Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7892 người đang online, trong đó có 1073 thành viên. 10:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30861 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120109/tong-thong-han-quoc-tham-trung-quoc-9-1-2012.aspx

    Tổng thống Hàn Quốc thăm Trung Quốc


    09/01/2012 8:12
    [​IMG]

    Tổng thống Lee Myung-bak đã đến Trung Quốc vào ngày 9.1 - Ảnh: AFP

    (TNO) Hôm nay 9.1, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã đến Bắc Kinh nhằm hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào về việc chuyển giao lãnh đạo ở CHDCND Triều Tiên.
    Trong một tuyên bố, Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Lee Myung-bak và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ thảo luận các cách để “thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ chiến lược song phương cũng như củng cố hợp tác song phương về hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên”.
    Hai lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về các vấn đề Đông Bắc Á và hợp tác toàn cầu, theo hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ Phủ Tổng thống Hàn Quốc.
    Seoul hy vọng chuyến công du Trung Quốc lần này của ông Lee sẽ giúp củng cố mối quan hệ giữa hai bên.
    Cũng theo nguồn tin trên, Tổng thống Lee Myung-bak cũng sẽ gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày đến Bắc Kinh.
    Cả hai quốc gia Trung Quốc và Hàn Quốc đang theo dõi sát sao quá trình chuyển giao lãnh đạo ở CHDCND Triều Tiên theo sau cái chết của lãnh đạo Kim Jong-il vào ngày 17.12 vừa qua.
    Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất và cũng là đối tác kinh tế lớn nhất của CHDCND Triều Tiên, đã thể hiện sự ủng hộ đối với lãnh đạo mới Kim Jong-un, theo AFP.
    Huỳnh Thiềm
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Bắt đi làm ôsin, bán mai thuê 1 tháng....
    Ok =D>
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    'Hàng nội' của TQ 'bất lực' với tên lửa chống hạm

    Cập nhật lúc :9:04 AM, 09/01/2012

    Các chuyên gia quân sự thế giới đánh giá, hệ thống phòng không HQ-9 mà Trung Quốc sao chép từ S-300 của Nga không có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm.

    (ĐVO) Trang mạng Sina Trung Quốc dẫn nguồn tin từ mạng London cho biết, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đầu tiên do ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nghiên cứu và chế tạo là HQ-9 có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm không cao.

    Đánh giá này phủ nhận quảng cáo của Trung Quốc rằng, ngoài khả năng tiêu diệt máy bay, HQ-9 còn có thể đánh chặn các tên hành trình trong phạm vị 7-15km, tên lửa đạn đạo từ 7-25km và cùng một lúc có thể theo dõi 48 mục tiêu.


    HQ-9 được trang bị cho lực lượng phòng không Trung Quốc
    Các chuyên gia phân tích cho rằng, mục tiêu chính của HQ-9 chỉ là các loại máy bay chiến đấu của Mỹ như: A-10, F-15 và thậm chí là F-22.

    HQ-9 được bố trí trên 4 thùng của xe container chuyên dụng giống như hệ thống phóng tên lửa S-300P của Nga. HQ-9 cũng sử dụng radar NT-233, loại lắp đặt trên S-300PMU.

    Những điểm tương đồng trên cho thấy đây có thể là kết quả từ việc “dịch ngược mã” của Trung Quốc nhằm sao chép vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, do thiếu những chi tiết kỹ thuật quan trọng nên HQ-9 không đạt được tính năng mong muốn.

    Bộ Quốc phòng Trung Quốc đang nhắm đến mục tiêu xuất khẩu HQ-9 để cạnh tranh với S-300 của Nga, giá thấp là một trong những lợi thế của loại tên lửa này. Tuy nhiên, để có thể đưa ra thị trường quốc tế thì hệ thống HQ-9 cần phải khắc phục những khuyến điểm vẫn còn tồn tại.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Khó tàng hình… khiếm khuyết!

    Cập nhật lúc :10:23 AM, 09/01/2012
    Trung Quốc gần đây đã cho ra mắt tàu lớp Hồ Bắc (Houbei - Type 22) thế hệ mới với những tính năng kỹ chiến thuật khá độc đáo.

    Thế nhưng, sự khác lạ cả về… “cái áo khoác” sơn phủ bên ngoài cũng không thể che đậy hết những khiếm khuyết còn tồn tại.

    Được coi là điểm nhấn của chiến lược hiện đại hóa hải quân Trung Quốc đến năm 2020, Hồ Bắc (Type 22) có khả năng tác chiến linh động và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, bộ và trên biển.

    Nguỵ trang kiểu truyền thống

    Houbei thuộc dạng tàu chiến 2 thân, có khả năng tàng hình, tốc độ cao (khoảng 58 km/giờ), mang tên lửa, thuộc thế hệ tàu chiến mới nhất của lực lượng Hải quân Trung Quốc. Thiết kế đặc biệt của tàu cho phép giảm tín hiệu radar đến mức tối đa. Thân tàu dốc với những cửa sổ có cạnh hình răng cưa hạn chế phản xạ radar. Ngoài ra, tàu còn sử dụng công nghệ ngụy trang truyền thống với các màu sơn khác nhau tùy thuộc vào khu vực triển khai tàu. Ở miền Bắc, tàu được phủ “tấm áo choàng” với 4 màu sơn: đen, xám, xanh, trắng. Ở miền Nam, màu sơn sáng hơn với 3 màu chủ đạo trắng, xám, xanh. Tốc độ cao không chỉ giúp tàu có khả năng chiến đấu tốt hơn mà còn giúp tàu tránh né được radar đối phương một cách khá hiệu quả.

    Tuy vậy, khả năng tàng hình không phải là thế mạnh chủ chốt của tàu. Chính thiết kế 2 thân của tàu mới thu hút được sự chú ý của nhiều người. Phải nói đây là một ý tưởng không mới, nhưng táo bạo. Từ xưa, thiết kế hai thân đã được sử dụng trong thuyền buồm thể thao. Cuối thế kỉ 20, không ít nước đã thử nghiệm thiết kế 2 thân cho phà tốc độ cao, rất nhiều tàu nhỏ, có nhiệm vụ trợ chiến được thử nghiệm cũng dùng thiết kế này, tuy nhiên hiếm có Hải quân nước nào mạo hiểm dùng thiết kế này cho tàu có nhiệm vụ trực tiếp tác chiến.

    Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên trên thế giới sử dụng kiểu thiết kế 2 thân cho tàu chiến (Hải quân Mỹ hiện cũng đang phát triển FSF 1 "Sea Fighter” cho nhiệm vụ tuần duyên). Thiết kế 2 thân có rất nhiều ưu điểm: cho phép tàu hoạt động với vận tốc lớn, lý trình dài, có tính ổn định cao hơn khi chạy với tốc độ cao so với tàu có thiết kế một thân thông thường, giúp tàu có thể hoạt động được ở những vùng nước nông, đặc biệt khi kết hợp với các chiến hạm và máy bay ném bom có căn cứ ở đất liền, tàu là một bổ trợ lý tưởng cho nhiệm vụ bảo vệ đường bờ biển dài của Trung Quốc.


    Tàu Houbei tham gia tập trận.
    Houbei được trang bị 8 tên lửa chống hạm loại C-801/802/803, đặt trên 2 bệ phóng phía đuôi tàu. Những tên lửa này có tầm hoạt động xa, từ 150 đến 200 km, có thể liên lạc với trực thăng và máy bay cánh cố định để nhận những thông tin mới nhất về mục tiêu. Ở giai đoạn cuối của chu trình bay, tên lửa có thể đạt tốc độ siêu âm (Mach 1,5). Hệ thống phòng không của tàu gồm các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa loại QW lớp MANPAD, 1 khẩu pháo AO-18 30mm và hệ thống pháo phòng không tầm gần AK-630 của Nga, có tốc độ bắn 5000 vòng trên phút, tầm bắn 4km đặt ở boong trước.

    Để phục vụ mục đích chiến đấu gần bờ, tàu được trang bị 2 bệ phóng với 8 tên lửa hành trình, tấn công mặt đất tầm xa Hongniao, sản xuất dựa trên nguyên mẫu tên lửa Kh-SD/65 của Nga, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu nổ thường, tầm hoạt động từ 600 đến 3000 km, với trần bay từ Mach 0,7-0,8. Về thiết bị vô tuyến, tàu được trang bị hệ thống radar rà soát bề mặt Type 362, hệ thống radar định hướng và thiết bị định hướng quang điện HEOS 300.


    Hồ Bắc được thiết kế theo kiểu 2 thân.
    Houbei thích hợp tác chiến trong vai trò phòng thủ, bảo vệ những khu vực gần bờ. Tuy nhiên nó cũng là lựa chọn tuyệt vời bởi khả năng tấn công vượt trội cho chiến lược “phòng thủ chủ động”. Nhiều nhà phân tích cho rằng, mối đe dọa thực sự của lực lượng hải quân Trung Quốc hiện nay không đặt vào các tàu sân bay và những tàu chiến lớn mua từ Nga, mà nằm ở những tàu ngầm diesel và những tàu chiến nhỏ có tốc độ cao như Houbei. Loại tàu này sẽ thực sự phát huy sức mạnh khi được tác chiến cùng các tàu ngầm diesel và tên lửa đường đạn, trở thành một “vật cản” cho bất cứ một tàu chiến hay thậm chí là tàu sân bay nào có ý định tiến vào vùng biển mà Trung Quốc đang nắm giữ.

    Những điểm yếu chí tử

    Phải chăng Houbei kiểu 022 “hoàn hảo không tì vết”? Nhiều chuyên gia quân sự đã đưa ra những phân tích, mà theo đó Houbei không phải là không có yếu điểm. Thứ nhất, thiết kế 2 thân nổi bật của tàu lại ẩn chứa nhiều nguy cơ cho bản thân nó. Để đảm bảo độ bền vững cho phần thân chìm dưới nước ở thời điểm MUNK (phá vỡ sự ổn định của tàu, thường khiến tàu xoay vuông góc với dòng chảy), các nhà thiết kế chắc hẳn sẽ lắp đặt thêm bộ phận ổn định, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tính động lực học của tàu và đòi hỏi 1 hệ thống diều khiển khá phức tạp. Thứ hai, tàu dùng nhôm làm chất liệu đóng tàu, giúp giảm trọng lượng, đồng thời tăng tốc độ hoạt động cho tàu. Tuy nhiên, chất liệu này lại khiến tàu dễ bị biến dạng khi gặp những lực tác động lớn.

    Thứ ba, hệ thống tên lửa chống hạm hoạt động một cách bị động, phụ thuộc vào máy bay cánh cố định hay trực thăng cũng là một trong những yếu điểm của tàu. Thứ tư, vùng hoạt động nhỏ, hệ thống phòng không yếu nên chắc chắn tàu sẽ trở thành “miếng mồi ngon” cho trực thăng và tàu ngầm đối phương. Ngoài ra, đây là loại tàu chiến nhỏ, khó có khả năng hoạt động xa bờ hoặc chiến đấu dài ngày trên biển. Cuối cùng, sức mạnh của các tàu Houbei mới chỉ được Trung Quốc “quảng bá” chứ chưa hề được “thử lửa” trên chiến trường. Vì vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng không nên quá lo lắng về sức mạnh của Hồ Bắc.
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Việt Nam thực sự làm chủ HS-TS

    Cập nhật lúc :10:07 AM, 09/01/2012
    Với nhiều bằng chứng thuyết phục, chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, là điều không thể tranh cãi.

    (Đất Việt) Kỳ 1: Việt Nam thực sự làm chủ

    Còn cái gọi là tuyên bố chủ quyền đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc, vẫn được quen gọi là “Đường lưỡi bò”, không chỉ gây bức xúc mà còn khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng. Đất Việt xin giới thiệu loạt bài của các học giả để góp thêm tiếng nói vào cuộc đấu tranh pháp lý, yêu cầu Trung Quốc từ bỏ yêu sách vô lý này.

    Nhà nước Việt Nam không chỉ phát hiện, mà còn thật sự thực hiện quyền làm chủ 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông, đáp ứng đủ cả 2 yêu cầu vật chất và tinh thần theo luật quốc tế để có danh nghĩa chủ quyền (titre de souveraineté).

    Trong nhiều thế kỷ trước, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc một nước nào, là đất vô chủ, mà các luật gia gọi là rés nullius. Đến thế kỷ XVII, các quan chức xứ Thuận Hóa của Việt Nam tuyển 70 thanh niên xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn lập đội Hoàng Sa. Đội đi về hướng Đông tìm đất mới, sau 3 ngày 1 đêm thì đến Bãi cát Vàng, một quần đảo lớn có nước ngọt, nhiều cá, nhiều chim.

