Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6130 người đang online, trong đó có 628 thành viên. 21:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30623 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Tranh thủ chạy về nhà sạc pin điện thoại , vào đây ngó nghiêng 1 tí !
    Nhớ các bạn quá ! [r32)]
    Lại có điện của lái xe bảo đã vào địa phận Đà Nẵng , mình phải ra đón hàng ngay !
    Đêm nay bốc 2 xe hàng , ngày mai 1 xe nữa ! #:-s#:-s
    #:-s
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chúc bác vạn sự như ý![};-
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    @ptkh lại bận giúp mẹ làm mứt à???[-X[};-
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nguy cơ xảy ra chiến tranh lạnh mới tại châu Á do dầu mỏ?

    Thứ sáu, 06 Tháng 1 2012 17:13

    Lượng dầu nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc được vận chuyển qua các tuyến đường biển do Hải quân Mỹ khống chế. Cùng với việc tăng cường sự hiện diện, giành sự chi phối hải quân tại Biển Đông và các vùng biển xung quanh, Mỹ đã gửi đến Trung Quốc thông điệp rằng Bắc Kinh đừng đẩy Mỹ quá xa, nếu không Mỹ sẽ buộc nền kinh tế của Trung Quốc phải quỳ gối bằng việc phong tỏa các nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho Bắc Kinh.

    Bài viết “A New Cold War in Asia? Obama Threatens China“ của Giáo sư Michael T. Klare, chuyên nghiên cứu về hòa bình và an ninh thế giới tại trường Cao đẳng Hampshire đăng trên Nghiên cứu toàn cầu.

    Khi đề cập đến chính sách Trung Quốc, liệu có phải Chính quyền Obama vừa “tránh vỏ dưa lại gặp ngay vỏ dừa?” Trong một nỗ lực nhằm "lật sang trang" hai cuộc chiến tranh thảm họa tại Trung Đông là cuộc chiến Irắc và Ápganixtan, Mỹ có thể lại đang bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới tại châu Á, bởi vì họ lại một lần nữa xem dầu mỏ là chìa khóa của uy thế toàn cầu.

    Chính sách mới này được chính ông Obama đề cập vào ngày 17/11, trong một bài phát biểu trước Quốc hội Ôxtrâylia, trong đó ông đã vạch ra một viễn cảnh địa chính trị táo bạo và cực kỳ nguy hiểm. Thay vì tập trung vào khu vực Trung Đông như trong thập kỷ qua, Mỹ hiện sẽ tập trung sức mạnh của mình tại châu Á và Thái Bình Dương. Ông Obama đã tuyên bố tại Canbơrơ: "Đường hướng của tôi là rõ ràng. Khi chính phủ lập kế hoạch và hoạch định ngân sách cho tương lai, Nhà Trắng sẽ dành những nguồn lực cần thiết để duy trì sự có mặt quân sự mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực này". Mặc dù các quan chức Chính phủ Mỹ khăng khăng cho rằng chính sách mới này không nhằm trực diện vào Trung Quốc, nhưng hàm ý khá rõ ràng: từ nay trở đi, trọng tâm cơ bản của chiến lược quân sự Mỹ sẽ không phải là chống khủng bố, mà là kiềm chế quốc gia đang hưng thịnh kinh tế này, dù với bất kỳ nguy cơ hoặc mức phí tổn nào.

    Trọng tâm mới của trái đất

    Các quan chức hàng đầu Mỹ khẳng định sự nhấn mạnh mới vào châu Á và kiềm chế Trung Quốc là cần thiết bởi vì khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện là "trọng tâm" của hoạt động kinh tế thế giới. Luận cứ này cho rằng, trong khi Mỹ đang bị sa lầy tại Irắc và Ápganixtan, Trung Quốc đã dành nhiều thời gian để mở rộng ảnh hưởng của họ trong khu vực. Lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, Mỹ không còn là quốc gia chi phối kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Mỹ muốn giữ được danh hiệu là siêu cường của thế giới, họ phải khôi phục vị trí hàng đầu trong khu vực này và giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong những thập kỷ tới, không có mục tiêu chính sách đối ngoại nào quan trọng hơn chính sách này.

