhập điện” thì cũng từng ấy năm, ông Võ Hiển Đạt gác miếu thờ này!

    [​IMG]
    Âm Linh tự-nơi ông Đạt gắn cả đời mình. Ảnh: T.Đ​
    Trọn đời làm người gác đền
    Trông ông Đạt ngồi vẽ bản thiết kế chiếc thuyền câu khơi - phương tiện để binh phu Lý Sơn ra Hoàng Sa và chỉ đạo tốp thợ thuyền thi công cho kịp ngày Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2011, khó mà tin rằng ông năm nay đã qua tuổi 80.
    Chừng như nắng gió nơi hòn đảo này càng làm cho ông thêm rắn rỏi hơn lên. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã “đặt hàng” ông để phục chế lại một số phương tiện đi biển của lính Hoàng Sa và ông đã nhận lời. Bất chấp tuổi già, hễ việc gì liên quan đến Hoàng Sa là ông Đạt không thể từ nan. “Đến tôi là đời thứ 3 trông coi miếu thờ này. Ông nội và cha tôi thì chỉ trông các vong linh khai khẩn đảo, nhưng đến đời tôi thì “kiêm” luôn các cụ lính Hoàng Sa nữa”. Ông Đạt thổ lộ.
    Thuở nhỏ, ông Đạt hay theo ông nội ra Âm Linh tự và thấy trên các cột đình cơ man là chữ Hán. Vốn tính tò mò nhưng không biết nội dung của nó là gì, ông cứ bám lấy ông nội mà hỏi. Bực mình vì đứa cháu hỏi dai như đỉa, ông nội phán: “Cháu phải đi học chữ Hán để biết họ nói gì trong các hàng cột ấy!”. Và ông đã học chữ Hán rồi “nuôi” mãi cho đến bây giờ.

    [​IMG]
    Thả thuyền trong Lễ khao lề. Ảnh: T.Đ​
    Mùa hè năm 2009, gia đình họ Đặng ở thôn Đồng Hộ lục trong chiếc rương thờ của dòng tộc nhân lệ cúng tổ và đưa cho ông một tập giấy dó, có cả con dấu đỏ hình vuông, trong đó dày đặc chữ Hán. Thì ra cái chữ thánh hiền ông từng mài đũng quần để theo học 60-70 năm trước đó, bây giờ mới thật sự hữu dụng. Ông đã lịm người khi biết nội dung của nó là lệnh điều động binh phu Lý Sơn ra Hoàng Sa vào năm 1834! Nó chính là cuốn “sổ đỏ” của ông bà về chủ sở hữu quần đảo Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ trước.
    Trông coi Âm Linh tự giờ là một người khác nhưng cụ Võ Hiển Đạt vẫn được dân Lý Sơn xem như “người gác đền suốt đời”. Là bởi, cả đảo Lý Sơn vừa là chiến hạm nổi giữa biển nhưng cũng vừa là ngôi đền thiêng đã và đang nối quá khứ với tương lai bằng những ký ức về Hoàng Sa mà cụ Đạt là một trong những “linh hồn” của đảo.

    • Trần Đăng
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    BÚT KÝ - PHÓNG SỰ - NHÂN VẬTHậu duệ lính Hoàng Sa
    Kỳ 2
    Người nặn hình nhân


    Ông là người duy nhất trên đảo Lý Sơn làm cái nghề mà tôi tin rằng, ai nghe cũng phải ngạc nhiên: nặn hình nhân bằng đất sét để thay thế thân xác cho những ngư dân chẳng may bị mất tích giữa biển khơi. Ông là Võ Văn Toại, ở thôn Đông, xã An Vĩnh huyện Lý Sơn. Vì sao ngạc nhiên? Vì chỉ có ở hòn đảo này mới có một phong tục kỳ lạ như vậy, còn ở những vùng biển khác mà tôi được biết, hễ mất xác giữa biển là người nhà chỉ lập bàn thờ cho người quá cố là xong.

