Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6130 người đang online, trong đó có 628 thành viên. 21:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30623 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Goc-nhin/158057/Vu-cuong-che-Tien-Lang-–-dinh-diem-xung-dot-ve-dat-dai.html

    Vụ cưỡng chế Tiên Lãng – đỉnh điểm xung đột về đất đai
    LTS: Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đã làm xôn xao dư luận mấy ngày qua. Đây là phản ứng tiêu cực nhất của người dân trước việc thu hồi đất tuỳ tiện ở các địa phương.
    Xung đột đã lên tới đỉnh điểm khi mà bạo lực đã đối chọi cuồng nộ vào công lực. Đây cũng là một hồi chuông để cho chúng ta thấy một thực tế đầy gai góc trong việc xây dựng và thực thi pháp luật đất đai. Gần 20 năm qua, kể từ luật Đất đai 1993, người nông dân vẫn tin rằng sau khi hết thời hạn giao đất, họ sẽ tiếp tục được quyền sử dụng đất đó và tài sản trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng mình được pháp luật bảo vệ… Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu những phân tích và nhận định về vụ việc từ khía cạnh chính sách đất đai và thực thi pháp luật.

    [​IMG]

    Lực lượng an ninh tiếp cận khu nhà ông Đoàn Văn Vươn ngày 5.1.2012 tại Tiên Lãng, Hải Phòng. Ảnh: báo Đất Việt



    Trong khoảnh khắc tiếng súng hoa cải loạn xạ ở vùng đầm hồ Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, những người nông dân nhất quyết bảo vệ tài sản của mình đã trở thành tội phạm. Trước đó những người này đã cho nổ cả mìn tự tạo để ngăn cản lực lượng cưỡng chế đến thu hồi đất đầm nhà họ.
    Sáu nhân viên công lực bị trọng thương.
    Vì thế, sáu người thân của gia đình họ Đoàn đã sa vào lao lý.
    Luật pháp, trong trường hợp này quá rõ ràng, phải đặt dấu chấm nghiêm minh cho những hành động bạo lực nguy hiểm như vậy trong xã hội.
    Nhưng tiếng súng ấy có thể đã không phải vang lên.
    Ít nhất là trong hình dung của đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc ******* thành phố Hải Phòng, “lẽ ra trong vụ cưỡng chế ngày 5.1 ở Tiên Lãng, khi mìn phát nổ, tổ công tác của huyện phải cho rút quân ngay để xin ý kiến chỉ đạo”. Vị đại tá này cho rằng, “trong các vụ giải toả đất đai, lấy lại mặt bằng phải xác định chủ đất hoặc đang thuê đất họ không phải là tội phạm”.
    Cái “ý kiến chỉ đạo” sáng suốt đó đã không được huyện “xin”. Có thể vì như ông giám đốc ******* TP Hải Phòng lý giải: “Từ sau hoà bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế”.
    Cái tập tính thuần lương ấy được ghi nhận có cả ở những anh em họ Đoàn trước khi vụ việc xảy ra. Bao nhiêu năm trời, họ chỉ biết rửa mồ hôi khó nhọc thành gia sản. Họ đinh ninh luật pháp sẽ bảo vệ sự thuần lương của họ. Nên khi ao đầm mà họ khai phá bị chính quyền địa phương thu hồi, họ đã phải cậy đến toà án. Khi bản án sơ thẩm tuyên bất lợi cho họ, họ vẫn kiên trì các biện pháp hợp pháp, kháng cáo lên toà cấp trên, để bảo vệ quyền lợi của mình.
    Gần 20 năm qua, kể từ luật Đất đai 1993, người nông dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới bởi họ nhất quyết rằng, sau khi hết thời hạn giao đất, họ sẽ tiếp tục được quyền sử dụng đất đó làm tư liệu sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu và tài sản trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng mình được pháp luật bảo vệ. Đó là cơ sở chính trị để người dân tiếp tục tin Đảng, theo Đảng.
    Rời chốn công đường ấy, họ tin vào biên bản hoà giải có dấu đỏ của TAND thành phố Hải Phòng với tiêu đề “Biên bản tạo điều kiện để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”. Theo đó, đại diện UBND huyện đã thoả thuận: nếu nguyên đơn rút kháng cáo, UBND huyện sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thuỷ sản.
    Ngay sau khi họ rút đơn kháng cáo, thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nhờ vậy, UBND huyện liên tục hối thúc chấp hành việc thu hồi đất với lý do bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng vẫn có hiệu lực. Rồi huyện quyết định cưỡng chế. Đạn hoa cải lên nòng.
    Vụ việc lên đến đỉnh điểm của xung đột, một phần, ở trong quá trình chấp pháp ấy. Điều băn khoăn của ông giám đốc ******* Hải Phòng: “Trong các vụ cưỡng chế, việc chuẩn bị lực lượng cũng như máy móc khá cần thiết. Tuy nhiên từ xưa đến nay các vụ cưỡng chế phải xác định quan điểm giáo dục là chính...” đã không xuất hiện bằng thực tế hiện trường. Cái cơ hội “trước khi cưỡng chế cần giải thích cụ thể để họ tự nguyện bàn giao” thật đáng tiếc chỉ là giả định.
    Thực ra thì với những người nông dân bình thường, những ao đầm nuôi trồng thuỷ sản ấy là sinh mệnh của họ. Ở đó, ý chí, mồ hôi và cả nợ nần đã kết tinh vào đất đai thành ý niệm về quyền sở hữu tài sản của họ. Với họ, một nền tảng luật pháp tiến bộ, một đường lối chính trị đúng đắn là phải thừa nhận và bảo hộ cho cái quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm ấy.
    Gần 20 năm qua, kể từ luật Đất đai 1993, người nông dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới bởi họ nhất quyết rằng, sau khi hết thời hạn giao đất, họ sẽ tiếp tục được quyền sử dụng đất đó làm tư liệu sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu, tài sản trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng họ được pháp luật bảo vệ. Đó là cơ sở chính trị để người dân tiếp tục tin Đảng, theo Đảng.