    Để phù hợp với chiến lược mới này, Chính phủ Mỹ đang có một loạt các động thái nhằm tăng cường sức mạnh của Mỹ tại châu Á, và đẩy Trung Quốc vào thế phòng ngự. Những động thái này bao gồm quyết định triển khai, ban đầu là 250 lính thủy đánh bộ Mỹ, sau này có thể tăng lên tới 2.500 người, tại một căn cứ không quân của Ôxtrâylia tại Darwin, và thực hiện "Tuyên bố Manila" ngày 18/11, cam kết thắt chặt các quan hệ quân sự của Mỹ với Philíppin. Đồng thời, Nhà Trắng cũng tuyên bố bán 24 máy bay chiến đấu F-16 cho Inđônêxia, và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới thăm Mianma, một đồng minh lâu nay của Trung Quốc, chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tới Mianma trong 56 năm qua. Bà Clinton cũng nói về việc tăng cường những quan hệ ngoại giao và quân sự với Xinhgapo, Thái Lan và Việt Nam, những quốc gia nằm xung quanh Trung Quốc hoặc giám sát các tuyến đường thương mại chủ chốt mà Trung Quốc đang phụ thuộc cho việc nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu các mặt hàng chế tạo.

    Theo mô tả của các quan chức Chính phủ Mỹ, những hành động như vậy nhằm để tối đa hóa những lợi thế của Mỹ trong lĩnh vực ngoại giao và quân sự tại thời điểm Trung Quốc đang chi phối lĩnh vực kinh tế của khu vực châu Á. Trong một bài báo mới đây đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại, bà Clinton đã cho rằng một nước Mỹ suy yếu kinh tế không còn hy vọng chiếm ưu thế đồng thời tại nhiều khu vực. Mỹ phải lựa chọn các chiến trường của mình một cách thận trọng và triển khai những tài sản hạn chế của họ, hầu hết có bản chất quân sự, để tối đa hóa ưu thế. Xét tới vị trí trung tâm chiến lược của châu Á đối với quyền lực toàn cầu, Mỹ sẽ tập trung các nguồn lực tại châu Á. Bà Clinton viết: "Trong 10 năm qua, Mỹ đã dành các nguồn lực khổng lồ tại Irắc và Ápganixtan. Trong 10 năm tới Mỹ cần phải suy tính thông minh và có hệ thống về việc nên đầu tư thời gian và năng lượng vào đâu để Mỹ ở vị thế tốt nhất có thể duy trì vai trò lãnh đạo và đảm bảo các lợi ích của mình... Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ trong thập kỷ tới sẽ là tăng cường đầu tư cả về ngoại giao, kinh tế lẫn chiến lược tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

    Một suy nghĩ như vậy, với trọng tâm quân sự rõ ràng, dường như là một động thái khiêu khích nguy hiểm. Những biện pháp dẫn đến tăng cường sự có mặt quân sự tại các vùng biển giáp giới với Trung Quốc và tăng cường các quan hệ quân sự với những nước láng giềng của Trung Quốc, chắc chắn sẽ rung lên hồi chuông báo động tại Bắc Kinh và củng cố cho những người ủng hộ một phản ứng tích cực và quân sự hóa hơn đối với sự xâm nhập của Mỹ trong giới cầm quyền tại Bắc Kinh. Cho dù phản ứng của Trung Quốc nằm dưới hình thức nào, cũng có một điều chắc chắn rằng ban lãnh đạo của cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không để cho họ trông có vẻ yếu ớt và không quyết đoán trước việc Mỹ đang xây dựng một vành đai bao vây nước họ. Điều đó có nghĩa là Mỹ đang bắt đầu gieo hạt giống của một cuộc chiến tranh lạnh mới tại châu Á trong năm 2011.

    Sự tăng cường quân sự của Mỹ và tiềm năng giáng trả mạnh mẽ của Trung Quốc là đề tài thảo luận trên báo chí Mỹ và châu Á. Nhưng có một khía cạnh quan trọng của cuộc chiến mới phôi thai này hoàn toàn không được người ta chú ý: mức độ mà một phân tích mới về phương trình năng lượng toàn cầu, tiết lộ những tổn thương tăng lên của phía Trung Quốc và những lợi thế mới đối với Oasinhtơn, ảnh hưởng đến những động thái đột ngột trên của Chính phủ Mỹ.

    Phương trình năng lượng mới

    Trong nhiều thập kỷ, Mỹ phụ thuộc nặng nề vào dầu mỏ nhập khẩu, trong đó phần lớn từ Trung Đông và châu Phi, trong khi Trung Quốc hầu như có khả năng tự đáp ứng nhu cầu dầu mỏ. Năm 2001, Mỹ tiêu thụ 19,6 triệu thùng dầu/ngày, trong khi bản thân chỉ sản xuất được 9 triệu thùng. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài để bù khoản thiếu hụt 10,6 triệu thùng/ngày là một mối quan ngại lớn đối với các nhà hoạch định chính sách tại Oasinhtơn. Mỹ đã phản ứng bằng cách thiết lập các mối quan hệ gần gũi và quân sự hóa hơn với các nước sản xuất dầu mỏ tại Trung Đông và thỉnh thoảng gây chiến để đảm bảo sự an toàn của các dây chuyền cung cấp của Mỹ.

