Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2956 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 03:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30627 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nhà xuất bản Thông tấn vừa ra mắt cuốn “Mùa xuân nhớ Bác - tự sự của tác giả”. Mùa xuân năm 1986, trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” của Phạm Thị Xuân Khải đăng trên TP đã gây chấn động dư luận.



    MÙA XUÂN NHỚ BÁC


    Kính tặng đồng chí Lê Đức Thọ, tác giả bài thơ “Lẽ sống” và đồng chí Hồ Thiện Ngôn, tác giả bài thơ “Đọc thơ anh”.

    Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi
    Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết
    Vần thơ thân thiết
    Ấm áp lòng người
    Bác đã đi xa rồi
    Để lại chúng con bao nỗi nhớ
    Người cha đã đi xa.

    Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng
    Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn
    Làm sao có thể quên
    Mỗi lần gặp Bác
    Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết
    Người thường nhắc nhở:
    Yêu nước, thương dân
    Dẫu thân mình có phải hy sinh
    Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.

    Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
    Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
    Day dứt vì mình chưa làm được
    Những điều hằng ước mơ
    Những điều chúng tôi thề
    Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
    Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
    Được Đảng chăm lo
    Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất

    Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
    Không ít người đang lỡ thì, mai một.
    Theo năm tháng cuộc đời
    Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
    Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ
    Thanh niên chúng tôi thường nghĩ:
    Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng
    Mỗi vụ gieo trồng
    Có phải đâu là lép cả?
    Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
    Những trang sử vẻ vang dân tộc
    Chúng tôi được học
    Được thử thách nhiều trong chiến tranh
    Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung
    Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.
    Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
    Có học hành, lại phải sống cầu an
    Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
    Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được?
    Đồng chí không bằng đồng tiền
    Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp
    Có ai thấu chăng
    Và ai phải sửa?

    Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác
    Lòng vẫn thầm mơ ước
    Bác Hồ được sống đến hôm nay
    Làm nắng mặt trời xua tan hết mây
    Trừ những thói đời làm dân oán trách
    Có mắt giả mù, có tai giả điếc
    Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung
    Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ
    Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ?
    Tham quyền cố vị
    Sợ trẻ hơn già
    Quên mất lời người xưa:
    “Con hơn cha là nhà có phúc”
    Thời buổi này,
    Không thiếu người xông pha thuở trước
    Nay say sưa trong cảnh giàu sang
    Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?

    Mùa xuân đất nước
    Nhớ mãi Bác Hồ
    Ta vẫn hằng mong lý tưởng của Người
    Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.

    Xuân Bính Dần

    Phạm Thị Xuân Khải



    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[


    Sưu tầm./.
  2. 663388

    663388 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Đã được thích:
    3.000

    Lâu rồi mới đọc lại bài thơ này.


    Vẫn còn nguyên giá trị thời sự...
  3. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Dồn lực cho hai điểm nóng

    Để đối phó linh hoạt với nhiều thách thức trong một thế giới biến đổi nhanh chóng, tuần qua, Mỹ đã công bố Chiến lược Quốc phòng mới.


    Kỳ 1: Dồn lực cho hai điểm nóng

    Dù có thực dụng hơn khi chuyển từ cách tiếp cận “thắng - thắng” sang “thắng-hòa” với trọng tâm là châu Á - Thái Bình Dương, nhưng chiến lược này vẫn nhất quán theo đuổi tham vọng bất biến của Washington: duy trì vị thế siêu cường thế giới về quân sự.

    Từ bỏ cách tiếp cận giành chiến thắng trong cả hai cuộc chiến tranh cùng lúc, Mỹ sẽ tái cơ cấu lực lượng, tăng cường về chất để duy trì sức mạnh quân sự, tập trung vào 2 điểm nóng địa chính trị: châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông.