    Cha truyền con nối

    [​IMG]
    Ông Võ Văn Toại. Ảnh: T.Đ​
    Ông Toại năm nay đã 73 tuổi, có khuôn mặt khá hiền lành, rất khác với những gì mà tôi hình dung về một ông thầy pháp mà tôi từng được nghe trước đó. Nhưng khi chứng kiến cảnh ông “nhập đồng” để nói về công việc nặn hình nhân thì toàn bộ con người ông toát lên một vẻ bí ẩn. Có lẽ hơn 50 năm làm công việc chẳng đặng đừng này, lại hay “nối mạng” với người cõi âm qua các bài văn tế mỗi khi hành lễ, ông Toại có lúc như “thoát xác”, nhất là những khi ông đề cập đến những binh phu hy sinh mất xác ngoài Hoàng Sa mà cụ kỵ dòng họ nhà ông đã từng nặn hình nhân cho họ. “Cái chết, hay sự hy sinh đều đồng nghĩa với mất mát. Nhưng chết mà mất cả xác thì không một nỗi đau nào lớn hơn dành cho người ở lại. Tôi muốn góp một chút công sức của mình để xoa dịu nỗi đau ấy cho người thân của những ai xấu số”. Ông Toại thổ lộ.
    Đến ông Toại là đời thứ 8 của dòng họ Võ ở đảo Lý Sơn làm công việc nặn hình nhân này. Họ Võ là một trong 7 tộc họ lớn của đảo Lý Sơn. Võ Văn Khiết từng làm cai đội, dẫn quân ra Hoàng Sa cắm mốc chủ quyền cách nay hơn 200 năm. Dòng họ Võ ở thôn Đông này làm hai nghề chính là trồng hành tỏi và đi biển. Thế nhưng, “nhánh” Võ nhà ông Toại lại rẽ sang một “nghề” mà ít ai chọn-nghề nặn hình nhân. Ngay cả 6 người con của ông Toại thì chỉ có một người theo nghiệp cha-anh Võ Nhành 41 tuổi, tất cả những thành viên còn lại cũng chọn cho mình nghề khác. “Không ai chọn nghề này đâu, song đó như là số phận mà cả hòn đảo này đã phó thác cho mình”. Anh Nhành lí giải vì sao anh lại nối nghiệp cha. Có thể đó như là số phận đã chọn lựa dòng họ Võ của ông Toại. Là bởi, khi nào còn những binh phu hôm qua và những ngư phủ hôm nay của đảo Lý Sơn giong buồm ra Hoàng Sa là còn có những người ngã xuống trong lòng biển, và việc nặn hình nhân để thay cho thân xác họ sẽ vẫn mãi trường tồn.

    [​IMG]
    Cha con ông Toại làm thuyền giấy “tặng” thuyền trưởng Võ Minh Tân. Ảnh: T.Đ.​
    Cây thiêng, đất thiêng
    Công việc nặn hình nhân không quá nặng nhọc như nghề trồng hành tỏi hay đi biển nhưng rất kỳ công và tỉ mẩn. Ngày trước, Đội Hùng binh ra Hoàng Sa là đồng nghĩa với những mất mát, hy sinh. Hành trang mà người lính thuở ấy mang theo, ngoài lương thảo cho 6 tháng ăn, mỗi người còn mang một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây và một tấm thẻ có ghi tên họ, bản quán để khi hy sinh, đồng đội sẽ bó xác lại và thả xuống biển với hy vọng người trong đất liền sẽ vớt được xác và biết được lai lịch. Tuy nhiên, người ta chưa từng tìm thấy xác của bất kì người lính nào hy sinh ở Hoàng Sa. Vì vậy, việc nặn hình nhân để “thế mạng” cho họ là chuyện đương nhiên.

    [​IMG]
    Giã đất sét làm hình nhân. Ảnh: T.Đ​
    Sau 3 tháng người đi biển bặt vô âm tín, người nhà bắt đầu lập bàn thờ. Việc đầu tiên là đến nhờ thầy Toại (thời lính Hoàng Sa thì nhờ cụ kỵ nhà ông) nặn hình nhân. Đất sét được lấy trên miệng núi Giếng Tiền - một trong 5 miệng núi lửa của Lý Sơn về trộn với bông gòn và giã thật nhuyễn. Ông Toại lý giải vì sao lại lấy đất ở núi Giếng Tiền: “Nó là miệng của núi lửa, được coi như đất thiêng. Mà phải chọn đúng nơi nào cỏ không mọc được thì mới lấy”. Bông gòn có tác dụng làm chất kết dính đất sét, để hình nhân không bị nứt ra. Xương cốt của hình nhân được làm bằng thân cây dâu. Vì vậy mới có chuyện lạ là dân Lý Sơn không biết nuôi tằm dệt vải mà cây dâu vẫn tồn tại trên đảo. Đó cũng là một loại cây thiêng luôn song hành với những thăng trầm cùng người dân trên đảo suốt mấy trăm năm qua.

