Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6618 người đang online, trong đó có 826 thành viên. 16:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30871 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Phản ứng của thế giới sau khi Mỹ công bố chiến lược quân sự mới (09/01/2012)

    Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố các kế hoạch quân sự mới, trong đó có việc cắt giảm chi tiêu và tập trung chú ý vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Ngay lập tức các nước liên quan có phản ứng.


    Hướng chủ đạo của chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ là tinh giản lực lượng để duy trì uy lực của quân đội Mỹ trên thế giới, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Trọng tâm chiến lược cũng chuyển dịch sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

    Trong thông cáo báo chí, Nhà Trắng nhấn mạnh, đây là một bước chuyển quan trọng trong các mục tiêu chiến lược quân sự của nước Mỹ, thoát dần ra khỏi những cuộc chiến tốn kém tại Iraq và Afghanistan để hướng tới một "trọng tâm mới trong tương lai”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta coi đây là một bước thay đổi lịch sử đối với tương lai và khẳng định khu vực Châu Á-Thái Bình Dương giờ trở thành một trọng tâm lớn hơn. Ông Leon Panetta tuyên bố: "Đây là những khu vực nơi chúng tôi nhìn thấy những thách thức lớn nhất cho tương lai... Châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng có tầm quan trọng đối với tương lai của Hoa Kỳ xét cả về kinh tế lẫn an ninh quốc gia”.

    Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ nói rằng Hoa Kỳ không có ý định tạo ra một kỷ nguyên nữa với những cuộc chiến trên bộ, mà thay vào đó muốn quân đội của mình đủ khả năng tham chiến trong khi vẫn có thể tập trung vào ứng phó với những mối đe dọa.

    Tổng thống Barack Obama cho biết, ngân sách quốc phòng của Mỹ tăng rất mạnh trong thập niên qua và hiện còn lớn hơn ngân sách của 10 nước kế tiếp gộp lại. Quân đội Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại vùng Châu Á - Thái Bình Dương và sẽ nỗ lực đầu tư để nâng cao hiệu năng trong mọi lĩnh vực, trong đó có năng lực tác chiến trong những môi trường bị đối phương tìm cách phong tỏa. Ông nói, Mỹ sẽ củng cố sự hiện diện tại vùng Châu Á - Thái Bình Dương, và việc cắt giảm ngân sách sẽ không tác hại đến khu vực trọng yếu này; Mỹ cũng sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các quan hệ đối tác và liên minh thiết yếu, trong đó có NATO và Mỹ sẽ đề cao cảnh giác, đặc biệt là tại Trung Đông... Theo ông Obama, Mỹ sẽ có năng lực đảm bảo an ninh với một lực lượng quy ước trên bộ ít người hơn và Mỹ sẽ tiếp tục từ bỏ các hệ thống đã lỗi thời tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh để có thể đầu tư vào các phương tiện cần cho tương lai, bao gồm cả tình báo, giám sát, trinh sát, chống khủng bố, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và khả năng hoạt động trong những môi trường mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho Mỹ tiếp cận.

    Các nhà phân tích cho rằng, dù Tổng thống Barack Obama không nêu đích danh, nhưng rõ ràng là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, quốc gia đang không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự để thách thức vai trò cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang nắm giữ. Những "môi trường” mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho Hoa Kỳ tiếp cận được ông Obama gợi lên có thể được hiểu là Biển Đông, nơi Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích, và eo biển Hormuz mà Iran dọa phong tỏa.

    Thế giới đã có các phản ứng tức thì ngay sau khi Mỹ công bố chiến lược quốc phòng mới. Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc công bố bài bình luận với lời lẽ được giới truyền thông quốc tế cho là "thận trọng”. Tân Hoa Xã cho rằng, việc Mỹ muốn tăng cường trở lại sự hiện diện tại châu Á là một điều đáng hoan nghênh nếu được tiến hành một cách tích cực, không mang hơi hướng của tâm lý thời Chiến tranh Lạnh. Theo tác giả bài bình luận, trong trường hợp đó, sự hiện diện của Mỹ sẽ không chỉ có lợi cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực mà còn tốt cho cả Trung Quốc. Tân Hoa Xã còn lưu ý rằng "khi tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ không nên có hành động thị uy vì điều đó chỉ phá hoại thay vì củng cố hòa bình”.

    Trong khi đó, một số nhà phân tích Australia coi việc Mỹ tái xác định Châu Á - Thái Bình Dương là ưu tiên chiến lược là một cơ hội lớn cho nước mình, vì họ hy vọng Australia sẽ được hưởng lợi từ chiến lược quốc phòng này của Hoa Kỳ. Giới phân tích quân sự nói, chiến lược mới của Mỹ đồng nghĩa với việc Australia sẽ có vai trò lớn hơn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong số những người ủng hộ quan điểm này có Đại sứ Australia tại Washington Kim Beazley, người đã có thời nắm giữ cương vị Thứ trưởng Quốc phòng và Tiến sĩ Rod Lyon, Giám đốc Chương trình Quốc tế và Chiến lược thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia. Theo ông Rod Lyon, mặc dù tái định hướng chiến lược của mình theo hướng tập trung vào Châu Á - Thái Bình Dương nhưng Hoa Kỳ cũng mong muốn các đối tác, trong đó có Australia, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chung; tham gia vào nhiều lĩnh vực, không chỉ không gian quân sự truyền thống mà còn cả không gian ảo và không gian vũ trụ, và như vậy Australia cần tăng cường năng lực của mình hơn nữa để có thể đáp ứng được vai trò này. Về vấn đề quan hệ giữa Australia với Trung Quốc, Đại sứ Beazley nói, mối quan hệ này sẽ không bị ảnh hưởng cho dù trọng tâm của Hoa Kỳ rõ ràng là nhằm đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.

