1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7322 người đang online, trong đó có 997 thành viên. 10:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31133 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    BÚT KÝ - PHÓNG SỰ - NHÂN VẬTNgười đất Võ gieo chữ ở Trường Sa


    Tôi biết ở Trường Sa có một số đồng hương Bình Định, nhưng khi biết có một cô giáo quê ở đất Võ đang “gieo chữ” ở đây, lòng vẫn thấy bồi hồi xúc động

    [​IMG]
    Cô giáo Nhung và học trò của mình.

    Gia đình lớn ở Trường Sa
    Vừa bước chân lên đảo Trường Sa Lớn trong cái nắng tháng năm vàng rực, một đàn trẻ thơ mặt mày đen trũi ùa ra hớn hở. Nhìn những đôi mắt thơ ngây rất sáng, hồn nhiên long lanh đủ biết các em chờ đợi lâu lắm và vui lắm khi biết có người từ đất liền ra thăm. Các cô, các cậu bé cứ bám riết từng người, chạy nhảy, reo hò, bắt tay ríu rít từng người.
    Tôi đến thăm một số hộ dân đang sinh sống trên đảo. Một dãy nhà xây kiên cố, xung quanh um tùm cây cối; xen cùng những tán bàng quả vuông, phi lao cao vút là những dừa, chuối, mít, xoài…đu đưa quả ngọt. Nom như một làng chài nhỏ ven biển trên đất liền chứ không phải ở nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa. Một anh thanh niên tướng tá chắc nụi ra tận ngõ chào hỏi, mời vào nhà chơi. Chỉ ngay ở câu chào đầu tiên, tôi đã nhận ra đồng hương!
    Anh tự giới thiệu, Nguyễn Xuân Yên (sinh 1969) và vợ là Trần Thị Hoa (1968) đều là người Bình Định. Anh Yên cho biết thêm, trong số những hộ dân tình nguyện ra Trường Sa sinh sống có 4 gia đình quê ở Bình Định. Kế bên là gia đình anh Võ Văn Trường (quê Tây Sơn) và vợ là Nguyễn Thị Hạnh (Hoài Nhơn); rồi vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Hải (Phù Mỹ) và cô giáo Bùi Thị Nhung (Tây Sơn).
    Tất cả những gia đình này trước đây đều rời Bình Định vào Cam Ranh (Khánh Hòa) lập nghiệp và cùng tình nguyện ra Trường Sa sinh sống một ngày. Những gia đình lập nghiệp ở Trường Sa đều rất gần gũi và chan hòa tình yêu thương nhau, thêm chút tình đồng hương, lại thêm chút gắn bó.
    Ai cũng hiểu tường tận hoàn cảnh, tên tuổi từng thành viên của mỗi hộ gia đình nhau, họ cứ như một gia đình lớn vậy. Hỏi bất cứ ai trong các hộ dân ở đây cũng đều trả lời vanh cách tên họ từng người và tên từng cháu nhỏ: đó là bé Nguyễn Thị Trà My (10 tuổi, học lớp 4) và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (7 tuổi, học lớp 1) - con của anh Nguyễn Tấn Thi; đó là bé Nguyễn Thị Mỹ Sen (9 tuổi, học lớp 3) và cậu em Nguyễn Chinh Sy (7 tuổi, học lớp 1) là con của anh Nguyễn Xuân Yên; Hay bé Võ Viết Hiền (10 tuổi, học lớp 4) con của anh Võ Văn Trường…
    Anh Nguyễn Tấn Thi – quê ở Quảng Ngãi, Trưởng Dân phố thị trấn Trường Sa Lớn tâm sự, khi mới ra đây sinh sống, các hộ gia đình đều đưa các con theo để tiện chăm sóc, dạy dỗ nên số trẻ em trên đảo khi đó gần 20 cháu. Về sau, số cháu học hết lớp 4 đều được cha mẹ gởi về đất liền để học lên tiếp. Trường Sa Lớn hiện chưa có trường THCS và giáo viên cấp II, do vậy số trẻ chỉ còn khoảng 10 cháu đang sống với cha mẹ và học tập tại đây. Anh Võ Văn Trường và chị Nguyễn Thị Hạnh có 3 con, thì hai con lớn (một cháu học lớp 9 và một cháu học lớp 6) đã đưa về Cam Lâm sống với ông bà nội và ăn học…
    Nhu cầu học chữ lớn dần lên như vậy đó!