    [​IMG]
    Thầy pháp làm lễ gọi hồn. Ảnh: T.Đ​
    Gọi hồn về
    Tôi ra Lý Sơn đúng vào lúc cha con ông Toại đang làm chiếc thuyền bằng giấy để “tặng” cho thuyền trưởng Võ Minh Tân. Anh Tân cùng 5 ngư phủ khác của đảo bị mất tích khi hành nghề hái rau chân vịt ngoài Hoàng Sa hồi cuối năm rồi. Chiếc thuyền bằng giấy ấy có nhiệm vụ là “chở” cả 6 linh hồn trên tàu anh Võ Minh Tân cùng trở về.
    Sau khi nặn xong hình nhân cho thuyền trưởng Võ Minh Tân, “truyền nhân” đời thứ 9 của dòng họ Võ là anh Võ Nhành bắt đầu các thủ tục của lễ gọi hồn. Ba mẹ con chị Việt-vợ thuyền trưởng Tân, đầu trắng khăn tang, nghiêm cẩn nghe thầy pháp gọi hồn chồng, cha mình. Giọng đọc bài tế gọi hồn của anh Nhành quyện với tiếng sóng biển ì ầm, càng nghe càng não ruột. Rồi hồn cũng về và nhập vào hình nhân. Hình nhân được bỏ vào áo quan rồi mang ra nghĩa trang của làng để chôn cất. Thêm một ngôi mộ gió mọc lên giữa đảo. Tôi đã đọc trong đôi mắt của người đàn bà vừa mới mất chồng đang ánh lên một niềm tin, rằng hình nhân vô tri kia chính là xác của chồng mình. Có lẽ đó là điều an ủi nhất đối với cha con ông Toại. Cả một thủ tục nhiêu khê chẳng kém nhập khẩu trên dương gian thời bao cấp.
    Suốt mấy trăm năm khai phá đảo Lý Sơn cùng những chuyến hải hành ra Hoàng Sa của Đội Hùng binh để bảo vệ vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, đã có biết bao người con của đất đảo Lý Sơn đã phải nằm lại giữa lòng đại dương. Họ lưu dấu với hậu thế bằng những hình nhân trong lòng những ngôi mộ gió. Còn xác của họ đã hóa thân thành những cột mốc giữa trùng khơi.

    • Trần Đăng
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    BÚT KÝ - PHÓNG SỰ - NHÂN VẬTHậu duệ lính Hoàng Sa
    Kỳ 3
    Lặn như ông Thượng
    Lão ngư Bùi Thượng năm nay đã bước sang tuổi 70, nhưng ông mới “gác dầm chèo” được 2 năm nay. Ông bảo: “Mấy đứa con nó cấm tôi ra biển nên đành “nghỉ hưu” sớm ở tuổi … 68. Nếu không thì bây giờ tôi vẫn ngang dọc tận Hoàng Sa chẳng kém đám thanh niên trai tráng của làng chài này đâu”. Nhìn đáng người to đậm, giọng nói vang vang, tiếng cười sảng khoái của ông, tôi bỗng nhận ra con người này dường không có tuổi già.

    [​IMG]
    “Vua lặn” Bùi Thượng bên chiếc Cup vô địch quốc gia năm 1963. Ảnh: T.Đ

