Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6098 người đang online, trong đó có 657 thành viên. 21:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30878 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    TQ 'sẽ đưa giàn khoan lớn' ra Biển Đông

    Cập nhật: 12:11 GMT - thứ hai, 9 tháng 1, 2012

    Công suất của giàn khoan Coean Oil 981 được mô tả là rất lớn.
    Một quan chức Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ sớm đưa một tàu thăm dò nước sâu lớn, có tên là Ocean Oil 708, và một giàn khoan dầu khổng lồ, gọi là Ocean Oil 981 để thăm dò dầu khí ở biển Nam Hải tức Biển Đông.
    Tuy nhiên, quan chức này không nói là việc triển khai sẽ diễn ra tại vùng nào của biển báo Asianews đưa tin.

    Tàu thăm dò Ocean Oil 708 có khả năng làm việc ở độ sâu 3.000 mét và độ khoan sâu 600 mét dưới đáy biển, là một trong những công cụ thăm dò nước sâu mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sử dụng để tăng cường năng lực khai thác dầu ở những vùng nước sâu.
    Được biết giàn khoan Ocean Oil 981 cũng đang chuẩn bị khoan một giếng dầu ở vùng nước sâu ở Biển Đông trong năm 2012.
    Giàn khoan khổng lồ này có thể hoạt động ở độ sâu 3.000 mét và khoan ở độ sâu 10.000 mét dưới biển.
    Công suất lớn
    Công suất của giàn khoan này được mô tả là lớn hơn công suất của các dàn khoan dầu hiện tại tới 18 lần.
    "Chúng tôi luôn đi đầu khi cạnh tranh nguồn tài nguyên. Các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được và cũng không vô hạn tại khu vực biển có tranh chấp," một quan chức đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Kinh tế của một trường Đại học ở Trung Quốc nói với báo Hoàn Cầu.

    “Các giàn khoan nước sâu sẽ được các tàu lớn di chuyển tới và sẽ giúp Trung Quốc có sự hiện diện đáng kể tại vùng Biển Đông hiện chưa được thăm dò”, quan chức này nói thêm, theo Asianews.

    Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái.
    Với sản lượng khai thác từ các giếng dầu trên bờ đang dậm chân tại chỗ và tiềm năng có hạn tại các vùng biển cạn sau 30 năm khai thác, Trung Quốc, hiện đang là nước tiêu thụ năng lượng đứng đầu thế giới, cần phải tính đến các nguồn cung cấp khác, trong đó các mỏ dầu nước sâu.
    Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận các nguyên tắc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm ngoái.
    Có những ý kiến khác nhau quanh thỏa thuận này, nhưng quan điểm của phía Việt Nam là thỏa thuận đã giúp làm giảm thiểu căng thẳng giữa hai nước trên Biển Đông.
    Tuy nhiên, giới nghiên cứu trong nước nhận định giải quyết tranh chấp vẫn vô cùng phức tạp, vì Trung Quốc vẫn có cách hiểu khác với các nước quanh những điểm gây tranh cãi như yêu sách đường lưỡi bò hay đề nghị hợp tác chung.
    Vào tháng 12 năm 2011, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hà Nội trong chuyến đi mà giới quan sát cho là phép thử cho tài xử lý một trong các quan hệ phức tạp nhất trong tương quan với Trung Quốc ở khu vực.
    Giới quan sát nhận định rằng chuyến thăm không đem lại đột phá trong tranh chấp Biển Đông mà chủ yếu nhằm tạo tiền đề cho những đối phó tương lai của người sẽ nắm vị trí lãnh đạo Trung Quốc trong năm nay
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Bài thơ thật hay , có thể là hay nhất từ khi được quen BL !
    Ý thơ tuôn trào , câu thơ không theo niêm luật và cũng chẳng để ý đến cách gieo vần nhưng làm tâm hồn người đọc rung động mạnh mẽ !
    Có lẽ vì nỗi niềm tâm sự ẩn chứa trong đó chăng ?
    Hay nhất là câu "
    Người bắt máu tôi hát " ! Ai sẽ là người khiến máu Bằng Lăng hát đây ?
    Hỡi các chàng trai của topic " Nóng trong ngày " @yht267 @TALATA , @tridunghtvc hãy cố lên !
    Đã ai thấy nóng trong lòng chưa ?
    Hay đã nóng trong người ?