    Hàn Quốc cũng đã lên tiếng bình luận về chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, cho rằng nó không ảnh hưởng tới an ninh Hàn Quốc. Mặc dù chiến lược này có đề cập đến vấn đề giảm chi phí quốc phòng và giảm số binh sĩ lục quân nhưng Hàn Quốc tỏ ra không lo ngại... Một quan chức cấp cao của Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Washington đã thảo luận với Chính phủ Hàn Quốc trước khi công bố chiến lược quốc phòng mới. Chiến lược quân sự mới của Mỹ được đưa ra nhằm sắp xếp lại sức mạnh quân sự tổng thể và tình hình đối phó của các lực lượng tại khu vực châu Âu và Trung Đông chứ không phải ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thậm chí các lực lượng quân sự được điều chỉnh lại này có thể sẽ được điều tới khu vực châu Á. Trong buổi họp báo thường kì của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 6-1, Bộ này đã lên tiếng hoan nghênh kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định sẽ không có bất kì sự thay đổi nào trong quan hệ hợp tác chặt chẽ song phương Mỹ-Hàn Quốc, đồng thời phủ nhận khả năng gánh nặng chi phí quốc phòng của phía Hàn Quốc sẽ tăng và khả năng cắt giảm số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.

    Thanh Minh
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thành tựu y học Trung Quốc

    Cập nhật 09/01/2012 03:55:02 PM (GMT+7)
    Trung Quốc: Bỗng dưng ngực bự nhờ thuốc mọc tóc

    Trong khi vô số phụ nữ tìm mọi cách để có vòng một nảy nở quyến rũ thì một người đàn ông ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) bỗng dưng lại có được điều này. Tất cả là "nhờ" thuốc mọc tóc.

    Người đàn ông khổ sở với bộ ngực nữ tính này đã phải cầu cứu các bác sĩ để trở về vóc dáng như xưa.

    Ban đầu, Guo Qingbo chỉ muốn chữa bệnh hói đầu. Bác sĩ bảo anh ta gội đầu cùng với... thuốc tránh thai.

    Và Guo đã rất chăm chỉ làm theo lời khuyên của bác sĩ.

    Nhiều người hàng xóm trêu chọc anh Guo vì bộ ngực phụ nữ này
    Quả nhiên, tóc đã mọc. Và trên cơ thể người đàn ông này cũng mọc thêm một bộ ngực lớn.

    Trên một trang thông tin của Trung Quốc, Guo Qingbo bị hàng xóm trêu chọc vì bộ ngực "phụ nữ" này.

    Sau đó, Guo đã đến thành phố Tế Nam để điều trị. Lúc này, anh tìm đến một vị bác sĩ khác.

    Sau khi loại bỏ lượng mỡ thừa ở ngực, anh Guo lại là một người đàn ông bình thường. Các bác sĩ ở Tế Nam đã kiểm tra tình hình và xác định ngực của Guo bị tích tụ một lượng mỡ thừa quá lớn.
    Thông qua một tiểu phẫu, các bác sĩ đã lấy đi lượng mỡ thừa từ các cơ ngực của Guo.

    Giờ đây, Guo lại có bộ ngực "đàn ông" và tóc vẫn mọc đầy đầu.

    Thu Thu (theo GP)



    Mách nhỏ bác @Tugan [};-
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427

    Việt Nam quản lý Hoàng Sa, Trường Sa liên tục, không có tranh chấp

    10/01/2012 10:36 (3 giờ trước) - Đã có 944 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    GS Monique Chemillier khẳng định: các triều đại phong kiến Việt Nam đã thực thi quyền quản lý hành chính tại Trường Sa và Hoàng Sa một cách liên tục nhiều thế kỷ.


    Tag: quần đảo, chủ quyền, lén lút, trung quốc, sài gòn, trường sa, hoàng sa, trần văn hữu, nam việt nam, thực thi quyền, monique chemillier, dễ nuốt trôi, đh paris vii

    [SIZE=+0](Đất Việt) Kỳ 2: Quản lý liên tục, không có tranh chấp

    >> Việt Nam thực sự làm chủ HS-TS

    Giáo sư Monique Chemillier-Geudreau (Khoa Công pháp quốc tế và Khoa học chính trị của ĐH Paris VII) là một trong những học giả đầu tiên công khai trên diễn đàn quốc tế, vạch rõ sự thật về bản chất của cuộc tranh chấp mới nảy sinh đối với Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời đưa ra những cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

    Với cuốn sách hơn 300 trang: Hoàng Sa và Trường Sa: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nữ Giáo sư Monique Chemillier đã khẳng định: các triều đại phong kiến Việt Nam suốt nhiều thế kỷ đã thực thi quyền quản lý hành chính tại Trường Sa và Hoàng Sa một cách liên tục, không ngắt quãng, cũng không có sự tranh chấp nào từ một nước bên ngoài.

    Chiếm đóng bằng vũ lực là bất hợp pháp

    Bà viết: “Từ năm 1956, Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và đến 1974 chiếm nốt phần còn lại bằng biện pháp chiếm đóng quân sự, gạt bỏ sự có mặt trước đó của Việt Nam trên vùng đất ấy”. Năm 1956, nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc “lén lút” đánh chiếm nhân lúc quân đội viễn chinh Pháp rút đi, và hải quân Nam Việt Nam vẫn giữ phía Tây. Đến năm 1974, họ lại tiến thêm một bước nữa. GS Monique viết thêm: “Tháng giêng năm 1974, họ chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo sau những trận chiến ác liệt. Và kể từ ngày ấy, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bị đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của Trung Quốc”.

    Đầu tháng 9/1951, tại một hội nghị ở San Francisco (Mỹ), ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng trong chính quyền Bảo Đại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Sau đó, chính quyền ở Nam vĩ tuyến 17 cũng đã lên tiếng tố giác hành động phi pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa khi xảy ra sự kiện 1956 và 1974.

