Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7436 người đang online, trong đó có 1037 thành viên. 13:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30906 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    TIN YÊU EM GỬI ĐẢO XA




    Anh chốn đảo xa, giữa biển xanh
    Ai thấu lòng em nỗi nhớ anh
    Tình ta như mùa tơ vàng rộ
    Mỗi phút xa nhau bấy nhiêu tình

    Thương anh lòng nặng mãi cảnh nhà
    Con nhỏ ngây thơ, mẹ cha già
    Vợ gầy nặng đôi vai hôm sớm
    Tổ quốc cần…vẫn đến với đảo xa

    Có anh giữ ấm nắng quê hương
    Con thơ ríu rít với lớp trường
    Quê ta xây dựng “nông thôn mới”
    Cầu bắc hai quê đã thông thương…

    Non nước quê hương ấm ân tình
    Đồng lúa quê ta cứ ngát xanh
    Nhà máy mới mọc trên đồng bãi cũ
    Em thành công nhân tấm áo xanh…

    Quê ta nay khác hẳn xưa rồi
    Cảnh làm ăn mới thật tươi vui
    Qua hết thời đói nghèo lam lũ
    Có “công nghiệp hóa” – cuộc đổi đời!

    Bên đoàn, bên hội, có con yêu
    Như thấy có anh những sớm chiều
    Xưa cha xa mẹ không có hẹn
    Nay mình có ngày phép bên nhau…

    Nhìn đất nhìn trời ngút ngát xanh
    Non nước quê ta đẹp thanh bình
    Hiểu lắm Trường Sa anh chắc súng
    Thủy chung em giữ sáng tình anh!

    Cha mẹ tuổi cao có xóm làng
    Sớm hôm chia sẻ bớt khó khăn
    Con yêu chăm ngoan và học giỏi
    Tin này vui lắm gửi cùng anh...

    Anh là dũng sĩ của quê ta
    Gìn giữ chủ quyền giữ đảo xa
    Nước non thanh bình, yên biển đảo
    Muôn nhớ ngàn mong – khúc tình ca!

    Phạm Lương Khánh




    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]​


    Đằng sau mỗi chiến sỹ hải quân dũng cảm đều có bóng dáng những người phụ nữ anh hùng![};-
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    BIỂN NGHIÊNG​



    Hỏi rằng có phải biển nghiêng
    Sóng xô về miền cát trắng
    Tình anh nghiêng dòng bến vắng
    Nụ hôn theo gió về em?

    Chòng chành biển thức thâu đêm
    Nỗi nhớ mang hình cánh sóng
    Thầm thì những đêm biển lặng
    Thét gào ngày với bão giông

    Đôi khi biển không có sóng
    Thương yêu anh cứ tràn đầy
    Sóng biển làm cho em say
    Tình yêu cho em dịu ngọt

    Bên biển lòng anh vẫn khát
    Sẻ chia biển cứ vỗ về
    Đời lính Trường Sa là thế
    Bốn mùa hát khúc tình ca

    Lính đảo như cây phong ba
    Vững vàng ngày đêm bên sóng
    Biển ơi cứ nghiêng
    Anh rót
    Về em hết cả yêu thương…

    3-12-2011

    Nguyễn Thị Thư



    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]​



    Đằng sau mỗi chiến sỹ hải quân dũng cảm đều có bóng dáng những người phụ nữ anh hùng![};-
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    ĐẤT BIỂN VIỆT NAM




    T
    ừ cơ thể ấm nóng của Người
    Tình yêu chưa bao giờ ngừng thổi
    Biển cuộn dâng những dòng máu mới
    Mẹ Việt Nam, ơi Mẹ Việt Nam
    Thưở xa xưa
    Năm mươi đứa con theo Mẹ lên rừng
    Năm mươi đứa con theo Cha xuống biển
    Đất và nước một dải chẳng tách rời
    Đất và biển cùng đưa nôi dòng giống Việt
    Những bàn tay trần xẻ rừng khai sinh trùng trùng châu thổ
    Những bàn chân trần đạp bằng sóng dữ khai sinh Hoàng Sa, Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên
    Và hàng ngàn hàng ngàn hòn đảo chụm những đôi chân
    Giữ vững chãi vẹn toàn cơ thể Việt
    Mỗi giọt biển mỗi tế bào của đất
    Mang dòng máu Lạc Hồng chảy qua cơ thể Bắc Trung Nam
    Đem sức sống bừng lên triệu triệu con tim
    Đất và nước và người quyện một
    Ngọn gió tình yêu đưa tôi đi trên đôi tay Tổ quốc
    Đôi tay dạt dào sóng vỗ
    Đôi tay dịu dàng che chở
    Đôi tay bao dung rộng mở chân trời
    Đây đường Hồ Chí Minh trên biển của tôi
    Vẫn rừng rực tình yêu những người đã ngã
    Dưới đáy biển họ vẫn vùng lên đạp bằng sóng giữ
    Tiếng hát vang xa xanh mướt gọi hòa bình
    Người yêu ơi – người lính hải quân
    Da bạc nắng tóc sạm đi vì bão
    Nụ cười anh sáng bừng biển đảo
    Dáng hiên ngang tạc dáng đất trời
    Biên giới xa mờ biên giới biển Tổ quốc tôi
    Đang khắc thành đường chỉ tay trên bàn tay mỗi người con Việt
    Mỗi khi nâng bát cơm chúng ta nghe lời đất nước
    Đang gọi tên ta, từ ngực mỗi người
    Đang gọi tên ta, từ ngực mỗi người
    Biên giới rực hồng, biên giới biển Tổ quốc tôi!