    ;));));));));))
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: ptkh, TuGan

    He he Anh @TuGan , anh làm gì im lặng rất lâu trước bài thơ này của chị Bằng Lăng vậy ?

    ... Còn tui iu người khác !
    Người sống trong khao khát,
    Trong những giấc tôi mơ !
    Người cho tôi hạnh phúc,
    Luôn như gió vội bay!
    Người bắt máu tôi hát,
    Tính phóng khoáng trắng trong!


    Em xin mạn phép chị em nói đại theo em đoán bấy lâu :người này là anh @Thai_Duong \:D/
    Còn 4 câu cuối thì khó giải , bí mật qué :-??
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120110/sac-dao-tay-bac.aspx

    Sắc đào Tây Bắc
    10/01/2012 14:26
    Mùa xuân không thể không lên Tây Bắc, dù chỉ một lần. Bởi Tây Bắc hùng vĩ và hoang dại khi chớm xuân bỗng trở nên dịu dàng, e lệ đến ngạc nhiên khi có những cánh đào nở thắm các cánh rừng, cheo leo trên vách đá, tô hồng con đường vào bản cùng những bờ rào e ấp nếp nhà tranh.
    Mà chả cần đợi đến khi xuân sang. Có những năm trời ấm, mới giữa đông, đào núi đã bung sắc rực rỡ. Năm nay, nghe nói đào Sa Pa nở sớm. Mới giữa tháng 11 đầu tháng 12, đào núi đã nở hoa đợt đầu tiên. Vậy là chúng tôi lại háo hức lên đường, để lại được thấy một Tây Bắc dịu dàng trong màu hoa đào.
    [​IMG]
    Những cánh đào phai trải khắp rừng Tây Bắc
    Trên đường lên Tây Bắc, đã bao lần chúng tôi thả mình trên những con đèo chênh vênh vắt ngang sườn núi như một sợi chỉ mảnh, để cho gió ngàn đuổi ràn rạt sau lưng. Rồi cũng bấy nhiêu lần cả đoàn xe khựng lại ở đỉnh đèo, choáng ngợp với cảnh thiên nhiên hùng vĩ trải ra dưới chân mình, với thung lũng bình yên có những nếp nhà tranh tỏa khói lam chiều trong ngày hè muộn, những dãy núi điệp trùng chìm khuất trong biển mây bàng bạc ngày đầu đông. Nhưng chỉ khi xuân đến, khi cả thung lũng bừng lên sắc hồng của hoa đào, sắc trắng tinh khôi của hoa mận, mới có thể khiến chúng tôi bỏ xe trên đường, tụt xuống bờ đất dốc đứng để vào thung. Những bước chân cứ xa dần, đi sâu vào thung hoa, đuổi theo những nếp váy sặc sỡ của những đứa trẻ vùng cao. Chúng leo trèo, đu bám trên những cành cây xù xì, cười giòn tan giữa một trời hoa đào thắm, hồn nhiên như cỏ hoa, khiến những người khách lạ đã qua tuổi hồn nhiên từ lâu bỗng thấy mình trẻ lại, cũng hớn hở nhập bọn, nghịch ngợm nô đùa.
    [​IMG]
    Đào phai nở thắm trong vườn nhà
    Có khi, chẳng cần đến một thung hoa ngập sắc đào hồng, chỉ một cây đào cổ thụ bám cheo leo trên vách núi cũng khiến chúng tôi dừng chân cả một buổi chiều. Vách núi đá xám xịt, mờ ảo giữa sương chiều bảng lảng, làm nổi bật sắc đào bừng những cánh thắm, đẹp như tranh thủy mặc. Chúng tôi cứ ngồi im lặng bên vệ đường, qua một vực sâu, mơ màng nghĩ đến cảnh được nằm dài vắt vẻo trên cành cây chìa ngang miệng vực, để những cánh hoa nhỏ xinh phơn phớt hồng nhẹ nhàng đậu xuống người, như ở giữa động tiên. Nhưng chúng tôi bất lực trước vực sâu hun hút lởm chởm đá sắc, cũng như các loại máy ảnh to nhỏ bất lực trước những cánh đào thắm ẩn hiện trong sương.