    Mở đầu Chiến lược an ninh quốc gia tháng 5/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama viết, "Trong tiến trình lịch sử phát triển của nước Mỹ luôn có những thời điểm phải thay đổi. Rõ ràng, thời điểm hiện nay chính là dấu mốc để bắt đầu những thay đổi đó". Chiến lược Quốc phòng (CLQP) mới của Mỹ được xây dựng trên cơ sở luận điểm cơ bản của Chiến lược An ninh quốc gia (Chiến lược an ninh quốc gia) 2010 với những sửa đổi quan trọng để thích nghi với điều kiện thâm hụt ngân sách nặng nề.

    Thừa nhận nguy cơ bên trong

    Chiến lược an ninh quốc gia xác định các nhiệm vụ chung trong đối nội, đối ngoại, và định hướng phát triển nước Mỹ đến năm 2020. Vì thế, có thể thấy, thuật ngữ "thời đại của những thay đổi" và "thời kỳ quá độ" là những câu chữ phản ánh chính xác nhất nội dung của Chiến lược an ninh quốc gia mới. Ông Obama cho rằng, Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh mà chiến thắng phụ thuộc nhiều vào nhịp độ phát triển nhà nước và xã hội Mỹ nói chung.

    Theo Chiến lược an ninh quốc gia mới, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ được mở rộng, từ khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân cho đến bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, vi phạm các thể chế dân chủ, tội phạm trong không gian ảo... Nếu như trước đây, chủ yếu tập trung vào các nguy cơ từ bên ngoài, thì nay Chiến lược an ninh quốc gia thẳng thắn thừa nhận nguy cơ đe dọa an ninh xuất phát từ trong nước.

    Do đó, lần đầu tiên, Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đề cập tới các vấn đề trong nước như thâm hụt ngân sách, nợ công, chống khủng bố ngay trên “sân nhà”. Trên cơ sở Chiến lược an ninh quốc gia 2010, CLQP đã có những sửa đổi quan trọng trong điều kiện thâm hụt ngân sách. Lầu Năm Góc chuẩn bị cắt giảm 450 tỷ USD ngân sách quốc phòng từ nay cho tới đầu thập kỷ sau.

    [​IMG]

    Mỹ không từ bỏ tham vọng là siêu cường quân sự thế giới.

    Điểm nóng địa chính trị

    CLQP mới của Mỹ được công bố vào thời điểm thế giới đang trải qua những biến động sâu sắc. Hai cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Afghanistan và Iraq chứng tỏ một chân lý: không thể sử dụng bộ máy quân sự khổng lồ để "xúc tiến dân chủ" sang nước khác. Trong khi đó, những biến động chính trị - xã hội sâu sắc mà phương Tây gọi là "mùa Xuân Arab" lại cho thấy vai trò của các công cụ phi quân sự và lực lượng đặc nhiệm.

    Nước Mỹ cũng đang chứng kiến sự dịch chuyển trọng tâm phát triển của thế giới sang châu Á - Thái Bình Dương. Tại đó, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ với sức vươn lên chưa từng có đang thách thức vị thế của Mỹ. Do đó, Mỹ quyết định chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này, và sức mạnh quân sự với vai trò là công cụ thực hiện mục tiêu chính trị không thể không thay đổi.

    Về định hướng chiến lược, nhìn lên bản đồ địa chính trị quốc tế, hiện Mỹ đang đứng trước hai điểm nóng có liên quan với nhau là Trung Đông Lớn và châu Á – Thái Bình Dương. Ở Trung Đông Lớn, Mỹ đang phải đối phó với thách thức lớn nhất từ phía Iran. Còn ở châu Á – Thái Bình Dương, Washington đang bị thách thức từ sự trỗi dậy mau lẹ của Trung Quốc - ứng cử viên sáng giá có thể cạnh tranh với Mỹ ở vị thế lãnh đạo thế giới.

    Hai điểm nóng địa chính trị này có liên quan với nhau, bởi Iran là đối tác kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, và là tâm điểm của nền chính trị quốc tế đương đại. Do đó, thay đổi cơ bản là Mỹ sẽ tập trung vào châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông Lớn nhằm đối phó với thách thức từ Trung Quốc và Iran.