    24/11/2010

    Nguyễn Phan Quế Mai




    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]​

    Đằng sau mỗi chiến sỹ hải quân dũng cảm đều có bóng dáng những người phụ nữ anh hùng![};-
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA



    Con hỏi về quần đảo Hoàng Sa
    Nơi xa ấy chưa một lần cha tới
    Một quần đảo giữa bao la trời biển
    Như hàng cọc tổ tiên phân định cõi bờ

    Bóng thuyền nan còn thấp thoáng trong mơ
    Mái chèo khoắng, người xưa đi mở đất
    Qua năm tháng sóng bào và gió giật
    Đảo vẫn sinh sôi trụ đứng với đời

    Hoàng Sa quần đảo tít trùng khơi
    Những đá san hô kết tinh từ biển mặn
    Đảo huyền ảo giữa mây trời sóng nắng
    Gió thốc ngày đêm, hạt cát nhẵn tròn

    Trên đảo có gì? Khó kể với con
    Cây dừa nước cổ đeo cườm trĩu quả
    Chịu bão tố nên có tên dừa đá
    Cây bàng quả vuông to đến dị kỳ

    Ốc tai voi như cõi đã biết đi
    Đông vui nhất là loài chim biển
    Những chim vịt, hải âu…tụ đến
    Tiếng sóng ru giấc ngủ dập dềnh

    Bảng lảng trời mây nắng mông mênh
    Chim báo gió báo trời xanh với đảo
    Bởi Hoàng Sa là trung tâm rốn bão
    Lốc xoáy triền miên, đêm ngắn ngày dài

    Lật xem từng trang sử xưa
    Từ dựng nước qua thời Lê thời Lý
    Qua mảnh gốm của Hoàng Sa di chỉ
    Con sẽ gặp Tổ tiên trên đảo Cát Vàng

    Biển đang gầm sóng đang nổi ơi con
    Với khẩu súng hẹn ngày con ra đảo
    Cho Hoàng Sá dịu cơn bão tố
    Với Trường Sa làm vọng gác biển đông

    Xuân Tùng



    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]​


    Đằng sau mỗi chiến sỹ hải quân dũng cảm đều có bóng dáng những người phụ nữ anh hùng![};-
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chờ mãi bác @TuGan về báo cáo tình hình bán mai mà không thấy...


    [r2)][r2)][r2)]
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Chẳng mua , chẳng bán , chỉ dạo chơi ...
    Thế thì làm sao mà kiếm lời ?
    Không lời nhưng cũng không bị lỗ !
    Ai khổ , mình dạo chơi sướng đời !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/quyet-dinh-thu-hoi-dat-o-hai-phong-la-trai-luat/

    'Quyết định thu hồi đất ở Hải Phòng là trái luật'

    Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.
    > Mâu thuẫn dẫn đến nổ súng chống đối ở Hải Phòng/ Góc nhìn đối lập về chủ đầm tôm bị cưỡng chế

    - Dưới góc độ pháp lý, ông nhìn nhận thế nào về quyết định giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn?