    Khắp đường xuân Tây Bắc, từ Mộc Châu, Sơn La vòng lên Lai Châu, Điện Biên, rẽ sang Sa Pa, Lào Cai... nơi nào cũng thắm sắc hoa đào. Cũng là đào phai, cũng sắc hồng phơn phớt, cũng thân cành rêu mốc xù xì cổ thụ, nhưng đào rừng khác hẳn với đào vườn trồng dưới xuôi. Gốc đào rừng dũng mãnh phong sương, sắc hoa như thắm hơn, mơn mởn sức sống hơn. Cũng phải thôi, bởi đào rừng đâm chồi trong cái lạnh tê tái của núi rừng, nở hoa giữa những ngọn gió ngàn vi vút non cao, chẳng được chăm bón, tỉa tót như đào vườn. Lại thêm, đào rừng khoe dáng giữa núi non hùng vĩ, khoáng đạt, chẳng phải chen chúc trong phố phường chật hẹp.
    Cũng có khi, đào Tây Bắc không huyền bí, hoang dại mà gần gũi, ngay trên con đường đất dẫn vào bản uốn lượn quanh sườn núi và những nếp nhà nhỏ xinh. Những cành đào hai bên đường vươn ra, kết thành mái vòm. Dưới vòm hoa rực hồng ấy, ánh mắt cười của những bà cụ cõng bó củi nhặt từ rừng về như lấp lánh hơn, má đào của cô thiếu nữ gùi hàng sau buổi chợ phiên cũng hây hây hơn, tiếng cười của những cậu bé chăn trâu cũng lanh lảnh hơn, làm rung rinh cả những cánh hoa đào.
    Có lần, chúng tôi đánh bạo xin dừng chân trong một ngôi nhà ven đường, chỉ vì một gốc đào quá đẹp ở sân trước. Thay vì quây quần bên bếp lửa ấm cúng, chúng tôi lại xin ra ngồi dưới gốc đào, giữa tiết mưa phùn lây rây tê tái lạnh. Thêm một can rượu ngô cay nồng và vài xâu thịt gác bếp do anh chủ nhà hiếu khách đưa ra, cả lũ chúng tôi ngồi gần hết chiều chếnh choáng uống rượu ngô lẫn cánh hoa đào. Chưa từng thấy ai mê mẩn với gốc đào cổ thụ đến thế, anh chủ nhà ngỏ ý chặt một cành đẹp nhất tặng chúng tôi đem về xuôi. Nhưng chúng tôi từ chối. Bởi chúng tôi biết rằng, đào Tây Bắc chỉ đẹp khi đu mình cheo leo trên vách đá, khi nép bên nếp nhà lợp gỗ chiều chiều tỏa khói bếp ấm ấp giữa bản Mông, khi có những nếp váy thổ cẩm xanh đỏ của bọn trẻ tung tăng đùa nghịch dưới gốc. Nếu về thành phố, chui rúc trong những mái nhà bêtông chật chội, đua chen với đèn đóm sáng trưng, màu đào ấy sẽ phai sắc đi rất nhiều.
    Vì thế, xuân nào chúng tôi cũng lên miền núi cao, cũng dừng chân thật lâu bên những gốc đào thắm, để ghi lại trong ký ức mình sắc đào phai giữa núi rừng Tây Bắc.
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Nói thật nhé ! Cho đến lúc này anh vẫn không tin HTBL là nữ , căn cứ theo những link mà anh đã đưa cho em ! :-"
    Và cũng chẳng phải im lặng gì lâu , chỉ vì hôm qua bận đi lo công việc chuẩn bị cho chợ hoa xuân , về khuya , bật máy lên rồi mệt quá , định ngã lưng một chút rồi sẽ dậy trả lời mọi người , nhưng không ngờ ... đi luôn tới sáng ! :)):)):))
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Lo chiện mình đê !!! :p:p:p