    Hoàng Sa thuộc về Việt Nam

    Sau một thời gian tìm hiểu các đảo, thấy có thể sống được, đội trở về An Vĩnh. Các quan chức đổi tên quần đảo là Hoàng Sa và quyết định hàng năm phái đội Hoàng Sa ra giữ đảo, đánh bắt hải sản, thu lượm hóa vật của các tàu bị đắm, tháng giêng đi, tháng tám về. Năm 1815, vua Gia Long sai Phạm Quang Anh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo xem xét đo đạc thủy trình. Năm 1816, vua tiếp tục lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đo đạc thủy trình ở đảo. Năm 1833, vua Minh Mạng chỉ thị cho Bộ Công phái người đến Hoàng Sa dựng miếu, do vùng này thuyền buôn thường bị đắm, lập bia, dự bị thuyền và trồng nhiều cây để người đi biển dễ nhận biết.

    Năm 1835, vua sai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến xây miếu và dựng bia đá. Năm 1836, Bộ Công tâu vua Minh Mạng: Hoàng Sa là cương vực biển rất hiểm yếu, đề nghị sai thủy quân biên tỉnh và giám thành giao cho 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân ra Hoàng Sa vẽ bản đồ vị trí, hình thế từng đảo, bãi đá ngầm và đường biển. Vua y lời tấu, sai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, mang theo 10 bài gỗ để đến đâu đánh dấu đến đó. Sau này, đội Hoàng Sa được giao thêm nhiệm vụ kiêm quản Trường Sa.

    Trong cuốn Việt sử cương giám khảo lược, Nguyễn Thông từng là Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi, viết về Hoàng Sa: “Bãi cát vàng giăng từ phía Đông sang phía Nam chỗ nổi lên chỗ chìm xuống, không biết mấy nghìn dặm”. Nhà hàng hải nổi tiếng người Hà Lan Van Langren, người đầu tiên vẽ bản đồ Biển Đông năm 1505, chỉ vẽ Hoàng Sa với cái tên Parcel. Sau đó, nhiều người khác cũng chỉ vẽ Hoàng Sa với cái tên Parcel hay Paracels.

    Nhiều người phương Tây đã viết Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. Các nhà truyền giáo Pháp đi tàu Amphitrite sang Trung Quốc đã viết trong Tập thư của các nhà truyền giáo Pháp ở Trung Quốc năm 1701: “Paracels là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam”. J.B Chaigneau, cố vấn người Pháp của nhà vua An Nam đã viết trong hồi ký về nước Cochinchine: “Nước Cochinchine mà nhà vua đã lên ngôi Hoàng đế gồm chính xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh, một vài đảo nhỏ không có dân cư và quần đảo Paracels do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không dân cư hợp thành”. J. Gutzlaff, người Anh, trong bài “Địa lý vương quốc Cochinchine”, đã tả quần đảo Paracels (Kat vang) gần bờ biển An Nam và mở rộng giữa 15-17 vĩ độ Bắc và 111-113 kinh độ Đông.

    Trung Quốc chỉ “biết”, chứ không “phát hiện” và “chiếm hữu”!

    Không dựa trên bất cứ cơ sở pháp lý nào, Trung Quốc vẽ một đường đứt khúc 9 đoạn ôm gần hết Biển Đông, coi đó là biên giới biển của họ với những khái niệm mập mờ “vùng nước phụ cận”, “vùng nước liên quan”. Tuyên bố chủ quyền đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn vô căn cứ và trái với Công ước về Luật Biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS). Trung Quốc coi đây là biên giới biển để nhận tất cả các đảo trong Biển Đông “thuộc chủ quyền của Trung Quốc”, tất cả các “vùng nước phụ cận”, “vùng nước liên quan”, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển để hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán.

    Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đã có luật quốc tế rõ ràng. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam và do Việt Nam hành xử chủ quyền (souverainete) theo yêu cầu của luật quốc tế. Trung Quốc nói người Trung Quốc biết có đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) từ lâu, nhưng không hề đưa bằng chứng nhà nước Trung Quốc đã phát hiện và chiếm hữu thật sự (occupation effective) đảo đó theo nghĩa pháp lý của từ chiếm hữu, khác với từ biết.

    Chỉ biết mà không chiếm hữu, thì tất nhiên Trung Quốc không thực hiện quyền làm chủ. Việc Đô đốc Lý Chuẩn năm 1909 đến một vài đảo của Hoàng Sa chỉ là một sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vì khi đó quần đảo Hoàng Sa đã có chủ và thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tương tự, việc Trung Quốc đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một phần quần đảo Trường Sa năm 1988 là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật quốc tế và trái với lời kêu gọi ngày 14/12/1974 của Liên Hợp Quốc.

    Lưu Văn Lợi (Nguyên Trưởng Ban biên giới Hội đồng Bộ trưởng)
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển Đông tuần qua (từ 02/01- 08/01)

    Chủ nhật, 08 Tháng 1 2012 00:00

    Tàu sân bay Trung Quốc sẽ sớm đưa vào hoạt động; Philippines mua tên lửa đất đối hải; Australia cung cấp 4 máy bay C-130 cho Indonesia; Mỹ điều chỉnh chiến lược quốc phòng; Hai tàu sân bay Mỹ thăm Thái Lan, là những sự kiện chính liên quan đến Biển Đông trong tuần qua.


    I. Động thái của các quốc gia

    + Trung Quốc:

    Tàu sân bay Trung Quốc sẽ sớm hoạt động. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chính thức được đưa vào hoạt động năm nay, theo tường thuật của truyền thông Trung Quốc. Con tàu nặng 67.000 tấn cải tạo từ tàu sân bay của Liên Xô “đủ điều kiện để chính thức hoạt động sau khi giải quyết được vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc cất cánh và hạ cánh trên con tàu thông qua ba chuyến chạy thử”.
    “Trung Quốc đang đứng trước thách thức chưa từng có về vấn đề Biển Đông” của Zheng Yongnian, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học quốc lập Singapore. Gần đây, Trung Quốc đã có nhiều cố gắng để củng cố quan hệ với ASEAN, nhất là việc gần đây, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm Việt Nam và Thái Lan đã làm cho các nước ASEAN cảm nhận thấy thiện chí của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, tình hình an ninh ở khu vực này không thể lạc quan được. Xu hướng phát triển của vấn đề Biển Đông là rất đáng lo ngại. Nếu xử lý không tốt thì vấn đề Biển Đông có thể dẫn đến chiến tranh, mặc dù không ai muốn xảy ra điều đó. Hiện nay vấn đề Biển Đông là phức tạp, mọi kết quả đều phụ thuộc vào thái độ xử lý của Trung Quốc. Vấn đề là, Trung Quốc thiếu những nhân tài ngoại giao thực sự hiểu chính sách một cách lý tính. Tư duy chiến lược của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có thể chia thành 2 loại: Một là, tư duy “kinh tế quyết định mọi thứ” vẫn đang thịnh hành trong giới đưa ra quyết sách. Hai là, tiếng nói của phe theo đuổi chủ nghĩa hiện thực (phe cứng rắn) cũng đang tăng lên, chủ yếu thể hiện ở tư duy Mỹ hóa. Họ đặt trọng tâm vào sức mạnh cứng, chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự, cho rằng chỉ có lực lượng quân sự mới có thể giải quyết được vấn đề Biển Đông[1].

