1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7039 người đang online, trong đó có 1078 thành viên. 14:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31197 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thách thức ngoại giao Trung Quốc năm 2012

    Thứ năm, 12 Tháng 1 2012 00:00 dinh tuan anh

    Nhận định của Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Khiết Trì về đối ngoại năm 2012. Thế giới tiếp tục có nhiều nhân tố bất ổn định và không chắc chắn. Mặc dù cơ hội nhiều hơn thách thức nhưng Trung Quốc cần có nhiều nỗ lực để tạo “môi trường bên ngoài thuận lợi hơn”; tăng cường quan hệ với các nước láng giềng; và đóng vai trò lớn hơn nữa trong các vấn đề toàn cầu.

    Trên trang mạng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tối ngày 03/01/2012, Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhận định:

    (1) Thế giới bước vào năm 2012 tiếp tục có nhiều nhân tố bất ổn định và không chắc chắn và đây là năm Trung Quốc cần đóng vai trò thậm chí lớn hơn nữa trong các vấn đề toàn cầu. “sự phát triển của các lực lượng toàn cầu, sự thay đổi và điều chỉnh hệ thống quốc tế cũng như căng thẳng và sự tương tác trong các quan hệ toàn cầu sẽ diễn ra ở nhiều tầng nấc sâu hơn.

    (2) Năm 2012 sẽ chứng kiến nhiều thay đổi lớn trên toàn thế giới như các cuộc bầu cử tại Mỹ, Nga, Pháp, Hàn Quốc và Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 18 cũng sẽ diễn ra trong năm nay.

    (3) Với Trung Quốc, mặc dù cơ hội nhiều hơn thách thức trong năm 2012 nhưng Trung Quốc cần có nhiều nỗ lực để tạo “môi trường bên ngoài thuận lợi hơn” thông qua việc kiên định theo con đường phát triển hòa bình. Theo đó, Trung Quốc cần kiên trì hơn với những nước mà bầu cử đang diễn ra, tránh làm tổn hại quan hệ song phương do các nhân tố chính trị nội bộ tại các nước này.

    (4) Các cơ chế tăng cường hợp tác với các nước láng giềng để cùng có lợi sẽ tiếp tục được củng cố nhằm loại bỏ nghi ngờ, tăng cường niềm tin và ổn định khu vực.

    Chuyên gia Ren Yuanzhe, Phòng Chính sách ngoại giao, thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc nhận định Trung Quốc cần làm sâu sắc các trao đổi thông tin với Mỹ thông qua các kênh đối thoại để tránh bị đánh giá sai về chiến lược nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Giải quyết các vấn đề tồn tại với các nước láng giềng cần đặt là quan tâm hàng đầu trong chính sách ngoại giao Trung Quốc năm 2012. “Duy trì ổn định tại các khu vực xung quanh Trung Quốc phù hợp với lợi ích không chỉ của Trung Quốc và các nước láng giềng mà còn vì cả lợi ích của Mỹ”. Chuyên gia nghiên cứu châu Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Wang Junsheng, cho rằng tuy nhiên điều này sẽ không dễ dàng bởi áp lực mà Trung Quốc phải đối mặt từ bên ngoài là kết quả của việc Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ. “Trung Quốc đang trong giai đoạn đột phá chiến lược và giai đoạn này sẽ diễn ra trong thời gian khá dài”. Các nguyên tắc ngoại giao cần phải thực tế, độc lập và dựa trên lý trí. Trung Quốc cần đảm nhiệm nhiều trách nhiệm đối với các vấn đề khu vực, toàn cầu hơn và tạo nhiều cơ chế đa quốc gia hơn nhằm thể hiện hình ảnh là cường quốc có trách nhiệm. Về những đánh giá năm 2011, Bộ Trưởng Ngoại Giao Dương Khiết Trì cho rằng: Năm 2011 là năm có nhiều thay đổi sâu sắc và phức tạp trên trường quốc tế. Những thay đổi này xuất phát từ những khiếm khuyết trong quản lý kinh tế toàn cầu mà đã được phản ánh thông qua mức độ khủng hoảng tài chính toàn cầu, tới các xung đột và căng thẳng khu vực, việc tăng ảnh hưởng chiến lược của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và xuất hiện các lực lượng cạnh tranh làm phức tạp cho sự năng động liên khu vực.