    [​IMG]

    Quên hết mọi điều trên thế gian ...
    Nơi đây chỉ có @ptkh và @daicanho !


    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]​
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Vậy chị í iu ai ? :-o :-o :-o nhất định là anh @Thai-Duong thôi , hi hi...\:D/
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120110032937350CA52/phu-thuy-hoa-dao-xu-nong.chn

    "Phù thủy" hoa đào xứ nóng










    [​IMG]
    Vườn đào miền Nam độc đáo của ông Đệ nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán.

    Sau “Vua đào phương Nam” - Trần Thuấn, tại Đồng Nai lại xuất hiện “phù thủy hoa đào” Phạm Viết Đệ, một nông dân ở ấp Núi Đỏ, xã Bàu Sen (Long Khánh) ép đào nở hoa thành công.
    Hàng trăm gốc đào chi chít nụ, điểm xuyết những cánh hoa đã nở hầu hết đã được đặt hàng và sẽ được đưa đi TP HCM trong những ngày tới.

    Bán nhà để trồng đào

    Trongkhu vườn rộng hơn 1 ha, xen lẫn với trụ hồ tiêu là những gốc đào mà nhìn qua người ta biết tuổi thọ của cây không hề thấp. Chủ nhân của những gốc đào này, ông Phạm Viết Đệ cho biết, gốc già nhất cũng trên 40 năm, phổ biến 15 – 20 năm, trùng với khoảng thời gian ông Đệ gây trồng những gốc đào đầu tiên để thỏa trí đam mê của mình.

    Theo lời của nghệ nhân này, ngay từ những năm 1970, khi ông theo học phổ thông tại Đà Lạt, lần đầu tiên thấy những bông hoa đào nở trong vườn trường, ông đã “mê như điếu đổ”. Ông xin làm việc tại vườn sau giờ học chỉ để thỏa mãn sở thích ngắm hoa. Rồi khi về Đồng Nai, một lần ngồi trong quán cà phê, tình cờ nghe thấy người ngồi bàn bên nói chuyện vừa mua được một cây đào Nhật Tân rất đẹp ở Hà Nội, chuẩn bị mang vào Biên Hòa, ông xin được đến nhà người khách là để chiêm ngưỡng cây đào.

    Tận mắt thấy những bông hoa đào Nhật Tân, càng khơi gợi đam mê hoa đào trong ông. Ngày nào ông cũng chạy hơn chục cây số lên Biên Hòa chỉ để ngắm hoa ké. Tuy nhiên, những cánh đào từ nơi có khí hậu lạnh gặp thời tiết nắng nóng chỉ sau vài ngày đã tím tái rồi héo rụng khiến cả chủ lẫn khách tiếc ngẩn ngơ. Từ sự day dứt này, ông Đệ quyết tâm trồng và thuần dưỡng cây đào trên vùng đất nắng nóng này. Và để hiện thực hóa ý tưởng vốn bị người đời cho là điên rồ, viển vông, ông đã bán đi hai nền nhà.

    Độc đáo đào miền Nam

    Những cây đào đầu tiên được ông Đệ trồng là giống đào trồng lấy trái của Đà Lạt, sau đó ghép với đào Nhật Tân. Nhưng trồng mãi mà đào chẳng chịu trổ hoa, dù đã thử đủ mọi cách. Thậm chí, ông còn ngược lên Đà Lạt, tìm đến nghệ nhân Mười Lời để học kinh nghiệm “ép” đào nở hoa. Vận dụng mọi cách đều không được, ông lại lặn lội ra tận miền Bắc tìm người giỏi nghề trồng đào để học thêm… Song những cây đào vẫn chẳng chịu ra hoa. Nguyên nhân chính nằm ở sự khác biệt về khí hậu.

    Vận dụng tất cả những kiến thức học hỏi được từ các chuyến đi, rồi tìm đọc phương pháp “thuần dưỡng” đào trên internet, báo đài, ông thay đổi chế độ chăm sóc cây một cách linh hoạt, trên cở sở tương thích thời tiết, thổ nhưỡng … Cuối cùng, những cánh đào đầu tiên trong vườn của ông cũng chịu xuất hiện với màu sắc đẹp không thua kém đào trồng ở Hà Nội hay Đà Lạt.

    Ông Phạm Viết Đệ cho biết đã “ép” được đào nở hoa 3 – 4 năm trước, nhưng cho nở đúng dịp tết thì mới làm được 1 - 2 năm nay. Vui nhất là hoa đào của ông chưng được lâu hơn so với đào mang từ ngoài Bắc vào hay từ trên Đà Lạt xuống, vì được nảy nụ, nở hoa ngay trong khí hậu mùa khô Nam Bộ. Mới đưa ra thị trường từ năm ngoái đến năm nay, nhưng nhiều mối lái tại TP HCM đã tìm đến ông đặt hàng hoa đào Tết.

    Gần 500 gốc đào mi ni (cao 50 – 60cm) đã được các chủ hàng đặt với mức giá 100.000 – 300.000 đồng/cây, chưa kể số đào cành sẽ cắt vào những ngày cận tết và những chậu đào cổ thụ.... Ông Đệ cho biết giờ đã nắm rõ bí quyết có thể khiến đào nở bất cứ mùa nào trong năm và với nhiều loại đào lai ghép khác nhau từ những loại đào nổi tiếng của miền Bắc hay Đà Lạt.