    - Việc giao đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Cụ thể, thời gian hạn chế giao đất 14 năm là không đúng, mà phải là 20 năm và sau 20 năm vẫn tiếp tục được sử dụng nếu Nhà nước không có quyết định thu hồi đất. Huyện Tiên Lãng có những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10ha.
    Việc ban hành Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng trái pháp luật. Khi giao bãi bồi ven sông, ven biển cho hộ gia đình cải tạo trở thành nơi nuôi trồng thủy sản thì công sức, mồ hôi của người dân đã đổ xuống trong quá trình lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hết thời hạn sử dụng đất (của gia đình ông Vươn sớm nhất là 15/10/2013), đương nhiên được kéo dài sang thời hạn tiếp theo trừ những trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Quốc hội sẽ xem xét quyết định vấn đề "hết thời hạn" này khi thông qua Luật đất đai mới trước năm 2013.
    - Ông nghĩ sao trước khẳng định của Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng rằng huyện không làm sai khi cưỡng chế thu hồi đất của dân?
    - Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: "Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được". Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thủy sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai.
    [​IMG]Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Tiến Dũng
    - Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đất đai, theo ông việc thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là do thiếu kiến thức pháp luật hay nguyên nhân nào khác?
    - Trong vụ việc này, tòa yêu cầu hai bên thương thảo giải quyết, UBND huyện hứa sẽ tiếp tục giao đất nên người dân rút đơn. Các hộ dân thực hiện nhưng địa phương lại không giữ lời. Trong đơn gửi tòa, người dân nói ông Chủ tịch huyện khăng khăng không thực hiện cam kết.
    Người dân đang sử dụng đất có hiệu quả thì không có lý do gì để thu hồi đất của người ta. Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác.
    Còn nếu đất được dùng vào dự án khác thì ngay trong quyết định thu hồi cũng phải nói đến chuyện bồi thường. Nhưng quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không hề nói đến chuyện bồi thường mà thậm chí còn bắt người dân phải bàn giao toàn bộ mặt bằng kèm theo những công sức của dân cải tạo trước đây. Điều này không chỉ sai luật mà còn trái cả đạo lý.
    - Để xảy ra vụ việc ngày 5/1, ngoài việc xử lý nghiêm những người nổ súng chống đối, theo ông, cần xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương thế nào?- Hiện nay ít nhất 70% khiếu kiện của người dân liên quan đến đất đai. Người nông dân nghĩ rất giản đơn, nhiều khi không nghĩ hết nhẽ, hành động bột phát, thiếu kiềm chế. Do đó, chúng ta phải trân trọng công sức của người nông dân, không phải vì thấy cái lợi của việc thu hồi mà lấy đi công sức của họ, đẩy họ vào bước đường cùng để trở thành tội phạm, phải chống trả bằng việc vi phạm pháp luật hình sự. Từ vụ việc này có rất nhiều điều để nói và UBND TP Hải Phòng cũng không thể đứng ngoài cuộc
    [​IMG]Ngày 5/1 trở thành tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế tại Hải Phòng với 6 cảnh sát, bộ đội bị bắn trọng thương.
    - Theo ông, cần rút ra bài học gì trong công tác quản lý, thu hồi đất đai sau vụ việc ở Tiên Lãng?
    - Trong vụ Tiên Lãng, bài học lớn nhất là cơ quan quản lý, nhất là ở địa phương cần phải nghĩ rằng mình là đại diện cho quyền lợi chính đáng của người dân. Hãy đứng về cách nghĩ của dân chứ không phải cách nghĩ của một người làm lãnh đạo.
    Trong tất cả trường hợp thực thi pháp luật, lãnh đạo phải hiểu rõ ngọn ngành về pháp luật, đừng hiểu sai cũng như cố tình hiểu sai. Áp dụng pháp luật không chỉ là lý mà còn là tình. Người ta đã bỏ công sức ra thì phải xem xét công lao của họ với mảnh đất đó, cần đánh giá cho đúng. Việc người ta làm từng ấy năm rồi mình thu lại, cứ cho là việc thu hồi có lý do chính đáng thì cũng phải cân nhắc có nên không? Đấy là câu chuyện mà chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tính đến.
    Hiện nay, nhiều địa phương khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thường hay sử dụng lực lượng vũ trang. Điều này theo tôi không nên làm. Với dân, đừng nghĩ tới việc sử dụng sức mạnh sẽ hiệu quả hơn. Người dân đang muốn chủ động trên cơ sở lẽ phải của sự đồng thuận.
    - Nếu đặt mình ở vị trí lãnh đạo huyện Tiên Lãng, ông sẽ xử lý thế nào với vấn đề đất đai của gia đình ông Vươn?
    - Nhiều địa phương đã đánh đồng giữa việc giao đất khai hoang và đất đã được cải tạo. Thế nên có tình trạng người dân đổ mồ hôi ra để khai hoang nhưng sau đó chính quyền lại coi đấy là đất ruộng bình thường, làm thiệt hại cho dân. Để động viên việc khai hoang, mở rộng diện tích, tôi cho rằng cần có chính sách đặc biệt hơn nữa để thừa nhận công sức của người dân, ít nhất chiếm 50% giá trị đất đai.
    Vấn đề của ông Đoàn Văn Vươn theo tôi giải quyết đơn giản. Đất giao năm 1993 thì đến 2013 hết hạn, đất giao năm 1997 thì tới 2017 hết hạn. Còn về hạn mức diện tích, nếu đất giao vượt hạn mức quy định của Chính phủ, chốt diện tích 10ha của dân không phải nộp nghĩa vụ tài chính, và diện tích còn lại về nguyên tắc phải chuyển sang thuê đất. Trong tương lai, nếu Luật Đất đai bãi bỏ hạn điền thì lại cho diện tích đó trở lại như đất được Nhà nước giao.
    Tiến Dũng thực hiện
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120109103454507CA33/nhin-lai-5-nam-gia-nhap-wto.chn