    Trong khi đó chuyên gia Wang nhận định việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng tiếp tục là điểm nhấn của ngoại giao Trung Quốc trong năm qua. “Ngoài tăng cường quan hệ truyền thống với Bắc Triều Tiên và Pakistan, quan hệ Trung Quốc với Việt Nam và Ấn Độ, những nước mà Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ tiếp tục được tăng cường trong Thượng đỉnh APEC tại Hawaii vào tháng 11 vừa qua. Hơn nữa, chuyến thăm của Thủ Tướngg Nhật Bản Yoshihiko Noda gần đây tới Trung Quốc cũng đã góp phần cho nhận định trên. "Ngoại giao Trung Quốc năm 2011 đã bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển, đồng thời tăng cường ảnh hưởng và vị thế quốc tế của Trung Quốc. Việc cứu trợ và giúp 35.860 công dân Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng tại Libi là nỗ lực lớn nhất trong việc bảo hộ công dân ở nước ngoài của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc kể từ khi thành lập năm 1949 và cùng với tuần tra chung với Lào, Thái Lan, Myanmar dọc sông Mê Kông sau khi có vụ thiệt mạng của 13 thủy thủ tàu Trung Quốc đã cho thấy Trung Quốc cam kết bảo vệ quyền công dân hợp pháp tại nước ngoài. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng ngân sách và bảo đảm quyền công dân của Trung Quốc tại nước ngoài”. Nhìn chung, điều này đã cho thấy ngoại giao Trung Quốc ngày càng cởi mở, tự tin và chủ động hơn./.

    Theo Chinadaily
    Vũ Hiền (gt)
  2. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Vì có quan niệm như thế nên BL mới ống....chề !!!!:x
    Mà cũng lạ là BL là Female mà quan tâm tới tình hình "chiến sự" ghê thế !!! Thông thường Các "Cụ" hay vào TOP này .
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Hì hì ... thanks bác, chế ồng....[};-
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Thông thường là vậy. Nhưng iu nước là quyền và trách nhiệm của mọi con dân Việt, không kể già, trẻ, trai gái, lớn bé cơ mà.......:-bd
  5. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    :-o:-o:-o
  6. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Indonesia sắm thêm 6 Su-30MK2

    Indonesia đã ký với Nga hợp đồng trị giá 470 triệu USD mua 6 tiêm kích Su-30MK2 cho Không quân Indonesia, nhật báo The Jakarta Post đưa tin.

    [​IMG]


    Su-30MK2



    Hợp đồng đã được các nguồn tin công nghiệp quốc phòng và ngoại giao Nga xác nhận, song công ty Sukhoi và hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport từ chối bình luật.

    Các máy bay sẽ bắt đầu được chuyển giao sau năm 2013.

    Thứ trưởng quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin nói Bộ Quốc phòng nước này đã chuyển hợp đồng cho Rosoboronexport vào ngày 30.12.

    “Chúng tôi còn có một hợp đồng khác đang được tiến hành”, ông Sjafrie nói.

    Không quân Indonesia hiện có 10 tiêm kích Sukhoi, gồm 6 Su-27SKM và 4 Su-30MK2. Họ có kế hoạch bố trí một phi đội Sukhoi tại căn cứ không quân Hasanuddin ở Makassar.

    Nga mới hoàn thành hợp đồng trị giá 300 triệu USD ký năm 2007 chuyển giao 3 chiếc Su-30MK2 và 3 Su-27SKM cho Jakarta, bổ sung cho 2 Su-27SK và 2 Su-30MK fighters mua năm 2003.