    Theo Đăng Thư
    Đất việt
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    :p:p:p:p:p
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012011007582718CA32/lieu-co-bung-no-mot-cuoc-chien-iran.chn

    Liệu có bùng nổ một cuộc chiến Iran?










    [​IMG]
    Những căng thẳng gần đây giữa Iran và các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, xoay quanh eo biển Hormuz khiến dư luận nghĩ tới khả năng một cuộc chiến có thể xảy ra.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Đầu tháng 11, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đưa ra báo cáo về tình hình hạt nhân của Iran trong đó khẳng định Iran đang có những hoạt động nhằm phát triển vũ khí hạt nhân, mặc cho nước này ra sức bác bỏ. Tờ New York Times trích dẫn báo cáo này nói rằng, các thành viên của đoàn công tác của IAEA đã tìm thấy bằng chứng “Iran đã tạo các mô hình trên máy tính về các vụ nổ hạt nhân, đồng thời hoàn thành các nghiên cứu về loại đầu đạn hạt nhân có thể được phóng bởi tên lửa tầm trung”.

    Ngay lập tức báo cáo này đã làm dấy lên sự lo ngại trên thế giới. Hãng AP đưa tin, các quan chức ngoại giao và quân sự của các nước Mỹ, Úc, nhiều nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đã nhóm họp tại Ý bàn các biện pháp nhằm trừng phạt Iran, gây sức ép để quốc gia Trung Đông này từ bỏ chương trình hạt nhân. Chính quyền Mỹ sau đó ráo riết chuẩn bị một nghị quyết mới để luật hóa việc trừng phạt Iran cho Quốc hội Mỹ thông qua trước năm mới.

    Các nước châu Âu cũng đã đồng ý với Mỹ trên nguyên tắc sẽ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Iran từ cuối tháng này.

    Căng thẳng leo thang

    Trước thềm năm mới khi cũng chỉ còn vài ngày nữa là quyết định trừng phạt Iran được Mỹ đưa ra, Phó tổng thống Iran Mohammad-Reza Rahini đã tuyên bố Iran có thể đóng cửa eo biển Hormuz. Ông Rahini được tờ New York Times trích lời nói: “Nếu họ (phương Tây) áp đặt lệnh trừng phạt đối với việc xuất khẩu dầu của Iran thì một giọt dầu cũng không qua được eo biển Hormuz.”

    Rõ ràng mục đích của tuyên bố này là nhằm phản ứng lại trước việc Mỹ chuẩn bị đưa ra lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Mỹ đã không chịu lùi bước, lệnh trừng phạt vẫn được thông qua, và sẽ được triển khai ngay trong vòng 60 ngày tới. Lý do theo nhận định của Fox News, các nước phương Tây đã dần mất hết kiên nhẫn với việc thuyết phục Iran từ bỏ chương trình hạt nhân. Mỹ và các nước phương Tây trong nhiều năm qua đã cực lực lên án việc Iran sử dụng chương trình hạt nhân dân sự nhằm che đậy cho mục đích phát triển vũ khí hạt nhân. Iran bác bỏ những cáo buộc trên và cho rằng chương trình hạt nhân của nước này chỉ để cung cấp điện và sử dụng cho mục đích y tế.

    Để tăng cường trọng lượng cho tuyên bố đóng eo biển Hormuz, trong diễn biến mới đây nhất của Iran hôm thứ năm cho biết, Iran đã có kế hoạch diễn tập quân sự mới cũng tại eo biển Hormuz, dù trước đó một cuộc tập trận tương tự đã diễn ra trong vòng 10 ngày và mới kết thúc hôm thứ ba.

    Theo AP, để giải thích cho động thái này, hồi tuần trước các quan chức quân sự của Iran nói rằng mục đích của cuộc tập trận, bao gồm cả bắn thử tên lửa loại hải đối hải trên chiến hạm Ghader và hải đối không (surface-to-air) trên chiến hạm Mehrab là để phô diễn khả năng quân sự trong phòng thủ của Iran. Còn cuộc tập trận sắp tới này đơn giản là phần thứ 7 của diễn tập thực hiện hàng năm với tên gọi Nhà Tiên tri vĩ đại.