    Nhìn lại 5 năm gia nhập WTO










    [​IMG]
    Là thành viên WTO, Việt Nam tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu và hẳn nhiên sẽ chịu tác động trực tiếp, tức thì từ mọi biến động của kinh tế thế giới.
    Việc tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, một mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy hoạt động kinh tế, song mặt khác, nền kinh tế sẽ phải thường xuyên chịu áp lực từ chu chuyển hàng hóa, tín dụng, vốn đầu tư quốc tế gắn với tình trạng bất ổn về giá cả hàng hóa, dịch vụ, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới.
    Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tình hình kinh tế quốc tế và trong nước tương đối ổn định, do vậy, các chỉ số kinh tế của Việt Nam khá tích cực: GDP tăng 8,46%, CPI tăng 8,3%. Năm 2008, đã diễn ra hai trạng thái trái ngược khi trong 3 quý đầu năm, tình trạng lạm phát cao, nhưng những tháng cuối năm lại giảm phát do suy thoái kinh tế thế giới.


    Năm 2009 và 2010, bất ổn kinh tế toàn cầu tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế (năm 2009, GDP tăng 5,32%, CPI tăng 6,88%, trong khi năm 2010, con số tương ứng là 5,83% và 9,54%. Năm 2011, GDP tăng 5,89%, CPI tăng trên 18%).
    Phải chăng vì hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, nên kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu? Hay vì nước ta chưa có được những dự báo tin cậy về sự biến động trên thị trường hàng hóa và tiền tệ thế giới, không chủ động đề ra cơ chế phòng tránh, đối phó rủi ro, chưa tận dụng hết cơ hội khi đã là thành viên WTO? Câu trả lời nằm ở vế thứ hai.
    Một khi đã chấp nhận luật chơi toàn cầu thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi quốc gia vừa phát huy được lợi thế so sánh động, vừa chủ động đối phó rủi ro để bảo vệ lợi ích dân tộc trong một thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh.

    Yếu tố quyết định trong cuộc chơi toàn cầu là năng lực cạnh tranh ở ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Những thành quả nổi bật của thương mại quốc tế trước hết là chất lượng, kiểu dáng, giá cả hàng hóa Việt Nam đã có sức cạnh tranh trên các thị trường chính là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Việc thu hút hàng năm trên 10 tỷ USD vốn FDI thực hiện chủ yếu nhờ môi trường đầu tư tại Việt Nam được cải thiện, hấp dẫn hơn với những nhà đầu tư lớn đầy tiềm năng.

    Tuy vậy, tiến bộ là chưa đủ khi thị trường thế giới đang trong giai đoạn biến động khó lường, khi các quốc gia và doanh nghiệp hàng đầu thế giới thường xuyên thay đổi theo xu thế tiếp cận mô hình tối ưu, khi một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ tận dụng cơ hội từ suy thoái kinh tế của các nước công nghiệp phát triển để vươn lên thành những nền kinh tế hàng đầu thế giới.
    Trong khi đó, qua 5 năm là thành viên WTO, việc cải cách thể chế của Việt Nam theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư vẫn chưa khắc phục được nhược điểm thiếu tính hệ thống, thiếu minh bạch và thiếu ổn định. Năng lực cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và của quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế là trở ngại lớn trong việc tiếp nhận các dự án FDI công nghệ cao, hiện tượng thiếu chuyên gia giỏi, nhà quản lý có năng lực đã trở thành phổ biến...

    Là nước công nghiệp hóa sau, Việt Nam vừa phải khắc phục nhược điểm của tập quán kinh doanh, quản lý theo cơ chế cũ, vừa phải tiến cùng thời đại, nên nhiệm vụ trở nên nặng nề, phức tạp hơn, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện thể chế kinh tế thị trường, cấu trúc bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, thiết lập mối liên hệ có hiệu quả giữa Nhà nước với thị trường, khai thác và sử dụng tốt hơn mọi nguồn lực.

