Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2555 người đang online, trong đó có 29 thành viên. 03:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31262 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Từ lâu, BL cũng vậy.[};-
    Chỗ bác đã sắp nghỉ tết chưa?
  2. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Đã cho nghỉ từ 08/01 (15 âl) vì hết việc.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ui, thích nhỉ. Chỗ BL hết ngày mai cho SV nghỉ, còn BL phải đầu tuần sau.
  4. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Hóa ra BL làm việc trong ngành giáo dục !!!!
    (Tham gia CK thì chắc là KTế,Tài chính-Kế tóan,Ngân hàng,Ngoại thương rồi ....???)
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hì hì ....
    Thế nên mới chống ề.....
    :-ss
  6. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Thấy hàng lọat các cụ trên này ve vãng thế thì hạnh phúc quá rồi !!!!
  7. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Ui..., làm sao có hạnh phúc với CÁC CỤ được????


    ^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Quốc tế giải mã Định hướng Chiến lược Quốc phòng mới của Mỹ

    Thứ năm, 12 Tháng 1 2012 00:00 Nguyen Tien Thinh

    Định hướng Chiến lược Quốc phòng (DSG) mới của Mỹ công bố tuần trước điều chỉnh các ưu tiên chiến lược trong bối cảnh cắt giảm ngân sách. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh (IISS) ngày 9/1 có đăng bài bình luận về Định hướng Chiến luợc Quốc phòng Mỹ, cho rằng DSG cung cấp một cái nhìn sâu sắc về bối cảnh chiến lược mà theo đó các quyết định sẽ được thực hiện.

    Với việc Lầu Năm Góc lên kế hoạch cắt giảm 450 tỷ USD trong 10 năm tới thì việc đánh giá lại các ưu tiên quốc phòng sẽ phản ánh "một thời điểm chuyển đổi" đối với quân đội Mỹ. Ngoài sự cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu tiết kiệm như đã đề ra trong Đạo luật Kiểm soát Ngân sách, việc kết thúc sự hiện diện quân sự tại Irắc, giảm quân tại Ápganixtan, cái chết của trùm khủng bố Osama Bin Laden và các chiến dịch tiếp diễn chống lại al-Qaeda cùng các chi nhánh của chúng đã và đang là những động lực chính cho việc đánh giá lại các ưu tiên chiến lược của Mỹ.
    Những thách thức toàn cầu vẫn là nỗi ám ảnh của Mỹ. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, những thách thức này bao gồm "mối đe dọa tiếp tục của chủ nghĩa cực đoan bạo lực, việc phổ biến các nguyên vật liệu và vũ khí giết người, các hành vi gây bất ổn của Iran và Bắc Triều Tiên, sự nổi lên của các cường quốc mới tại châu Á, những thay đổi mạnh mẽ ở Trung Đông". Thực tế là, theo DSG mới, Mỹ cảm thấy cần thiết phải tái cân bằng hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với các khu vực khác, việc duy trì các khối liên minh và phát triển mạng lưới đối tác được coi là sống còn.

    Trong khi việc rút quân khỏi Irắc chỉ được đề cập theo tính chất bối cảnh, Trung Đông vẫn sẽ là lợi ích chủ chốt đối với Oasinhtơn. Đối với châu Âu, Mỹ tuyên bố rằng vị thế quân sự của Mỹ tại khu vực này sẽ tiếp tục thay đổi dựa theo nhu cầu an ninh của châu lục và trên cơ sở đánh giá những ưu tiên chiến lược đang nổi lên tại những nơi khác. Đối với các quốc gia châu Âu đã và đang phải thắt chặt ngân sách thì đây là một dấu hiệu cho thấy họ không thể tiếp tục kỳ vọng Mỹ trở lại vai trò trung tâm trước đây trong các hoạt động phòng thủ của châu Âu. Chiến dịch tại Libi có thể được coi là sự trải nghiệm trước những gì sắp xảy ra.

    Cũng nhận định về DSG mới của Mỹ, tờ “Bưu điện Băng Cốc” (Thái Lan) cho rằng chiến lược này sẽ tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới Thái Lan và các nước khác tại Đông Á. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu rõ các lực lượng vũ trang của Mỹ sẽ cắt giảm quân số và chuyển trọng tâm từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á. Ngay lập tức, Trung Quốc cảnh báo và phản đối Oasinhtơn về vấn đề “thể hiện sức mạnh” trong khu vực.
    Chiến lược mới có thể khiến Lầu Năm Góc phải chấp nhận một lực lượng quân đội "nhỏ hơn". Quân số của lực lượng lục quân, thủy quân lục chiến và số tàu của hải quân sẽ giảm. Tuy nhiên, tại châu Á sẽ có thêm nhiều hơn bao giờ hết các liên minh và thỏa thuận với các nước đồng minh của Mỹ, với phần đầu tiên trong chiến lược này là lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ sẽ đồn trú ở miền Bắc Ôxtrâylia. Xinhgapo sẽ là một cảng của Hải quân Mỹ.

    Báo “Bưu điện Băng Cốc” nhận xét trong kỷ nguyên mới, Mỹ có nhiều thứ để chào mời châu Á, kể cả Trung Quốc. Mỹ có lực lượng cứu hộ siêu việt và là một siêu cường của thế giới, nước này có thể mang đến những cơ hội thương mại rất lớn cho các nước khu vực. Có thể Trung Quốc cố chỉ trích chính sách của Mỹ vì mục tiêu tuyên truyền, nhưng Bắc Kinh hiểu và cần đánh giá cao sự hiện diện lặng lẽ của Oasinhtơn tại một khu vực vốn vẫn còn tồn tại tranh chấp giữa Trung Quốc, Philíppin, Việt Nam và Đài Loan.