    Tháng 1/1974, chính quyền Sài Gòn đã kháng nghị với Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời cho xuất bản cuốn Sách Trắng vạch rõ và lên án mạnh mẽ hành động chiếm đoạt bất hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn cũng đã nhân khóa họp thứ 2 của Hội nghị Quốc tế lần thứ 3 về Luật Biển của LHQ ở Caracas (Venezuela) tháng 6.1974 để tái khẳng định các quyền về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo. Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng bất hợp pháp này của phía Trung Quốc.[/SIZE]
    [​IMG] Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm tại huyện đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi). [SIZE=+0]Trên cơ sở phân tích những sự kiện lịch sử và hành động của Trung Quốc, Giáo sư Monique đưa ra nhận xét: “Luật quốc tế hiện đại, cụ thể là tại Điều 2, Khoản 4 của Hiến chương LHQ, nghiêm cấm việc dùng vũ lực xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của một nước. Do đó, hành động chiếm đóng quân sự của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, bằng bất cứ cách nào, cũng không bao giờ có thể trở thành một chứng cứ, và được thừa nhận”. Nguyên tắc được nêu tại Điều 2, Khoản 4 Hiến chương LHQ tiếp tục được phát triển trong Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ tháng 10/1974.

    Nghị quyết này khẳng định: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.

    Trung Quốc không xác lập chủ quyền

    Trước năm 1956, hai quần đảo thuộc chủ quyền quản lý của chính quyền Đông Dương thuộc Pháp khi nước Việt Nam thuộc quyền bảo hộ của Pháp theo Hiệp ước 1884. Còn từ 1884 trở về trước, hai quần đảo ấy đã từng nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thể hiện trên bản đồ quốc gia từ đời nhà Lê (thế kỷ XV).

    Bằng việc đưa ra một thống kê chi tiết biên niên sử các sự kiện về Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỷ XVIII đến năm 1995, Giáo sư Monique Chemillier-Geudreau đã cho mọi người thấy rằng, trải qua các giai đoạn lịch sử, các chế độ khác nhau, chính quyền Việt Nam thực sự đã liên tục thực thi chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo này. Chỉ có “Trung Quốc là nước duy nhất mới chiếm cứ Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự”, nghĩa là đã dùng biện pháp bất hợp pháp để chiếm lấy.

    So với Hoàng Sa, thì Trường Sa xa lục địa hơn nhiều, nên Trung Quốc không “dễ nuốt trôi”. Các đảo đó đã từng nằm trong khu vực quản lý trên biển của các hoàng đế An Nam trước khi thực dân đến. Việc Trung Quốc hoàn toàn không có yêu sách gì đã khiến Chính phủ Pháp tự do hành động hơn trong việc chiếm đóng và khẳng định trước thế giới chủ quyền của mình, ngay khi điều đó trở thành một cuộc tranh chấp trước sự đe dọa ngày càng lớn của Nhật Bản.

    Chủ quyền của Việt Nam đối với cả 2 quần đảo đã được GS Chemillier-Geudreau thừa nhận “đây là một quyền phù hợp với hệ thống pháp lý của thời đại. Không có một dấu tích nào của Trung Quốc nói lên rằng họ phản bác việc các vua chúa Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ XVIII, hoặc trước nữa, cho đến thế kỷ XIX khi các vua chúa Việt Nam tổ chức hành chính để khai thác các đảo thuộc chủ quyền tài phán của mình”.

    Thậm chí ngay trong các giấy tờ văn kiện của Trung Quốc cũng có những bằng chứng xác nhận không có những yêu sách của Trung Quốc trong trường kỳ lịch sử đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. “Trung Quốc đã không những không có hành động xác lập chủ quyền đối với các quần đảo ấy mà bằng sự im lặng của mình, đã đồng thuận với việc Việt Nam nắm quyền sở hữu những đảo này”.[/SIZE]



    Theo quocphong.baodatviet.vn



  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nguồn gốc cụm từ "Lợi ích Cốt lõi" của Trung Quốc

    Tác giả: TÚ TÙNG (MANILA)
    Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

    Trong năm 2010, một số quan chức Mỹ cho biết mặc dù quan chức Trung Quốc đã dán mác "lợi ích cốt lõi" cho Biển Đông, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn không tuyên bố rõ ràng trong các văn kiện chính sách của mình về việc coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", song họ cũng không phủ nhận điều đó.

    LTS: Bài viết dưới đây tập hợp các ý chính của bài viết "Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông" của Giáo sư Stein Tonnesson, Đại học Uppsala, Thụy Điển, tháng 09/2011, và bài "Trung Quốc Mập mờ về Khái niệm Lợi ích Cốt lõi" của Edward Wong và Li Bibo đăng trên tờ The New York Times ngày 31/03.

    Xuất xứ của cụm từ "Lợi ích Cốt lõi":

    Cụm từ "Lợi ích Cốt lõi" của Trung Quốc bắt nguồn từ một tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Mỹ trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Obama cuối năm 2009. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đề xuất mỗi bên nên định nghĩa những lợi ích cốt lõi mà bên kia phải cam kết tôn trọng. Tổng thống Obama đã đồng ý đưa thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" vào tuyên bố chung, song thực tế Mỹ không thích định nghĩa bất kỳ một lợi ích cốt lõi nào của Mỹ mà Trung Quốc phải tôn trọng. Cách đặt vấn đề có đi có lại kiểu này không hấp dẫn đối với Mỹ. Mỹ chỉ muốn định nghĩa những lợi ích chung mà cả hai bên phải có trách nhiệm với tư cách là những cường quốc thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cố đưa ra "lợi ích cốt lõi" của mình và đã nói trong một cuộc gặp với hai đại diện của Mỹ hồi tháng 03/2010 rằng Biển Đông có thể được nâng lên thành "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, hàm ý rằng Trung Quốc sẽ không dung thứ việc Mỹ can thiệp vào Biển Đông. Phía Mỹ bị sốc và sau đó dường như đã tung thông tin này cho báo chí.