    Dưới đây là một số dẫn chứng về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố từ hai công trình nghiên cứu.
    Về môi trường kinh doanh của Việt Nam, báo cáo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tháng 12/2011 cho thấy, trong số 240 doanh nghiệp tham gia điều tra (80% doanh nghiệp trong nước, 20% doanh nghiệp FDI) có 35% doanh nghiệp đánh giá sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 61% về cải thiện thủ tục hành chính; 17,09% về tiếp cận đất đai; 20,94% về thủ tục thuế.
    Tuy vậy, theo thang điểm 4 là tốt nhất, môi trường kinh doanh năm 2011 của Việt nam đạt mức trung bình 2,01 điểm, thấp hơn 2,52 điểm năm 2010. Trong 14 lĩnh vực cụ thể về môi trường kinh doanh, không có lĩnh vực nào đạt được điểm 3. Tiếp cận thông tin, luật pháp nhà nước đạt 2,7 điểm, hệ thống thuế và quản lý thuế đạt 2,41 điểm, chi phí kinh doanh đạt 2,42 điểm, xây dựng đạt 2,23 điểm (giảm so với 2,55 điểm năm 2010 và 2,64 điểm năm 2009). Quản lý kinh tế vĩ mô bao gồm chống lạm phát, điều hành lãi suất, tỷ giá được xếp vào ba nhóm mà doanh nghiệp lo ngại nhất trong năm 2011.

    Doanh nghiệp FDI đánh giá hai lĩnh vực xếp loại kém là quản lý kinh tế vĩ mô (đạt 1,9 điểm và tiếp cận ngoại tệ đạt 1,93 điểm). Cũng như những năm trước, doanh nghiệp FDI đánh giá môi trường kinh doanh bi quan hơn doanh nghiệp trong nước. Điều đó cũng dễ hiểu vì họ thường so sánh với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan...
    Về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố (PCI), năm 2010, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam của Cơ quan Phát triển quốc gia Hoa Kỳ (USAID) đã điều tra 7.300 doanh nghiệp đối với 9 chỉ số PCI.

    Một kết luận đáng quan tâm là chất lượng điều hành kinh tế của cấp tỉnh dường như ít được cải thiện khi chỉ có 3 địa phương là Đà Nẵng (69,77 điểm), Lào Cai (67,95 điểm) và Đồng Tháp (67,22 điểm) được xếp hạng rất tốt, giảm 3 địa phương so với 2009. Có 9 địa phương được xếp hạng tốt (2009 là 10), 5 tương đối thấp (2009 là 4).

    Mặc dù tư liệu điều tra chọn mẫu chỉ có giá trị tham khảo, nhưng cũng phản ánh khá rõ nét năng lực cạnh tranh quốc gia và địa phương của nước ta. Thực trạng đó đang đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp hữu hiệu để cải thiện trong những năm sắp tới.
    Năng lực cạnh tranh hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam tuy đã được nâng cao, nhưng về trung và dài hạn đang đòi hỏi hình thành chiến lược sản phẩm của từng loại hàng hóa thích ứng với thị trường, công nghệ để mỗi năm tăng thêm số thương hiệu Việt Nam có tín nhiệm trên thế giới. Muốn làm được điều đó, trước hết cần đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu & phát triển để tạo được những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm được thị phần ngày càng tăng hoặc tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

    ra, cần coi trọng hơn công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài nhất là ở Mỹ, EU và Nhật Bản. Các hiệp hội ngành nghề cần đảm nhận và được Nhà nước tạo điều kiện về chính sách, cơ chế, quyền hạn trong việc tổ chức hợp tác, phân công doanh nghiệp từng ngành hàng để tránh và chấm dứt tình trạng cạnh tranh nội bộ trong mua, bán hàng, đồng thời phối hợp hành động trên từng thị trường với từng đối tác.


    Việc giao nhiệm vụ cho đại diện ngoại giao ở nước ngoài chỉ đạo phối hợp hoạt động ngoại giao - kinh tế sẽ tăng hợp lực giữa các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam ở từng quốc gia.
    Việc tiếp tục thực hiện lộ trình mở cửa thị trường theo cam kết WTO cần được đặt trong bối cảnh Việt Nam cùng các nước ASEAN đẩy nhanh việc hợp tác trong khung khổ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tiến tới thị trường thống nhất của 10 quốc gia theo hướng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản…, cũng như các hiệp định song phương giữa Việt Nam với một số nước theo hướng tự do hoá thương mại.
    Giai đoạn 2011- 2015, các quan hệ đa phương và song phương giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế và các quốc gia đan xen nhau, đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi phải thống nhất nhận thức, hành động trên cơ sở tư duy phù hợp với xu thế toàn cầu hóa để đưa đất nước tiến cùng thời đại, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trong ASEAN, ở châu Á cũng như trên thế giới.
    Do đó, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Chương trình Hành động của Chính phủ ngày 27/2/2007, cần xây dựng Chương trình Hành động của Chính phủ về Hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012- 2015 để hướng dẫn các ngành, các cấp thống nhất hành động, nhằm chủ động trong việc tham gia các FTA song phương và đa phương, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế.
    Theo GS -TSKH Nguyễn Mại
    Báo Đầu Tư
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://biz.cafef.vn/20120112110252170CA48/15-nhan-vat-co-suc-manh-lam-thay-doi-trung-quoc.chn