    Các nhà phân tích cho rằng, Tehran đang dùng đến những lá bài cuối cùng nhằm trả đũa lệnh trừng phạt mà phương Tây đang gia tăng đối với nước này. Cựu đại sứ Mỹ tại Marốc, Alan Ginsberg, trong một bài viết đăng tải trên tờ Huffington Post nhận định rằng “Tất cả những hành động quân sự gần đây của Iran chỉ là để tăng thêm trọng lượng cho các tuyên bố đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz.”

    Tờ Wall Street Journal thì nhận định, cuộc tập trận Velayat 90 có tính “đe dọa” hơn nhiều so với các cuộc diễn tập trước đó, bởi nó diễn ra ở ngay tại eo biển Hormuz và các khu vực xung quanh. Đồng thời lực lượng thủy quân Vệ binh Cách mạng Iran, đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ bờ biển cũng sẽ tham gia. Lực lượng này có tính cơ động hơn các đơn vị thủy quân bình thường khác của Iran, và thường thiên về các chiến thuật đánh du kích, bao gồm cả việc tấn công chớp nhoáng bằng thuyền, mìn và các tàu chiến có trang bị tên lửa.

    Hãng tin Fars của Iran trích lời của chỉ huy lực lượng này, đô đốc Ali Fadavi khi tuyên bố: “Iran có toàn quyền đối với khu vực này cũng như các hoạt động qua eo biển này”. Trước đó đô đốc thủy quân Iran Habibolla Sayyary nói rằng “đóng cửa eo biển là việc rất dễ dàng đối với Iran”.

    Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ New York Times, các quan chức của chính quyền Obama vẫn khẳng định rằng, Mỹ “đã có kế hoạch để giữ cho eo biển này thông thoáng”.

    Hôm 6/1, Anh tuyên bố đã gửi thêm chiếc tàu chiến mới nhất HMS Daring, đến vùng Vịnh để bổ sung cho hạm đội đã đóng tại đây trước đe dọa của Iran. Trả lời câu hỏi về những kế hoạch quân sự tiếp theo, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, trong chuyến thăm Washington tuần vừa rồi khẳng định cả Mỹ và Anh đều cố gắng đảm bảo rằng bất kỳ phản ứng nào cũng đều được cân nhắc cẩn thận, dù hai nước này không thể trả lời được liệu phía bên kia có kế hoạch leo thang hay không.

    Hormuz là một eo biển nhỏ nằm giữa vịnh Ba Tư và biển Arập. Chiều rộng của Hormuz chỉ khoảng 34 dặm (55 km), nằm ngay gần bờ biển của Iran. Đây là một trong những kênh vận chuyển đường thủy nhộn nhịp nhất thế giới. Có đến một phần năm lượng dầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được vận chuyển qua đây từ vùng vịnh Ba Tư.

    Chính bởi vị trí chiến lược như vậy, nên việc đóng cửa eo biển này sẽ có tác động lớn đến kinh tế thế giới cũng như an ninh trong khu vực. Theo các nhà phân tích, nếu Iran đóng cửa eo biển này giá dầu có thể tăng lên đến 150 USD/thùng. Ngay sau khi Iran tuyên bố về khả năng đóng Hormuz, giá dầu trên thế giới đã tăng lên đến hơn 100 USD/thùng. Bản thân Iran cũng là một nhà xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trên thế giới với khoảng 2,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Việc cắt giảm nguồn cung từ Iran cũng làm ảnh hưởng đến thị trường thế giới.

    Mỹ cũng là nước có các chiến hạm đi qua khu vực này trong đó có USS John C. Stennis, một tàu sân bay thuộc Hạm đội số 5, đơn vị hải quân chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực vịnh Ba Tư, biển Đỏ, biển Arab và vùng bờ biển phía Đông Phi cho tới tận Kenya. Việc đóng eo biển này sẽ khiến cho các tàu chiến của Mỹ không còn ra vào được vịnh Ba Tư, nơi có vai trò quan trọng đối với an ninh dầu mỏ của các nước trong khu vực cũng như toàn thế giới. Phản ứng trước tin Iran có thể đóng eo biển Hormuz, người phát ngôn của hạm đội 5 của Mỹ, nói: "Hải quân nước này sẽ giữ sự hiện diện trong khu vực và sẵn sàng đáp trả lại bất cứ hành động xấu xa nào để đảm bảo sự thông thoáng của giao thông đường thủy nơi đây”.