    [​IMG]
    Một góc đảo Trường Sa lớn

    “Gieo chữ” giữa trùng khơi
    Nghe tin có chương trình tình nguyện tham gia xây dựng đảo Trường Sa, đặc biệt khi biết ở Trường Sa trẻ em không có giáo viên dạy học, cô giáo Bùi Thị Nhung, sinh 1981, quê ở Binh Định, đang dạy lớp 4 tại trường Tiểu học Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xung phong ra đảo. Bàn với chồng xong, cô Nhung còn phải thuyết phục gia đình nội, ngoại... Anh Đặng Thanh Chương - chồng cô giáo Nhung (công nhân xí nghiệp Công ty Cát Trắng Cam Ranh) kể lại: “Lúc đầu nghe vợ nói ra Trường Sa, tôi tưởng vợ nói…đùa, nhưng sau biết vợ quả quyết và thuyết phục tôi ủng hộ ý tưởng này…”. Cuối cùng, vợ chồng cô Nhung với đứa con gái 3 tháng tuổi cũng thành công dân Trường Sa.
    Ban đầu lớp học của cô giáo Nhung mở lớp học ngay tại nhà mình. Được ít lâu cô được phép chuyển sang tại Nhà Văn hóa thị trấn. Lớp học chỉ có 10 học sinh nhưng học từ mẫu giáo đến lớp 4. Để tiện việc dạy dỗ ở một lớp học đặc biệt, 2 đầu phòng học được kê 2 tấm bảng đen, bàn ghế xếp vuông 4 góc nhìn vào trong và cô giáo đứng ở giữa, mỗi bàn là một lớp.
    Buổi sáng, cô giáo dạy các lớp mẫu giáo và lớp 1; buổi chiều dạy các lớp 2, 3, 4. Riêng mẫu giáo có 6 cháu nhưng khác độ tuổi nên cũng được chia ra 3 lớp (Mầm, Chồi, Lá). Dù mỗi lớp chỉ một vài HS, nhưng cô Nhung đều soạn giáo án và dạy đúng theo Quy định của Bộ GD&ĐT. Lớp học rất vui, cô giáo loay hoay đi tới, đi lui. Lúc quay bên này tập cho các cháu mẫu giáo nhỏ đánh vần, khi quay bên kia bày cho các cháu lớp 1 làm toán… Thậm chí phải dỗ dành các cháu nhỏ bị các anh chị bắt nạt khóc rân giữa lớp.
    Những ngày thứ bảy, chủ nhật không lên lớp, cô giáo Nhung “kiêm” luôn công việc giữ trẻ và còn được tín nhiệm giao làm Tổ trưởng phụ nữ Thị trấn … Từ ngày có lớp học, thị trấn Trường Sa như vui hẳn lên bởi tiếng ê a học bài và tiếng nói cười nô đùa hồn nhiên của trẻ. Cô giáo Nhung tập cho các em đánh vần, làm toán, viết những con chữ đầu tiên vào cuốn vở thơm tho và tập cho các em hát những bài ca “Đảo là nhà, biển là quê hương…”.
    Dù cuộc sống, lao động và học tập của cô trò lớp học giữa trùng khơi còn nhiều khó khăn nhưng đa số học sinh của cô giáo Nhung đều đạt xếp loại khá, giỏi. Anh Võ Văn Trường thổ lộ, khi đưa gia đình và con cái ra Trường Sa sinh sống những tưởng các cháu thất học mất, nhưng giờ thì yên tâm rồi. Anh nói tiếp, nếu mở thêm trường cấp II chắc sẽ còn nhiều gia đình từ đất liền ra Trường Sa sinh sống, ít ra các cháu ở đây được học lên tiếp mà không phải về đất liền…
    Đầu tháng 1/2011 vừa qua, cô giáo trẻ Bùi Thị Nhung vinh dự được kết nạp vào Đảng giữa trùng dương. Tại lễ tuyên thệ, cô giáo Nhung đã xúc động bật khóc…Và, giữa tháng 5 này, gia đình cô giáo Nhung vui mừng đón thêm một công dân mới - cô sinh bé trai là con thứ hai. Một gia đình trẻ cùng với những gia đình khác và những đứa trẻ thơ đang làm cho Trường Sa từng ngày sinh sôi, tràn trề sức sống mới…!

    [​IMG]
    Từ ngày có lớp học, thị trấn Trường Sa như vui hẳn lên bởi tiếng ê a học bài và tiếng nói cười nô đùa hồn nhiên của trẻ.

    Trường Sa: từ con chữ đến tương lai
    Ngoài 10 trẻ em, thiếu nhi đang học tập, vui chơi hồn nhiên yêu đời, Trường Sa Lớn hiện có 3 phụ nữ mang thai đang đến thời kỳ “vượt cạn”. Tâm nguyện chung của các thai phụ này: “mình đã lập nghiệp trên sóng nước, sinh con cũng sinh nơi sóng nước”. Ngày 4.4.2011, bé gái cân nặng 3,2 kg là con thứ 3 của anh Nguyễn Tấn Thi và chị Nguyễn Thị Thanh Thúy là công dân đầu tiên được sinh ra tại đảo Trường Sa Lớn. Trước đó, 12h ngày 16.5.2009 tại đảo Song Tử Tây bé gái con của chị Trương Thị Liền cũng đã ra đời. Trước sự kiện cháu Nguyễn Ngọc Trường Xuân sinh mổ thành công đầu tiên tại Trường Sa Lớn, BS Hoàng Thanh Bình: PGĐ Bệnh viện Quân Y 175 đã sung sướng nói “Chúc mừng công dân đầu tiên đã sinh ra trên đảo Trường Sa. Chúc mừng một thế hệ tương lai…”
    Một thế hệ tương lai như những mầm chồi non đang hé nụ, xanh mầm dưới sắc nắng rực vàng và được tắm trong sóng gió trùng dương tràn trề sức sống trườn ra giữa Biển Đông! Thế hệ mới của đảo Trường Sa đang được cô giáo trẻ của miền đất võ Bình Định góp công ươm mầm…

    • THANH DƯƠNG HỒNG
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/472801/Vo-dap-o-Brazil-hang-ngan-nguoi-so-tan.html

    Thứ Sáu, 06/01/2012, 14:31 (GMT+7)
    Vỡ đập ở Brazil, hàng ngàn người sơ tán
    TTO - Chính phủ Brazil đang ra sức di tản hàng ngàn người sau khi các trận bão ở khu vực miền núi bang Rio de Janeiro làm vỡ một con đập. Lũ đã cướp đi sinh mạng 10 người và khiến hàng ngàn người mất nhà cửa.

    [​IMG]Con đường cao tốc ở Campos bị phá hủy do nước lũ từ sông Muriae sau khi vỡ đập ngày 5-1 - Ảnh: Reuters
    Cơ quan dân phòng Brazil cho biết con đập bị vỡ thuộc thành phố Campos, cách thành phố Rio de Janeiro khoảng 270km. Nước từ con sông Muriae đã tràn ra gây ngập lụt tạo ra một hố rộng tới 20m trên một đường cao tốc và cô lập một số khu vực trong bang.
    Các quan chức Brazil ước tính mực nước trong vùng bị ảnh hưởng có thể dâng cao 3,5-4m nữa. Quân đội Brazil đã được huy động điều xe hỗ trợ người dân di chuyển tới nơi an toàn.
    Các thành phố khác trong bang cũng chịu ảnh hưởng của đợt lũ lụt từ sông Muriae. Sáu thành phố trong bang đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ở bang Rio de Janeiro đã có hai người thiệt mạng và khoảng 20.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa do nguy cơ ngập lụt, lở đất.
    Tình hình cũng rất khẩn cấp tại các bang lân cận như Minas Gerais do ảnh hưởng của bão. Theo CNN, tại Minas Gerais đã có 8 người thiệt mạng, 71 thành phố tuyên bố tình trạng khẩn cấp và 9.000 người phải sơ tán.
    Tại bang Espirito Santo, 21 thành phố phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và hơn 1.000 người phải chuyển tới nơi an toàn.
    Đây là thời điểm thường xảy ra mưa lũ ở Brazil. Năm ngoái hơn 800 người thiệt mạng do lũ ở bang Rio de Janeiro.
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/472782/Chau-Au-nhat-tri-trung-phat-dau-Iran.html

    Châu Âu nhất trí trừng phạt dầu Iran
    TT - Ngày 5-1, giá dầu thô trên sàn giao dịch New York (Mỹ) đã tăng lên 103,28 USD/thùng sau khi có tin các nước châu Âu đạt thỏa thuận giảm nhập khẩu dầu từ Iran.