    Trong bài phỏng vấn tháng 11 với Tạp chí "The Australian", Ngoại trưởng Clinton cho biết ông Dai Bingguo, một quan chức chính sách đối ngoại cao cấp trong chính phủ Trung Quốc, nói với bà điều đó tại cuộc gặp cấp cao tháng 5/2010. Bà Clinton nói: "Tôi đã ngay lập tức trả lời rằng chúng tôi không đồng ý với điều đó", mặc dù một số học giả tại Mỹ và Trung Quốc nghi ngờ liệu có đúng ông Dai đã phát ngôn như vậy. Ông Taylor Fravel, giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts, cho biết phát biểu của bà Clinton là nhằm phản ứng lại một loạt những hành động tại Biển Đông được cho là để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.

    Trong năm 2010, một số quan chức Mỹ cho biết mặc dù quan chức Trung Quốc đã dán mác "lợi ích cốt lõi" cho Biển Đông, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn không tuyên bố rõ ràng trong các văn kiện chính sách của mình về việc coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", song họ cũng không phủ nhận điều đó.

    Quá trình sử dụng cụm từ "lợi ích cốt lõi" tại Trung Quốc:

    Ông Michael Swaine, chuyên gia phân tích của Carnegie Endowment for Peace, đã xuất bản một bài viết nghiên cứu trên tờ "China Leadership Monitor" về việc Trung Quốc sử dụng thuật ngữ "lợi ích cốt lõi". Từ 2004, các quan chức, học giả và báo chí Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ này ngày càng nhiều để nhắc đến chủ quyền. Ban đầu, thuật ngữ này ám chỉ Đài Loan, sau đó thêm Tây Tạng và Tân Cương. Sau khi nghiên cứu kỹ nhiều nguồn tài liệu của Trung Quốc, ông Swaine đã kết luận Trung Quốc chưa chính thức coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi". Ông Swaine còn phân tích thêm: "sự thiếu thống nhất trong quan điểm, cùng với tình thế khó xử trong việc khẳng định Biển Đông là lợi ích cốt lõi cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đang bất đồng về vấn đề này".

    Ý tưởng "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế và khiến Trung Quốc bẽ mặt nên Trung Quốc đã rút lại ý tưởng này.

    Vào mùa thu năm 2010, lãnh đạo Trung Quốc đã ra lệnh cấm các cơ quan thông tấn không được viết về chủ đề này nữa. Ông Joseph Nye Jr, giáo sư về Quan hệ Quốc tế tại Harvard và là cựu quan chức Lầu năm góc, nói: "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang thoái lui và giảm nhẹ vấn đề này vì những rắc rối trong quan hệ với Mỹ và các nước ASEAN".

    Trong chuyến thăm Mỹ của ông Hồ Cẩm Đào tháng 01/2011, hai bên đã không đưa ra định nghĩa "lợi ích cốt lõi".



    Ảnh minh họa: THX

    Các quan điểm khác nhau trong nội bộ Trung Quốc về "Lợi ích Cốt lõi":

    Diều hâu: Việc ông Dai tăng cường sử dụng thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" đã làm vấn đề thêm trầm trọng. Năm 2009, ông đã mở rộng thuật ngữ này, cho rằng Trung Quốc có 3 lợi ích cốt lõi: duy trì hệ thống chính trị, bảo vệ tuyên bố chủ quyền và phục vụ phát triển kinh tế. Một số quan chức Trung Quốc có thể hiểu là Biển Đông và những tranh chấp chủ quyền khác là "lợi ích cốt lõi".

    Ôn hòa: Ông Zhu Feng, giáo sư về chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói: "Chính sách của Trung Quốc là không coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi, nhưng khó khăn là việc phủ nhận điều đó trước công luận sẽ bị coi là một hành động hèn nhát của các lãnh đạo Trung Quốc. Vì vậy chính phủ không muốn kích động người dân". Bộ Ngoại giao, Hội đồng Nhà nước, và Chính phủ Trung Quốc không trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề này, mặc dù được hỏi nhiều lần.

    Trung Quốc hiện vẫn đang tranh luận về việc có nên chính thức nâng cấp Biển Đông thành "lợi ích cốt lõi" bằng cách đặt vấn đề này ngang với những vấn đề chủ quyền khác như Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương mà có thể can thiệp quân sự hay không.

    Trang web Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm dò dư luận về liệu đã cần thiết để coi Biển Đông là: "lợi ích cốt lõi" hay chưa? Đến tháng một năm 2011, 97 phần trăm (tương đương với 4.300 người) trả lời là có
    .

    Sau phát biểu của bà Clinton, tờ báo tiếng Anh "Hoàn Cầu" của Trung Quốc, đăng bài xã luận gay gắt gắn Biển Đông vào lợi ích cốt lõi của Trung Quốc - "Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của mình để bảo vệ lợi ích cốt lõi bằng biện pháp quân sự".