    Tiếp tục duy trì sức mạnh

    Thực hiện định hướng này, Lầu Năm Góc đưa ra một số biện pháp chiến lược. Thứ nhất, tạm thời chia tay với học thuyết sẵn sàng giành chiến thắng đồng thời trong 2 cuộc chiến tranh. Mỹ có thể phát động một cuộc chiến quy mô lớn ở một khu vực, đồng thời kiềm chế ý đồ gây xung đột của đối phương ở một khu vực khác.

    Thứ 2, cắt giảm quân số. Lục quân sẽ giảm quân số từ 565.000 lính chiến đấu thường trực xuống còn 520.000, thậm chí 500.000 sau năm 2014. Lính thủy đánh bộ sẽ giảm từ 202.000 quân xuống mức 186.000. Thứ 3, giảm bớt sự hiện diện tại các căn cứ quân sự trên thế giới, trước hết là ở châu Âu, nơi hiện có 43.000 lính đang đồn trú, chủ yếu là ở Đức.

    [​IMG]

    Tổng thống Obama (giữa) công bố Chiến lược Quốc phòng mới.

    Thứ tư, lấy chất lượng bù số lượng thông qua các chương trình hiện đại hoá vũ khí trang bị. Mỹ sẽ tập trung phát triển các loại vũ khí mới, hiện đại hơn, như máy bay không người lái thế hệ mới, máy bay tàng hình thế hệ mới như F-35, các hệ thống chiến tranh điện tử, vũ khí tiến công mạng, đồng thời cắt giảm kho vũ khí hạt nhân.

    Dù có điều chỉnh, nhưng Mỹ sẽ không thay đổi mục tiêu chiến lược. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định: "Chúng ta phải duy trì khả năng quân sự lớn mạnh nhất thế giới để đảm bảo vai trò lãnh đạo thế giới duy nhất của Mỹ". Đây cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ dưới thời ông Obama. Mỹ vẫn theo đuổi mục tiêu bất biến là giành và duy trì vị thế lãnh đạo thế giới. Đó là mục tiêu chiến lược lâu dài đã từng được khẳng định và không bao giờ thay đổi qua các đời tổng thống Mỹ.

    Chỉ có điều, vai trò lãnh đạo của Mỹ mà chính quyền Obama theo đuổi đã phần nào thay đổi. Đó là "lãnh đạo" một thế giới đang vạn biến không ngừng với những nguy cơ bất định và những rủi ro khó lường. Các nhà hoạch định chiến lược ở Mỹ đã nói tới một kỷ nguyên "trật tự thế giới mạng", trong đó Mỹ đứng ở vị trí "nút mạng", khống chế các mắt xích khác trong toàn mạng. Đó là thực chất của cái gọi là "trật tự thế giới đa cực" được đề cập tới trong Chiến lược an ninh quốc gia 2010.

    Nguồn BAODATVIET


    Tôi cứ nghĩ :
    Giả sử TQ ,IRAN,BẮC TRIỀU TIÊN trở thành các nước siêu cường thì thế giới này sẽ ra sao ??????
  4. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Mọi vật trên thế gian này đều bị quy luật của tự nhiên chi phối:

    - Bây giờ TQ, IRAN, B T TIÊN đang đứng ở vị trí đúng với dân trí, kinh tế, và nền văn minh họ đang sở hữu.
    - Nếu họ trở thành siêu cường trên thế giớ này. Họ phải sở hữu kinh tế, dân trí và nền văn minh bằng hoặc hơn nước Mỹ.
    - Khi đã trở thành siêu cường. Thì cách hành sử của Mỹ hiện nay, cũng chính là cách hành xử của họ thôi. Lúc đó họ đã trở thành con người khác so với thời điểm hiện tại.
    - Có một quy luật này, từ thời trung cổ người ta luôn nói. " lẽ phải thuộc về kẻ mạnh ". Nước Mỹ hùng cường, thế cho nên mọi việc làm của nước Mỹ là lẽ phải, nhiều nước khác phải theo, mặc dù nó trái với đạo lý. Minh chứng gần đây nhất là chiến tranh IRAC.

    Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh. Quy luật của tự nhiên mà.
    - Nhưng làm thế nào để trở thành siêu cường. Đối với B T Tiên, Iran là điều không tưởng. Đối với TQ đó là một con đường mãi không đến đích, vì cả thế giới biết nền văn minh của TQ đi kèm theo nhiều cái mọi rợ, những thứ mà ở nền văn minh thực sự không bao giờ có.
  5. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Ý kiến của Bác đáng để suy gẫm !!!! Thanks !!!!
  6. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Thấy cụ Tú online !!! Hôm nay ko bán mai àh ???? Đắt hàng ko ????
    Hay đang bán nghe TT tăng thì về đây ?????
    :x:x:x:x
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Chiến hạm phương Tây lũ lượt tới Vịnh Ba Tư

    13/01/2012 11:31 (9 phút trước) - Đã có 1220 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Theo BBC, tàu khu trục Dering đã rời cảng Portsmouth của Anh và hướng về phía khu vực thực hiện nhiệm vụ.


    Tag: chiến hạm, hoa kỳ, Ấn Độ Dương, bộ quốc, uss carl vinson, uss john c, vịnh ba tư, Lũ lượt, iran, hướng về phía, tàu khu trục, portsmouth, uss abraham lincoln, hàng không mẫu hạm, xung đột quân sự
    [​IMG]
    Tàu khu trục Dering được Hải quân Hoàng gia Anh tiếp nhận vào năm 2009 và tháng 7/2010 đã chính thức đi vào hoạt động. Nhiệm vụ chính của tàu là để bảo vệ hạm đội khỏi các cuộc tấn công từ trên không. Tàu có hệ thống radar hiện đại và tên lửa phòng không PAAMS cho phép phát hiện và tiêu diệt tên lửa và máy bay chiến đấu của đối phương với hiệu suất cao hơn 5 lần so với các loại cũ. Thủy thủ đoàn của tàu trong chuyến công tác sẽ gồm 190 người. ​

    (ĐVO) Tàu Dering được gửi đến khu vực Vịnh Ba Tư đúng vào thời điểm quan hệ căng thẳng giữa Iran và phương Tây. Tehran đã đe dọa cắt nguồn cung cấp dầu từ vùng Vịnh Ba Tư bằng việc đóng cửa eo biển Hormuz nếu phương Tây, đặc biệt là Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt mới chống lại các lĩnh vực dầu mỏ Iran. Đáp lại, Mỹ và Anh cho biết họ sẽ sử dụng lực lượng hải quân của họ đang đóng quân tại khu vực vùng Vịnh để đảm bảo nguồn cung cấp dầu không bị gián đoạn.

    Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh rằng quyết định gửi tàu khu trục đã được thực hiện từ lâu và cần thiết để hỗ trợ các tàu của nước này đang đóng quân tại khu vực. Theo đó, chiến hạm Dering sẽ thay thế chiến hạm Somerset đang thực hiện nhiệm vụ trong khu vực, và thực hiện nhiệm vụ an ninh, chống khủng bố và cướp biển.

    Như vậy tại Vịnh Ba Tư vào lúc này có 9 tàu Hải quân Hoàng gia Anh (4 tàu quét mìn, 1 tàu tuần tra và 3 tàu vận tải hậu cần).

    Hiện hữu nguy cơ xung đột quân sự với Iran

    Trước đó, ngày 9/1 Mỹ cho hay tàu sân bay USS Carl Vinson đã đến vùng biển Arab để thay thế nhóm tàu do hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis dẫn đầu. USS John C. Stennis đến khu vực này từ cuối tháng trước và dự kiến sẽ quay về và cập cảng San Diego nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ chưa công bố thời gian cụ thể của chuyến đi.

