Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5306 người đang online, trong đó có 511 thành viên. 18:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30913 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120113/my-canh-bao-am-muu-khung-bo-o-bangkok.aspx

    Mỹ cảnh báo âm mưu khủng bố ở Bangkok


    13/01/2012 15:55
    [​IMG]

    Du khách nước ngoài ở Bangkok - Ảnh: Reuters (TNO) Tòa đại sứ Mỹ tại Bangkok đã đưa ra cảnh báo hôm 13.1 về "mối đe dọa khủng bố tiềm tàng" nhắm vào du khách ở thủ đô Thái Lan, thúc giục các công dân Mỹ hãy thận trọng tại các khu vực có đông người nước ngoài, theo AFP.
    “Các tên khủng bố nước ngoài có thể đang chờ thực hiện những cuộc tấn công nhắm vào các khu du lịch ở Bangkok trong tương lai gần”, một thông điệp khẩn đăng trên website của Tòa đại sứ Mỹ tại Bangkok cho hay.
    Các công dân Mỹ được khuyến khích thận trọng khi đi đến những nơi công cộng, cảnh giác với những túi xách vô chủ và báo cáo mọi cách cư xử khả nghi cho các nhân viên thi hành luật gần nhất, theo tòa đại sứ Mỹ.
    Thông điệp không nói rõ những lý do làm phát sinh lời cảnh báo. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan cho biết họ được phía Mỹ thông báo rằng có hai nghi can khủng bố Hồi giáo đã xâm nhập vào vương quốc.
    Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Yutthasak Sasiprapha nói với AFP: "Phía Mỹ liên hệ với chúng tôi vào đêm qua để báo về việc hai tên khủng bố xâm nhập vào Thái Lan và lên kế hoạch thực hiện những hành động khủng bố".
    "Các nhân viên tình báo của chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với phía Mỹ và theo dõi nhất cử nhất động của những tên khủng bố. Tôi tin chúng tôi sẽ bắt chúng vào tối nay", ông Yutthasak nói thêm.
    Ông Yutthasak cũng cho biết Chính phủ Thái Lan không cần cảnh báo các công dân của họ vì lo ngại điều này sẽ gây ra hoang mang và ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
    Sơn Duân
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120113/phat-hien-so-luong-lon-cong-cu-ho-tro.aspx
    Phát hiện số lượng lớn roi điện, gậy ba trắc, kiếm, dao bấm…


    13/01/2012 19:40
    (TNO) Sau nhiều ngày theo dõi, lúc 14 giờ ngày 13.1, lực lượng ******* TP.HCM đã ập vào nhà số 36/2, đường Lê Lợi, P.Bến Nghé (Q.1, TPHCM) bắt quả tang Lê Thành Lộc (SN 1969, quê An Giang) đang mua công cụ hỗ trợ của chủ nhà Trang Hùng Dũng (SN 1967, quê Long An).
    Khám xét kho hàng của Dũng, lực lượng ******* phát hiện nhiều thùng carton chứa roi điện, gậy ba trắc, bình xịt hơi cay, kiếm nhật, dao bấm…
    Bước đầu, Dũng khai nhận tất cả số hàng trên được nhập về từ Trung Quốc để phân phối cho các đại lý bán lẻ trên địa bàn TP.HCM.
    Vụ việc đang được lực lượng ******* điều tra làm rõ.
    [​IMG]
    Hàng lậu bị lực lượng ******* thu giữ - Ảnh: Công Nguyên
    [​IMG]
    Lực lượng ******* khám xét kho hàng của Trang Hùng Dũng - Ảnh: Công Nguyên
    Tin, ảnh: Công Nguyên

    Lại là hàng lậu Trung Quốc !
    [r37)][r37)][r37)]
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120113/phat-hien-hon-15-000-khau-sung-tren-xe-container.aspx

    Hơn 15.000 khẩu súng nhựa trên xe container


    13/01/2012 19:16
    (TNO) Ngày 13.1, Đội Quản lý thị trường số 6, phối hợp với Công an TX.Long Khánh (Đồng Nai) tiến hành điều tra vụ vận chuyển đồ chơi bạo lực có xuất xứ từ Trung Quốc quy mô lớn.
    [​IMG]
    Súng nhựa Trung Quốc bị tạm giữ tại ******* TX.Long Khánh
    Trước đó, rạng sáng ngày 11.1, xe container mang biển số 57L-7463 do tài xế Nguyễn Văn Quang (ngụ TX.Long Khánh) điều khiển, lưu thông trên quốc lộ 1A từ Hà Nội vào TP.HCM.
    Khi đến xã Xuân Tân (TX.Long Khánh), ******* và đội Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, phát hiện trên xe có khoảng 164 kiện hàng đồ chơi trẻ em và một số mặt hàng khác như bình gốm thủy tinh, đĩa thủy tinh... có xuất xứ từ Trung Quốc.
    Ngoài ra, ******* còn phát hiện hơn 15.000 khẩu súng đồ chơi trẻ em nguy hiểm.
    Tại hiện trường, chủ xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng hóa nói trên.
    Tin, ảnh: Kim Cương
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120113040426451CA32/15-nhan-vat-co-suc-manh-lam-thay-doi-trung-quoc-2.chn

    15 nhân vật có sức mạnh làm thay đổi Trung Quốc (2)










    [​IMG]
    Những nhân vật này đã mang đến bước tiến mới cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Wu Jinglian

    Nghiên cứu viên tại Hội đồng nghiên cứu phát triển Trung Quốc (DRC).