    Ra khơi bằng … một lưỡi mác
    Lý Sơn hiện có 3.000 người tham gia đánh bắt hải sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa nhưng có đến 200 tàu với 1.000 người ra khơi mà không mang lưới, chỉ mang bình dưỡng khí và một lưỡi mác. Họ là những tay thợ lặn chuyên nghiệp, có thể lặn ở độ sâu 70 mét nước để “bắn” những con hải sâm, con đồn đột. Giá mỗi ký hải sâm hiện khoảng 600-700 ngàn đồng nên mỗi ngày một thợ lặn chỉ “bắn” vài con, đi một chuyến biển, mỗi tàu có khi kiếm được vài ba trăm triệu là chuyện bình thường.
    Dẫn ra con số trên đây để thấy rằng, Nhà Nguyễn đã chọn trai tráng Lý Sơn để sung vào Đội Hùng binh Hoàng Sa là có lí do của nó. Ra Hoàng Sa bằng những con thuyền mỏng manh thuở ấy, nếu không giỏi bơi lặn thì khó mà đặt dân lên “dải cát vàng” được. Nhưng giỏi bơi lặn không thôi thì cũng chưa đủ mà còn phải “đọc” được con nước nữa.
    Ông Bùi Thượng nói: “Ngày trước làm gì có la bàn như bây giờ, chỉ toàn nhìn sao trời và con nước mà đoán được chuyến hải hành của mình đang đi về hướng nào và đến những đâu. Nếu “lạc” hướng, thường thì vào những lúc thời tiết xấu, là coi như giao mạng sống của mình cho thủy thần. Đội Hoàng Sa ở Lý Sơn chọn thời điểm vào giữa tháng ba âm lịch để giong buồm ra khơi là vì vào thời gian này, rất hiếm khi có những đợt gió mùa đông bắc kéo dài nên ngư dân dễ dàng trong việc nhìn sao trời mà đoán hướng. Chỉ cần trời êm biển lặng chừng 3 ngày là đội quân chinh phục Hoàng Sa có thể đến nơi an toàn.
    Những hậu duệ của lính Hoàng Sa hôm nay, trên tàu có đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc nên việc ra khơi với họ không quá khó khăn. Cái khó đối với họ là hiệu quả qua mỗi chuyến đi, nghĩa là, những ngư phủ này phải xác định được tọa độ của những loài hải sản mà họ cần khai thác đang ở vùng nào. Thế nhưng mỗi khi ra khơi là đội quân thợ lặn này chưa bao giờ trắng tay, trừ khi “tàu lạ” tấn công và bắt giữ, tịch thu tàu. Nhưng có lẽ, những bất trắc từ nghề lặn mang lại cho từng ngư dân mới là điều đáng lo ngại nhất.
    Mỗi năm, ở hòn đảo này vẫn xảy ra tình trạng liệt nửa người của không ít ngư dân sau những chuyến ra khơi với nghề lặn biển. Cả đảo hiện có gần 20 người đang nằm bất động hoặc đã tử vong do bị tai biến trong lúc lặn. Lão ngư Bùi Thượng được ngư dân trên đảo Lý Sơn “tấn phong” cho danh hiệu “vua lặn” không hẳn vì ông từng giật giải quán quân trong một đợt thi lặn toàn miền Nam năm 1963 mà chính là ở chỗ, sau 50 năm ngang dọc biển Đông, chưa bao giờ ông mắc phải một lỗi nhỏ để phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc như các đồng nghiệp của mình.

    [​IMG]
    Tập huấn cho thợ lặn Lý Sơn. Ảnh: T.Đ

    Cận cảnh “vua” lặn
    Dù đang ở tuổi 70 nhưng nghe nhắc đến đề tài "chị em" là khuôn mặt của ông Bùi Thượng linh hoạt hẳn. Nhưng "kỷ lục" của đời ông không phải là chuyện chinh phục đàn bà mà là chuyện lặn.
    Thời còn chế độ Ngô Đình Diệm, toàn miền Nam tổ chức cuộc thi lặn tại đảo Lý Sơn, ông Thượng giật giải quán quân. Tôi gạ chuyện: "Chú qua mặt bao nhiêu anh tài lúc bấy giờ vậy?". Ông lắc đầu: "Cũng không nhớ nữa, chỉ biết là rất đông người đi thi. Họ lựa toàn những tay hảo hớn cả nước (từ vĩ tuyến 17 trở vào) về đây thi để chọn một đội thợ lặn chuyên nghiệp nhằm "phục vụ quốc gia".
    Các thí sinh phải thi ba vòng: Vòng một là vừa lặn vừa ôm cục sắt 15kg, lần theo dây dọi được cột từ trên tàu, hễ đến điểm cuối thì cột sợi dây làm dấu vào dây dọi ấy. Thí sinh nào "làm dấu" sâu hơn, người ấy thắng cuộc. Tôi lặn được 72 mét. Vòng hai là "lặn chay", nghĩa là không mang cục sắt. Tôi lặn được 66 mét. Vòng ba là vừa lặn vừa nín hơi. Tôi nín hơn hai phút. Vòng cuối cùng, ai cũng nghĩ thằng Thượng "tiêu" luôn rồi vì lâu quá mà không thấy hắn lú lên!".
    Vừa đi vào nhà để lấy chiếc cúp vô địch ra khoe với khách, ông Thượng vừa pha trò: "Chủ yếu là để dợt le (lấy lòng) với người đẹp đây thôi". Nghe ông Thượng nhắc chuyện cũ, bà vợ ông nguýt một cái rõ dài.