    "Trung Quốc luôn là láng giềng tốt”.
    Trung Quốc từ lâu đã dành tâm huyết xây dựng tình hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng, cùng theo đuổi sự phát triển chung và Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này trong tương lai. Cam kết của Trung Quốc xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, an ninh và thịnh vượng được thể hiện đầy đủ khi Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm Việt Nam và Thái Lan. Chuyến đi này giúp tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với hai quốc gia này cũng như với Hiệp hội ASEAN, đồng thời nhằm vực dậy chính sách “ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc, vốn bị hoen ố bởi sự hung hăng của nước này ở Biển Đông. Những sự kiện ngoại giao gần đây đã đóng lại một năm mà Trung Quốc đã có những nỗ lực thật sự trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các nước láng giềng và đạt được những tiến bộ cùng thắng mặc dù nhiều bất đồng vẫn chưa được giải quyết, ví dụ như vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Những kết quả đó có được là do Trung Quốc kiên định nguyên tắc đối thoại, hợp tác và hành xử có trách nhiệm vì lợi ích chung của tất cả các bên liên quan. Gần đây, tháng 7/2011, Trung Quốc và ASEAN đã thông qua một thỏa thuận về hướng dẫn thực hiện bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến một bước về phía trước trong vấn đề phức tạp do lịch sử để lại này.

    Bắc Kinh cảnh báo về những thách thức trước mặt.
    Theo một báo cáo mới về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thì Trung Quốc được dự đoán sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn ở ngưỡng cửa năm nay khi Mỹ đang theo đuổi một chính sách quay trở lại châu Á mang tính chiến lược, các quốc gia láng giềng của Trung Quốc tìm kiếm lợi ích từ cuộc cạnh tranh khu vực giữa Bắc Kinh và Washington. Một trong những người soạn thảo bản báo cáo, Giáo sư Zhou Fangyin cho rằng “Vấn đề giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng là không mới, nhưng sự quay trở lại châu Á của Mỹ có nghĩa rằng hiện nay có sự gộp lại các vấn đề Trung – Mỹ với các vấn đề của khu vực, đang tạo ra sự phức tạp chưa từng thấy. Ví dụ như tranh chấp Biển Đông để thực sự trở nên nghiêm trọng hơn trong hai năm qua khi Mỹ tăng cường sự ảnh hưởng của mình ở khu vực.” Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đưa đến một cơ hội thuận lợi cho Mỹ thực hiện chiến lược của mình và đẩy Trung Quốc vào một khuôn khổ quốc tế nơi Mỹ đặt ra các luật chơi. Theo bản báo cáo, “Mỹ không phải là đối thủ cạnh tranh duy nhất, khu vực xung quanh Trung Quốc đang trở thành một diễn đàn cạnh tranh của các nước lớn trên thế giới, Nhật bản, Ấn Độ và Nga đang tái điều chỉnh các chiến lược châu Á của mình với Trung Quốc là tâm điểm. Trung Quốc nên tăng cường các mối quan hệ kinh tế với những thành viên của ASEAN thông qua thương mại và đầu tư tự do, cũng như mở rộng các đối thoại kinh tế chiến lược hiện nay với Ấn Độ.”

    Kế hoạch của Lầu Năm Góc thay đổi trò chơi ở châu Á. Lầu Năm góc đã đưa ra dự thảo quốc phòng mới vào hôm thứ năm. Chiến lược mới này cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong 10 năm tới, nhằm mục đích duy trì sức mạnh không đổi để chiến đấu hai cuộc chiến cùng lúc và chuẩn bị cho Mỹ có thể chiến đấu ở một cuộc chiến trong khi bắt đầu tiến hành hoạt động ở một nơi nào khác để chống lại mối đe dọa thứ hai. Nhìn chung, đây là một chiến lược thu gọn. Theo các quan chức của Lầu Năm góc, sự thay đổi trong chiến lược này chủ yếu nhằm vào Iran và Trung Quốc. Trung Quốc nên đưa ra biện pháp đối phó. Cần phải tăng cường khả năng tấn công tầm xa và ngăn chặn nhiều hơn, nhắm vào Mỹ. Hoa Kỳ phải nhận ra rằng, họ không thể ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc và rằng, thân thiện với Trung Quốc là lợi ích vô cùng quan trọng đối với họ.

    + Việt Nam:

    Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột trong Chính sách Hướng Đông. Tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức trọng thể cuộc míttinh kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Quốc vụ khanh Ấn Độ E.Ahamed đã ca ngợi mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước và khẳng định Ấn Độ luôn coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc phát triển mối quan hệ với Việt Nam và coi Việt Nam là trụ cột trong Chính sách Hướng Đông của mình.

    + Philíppin:


    Philipines mua tên lửa đất đối hải. Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2018, Bộ Quốc Phòng Philíppin cho rằng an ninh hàng hải là thách thức lớn nhất, Philippines cảm thấy lo lắng khi khả năng kiểm soát bờ biển dựa vào các thiết bị quân sự do Mỹ hỗ trợ là không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, Bộ quốc phòng Philippines đang nghiên cứu khả năng mua các tổ hợp tên lửa chống hạm cơ động có tầm xa tấn công mục tiêu khoảng 167 km, có thể hoạt động độc lập trong thời gian dài. Ngoài ra, quân đội Philíppin cũng sẽ tăng cường khả năng giám sát bờ biển bằng việc mua lại các tàu tuần tra, máy bay tuần thám biển tầm xa cùng với các hệ thống hỗ trợ khác. Để hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng Hải quân, trong tương lai, Bộ Quốc Phòng Philíppin dự kiến mua lại một phi đội F-16 của Mỹ với số lượng từ 12 - 24 chiếc[2].

    + Úc:

    Australia cung cấp 4 máy bay C-130 cho Indonesia. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia Hartind Asrin cho biết Chính phủ Australia sẽ cung cấp 4 máy bay vận tải Hercules C-130 cho Indonesia trong năm nay. Theo kế hoạch ban đầu, Australia sẽ chuyển giao cho Indonesia 4 máy bay C-130 vào cuối năm 2011, song vì một số lý do kỹ thuật mà việc chuyển giao phải lùi sang năm 2012.