    [​IMG]Máy bay chiến đấu cất cánh từ hàng không mẫu hạm Mỹ USS John C. Stennis hiện diện tại vùng Vịnh để đảm bảo lưu thông dầu mỏ trước đe dọa từ Iran - Ảnh: Reuters

    “Đã có một thỏa thuận trên nguyên tắc về việc giảm nhập khẩu dầu Iran” - báo Anh Guardian dẫn một nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết. Tuy nhiên, các nước Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn đang tranh cãi về thời điểm, thời hạn triển khai lệnh trừng phạt. Ngoài ra, EU cũng cần tìm các nhà cung cấp dầu mỏ để thay thế cho Iran. Năm 2010, EU mua 18% lượng dầu xuất khẩu của Iran. Theo AFP, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết lệnh trừng phạt dự kiến được đưa ra tại cuộc gặp các ngoại trưởng EU vào ngày 30-1.
    Mỹ hoan nghênh thỏa thuận của châu Âu là “một tin rất tốt lành”. Reuters cho biết Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner dự kiến sẽ đến Trung Quốc và Nhật để thảo luận việc trừng phạt nhằm buộc Tehran từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi.
    Iran khẳng định có thể tìm kiếm khách hàng mới và cảnh báo sự trừng phạt có thể làm gia tăng căng thẳng và rối loạn thị trường dầu mỏ thế giới. Là nước sản xuất dầu đứng hàng thứ hai trong OPEC, 80% thu nhập của Iran (khoảng 100 tỉ USD trong năm xuất khẩu - từ tháng 3-2011 đến tháng 3-2012) đến từ dầu mỏ. Nhiều khả năng Iran sẽ chuyển sang châu Á dù có thể phải chấp nhận giảm giá.
    Nga, Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã lên tiếng phản đối việc cấm vận dầu đối với Iran.
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/472785/My-chu-trong-chau-A-trong-chien-luoc-quoc-phong-moi.html

    Mỹ chú trọng châu Á trong chiến lược quốc phòng mới
    TTO - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 5-1 đã công bố chiến lược quốc phòng mới, trong đó tăng cường sự hiện diện tại châu Á bất chấp việc phải cắt ngân sách gần 500 tỉ USD trong 10 năm tới.

    [​IMG]Đội xe Humvee của quân đội Mỹ tại trại Liberty ở Baghdad, Iraq - Ảnh: Reuters

    Chiến lược mới cam kết quân đội mạnh nhất thế giới vẫn duy trì ưu thế vượt trội.
    "Quân đội của chúng ta sẽ trở nên tinh gọn hơn, song thế giới cần phải biết rằng nước Mỹ sẽ duy trì ưu thế vượt trội về quân sự với những lực lượng vũ trang có khả năng phản ứng nhanh, linh hoạt và sẵn sàng đương đầu với những đe dọa và tình huống bất ngờ" - ông Obama phát biểu tại Lầu Năm Góc.
    Tuy nhiên quy mô quân đội Mỹ sẽ giảm đáng kể, có thể bao gồm kho vũ khí hạt nhân và lực lượng của Washington tại châu Âu.
    Theo chiến lược mới, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại Thái Bình Dương trong khi tránh xa các cuộc chiến tranh trên bộ quy mô lớn với quân nổi dậy.
    "Chúng ta sẽ tăng cường sự hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương, việc ngân sách bị cắt giảm sẽ không ảnh hưởng tới khu vực cực kỳ quan trọng này", ông Obama khẳng định.
    Chiến lược mới cũng kêu gọi Mỹ duy trì một lực lượng có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh, trong khi vẫn có khả năng răn đe các mục tiêu của kẻ thù trong cuộc xung đột thứ hai.
    Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á trong bối cảnh Washington đang ngày một quan ngại về những mục tiêu chiến lược của Trung Quốc khi bắt đầu tung ra các thế hệ vũ khí mới có khả năng phản ứng lực lượng hải quân và không quân Mỹ tại khu vực.
    Ngoài ra, chiến tranh mạng và máy bay không kích không người lái cũng sẽ nằm trong ưu tiên phát triển của Washington để đối phó với các vụ tấn công tin tặc từ Trung Quốc và khả năng Iran phong tỏa eo biển Hormuz ngày càng lớn.
    TRẦN PHƯƠNG (Theo Reuters
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Kinh-te/157837/Hang-Trung-Quoc-duoi-lot-Viet.html

    Cột tháp điện gió bị Mỹ kiện chống bán phá giá
    Hàng Trung Quốc dưới lốt Việt?
    SGTT.VN - Sản phẩm cột tháp điện gió của công ty tháp UBI (UBI Tower) có trụ sở tại Hải Dương nằm trong danh sách khởi kiện điều tra áp thuế chống bán phá giá do liên minh gồm bốn công ty Mỹ đưa ra.
    Thông tin trên được chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thụ xác nhận, sau khi vị này nhận được báo cáo của doanh nghiệp này.

    [​IMG]

    Sản phẩm cột tháp điện gió của UBI Tower bị phía Mỹ kiện chống bán phá giá. Ảnh: ubitower.vn