    [​IMG]

    Khu đất của ông Vươn ở vùng bãi bồi, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Ảnh: VnMedia



    Vùng bãi bồi xã Vinh Quang ở huyện Tiên Lãng đã được những người nông dân biến thành vùng ao đầm nuôi trồng thuỷ sản cũng trong niềm tin như vậy.
    Nhưng vẫn có một quan niệm khác mà người nông dân tại đây không cho rằng đó là đường lối của Đảng.
    Đó là khi chính quyền địa phương hiểu luật Đất đai 1993 rằng, đất đai vốn là tài sản thuộc sở hữu toàn dân giao cho Nhà nước quản lý, Nhà nước có quyền thu hồi khi hết thời hiệu giao đất. Và vì là luật chỉ cho anh canh tác trong thời hạn giao đất, nên khi “lấy lại” đất, chính quyền không cần phải đền bù. Nôm na là, đất đai của nhà nước giao cho anh sử dụng trong 20 năm, tài sản trên đất ấy tính toán thế nào là chuyện của anh, hết hạn thì nhà nước lấy lại đất không cần quan tâm gì đến tài sản hình thành trên ấy. Thậm chí có trường hợp còn rục rịch, nhân dịp hết thời hạn giao đất, đòi chia lại đất đai.
    Cách hiểu ấy không phải là không phổ biến, nhất là khi cả các cơ quan hướng dẫn thi hành luật cũng chưa có một tín hiệu xác quyết sẽ xử lý thời hạn giao đất 20 năm (hết hạn vào 2013) như thế nào. Ở diễn đàn Quốc hội, và tại nhiều địa phương, không ít lần mối lo này đã được trình bày gay gắt.
    Thêm vào đó, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, đất đai trở thành thị trường có mức chênh lệch giá cả khủng khiếp. Người dân có đất, găm đất để chờ được đền bù theo giá thị trường. Chính quyền địa phương nhắm tới chênh lệch giá đất như một cứu cánh của ngân sách để thực thi ý chí phát triển bằng mọi giá. Nhiều đại gia giàu lên từ đất. Nhiều cán bộ mập lên trên đất. Cái vòng xoáy ấy, nhiều nơi, nhiều lúc đã bứt hệ thống chính trị ở cơ sở chệch khỏi đường lối cơ bản của Đảng là giao cho người nông dân quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, tạo nền tảng căn bản cho mục tiêu ổn định chính trị xã hội.
    Với những người nông dân bình thường, ý chí, mồ hôi và cả nợ nần đã kết tinh vào đất đai thành ý niệm về quyền sở hữu tài sản của họ. Một nền tảng luật pháp tiến bộ, một đường lối chính trị đúng đắn là phải thừa nhận và bảo hộ cho cái quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm ấy.
    Có thể ở vùng bãi bồi xã Vinh Quang này, thông tin quy hoạch sân bay Hải Phòng được phê duyệt đã tạo cơ sở cho chính quyền địa phương quan niệm cần sớm thu hồi lại đất nông nghiệp đã giao: đó là cách chuẩn bị tích cực cho quá trình thực hiện quy hoạch giúp cho địa phương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Có thể, có những vị quan tư lợi, muốn lợi dụng việc thu hồi đất để “chia” lại cho người thân, cánh hẩu của mình, trong khi chờ quy hoạch.
    Cũng có thể, những người nông dân cũng chờ đợi một cuộc lên giá chóng mặt sau cái quyết định quy hoạch ấy.
    Tất cả những điều có thể ấy phải được tìm hiểu thận trọng, chính xác để xem nó đã tạo ra bao nhiêu phần trăm bạo lực trên những phát đạn nã vào những người thực thi công vụ.
    Nhưng những viên đạn hoa cải đã nổ ra sớm hơn năm 2013, thời điểm hết hạn giao đất nuôi trồng thuỷ sản theo luật Đất đai 1993 là một báo động không chỉ dừng lại ở những vướng mắc về pháp lý. Xung đột đã lên tới đỉnh điểm khi mà bạo lực đã đối chọi cuồng nộ vào công lực. Xung đột ấy đưa những khác biệt về quan niệm trong quá trình đổi mới chính sách đất đai lên tới nút thắt không thể thoái thác, rằng phải có định nghĩa rõ ràng về quyền sở hữu với đất đai để tránh sự lạm dụng, tuỳ tiện, bất nhất trong thực tiễn đời sống.
    Ở đó, quyền của người dân trên mảnh đất của mình phải được minh định và phải được bảo vệ chặt chẽ.
    Ở đó, nguyên tắc nhà nước pháp quyền phải là khung thước cho công vụ, chính quyền trước hết phải bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của công dân chứ không chỉ bảo vệ lợi ích của nhà nước.
    Tân Dân