    + Ấn Độ:

    Ấn Độ sắp thử tàu ngầm hạt nhân nội địa. Tàu ngầm hạt nhân “Hủy diệt kẻ thù” do nước này chế tạo sẽ có cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển vào tháng 2 tới. Ấn Độ mới đây cũng cho ra mắt một loại tên lửa hạt nhân mới có khả năng vươn tới các mục tiêu nằm ở những vị trí khác nhau: trên mặt đất, dưới biển và trên không. Trên thế giới chỉ có 5 nước có tàu ngầm hạt nhân chiến lược với tổng số 140 chiếc. Trong đó, Mỹ có 71 chiếc, Nga có 40 chiếc, Trung Quốc, Pháp và Anh mỗi nước có từ 10-12 chiếc. Khi mà tàu ngầm “Hủy diệt kẻ thù” được đưa vào biên chế, nó có thể kiểm soát lãnh hải của Ấn Độ một cách rất hiệu quả[3]


    [};-
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển Đông tuần qua (từ 02/01- 08/01)

    Chủ nhật, 08 Tháng 1 2012 00:00

    Tàu sân bay Trung Quốc sẽ sớm đưa vào hoạt động; Philippines mua tên lửa đất đối hải; Australia cung cấp 4 máy bay C-130 cho Indonesia; Mỹ điều chỉnh chiến lược quốc phòng; Hai tàu sân bay Mỹ thăm Thái Lan, là những sự kiện chính liên quan đến Biển Đông trong tuần qua.

    II. Quan hệ các nước

    “Biển Đông sẽ trở thành tuyến đầu trong cọ sát Trung – Mỹ”. Do cân bằng lực lượng thay đổi, siêu cường Mỹ và Trung Quốc đang xảy ra xung đột lợi ích trong các lĩnh vực, trong đó có vấn đề an ninh. Trong khi Trung Quốc đang tăng cường lực lượng quân sự và tích cực đi ra biển, thì Mỹ lại tăng cường hợp tác với các nước ASEAN nhằm kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Biển Đông sẽ là tuyến đầu cọ sát giữa hai nước. Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông. ASEAN muốn nâng cấp Tuyên bố này thành Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý hơn nhưng Trung Quốc lại muốn trì hoãn việc này. Nếu năm nay Trung Quốc tiếp tục giữ lập trường đó thì Trung Quốc sẽ bị công kích trong các diễn đàn đa phương với trung tâm là ASEAN. Nếu “vòng vây bao quanh Trung Quốc” ngày càng chặt thì buộc Trung Quốc phải có sự nhượng bộ nhất định trong đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử. Cuộc chơi giữa một nước Mỹ thiếu tính ổn định về chính trị và một nước Trung Quốc ngày càng cứng rắn hơn sẽ làm cho Biển Đông tiếp tục nổi sóng[4].

    Hai tàu sân bay Mỹ thăm Thái Lan. Ngày 6/1, tức là chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược quốc phòng mới, 2 tàu sân bay Mỹ đã cập cảng Thái Lan trong một chuyến thăm mà Hải quân Mỹ gọi là mang tính hữu nghị.

    Dự thảo chiến lược quốc phòng mới của Mỹ tập trung ngăn chặn Trung Quốc và Iran. Bản dự thảo Chiến lược Quốc phòng mới của Lầu Năm Góc cân nhắc việc Bộ binh, Hải quân, Không quân và Lính thuỷ đánh bộ sẽ cần phối hợp các nguồn lực để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của các nước như Trung Quốc hay Iran khi cố cản trở sự tiếp cận của Mỹ với Biển Đông, vịnh Ba Tư và các khu vực chiến lược khác. Các lực lượng sẽ phải hợp tác làm việc hơn để chia sẻ các khả năng tình báo, giám sát và do thám cũng như các công cụ an ninh mạng, quan điểm hoạt động... Mỹ sẽ ngăn chặn bất cứ khả năng chống tiếp cận nào như kiểu tàu ngầm tấn công mà Trung Quốc đã phát triển hay tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc và Iran. Tài liệu này sẽ đặt ra những ưu tiên chính sách trong bối cảnh Lầu Năm Góc đối mặt với khả năng cắt giảm 490 tỉ USD ngân sách suốt thập niên tới.

    Việt Nam, Ấn Độ liên kết để đương đầu với Trung Quốc của Maher Sattar. Khi sức mạnh của Mỹ cùng vai trò của nước này như sứ giả hòa bình của châu Á suy giảm, trong bối cảnh các căng thẳng đang gia tăng, Việt Nam bắt đầu tìm kiếm ở bên ngoài các đồng minh tiềm năng để chống lại sự bá quyền của Trung Quốc trong khu vực. Ấn Độ, với những quan ngại chiến lược riêng của mình đối với Bắc kinh, đang nổi lên như một Mạnh Thường Quân và đối tác đầy triển vọng. Ấn Độ vẫn là trọng tâm mới quan trọng trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam. Chủ tịch Việt NamTrương Tấn Sang đã có chuyến thăm lần đầu tiên quan trọng tới Ấn Độ vào tháng 10. Việt Nam tìm kiếm sự hợp tác từ phía Ấn Độ theo hình thức huấn luyện quân sự khi cả hai quốc gia cùng sử dụng khá rộng rãi trang thiết bị của Nga, đồng thời mong muốn mua tàu ngầm và hy vọng có được sự chấp thuận từ quốc gia Nam Á để mua các tên lửa hành trình chống tàu đặt trên đất liền. Đổi lại, Ấn Độ muốn tham gia trong hoạt động tìm kiếm dầu của Việt Nam,và quan trọng hơn là hải quân của nước này có thể sử dụng cảng Nha Trang của Việt Nam, điều này dẫn đến sự hiện diện quan trọng của hải quân Ấn Độ ở Biển Đông.