    [​IMG]
    Hậu duệ lính Hoàng Sa ở Lý Sơn làm quen với những con thuyền bằng bè chuối. Ảnh: T.Đ.

    Ông Bùi Thượng vô địch quốc gia môn lặn không biết có phải vì xuất phát từ động cơ "lấy lòng" người đẹp là vợ ông bây giờ hay không, song cả hòn đảo này ai cũng "nghiêng mình" về tài lặn biển của ông. Hơn 50 năm qua, có lẽ trên biển Đông nước Việt Nam mình, không nơi nào là ông không đến. Trời phú cho ông một sức khỏe phi thường đã đành, ông còn là người luôn "cảnh giác" với những bất trắc rủi ro. "Tôi còn khỏe mạnh đến bây giờ là nhờ tôi biết sợ”. Ông lão thú nhận. Rồi tiếp: “ Nghề lặn biển có thể mang lại cho anh sự giàu có nhanh chóng nhưng nó cũng sẵn sàng đẩy anh vào cửa tử trong tích tắc. Nếu may mắn còn sống thì cũng thân tàn ma dại, báo khổ vợ con suốt đời. Bây giờ thì tôi có thể nói rằng mình vẫn còn sống và khỏe mạnh khi đã "gác kiếm", chứ hễ còn đi biển, còn biết nhảy ùm xuống nước khi thấy con đồn đột, con hải sâm tận vực sâu kia là chưa dám nói một điều gì".
    Kinh nghiệm lặn biển đã cho ông bài học quý giá mà lớp trẻ bây giờ rất ít người chịu “thuộc”. Từ ở độ sâu 70 mét nước mà lên một lèo là rất dễ bị tại biến do áp suất thay đổi đột ngột. “Cứ lên 30 mét nước là “nghỉ” dăm mười phút để cơ thể mình làm quen với áp suất ở độ sâu mới, lại lên vài chụt mét nữa là “xả hơi” tiếp. Lên khỏi mặt nước rồi thì cũng phải nằm nghỉ cho cơ thể mình thích nghi trong môi trường không có nước. Đó là một nguyên tắc bất di bất dịch của nghề lặn. Nếu chủ quan là bị liệt ngay”.
    Ông nói một thôi rồi đột ngột dừng lại, mắt đăm đăm về hướng Hoàng Sa, không nói thêm một lời nào. Tôi đọc được trong cái im lặng của con “kình ngư” ấy là cả một nỗi khát khao nhớ biển, nhớ Hoàng Sa-nơi có 6 bạn chài của ông vừa nằm lại ngoài ấy.

    • TRẦN ĐĂNG
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    BÚT KÝ - PHÓNG SỰ - NHÂN VẬTHậu duệ lính Hoàng Sa
    Kỳ 4
    “Khách đặc biệt” ở Hoàng Sa
    Trong số 3.000 ngư dân đảo Lý Sơn đang bám biển ở Hoàng Sa thì cái tên Mai Phụng Lưu được cả nước biết đến nhiều nhất. Lưu nổi tiếng không chỉ vì đánh bắt hải sản thuộc diện cừ khôi của đảo mà còn vì anh là người đang giữ kỷ lục về việc bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đánh cá “hòa bình” tại Hoàng Sa: 4 lần trong 2 năm. Nghe tôi gọi anh là “khách đặc biệt ở Hoàng Sa”, Lưu cãi ngay: “Hoàng Sa là của mình, sao gọi tôi là khách?”. Rồi Lưu cười hiền lành: “Nhưng ở tù ngoài đó, ớn lắm”.