    Theo ban phòng vệ thương mại thuộc cục Quản lý cạnh tranh (bộ Công thương), ngày 29.12.2011, cục này đã nhận được thông báo vụ kiện đối với sản phẩm tháp gió sử dụng sản xuất điện từ nguồn năng lượng gió nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, liên minh khởi kiện gồm các công ty Broadwind Towers Inc; DMI Industries; Katana Summit LLC và Trinity Structures. Ban phòng vệ thương mại cho biết, theo những cáo buộc từ phía nguyên đơn, biên độ phá giá sản phẩm nói trên của Việt Nam là 59,1%, được tính dựa trên giá bán sản phẩm tại Hoa Kỳ và mức chi phí sản xuất tham chiếu từ Ấn Độ đối với Việt Nam.
    Ông Nguyễn Văn Thụ cho biết, UBI là một trong số ít các công ty ở Việt Nam sản xuất thiết bị này (cùng một công ty liên danh với Hàn Quốc đóng ở Bà Rịa – Vũng Tàu). Việc khởi kiện này xuất phát từ việc UBI vừa thắng trong cuộc đấu thầu quốc tế rộng rãi để lựa chọn nhà thầu cung ứng sản phẩm này, trị giá gói thầu là 14 triệu USD. Theo ông Thụ, bên kiện chính là các công ty Mỹ sản xuất thiết bị này và bị thua trong vụ đấu thầu này. Ông Thụ nói: “Đến nay chúng tôi mới được phía công ty thông báo chứ chưa nhận được tin từ phía cục Quản lý cạnh tranh, bộ Công thương. Tôi rất bất ngờ trước thông tin một sản phẩm cơ khí chính xác, chất lượng cao như thế lại bị kiện chống bán phá giá”.
    Theo Oregonlive.com, nhóm các doanh nghiệp Mỹ cho rằng, các nhà sản xuất tháp gió Trung Quốc với các hoạt động ở Việt Nam đã bán sản phẩm vào Mỹ với giá rất thấp nhờ sự trợ giá của chính quyền Trung Quốc. Nhóm này chỉ ra gần 40 chương trình trợ giá, giảm thuế. Cũng theo tờ báo này, sản phẩm cụ thể là trụ thép, chứ không phải là sản phẩm chính xác như tuabin hay cánh quạt.
    Vẫn theo ông Thụ, đây là lần đầu tiên một sản phẩm của ngành cơ khí bị kiện chống bán phá nên cả công ty lẫn hiệp hội đang rất lúng túng. “Trước mắt chúng tôi cần tìm hiểu thông tin ở mức độ nào. Đã có phán quyết của trọng tài quốc tế hay của WTO chưa? Do chưa có tiền lệ với ngành cơ khí nên chúng tôi chưa có đối sách gì, chưa biết làm sao”, ông thừa nhận và mong “Chính phủ, bộ Công thương kiểm tra thông tin, thông báo cho doanh nghiệp hay chỉ đạo hiệp hội, hoặc phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đứng ra làm đầu mối để có đối sách”.
    Chiều 5.1, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị qua điện thoại, phó cục trưởng cục Quản lý cạnh tranh Nguyễn Phương Nam cho hay, Mỹ chưa áp chống bán phá giá đối với sản phẩm này của Việt Nam, mà đây có thể là cảnh báo. Ông Nam nói rằng đang đi công tác và sẽ cho kiểm tra lại thông tin. “Nhưng nếu như trong trường hợp nước mình bị nước ngoài kiện bán phá giá thì cục Quản lý cạnh tranh sẽ tổ chức cùng với hiệp hội triển khai các biện pháp để giải trình, cần thiết thì trực tiếp đấu tranh để người ta đừng áp chống bán phá giá”, ông Nam khẳng định.
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://nguyentandung.org/hoat-dong-...inh-phu-nguyen-tan-dung-dau-nam-moi-2012.html

    Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ *************** đầu năm mới 2012

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 02/01/2012 0 phản hồi
    BBT trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp nhân dịp đầu năm mới 2012 của Thủ tướng ***************.
    HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, THÚC ĐẨY CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
    ***************
    Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
    [​IMG]Thủ tướng ***************