    Trung Quốc nhắm tới sức mạnh hải quân Mỹ. Tàu sân bay USS Gerald R. Ford được cho là góp phần đảm bảo an ninh cho một nửa thế kỷ của uy quyền hải quân Mỹ. Con tàu được thiết kế có thể mang theo thủy thủ đoàn 4.660 người và một kho máy bay bay, vũ khí đáng gờm. Tuy nhiên, một vấn đề không lường trước được đã nảy sinh giữa kế hoạch và dự kiến giao hàng năm 2015: Trung Quốc đang xây dựng lớp tên lửa đạn đạo mới được thiết kế để xuyên qua tầng bình lưu và phát nổ trên boong tàu sân bay Mỹ, tiêu diệt thủy thủ và làm tê liệt bãi đỗ máy bay. Giờ đây, Trung Quốc đang tiến hành gia tăng sức mạnh quân sự. Một phần kế hoạch của họ là ép các tàu sân bay Mỹ tránh xa bờ biển của mình. Vì thế, Mỹ đang điều chỉnh cuộc chơi của chính họ. Cả hai đang âm thầm lao vào một cuộc đua công nghệ quân sự ăn miếng trả miếng. Trong lịch sử, kiểm soát các vùng biển đã trở thành điều kiện tiên quyết với bất kỳ quốc gia nào muốn được xem là cường quốc thế giới. Vài năm trước đây, quân đội Mỹ có thể lập tức phản ứng bằng cách điều động một hay nhiều hơn trong số 11 tàu sân bay tới khu vực để trấn an đồng minh và cảnh báo Bắc Kinh. Giờ đây, quân đội Trung Quốc cùng với chương trình tên lửa đang phát triển, đã có các tàu ngầm có thể tấn công vào biểu tượng sức mạnh quân sự Mỹ.

    [};-
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển Đông tuần qua (từ 02/01- 08/01)

    Chủ nhật, 08 Tháng 1 2012 00:00

    Tàu sân bay Trung Quốc sẽ sớm đưa vào hoạt động; Philippines mua tên lửa đất đối hải; Australia cung cấp 4 máy bay C-130 cho Indonesia; Mỹ điều chỉnh chiến lược quốc phòng; Hai tàu sân bay Mỹ thăm Thái Lan, là những sự kiện chính liên quan đến Biển Đông trong tuần qua.


    III. Phân tích và đánh giá

    “Nhìn lại xung đột và tranh chấp trên biển năm 2011” của Tào Vệ Đông, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu học thuật hải dương thuộc hải quân Trung Quốc. Đối với Biển Đông, cần nêu rõ các điểm sau: Một là, đối với vấn đề quy thuộc một số đảo và phân định vùng biển ở Biển Đông, giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philíppin và Malaysia tồn tại tranh chấp là một sự thực. Hai là, căn cứ chính của các nước có quyền lợi biển liên quan là “Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc”. Nhưng Công ước này được thông qua năm 1982, còn “đường 9 đoạn” của Trung Quốc đã được công bố từ năm 1948, được thế giới công nhận và Công ước 30 năm sau mới xuất hiện. Ba là, các bên tranh chấp đều bày tỏ cần thúc đẩy thực hiện DOC và các hợp tác liên quan. Phạm vi vùng biển mà Trung Quốc quản lý ở Biển Đông gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hàm nghĩa xác thực của “đường 9 đoạn” là: Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo nằm trong phạm vi “đường 9 đoạn”, có quyền chủ quyền và quyền quản lý vùng biển trong phạm vi “đường 9 đoạn” như đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Điều này hàn toàn phù hợp với Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc”. Các nước sẽ tăng cường hơn nữa việc bảo vệ và mở rộng quyền lợi biển. Chạy đua vũ trang của hải quân các nước nhằm giành giật ưu thế phát triển trên biển cũng sẽ gay gắt hơn. Năm 2012, các nước sẽ tăng cường hợp tác trên biển để bảo vệ an ninh các tuyến đường biển, nhưng tranh chấp trên biển sẽ tiếp tục xảy ra, biển vẫn sục sôi và hung dữ.

    “Những rủi ro của chiến lược châu Á của Mỹ” của Andrew Billo. Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, gồm sự hiện diện của thủy quân lục chiến ở Úc, các tàu hải quân ở Singapore và gia tăng sự hợp tác quân sự với Philippines và Việt Nam. Những điều này có thể giúp giữ ổn định, nhưng cũng có thể gia tăng rủi ro như có thể mắc sai lầm. Sau khi hướng sự chú ý chủ yếu vào một số nơi khác trong phần lớn thập kỷ qua, Mỹ đã thừa nhận rằng an ninh lâu dài của riêng nước này, ở nội địa hay nước ngoài, gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các quốc gia Đông Á cho thấy họ sẵn lòng đề xuất các cơ hội đầu tư cho phía Mỹ để đổi lại sự hỗ trợ về an ninh. Nhưng nếu không có sự đối thoại hiệu quả với Trung Quốc nói riêng, hiểm họa của sự leo thang quân sự sẽ hiện hữu rõ hơn nhiều. Mỹ cần đảm bảo rằng sẽ không mất đi các ưu đãi kinh tế ở Châu Á – Thái Bình Dương, và cách tốt nhất để thực hiện điều này là thông qua việc đối thoại hiệu quả hơn với Trung Quốc về những mục đích quân sự của nước này.
    Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ chính thức chuyển trọng tâm về châu Á. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 05/01/2012 đã công bố chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ. Hướng chủ đạo của chiến lược này là tinh giản lực lượng để duy trì được uy lực của quân đội Mỹ trên thế giới, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị giảm bớt. Quân đội Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương và sẽ nỗ lực đầu tư để nâng cao hiệu năng trong mọi lãnh vực, trong đó có năng lực tác chiến trong những môi trường bị đối phương tìm cách phong tỏa. Theo các nhà quan sát, dù Tổng thống Obama không hề nêu đích danh, nhưng rõ ràng là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, đang không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự để thách thức vai trò cường quốc Châu Á Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang nắm giữ. Những « môi trường » mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho Hoa Kỳ tiếp cận được ông Obama gợi lên có thể được hiểu là Biển Đông, mà Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích.

    “Giải quyết vấn đề Biển Đông không phải càng hô to càng tốt” của Tề Kiến Quốc, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Á-Thái thuộc Quỹ nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc. Cùng với việc Mỹ quay trở lại châu Á, vấn đề Biển Đông đã nóng lên rõ rệt, nhưng vẫn không thể coi là điểm nóng của khu vực. Một năm qua, giữa các nước tranh chấp chưa xảy ra sự kiện va chạm lớn về vấn đề Biển Đông, chỉ có một số tranh chấp cụ thể như việc thăm dò dầu khí. Vấn đề Biển Đông sở dĩ được cộng đồng quốc tế quan tâm là do một số nước đã đưa vấn đề này ra thảo luận ở các hội nghị quốc tế và khu vực, hơn nữa báo chí phương Tây lại thổi phồng lên. Giải quyết vấn đề Biển Đông không phải càng hô to thì càng yêu nước. Có người còn chủ trương sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề này. Những hành vi hơi tý là kêu gào đánh nhau sẽ phá hoại môi trường hòa bình xung quanh mà Trung Quốc đã kiến tạo trong nhiều năm nay. Trung Quốc luôn kiên trì quán triệt tư tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Đặng Tiểu Bình, chủ trương tiến hành đàm phán với các nước liên quan và xây dựng cơ chế đàm phán rõ ràng.