    Tuy nhiên đây cũng không phải là lần đầu Iran đe dọa đóng eo biển Hormuz. Năm 2008, Iran cũng đã từng dùng đến con bài này để cảnh cáo Mỹ và Israel nếu hai nước này tấn công Iran.

    Lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ áp dụng đối với ngân hàng Trung ương của Iran, theo đó Mỹ sẽ trừng phạt bất cứ công ty nào có giao dịch làm ăn với ngân hàng này. Dù lệnh trừng phạt này miễn trừ đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm như thực phẩm, thuốc men hay các mặt hàng nhân đạo khác, nó sẽ là một đòn mạnh giáng vào nền kinh tế của Iran. Ngay sau khi Mỹ tuyên bố lệnh trừng phạt, giá trị đồng Rial của Iran giảm 15%, mặc dù sau đó giá trị đồng Rial đã tăng thêm, nhưng vẫn chưa trở lại được mức trước đó.

    Dầu thô chiếm đến 80% nguồn thu từ xuất khẩu của nước này. Hạn chế các giao dịch qua ngân hàng trung ương của Iran cũng đồng nghĩa với việc cô lập về kinh tế đối với quốc gia Trung Đông này. Mặc dù phần lớn lượng dầu của Iran được xuất khẩu sang châu Á, nhưng ngay sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ được thông qua, Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh thân cận của Mỹ, đã hưởng ứng. Chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản tuần trước thông báo rằng họ đang tìm nguồn cung dầu khác bù đắp cho việc cắt giảm nhập khẩu dầu thô từ Iran. Trung Quốc trước đó giảm khoảng 3% lượng dầu nhập từ Iran.

    Khó khăn về kinh tế do lệnh trừng phạt gây ra sẽ tăng áp lực lên chính trường đầy chia rẽ của Iran, tăng thêm thách thức cho tổng thống đương nhiệm Mahmoud Ahmadinejad trước cuộc bầu cử quốc hội nước này sẽ diễn ra vào tháng ba tới. Tổng thống Ahmadinejad đã phải công du sang các nước Mỹ Latin tìm kiếm sự hỗ trợ trước sức ép của các nước trên thế giới. Điểm dừng chân của ông này sẽ là các nước không thân Mỹ như Venezuela, Cuba và Ecuador.

    Kịch bản nào?

    Phương Tây vẫn chưa tin rằng Iran có thể đóng eo biển Hormuz, bởi theo đánh giá, tiềm lực quân sự của nước này sẽ không đủ chống đỡ nếu kịch bản này xảy ra và các nước đồng minh buộc phải dùng vũ lực để khai thông tự do hàng hải ở trong vùng. Cũng trong bài viết đăng trên Huffington Post, cựu đại sứ Mỹ tại Marốc, Alan Ginsberg, nhận định rằng nếu trường hợp Iran đi đến một quyết định cực đoan như vậy, một cuộc chiến tại eo biển này tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, theo cựu đại sứ, nếu trường hợp này xảy ra, Israel và Mỹ sẽ tấn công vào các cơ sở khai thác dầu của Iran, bất chấp việc giá dầu thế giới có thể gia tăng. Iran cũng có một vài lựa chọn hạn chế là tấn công vào các bể dầu dự trữ của một bên thứ ba gây ra những thiệt hại đối với nguồn cung dầu trên thế giới.

    Dù bất cứ kịch bản nào xảy ra thì hậu quả đầu tiên sẽ là những ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu vốn đã đang phải chống đỡ với những khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính. Một bản tin trên tờ New York Times cho rằng Nhật và Hàn Quốc dù miễn cưỡng hưởng ứng Mỹ, cũng đang kêu ca về những khó khăn cho chính nền kinh tế của họ khi phải chịu ảnh hưởng từ giá dầu tăng và thay đổi nguồn cung. Các nước châu Âu khác đang nhập khẩu dầu từ Iran hay nguồn nhập khẩu được vận chuyển qua eo biển này sẽ vấp phải những vấn đề về cung cấp năng lượng giữa mùa đông giá rét này. Mặt khác các nhà phân tích cũng lo ngại rằng nếu Iran bị dồn vào đường cùng và có những tính toán sai lầm thì đây sẽ là một vấn đề lớn và lâu dài đối với an ninh khu vực và kinh tế toàn cầu.

    Theo Cao Thu
    VnExpress
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này