    [​IMG]
    Mai Phụng Lưu và vợ tại cảng Dung Quất sau 45 ngày bị bắt giữ tại Hoàng Sa. Ảnh: T.Đ

    Bốn lần làm “khách đặc biệt”
    Mai Phụng Lưu sinh năm 1966. Lưu nói: “Tôi tuổi Bính Ngọ, giống con ngựa biển, chạy miết trên sóng, không nghỉ ngày nào”. Năm 43 tuổi (2009), ai cũng gọi Lưu bằng ông- “ông Mai Phụng Lưu”. Đơn giản vì anh “lên chức” ông … ngoại, con gái đầu lòng đã có con, còn một lí do nữa, đó là năm anh bị Trung Quốc bắt lần đầu tiên và giam cùng con tàu cá tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Các văn bản của nhà chức trách đều ghi “ông Lưu”, báo chí cứ thế gọi “ông” thành quen.
    Từ một người “đi bạn” (làm thuê) cho chủ một tàu đánh cá khác, sau hai chục năm ngang dọc Hoàng Sa, Lưu tích lũy được ít vốn rồi vay thêm ngân hàng, mua tàu “ra riêng”. Có tàu riêng, chưa kiếm được bao nhiêu, thì Lưu bị bắt vào tháng 4.2009. Năm đó, phía Trung Quốc “ra giá” 70 ngàn nhân dân tệ thì mới thả tàu. Chị Lan, vợ Lưu chạy bạt mặt, đủ gần 200 triệu, chuyển qua ngân hàng mà phía Trung Quốc yêu cầu, Lưu và con tàu mới được thả. Dạo ấy, ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc bắt, thường thì họ giấu rồi lặng lẽ nộp tiền chuộc chứ không báo với chính quyền. Rồi Lưu cùng các bạn chài lại đi Hoàng Sa. Hai tháng sau (6.2009), Lưu lại bị bắt lần thứ hai. Vẫn một “bài” cũ: Nộp tiền chuộc 70.000 nhân dân tệ. Lại chạy vạy lo đủ tiền nộp phạt chứ không báo với chính quyền. Lần này thì Lưu trắng tay thật sự vì ngoài khoản tiền chuộc, toàn bộ ngư lưới cụ trên tàu bị lấy sạch. Lưu đành bán con tàu “xấu số” để trả bớt nợ ngân hàng và chuyển qua làm thuê, riêng “chức” thuyền trưởng thì vẫn giữ nguyên!
    Ai cũng nghĩ, sau hai lần bị bắt ấy, Lưu “chừa đi Hoàng Sa”, nhưng không, tháng 4.2010, anh lại đi Hoàng Sa trên còn tàu của một ông chủ ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn. Và rồi anh cùng 7 thuyền viên khác lại làm “khách đặc biệt” lần thứ ba ở đảo Phú Lâm. Lúc này, ngân hàng đã khóa sổ với Lưu vì khoản nợ cũ chưa trả xong, chị Lan vợ anh đành kêu trời. Nhưng “trời” nào giải quyết chuyện thả chồng mình, chị buộc phải gõ cửa chính quyền. Sau nhiều lần Bộ Ngoại giao VN ra công hàm yêu cầu thả ngư dân vô điều kiện, phía Trung Quốc đành phải thả Lưu cùng các thuyền viên.