    Quá trình cấp và thu hồi đất
    Từ năm 1993, UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã quyết định giao đất (bãi lầy cửa sông Thái Bình thuộc xã Vinh Quang) cho một số nông dân các xã Vinh Quang, Đông Hưng, Toàn Thắng... để nuôi thuỷ sản. Thời gian giao từ 10 – 14 năm. Trong số các hộ được giao đất, có gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Sau khi được giao đất, các hộ đã thực hiện đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và tiến hành đầu tư cải tạo để nuôi thuỷ sản.
    Từ năm 1999 đến năm 2000, UBND huyện đã triển khai thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các chủ đầm. Cách tính thời gian sử dụng mà huyện áp dụng là trừ lùi thời gian đã sử dụng đất của các chủ đầm, thời gian sử dụng còn lại bao nhiêu thì ghi vào GCNQSDĐ từng ấy.
    Năm 2001, UBND huyện bắt đầu thông báo sẽ thu hồi đất (đầm) mà không có đền bù tới các chủ đầm.
    Sau khi nhận được quyết định thu hồi đất, hai ông Đoàn Văn Vươn và ông Vũ Văn Luân đã khởi kiện quyết định này của UBND huyện ra toà hành chính. Họ đã thua kiện tại cấp sơ thẩm. Đến cấp phúc thẩm, họ rút đơn kháng cáo sau khi đạt được thoả thuận với đại diện được uỷ quyền của UBND huyện, rằng nếu chịu rút đơn thì huyện sẽ cho tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật. Thoả thuận này đã không được UBND huyện tôn trọng. Ngày 20.10.2010 và ngày 27.10.2010, hộ ông Vươn, ông Luân đã làm đơn xin được thuê đất nông nghiệp gửi UBND huyện Tiên Lãng, UBND xã Vinh Quang. Tuy nhiên, cho đến nay, hai hộ này vẫn chưa được tiếp tục thuê đất.
    Trong khi đó thì UBND huyện liên tục thúc ép các hộ dân phải bàn giao lại diện tích đầm họ đang sử dụng. Ngày 5.1.2012, việc cưỡng chế thu hồi đất diễn ra, thảm kịch chống đối cũng diễn ra với hậu quả sáu người thi hành công vụ bị thương.
    Quốc Dũng

  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Goc-nhin/158059/Dung-hay-sai-tu-viec-giao-va-thu-hoi-dat-o-Tien-Lang.html

    Đúng hay sai từ việc giao và thu hồi đất ở Tiên Lãng
    SGTT.VN - Có thể thấy những khuất tất trong quá trình giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn là nguyên nhân dẫn đến việc ông Vươn và người nhà chống người thi hành công vụ, khi cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế thu hồi đất hôm 5.1.2012. Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường nói:

    [​IMG]

    Khu đất bị giải tỏa của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Ảnh: báo Đất Việt