    Nguồn: RIA Novosti​
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em Tím đây rùi !!![};-[};-[r32)][r32)]
    [​IMG]
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trung Quốc chỉ trích học thuyết tác chiến không - biển

    12/01/2012 07:30 (7 giờ trước) - Đã có 1993 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh cho biết, lý luận tác chiến không - biển của Mỹ là một quan điểm “ủng hộ đối đầu”.


    Tag: quốc phòng, tác chiến, lý luận, bộ quốc, học thuyết, Mỹ, trung quốc cảnh nhạn sinh, chống xâm nhập/khu vực cấm, không-hải chiến, ủng hộ đối đầu, cựu bộ trưởng quốc, không null lục chiến
    [​IMG]
    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh ​

    (ĐVO) Không khỉ vậy, học thuyết này còn "đe dọa an ninh nước khác để đổi lấy an ninh cho nước mình, thể hiện một trạng thái tâm lý của Chiến tranh Lạnh và đi ngược lại với xu hướng hòa bình, phát triển và hợp tác". “Chính bởi vậy, chúng tôi chính thức công khai chỉ trích lý luận tác chiến không - biển của Mỹ”, ông Cảnh tuyên bố.

    Lý luận tác chiến không - biển được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố từ năm 2010. Theo đó, Cựu Bộ Trưởng Quốc phòng Robert Gates đã chỉ thị cho Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến Mỹ xây dựng lý thuyết chiến đấu mới.

    >> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột

    Để đối phó với việc các nước lớn trong khu vực ngày càng tăng cường khả năng “chống xâm nhập/khu vực cấm”, quân đội Mỹ đã lấy tiêu chí tăng cường quan điểm tác chiến không - biển làm lý luận trong chiến đấu.

    Sau khi lý luận này của Mỹ được đưa ra, dù nó không công khai nhằm vào Trung Quốc nhưng Bắc Kinh hiểu rõ học thuyết mới nhắm vào sự trỗi dậy mạnh mẽ của Quân đội Trung Quốc.

    Những năm gần đây, tiềm lực kinh tế và kỹ thuật công nghệ của Trung Quốc có những bước phát triển vượt trội, nền quốc phòng của nước này cũng được đầu tư một cách mạnh mẽ.

    Trung Quốc cho rằng đầu tư cho quốc phòng hoàn toàn chỉ là do nhu cầu phòng thủ, so với Mỹ và phương Tây vẫn còn kém xa. “Chính sách quốc phòng mà Trung Quốc đang theo đuổi là tích cực, chúng tôi không nhằm vào nước nào trước, nhưng chúng tôi có khả năng chống lại bất kỳ một cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải phát triển các loại vũ khí trang bị cần thiết, có chiều sâu và đó là quyền lợi chính đáng của bất kỳ nước nào trên thế giới” ông Cảnh nhấn mạnh. Thế nhưng các phát ngôn này không giảm bớt sự cảnh giác và lo ngại của Mỹ. [​IMG] F-35-chiến đấu cơ chủ lực trong chiến lược "Không-Hải chiến" của Mỹ Mỹ đã lấy cái cơ Trung Quốc đang tăng cường khả năng “chống xâm nhập/khu vực cấm” để đưa ra lý luận tác chiến không - biển của mình, ngoài để đảm bảo cho các hành động quân sự của Mỹ, trong để chiếm thế thượng phong cho cuộc xung đột quân sự trong tương lai.

    Trong Chiến tranh Lạnh, để đối phó với đội quân thiết giáp mạnh mẽ của Liên Xô, Mỹ đã đưa ra lý luận “Không - Lục chiến", phát triển một số lượng lớn các loại vũ khí trang bị tiên tiến.