    Các quan chức quân sự cao cấp phát biểu ở cả hai cực của vấn đề. Ông Han Xudong, đại tá quân đội và giáo sư tại Đại học Quốc phòng, viết trên Tạp chí Outlook rằng: "Sức mạnh tổng thể của Trung Quốc, đặc biệt là tiềm lực quân sự, chưa đủ để bảo vệ tất cả các lợi ích cốt lõi của đất nước. Vì thế, không nên cho người khác biết lợi ích cốt lõi của Trung Quốc là gì"
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: tridunghtvc, hoatimbanglang
    Chào em tím của anh ! [​IMG][};-
    [​IMG][};-
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    I Ran sẽ hết vị !!!
    ==========================
    Ả-rập thống nhất xây đường ống dẫn dầu không đi qua eo biển Hormuz

    Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) sắp hoàn thành việc xây dựng một đường ống nhằm xuất khẩu dầu mỏ đi các nước mà không qua eo biển Hormuz. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Iran đe doạ đóng cửa tuyến vận chuyển dầu chiến lược.
    [​IMG]
    Một đường ống dẫn dầu. (Ảnh minh hoạ)​
    “Đường ống sắp hoàn thành. Nó sẽ đi vào hoạt động trong 6 tháng nữa… vào tháng 5 hoặc tháng 6 tới”, Bộ trưởng năng lượng UAE Mohammad bin Dhaen al-Hameli phát biểu trước báo giới.
    Đường ống Habshan-Fujairah sẽ có thể vận chuyển 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày từ các mỏ khai thác tại Abu Dhabi bên vịnh Péc-xích tới Fujairah tại vịnh Oman.
    UAE hiện sản xuất 2,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Việc xây dựng tuyến đường ống Habshan-Fujairah dài 360km khởi động hồi năm 2008.
    Ông Hameli đã lảng tránh các câu hỏi về các biện pháp khác mà UAE có thể thực hiện nhằm đảm bảo việc cung cấp dầu trong bối cảnh Iran đóng cửa eo biển Hormuz. “Ai nói là eo biển Hormuz sẽ đóng cửa?”, ông Hameli nói.
    Căng thẳng trong khu vực đã gia tăng khi phương Tây tiếp tục gây sức ép đối với Tehran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi, với việc EU đe doạ cấm hoàn toàn việc nhập khẩu dầu mỏ từ Iran.
    Iran đã đe doạ đóng cửa tuyến đường biển chiến lược ở lối vào vịnh Péc-xích nếu phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên việc xuất khẩu dầu mỏ của nước này.
    Theo Dân Trí
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    "Việt Nam là một đất nước, không phải là chiến trường"

    Tác giả: NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI
    Bài đã được xuất bản.: 08/01/2012 05:00 GMT+7
    Trong những năm mà báo chí gọi là "đêm trước đổi mới" đầy khó khăn và ấu trĩ, ở TPHCM có nhiều chuyện "xé rào" tìm các mô hình kinh tế vượt khỏi cơ chế quan liêu bao cấp. Vì thế, trong đối ngoại mới có chuyện năng nổ kéo mời quốc tế đến với Việt Nam. Ông Vũ Hắc Bồng, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM, đã từng làm "MC" cho ba sự kiện đón chào khách quốc tế đến với TPHCM những năm đó...

    Việt Nam là một đất nước, không phải là chiến trường

    Năm 1985 có sự kiện ngoại giao gây tiếng vang khắp thế giới: lần đầu tiên sau chiến tranh, TPHCM đón một đoàn tới 70 đại diện doanh nghiệp Mỹ.

    Ông Phan Văn Khải (lúc đó là Chủ tịch UBND thành phố), ông Mai Chí Thọ (Phó bí thư Thành ủy) được Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh đặc cách chỉ định đứng ra tiếp đón khách. Đại sứ Vũ Hắc Bồng, Giám đốc Sở Ngoại vụ, là trưởng ban tổ chức điều hành cuộc gặp mặt lớn diễn ra tại đại sảnh của UBND thành phố, một tòa nhà cổ rất đẹp.

    Ông Bồng nhớ lại: "Tôi được phân công làm MC. Người dịch là anh Lương Văn Lý, lúc đó là chuyên viên Sở Ngoại vụ, sau này thành một phó giám đốc rất giỏi nghiệp vụ và nhất là giỏi tiếng Anh, Pháp. Trong bối cảnh ấy, cả khách và chủ đều lạ lẫm nhau sau bao năm không gặp gỡ vì chiến tranh và cấm vận. Nhất là phía Mỹ, họ rất chập chững. Công việc chuẩn bị phải rất văn minh, lịch sự, đàng hoàng. Ủy ban lệnh phải tạo sự thoải mái từ xuất nhập cảnh, sân bay phải sạch sẽ, đón tiếp ân cần, khách sạn chu đáo, an ninh cứ làm việc của mình nhưng không được gây ấn tượng hiểu lầm...".

    Cuộc gặp gỡ diễn ra buổi sáng. Giới thiệu ngắn gọn sao cho cả phiên dịch chỉ mất 10 phút. Thế là khó lắm. Vì ta xưa nay quen nói dài. Giới thiệu chủ tọa, khách mời, chú ý giới thiệu ông Nguyễn Xuân Oánh và bà luật sư Nguyễn Phước Đại, những trí thức Sài Gòn trước 1975. Sau đó là dành thì giờ cho khách tha hồ hỏi.

    Một điều đặc biệt là đoàn doanh nhân nhưng các câu hỏi về kinh tế thì ít mà về chính trị và hậu quả chiến tranh thì nhiều. Thắc mắc cả những chuyện như tại sao không giữ tên Sài Gòn. Phải lấy thí dụ như ở nước họ, cũng lấy tên Washington DC vậy. Và những câu hỏi kiểu như: các ngài giải quyết thế nào với hơn 1 triệu lính chế độ Sài Gòn cũ, tại sao phải đưa đi cải tạo, như thế có phải là đi tù không? Các ngài cầm súng giỏi, làm kinh tế kém, sẽ xây dựng đất nước thế nào, các ngài làm gì để Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau? Việt Nam làm gì để hòa hợp hai miền Nam-Bắc? Toàn các vấn đề lớn và thời sự lúc đó.