    Việc chống lại quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất vừa qua tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng là rất đáng tiếc. Theo tôi, sự việc này có liên quan tới quyết định giao đất, thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cho cá nhân theo quy định của luật Đất đai 1993.
    Theo quyết định “giao đất bãi bồi ven biển để nuôi trồng thủy sản” của UBND huyện Tiên Lãng thì căn cứ pháp lý là điều 48 và điều 79 của luật Đất đai 1993. Điều 48 quy định “Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp theo các quy định sau đây: (1) Đúng quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; (2) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển; (3) Bảo vệ hệ sinh thái và môi trường; (4) Không gây trở ngại cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển”. Điều 79 quy định “Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây: (1) Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất; (2) Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất; (3) Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; (4) Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật; (5) Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật; (6) Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình; (7) Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi”.
    Sự thực đây không phải là những căn cứ pháp lý của việc giao đất mà là quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất được giao.
    Những căn cứ pháp lý quan trọng đối với việc giao đất trong trường hợp này phải là:
    Thứ nhất, điều 50 của luật Đất đai 1993. Theo đó, “việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định”.
    Thứ hai, quyết định số 773-TTg ngày 21.12.1994 về Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng. Trong đó, điều 13 quy định “Diện tích đất giao cho mỗi hộ sản xuất đến vùng dự án được phân bổ theo điều kiện cụ thể của từng vùng. Hạn mức chung như sau: Từ 1 – 3 hécta đối với dự án nông – lâm – ngư nghiệp; Từ 2 – 10 hécta đối với dự án lâm – nông – ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản”.
    Thứ ba, về thời hạn sử dụng đất, phải được thực hiện theo quy định tại nghị định số 64-CP ngày 27.9.1993 về việc ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Trong đó, điều 4 quy định “(1) Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm; (2) Thời hạn giao đất được tính như sau: Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao từ ngày 15.10.1993 trở về trước, được tính thống nhất từ ngày 15.10.1993; Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao sau ngày 15.10.1993, thì tính từ ngày giao”.
    Theo những căn cứ pháp lý này thì quyết định của UBND huyện Tiên Lãng đều là giao đất bãi bồi ven biển với thời hạn 14 năm và tổng diện tích tích lên tới 41ha. Như vậy thời hạn ít hơn so với quy định của Chính phủ mà diện tích lại vượt quy định của Chính phủ. Như vậy là rất sai so với quy định của pháp luật về đất đai.
    Còn những căn cứ pháp lý quan trọng đối với việc ban hành quyết định thu hồi đất ngày 7.4.2009 của UBND huyện Tiên Lãng là nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25.5.2007, quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Trong đó, trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất thực hiện theo các quy định từ điều 49 tới điều 62. Theo quy trình này, việc thu hồi đất không dễ dàng như UBND huyện Tiên Lãng đã thực hiện.
    Vụ việc ở Tiên Lãng là một hồi chuông quan trọng để cho chúng ta thấy một thực tế đầy gai góc. Giới văn nghệ đã cảnh báo về những “thảm hoạ” đất đai trong truyền ngắn “Kẻ sát nhân lương thiện” từ lâu rồi. Người xây dựng pháp luật về đất đai nông nghiệp phải “trải mình” trong thực tế nông thôn mới biết được rõ những gì mà cuộc sống thực tế đang cần tới pháp luật.
    Từ đây, có thể kết luận các quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không căn cứ vào các quy định của pháp luật hoặc dựa vào các căn cứ không xác đáng.
    Chính sách chung về giao đất, thu hồi đất đối với đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hiện nay như thế nào?
    Vấn đề giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là một chính sách lớn của Nhà nước. Đây là quá trình tiếp tục của những thành quả cách mạng đã đạt được từ khẩu hiệu “người cày có ruộng” của Đảng ta. Việc giao đất hoang hoá bãi bồi ven sông, ven biển cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải tạo để sử dụng cũng là một chính sách lớn, đã mang lại nhiều kết quả tốt trong thời gian vừa qua. Một trong những nội dung quan trọng mà Quốc hội sẽ xem xét để quyết định trong luật Đất đai mới (sẽ ban hành trước cuối năm 2013) là mức thời hạn và mức hạn điền đối với đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Hay nói cách khác, việc giao đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối sẽ hết hạn sớm nhất là ngày 15.10.2013 (20 năm kể từ thời điểm 15.10.1993).
    Trong khi chưa thông qua luật Đất đai mới, hiện nay phải thực hiện theo quy định của nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29.10.2004 về thi hành luật Đất đai. Theo đó, người sử dụng đất đương nhiên được kéo dài thời hạn sử dụng nếu Nhà nước chưa có quyết định thu hồi đất. Về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, không hề đơn giản như nhiều cán bộ quản lý ở địa phương vẫn thường nghĩ: Nhà nước muốn thu hồi đất của ai thì thu. Việc thu hồi đất luôn phải thực hiện theo các quy định rất cụ thể nhằm hạn chế việc áp dụng tuỳ tiện quyền lực của cấp có thẩm quyền. Thu hồi để giao cho dự án gì, quy hoạch đã có chưa, trình tự, thủ tục thực hiện ra sao, phương án bồi thường, hỗ trợ như thế nào và đã lấy ý kiến của người bị thu hồi đất chưa. Đối với trường hợp người sử dụng đất đã có đóng góp công sức vào khai phá đất hoang hoá, đất bãi bồi thì việc thu hồi đất và bồi thường càng phải tính toán cẩn thận, Nhà nước không lấy không công sức của nông dân đã bỏ ra nhiều năm để cải tạo.
    Trong trường hợp ở Tiên Lãng, trách nhiệm của hệ thống quản lý đất đai đến đâu và cách khắc phục sai phạm nên như thế nào?