    Tuổi: 83

    Là một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Trung Quốc, ông Wu Jinglian giành được nhiều giải thưởng, trong đó bao gồm giải thưởng khoa học "Sun Yefang Economic Science Award" và nhiều giải thưởng danh giá khác. Ông đã chỉ trích thị trường chứng khoán Trung Quốc, coi thị trường thậm chí còn không bằng một sòng bạc được quản lý tốt. Ông đề xuất một số nguyên tắc thị trường mới để bảo vệ cho nhà đầu tư cá nhân.

    Dù đã ở tuổi 80, ông Wu vẫn tích cực đưa ra nhiều chính sách phát triển khu vực nông thôn Trung Quốc. Ông còn lập ra một quỹ đè cung cấp các khoản vay cho người nông dân tại các khu vực khó khăn.

    Neil Shen

    Giám đốc điều hành kiêm CEO của Sequoia Capital China

    Tuổi: 42

    Trong chương trình trao giải nhân vật của năm do Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV) tổ chức, người ta đã nhắc đến ông Neil Shen như một người đàn ông có khả năng đặc biệt. Ông Shen đã thành công trong việc đưa một số công ty Trung Quốc IPO thành công tại thị trường Mỹ. Ông Shen học tại đại học Yale – Mỹ và làm việc tại nhiều ngân hàng quốc tế như Citigroup sau khi tốt nghiệp.

    Năm 199, ông quen với ông Liang Jianzhang tại Mỹ qua một người bạn tại Trung Quốc và hai người cùng lập ra trang web du lịch trực tuyến Ctrip. Ông là đồng sáng lập Home Inns cũng như là nhà đầu tư cá nhân lớn nhất vào Focus Media và E-House China. Ngay cả trong thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu, ông vẫn rất lạc quan về giới doanh nhân Trung Quốc, đầu tư vào nhiều công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt.

    Ma Huateng

    CEO của Tencent

    Tuổi: 40

    Tencent, công ty mà ông Ma Huateng đã sáng lập vào năm 1998, có cộng đồng mạng lớn nhất tại Trung Quốc. Công cụ gửi tin nhắn tức thời của công ty đã thay đổi cách mà người Trung Quốc giao tiếp với nhau. Hiện nay, doanh thu hàng năm của Tencent đạt 19,6 tỷ nhân dân tệ tương đương 3,1 tỷ USD. Ông Ma tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu & phát triển. Điều này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm mà còn là hình thức khuyến khích quan trọng đối với các kỹ sư.

    Những người chỉ trích Tencent đã phàn nàn về tầm ảnh hưởng của công ty với những tin nhắn mà người dùng gửi đi. Đáp lại, ông Ma mở ra hệ thống mới và tuyên bố Tencent đã tạo ra cộng đồng mở quy mô lớn nhất. Ông Ma được Fortune chọn làm doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc trong liên tiếp 7 năm, từ năm 2005 đến năm 2011.

    Wang Jianzhou

    Chủ tịch của China Mobile

    Tuổi: 64

    Từ China Mobile cho đến China Unicom, ông Wang Jianzhou luôn là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành viễn thông Trung Quốc. năm 2011, ông được trao giải chủ tịch xuất sắc trong GSMA Mobile World Congress tại Barcelona. Giải thưởng được sáng lập vào năm 1995 và là giải thưởng danh giá nhất mà GSMA dành cho một cá nhân có đóng góp xuất sắc nhất cho sự phát triển của ngành viễn thông di động toàn cầu.

    Ông đã hoàn thành chương trình tiến sỹ cao cấp, thế nhưng trong vai trò người đứng đầu công ty di động lớn có niêm yết cổ phiếu tại 3 châu lục, ông thường có các cuộc đối thoại với nhà đầu tư và chuyên gia phân tích trên khắp thế giới. Ông thích đọc các sách về quản lý và từng khuyên người đọc về hai quyền sách “Built to Last” Và “Good to Great” của Jim Collins. Mục tiêu doanh nghiệp của ông không đơn thuần ở việc kiếm lợi nhuận mà còn phải trở thành một công ty có quy mô toàn cầu. Trong bài phỏng vấn với Fortune China gần đay, ông nói đến tầm quan trọng của quyền lực mềm, xét đến một công ty cũng như một đất nước.