    Để tạo sự thoải mái, sau phần trao đổi là tiệc chiêu đãi bàn tròn, 10 người một bàn, khách và chủ nhà xen kẽ để tiếp tục trao đổi chiều sâu tay đôi tay ba. Khách được khuyến khích muốn hỏi gì thêm thì hỏi. Ông Mai Chí Thọ, ông Phan Văn Khải và một số chuyên gia các lĩnh vực liên quan thay nhau trả lời. Để cuộc trao đổi không một chiều, buồn tẻ và cứng nhắc, phía chủ nhà Việt Nam cũng hỏi lại: các ngài cảm nhận và đánh giá thế nào về Việt Nam và TPHCM, có khó khăn gì khi mở quan hệ với Việt Nam, các ngài có mong muốn và yêu cầu gì?...

    Tựu trung, khách rất ấn tượng về thành phố 10 năm sau chiến tranh đang hồi sinh dù rất nhiều khó khăn. Có người dùng chữ "thần kỳ" (miracle). Điều họ còn thắc mắc là việc đối xử với người của chế độ cũ, vấn đề tập thể hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa.

    Ông Vũ Hắc Bồng, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM. Ảnh TBKTSG

    Sau cuộc tiếp xúc, khách được mời thăm địa đạo Củ Chi lúc đó còn khá hoang sơ, gây ấn tượng rất lớn.

    Ông Bồng kể chuyện vui, trong bữa tiệc ở đại sảnh UBND, một khách Việt Nam nêu câu hỏi: trong đời, các ngài sợ gì nhất? Sợ bị phá sản, có người đáp ngay. Người khác: sợ nói dối. Sợ tuổi già. Một vị vui cười: sợ vợ nhất. Bất ngờ, một khách Mỹ bảo, ông sợ Nhà Trắng, Lầu Năm Góc nhất, vì "nếu họ nói khác, làm khác, cuối cùng, người thiệt thòi là chúng ta".

    Sau cuộc gặp gỡ lớn này, báo chí thế giới rộ lên thời gian dài chủ đề làm thay đổi cái nhìn cũ về Việt Nam. Tràn ngập hình ảnh và những phóng sự "Việt Nam là một đất nước, không phải là một chiến trường".

    "Dù sao thì hôm nay ngài đã có mặt ở đây"

    Lần thứ hai ông đại sứ Bồng làm MC là cuộc tiếp đón Tổng thống Pháp Mitterand vào năm 1993, cũng ở tòa nhà kiến trúc cổ UBND thành phố. Bà Tôn Nữ Thị Ninh lúc đó là Vụ trưởng Bộ Ngoại giao dịch cho Chủ tịch UBND TPHCM Trương Tấn Sang. Buổi tiếp này có mời GS. Trần Văn Giàu, vị chủ tịch đầu tiên của Sài Gòn năm 1945. Tổng thống Mitterand nói một câu ý nghĩa: "Tôi hân hạnh được biết ngài hôm nay và cả trước đây, rất tiếc nước Pháp đã bỏ mất nhiều cơ hội". GS. Trần Văn Giàu đáp nhẹ nhàng: "Dù sao thì hôm nay ngài đã có mặt ở đây".

    Trước khi lễ kết thúc, đại sứ Bồng dẫn tổng thống ra balcon ngắm nhìn đại lộ của thành phố. Tổng thống Pháp chỉ tay ra phía tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở ủy ban và nói: "Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một đảng viên tiền bối của chúng tôi".

    Trong chương trình có mục hướng dẫn đoàn khách dạo phố, đi qua đường Nguyễn Huệ, rẽ về Đồng Khởi có ghé vào nhà thờ Đức Bà một chút vì không phải ngày lễ. Tổng thống rất vui đi giữa một thành phố xinh đẹp, bình yên, không gian kiến trúc Pháp cổ xưa. Ông còn ngạc nhiên sửng sốt khi ngang qua đường Nguyễn Huệ bỗng có một người đàn ông Việt Nam ngả mũ chào, chỉ kịp nói một câu tiếng Pháp: "Tôi bày tỏ sự kính trọng ngài. Tôi là một thầy giáo bình thường ở đây". Cả vị tổng thống và các phóng viên nước ngoài đều có ấn tượng tốt đẹp về con người và cuộc sống nơi đây.

    Lúc chia tay Chủ tịch Trương Tấn Sang ở sân bay, vị tổng thống nói một câu đầy xúc động: "Hai nước chúng ta cùng nắm tay đi lên và vĩnh viễn chôn vùi đi quá khứ không đẹp".

    Tôi phải hòa nhập với địa đạo kháng chiến như lòng tôi mong muốn"...

    Trong số những sự kiện đón tiếp và làm MC đáng nhớ nhất mà đại sứ Bồng kể lại có cuộc đón Chủ tịch Cuba Fidel Castro vào tháng 5-1995.

    Cuộc đón tiếp lớn tổ chức ở dinh Thống Nhất, với nhiệm vụ phải làm cho đậm chất Việt Nam-Cuba vốn có mối tình thân thiết. Khách mời lên tới 700 người. Ngoài lãnh đạo trung ương và thành phố, có cả lãnh đạo các tỉnh gần gũi như Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Ông *****************, lúc đó là Bí thư Bình Dương, cũng tham dự.



    Ông Vũ Hắc Bồng chỉ một số kỷ vật trong sự nghiệp ngoại giao của mình - Ảnh: Tuổi Trẻ

    Trong cuộc họp mặt, có cả một người chắc chắn đã chiếm được tình thương, mối quan tâm của Cuba, đó là chị Phan Thị Quyên, người gắn liền với tên người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Có cả nữ đại tá anh hùng Hồ Thị Bi, anh hùng phi công tình báo Nguyễn Thành Trung..., những đại biểu của cuộc chiến đấu mà nhân dân Cuba từng dõi theo và hết lòng ủng hộ. Có một khoảnh khắc xúc động và thân tình dành cho các đoàn đại biểu các nơi lên phát biểu và trực tiếp trao tận tay món quà của mình cho Fidel.

