1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3872 người đang online, trong đó có 259 thành viên. 06:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31213 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cái nick này cũng sai luôn ! :p:p:p

    Khi nào viết xong , di chuột vào đó mà không thấy bàn tay chỉ vào là nick đã bị viết sai !
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120110/trung-han-ban-tinh-hinh-lien-trieu.aspx

    Trung, Hàn bàn tình hình liên Triều


    10/01/2012 0:43
    Lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc nhất trí hợp tác đảm bảo ổn định ở bán đảo Triều Tiên, đồng thời đẩy mạnh quan hệ song phương.
    Ngày 9.1, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tiếp Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tại Bắc Kinh. Đây là cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Hàn đầu tiên sau khi lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il qua đời, gây ra quan ngại về nguy cơ bất ổn trong khu vực. Do đó, hai bên đã “bàn sâu về tình hình bán đảo Triều Tiên và nhất trí làm việc chặt chẽ với nhau vì hòa bình, ổn định” trong khu vực, Yonhap dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho hay. Sau cuộc gặp, ông Hồ Cẩm Đào phát biểu: “Trung Quốc sẽ duy trì liên lạc và tham vấn với tất cả các bên trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên vì lợi ích chung”.
    [​IMG]
    Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (trái) đón Tổng thống Lee Myung-bak tại Bắc Kinh ngày 9.1 - Ảnh: AFP
    Hai nhà lãnh đạo còn nhất trí phát triển quan hệ đối tác chiến lược song phương. Tổng thống Lee nói Seoul sẽ nhanh chóng bắt đầu các thủ tục cho việc đàm phán với Bắc Kinh về thỏa thuận thương mại tự do song phương, và thương thảo có thể bắt đầu trong nửa đầu năm 2012. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2010 đạt 188,4 tỉ USD, theo AFP.
    Ngoài các vấn đề trên, dự kiến hai bên cũng sẽ bàn về tình trạng tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng biển Hàn Quốc, theo Yonhap. Đây đang là “cái gai” trong quan hệ song phương, nhất là sau vụ một cảnh sát biển Hàn Quốc bị thuyền trưởng Trung Quốc đâm chết hồi tháng 12.2011.
    Trước khi gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Lee đã có cuộc gặp với Chủ tịch quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc và dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong chuyến thăm 3 ngày. Đi cùng ông Lee lần này có đặc phái viên về vấn đề hạt nhân Lim Sung-nam. Dự kiến, ông Lim sẽ có cuộc gặp riêng với người đồng cấp Trung Quốc Vũ Đại Vĩ để bàn về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

    Nhật Bản, Triều Tiên gặp mặt bí mật
    Truyền thông Nhật loan tin vào ngày 9.1, đại diện nước này và CHDCND Triều Tiên đã có cuộc gặp bí mật tại vùng đông bắc Trung Quốc, được cho là bàn về vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc trước đây.
    Kyodo News dẫn nguồn tin từ Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản cho hay cựu Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc Hiroshi Nakai đã gặp một phái đoàn được cho là do Đại sứ Triều Tiên phụ trách đàm phán bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản Song Il-ho dẫn đầu. Đây là lần tiếp xúc đầu tiên giữa hai bên kể từ khi đại tướng Kim Jong-un trở thành lãnh đạo mới của CHDCND Triều Tiên. Cuộc gặp dự kiến kéo dài tới hôm nay.
    Văn Khoa
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Em thường thắc mắc tại sao mấy ông khùng ubck lại lấy màu tím làm màu CE ?
    Ngày xưa còn bé , 14, 15 tuổi gì đó ...em tự nhiên thấy yêu màu tím . Những chiếc hoa cà phơn phớt tím trong vườn nhà . Hoa bìm bịp tím dại vươn ra từ dãy bờ tường nhà sơ , run rẩy ướt vì những hạt mưa sa . Hoa tím dại nhỏ xíu li ti , trải thảm suốt trên con đường 2 cô bé đi học mỗi ngày từ cấp 1 cho đến cấp 3 . Và mỗi buổi sáng chủ nhật ko phải đi học , 2 cô nhỏ ra ngõ , trong lúc đợi mẹ đi chợ về , sung sướng vạch cỏ tìm những bụi hoa mắc cỡ màu hồng tím để tranh nhau dí ngón tay lên lá cho lá khép lại...Ôi màu tím, màu tím...
    Một hôm tình cờ mẹ phát hiện ra điều này , mẹ hoang mang buồn , mẹ nói yêu chi màu tím , nó sẽ vận vào số phận , màu tím là màu thủy chung , cũng là màu thất bại , thất vọng...Thơ ca thường pha màu tím cho những cuộc tình dở dang , như một người nhớ mãi một mối tình nên yêu màu tím . Mẹ nói màu nào cũng đẹp , nhưng con hãy yêu màu xanh hy vọng , màu hồng vui tươi và màu đỏ chiến thắng , con đừng bao giờ yêu màu tím vì như thế cuộc đời sẽ toàn dang dở , buồn lắm đó con...
    Cho nên chỉ CK là em phái màu tím thôi.
    Và vì các anh chị yêu màu tím , em mê các anh chị nên cũng có cảm tình với màu tím.
    Còn em thì yêu màu xanh hy vọng , màu hồng vui tươi , và màu đỏ chiến thắng .