    [​IMG]

    Triển khai Lực lượng cảnh sát cơ động tại hiện trường vụ cưỡng chế. Ảnh: NLĐ



    Trách nhiệm trực tiếp là phòng Tài nguyên và môi trường, UBND huyện Tiên Lãng đã không thực thi đúng pháp luật, thậm chí không hiểu rõ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
    Đã có những quyết định sai mà không cập nhật pháp luật để điều chỉnh kịp thời cho đúng. Cái sai là đã gây thiệt hại về thời hạn sử dụng đất cho người được giao đất, nhưng lại làm lợi cho người sử dụng đất về hạn mức diện tích giao đất. Việc điều chỉnh lại quyết định giao đất này không khó, cần có một quyết định điều chỉnh lại thời hạn sử dụng đất là 20 năm và điều chỉnh lại hạn mức diện tích là 10ha, phần còn lại chuyển sang thuê đất. Đối với quyết định thu hồi đất, không thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm ban hành quyết định, thực hiện không đúng với các quy định về thu hồi đất, coi nhẹ việc thu hồi đất vì coi nhẹ quyền lợi của dân có liên quan tới thu hồi đất.
    Trách nhiệm gián tiếp thuộc sở Tài nguyên và môi trường, UBND thành phố Hải Phòng đã không thực hiện tốt việc phổ biến pháp luật đất đai, kiểm tra thi hành pháp luật đất đai đối với các địa phương cấp dưới. Quyết định thu hồi đất của UBND huyện ban hành từ tháng 4.2009, tới nay đã sang đầu năm 2012, chắc chắn có những vướng mắc thực tế rất nặng nề. Nếu chúng ta cùng trân trọng quyền lợi của dân thì câu chuyện đã khác, không trầm trọng như những gì đã xảy ra trên thực tế vừa qua.
    Theo ông, vụ việc này cho thấy tính cấp bách của việc sửa luật Đất đai hiện nay như thế nào?
    Sửa đổi pháp luật về đất đai là một việc hệ trọng vì có liên quan tới đời sống, sinh kế, chỗ ở của mỗi người dân. Đặc biệt, khẩu hiệu “người cày có ruộng” không bao giờ cũ cả. Đấy là khẩu hiệu luôn luôn mới đối với “tam nông”. Chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của sở hữu toàn dân về đất đai, đấy cũng là khẩu hiệu nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong quyền tiếp cận của dân tới đất đai, đừng chỉ nghĩ thiên về Nhà nước là người đại diện.
    Vấn đề sửa đổi chế độ sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân là một vấn đề “cực kỳ” phức tạp. Nhiều luồng ý kiến đưa ra theo nhiều phương thức khác nhau nhưng đều tập trung xung quanh quan điểm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp. Việc sửa đổi luật Đất đai hiện nay đang được bàn thảo rất kỹ lưỡng, rất khẩn trương. Quốc hội đã đưa vào chương trình với tiến độ đã định là trước năm 2013. Bộ Tài nguyên và môi trường đang tích cực chuẩn bị trình Chính phủ. Chính Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng sẽ thảo luận và ra nghị quyết về việc này.
    Vụ việc ở Tiên Lãng là một hồi chuông quan trọng để cho chúng ta thấy một thực tế đầy gai góc. Giới văn nghệ đã cảnh báo về những “thảm hoạ” đất đai trong truyện ngắn Kẻ sát nhân lương thiện từ lâu rồi. Người xây dựng pháp luật về đất đai nông nghiệp phải “trải mình” trong thực tế nông thôn mới biết được rõ những gì mà cuộc sống thực tế đang cần tới pháp luật.
    Nguyên Lê (thực hiện
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20120112120055...-che-tai-hai-phong-bat-tam-giam-bon-nguoi.htm

    Vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế tại Hải Phòng: Bắt tạm giam bốn người
    Chủ tịch xã Vinh Quang: “Có thể vị trí nhà bị sập nằm trong phần diện tích chưa bị cưỡng chế”. Người phát ngôn: Mời ăn cơm chứ không phát ngôn!
    Ngày 10-1, liên quan đến vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế xảy ra tại huyện Tiên Lãng sáng 5-1, ******* TP Hải Phòng đã khởi tố, bắt tạm giam bốn người gồm Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ về tội giết người. Ngoài ra, ******* cũng khởi tố (cho tại ngoại) Nguyễn Thị Thương (vợ Vươn), Phạm Thị Hiền (vợ Quý) về tội chống người thi hành công vụ.
    Riêng Đoàn Xuân Quỳnh (con Vươn), cơ quan điều tra giao cho gia đình quản lý, xem xét sau. Hiện ******* đang truy bắt hai nghi can bỏ trốn là Đoàn Văn Thoại (em Vươn) và Phạm Văn Thái (anh vợ Quý).
    Chín người trong gia đình Đoàn Văn Vươn đều nằm trong vụ án.
    Cưỡng chế một phần hay toàn bộ?
    Chiều 10-1, Nguyễn Thị Thương, Đoàn Xuân Quỳnh và Phạm Thị Hiền đã trở về nhà. Tuy nhiên, sau khi cưỡng chế, căn nhà hai tầng ở khu đầm đã bị phá sập, mọi đồ đạc đã bị vứt bỏ, cả chị Thương và chị Hiền phải tá túc nhà người em.
    Chị Hiền cho biết ngày 5-1, UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm theo quyết định do Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền ký ngày 24-11-2011. Quyết định này không nêu việc cưỡng chế thu hồi 21 ha đất còn lại trong khu đầm được huyện giao cho ông Vươn từ năm 1993. Thế nhưng căn nhà hai tầng của vợ chồng chị xây dựng trên phần đất 21 ha chưa trong diện bị cưỡng chế thu hồi đất cũng đã bị đập bỏ.
    Dư luận đặt nghi vấn phải chăng việc cưỡng chế đã vượt ranh giới trong quyết định cưỡng chế của huyện? Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, cho biết sau vụ cưỡng chế, xã đã quản lý khu đầm. Khi được hỏi căn nhà bị sập có phải nằm ở diện tích 21 ha không, ông Liêm nói: “Có thể vị trí nhà bị sập nằm trong phần diện tích 21 ha chưa bị cưỡng chế nhưng đây là địa điểm xảy ra vụ án. Gia đình ông Vươn vẫn có thể vào khu vực chưa bị cưỡng chế”.
    [​IMG]
    Ngôi nhà của vợ chồng chị Hiền tại khu đầm đã bị san phẳng. Ảnh: HUY HOÀNG
    [​IMG]
    Không còn nhà để ở, vợ (phải)chủ đầm Đoàn Văn Vươn phải tá túc nhà người em. Ảnh: HUY HOÀNG
    Tuy nhiên, theo chị Hiền, hiện khu đầm có ******* xã và một số người lạ mặt cai quản. Gia đình chị và những người dân không được phép vào khu đầm nếu không được những người quản lý cho phép. Thực tế, trưa 10-1, các phóng viên tới đây tác nghiệp cũng bị những người này cản trở, không cho vào và không cho phép chụp ảnh.
    Có thể thấy trả lời của Chủ tịch xã Lê Văn Liêm không thỏa đáng, bởi nếu ngôi nhà hai tầng trên không nằm trong khu vực bị cưỡng chế thì dù nó có là hiện trường của vụ án, cũng không ai có quyền phá sập.
    Quy định giao đất “trái khoáy”
    Như Pháp Luật TP.HCM thông tin, trong các từ năm 1992-2000, UBND huyện Tiên Lãng đã giao đất bãi biển nuôi trồng thủy sản cho nhiều hộ dân nhưng thời hạn ngắn hơn so với quy định đất nuôi trồng thủy sản được giao 20 năm của Luật Đất đai. Khi hết thời hạn, UBND huyện thu hồi đất không đền bù bởi trong quyết định giao đất nói rõ người dân phải bàn giao toàn bộ diện tích và tài sản trên đất. Khi được hỏi thời hạn giao đất và điều khoản không bồi thường được huyện căn cứ theo quy định nào của pháp luật, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, cho rằng căn cứ theo hợp đồng giữa người dân và huyện.
    Tuy nhiên, theo tài liệu mà chúng tôi có được, các quyết định giao đất nuôi trồng thủy sản “trái khoáy” của UBND huyện Tiên Lãng được căn cứ theo Quyết định số 497/QĐ-UB quy định về quản lý và sử dụng đất mặt nước vùng bãi bồi ven sông, ven biển do UBND huyện này ban hành ngày 6-10-1993. Theo quy định này, thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản vùng bãi triều nước lợ thời gian giao đất 10-15 năm. Đồng thời, khi hết thời hạn sử dụng đất, chủ sử dụng phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công trình phục vụ sản xuất, vật kiến trúc, xây dựng trong phạm vi đất được giao cho Nhà nước quản lý và sử dụng (không thanh toán giá trị tài sản còn lại). Quy định quản lý và sử dụng mặt nước vùng bãi bồi ven biển của Tiên Lãng có phù hợp với quy định của Luật Đất đai hay không cần được cơ quan chức năng làm rõ.
    Người phát ngôn: Mời ăn cơm chứ không phát ngôn!
    Trưa 11-1, sau nhiều lần hẹn liên lạc để lấy thông tin chính thức của UBND TP về vụ cưỡng chế đầm tại Tiên Lãng, ông Phạm Vũ Thư, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng, đã mời các phóng viên tới Trung tâm Hội nghị TP.
    Khi các phóng viên đề nghị ông Thư bố trí lịch để cung cấp thông tin vụ cưỡng chế, ông Thư nói: “Tôi còn bận rất nhiều việc nên chưa thể trả lời về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn. TP còn nhiều việc quan trọng”.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc dư luận đang rất bức xúc, đề nghị TP có phát ngôn chính thức, ông Thư nói: “Anh mời cơm chứ làm việc thì anh không thể làm việc được ngay, chưa thể trả lời, phải có lịch làm việc. Có phải người phát ngôn lúc nào cũng bố trí để trả lời được ngay đâu”.
    HUY HOÀNG
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [​IMG]
    Nhớ em Tím quá !!!![r32)][r32)]>:D:D:D<
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Có thế mà cũng phải hỏi à bác Tú!


    Nhìn em thì biết chị thôi!
    Qua Lekien, thì sẽ lòi GiaLong!
    Nhìn @Thai_Duong biết @Tugan!
    Những việc như vậy có ngàn năm nay!



    [-X[-X[-X[-X[-X[-X
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Và cũng 100 năm nữa, người dân Đà Nẵng tự hào rằng cách đây đúng 1 thế kỷ, quê mình có một BaGiai, Tú Xuất!