    15 nhân vật có sức mạnh làm thay đổi Trung Quốc










    Fortune nêu bật những sự kiện đáng chú ý và tính cách đáng chú ý nhất đã định hình nên xã hội và kinh tế Trung Quốc trong 15 năm qua.
    [​IMG]
    Để kỷ niệm 15 năm tạp chí Fortune Trung Quốc ra đời, các biên tập viên của tạp chí Fortune nêu bật những sự kiện đáng chú ý và tính cách đáng chú ý nhất đã định hình nên xã hội và kinh tế Trung Quốc trong 15 năm qua.

    Liu Chuanzhi

    Chủ tịch tập đoàn Legend Holdinsg

    Tuổi: 67

    Ông Liu Chuanzhi sáng lập ra công ty máy tính Lenovo vào năm 1984 và biến nó thành một trong những công ty sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới cũng như thành viên đầu tiên của Trung Quốc gia nhập vào nhóm 500 công ty toàn cầu của Fortune. Trước tuổi 60, ông đã chọn người kế vị (ông Yang Yuangqing) cho tập đoàn Lenovo để ông tập trung vào việc thay đổi tập đoàn mẹ của Lenovo. Tập đoàn Legend hiện có các công ty trực thuộc hoạt động trong nhiều lĩnh vực như điện tử tiêu dùng, dịch vụ máy tính, quản trị rủi ro, bất động sản …

    Trong bài nói chuyện gần đây về thành công của Lenovo, ông Liu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sở hữu trong doanh nghiệp. Ông Yang đã tăng cổ phần trong Lenovo vào năm 2011 và đang có kế hoạch chuẩn bị cho đợt IPO của tập đoàn Legend.

    Zhang Ruimin

    CEO của tập đoàn Haier

    Tuổi: 62

    Trong 15 năm qua, ông Zhang Ruimin đã giúp cho tập đoàn Haier gia nhập thị trường thiết bị gia đình mang mác “Made in China” thành công. Công ky kiếm được khoảng 140 tỷ nhân dân tệ (tương đương 22 tỷ USD) doanh thu và gia nhập nhóm các công ty sản xuất thiết bị gia đình cao cấp nổi teiensg thế giới. Thành công lớn nhất của ông Zhang chính ở phong cách quản lý kết hợp giữa phương Đông và phương Tây.

    Các điều hành của ông, kết hợp giữa dây chuyền sản xuất, nhân sự đã mang đến mô hình quản lý kiểu mẫu cho các doanh nghiệp Trung Quốc khác. Ông Zhang đã được nhận danh hiệu “Người cha của hoạt động kinh doanh” tại Trung Quốc, ông cũng được coi như một trong số doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2011.

    Ren Zhengfei

    Người sáng lập công ty công nghệ Huawei Technologies

    Tuổi 67

    21 năm sau khi ông Ren Zhengfei sáng lập ra Huawei, công ty công nghệ của ông đã gia nhập vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới của Fortune. Cho đến nay, ông chưa bao giờ đồng ý trả lời bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào của giới truyền thông, thế nhưng câu chuyện về ông cũng như quan điểm quản lý, kinh doanh của ông đã được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá cao. Ông viết “Huawei’s Winter” vào năm 2000, cuốn sách như lời cảnh báo với toàn ngành IT bất chấp việc khi đó công việc kinh doanh của Huawei hết sức thuận lợi.

    Quan điểm quản lý của ông, được thể hiện trong "Cleverness of a Wolf-like Organization Plan" và "The Principle of Suppressing" cũng đã tác động nhiều đến nhiều lãnh đạo khác trong lĩnh vực kinh doanh. Không giống nhiều công ty Trung Quốc khác tận dụng chi phí thấp để tăng trưởng, Huawei liên tục đổi mới. Huawei đầu tư khoảng 10% doanh thu vào hoạt động nghiên cứu & phát triển. Cho đến nay, Huawei chưa niêm yết cổ phiếu, thế nhưng ngay cả như vậy, thực ra công ty cũng đã đang đứng ngang hàng với nhóm công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Cisco.

    Wang Shi

    Chủ tịch tập đoàn China Vanke

    Tuổi: 60

    Năm 1984, ông Wang Shi sáng lập ra trung tâm triển lãm Shenzhen Modern Science Education Instruments Exhibition Center, tiền thân của tập đoàn China Vanke. Đầu năm 1991, Vanke niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Thâm Quyến. Ở thời điểm đó, hoạt động của công ty rất đa dạng, từ kinh doanh bất động sản cho đến ngoại thương, khách sạn, bán lẻ. Ông Wang Shi chuyển hướng hoạt động kinh doanh tập trung vào bất động sản vào năm 1996. Sau đó ông mất 11 năm để đưa Vanke trở thành công ty bất động sản nhà ở lớn nhất Trung Quốc.

