1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4271 người đang online, trong đó có 197 thành viên. 07:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 31153 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bác Tú, bác làm ơn cho hỏi: năm nay, mai bán tốt hông?
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    9/1/2012, 21:00 GMT
    Philippines lại "sôi" vì thuyền Trung Quốc xâm nhập

    Người dân Phillippines đã rầm rộ phản đối một đợt xâm nhập mới của Trung Quốc trên vùng biển nước này vẫn tuyên bố có chủ quyền. Đây là một động thái có thể sẽ lại khơi dậy căng thẳng trên các vùng biển tranh chấp ở biển Đông.


    Để có tiếng nói mạnh hơn đối với Trung Quốc, Philippines đã quay ra "cầu cứu" Mỹ để củng cố quân đội thuộc diện yếu kém nhất Châu Á của mình.

    Dư luận ở Philippines lại nóng lên sau khi bộ Quốc phòng và Các Lực lượng Vũ trang Philippines phát hiện ra hai tàu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đi vào vùng biển lân cận của bãi đá Sa Bin, mà Philippines tuyên bố có chủ quyền vào hai ngày 11 và 12 tháng trước.
    Bộ ngoại giao Philippines đã gửi công hàm bày tỏ "quan ngại sâu sắc đến Đại sứ Trung Quốc về những hành động này trên biển Đông.
    Bộ trưởng bộ Ngoại giao, Alberto del Rosario nói: “Các cuộc xâm nhập này của Trung Quốc rõ ràng là vi Tuyên bố Ứng xử giữa các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 và Công Ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
    Chính phủ của tổng thống Aquino đã bắt đầu gọi vùng biển phía Tây nước này là biển Tây Philippine để khẳng định chủ quyền trên khu vực tranh chấp ở biển Đông.
    Năm ngoái, Philippines cũng đã lên tiếng buộc tội các lực lượng Trung Quốc khơi mào cho các cuộc đối đầu với nước này ở khu vực tranh chấp.
    Tháng trước, truyền thông Philippine đưa tin, ba chiếc tàu của Trung Quốc đã xâm nhập vào khu vực đặc quyền của nước này. Hiện tại, ba tàu này đã đóng quân ở dải Đá Vành khăn, Trung Quốc hiện đang chiếm đóng.
    Trung tướng Joancho Sabban, người đứng đầu Bộ Tư lệnh phương Tây có trụ sở đặt tai tỉnh Palawan cho hay một tàu tuần tiễu và một máy bay chiến đấu của Philippine đã giữ khoảng cách theo dõi cho đến khi hai tàu này rời khỏi vùng biển Philippines tuyên bố chủ quyền.
    Những tàu này rõ ràng là di chuyển từ dải Đá vành khăn, Trung Quốc đang chiếm đóng, sau đó đã tiến vào vùng biển của Philippine trên đường quay trở lại Trung Quốc trong đợt đi tuần định kỳ, tướng Sabban nói.
    Hãng tin AP trích lời ông Sabban nói: “Chúng tôi để mắt theo dõi. Họ không thả neo hay đổ vật liệu xây dựng và có vẻ như chỉ định đi qua".
    Nghiên cứu của Trung Quốc năm 2008 dự đoán rằng biển Đông là một bể chứa dầu lên tới 213 tỷ thùng, đứng thứ hai trên thế giới.
    Khi tranh chấp trở nên gay gắt hơn, Philippines đã quay ra cầu cứu Mỹ, một đồng minh quân sự theo hiệp ước của mình để nhờ giúp đỡ củng cố nền quân sự thuộc vào dạng yếu nhất ở Châu Á.
    Hải quân Philippines tháng trước đã đưa một tàu tuần tiễu cũ được Mỹ tài trợ vào hoạt động trên biển Đông.
    Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Del Rosario cho hay, tổng thống Benigno Aquino III năm nay lên kế hoạch sang thăm Mỹ để xin hỗ trợ thêm 2 tàu nữa và một máy bay hiến đấu F-16.
    HOA TẠ
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển, đảo VN Thứ Hai, 09/01/2012, 17:12 GMT

    "Kỷ yếu Hoàng Sa" ra mắt hết sức xúc động và ấn tượng

    Chiều 9/1, buổi giới thiệu cuốn sách "Kỷ yếu Hoàng Sa" với chủ đề "Hoàng Sa là của Việt Nam" đã diễn ra trang trọng mà hết sức xúc động và đầy ấn tượng tại Bảo tàng Đà Nẵng

    Những người tổ chức đã rất nhiều ý tứ khi chọn địa điểm để giới thiệu cuốn sách. Đó là khoảng sân trước Bảo tàng Đà Nẵng vốn nằm trong khuôn viên di tích quốc gia Thành Điện Hải, nơi ghi dấu chiến công của quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương đã đẩy lùi quân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược Việt Nam vào tháng 8/1858.
    Tại đây, trên một hồ nước nhỏ là mô hình quần đảo Trường Sa với 21 bia đá chủ quyền được gắn trên 21 khối đá san hô tượng trưng cho 21 hòn đảo Phan Vinh, Sinh Tồn, Song Tử Tây, Cô Lin, Tiên Nữ, Sơn Ca, Trường Sa Đông, Nam Việt... cùng cây bàng vuông do Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Đà Nẵng.