    Mặt khác, năm 2001, Trung Quốc chỉ tiêu thụ 5 triệu thùng dầu/ngày, với sản lượng trong nước khoảng 3,3 triệu thùng/ngày và chỉ cần nhập khẩu 1,7 triệu thùng. Những con số này khiến ban lãnh đạo Trung Quốc ít quan ngại hơn về sự đáng tin cậy của các nhà cung cấp dầu mỏ nước ngoài của họ, và do vậy Trung Quốc không cần phải bắt chước kiểu chính sách đối ngoại phức tạp lâu nay của Mỹ.

    Giờ đây, Chính quyền Obama kết luận rằng bàn cờ đang bắt đầu thay đổi. Do nền kinh tế hưng thịnh của Trung Quốc và sự nổi lên của một tầng lớp trung lưu lớn và ngày càng nhiều, mức tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc đang bùng nổ. Theo những dự báo mới đây của Bộ Năng lượng Mỹ, mức tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ tăng lên 13,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và 16,9 triệu thùng/ngày vào năm 2035, so với mức 7,8 triệu thùng/ngày của năm 2008. Nhưng sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc chỉ tăng từ mức 4 triệu thùng/ngày năm 2008, lên 5,3 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Do vậy, lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng từ mức 3,8 triệu thùng/ngày năm 2008, lên 11,6 triệu thùng/ngày vào năm 2035, còn cao hơn mức dầu nhập khẩu của Mỹ.
    Trong khi đó, Mỹ có thể hy vọng tình hình năng lượng được cải thiện. Nhờ việc tăng cường khai thác tại các khu vực dầu mỏ mới của Mỹ, trong đó có vùng biển Bắc cực tại ngoài khơi Alaska, vùng nước sâu tại Vịnh Mêhicô, các mỏ dầu đá phiến tại Montana, Bắc Dakota và Texas, lượng nhập khẩu dầu mỏ tương lai của Mỹ có thể sẽ giảm, cho dù mức tiêu thụ năng lượng có tăng lên. Thêm vào đó, sản lượng dầu mỏ dường như sẽ tăng lên ở Tây bán cầu nhiều hơn ở Trung Đông và châu Phi, lại một lần nữa nhờ khai thác dầu tại những địa điểm khó khăn như dầu cát tại Canađa, các mỏ dầu nằm sâu dưới Đại Tây Dương của Braxin và các khu vực giàu năng lượng ngày càng yên bình tại Côlômbia trước đây bị chiến tranh tàn phá. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng tổng cộng của Mỹ, Canađa và Braxin dự kiến sẽ tăng thêm 10,6 triệu thùng/ngày trong các năm từ 2009 đến 2035, mức tăng mạnh trong bối cảnh sản lượng dầu tại hầu hết các nơi trên thế giới được dự báo sẽ giảm.

    Từ khía cạnh địa chính trị, tất cả những điều trên dường như đang tạo một lợi thế thực sự cho Mỹ, trong khi Trung Quốc đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những sự kiện xảy ra ở bên trong hoặc dọc các tuyến đường biển, và các vùng đất xa xôi. Điều đó có nghĩa là Mỹ có khả năng dự tính việc dần nới lỏng những mối quan hệ quân sự và chính trị với các nước dầu mỏ Trung Đông, từng chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ trong một thời gian quá dài và đã dẫn đến các cuộc chiến tranh tàn phá và tốn kém. Quả thực, như Tổng thống Obama đã nói ở Canbơrơ, Mỹ hiện bắt đầu tập trung trở lại các khả năng quân sự của họ tại nơi khác. Ông Obama nói: "Sau một thập kỷ với 2 cuộc chiến tranh quá tốn kém, Mỹ hiện chuyển sự chú ý sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

    Đối với Trung Quốc, tất cả những điều này nói đến sự suy yếu chiến lược tiềm tàng. Mặc dù phần nào dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường bộ, thông qua những đường ống dẫn dầu từ Cadắcxtan và Nga, đa số lượng dầu nhập khẩu của họ được vận chuyển bằng tàu chở dầu từ Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh qua các tuyến đường biển do Hải quân Mỹ khống chế. Quả thực, hầu như mọi tàu chở dầu sang Trung Quốc đều phải đi qua Biển Đông, vùng biển mà Chính quyền Obama hiện đang tìm cách đặt dưới một sự kiểm soát hải quân hiệu quả.