    Hiện nay, vơi lý luận tác chiến không - biển Mỹ tập trung vào phát triển các loại vũ khí như: máy bay không người lái, tên lửa, chiến tranh mạng… Điều này đã dần tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới.

    Do Trong thời đại toàn cầu hóa, các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Bât kể là đối phó với biến đổi khí hậu, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia hay phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đều cần đến sự hợp tác và đoàn kết giữa các nước, đặc biệt là các nước lớn. Trước bối cảnh đó, phía Trung Quốc phản đối lý luận mà Mỹ đưa ra và cho rằng nó đe dọa đến hòa bình, phát triển và hợp tác trên toàn thế giới.






  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Cận cảnh những chiếc Su-30MK2 mới nhất của Việt Nam

    11/01/2012 09:48 (1 ngày trước) - Đã có 3376 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Tờ Triển lãm quân sự Nga vừa mới đăng các hình ảnh mới nhất về những chiến đấu cơ Su-30MK2V mà Việt Nam mới nhận trong năm 2011.


    Tag: phi công, điều khiển, việt nam, Cận cảnh, máy, chiến đấu cơ, máy bay mang, hệ thống truyền thông, kính tiềm vọng
    (ĐVO) Dưới đây là những hình ảnh về các máy bay Su-30MK2 mới nhất của Việt Nam, vừa được tờ Arms-expo của Nga đăng tải.

    [​IMG] Máy bay Su-30MK2 có khả năng tác chiến mạnh, tấn công phá hủy cả các mục tiêu trên mặt đất và trên biển bằng các loại vũ khí chính xác cao, gồm tên lửa có điều khiển và bom dẫn đường trên không.
    [​IMG] Su-30MK2V được trang bị với hệ thống thiết bị điện tử hàng không Avionic hiện đại, hệ thống truyền thông và hệ thống định vị mới, các thiết bị điều khiển để hỗ trợ cho phi hành đoàn. Thiết bị ECM mới cung cấp cho máy bay khả năng tự động nhắm mục tiêu và sử dụng tên lửa chống radar Kh-31P để tấn công.

    [​IMG] Cận cảnh chiến đấu cơ Su-30MK2 số hiệu 8540.
    [​IMG] Việc lắp đặt hệ thống tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay đã tăng cường thời gian bay hành trình tầm xa. Hệ thống khung gầm của Su-30MK2 đã được gia cố chịu lực tốt hơn, giúp máy bay mang đủ được nhiên liệu và tải trọng vũ khí bên ngoài.
    [​IMG]
    Ngoài ra, với thiết kế hai phi công điều khiển máy bay, phi công ngồi trước điều khiển máy bay và phi công ngồi sau điều khiển vũ khí, điều này dễ dàng cho việc tăng cường hiệu suất chiến đấu và máy bay có thể sử dụng hiệu quả cho việc đào tạo phi công mới.
    [​IMG] Theo tờ Kính Tiềm Vọng 2 (Periscope2) thống kê, Việt Nam đã nhận lô 4 máy bay Su-30MK2 đầu tiên của Nga vào năm 1994.

    Tới tháng 1/2009, Việt Nam mua thêm 8 máy bay Su-30MK2V (biến thể tấn công biển theo yêu cầu của Việt Nam) với trị giá 500 triệu USD.

    Năm 2010, Việt Nam tiếp tục đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2V nữa với giá trị 1 tỷ USD. Ảnh Su-30MK2V số hiệu 8535
    [​IMG] Chiến đấu cơ Su-30MK2V số hiệu 8539.
    [​IMG] Su-30MK2V số hiệu 8536.



    Theo quocphong.baodatviet.vn



  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Hay quá , bài này chơi guitar đúng điệu luôn anh ạ , nhưng rải nhẹ theo kiểu móc classic nghe mê hơn . Khánh Ly giọng hồi còn trẻ , lúc còn chiến tranh , hát bài này làm một số binh lính 2 bên đào ngũ luôn...
    Tks anh .[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này