    Thùy Anh(gt)
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Năm bước đi ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ năm 2012

    Thứ năm, 12 Tháng 1 2012 00:00 dinh tuan anh

    "Tạp chí Âu-Á" có bài Top Five US Foreign Policy Moves In 2012 cho rằng Mỹ cần tiến hành 5 bước đi đối ngoại ưu tiên trong năm 2012, bao gồm: Một chính sách mạnh mẽ hơn ở Trung Đông; Đánh giá lại chiến lược rút quân ở Ápganixtan; Nối lại chính sách “Tái khởi động” với Nga; Xây dựng các liên minh song phương ở châu Á; và Thúc đẩy các chương trình thương mại tự do quan trọng.

    1. Chấm dứt tình trạng lúng túng về chính sách Trung Đông
    Một chính sách mạnh mẽ hơn của Mỹ cần bắt đầu từ Iran. Các biện pháp cấm vận có thể quan trọng nhưng chưa đủ. Mỹ nên theo đuổi mạnh mẽ hơn một chiến lược để đem lại tự do cho người dân Iran. Về lâu dài, một nước Iran tự do là hy vọng tốt nhất cho nền hòa bình và an ninh ở khu vực Trung Đông. Oasinhtơn nên tuyên bố rõ ràng Mỹ sẽ ủng hộ người dân Iran chứ không ủng hộ chế độ của các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Mặt khác, bất ổn chính trị lan tràn mấy tháng gần đây trong thế giới Arập cho thấy Ixraen là đồng minh tin cậy duy nhất của Mỹ trong khu vực. Nhà Trắng phải xem lại các ưu tiên Trung Đông để thúc đẩy hợp tác chiến lược và cải thiện quan hệ song phương với các nền dân chủ thực sự của Trung Đông. Cuối cùng, hiện diện quân sự mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực là cần thiết. Hành động vội vã rút quân khỏi Irắc của Mỹ là một sai lầm chiến lược. Vì vậy, Mỹ nên đàm phán với Chính quyền Irắc để thực hiện kế hoạch luân chuyển lực lượng nhằm bảo đảm ổn định lâu dài ở Irắc.

    2. Ngừng chạy đua dẫn đến thất bại tại Ápganixtan
    Nhà Trắng dường như chấp nhận kế hoạch rút quân vội vã khỏi Ápganixtan trước khi chưa hoàn thành chiến lược chống nổi dậy hiệu quả và phù hợp với tiến trình hòa bình sai lầm với Taliban. Chiến lược rút quân của Obama là một thảm họa, vì nó dẫn đến một cuộc nội chiến ở Ápganixtan và mở rộng thiên đường an toàn ở Pakixtan. Do đó, Chính quyền Obama nên ngừng rút quân và chấm dứt các cuộc đàm phán hòa bình nếu Taliban không chấp nhận giải giáp, từ bỏ chủ nghĩa khủng bố và tái hội nhập xã hội Ápganixtan.

    3. Nối lại chính sách “Tái khởi động” với Nga
    Nga đang có nhiều vấn đề trong nước, kể cả phong trào nổi dậy ngày càng tăng của người Hồi giáo ở khu vực Nam Cápcadơ, từ đó có thể lan rộng và ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ. Mỹ nên nói thẳng với Nga về các vi phạm nhân quyền và gian lận bầu cử. Nhà Trắng cần bắt đầu đòi Mátxcơva phải chịu trách nhiệm trước những tuyên bố, các chiến dịch tuyên truyền và các chính sách chống Mỹ.

    4. Xây dựng các liên minh song phương ở châu Á
    Nhà Trắng đã công khai tuyên bố chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại đến châu Á, nhưng vẫn chưa có biện pháp trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Chính quyền Obama tỏ ra quá rụt rè trong việc thúc đẩy các mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các nước quan trọng như Ấn Độ và thực hiện các cam kết quan trọng như bán máy bay chiến đấu F-16 hiện đại cho Đài Loan. Bán các loại vũ khí cho Đài Loan như cam kết sẽ khẳng định Mỹ thực sự nghiêm túc trong việc ủng hộ bạn bè cũng như đồng minh ở châu Á.

    5. Thực hiện các chương trình thương mại tự do quan trọng
    Sau 3 năm nỗ lực, cuối cùng Chính quyền Obama đạt các thỏa thuận thương mại tự do với một số nước như: Côlômbia, Panama và Hàn Quốc. Nhưng hiện là thời điểm Mỹ phải tiếp tục theo đuổi các thỏa thuận thương mại và đầu tư khác. Chẳng hạn, Thỏa thuận Quan hệ đối tác Xuyên Thái Bình Dương gồm - Mỹ, Ôxtrâylia, Brunây, Chilê, Malaixia, Niu Dilân, Pêru, Xinhgapo và Việt Nam - có thể trở thành sân chơi thực sự quan trọng trong nền thương mại quốc tế bằng cách vận động cả Nhật Bản tham gia. Nhưng để bảo đảm Nhật Bản chắc chắn tham gia và đạt được một thỏa thuận tự do thương mại kịp thời và thực tế, trước tiên Mỹ phải đưa ra cam kết chính trị giữa các nước thành viên.

    Tác giả: James Jay Carafano, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Kathryn và Shelby Cullom Davis
    Theo Eurasiareview (ngày 6/1)
    Mỹ Anh (gt)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này