    Bằng việc giành được sự chi phối hải quân tại Biển Đông và các vùng biển xung quanh, Chính quyền Obama rõ ràng muốn giành được ưu thế năng lượng của thế kỷ 21, tương đương sự hăm dọa hạt nhân trong thế kỷ 20. Chính sách này ngụ ý rằng Bắc Kinh đừng đẩy Mỹ quá xa, nếu không Mỹ sẽ buộc nền kinh tế của Trung Quốc phải quỳ gối bằng việc phong tỏa các nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của Bắc Kinh. Tất nhiên là điều này sẽ không bao giờ được nói công khai, nhưng người ta nhận thức được rằng các quan chức cao cấp Mỹ đang suy nghĩ theo hướng đó và có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang cực kỳ quan ngại về nguy cơ này, ví dụ như Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng các đường ống tốn kém qua toàn bộ châu Á, tới khu vực lòng chảo Biển Caxpi.

    Khi bản chất ngầm này của kế hoạch chiến lược mới của Obama ngày càng trở nên rõ ràng hơn, chắc chắn là ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ có những biện pháp để đảm bảo sự an toàn của các phao cứu sinh năng lượng của Trung Quốc. Chắc chắn trong số những động thái này sẽ có những động thái kinh tế và ngoại giao, ví dụ như bao gồm cả những nỗ lực nhằm ve vãn các nước khu vực như Việt Nam và Inđônêxia, cũng như các nước cung cấp dầu mỏ lớn như Ănggôla, Nigiêria và Arập Xêút. Nhưng các động thái khác sẽ mang bản chất quân sự. Việc tăng cường sức mạnh cho hải quân Trung Quốc, hiện vẫn nhỏ và lạc hậu so với các hạm đội của Mỹ và các đồng minh chính, dường như không tránh khỏi. Tương tự như vậy, các mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Nga, cũng như các nước Trung Á (Cadắcxtan, Cưrơgưxtan, Tátgikixtan và Udơbêkixtan), thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), là chắc chắn.

    Thêm vào đó, Mỹ hiện đang châm ngòi cho sự khởi đầu một cuộc chạy đua vũ trang kiểu Chiến tranh lạnh tại châu Á, mà về lâu dài, không nước nào đủ sức theo đuổi. Tất cả những điều này dường như đang dẫn đến quan hệ căng thẳng hơn và sự nguy hiểm từ các vụ việc tương lai có liên quan đến các tàu của Mỹ, Trung Quốc và các đồng minh của họ. Những rủi ro và phí tổn tiềm tàng của một chính sách quân sự trên hết như vậy nhằm vào Bắc Kinh chắc chắn sẽ không hạn chế tại châu Á. Nhằm thúc đẩy khả năng tăng sản lượng năng lượng tại Mỹ, Chính quyền Obama hiện đã phê chuẩn các kỹ thuật khai thác khoan ở Bắc cực, khoan ở khu vực nước sâu, chắc chắn sẽ dẫn đến các thảm họa môi trường ở trong nước. Sự ngày càng phụ thuộc vào dầu cát của Canađa sẽ dẫn đến mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng lên. Tất cả những điều này đang đảm bảo rằng chúng ta sẽ sống trong một thế giới nguy hiểm hơn. Mong muốn chuyển sự chú ý từ các cuộc chiến tranh tại Trung Đông để đối phó với những vấn đề lớn đang âm ỉ tại châu Á là có thể hiểu được, nhưng việc lựa chọn một chiến lược, nhấn mạnh đến như vậy vào sự chi phối và khiêu khích quân sự chắc chắn sẽ dẫn đến một phản ứng tương tự. Đó không phải là con đường khôn ngoan để đi tới, và về lâu dài sẽ thúc đẩy những lợi ích của Mỹ tại thời điểm khi sự hợp tác kinh tế toàn cầu là quan trọng. Việc hy sinh môi trường để đạt được sự độc lập năng lượng lớn hơn cũng vậy.

    Một cuộc chiến tranh lạnh mới tại châu Á và một chính sách năng lượng bất chấp môi trường ở Tây bán cầu có thể gây nguy hiểm cho trái đất: mầm mống chết người của cuộc chiến này phải được xem xét trước khi các bên rơi vào đối đầu và thảm họa môi trường trở nên không tránh khỏi. Người ta không cần là nhà tiên tri cũng biết rằng đó không phải là định nghĩa về một nguyên thủ tốt, mà là một sự điên rồ./.