    Có những chi tiết vui và lạ lùng: Fidel cao trên dưới hai mét nên cái giường cho ông nằm phải sửa dài hai mét rưỡi. Fidel còn nhớ hỏi xem phía chủ nhà có gặp khó khăn gì không khi phải lo giường ngủ cho một người có chiều cao như ông. Khi đi thăm Củ Chi, ông đòi chui hầm địa đạo. Dù cửa hầm đã phải sửa lớn ra để đón khách, nhưng ông cao lớn thế, đi lại được trong hầm không phải chuyện dễ dàng. Mọi người ngập ngừng lo vấn đề an toàn, nhưng Fidel bảo, ít ra các đồng chí cũng phải để tôi hòa nhập với địa đạo kháng chiến như lòng tôi mong muốn khi đến đây chứ. Và ông chui xuống địa đạo, đi một đoạn hầm cho thỏa nguyện vọng.

    Trước khi đoàn ra về, Tư lệnh Bộ đội thành phố Phan Trung Kiên tặng Fidel một thanh kiếm quý. Fidel đáp lễ cảm ơn và nói: "Hy vọng chúng ta không bao giờ phải rút kiếm ra khỏi vỏ một lần nào nữa".

    Sau đó, theo yêu cầu của Fidel, chương trình phải dẹp bớt vì Fidel muốn dành hẳn một buổi chụp hình chung với anh chị em phục vụ, vì ông biết họ rất sốt ruột. Nào là đoàn tháp tùng, bảo vệ, các anh chị em lo ăn ở, nhà khách, chiến sĩ *******, lái xe..., không sót một bộ phận phục vụ nào. Ông còn tự tay ký tên lên hết số hình đó một cách trân trọng. Khi MC Bồng cảm ơn, Fidel còn cười vui: thấy không, tôi còn... khỏe lắm.

    Fidel nói, ông sẽ không mặc quân phục như thường lệ, để diện bộ đồ do Tổng bí thư Đỗ Mười vừa tặng, may đo tại chỗ, lấy liền. Trong cuộc tiễn đưa tưng bừng ở sân bay, Fidel nói với Bí thư Thành ủy Võ Trần Chí, rằng ông vừa được sống qua những ngày quá đẹp ở Việt Nam, hơn tất cả những gì cần phải ca ngợi.

    Đại sứ Vũ Hắc Bồng không nghĩ mình có thêm nghề "MC" với bao ứng xử hóc búa. "Nghề" này có gì vui không? Có chứ. Và ông kể lại thời kỳ tiếp xúc quốc tế, giải quyết việc ra đi hợp pháp chấm dứt di tản bằng đường biển, và việc quân đội Việt Nam ở Campuchia. Công việc và khách quốc tế nhiều đến nỗi Bộ Ngoại giao phải cử một nhóm công tác đặc biệt thường trú tại TPHCM để phối hợp với thành phố. Các vị lãnh đạo của ngành như ông Nguyễn Cơ Thạch và các thứ trưởng có mặt gần như thường xuyên tại đây. Một thuận lợi là lãnh đạo Thành ủy, ủy ban sát cánh giải quyết những việc nóng bỏng.

    Một lần trong cuộc tiếp các nhà báo quốc tế, có mặt cả Chủ tịch Hunsen, Bộ trưởng Thạch giới thiệu Chủ tịch UBND Mai Chí Thọ sẽ làm người chủ tọa hội nghị, làm "MC" - Bộ trưởng Thạch giới thiệu ông Thọ là một "powerful man" - con người đầy quyền lực. Ông Bồng nhớ lại, "MC Thọ" đã quay sang nói nhỏ với mình một cách hóm hỉnh: "Cậu Thạch cho tớ lên mây, chứ tớ có cảm tưởng tớ đang là "chủ tịch... hộ khẩu" thì đúng hơn". Chắc ai cũng còn nhớ lúc đó vì vấn đề an ninh nên chuyện nhập hộ khẩu cực kỳ căng thẳng, nhiều người nhờ cậy ông giúp....

    Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
  8. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    OVL tiếp tục khoan dầu ở biển Đông

    New Delhi: Là một phần trong những nỗ lực của mình để khẳng định sự hiện diện của Ấn Độ trong vùng biển Đông Việt Nam (vùng biển phía Nam Trung Quốc), Cty dầu khí nhà nước ONGC Videsh Ltd (OVL) sẽ tiếp tục khoan trong lô dầu khí 128 trên vùng biển Việt Nam.

    [​IMG]

    "Chúng tôi đang đi trước so với kế hoạch khoan của chúng tôi," giám đốc điều hành hàng đầu của Corp Ltd cho biết, ông từ chối cho biết tên. OVL là công ty dầu khí của Ấn Độ hoạt động ở nươc ngoài.

    Việc khoan đã bị đình chỉ hồi năm ngoái sau một sự cố kỹ thuật ...

    Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền trên vùng biển với Việt Nam, trước đó họ đã phản đối sự hiện diện của một tàu khảo sát của Ấn Độ trong khu vực.

    OVL đã xác định được một công nghệ phù hợp với việc neo giàn khoan dưới đáy biển này.


    OVLsở hữu 45% và 100% cổ phần trong các lô tương ứng 06,1 và 128. Trước đó OVL có dự định sở hữu 100% cổ phần trong lô 127, nhưng sau đó quyết định từ bỏ do Cty Dầu khí Việt Nam phát hiện có sự hiện diện của hydrocarbon.

    Trong khi đó công ty này đã đầu tư 68 triệu USD trong lô 127, Cty cũng đã đầu tư khoảng 46 triệu USD trong lô 128.