    Tất nhiên quá trình phát triển của công ty liên quan trực tiếp đến môi trường kinh tế vĩ mô của Trung Quốc. Hoạt động đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra thị trường bất động sản nhà ở lớn nhất Trung Quốc. Dù vậy, không thể coi thành công của ông Wang Shi chỉ đến từ sự may mắn, ông đã đưa ra quy định hoạt động riêng cho công ty khác nhiều so với nhiều công ty khác cùng ngành, bao gồm: không đưa hối lộ và không kiếm lợi nhuận quá 25%. Ngoài công việc, ông Wang Shi là vận động viên leo núi cừ khôi, người đã leo thành công đỉnh núi cao nhất tại 7 châu lục, kể cả cực Bắc và Nam.

    Jack Ma

    Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Alibaba

    Tuổi: 47

    Tập đoàn Alibaba mới tồn tại được 12 năm, tuy nhiên Jack Ma được coi như một trong những doanh nhân được kính trọng nhất trên toàn thế giới. Dù nhà đầu tư hoài nghi về hoạt động B2B của Alibaba đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Ma đã chứng minh họ sai lầm. Trang web của ông đã giúp cách mạng hóa hoạt động kinh doanh và thói quen mua sắm tại Trung Quốc.

    Năm 2011, ông đã chịu nhiều chỉ trích khi nhân viên kinh doanh lập ra tài khoản bán hàng ảo và không giao hàng cho khách. Ông lập tức sa thải đến hơn 100 nhân viên và dập tắt mọi lời chỉ trích. Cũng trong năm 2011, ông Ma lại gặp rắc rối với Yahoo, hiện đang sở hữu 43% của Alibaba) về một số vấn đề tài chính, vấn đề nhanh chóng được giải quyết và đến cuối năm 2011, ông Ma đã tính đến việc thâu tóm Yahoo.

    Li Rongrong

    Cựu chủ tịch Ủy ban giám sát tài sản thuộc chính phủ Trung Quốc (SASAC), phó chủ tịch Ủy ban tư vấn chính trị Trung Quốc.

    Tuổi: 67

    Ông Li Rongrong bao lâu nay đã làm việc với các công ty nhà nước Trung Quốc. Với vai trò cựu chủ tịch ủy ban giám sát tài sản, cơ quan có những quyết định tác động mạnh đến tình hình chính trị và kinh tế của Trung Quốc, ông từng chịu trách nhiệm quản lý khoảng 152 công ty nhà nước; sau 3 năm dưới sự lãnh đạo của ông, 16 công ty đã lọt vào danh sách 500 công ty toàn cầu của Fortune.

    Ông đảm nhiệm nhiệm vụ này khoảng 7 năm và là quan chức giữ vị trí này lâu nhất trong lịch sử tổ chức. Tài sản của nhóm công ty nhà nước do ông quản lý hiện lên tới khoảng hàng nghìn tỷ USD. Ông đã vận động thực hiện tái cấu trúc và sáp nhập doanh nghiệp, khuyến khích giới lãnh đạo cao cấp ký kết thỏa thuận nhận lương theo kết quả kinh doanh của công ty.

    Chu Tiểu Xuyên

    Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

    Tuổi 63

    Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, ông Chu Tiểu Xuyên đã đưa ra chính sách kiềm chế lạm phát hiệu quả và đồng thời đảm bảo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng. Khi thắt chặt chính sách lãi suất, ông Chu đã giảm thiểu được khả năng kinh tế Trung Quốc “hạ cánh khó nhọc”. Ông đã được tạp chí Euromoney bình chọn “Thống đốc Ngân hàng Trung ương của năm 2011”.

    Ông Chu được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc (CSRC) năm 2011. Tháng 3/2009, ông Chu xuất bản rất nhiều tài liệu giải thích về chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trong thời khủng hoảng tài chính. Ông đề xuất về một số thay đổi của hệ thống tiền tệ quốc tế, trong đó bao gồm giảm thiểu sự thống trị của đồng USD và đưa ra hệ thống đồng tiền dự trữ quốc tế.