    Theo Global Research
    Trần Quang (gt)
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tết nhất đến nơi, mọi người lo làm ăn, lo sắm tết, lo ... chuẩn bị để chơi tết..., vắng cả, chả còn ai...
    Chỉ mỗi mình mình giờ này mà vẫn còn "Nóng trong ngày", dở hơi thật...
    Thôi, out thôi không mọi người lại cười cho...
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    BBBBBBBBBByyyyyyyyyyyyyyyy..............
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Giúp mẹ làm mứt , tặng mẹ chàng !
    Công dung ngôn hạnh ! Đúng gái ngoan !
    Bằng Lăng cũng giỏi như thế nhỉ ?
    Xứng danh phụ nữ ba đảm đang !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120112/cnas-ra-bao-cao-ve-bien-dong.aspx
    CNAS ra báo cáo về biển Đông


    12/01/2012 1:11
    Một tổ chức nghiên cứu rất có vị thế của Mỹ vừa kêu gọi nước này nhanh chóng tăng cường hiện diện tại biển Đông.
    Trong khi căng thẳng xung quanh eo biển Hormuz đang thu hút sự chú ý của thế giới, Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) kêu gọi Washington tập trung hơn nữa nguồn lực vào biển Đông, khu vực lưu thông hàng hải không kém phần quan trọng. Tờ National Defense Magazine dẫn báo cáo công bố tại hội thảo ở Washington vào ngày 10.1 cho hay CNAS thúc giục Lầu Năm Góc theo đuổi chính sách “ưu tiên hợp tác” tại biển Đông để có thể tránh xung đột trong tương lai với Trung Quốc đồng thời góp phần bảo đảm tự do hàng hải và hòa bình, ổn định trong khu vực.
    [​IMG]
    Hạm đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương - Ảnh: U.S Navy
    Báo cáo dày 115 trang còn kêu gọi Mỹ tăng cường hạm đội hải quân từ 285 tàu chiến lên 346 chiếc. Theo đó, “sự tiếp cận bằng đường ngoại giao - kinh tế với Trung Quốc và các nước khác sẽ diễn ra tốt hơn nếu được chống lưng bởi một nguồn lực quân sự đáng tin cậy”. Báo cáo cũng ủng hộ chiến lược tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương và khẳng định biển Đông là khu vực chiến lược quyết định vai trò tương lai của Mỹ trong khu vực này. CNAS là tổ chức nghiên cứu rất có uy tín và quan hệ mật thiết với chính quyền Washington. Một đồng sáng lập của tổ chức này là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Kurt Campbell.
    Trong khi đó, có tin Trung Quốc đang áp dụng một khái niệm an ninh mới, nhấn mạnh đàm phán hòa bình là giải pháp tối ưu khi giải quyết tranh chấp tại biển Đông. Phát biểu trên của Trợ lý Ngoại trưởng Lưu Chấn Dân được đăng trên tờ China Daily sau khi Philippines yêu cầu Trung Quốc giải quyết tranh chấp dựa trên Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS).

    Ngoại trưởng ASEAN họp tại Campuchia
    Ngày 11.1, Hội nghị hẹp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã khai mạc tại Siem Reap, Campuchia. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị. Các bộ trưởng đã thảo luận về nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy đoàn kết trong hiệp hội, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại của ASEAN.
    Về biển Đông, các bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
    TTXVN
    Thụy Miên




  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...huot-bach.aspx
    Đem người dân ra làm “chuột bạch”