    :)):)):))
  7. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Khởi động xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

    Việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc đã chính thức khởi động. Tại hội nghị ở Campuchia, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh nỗ lực hướng tới xây dựng và hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

    [​IMG]

    Ảnh: Kyodo​

    Campuchia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2012 đã tổ chức hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đầu tiên trong nhiệm kỳ ngày 10 - 11/1 tại Siem Riep. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam dự hội nghị.
    Vận mệnh ASEAN

    Với chủ đề hội nghị “ASEAN: một cộng đồng, một vận mệnh”, Campuchia đã đề xuất và được các nước thành viên trong khối tán thành các ưu tiên và trọng tâm của ASEAN trong năm.

    Theo đó, tập trung vào đẩy nhanh nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội; tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển; thúc đẩy đoàn kết trong Hiệp hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại của ASEAN.

    Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đề cao việc tăng cường đoàn kết và phối hợp lập trường thống nhất trong ASEAN, nhất là trong bối cảnh khu vực và thế giới đang chứng kiến nhiều diễn biến và thay đổi nhanh chóng, tác động nhiều chiều đến khu vực.

    ASEAN cần tiếp tục tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin cũng như đẩy mạnh xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, phát huy hiệu quả các công cụ, cơ chế hợp tác chính trị - an ninh khu vực hiện có như Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)…, vì các mục tiêu hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác.

    Hội nghị cũng nhất trí cần tăng cường hơn nữa hợp tác nhằm ứng phó với các thách thức đang nổi lên như biến đổi khí hậu, môi trường, thiên tai, an ninh lương thực, năng lượng, tội phạm xuyên quốc gia và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, kể cả an ninh, an toàn hàng hải…

    Chia sẻ đánh giá của các nước về những diễn biến nhanh chóng ở khu vực gần đây đã và sẽ tiếp tục tác động trực tiếp, nhiều chiều đến khu vực, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh cần tận dụng hiệu quả và biến các thách thức thành cơ hội, thúc đẩy hợp tác ASEAN trên cả ba trụ cột, cũng như giữa ASEAN với các đối tác.

    Bên cạnh tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế và khuôn khổ hợp tác hiện có, ASEAN cần chủ động đề ra các sáng kiến và biện pháp mới,đưa hợp tác trong ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác lên tầm cao mới.

    Bộ trưởng nhấn mạnh các định hướng ưu tiên của ASEAN về xây dựng Cộng đồng, tăng cường đoàn kết, liên kết, mở rộng quan hệ đối ngoại và phát huy vai trò chủ động của ASEAN đóng góp cho hòa bình và hợp tác phát triển ở khu vực. ASEAN cần triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, gắn với thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển tiểu vùng, trong đó có Tiểu vùng Mekong, thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều ở khu vực.

    An ninh hàng hải

    Về vấn đề Biển Đông, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khẳng định lại tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS), thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhất là trong năm 2012 kỷ niệm 10 năm DOC.

    Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao vai trò chủ động và đóng góp tích cực, ghi nhận kết quả đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc trong việc thông qua Tài liệu hướng dẫn triển khai DOC, đóng góp vào việc triển khai đầy đủ DOC.

    Thời gian qua, ASEAN đã thể hiện vai trò quan trọng và đóng góp tích cực trong duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực; đề cao các nguyên tắc về giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS và DOC; khởi động xây dựng bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

    Trên cơ sở đó, Bộ trưởng khẳng định Việt Nam, với vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ASEAN thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau với Trung Quốc, trong đó có nỗ lực hướng tới xây dựng và hoàn thiện COC.


    Nguồn VIETNAMNET
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hôm nay hai bác có mua bán gì không?
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Cập nhật 12/01/2012 06:03:00 AM (GMT+7)

    Hải quân Mỹ tuyên bố đảm bảo tự do Biển Đông

    Quan chức hàng đầu Hải quân Mỹ đã công bố chiến lược nhằm đảm bảo Biển Đông và khu vực Tây Thái Bình Dương vẫn luôn "khai thông" cho vận chuyển quốc tế.

    Quan chức này cũng nói rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể là nhằm cố gắng "hạn chế sự tiếp cận trong khu vực". Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh phụ trách các hoạt động của Hải quân Mỹ, đã thẳng thắn nói về việc đối phó với sức mạnh tiềm năng của Trung Quốc khi nước này tiếp tục tăng cường quân sự bao gồm cả nỗ lực gia tăng trang bị nhiều tàu chiến và các vũ khí chống tàu.

    Phát biểu mà Đô đốc Greenert đưa ra xuất hiện sau một tuần khi Tổng thống Mỹ Obama công bố chiến lược quân sự mới trong đó nhấn mạnh, các lực lượng Mỹ sẽ điều chỉnh cơ cấu và lực lượng, tập trung vào châu Á và Trung Đông. Chiến lược mà ông Obama đưa ra có đề cập tới việc Trung Quốc như một "cường quốc khu vực" và vì thế có thể ảnh hưởng tới an ninh Mỹ "trong nhiều cách khác nhau".