    [​IMG]
    Mai Phụng Lưu giăng lưới tại Lý Sơn cho “đỡ nhớ” Hoàng Sa. Ảnh: T.Đ

    Cứ tưởng “quá tam ba bận”, Lưu bỏ hẳn ngư trường Hoàng Sa thì 5 tháng sau ngày bị bắt lần thứ 3, thông tin từ huyện Lý Sơn cho hay, tàu cá mang số hiệu QNg-66478TS, do Mai Phụng Lưu làm thuyền trưởng cùng 8 thuyền viên khác lại bị Trung Quốc bắt. Anh Lưu chẳng bao giờ quên cái ngày kinh hoàng ấy: “Đúng ngày 11.9.2010, đang đánh cá thì phát hiện ở phía xa xa, tàu mang cờ Trung Quốc tiến thẳng về phía chúng tôi. Lính Trung Quốc nhanh chóng nhảy sang tàu QNg-66478 TS, mặt người nào cũng đằng đằng sát khí. Tôi nói khẽ với các chiến hữu: “Lần này chắc bỏ xác ngoài Phú Lâm rồi tụi bay ơi!”. Chúng tôi lại lên đảo Phú Lâm và “biệt giam” cho mãi đến 30 ngày sau mới được thả ra”. Có lẽ, đây là lần mà báo giới tốn nhiều giấy mực nhất cho chiếc tàu QNg-66478TS, do anh Lưu làm thuyền trưởng. Ngày 11.10, phía Trung Quốc thả tàu nhưng đến 15 ngày sau, số ngư dân mới được lực lượng Cảnh sát biển VN đưa về đến cảng Dung Quất! Suýt bỏ xác giữa biển vì bão. Mai Phụng Lưu được báo giới đặt cho biệt danh “sói biển” cũng từ lần ấy.
    Anh Lưu thuật lại: “Phía Trung Quốc họ dán ảnh tôi với anh Tiêu Viết Là (một ngư dân khác quê xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cũng nhiều lần bị Trung Quốc bắt-P.V-) rất nhiều ngoài đảo Phú Lâm. Vì vậy, vừa đặt chân lên đảo, nhìn thấy tôi, lính Trung Quốc đã xì xồ, không biết tiếng Tàu nhưng tôi hiểu họ nói thế này : “Lại cái thằng này nữa! Lần này thì mày chết với tụi ông!”. Đúng là “chết” với họ thật. Những trận đòn tơi tả, những ngày đói khát triền miên đã bủa xuống đầu chúng tôi trong suốt 30 ngày làm “khách đặc biệt” ở đảo Phú Lâm”. Tôi hỏi anh Lưu: “Sao bị bắt hoài mà vẫn cứ bám lấy Hoàng Sa?”. Anh Lưu thật thà: “Tôi cũng không biết nữa. Hình như có ai xui khiến mình vậy, hễ ra khỏi cảng Lý Sơn là chạy thẳng Hoàng Sa”.
    Hoàng Sa gọi
    Mấy cụ già ở Lý Sơn lý giải vì sao anh Lưu lại ghiền Hoàng Sa: “Chắc là do mấy ông lính Hoàng Sa ngày xưa ổng “nhập” vô thằng Lưu. Chỉ có lý do đó thì nó mới ghiền Hoàng Sa đến vậy”. Còn chị Lan thì trách yêu chồng : “Chắc ổng có vợ bé ngoài đó nên mới bất chấp hiểm nguy như thế”. Lưu kể rằng, sợ vợ con ở nhà lo lắng, trước khi ra khơi, bao gờ anh cũng nói với vợ câu này: “Anh đi Trường Sa chứ không ra Hoàng Sa nữa”. Chị Lan vẫn không tin, đứng chôn chân trên bờ cho đến khi chiếc tàu mất hút về hướng đông nam (hướng Trường Sa). Nhưng đó cũng là lúc mà Mai Phụng Lưu bẻ bánh lái, cho tàu thẳng về hướng Hoàng Sa! Hình như nơi vùng biển ấy, có một tiếng gọi nào sâu thẳm tự ngàn xưa luôn hối lúc anh Lưu phải ra ngoài ấy chứ không thể đến vùng biển nào khác vậy.

    [​IMG]
    Tượng đài Hùng binh Hoang Sa tại Lý Sơn . Ảnh: T.Đ

    Dĩ nhiên, vùng biển Hoàng Sa là nơi có rất nhiều loại hải sản quý hiếm như hải sâm, đồn đột, một chuyến đi biển ngoài ấy, mỗi tàu có thể thu về hàng trăm triệu. Nhưng không thể gọi việc ra Hoàng Sa đối với Mai Phụng Lưu là vì ham cá tôm. Vượt lên trên câu chuyện sinh nhai thông thường, việc bất chấp hiểm nguy để có mặt tại vùng biển Hoàng Sa của Mai Phụng Lưu như hàm chứa những điều kỳ bí mà chỉ có anh mới có thể cắt nghĩa được. Bao nhiêu ngày chồng đi Hoàng Sa là bấy nhiêu ngày những người đàn bà ở Lý Sơn hóa đá. Biết thế mà vẫn cứ đi!
    Bốn lần bị bắt, giờ Mai Phụng Lưu trắng tay. Sau lần cuối cùng bị bắt, ngày ngày anh lại ra ngoài gành của đảo Lý Sơn để kiếm thêm con cá. Nhưng tôi biết, Lưu không phải đi kiếm cá đâu mà là để đỡ nhớ biển, đỡ nhớ Hoàng Sa thôi. Nếu như cho anh một điều ước lúc này, Lưu sẽ ước: “Cho tôi xin (hoặc vay) một con tàu để tôi được ra vùng biển ấy”.
    Đúng là Hoàng Sa luôn réo gọi anh cùng những bạn chài ở đảo Lý Sơn, dù tiếng gọi ấy có thể mang lại cho các anh những tổn hại không ngờ. Nhưng đó là tiếng gọi của Tổ quốc. Phải vậy không anh Lưu?

    • TRẦN ĐĂNG
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này