    12/01/2012 1:06
    Dư luận Trung Quốc đang xôn xao về vụ 200.000 người ở tỉnh Sơn Đông bị cưỡng ép sử dụng thử một số thuốc lâm sàng không rõ nguồn gốc.
    Theo Tân Hoa xã ngày 10.1, những người phải uống thuốc là cán bộ cấp thấp và người dân ở huyện Lâm Cù. Trong số thuốc họ uống, có loại không có tên hay nhãn mác gì, có loại thì người uống không rõ do ai sản xuất, được kiểm định chưa. Sau khi thông tin này được công bố, nhiều cư dân mạng Trung Quốc cho rằng những người này đã bị ép làm “chuột bạch” bất đắc dĩ.
    Không biết vì sao
    Chính quyền Lâm Cù chia 200.000 người nói trên thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 100.000 người ở 250 thôn. Trong đó, nhóm 1 phải sử dụng một loại thuốc chưa rõ nguồn gốc, không có tên và được cho là có tác dụng trị xoắn khuẩn Helicobacter pylori. Nhóm 2 được cho uống các loại thuốc trị bệnh đường tiêu hóa và kháng sinh bao gồm omeprazole, tetracycline, metronidazole và bismuth. Tân Hoa xã dẫn lời một số người tỏ ra rất ngạc nhiên vì họ hoàn toàn khỏe mạnh và Sở Y tế địa phương cũng không nói rõ tại sao họ được phát thuốc và ép uống đều đặn.
    Chỉ đơn cử riêng thôn Đậu Gia ở huyện này hiện vẫn đang có 80 người tuổi từ 25-55 phải uống thuốc do chính quyền phát. Trước đó, tất cả những người này đều được cho xét nghiệm máu, kiểm tra hơi thở và làm một số xét nghiệm khác. “Lấy máu làm gì không biết, uống thuốc gì cũng không biết. Phải uống liền 10 ngày, không được ngưng và không được uống rượu bia trong thời gian đó. Chúng tôi uống xong thấy có một số phản ứng như nhức đầu, buồn nôn…”, một người dân cho Tân Hoa xã hay.
    Mặt khác, những người bị chọn dùng thuốc được cấp một khoản tiền hỗ trợ nhưng số tiền này đang do Sở Y tế Lâm Cù “cất giữ cẩn thận”.
    [​IMG]
    Biếm họa của cư dân mạng Trung Quốc về vụ ép uống thuốc ở Sơn Đông - Ảnh: Cf8.com.cn
    “Điều trị” miễn phí
    Sau khi vụ việc bị báo giới Trung Quốc phanh phui, chính quyền Lâm Cù đã lên tiếng giải thích. Ngày 9.1, ông Lưu Vệ Đông, người đứng đầu Cơ quan phòng chống và chữa ung thư dạ dày thuộc Sở Y tế địa phương, tuyên bố đây là chiến dịch phòng chống ung thư dạ dày miễn phí. Ông này còn khẳng định những người uống thuốc đều ký một bản cam kết tình nguyện sử dụng thuốc thử nghiệm.
    Theo điều tra của báo Dương Thành, huyện Lâm Cù là một trong những khu vực có tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày cao nhất nước với 95% người từ 40 tuổi trở lên có bệnh. Vì vậy, ông Lưu Vệ Đông cho biết Cơ quan phòng chống và chữa ung thư dạ dày đã cho triển khai hoạt động thử thuốc trên và được nhiều người dân “tình nguyện hưởng ứng”. Trong đó, nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư và các bệnh dạ dày khác. Theo ông Lưu, từ tháng 6.2010, nhà chức trách đã phát động chiến dịch xóa bỏ nhiễm Helicobacter pylori quy mô lớn với sự góp mặt của nhiều chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế.
    Đến tháng 3.2011, chính quyền Lâm Cù ra công văn yêu cầu trong 2-3 năm tới, phải tiến hành chữa miễn phí nhiễm Helicobacter pylori cho 200.000 người ở độ tuổi từ 25-54, sau đó sẽ tiếp tục quan sát họ trong vòng năm 5-10 năm để xem kết quả. Ông Lưu Vệ Đông cũng cho biết hoạt động này do Bộ Y tế kết hợp Bộ Khoa học kỹ thuật quốc gia tổ chức. Những người được chữa bệnh phải dùng omeprazole, tetracycline, metronidazole và bismuth. Tuy nhiên, ông Lưu khẳng định 4 loại thuốc đều đã qua giai đoạn thí nghiệm lâm sàng nên không cần người làm “chuột bạch”. Quan chức này cũng phủ nhận việc cưỡng ép người dân và nói những ai không đồng ý đều không bị gây khó dễ gì.
    Tuy nhiên, những phát ngôn của ông Lưu thật khác xa với những gì mà người dân huyện Lâm Cù kể với báo giới. Mặt khác, nhà chức trách cũng không đề cập gì tới loại thuốc trị Helicobacter pylori không rõ nguồn gốc mà người dân phải uống. Truyền thông Trung Quốc dẫn lời giới chuyên gia nhận định những gì xảy ra ở Lâm Cù rất giống một cuộc thử nghiệm thuốc với 2 nhóm: một nhóm sử dụng thuốc cần thử, nhóm còn lại uống các loại thuốc đã có trên thị trường để so sánh kết quả. Vì thế, có ý kiến tỏ ra nghi ngờ liệu giới chức y tế địa phương có quan hệ mờ ám với một hãng dược nào đó hay không.
    Ngọc Bi




    Đây không phải là sai phạm ở cấp xã huyện mà là chủ trương của chính quyền trung ương Trung Quốc , khi Tân Hoa Xã khẳng định việc này do bộ Y tế và bộ Khoa học kỹ thuật quốc gia tiến hành !
    Và số lượng được biết là 200.000 người !
    Còn số chưa được biết thì sao ?
    @vethoi1 có còn dám mở miệng khuyên ai qua Trung Quốc mở mang tầm mắt không ?
    @hongkyonline đọc bài này để thêm luận chứng tán dương văn minh và đạo đức Trung Hoa vĩ đại nhé !
    Đồng thời mời tất cả các vị học giả học thật nào còn mơ hồ về tình hữu nghị với Trung Hoa thì hãy đọc bài này !
    @Dr.BietTuot , @MQ-DRAGON còn hô hào cổ xúy cho tình hữu nghị Việt Trung nữa không ?
    Dụ gà vào mồm cáo à ? [r23)][r23)][r23)]

    Thật là kinh tởm !