    Nguy cơ xảy ra chiến tranh lạnh mới tại châu Á do dầu mỏ? của Michael T. Klare. Khi đề cập đến chính sách Trung Quốc, liệu có phải Chính quyền Obama vừa “tránh vỏ dưa lại gặp ngay vỏ dừa?” Trong một nỗ lực nhằm "lật sang trang" hai cuộc chiến tranh thảm họa tại Trung Đông là cuộc chiến Irắc và Ápganixtan, Mỹ có thể lại đang bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới tại châu Á, bởi vì họ lại một lần nữa xem dầu mỏ là chìa khóa của uy thế toàn cầu. Từ khía cạnh địa chính trị, tất cả những điều trên dường như đang tạo một lợi thế thực sự cho Mỹ, trong khi Trung Quốc đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những sự kiện xảy ra ở bên trong hoặc dọc các tuyến đường biển, và các vùng đất xa xôi. Đối với Trung Quốc, tất cả những điều này nói đến sự suy yếu chiến lược tiềm tàng. Mặc dù phần nào dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường bộ nhưng đa số lượng dầu nhập khẩu của họ được vận chuyển bằng tàu chở dầu từ Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh qua các tuyến đường biển do Hải quân Mỹ khống chế. Quả thực, hầu như mọi tàu chở dầu sang Trung Quốc đều phải đi qua Biển Đông, vùng biển mà Chính quyền Obama hiện đang tìm cách đặt dưới một sự kiểm soát hải quân hiệu quả. Thêm vào đó, Mỹ hiện đang châm ngòi cho sự khởi đầu một cuộc chạy đua vũ trang kiểu Chiến tranh lạnh tại châu Á, mà về lâu dài, không nước nào đủ sức theo đuổi. Một cuộc chiến tranh lạnh mới tại châu Á và một chính sách năng lượng bất chấp môi trường ở Tây bán cầu có thể gây nguy hiểm cho trái đất: mầm mống chết người của cuộc chiến này phải được xem xét trước khi các bên rơi vào đối đầu và thảm họa môi trường trở nên không tránh khỏi.

    “Bảo đảm an toàn trên biển: Nam Đại Dương và Biển Đông” của Sam Bateman. Các vụ chạm giữa tàu thuyền của các quốc gia liền kề Biển Đông đã trở thành những sự cố thường xuyên ở Biển Đông. Xu hướng gia tăng của những vụ va chạm này có thể sẽ tiếp tục trừ khi có những biện pháp đúng đắn được đưa ra để ngăn chặn và xử lý những vụ việc như vậy. Trong lúc sự leo thang căng thẳng mang tính nghiêm trọng như là hậu quả của những vụ va chạm đó chưa xảy ra, nhưng luôn hiện hữu hiểm họa về tình hình nằm ngoài tầm kiểm soát dẫn đến khả năng tổn thất người hoặc chìm tàu. Nam Đại Dương và Biển Đông có môi trường hàng hải rất khác biệt nhưng cả hai đều phải đối mặt với nguy cơ cao từ các vụ va chạm trên biển, điều gây nguy hại cho sự an toàn và phá hoại các mối quan hệ quốc tế. Đòi hỏi phải có sự kiềm chế để duy trì trật tự tốt trên biển và mối quan hệ thân thiện giữa các bên liên quan.
    Bản PDF tại đây


    [};-
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Một học sinh Trung Quốc tự thú rằng: đi học với anh ta như "đi tu", ngồi học như "ngồi tù", bạn học như "kẻ thù"./.



    Sốc với tự thú của một học sinh Trung Quốc

    Khi tôi còn nhỏ tuổi, các cử nhân đại học hiếm như kỳ lân vậy, giờ thì họ nhiều như bắp rang bơ: rẻ và cả đống. Nhưng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nếu nhìn vào hơn 3 triệu người mới mỗi năm lại gia nhập hàng ngũ đông lúc nhúc hàng triệu người hiện có.



    Khung cảnh một lớp học ở Trung Quốc.
    Họ đều chen chân cho các công việc “cổ cồn trắng” không dễ kiếm trong một nền kinh tế gia công như của Trung Quốc. Vấn đề tìm việc cho các cử nhân tốt nghiệp đã tranh cãi ít nhất cả thập kỷ nay nhưng đó là một vấn đề xã hội nan giải và không bao giờ được cải thiện.
    Cha tôi là một người quét dọn ở nhà máy giấy địa phương. Ở độ tuổi ngoài 50 không có kỹ năng nghề nghiệp gì, ông kiếm được 50 tệ mỗi ngày. 50 tệ thì mua được gì? Hai tách café rẻ tiền ở một quán ở Bắc Kinh nơi mà tôi đang gõ những dòng chữ này. Nhưng nếu như bạn là một cử nhân đại học và muốn tìm việc ở quê tôi, thì khởi điểm cho bạn là mức lương còn thấp hơn thế. Hồi đầu năm ngoái tôi về làng, bố mẹ tôi kể về một cô gái trong làng bị điên. Tại sao? Vì cô ta đi học đại học, học tiếng Anh suốt 4 năm, và công việc tốt nhất mà cô ấy kiếm được là lột vỏ tôm với công nhân, những công nhân đó chỉ tốt nghiệp phổ thông và kém cô ta ít nhất 4 tuổi.

    Vậy thì tại sao, một tấm bằng đại học từng là “chén nước thánh” mà ai cũng thèm khát, một tấm hộ chiếu vẻ vang để bước vào một cuộc đời sung túc lại mất đi ánh hào quang của nó? Phải chăng con người đang theo đuổi hạnh phúc theo các con đường khác? Thực tế là bất chấp các viễn cảnh tài chính u ám và các lợi thế đang èo uột dần sau khi cầm tấm bằng đại học, cuộc đua tranh để trở thành ‘ông bà cử’ vẫn khắc nghiệt hơn bao giờ hết.