    Một nhóm tàu khác của Mỹ, do hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln dẫn đầu, vừa đến thăm Thái Lan hôm 10/1 và đang ở Ấn Độ Dương. Tàu sân bay Lincoln cũng sẽ đến vùng biển Arab và tham gia hoạt động cùng nhóm tàu Vinson.

    Sự xuất hiện của thêm hai tàu hải quân Mỹ, nâng tổng số hàng không mẫu hạm Mỹ trong khu vực lên con số 3 dấy lên những hoài nghi vào thời điểm quan hệ Washington với Tehran đang gặp nhiều sóng gió.

    Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, ông Nikolai Patrushev cho rằng đang hiện hữu nguy cơ thực sự về đòn tấn công của Quân đội Hoa Kỳ nhằm vào Iran. Trả lời phỏng vấn của "Interfax", ông Patrushev nói rằng có khả năng diễn ra cuộc xung đột quân sự với Iran, mà Hoa Kỳ đang cố đẩy người Israel vào.

    Theo lời ông Patrushev, Washington muốn biến Tehran từ kẻ thù thành một đối tác trung thành. Để làm điều đó, Hoa Kỳ ráo riết dùng mọi phương tiện để thay đổi chế độ cầm quyền ở Iran, sử dụng cả các biện pháp trừng phạt Chính phủ lẫn trợ giúp các lực lượng đối lập để tổ chức một cuộc cách mạng trong đất nước này.

    Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác đang có những nỗ lực to lớn để giải quyết vấn đề Iran bằng con đường hòa bình và thông qua đàm phán. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thư ký Hội đồng An ninh Nga, kết quả của những nỗ lực này vẫn còn khiêm tốn.

    Teheran từng cảnh cáo rằng USS John C. Stennis không được quay lại vịnh Ba Tư (>> chi tiết). Bộ Quốc phòng Mỹ thì khẳng định hàng một không mẫu hạm nước này sẽ nhanh chóng vượt qua eo biển Hormuz và vào Vịnh.





  8. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Iran há mồm mắc quai !!! Bí làm liều chỉ có con đường chết !!!
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Dân Trung Quốc cưỡi xe máy về quê ăn Tết

    13/01/2012 09:38 (5 giờ trước) - Đã có 1464 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Khó mua vé tàu xe Tết, nhiều công nhân Trung Quốc chọn cách đi xe máy đường dài về quê, tạo thành một "đoàn quân xe máy" trên đường quốc lộ những ngày giáp Tết.


    Tag: đường quốc lộ, trung quốc, vân nam, quảng tây, nhân trung, xe, máy, về quê, đóng gói hành lý, trạm nghỉ chân, đoàn quân xe máy




    [​IMG]
    Năm nào cũng vậy, tình hình mua vé về quê ăn Tết ở Trung Quốc rất căng thẳng dù các hãng ô tô và tàu hỏa đều tăng chuyến đến mức tối đa. Nhiều công nhân ngoại tỉnh ở Quảng Tây, Vân Nam.. quyết định đóng gói hành lý và quà Tết lên xe máy, theo đường quốc lộ về quê.
    [​IMG]
    Đường dài, vợ chồng có thể thay nhau lái. Một người lái xe cho biết, quãng đường từ thành phố về quê anh là 180 km, anh đi trong vòng 5h đồng hồ, ngoài ra còn phải đi qua phà nữa mới về đến nhà.
    [​IMG]
    Trên đường quốc lộ, chính quyền còn cử các cảnh sát đứng trực điều phối giao thông và các đội tình nguyện viên giúp đỡ khi xe máy của những công nhân về quê ăn Tết gặp sự cố. Ngoài ra còn có những trạm nghỉ chân được bố trí nước nóng, cháo, thuốc men.. miễn phí dọc đường.
    [​IMG]
    Trên xe chở rất nhiều quà Tết về cho gia đình. Các công nhân thường rủ nhau đi thành đoàn, có đoàn gồm 10 người trên 5 chiếc xe máy về quê.
    [​IMG]
    Một đôi vợ chồng chuẩn bị kỹ càng trước khi xuất phát. Họ cho biết đây là năm thứ hai họ lái xe về quê dịp này. [​IMG] Chỉ riêng trong tỉnh Quảng Tây, mỗi năm có hơn 100.000 công nhân về quê ăn Tết bằng xe máy, kỷ lục có những thời điểm có hơn 5.000 người, 2.500 chiếc xe máy tham gia giao thông trên một đoạn đường ngắn.
    Hoàng Lộc (ảnh: Xinhua)​