  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Những dự đoán 100 tuổi thành hiện thực


    11/01/2012 16:14
    (TNO) Như thường lệ vào mỗi dịp khởi đầu năm mới, giới truyền thông lại đưa ra nhiều dự đoán về những điều sẽ xảy ra trong những tháng phía trước.
    Tuy nhiên, những dự báo lâu đời hơn vào năm 1900 của một kỹ sư khá vô danh đã tái xuất trong những ngày qua.
    Vào tháng 12.1990, kỹ sư người Mỹ John Elfreth Watkins đã viết một bài báo trên tạp chí dành cho phụ nữ Ladies' Home Journal với tựa đề: “Điều gì sẽ xảy ra trong 100 năm tới?”.
    Ông mở đề bài báo bằng đoạn: “Những lời tiên tri này dường như kỳ lạ, gần như là không thể xảy ra” và giải thích rằng ông đã tham khảo ý kiến của “những tổ chức khoa học và nghiên cứu vĩ đại” nhất nước về 29 chủ đề.
    Watkins là ký giả của tờ Saturday Evening Post, tờ báo có cùng chủ với tờ Ladies' Home Journal.
    Bài báo đã được tờ Saturday Evening Post giới thiệu với các độc giả hiện đại vào tuần trước khi biên tập viên lịch sử Jeff Nilsson viết bài ca ngợi dự báo chính xác của Watkins.
    Nó đã được truyền bá và thu hút sự chú ý trên Twitter. Dưới đây là những dự báo của Watkins.
    10 dự báo chính xác của Watkins
    1. Chụp ảnh màu kỹ thuật số
    Watkins tất nhiên không dùng từ “kỹ thuật số” hoặc nói chính xác về cách hoạt động của máy vi tính và camera song ông đã dự đoán đúng về cách con người sẽ sử dụng công nghệ nhiếp ảnh mới.
    “Các bức ảnh sẽ được truyền đi từ mọi khoảng cách. Nếu có một trận chiến ở Trung Quốc trong một trăm năm tới, ảnh chụp những sự kiện gây ấn tượng nhất của nó sẽ được xuất bản trên báo trong một giờ sau đó… các bức ảnh sẽ sao chép lại mọi màu tự nhiên”.
    Dự đoán này thể hiện tầm nhìn xa, theo ông Nilsson. Khi Watkins đưa ra dự đoán, người ta còn phải mất một tuần để bức ảnh chụp một sự kiện tại Trung Quốc xuất hiện trên mặt báo phương Tây.
    [​IMG]
    Cảnh tượng cách đây một trăm năm có thể sẽ như thế này qua camera của iPhone - Ảnh: The Sun
    2. Người Mỹ sẽ cao hơn
    “Người Mỹ sẽ cao hơn từ một đến hai inch”.
    Watkins đã chính xác với dự báo này, theo ông Nilsson - chiều cao trung bình của nam giới Mỹ năm 1990 là khoảng 1,68 - 1,70m (66 - 67 inch) và vào năm 2000 chiều cao trung bình là 1,75m (69 inch).
    3. Điện thoại di động
    “Điện thoại không dây và hệ thống điện báo sẽ kết nối thế giới. Một người chồng ở giữa Đại Tây Dương sẽ có thể trò chuyện với người vợ ngồi trong căn phòng ở Chicago. Chúng ta có thể gọi điện đến Trung Quốc dễ dàng như chúng ta hiện gọi từ New York đến Brooklyn”.
    Các cuộc gọi điện thoại quốc tế chưa được nghe thấy vào thời của Watkins. Mãi 15 năm sau, Alexander Bell mới thực hiện cuộc gọi đầu tiên từ bờ Đông sang bờ Tây nước Mỹ. Ý tưởng về điện thoại không dây là một cuộc cách mạng thật sự.
    4. Các bữa ăn sẵn
    “Những bữa ăn được nấu sẵn sẽ được mua từ các cơ sở tương tự như tiệm bánh của chúng ta ngày nay”.
    Sự phát triển của thức ăn nhanh tại các siêu thị và các cửa hiệu mua về trên đường cao tốc gợi ý rằng Watkins đã đúng, mặc dù ông cho rằng các bữa ăn sẽ được bày lên những chiếc đĩa vốn sẽ được trả về cửa hàng để rửa.
    5. Tăng trưởng dân số sẽ chậm lại
    “Chắc chắn sẽ có từ 350.000.000 đến 500.000.000 người ở Mỹ”.
    Con số này quá cao, theo ông Nilsson, song ít nhất Watkins đã đoán đúng hướng, nếu dân số Mỹ tăng trưởng với cùng tỷ lệ như từ năm 1800 đến 1900, nó sẽ vượt quá 1 tỉ người vào năm 2000.
    [​IMG]
    John Elfreth Watkins được xem là người đi trước thời đại - Ảnh: The Sun
    6. Rau trồng trong nhà kính
    “Mùa đông sẽ trở thành mùa hè và đêm sẽ trở thành ngày nhờ các nông dân. Họ sẽ đặt các dây điện dưới đất để sưởi ấm cây cối. Họ cũng sẽ trồng những khu vườn lớn dưới kính. Vào ban đêm rau quả sẽ được chiếu sáng bằng ánh điện để thúc đẩy chúng tăng trưởng”.
    7. Truyền hình
    “Con người sẽ thấy khắp thế giới. Con người và mọi loài sẽ được làm nổi bật với những chiếc camera nối kết bằng điện với màn hình ở phía cuối mạch, qua khoảng cách hàng ngàn dặm”.
    Watkins đã dự đoán những chiếc camera và màn hình được nối kết bằng các mạch điện, một viễn cảnh thực tế được hiện thực hóa trong thế kỷ 20 bởi truyền hình trực tiếp và bởi webcam sau này.
    8. Xe tăng
    “Những pháo đài khổng lồ có bánh sẽ lao đến không gian mở với tốc độ của các đoàn tàu cao tốc ngày nay”.
    Leonardo da Vinci từng nói về điều này, theo Nilsson, song Watkins đã mang nó đi xa hơn. Không có nhiều người có được viễn kiến như thế.
    9. Trái cây to hơn
    “Cháu chắt chúng ta sẽ ăn những quả dâu lớn bằng quả táo”.
    Nhiều loại trái cây to hơn đã được phát triển trong thế kỷ trước song Watkins có hơi quá lạc quan khi lấy ví dụ về quả dâu.
    10. Tàu tốc hành Acela
    “Các đoàn tàu sẽ chạy hai dặm trong một phút. Tàu tốc hành có tốc độ 150 dặm/giờ”.
    Đúng 100 năm sau khi Watkins viết về điều này, tuyến đường tàu tốc hành Acela Express được khai trương nối Boston và Washington DC. Tốc độ tối đa của nó là 150 dặm/giờ dù tốc độ trung bình ít hơn đáng kể. Tàu cao tốc ở những nơi khác trên thế giới thì nhanh hơn nhiều.
    Bốn dự đoán trật lất của Watkins
    1. Không còn chữ cái C, X hoặc Q
    2. Mọi người sẽ đi bộ 10 dặm mỗi ngày
    3. Không còn xe hơi trong các thành phố lớn
    4. Không còn ruồi, muỗi
    Sơn Duân
    (Theo BBC, The Sun)