    Thời gian học phổ thông của tôi cũng không cách đây bao lâu có thể giúp cho bạn có cái nhìn sơ bộ về tình hình thực tế: Sự ganh đua đã đầu độc các mối quan hệ của con người tới nhường nào, và cảm giác của bạn khi gã bạn học ngồi sát sườn lại là kẻ thù tiềm năng của mình, người có thể cướp đi hạnh phúc cuộc đời bạn, lòng vị tha không còn dẫn lối cho tâm hồn bạn nữa. Những học sinh chỉ chăm chăm lo cho bản thân và miễn cưỡng giúp người khác. Nếu như bạn có câu hỏi toán không thể giải nổi, bạn giữ nó cho riêng mình, bởi vì mọi học sinh đều coi những gì họ học được là “tài sản riêng”. Việc cung cấp kiến thức cho người khác hoặc thậm chí đưa câu hỏi của bạn một cách ‘miễn phí’ không chỉ là việc mất thời gian, mà còn là tiếp tay cho kẻ thù của bạn.

    Tôi phải nói rằng trường phổ thông y hệt như tu viện cộng với một trại lính. 11 lớp học mỗi ngày. Chúng tôi phải dậy trước bình minh và lên giường ngủ sau 11 giờ đêm. Sau giờ học, chúng tôi được khuyến khích là cố gắng học thêm nữa nếu có thể. Một học sinh vẫn còn có thể học tiếp bài vào mỗi đêm ở trong toilet, bởi vì đó là nơi duy nhất mà đèn có thể thắp suốt 24 giờ. Ai cũng ghét anh ta, bởi anh ta đã vi phạm ranh giới vô tư mong manh mang tính sống còn cho chúng tôi để có thể sống với nhau trong hòa bình – đơn giản là anh ta đã học hơi bị chăm quá. Trường học động viên chúng tôi tận dụng mọi thời gian với câu khẩu hiệu: “Thời gian cũng như bọt nước; nếu khuấy mạnh hơn, sẽ có nhiều bọt hơn nữa”.

    Giáo viên vừa là sĩ quan huấn luyện trong quân đội, vừa kiêm chức năng của người bán hàng cho hãng thực phẩm chức năng Amway. Lúc trước lạm dụng, sau đó lại hứa hẹn. Một giáo viên không chỉ dạy học, mà còn cần phải động viên. Tôi nhớ rằng một giáo viên từng cảnh báo là nếu như không chăm chỉ, chúng tôi sẽ chỉ có thể kết thúc cuộc đời trong sự nghiệp ăn mày hoặc lang thang.

    Không chỉ có học sinh mới bị căng thẳng, mà giáo viên cũng vậy. Lương của giáo viên tương đương với số lượng học sinh thi đỗ vào trường đại học. Thậm chí hiệu trưởng cũng bị đánh giá theo các con số thống kê đó. Hồi tôi học sơ cấp, có một cô bé đã tự tử. Không quá ngạc nhiên về điều này. Những người yếu kém không thể tiếp tục học. Đó là sự chọn lọc tự nhiên.

    Nguyên nhân tự tử chỉ vì giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cô bé từ bỏ kỳ thi vào đại học. Không phải vì giáo viên đó ghét bỏ cô bé này. Ông ấy chỉ đơn thuần không muốn học lực hầu như vô vọng của cô bé có thể làm loãng kết quả trung bình của cả lớp. Cô bé đã từ chối. Giáo viên đã nói điều gì đó hẳn là khiến cô bé bẽ mặt, và quyết định tự tử vào chiều hôm đó.

    Ba năm cho cuộc đua marathon trường kỳ gian khổ này. Cao điểm không thể tránh khỏi lại là một sự thoái trào cùng cực. Bài kiểm tra không như những gì tôi hình dung – một cuộc chiến lớn. Tôi đã nhìn lại bản thân qua từng giai đoạn. Tôi từng nghĩ mình như một người lính đang luồn qua các tuyến hào và sẵn sàng với lưỡi lê trên tay, giành lấy số mệnh của mình bằng họng súng. Nhưng hỡi ôi thực tế đến thê lương. Một căn phòng nhét chật 40 học sinh trước một cái bàn nhỏ xíu, dưới sự giám sát kỹ lưỡng của hai giám thị. Chúng tôi chẳng phải là chiến binh gì hết, chỉ là một lũ tù binh. Nếu như có thể nghĩ là chúng tôi chiến đấu vì cái gì, thì đó chỉ là vì sự tồn tại của chính bản thân mà thôi.

    Buổi sáng trước khi kỳ thi bắt đầu, tôi chen qua đám đông phụ huynh học sinh. Họ đều rất lo lắng và nhìn chằm chằm vào các con của mình, cầu nguyện cho con có thể vượt qua kỳ thi. Cha tôi cũng vậy.

    Kỳ thi ba ngày diễn ra suôn sẻ, trừ việc một đứa khác nhìn trộm bài viết của tôi và giáo viên thì giả vờ như không biết. Nhưng tất nhiên làm sao tôi có thể để cho công sức học hành suốt ba năm qua của mình bị một đứa mắt la mày lét “nẫng” hết được? Tôi đáp trả nó bằng ánh mắt cứng rắn, sắc lạnh và đầy căm phẫn, rồi lấy tay che bài lại. “Kẻ cắp” liền quay đi.

    Rồi kỳ thi cũng xong. Tôi bước ra khỏi phòng mà cảm giác không khác một chiếc bao cao su dùng rồi, bị vứt đi và trống rỗng. Tất cả những gì tôi muốn là lao vào ngủ như chưa từng được ngủ suốt 3 năm qua. Không chỉ vì tôi quá buồn ngủ, mà vì tôi muốn ngủ để vùi lấp suốt 3 năm kinh hoàng thời trung học, và quên chúng đi như thể một cơn ác mộng. Và khi tỉnh dậy, tôi hy vọng rằng mình có thể là một người mới, với một cuộc đời mới.

    Một tháng sau đó, tôi có lá thư báo kết quả trúng tuyển của trường đại học. Gia đình tôi thì vui mừng khôn xiết. Còn tôi thì hiểu những gì sẽ đến với mình ở đại học cũng sẽ chẳng vui đến thế. So với 3 năm trước, tôi giờ có lớn hơn, nhưng lại chẳng khôn hơn chút nào.

    Cảm giác của tôi đã đúng, trường đại học cũng chỉ là một chu trình khác. Chúng tôi lại phải vượt qua một chuỗi các cơn lo âu, ăn năn, buồn chán và vỡ mộng, chỉ là với các mục tiêu khác nhau mà thôi: trước kia là phải vượt qua kỳ thi đại học, giờ là phải trở thành đảng viên, tìm được bạn gái và có một công việc.

    Lê Thu (theo Danwei)
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)] Tặng BL nè.[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này