    Cũng trên hồ nước đó, nổi bật bia chủ quyền đối với Hoàng Sa mang dòng chữ tiếng Pháp "République Francais Royaume d' Annam Archipels des Paracels 1816 Ile de Pattle 1938" (tạm dịch: Cộng hoà Pháp - Vương quốc Đại Nam - quần đảo Hoàng Sa 1816 - đảo Hoàng Sa 1938) cùng mô hình thuyền buồm đi Hoàng Sa của hải đội Hoàng Sa thế kỷ XVII hướng đến ngọn hải đăng mang dòng chữ "Huyện Hoàng Sa".
    Trong khung cảnh đó, lời phát biểu của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa vang lên dõng dạc: "Tập sách "Kỷ yếu Hoàng Sa" ra đời với mong muốn góp phần bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa như Thủ tướng *************** đã phát biểu tại lễ mít tinh quốc gia "Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam" ngày 8/6/2011: Cần tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn dân, toàn quân trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc...".

    Từ trái sang: Chiếc thuyền buồm của hải đội Hoàng Sa, bia đá chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, 21 bia đá chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, ngọn hải đăng Hoàng Sa - Tất cả đều khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam - Ảnh: HC

    Ông cho hay, tập sách "Kỷ yếu Hoàng Sa" gồm 212 trang (chưa kể lời ngỏ và phụ lục) được chia làm 4 phần. Phần "Hoàng Sa - chủ quyền Việt Nam" và phần "Công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa" nêu rõ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cùng những bằng chứng lịch sử khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
    Trong đó, giai đoạn trước 1884, nhà nước Đại Việt thời chúa Nguyễn đã xác lập và thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa; nhà nước Đại Việt thời Tây Sơn chống hải tặc và bảo vệ biển Đông (1771 - 1801); nhà nước Việt Nam thời nhà Nguyễn tiếp tục sử dụng Đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ Hoàng Sa. Trong giai đoạn từ 1884 - 1945, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại, Cộng hoà Pháp tiếp tục khẳng định quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa trong thời Pháp thuộc.

    Cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" nêu rõ: Từ 1946 - 1956, lợi dụng Việt Nam đang lo kháng chiến chống Pháp, quân Tưởng Giới Thạch và sau đó là quân của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tiến hành chiếm đóng một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ 1956 - 1975, theo quy định của Hiệp định Genève, đất nước Việt Nam chia đôi lãnh thổ. Tranh thủ cơ hội này, các nước Trung Quốc, Đài Loan, Philippines tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý, bảo vệ của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
    "Sau năm 1975, Nhà nước Việt Nam thống nhất đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chúng ta làm chủ thật sự, ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào" - ông Đặng Công Ngữ nhấn mạnh.

    Điều đó càng được khẳng định qua phần "Huyện Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử" với những dòng ký ức của những người đã đặt chân lên mảnh đất Hoàng Sa làm nhiệm vụ giữ đảo, bảo vệ biên cương. Đó là những gì họ tận mắt chứng kiến, về sự thật những ngày ở đảo với bao kỷ niệm vui buồn đời thường và cả những dòng tự sự về Hoàng Sa, về Tổ quốc thiêng liêng.
    Đó còn là "Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa" đề cập những hoạt động tại địa phương và nhân dân cả nước có liên quan đến việc sưu tầm tài liệu, hiện vật minh chứng quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, lịch sử của công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa...
    Tại buổi giới thiệu "Kỷ yếu Hoàng Sa", Báo điện tử Infonet đã có dịp gặp gỡ, ghi nhận ý kiến của các nhân chứng từng sống, làm việc và chiến đấu ở quần đảo Hoàng Sa như Phạm Khôi, Nguyễn Văn Cúc, Nguyễn Nhự... cùng ý kiến các vị lãnh đạo địa phương, người làm công tác sử học như ông Bùi Văn Tiếng, Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ đồng thời là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng.
    Mời bạn đọc theo dõi bài tiếp: "Mong một ngày ngắm mặt trời lặn ở bờ Tây Hoàng Sa".
    HẢI CHÂU


    [};-
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tin nóng bỏng
    Lại một chú Tàu Khựa lòi mặt ra.....



    Thứ Hai, 09/01/2012, 22:29 GMT

    "Hồn nhiên" gọi biển Đà Nẵng là... biển Nam Trung Quốc

    Ngày 9/1, một số bạn đọc gọi điện cho Báo điện tử Infonet bày tỏ bức xúc khi phát hiện website chính thức của Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Trung (MAC) gọi biển Đà Nẵng là "China Beach" (tức biển Nam Trung Quốc).