    Tư tưởng kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI là tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Tiền đề để thực hiện thành công nhiệm vụ này là triển khai hiệu quả ba đột phá chiến lược; trong đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vừa là một đột phá then chốt, có tác động trực tiếp đến quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, lại là nhiệm vụ không đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, nếu nhận thức đúng và quyết tâm cao có thể hoàn thành cơ bản trong một thời gian tương đối ngắn.
    I
    Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, đã huy động được các nguồn lực cho phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
    Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ. Thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc. Thị trường tài chính phát triển không cân đối, thị trường trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán thiếu chiều sâu, chưa trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đang dồn gánh nặng lên thị trường tín dụng, làm cho thị trường này rất dễ bị tổn thương. Thị trường khoa học công nghệ chậm phát triển. Thị trường lao động tuy đã khá hoàn chỉnh nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp cùng với sự bất hợp lý về tiền lương giữa các khu vực đang là rào cản lớn cho việc chuyển dịch lao động đến những lĩnh vực thiết yếu trong quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Giá cả một số hàng hóa và dịch vụ chưa bù đắp được chi phí, chưa theo cơ chế thị trường, làm cản trở việc thu hút nguồn lực và công nghệ cao cho phát triển.
    Thể chế kinh tế thị trường là một chỉnh thể gồm nhiều loại thị trường vận động đồng bộ trong chỉnh thể đó. Một loại thị trường không phát triển đầy đủ sẽ kìm giữ sự vận động của các thị trường khác và làm cản trở sự vận động chung. Trong bối cảnh đó, rất dễ dẫn đến sự can thiệp hành chính vào các quá trình kinh tế. Sự can thiệp này có thể giải quyết những khó khăn trước mắt nhưng chi phí sẽ lớn hơn cơ hội tạo ra và làm sai lệch quá trình phát triển. Rốt cuộc, những vấn đề cơ bản vẫn không được giải quyết. Đây có thể là một nghịch lý trong sự vận động của tư duy mà những người làm công tác quản lý phải nhận thức được để có cách hành xử đúng đắn và nhất quán.
    Từ thực tiễn này, trong năm 2012, phải tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo quan điểm đã được Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định.
    Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, để đất nước có thể tăng tốc phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo điều kiện cho các nguồn lực dịch chuyển trong các ngành và đến các vùng của đất nước theo tín hiệu của thị trường quanh trục lợi nhuận bình quân, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế. Điều này sẽ kích thích các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng và sáng tạo công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới, tạo lập lợi thế cạnh tranh động để tìm kiếm lợi nhuận vượt trội so với các chủ thể kinh doanh khác, qua đó thúc đẩy sự chuyển dịch tương đối liên tục cơ cấu đầu tư, sản xuất, tạo ra một nền kinh tế có khả năng sáng tạo cao với nhiều sản phẩm mới, bảo đảm hiệu quả và sức cạnh của nền kinh tế. Đây chính là biện chứng của sự phát triển.
    Phải từ những đặc điểm của thể chế kinh tế thị trường hiện đại để làm chuẩn mực cho quá trình hoàn thiện thể chế. Có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản sau đây:
    Thứ nhất, các loại thị trường phát triển đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, vận động cùng nhịp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tương tác trong một chỉnh thể thống nhất. Đây là điều kiện để thị trường vận hành thông suốt, các nguồn lực dịch chuyển thuận lợi, được phân bổ hợp lý, hiệu quả.
    Trong năm 2012 và cả những năm tiếp theo, phải tập trung sức sửa đổi Luật Đất đai, tạo điều kiện hình thành loại thị trường này, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản; phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng thị trường bảo hiểm; phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cải cách tiền lương, tạo điều kiện cho thị trường lao động vận hành thông suốt. Kiên trì thực hiện lộ trình giá thị trường đối với những sản phẩm Nhà nước còn định giá…
    Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một trong những tiêu chí đo lường tính thị trường của nền kinh tế. Một thị trường cạnh tranh cao có tác dụng kiềm giữ giá tốt hơn sự kiểm soát giá của nhà nước. Điều quan trọng là cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, bảo đảm hiệu quả. Chính phủ sẽ chỉ đạo rà soát, đánh giá mức độ cạnh tranh trong từng ngành sản xuất, dịch vụ, loại bỏ sự phân biệt đối xử còn tồn tại trong thực tế giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, kiểm soát độc quyền tự nhiên; tăng cường năng lực của cơ quan bảo vệ tài sản trí tuệ và cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh.
    Thứ ba, thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình về các chính sách quản lý, các đề án phát triển cũng như trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Thể chế kinh tế thị trường cùng với tác động của quá trình mở cửa, hội nhập gắn liền với việc hình thành cấu trúc đa sở hữu và cơ cấu đa chủ thể kinh tế dẫn đến sự hình thành các “nhóm lợi ích”. Về khách quan, các “nhóm lợi ích” này có thể tác động đến quá trình ra quyết định. Công khai minh bạch không những tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận thông tin, mà quan trọng hơn, thực hiện công khai minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện cho người dân giám sát các quyết định của các cơ quan quản lý, là biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyết định, bảo đảm cho các quyết định theo chuẩn “giá trị chung”, vì lợi ích của đất nước. Công khai minh bạch cũng hạn chế đầu cơ, giảm chi phí kinh doanh và tăng hiệu quả của thị trường.
    Trong những năm qua, nhờ thực hiện Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như hoạt động chất vấn trong các Kỳ họp Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, chúng ta đã đạt được những tiến bộ rất lớn về thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước. Tuy vậy, kết quả này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
    Từ quan điểm chính trị chủ đạo là Đảng và Nhà nước ta phải bảo đảm quyền của người dân trong tiếp cận thông tin và phản biện xã hội, Chính phủ sẽ nghiên cứu hoàn thiện các quy định về công khai thông tin và quyền tiếp cận thông tin, đồng thời tăng cường đối thoại chính sách, các đề án phát triển giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các chuyên gia độc lập và người dân, không chỉ ở công đoạn “hậu kiểm” như đang làm hiện nay mà quan trọng hơn là ở công đoạn “tiền kiểm”, trước khi các quyết định được ban hành. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào những nội dung thuộc chính sách phát triển và tác động của nó đến các tầng lớp dân cư.
    Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi phải định vị lại mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Theo đó, Nhà nước chuyển từ việc can thiệp trực tiếp vào các quá trình kinh tế sang thực hiện chức năng kiến tạo phát triển: bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh; tạo cơ chế phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công.
    Một thách thức đặt ra cho quản lý của Nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa là mỗi biến động trên thị trường thế giới tác động rất nhanh, rất mạnh đến thị trường trong nước. Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước phải nâng cao năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách nhằm hạn chế những tác động xấu đến nền kinh tế. Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa cũng làm cho một bộ phận dân cư dễ bị tổn thương, làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo. Nhà nước cần có các chính sách đúng đắn, sử dụng những công cụ điều tiết nhằm khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Cần khẳng định rằng thị trường hoạt động theo quy luật của nó, trước hết là quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận. Sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chức năng của Nhà nước. Một mặt, Nhà nước cần phát huy “sức mạnh tự điều chỉnh” của thị trường, mặt khác phải “hoá giải” được tác động tiêu cực của thị trường, bảo đảm định hướng của sự phát triển. Từ đó, vai trò của Nhà nước không hề giảm đi mà phải được tăng cường trên những nội dung mới, theo những phương thức tác động mới.
    Phải từ những quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra mà hoàn thiện bộ máy nhà nước các cấp cả về chức năng, cơ cấu tổ chức, các quy định về phân cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