    "Người Trung Quốc trước đó đã đe dọa tàu khảo sát của chúng tôi. Chúng tôi đã có yêu cầu chính phủ Việt Nam và Dầu khí Việt Nam làm rõ và thực thi chủ quyền để phía Trung Quốc biết rằng khu vực này là lãnh hải của Việt Nam. Chúng tôi cũng đã yêu cầu MEA (Bộ ngoại giao Ấn Độ ) giải quyết, MEA đã nói với chúng tôi rằng không có lý do gì để lo lắng cả, giám đốc điều hành OVL cho biết. ...

    Với Ấn Độ nước này nhập khẩu hơn 80% nhu cầu năng lượng của mình, các công ty thuộc sở hữu nhà nước được giao nhiệm vụ thăm dò khai thác ở nước ngoài với số tiền được đàu từ 64,832.35 triệu rupee. Đây là nỗ lực chống lại Trung Quốc trong một cuộc đua địa chính trị nơi có nhiều tài nguyên dầu khí của thế giới.

    Mặc dù có sự phản đối của Trung Quốc trong việc hợp tác năng lượng của Ấn Độ-Việt Nam trong tranh chấp biển Đông, hai quốc gia này trong tháng Mười đã ký một hiệp ước để mở rộng quan hệ đối tác của họ trong việc thăm dò khai thác dầu khí, giao thông vận tải trong chuyến thăm của ************* Trương Tân Sang tới Ấn Độ
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trung Quốc "phủi" cáo buộc của Phillippines

    10/01/2012 07:05 (8 giờ trước) - Đã có 2092 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Trung Quốc đã bác bỏ lời cáo buộc của Manila về việc 3 tàu tuần tiễu của nước này đã xâm phạm vùng lãnh hải Philippines tuyên bố có chủ quyền.


    Tag: chủ quyền, trung quốc, đông nam á, philippines, vùng lãnh hải, tàu tuần tiễu, các lực, lưu vi dân, sa bin

    Philippines lại "sôi" vì thuyền Trung Quốc xâm nhập
    [​IMG]
    Trong một buổi họp báo định kỳ của bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Lưu Vi Dân gọi những lời buộc tội của Philippines là vô căn cứ và nói rằng "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi" trên khu vực này.
    Ông này cũng bày tỏ hy vọng rằng Philippines sẽ không "kích động rắc rối và khiến sự việc trở nên phức tạp" vã hành động nhiều hơn để bảo vệ hoà bình, ổn định trong khu vực.
    Tranh cãi giữa Philippines và Trung Quốc lại nổi lên sau khi bộ Quốc phòng và Các Lực lượng Vũ trang Philippines phát hiện ra hai tàu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đi vào vùng biển lân cận của bãi đá Sa Bin, mà Philippines tuyên bố có chủ quyền vào hai ngày 11 và 12 tháng trước.
    Cuối tuần qua, bộ trưởng Ngoại giao Philippines đã gửi công hàm bày tỏ quan ngại sâu sắc đến Đại sứ Trung Quốc về những hành động này trên biển Đông.
    Bộ trưởng bộ Ngoại giao, Alberto del Rosario đã lên án Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử giữa các bên trên biển Đông được ký kết giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc từ năm 2002 và cả luật biển của Liên Hợp Quốc.
    Hoa Tạ




    Theo news.go.vn


  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trung Quốc 'khoét sâu' Pakistan để 'vây' Ấn Độ

    09/01/2012 06:06 (1 ngày trước) - Đã có 2864 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Một nguồn tin giấu tên từ cơ quan chính phủ Ấn Độ đã tiết lộ rằng, Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập một căn cứ quân sự ở Pakistan.


    Tag: nghiên cứu, căn cứ quân sự, ấn độ, trung quốc, asif ali zardari, pakistan, khoét sâu

    [​IMG]
    Vùng lãnh thổ FATA. ​
    [​IMG]
    Căn cứ Hải quân Gwadar. ​
    (ĐVO) Cũng theo nguồn tin, Trung Quốc muốn xây dựng căn cứ quân sự ở FATA, một khu vực bán tự trí ở phía Bắc Pakistan trong khi Islamabad muốn có lực lượng đối trọng với Hải quân Ấn Độ đang đóng tại căn cứ Hải quân ở Gwadar, phía Tây Nam nước này. "Chiến lược khoét sâu vào lãnh thổ Pakistan của Trung Quốc và kế hoạch thiết lập đường ống dẫn dầu, đường sắt, đường bộ cùng với các căn cứ quân sự trên đất liền và căn cứ hải quân trên biển là một điều đáng lo ngại đối với Ấn Độ", nguồn tin cho biết thêm.

    Nguồn tin tiết lộ: "Vấn đề mong muốn hiện diện quân sự ở Pakistan đã được các lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc thảo luận với Pakistan trong những tháng gần đây".

    Nguồn tin cũng lưu ý rằng, vấn đề thiết lập căn cứ quân sự mới của Bắc Kinh ở lãnh thổ của Pakistan đã được thảo luận trong chuyến thăm đến Trung Quốc của Tổng thống Asif Ali Zardari và trong chuyến thăm cuối năm 2011 của giám đốc Cơ quan tình báo Pakistan (ISI) Shuja Pasha. Trung Quốc cũng đáp lại bằng chuyến thăm của Phó Thủ tướng và Bộ trưởng an ninh tới Islamabad

    Theo đánh giá, sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong các khu vực này của Trung Quốc có thể cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chống lại các lực lượng Hồi giáo ly khai đang hoạt động khủng bố từ khu vực Tân Cương tới phần lãnh thổ của Pakistan. Tuy nhiên, không ngoại trừ mục đích chính của Trung Quốc là muốn bao vây quân sự đối với Ấn Độ, một quốc gia vốn có hiềm khích khó hóa giải với cả Pakistan và Trung Quốc.






Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này