    Wibsite chính thức của Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Trung vẫn gọi biển Đà Nẵng là "China Beach"

    Để xác thực thêm, chúng tôi đã truy cập vào trang web của MAC tại địa chỉ www.mac.org.vn.

    Ở mục giới thiệu về Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, MAC hết lời ngợi ca: "Đà Nẵng không những là TP cảng biển nhộn nhịp trong suốt các thập kỷ qua mà ngày nay còn là cảng hàng không quốc tế. TP ngày nay rất tự hào về các giá trị văn hoá lâu đời cũng như sự phát triển các khu nghỉ mát hiện đại trong thời gian gần đây. Khu vực xung quang Đà Nẵng thật nổi bật bởi các di sản văn hoá thế giới hội tụ về đây Mỹ Sơn - Hội An - Huế...".
    Tuy nhiên khi nói đến những phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời của Đà Nẵng, bên cạnh "Bà Nà - Đà Lạt của miền Trung", "Ngũ Hành Sơn đầy huyền thoại"... thì website chính thức của WAC cũng đồng thời nhấn mạnh TP này có "bãi biển nổi tiếng thế giới “China Beach”!
    Cần nhắc lại rằng, trong khoảng thời gian cuối năm 2010, đầu năm 2011, các cơ quan báo chí và bạn đọc đã phát hiện trên các website và trên các ấn phẩm quảng bá của một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch sử dụng cụm từ “China beach” để chỉ về vùng biển Đà Nẵng, nhiều nhất vẫn là website của các doanh nghiệp nước ngoài.
    Để chấn chỉnh tình trạng này, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan thường xuyên kiểm tra việc quảng cáo trên mạng, trên ấn phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; yêu cầu tháo gỡ, hủy bỏ thông tin sai lệch trên các website và ấn phẩm quảng bá; xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm đăng thông tin sai lệch về địa danh ở Đà Nẵng.
    Đặc biệt, để tránh gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, từ tháng 3/2011, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng lúc đó là ông Trần Văn Minh đã có văn bản chỉ đạo Sở VH-TT-DL phối hợp với Sở TT-TT thường xuyên kiểm tra và đề xuất hình thức xử lý các trường hợp doanh nghiệp dùng cụm từ “China beach” (biển Nam Trung Quốc) để chỉ về vùng biển Đà Nẵng.
    Đồng thời, lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản đề nghị Bộ VH-TT-DL, Bộ Ngoại giao và Bộ TT-TT xem xét, hỗ trợ, làm việc với các nước. Qua đó yêu cầu doanh nghiệp các nước cải chính và thống nhất tên gọi các địa danh của Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, tránh gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia.
    Vậy mà cho đến nay, website của MAC vẫn tiếp tục "hồn nhiên" gọi biển Đà Nẵng là... biển Nam Trung Quốc. Lẽ nào MAC, một đơn vị thuộc Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) chứ hoàn toàn không phải là doanh nghiệp nước ngoài, lại không biết hay vẫn phớt lờ lệnh cấm của chính quyền TP Đà Nẵng, gây hiểu nhầm cho du khách trong và ngoài nước?
    Chúng tôi đã nhiều lần gọi điện cho ông Hoàng Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên MAC, để hỏi thêm về vấn đề này. Nhưng rất tiếc điện thoại của ông luôn trong trạng thái... "hiện không liên lạc được"!


    HẢI CHÂU


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^



    Với nhưng ÔNG NHỚN như thế này thì phải sử lý sao đây các bác?
  5. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Lâu lâu mới lại vào đây, có quá nhiều thông tin hữu ích.
    Các bác ở đây yêu nước, yêu đời và yêu thơ quá. Mà như bác nào cũng biết làm thơ thì phải; nhất là bác TUGAN và HOATIMBANGLANG.
    Bái phục, bái phục ......
    Mong được chỉ giáo!

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  6. bonbon123

    bonbon123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Đã được thích:
    20
    Điệu đà Hoa Tím Bằng Lăng
    Trí Dũng tán mãi mà nàng chẳng ưng
    Tú Gàn gán ghép chẳng dừng
    Tím vẫn ngập ngừng chẳng gật đầu cho
    Dũng này, tớ góp ý cho:
    Tặng nàng tên lửa thật to diệt Tàu!


    Hi hi, ghẹo vui các bạn chút!
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    Đang tiết tiểu hàn, tới Đại hàn .
    Miền Bắc lạnh, sương tỏa mờ lan .
    Thương chị em một mình không bạn.
    Dạo phố đợi đông tàn, xuân sang...

    [};-[};-[};-[};-[};-​
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Ngày mai ông mai mới nhận mai !
    Mai chưa về thì bán cho ai ?
    Tổng cộng ba trăm ba chục chậu ...
    Hi vọng hoành tráng tết năm nay !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Anh xem ở đây này :http://f319.com/home/1485912/page-29
    [};-[};-[};-[};-[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này