    Thứ năm, một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể. Phải không ngừng hoàn thiện các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát triển các trung tâm bảo vệ người tiêu dùng. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá lưu thông trên thị trường nội địa; bổ sung các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ người tiêu dùng để đưa pháp luật vào cuộc sống; tạo lập các cơ sở pháp lý để khuyến khích phát triển các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ người tiêu dùng.
    Một thể chế kinh tế thị trường hiện đại với những đặc điểm nêu trên sẽ tạo điều kiện để đất nước tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong một thế giới đang toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt.
    II
    Khi nói các đột phá chiến lược là tiền đề của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hoàn toàn không có nghĩa là phải đợi thực hiện xong các đột phá mới thực hiện tiến trình này. Các tiền đề đã hình thành và sẽ được hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển. Tái cơ cấu là công việc diễn ra tương đối liên tục dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia cũng như trong từng doanh nghiệp. Chính trên quan điểm đó và từ tầm nhìn của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI đã đặt yêu cầu thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngay trong thời kỳ kế hoạch 2011 – 2015.
    Mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ theo yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để có thể tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Theo mục tiêu này, quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ được thực hiện đồng bộ trên các nội dung sau:
    Một là, tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong công nghiệp là chuyển từ một ngành công nghiệp gia công lắp ráp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng thấp, sang phát triển các ngành chế tạo và chế biến có giá trị gia tăng cao, tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và một số sản phẩm công nghệ cao mà nước ta có tiềm năng và lợi thế.
    Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành là “mạch máu” của nền kinh tế như các dịch vụ tài chính, nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm phòng tránh rủi ro và an toàn hệ thống. Phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đổi mới cơ chế nhằm khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công.
    Trong nông nghiệp là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nông dân. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn. Đưa công nghiệp và khoa học công nghệ tác động vào nông nghiệp trên tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến phân phối. Gắn việc áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất, phát triển các mô hình sản xuất lớn, từng bước hình thành các tổ hợp nông công nghiệp công nghệ cao; gắn kết các công đoạn của quá trình tái sản xuất trong một chuỗi giá trị bảo đảm phân phối hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi gia trị đó. Đây là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững.
    Hai là, tái cơ cấu doanh nghiệp. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế được mở đường từ các chính sách vĩ mô nhưng lại phải được thực hiện trong từng doanh nghiệp. Tái cơ cấu doanh nghiệp là cơ sở tạo nên diện mạo mới của nền kinh tế. Để tái cơ cấu doanh nghiệp, phải ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý, phải đổi mới mô hình tổ chức và phương pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp với sự thay đổi công nghệ sản xuất và sự phát triển của thị trường nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Ba là, điều chỉnh chiến lược thị trường. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp tăng khả năng tận dụng lợi thế do quy mô các dự án đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, nhất là những nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta. Điều đó cũng dễ dẫn đến những bất định nhiều khi vượt khỏi khả năng dự báo. Vì vậy, phải đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, hạn chế sự lệ thuộc vào một số ít thị trường, đồng thời phải hết sức coi trọng thị trường nội địa, nhất là địa bàn nông thôn. Đối với thị trường xuất khẩu, điều quan trọng không chỉ là tăng xuất khẩu vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà là xâm nhập vào chuỗi giá trị trong bối cảnh mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng phát triển. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải hình thành chuỗi cung ngay trên thị trường trong nước. Đây là con đường để phát triển thương mại bền vững.
    Gắn kết và thực hiện đồng thời với tái cơ cấu các lĩnh vực nêu trên là tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo một quy hoạch và một hệ thống phân cấp được rà soát chặt chẽ theo tầm nhìn dài hạn và tư duy liên vùng. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, tập trung cho các công trình thiết yếu, sớm đưa vào khai thác, tạo điều kiện cho các yếu tố sản xuất dịch chuyển thuận lợi đến những vùng có tiềm năng phát triển, góp phần giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội; hoàn thiện cơ chế khuyến khích để thu hút mạnh đầu tư của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài, phát triển các phương thức đầu tư, đặc biệt là phương thức hợp tác công – tư (PPP), nâng cao hiệu quả đầu tư.
    Các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế phải được thực hiện trong suốt quá trình công nghiệp hóa nhưng phải được bắt đầu ở những lĩnh vực cấp bách nhất, đó là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Sự lựa chọn này là rất đúng đắn và cần thiết vì đây là những lĩnh vực hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra và tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tái cơ cấu các lĩnh vực này còn có tác động thúc đẩy quá trình tái cơ cấu theo các nội dung toàn diện nêu trên. Chính phủ đang chỉ đạo sát sao việc xây dựng đề án tái cơ cấu trong từng lĩnh vực để triển khai mạnh mẽ theo những quy trình chặt chẽ cho từng bước với những mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi bước, xác định rõ các tiêu chí đo lường và đánh giá kết quả. Yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sự đồng bộ khi thực hiện tái cơ cấu các lĩnh vực nói trên do mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng, đồng thời tăng cường công tác giám sát việc thực hiện ở mỗi Bộ, ngành, địa phương và từng doanh nghiệp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo động lớn cho nền kinh tế, “rút dây” mà không “động rừng”.
    Tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Ngược lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nội dung cơ bản của tái cơ cấu doanh nghiệp, là điều kiện để tăng hiệu suất sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, có tác động mạnh mẽ đến tái cơ cấu đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính, góp phần giảm thiểu chi phí của quá trình tái cơ cấu. Phải chuyển mạnh từ tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và nguồn nhân lực chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng dựa vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp quản trị hiện đại; nâng cao mức đóng góp của các yếu tố tổng năng suất vào tăng trưởng. Phát triển mạnh công nghiệp chế tạo, chế biến, nhất là các ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, giảm tỷ trọng của công nghiệp gia công trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
    Chuyển đổi mô hình tăng trưởng vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài, gắn với phát triển nguồn nhân lực và quá trình đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012, cùng với việc sớm phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp; quy định tiêu chuẩn công nghệ trong Luật Đầu tư công và các dự án đấu thầu; khuyến khích mạnh các dự án áp dụng công nghệ mới và các dự án có lập trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ; tăng cường hợp tác công – tư trong việc hình các quỹ đầu tư mạo hiểm về khoa học công nghệ… Xây dựng văn bản pháp lý cao hơn để phát triển công nghiệp hỗ trợ.
    Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012 phải tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 của Chính phủ, tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề và khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, thậm chí có nguy cơ rơi vào vòng suy thoái mới, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò mở đường, tạo cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện nhưng kết quả phải được phản ánh trên từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải là chủ thể, có vai trò quyết định.
    Chúng ta có thuận lợi cơ bản là đã tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong cả hệ thống chính trị, có sự quyết tâm cao trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Phải chuyển nhận thức, quyết tâm thành hành động và hành động quyết liệt để vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới – Quỹ đạo phát triển bền vững./.
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Thủ tướng *************** đồng ý Tổ chức Hội nghị Nhóm tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2012