  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    TRUNG QUỐC: NHỮNG RẮC RỐI TRONG NGÀY RA MẮT IPHONE 4S
    Ngày 13/1 là ngày bày bán iPhone 4S ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cửa hàng tại các thành phố lớn đã gặp rắc rối trong ngày này. Cửa hàng tại Bắc Kinh đã đóng cửa vì e sợ không kiểm soát được đám đông hỗn loạn còn cửa hàng tại Thượng Hải thì từ chối thanh toán bằng thẻ tín dụng.-----------------
    Các cửa hàng của Apple tại Trung Quốc đã ra mắt điện thoại iPhone 4S vào thứ Sáu ngày 13/1 nhưng cửa hàng tại Bắc Kinh đã buộc phải hủy sự kiện này vì e ngại đám đông sẽ trở nên khó kiểm soát.
    Giữa những người mua sắm và đội ngũ an ninh đã xảy ra ẩu đả trước lúc rạng đông, sau khi cửa hàng đưa ra thông báo iPhone 4S sẽ không được bày bán và người tiêu dùng nên về nhà.
    Hàng trăm người mua sắm tỏ ra phẫn nộ vì nhiều người đã phải đợi từ đêm hôm trước. Họ rất thất vọng trước quyết định này của Apple.
    LIU TAO, NGƯỜI DÂN BẮC KINH
    Tôi đã đợi suốt từ 4h chiều hôm qua đến 7h sáng hôm nay. Apple đã làm nhiều người Trung Quốc thất vọng, như thế thật tàn nhẫn.
    KHÁCH MUA IPHONE GIẤU TÊN
    Tôi bị lạnh và đói. Và giờ thì họ không bán iPhone 4S. Tại sao họ lại làm vậy?
    Vài khách hàng còn giận dữ đến mức ném trứng vào cửa hàng, trong khi những người khác yêu cầu một lời giải thích.
    SUN JIAQING, KHÁCH MUA IPHONE
    Apple Trung Quốc phải đưa ra lời giải thích thấu đáo. Chúng tôi đã đợi rất lâu. Có người đến đây từ 1,2 ngày trước, có người còn lặn lội đi máy bay từ Tây Tạng. Đó là cả một chặng đường dài và rất mất thời gian.
    Dưới sự hướng dẫn của cảnh sát, đám đông đã giải tán vào khoảng 10h theo giờ địa phương. Toàn bộ khu vực đã được cách ly.
    Trong khi đó tại Thượng Hải, hàng nghìn người hâm mộ đã xếp hàng một cách trật tự bên ngoài cửa hàng.
    Tuy nhiên, nhiều khách hàng đã ra về trắng tay vì cửa hàng Apple không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.
    Jin Long, người đã đợi trong suốt 15 giờ đồng hồ, đã không mang đủ tiền mặt và tỏ ra rất bất bình.
    JIN LONG, NGƯỜI DÂN THƯỢNG HẢI
    Tôi đến đây để xếp hàng từ 2h chiều. Tôi không phiền khi phải đợi qua đêm và sáng nay thì vẫn rất phấn khích vì cuối cũng cũng có được vé mua iPhone. Rồi bảo vệ xé vé của chúng tôi vì chúng tôi không mang theo tiền mặt. Chúng tôi rất bất bình và sẽ không còn muốn mua điện thoại của Apple nữa.
    Hiện tại đại diện của Apple ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đều chưa đưa ra bình luận về tình hình trên.----------------------
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này