    Xuất hiện tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), Đô đốc Greenert đã nói cụ thể hơn: “Về lâu dài, Trung Quốc sẽ có khả năng lớn nhất, tôi nghĩ như vậy, để ảnh hưởng tới các động lực kinh tế và an ninh khắp khu vực và có lẽ cả thế giới". "Sức mạnh kinh tế của họ đã gia tăng. Họ có khả năng khu vực rất lớn và năng lực ấy đang phát triển. Trong những hoàn cảnh nhất định, khả năng ấy có thể hạn chế sự tiếp cận trong khu vực".

    Ông Greenert cho biết, Hải quân Mỹ đã triển khai 100 trong số 285 tàu của mình, và nửa số đó là ở Tây Thái Bình Dương. "Khoảng một nửa số tàu được triển khai cho các lực lượng hải quân ở trong và xung quanh Nhật Bản", ông nhấn mạnh. “Đó là lực lượng hiện đại nhất chúng tôi có, những tuần dương hạm và tàu khu trục tối tân, hậu cần hay chiến tranh chống ngầm. Và chúng tôi kiểm tra cẩn trọng các thủy thủ, chỉ huy. Chúng tôi đặt lực lượng tốt nhất của mình ở Tây Thái Bình Dương".

    Đô đốc Mỹ nghi ngờ rằng, Trung Quốc - vốn bị cho là tổ chức các cuộc tấn công ảo vào mạng lưới máy tính công nghiệp và quân sự Mỹ - cũng đang hướng mục tiêu vào các tàu trên biển. “Khu vực đầu tiên và quan trọng nhất sẽ là Tây Thái Bình Dương, nơi chiếm phần lớn đầu tư vào mạng lưới ảo của chúng tôi hiện tại cũng như tương lai", ông nói.

    Điều mà Đô đốc Greenert không đả động tới là tương lai hạm đội hải quân. Chiến lược quốc phòng mới đặt ra mục tiêu thu gọn quân đội hơn so với mức 1,4 triệu lực lượng tại ngũ. Theo giới phân tích, Hải quân Mỹ đang đối mặt với viễn cảnh duy trì lực lượng ít hơn 300 tàu trong nhiều năm, cho dù mục tiêu của họ là 320 tàu hoặc nhiều hơn.

    Max Boot, nhà phân tích của Hội đồng Đối ngoại Mỹ, người đang cố vấn cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Mitt Romney, cho hay, một số nước láng giềng của Trung Quốc đang nhìn vào động thái từ Mỹ. “Hải quân Trung Quốc ngày càng trở nên tích cực hơn trong nỗ lực hất cẳng hải quân Philippines, Nhật Bản và những cường quốc địa phương khác để mở rộng chủ quyền Trung Quốc ra ngoài những gì luật pháp quốc tế cho phép", ông Boot khẳng định. “Mọi người đều muốn thấy Trung Quốc trỗi dậy hòa bình. Nhưng chúng ta cũng chứng kiến khuynh hướng quân phiệt và dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc với những tuyên bố mạnh mẽ từ quân đội Trung Quốc nhằm gây chiến chống lại Mỹ".

    Ông nhấn mạnh: “Tôi nghĩ chúng ta phải duy trì sự cân bằng quyền lực ở Thái Bình Dương. Nhưng không may, ít nhất lúc này, tôi thấy cán cân thiên về phía bất lợi cho Mỹ. Và tôi vẫn thấy điều đó trừ khi chúng ta tăng cường chi tiêu quốc phòng và mở rộng quy mô hải quân".

    Trong khi đó, Richard Betts, cũng là nhà phân tích trong hội đồng, người làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Walter Mondale thì nói, Hải quân Mỹ vẫn là vô địch thế giới. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng: “Nếu sứ mệnh của Mỹ là cảnh sát toàn cầu, là kiểm soát toàn bộ vùng xung đột trên thế giới, thì ngân sách quốc phòng của chúng ta hiện tại không đủ lớn".

    Tuần trước, tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố chiến lược quốc phòng mới, trong đó tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chiến lược mới hứa hẹn việc tăng cường sức mạnh Mỹ trong khu vực để đối phó với các khả năng trỗi dậy của Trung Quốc kể cả khi các lực lượng Mỹ rút lui ở nơi nào đó trên toàn cầu.

    Theo chiến lược này, Mỹ sẽ vẫn duy trì các căn cứ lớn tại Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời triển khai lính thủy đánh bộ, tàu hải quân và máy bay tới vùng phía bắc của Australia. Tài liệu này còn kêu gọi các lực lượng Bộ binh, Hải quân, Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ cần phối hợp các nguồn lực để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của các nước như Trung Quốc hay Iran khi cố cản trở sự tiếp cận của Mỹ với Biển Đông, vịnh Ba Tư và các khu vực chiến lược khác.

    Thái An (theo Washingtontimes)
  10. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Chẳng mua,chẳng bán,chỉ dạo chơi thôi Tim Tím ạh !!!!!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này