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 04/01/2012 0 phản hồi
    Thủ tướng Chính phủ *************** đã đồng ý về nguyên tắc việc tổ chức Hội nghị Nhóm tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2012.
    Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và các cơ quan liên quan nghiên cứu mô hình Hội nghị CG giữa kỳ và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc tổ chức Hội nghị CG giữa kỳ, cuối kỳ vào thời điểm thích hợp.
    [​IMG]Thủ tướng *************** tham dự Hội nghị CG năm 2011

    Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các cam kết tại Hội nghị CG năm 2011; tiến hành nghiên cứu các kiến nghị của các nhà tài trợ để tìm giải pháp xử lý và triển khai; thúc đẩy các nhà tài trợ chuẩn bị đàm phán để thực hiện các cam kết viện trợ, đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn cam kết.
    Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức đối thoại với các nhà tài trợ về các quy định tại Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
    Trước đó, tại Hội nghị CG cuối kỳ tổ chức ngày 6/12/2011, các nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ 7,386 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam.
    Tốc độ giải ngân vốn ODA của Việt Nam những năm gần đây cũng luôn ở mức cao, đạt 2,94 tỷ USD vào năm 2010 và dự kiến lên đến 3,65 tỷ USD trong năm 2011. Tính đến hết năm 2011, khoảng 33,414 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam được giải ngân, chiếm 61% tổng vốn ODA đã ký kết.
    Hội nghị CG là một diễn đàn trao đổi ý kiến giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ cho phát triển về các vấn đề chính sách kinh tế, chiến lược giảm nghèo và hiệu quả sử dụng vốn ODA.
    Hội nghị chính thức được tổ chức hàng năm, thường vào tháng 12. Từ năm 1999, hội nghị đã được tổ chức tại Việt Nam. Ngoài hội nghị chính thức, từ năm 1998, hội nghị giữa kỳ không chính thức cũng đã được tổ chức tại Việt Nam thường vào tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm.
    Hội nghị CG có sự tham gia của các đại biểu của Chính phủ Việt Nam và đại diện các nhà tài trợ song phương và đa phương cho Việt Nam.
    Trung Đức
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120106/tran-lan-thuoc-tang-trong-tre-em.aspx

    Tràn lan thuốc tăng trọng trẻ em


    07/01/2012 0:53
    Không có hướng dẫn sử dụng tiếng Việt, không tem nhập khẩu, không số đăng ký… mà chỉ toàn tiếng Trung Quốc, đó là loại siro được giới thiệu có công dụng tăng cân cho trẻ em, đang được bán tràn lan.


    30.000 đồng không đủ tiền... bao bì!



    ''Sợ nhất là thuốc tăng cân không rõ nguồn gốc, vì dễ bị pha chế thuốc tây corticoid - nhằm giúp thèm ăn và tăng cân giả tạo, nhưng rất hại cho hệ xương, thận, và dạ dày của trẻ''



    Báo Thanh Niên số ra ngày 5.1 có đưa tin, hiện ở một số tỉnh ĐBSCL nhiều bà mẹ mách nhau mua một loại thuốc siro chỉ toàn tiếng Trung Quốc để cho trẻ uống nhằm tăng trọng lượng. Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều thầy cô giáo Trường THPT Ngọc Tố (xã Ngọc Đông, H.Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết ở địa phương này có rất nhiều phụ huynh tìm mua loại thuốc tăng trọng cho trẻ uống dù thuốc chỉ in toàn tiếng Trung Quốc. Nhiều bà mẹ rủ nhau mua, vì thuốc rẻ tiền (30.000 đồng/hộp 10 ống), với mong muốn trẻ nhanh tăng cân. Giáo viên N. (Trường THPT Ngọc Tố) cho biết chị và một số cô giáo ra tiệm thuốc bắc L.H.Đ (TP.Sóc Trăng) để mua. Hộp thuốc bán ở khu vực ĐBSCL mặt trước có in hình 2 đứa trẻ, mặt sau có 6 đứa trẻ. Mỗi hộp có 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 ml dung dịch màu giống như mật ong, có vị ngọt. Chủ tiệm thuốc D.N.Đ (TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) - nơi có bán loại thuốc tăng trọng trẻ em - cho biết thuốc được mua từ TP.HCM về bán lẻ với giá 36.000 đồng/hộp.
    Không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL, khảo sát tại TP.HCM, chúng tôi ghi nhận hiện thuốc tăng trọng trẻ em nói trên được bán rất nhiều ở các nhà thuốc đông dược, nhất là khu vực Q.5. Các quầy thuốc trên những tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học, Triệu Quang Phục… đều có bán siro tăng trọng cho trẻ, thuốc không tem nhập khẩu, không hướng dẫn sử dụng tiếng Việt, không số đăng ký, không số visa… Đáng chú ý là thuốc tăng trọng rất đa dạng về sản phẩm, hình thức; kích thước hộp tuy gần giống nhau, nhưng khác nhau về màu sắc, nhãn mác, hình em bé, nhưng tất cả đều 30.000 đồng/hộp (kể cả hộp 10 lọ hay 12 lọ). Tất cả từ vỏ hộp đến hướng dẫn đều chỉ có tiếng Trung Quốc. Người bán giới thiệu uống khoảng 3 hộp mới có tác dụng tăng cân, dùng cho trẻ trên 1 tuổi… Một nhà thuốc trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5) giới thiệu một loại hộp khác cũng tăng cân cho trẻ, nhưng mỗi hộp 12 lọ, giá cũng 30.000 đồng/hộp. Một dược sĩ tại TP.HCM sau khi xem hộp thuốc chúng tôi đưa, nói: “Với giá 30.000 đồng, tiền làm bao bì, chai lọ chưa đủ nói gì đến thuốc. Không biết thành phần là những gì mà giá bèo quá?”.
    Dịch tờ hướng dẫn chữ Trung Quốc từ hộp thuốc bán tại TP.HCM, chúng tôi thấy ghi: Thuốc Phì Nhi Khẩu Phú Dịch, do Công ty TNHH dược phẩm Phi Vân Hoàng Thạch sản xuất. Công dụng trị bệnh chính là bổ tỳ tiêu cơm, dùng cho những trẻ nhỏ có tỳ vị suy yếu, cơ thể hao gầy, kém ăn... Uống ngày ba lần, mỗi lần từ 5-10 ml. Tuy nhiên, cấm dùng với bệnh nhân nhi mắc bệnh đái tháo đường. Thành phần thuốc gồm: sơn dược, hạt khiếm thảo, sơn tra, bạch truật, đậu rang, mạch nha, đường mía… Đặc biệt, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Trung Quốc có ghi: Sau khi dùng thuốc 7 ngày mà bệnh tình không tiến triển thì cần tới bệnh viện chữa trị. Còn loại thuốc mà các bà mẹ ở ĐBSCL mua cho con dùng, bao bì ghi "không phải là thuốc mà là nước yến" do Công ty TNHH bảo kiện Chính Thái Quảng Đông (Trung Quốc) sản xuất. Thành phần được giới thiệu gồm “tổ yến, sơn tra, mạch nha, lòng đỏ trứng gà, nước…, có tác dụng bổ máu, ăn ngon miệng, kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa, năng cao khả năng miễn dịch”.
    Ông Trần Phước Thuận - Hội Đông y tỉnh Bạc Liêu - cho biết: “Theo như nội dung ghi trên hộp thuốc mà giáo viên Trường THPT Ngọc Tố mua thì đây là sản phẩm bồi bổ tiểu nhi, ăn ngủ ngon… Thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc. Mặc dù không có nhãn mác rõ ràng, nhưng thuốc vẫn được bán tràn lan ở các tiệm thuốc bắc”.