    Còn tui thì dự đoán :
    - 100 năm nữa , con cháu của @daicanho và @ptkh sẽ tự hào về ông bà của họ là cặp Uyên Ương đầu tiên quen nhau online nhờ đầu tư chứng khoán và Tú Gân là ông mai mát tay chỉ nhờ gõ bàn phím !
    - 100 năm nữa , hậu duệ của chủ thớt @hoatimbanglang ung dung dạo bước trên những con đường rợp tím bằng lăng ở Hoàng Sa và kể cho nhau nghe những giai thoại về bà cụ kỵ của mình thời đấu tranh giành chủ quyền Hoàng Sa đầu thế kỷ 21 !
    - 100 năm nữa , saxophon , WinterSnow , NuHoangTuyet , Hoa_Sim , Thai_Duong , TuGan ... được ghi tên vào sách kỷ lục Guiness thế giới là nhà thơ nông dân có nhiều nick bị khóa vĩnh viễn nhất vì chống Tàu xâm lược !
    - 100 năm nữa , cây bonsai bằng lăng của Thái Dương có giá tương đương 100 kg vàng 9999 ! Không thể dự đoán giá cây bằng lăng quý hiếm 100 tuổi này bằng tiền đồng và USD hoặc Euro vì trượt giá ! Cũng có thể lúc đó cả ba loại tiền này không còn tồn tại mà thay vào đó là một loại tiền chung của những nước không quan hệ kinh tế với Tàu !
    - 100 năm nữa , Trung Quốc sẽ chia thành nhiều nước như thời Xuân Thu ... Hợp rồi tan cũng là lẽ thường !
    Cách đây 25 năm , có ai ngờ Liên Xô lại chia thành nhiều nước như bây giờ ?

    ;));));));));))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này