    [};-[};-[};-[};-[};-[r32)][r32)][r32)]:-bd:-bd:-bd:-":-":-"[r2)][r2)][r2)]:-":-":-":)>-:)>-:)>-
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    =))=))=))

    Anh @Thai_Duong bị nhốt tù lâu quá , ko gọi nick ảnh thường nên em cứ viết sai miết , hi hi...
    Ủa lạ cà...chữ đỏ cũng y vậy mà ko ra bàn tay là seo ta ?
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bây giờ người ta mê phong thủy lắm, nghiên cứu bonsai cho phong thủy là thắng chắc luôn đó anh .:-bd
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Thêm màu vàng của nắng ấm phương nam nữa là đủ cả các màu !
    Túm lại là màu nào cũng yêu ! :)):)):))
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Khác cái dấu gạch ngang ! :)):)):))
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Anh từ bé đã thích màu xanh da trời , màu của niềm tin và hi vọng !
    Mặc áo hay sơn nhà , khăn mặt , đồ dùng đều chọn màu này !
    Chỉ thích màu tím từ khi chơi chứng khoán thôi ! Và có giai đoạn là thành viên Nhà Áo Tím nữa !
    Khi đó anh là em gái nhỏ nhất nhà đấy !
    Từ khi có lolemsieuchanh gia nhập thì mất ngôi gái út !

    =))=))=))=))=))=))
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Ai đó yêu nhất là : sắc hoa màu Nhớ .hi hi...
    Tạm biệt anh tí xíu , em phải đi chợ .[};-
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đạp sóng ra Hoàng Sa

    11/01/2012 07:58:55

    - “Ngày đi: 14/10/1969, ngày về: không… Lý do thay quân Hoàng Sa đợt 38” – một phần trong nội dung tờ Sự vụ lệnh số 1445 của Bộ chỉ huy Tiểu khu V (quân lực VNCH), điều động chuẩn úy Nguyễn Văn Đức (quận 5, TP.Hồ Chí Minh) ra nhận nhiệm vụ ngoài Hoàng Sa được UBND huyện đảo Hoàng Sa lưu giữ trong Kỷ yếu Hoàng Sa.

    “Không ngày về”, nhưng với những người được nhận nhiệm vụ ngoài đảo thiêng, chẳng ai không hăng hái, hổ hởi với niềm vinh dự, tự hào góp phần vào việc bảo vệ, thực thi chủ quyền của đất nước.

    LTS: Nửa thế kỷ trôi qua, nhưng ký ức về những lần ra công tác, nhận nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa với những người lính, nhân viên khí tượng thủy văn, quân y những năm 50 – 70 của thế kỷ XX vẫn còn sáng rõ. Hoàng Sa hai tiếng thiêng liêng, gần gũi và trường tồn với chủ quyền, trái tim của, phần máu thịt không thể chia lìa của Tổ quốc. Nhân sự kiện UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) vừa ra mắt, phát hành “Kỷ yếu Hoàng Sa”, Bee.net.vn tìm về với những “nhân chứng sống” của Hoàng Sa một thời.

    Tới đất thiêng

    Vị chuẩn úy ngày đó vẫn có nhớ như in, hai giờ chiều ngày 14/10, con tàu HQ 42 khởi hành tại cảng Tiên Sa Đà Nẵng để bắt đầu hải trình đạp sóng đến với Hoàng Sa. Đoàn đi mang theo gạo mắm và thức ăn dự trữ trong vòng 4 tháng và một cặp heo để cúng đảo khi vào và tạ ơn đảo lúc bình yên trở về đất liền. Hải trình kéo dài trên dưới 20 tiếng đồng hồ vượt sóng biển để cập đảo thiêng nhưng không phải lúc nào cũng trời yên, biển lặng.

    Ông Đức kể, khi chúng tôi bắt đầu đi, gió lặng sóng êm, nhưng đến tối biển động mạnh. Tàu xa đất liền đến 100km, chao đảo bởi những đợt sóng đánh cao lên 7 – 8m.

    Những nhân chứng Hoàng Sa gặp mặt nhân ngày ra mắt Kỷ yếu Hoàng Sa
    Cũng nhận lệnh ra Hoàng Sa năm đó, nhân chứng Nguyễn Văn Thành (68 tuổi, Hương Trà, Thừa Thiên – Huế), kể rành rọt cái ngày lên tàu chuyến đầu tiên năm 1969 để thu thập thông tin, báo cáo về sở chỉ huy trong đất liền những tin tức hàng ngày trên đảo.