    Còn tiếp …
    Theo TTVN
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Quoc-te/158132/Trung-Quoc-bo-roi-Iran.html

    Trung Quốc bỏ rơi Iran?
    SGTT.VN - Trong tháng này, Trung Quốc đã có những dấu hiệu đánh giá lại mối quan hệ chiến lược với Iran. Nhiều năm qua, tình cảm chung thuỷ của Trung Quốc với Iran đã khiến những nỗ lực nhằm cô lập và trừng phạt Iran của phương Tây không được trọn vẹn. Tuy nhiên...
    Trung Quốc chủ động rời xa

    [​IMG]

    ************* Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải) và Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Trung Quốc đã chủ động buông tay?


    Chính sách năng lượng gần đây cho thấy những tính toán trong việc hợp tác với Iran của Trung Quốc có thể đã thay đổi. Ngay sau khi Mỹ ban hành lệnh trừng phạt kinh tế lên ngân hàng trung ương Iran, cùng với các quốc gia EU đạt được thỏa thuận sơ bộ về một lệnh trừng phạt dầu khí với Iran, Trung Quốc đã bắt đầu giảm thương mại năng lượng với Iran. Trong tháng 1.2012, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Iran đã giảm còn 285.000 thùng/ngày, chỉ hơn một nửa số dầu mà Trung Quốc thường nhập trước đây. Các quan chức Trung Quốc còn ám chỉ rằng lượng dầu nhập của Iran trong tháng 2.2012 sẽ còn giảm. Những hành động này rõ ràng ảnh hưởng lớn đến Iran, khi nền kinh tế nước này gắn chặt với sự phát triển của Trung Quốc.
    Bắc Kinh cảm thấy mối quan hệ nồng ấm của họ với Iran có thể trở thành một vấn đề địa chính trị nghiêm trọng. Trung Quốc hiểu rằng Mỹ sẽ sớm trừng phạt những người đã hỗ trợ chương trình hạt nhân Iran mà các công ty của Trung Quốc tham gia vào. Những tập đoàn dầu khí của Trung Quốc đã rời bỏ hoặc giảm quy mô đầu tư vào các dự án năng lượngở Iran như North Pars, South Pars và mỏ dầu Yadavaran.
    Vấn đề Trung Quốc phải suy tư nhiều nhất gần đây có thể là việc Iran đe dọa đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz, tác động trực tiếp đến dòng chảy ổn định của lượng dầu cần thiết để duy trì kinh tế của Trung Quốc. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đã chịu thừa nhận quan hệ với Iran ẩn chứa nhiều rủi ro thực tế. Tìm kiếm những nguồn cung dầu mỏ mới, đó cũng là mục đích chính trong chuyến công du của thủ tướng Ôn Gia Bảo đến Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc A rập thống nhất và Qatar bắt đầu từ ngày 14.1 tới.
    Hành động giảm thương mại năng lượng với Iran của Trung Quốc được phương Tây hoan nghênh. Mỹ và EU nhanh chóng đưa thông điệp: nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ được thay thế bằng nhiều nhà cung cấp khác nhau, thậm chí còn ổn định hơn Iran.
    Iran ngày càng bị cô lập
    Trong thập kỉ qua, Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất, tương lai cũng vậy. Vì thế, mối quan hệ chiến lược tự nhiên của họ với quốc gia giàu năng lượng như Iran là điều dễ hiểu. Năm 2009, Iran cung cấp khoảng 15% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Trung Quốc. Thương mại song phương của hai nước trong năm 2011 là 40 tỉ USD, khiến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Iran.
    Để đổi lấy dầu, Trung Quốc trở thành một trong những nước hậu thuẫn đắc lực cho Iran. Bắc Kinh coi như không biết một số vụ thương mại hạt nhân của những công ty trong nước với Iran, đồng thời sử dụng ảnh hưởng của mình để làm loãng áp lực quốc tế ơới Iran từ Liên hiệp quốc và những tổ chức đa phương khác.
    Các chuyên gia am hiểu về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân tính toán rằng nếu những công ty Trung Quốc không tiếp tục hoạt động với Iran thì nỗ lực nguyên tử của Iran sẽ tê liệt, ít nhất là trong tương lai gần. Tuy nhiên, đến nay Bắc Kinh vẫn chưa có hành động nào như vậy. Còn Mỹ vì lo ngại tình hình kinh tế thế giới cũng như mối quan hệ Mỹ - Trung nên không thúc đẩy việc ngăn cản hợp tác hạt nhân giữa Trung Quốc và Iran.
    Nhiều nhà kinh doanh dầu mỏ tin rằng Iran sẽ vẫn có thể tìm ra những đối tác mới cho 2,6 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày. Nhưng nước này sẽ phải chấp nhận mức giảm giá ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của mình. Trung Quốc sẽ là nước được hưởng mức lợi giảm giá này nhất nếu EU và nhiều đối tác châu Á của Iran, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, đồng thuận với các áp lực từ Mỹ.
    Cảnh Toàn (WSJ, Reuters
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này