    [​IMG]
    Ông Trần Phước Thuận, hội viên Hội Đông y tỉnh Bạc Liêu: "Không được dùng thuốc không rõ nguồn gốc cho trẻ" - Ảnh: Thanh Phong

    Cần sớm ngăn chặn
    Trao đổi với Thanh Niên, dược sĩ Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng phòng Quản lý dược (Sở Y tế TP.HCM), nói: “Nguyên tắc thuốc nhập khẩu phải có dán tem, có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, có số đăng ký, số visa... Thuốc nào không có những thông tin trên là hàng không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần, vì vậy các bà mẹ không được dùng cho trẻ, rất nguy hiểm”. Dược sĩ Vĩnh đề nghị PV Thanh Niên cung cấp những nơi bán thuốc nói trên để Thanh tra Sở Y tế đi kiểm tra nhằm ngăn chặn việc bán thuốc không rõ nguồn gốc. Một thầy thuốc đông y ở Q.5, TP.HCM nói: “Những thuốc Trung Quốc không tiếng Việt bán tại VN rất nhiều, đây thường là hàng xách tay, hàng nhập lậu. Đáng sợ nhất là thuốc do các cơ sở, công ty không đàng hoàng bên Trung Quốc gia công rồi tuồn qua VN bán, rất nguy hiểm, nhất là loại dùng cho trẻ em. Cơ quan quản lý cần sớm ngăn chặn”. Tương tự, dược sĩ Ngô Thiên Tùng (TP.HCM) khuyến cáo: “Sợ nhất là thuốc tăng cân không rõ nguồn gốc, vì dễ bị pha chế thuốc tây corticoid - nhằm giúp thèm ăn và tăng cân giả tạo, nhưng rất hại cho hệ xương, thận, và dạ dày của trẻ”.
    Qua phản ánh của Báo Thanh Niên, hôm qua 6.1, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng đã thành lập đoàn trực tiếp đến Trường THPT Ngọc Tố để xác minh, thu thập thông tin, lấy ý kiến từ các thầy cô giáo và người dân địa phương. Đồng thời lập biên bản tạm giữ hộp thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc để làm rõ và lấy mẫu xét nghiệm tác dụng của thuốc.
    Thanh Tùng - Thanh Phong - Lệ Chi

    Cần loan báo tin này đến các gia đình có con nhỏ để tránh tiền mất tật mang !
    Nói chung là không nên dùng bất cứ thứ gì để ăn và uống có nguồn gốc Trung Quốc !
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120106/pha-duong-day-thuoc-gia-lon-o-trung-quoc.aspx

    Phá đường dây thuốc giả lớn ở Trung Quốc


    07/01/2012 0:55
    Tân Hoa xã ngày 6.1 cho hay Trung Quốc vừa phá được một đường dây bán thuốc giả lớn, liên quan tới 29 tỉnh thành và hơn 1.800 nghi phạm đã sa lưới. Tổng trị giá thuốc giả được tiêu thụ lên tới ít nhất 2 tỉ tệ (hơn 6.400 tỉ đồng).
    Theo đó, cảnh sát Trạm quản lý taxi Nghĩa Ô ở TP.Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang đã tiến hành kiểm tra một xe taxi vào tối 20.7.2011, và phát hiện hành khách Lý Quế Dũng mang theo 700 bộ vỏ hộp thuốc cũ, cùng nhiều tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, và tem bảo hành, trong đó có nhiều loại thuốc trị ung thư do Trung Quốc sản xuất và nhập khẩu, khiến cảnh sát nghi ngờ. Sau khi điều tra và lần theo manh mối, cảnh sát tá hỏa khi phát hiện một đường dây sản xuất và tiêu thụ thuốc giả quá lớn liên quan tới 29 tỉnh thành, trong đó Lý Quế Dũng và 5 thành viên khác trong gia đình họ Lý, gồm cả ông bố là Lý Đình Thuận cũng tham gia.
    Quế Dũng được giao nhiệm vụ mua lại các hộp thuốc cũ từ một công nhân vệ sinh họ Vương trong một bệnh viện ở TP.Nghĩa Ô. Các hộp thuốc cũ sẽ được áp dụng phương thức “vỏ thật, ruột giả”, được sản xuất và mang đi tiêu thụ tại 347 điểm bán thuốc tây khắp 29 tỉnh thành của Trung Quốc. Hơn 1.800 nghi phạm bị bắt hiện đang bị điều tra để nhanh chóng đưa ra xét xử.
    Nguyễn Lệ Chi




    Ai đảm bảo số thuốc do các phòng khám Trung Quốc bán là thật ? Khi chính tại nước của họ bán là giả ? :-??:-??:-??

    Sợ ông Tàu này quá ! ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...ng-lien-quan-vu-6-can-bo-chien-si-bi-ban.aspx

    Tạm giữ 6 đối tượng liên quan vụ 6 cán bộ, chiến sĩ bị bắn
    07/01/2012 0:06
    Ngày 6.1, liên quan đến vụ 6 chiến sĩ *******, bộ đội bị bắn khi thực hiện cưỡng chế đầm thủy sản, Cơ quan Cảnh sát điều tra ******* TP.Hải Phòng đã khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ, đồng thời tạm giữ 6 người liên quan gồm: chủ đầm Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Tịnh (em Vươn), Đoàn Văn Vệ (cháu Vươn), Đoàn Xuân Quỳnh (con trai Vươn), Nguyễn Thị Thương (vợ Vươn), Phạm Thị Hiền (em dâu Vươn).
    Ngoài ra, ******* đã xác định được nghi can trực tiếp nổ súng là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn. Quý đã bỏ trốn, ******* đang truy bắt. Ông Vươn khai đã cầm đầu nhóm người chống lại lực lượng cưỡng chế.
    P.H.S

    Tử hình tên cầm đầu và những tên đã gài mìn , nổ súng , bọn còn lại chung thân khổ sai không giảm án .
    Có thế mới răn đe được bọn tội phạm xem thường pháp luật coi trời bằng vung !
    Cần thiết xử lý cả những tên hô hào ủng hộ hành động bạo loạn này để giữ nghiêm phép nước !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này