    “Đoàn ra đảo lúc đó khá đông, khoảng hơn 20 người kể cả 4 nhân viên khí tượng. Chúng tôi tập trung tại Hội An, đi mua sắm vật dụng cá nhân cho mình, mua lương thực, thực phẩm, phục vụ cho đoàn cũng như một số vật nuôi, con giống để ra đảo tăng gia sản xuất như heo, gà, vịt, hạt rau muống, hạt đậu xanh…”. Đến nay, ông Thành nhớ từng khuôn mặt, dáng hình những người trên chuyến tàu đó.

    TIN LIÊN QUAN
    "Quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam đã từng cưu mang tàu TQ"
    Là một trong những nhân chứng cao niên trên địa bàn TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Nhự (84 tuổi, Hòa Tiến, Hòa Vang) hồ hởi có mặt trong ngày ra mắt “Kỷ yếu Hoàng Sa”. Ông sốt sắng chỉ từng tấm hình, vui kể về lần đạp sóng nhận nhiệm vụ ngoài đảo thiêng.
    "Thường mỗi năm có 2 phiên đi làm công tác tại đảo. Mỗi đợt kéo dài 3 – 3,5 tháng tùy thời tiết. Chuyến đầu của tôi năm 1969 khi đang là nhân viên Khí tượng thủy văn Đà Nẵng. Lúc đó cơ quan lo đủ lương thực, gạo, đường sữa, cà phê, trà, rượu và thuốc để phòng ngừa bệnh tật" - giọng kể của ông không giấu sự tự hào.

    "Thời khóa biểu" Hoàng Sa

    Hơn 40 năm, ông Nhự vẫn nhớ “thời khóa biểu” mỗi ngày trên đảo. Mỗi ngày làm việc thường bắt đầu từ 6 giờ. Sau bữa sáng với bánh mì rim đường, 7 giờ, ông Nhự làm hơi bong bong để thả lên không xem tình hình nhiệt độ, thời tiết. Kết thúc công việc của một nhân viên khí tượng, ông Nhự dành thời gian đi dạo, ngắm cảnh Hoàng Sa.

    Nhân chứng Ngô Tấn Phát (79 tuổi, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) nhận nhiệm vụ tại ty khí tượng Hoàng Sa từ năm 1959. Công việc hàng ngày trên đảo vẫn như các trạm khí tượng trong đất liền là làm quan trắc thời tiết 3 giờ một lần đo và đọc các yếu tố khí tượng: khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước mưa, gió và mây, lập bản báo cáo thời tiết theo mẫu quốc tế gởi về đất liền bằng tín hiệu chuyên dụng lúc bấy giờ.

    Nhân chứng Nguyễn Văn Cúc (60 tuổi, Phước Mỹ, Sơn Trà) nhận nhiệm vụ khảo sát, sửa chữa, xây dựng trên đảo Hoàng Sa năm 1973. Ông ra đảo là bắt tay vào sửa chữa, xây dựng các bể ngầm chứa nước ngọt. Các bể này xây từ Pháp thuộc. Khoảng 20 bể, mỗi bể chứa khoảng một ngàn m3 nước. Nó được xây ngầm chung quanh ngôi nhà để chứa nước mưa từ trần nhà đổ xuống.

    “Ở trên đảo, mỗi ngày trôi qua thật bình dị. Sáng dậy tập thể dục sau đó ăn cơm rồi bắt tay vào làm việc. Công việc được phân chia cụ thể, rõ rang cho từng người nên ai lấy là việc của mình”, ông Cúc kể.

    Đủ công việc từ lính Hoàng Sa, đến nhân viên khí tượng, quân y, hậu cần, xây dựng… nhưng với các nhân chứng được ra đảo thiêng là điều tự hào hiếm có. Nhân chứng Trần Văn Sơn (66 tuổi, Sơn Trà, Đà Nẵng), nhận Sự vụ lệnh của Bộ chỉ huy tiểu khu Quảng Nam ra Hoàng Sa năm 1973 làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ chủ quyền trên đảo tự hào khi nhắc lời giây phút đặt chân lên đảo:

    "Tôi thấy nhiều dấu tích chứng minh sự hiện diện lâu đời của ông cha ta như những miếu thờ cột mốc, những ngôi mộ của những người làm nhiệm vụ bảo vệ đảo đã ngã xuống. Không thể hình dung được chỉ với phương tiện thô sợ mà cha ông ta đã khám phá và khai thác vùng đất này. Lúc ấy trong tôi dậy lên niềm tự hào về sự phi thường của cha ông cùng lòng quyết tâm phải bảo vệ đảo, phải giữa gìn đảo để không hổ thẹn với những người đi trước".
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này