    Liu Yonghao

    Chủ tịch tập đoàn New Hope

    Tuổi: 60

    Ông Liu Yonghao là doanh nhân Trung Quốc nổi tiếng nhất thập niên 1990. Ông khởi đầu với công việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi, sau 20 năm kinh doanh rất thành công trong nghề, ông mua cổ phần tại ngân hàng Minsheng Bank và đầu tư vào nhiều ngành khác nhau, từ bất động sản cho đến hóa chất. Tuy nhiên ông Liu Yonghao vẫn tiếp tục coi nông nghiệp như ngành mũi nhọn cho Trung Quốc.

    Với New Hope, ông Liu và đội ngũ làm việc của mình đã tiến hành thử nghiệm đầu tiên trong lịch sử ngành nông nghiệp Trung Quốc – phát triển từ mô hình làm nông nghiệp quy mô nhỏ sang mô hình quy mô lớn với sự hỗ trợ và đầu tư của các hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp. Theo mô hình phát triển của New Hope, ngành nông nghiệp được hỗ trợ quan trọng nhờ ngành mang lại lợi nhuận cao như ngân hàng, bảo hiểm.

    Những năm gần đây, New Hope vẫn phát triển mạnh bất chấp kinh tế toàn cầu khó khăn và tiến hành một số vụ thâu tóm quan trọng, hình thành nên một tập đoàn nông nghiệp có tầm ảnh hưởng toàn ngành và có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Fortune Trung Quốc gần đây công bố nỗ lực của công ty đã giúp mang lại năng suất 800 triệu con gia cầm và 8,5 triệu con lợn, liên quan đến khoảng 40.000 hộ làm nông nghiệp và hơn 100 nghìn nông dân.

    Zhang Jindong

    Chủ tịch tập đoàn Suning

    Sau 15 năm cạnh tranh không ngừng giữa các công ty địa phương và nước ngoài, một nhóm doanh nhân chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị nhà ở đại diện bởi Zhang Jindong đã chiến thắng. Tập đoàn Suning của ông Zhang đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị trong gia đình.

    Trong 10 năm tới, ông Zhang sẽ tiếp tục đưa Suning phát triển theo định hướng công nghệ và thông minh hơn bằng cách tạo ra nền tảng công nghệ tốt. Suning đang hy vọng sẽ trở thành Wal-Mart của Trung Quốc.

    Henry Chow

    Cựu chủ tịch kiêm CEO của IBM tại Trung Quốc đại lục

    Tuổi: 65

    Ông Henry Chow, người đặt nền móng cho IBM Trung Quốc trong 40 năm sự nghiệp tại đây, không còn nghi ngờ gì nữa, là một đại diện xứng đáng cho thời của ông. IBM đã chứng kiến nhiều thay đổi của Trung Quốc trong khoảng thời gian trên, ông Chow đã giúp thiết lập trung tâm dịch vụ toàn cầu và đổi mới của IBM, lập ra trung tâm đào đạo nhân lực và biến Trung Quốc thành thị trường chiến lược cho IBM.

    Ông Chow đóng vai trò quan trọng trong việc bán bộ phận máy tính cá nhân của IBM cho tập đoàn Lenovo của Trung Quốc. Nhờ sự lãnh đạo của ông, IBM của Trung Quốc đại lục không chỉ là nguồn doanh thu chính cho IBM mà còn đóng vai trò quan trọng trong công nghệ, nhân lực và dịch vụ.

    Zong Qinghou

    Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Hangzhou Wahaha Group

    Tuổi: 66

    Ông Zong Qinghou đã chứng kiến Trung Quốc cải cách và mở cửa và ông nhìn thấy cơ hội để thách thức Coca-Cola và Pepsi. Ông Zong đã sáng lập ra tập đoàn Wahaha, nay tập đoàn đã trở thành một đế chế kinh doanh đồ uống với tổng doanh thu hàng năm khoảng hơn 50 tỷ nhân dân tệ tương đương 7,9 tỷ USD. Câu chuyện ông sáng lập và đưa Wahaha đến thành công đã trở thành bài học với không ít người trong giới kinh doanh.

    2 năm qua, Wahaha mở rộng từ kinh doanh đồ uống và sản phẩm sữa sang kinh doanh hàng hóa nguyên liệu thô và bán lẻ, tập đoàn đặt mục tiêu lọt vào danh sách của Fortune 500 trong 5 năm tới.

    Ngọc Diệp
    Theo TTVN
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://land.cafef.vn/20120113044624...-doi-chat-ve-vu-cuong-che-dat-o-hai-phong.chn

    GS Đặng Hùng Võ: "Tôi sẵn sàng đối chất về vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng"










    [​IMG]
    Ngay sau khi UBND huyện Tiên Lãng khẳng định quyết định thu hồi đất của ông Vươn đúng luật, ngày 13/1 GS Đặng Hùng Võ cho biết sẵn sàng đối chất với địa phương để làm rõ sai phạm.
    Chiều 12/1, một tuần sau vụ nổ súng bắn trọng thương 6 cảnh sát, bộ đội tham gia cưỡng chế đầm tôm ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền tái khẳng định việc giao và thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đúng quy định, chiểu theo Luật đất đai năm 1987. Theo ông Hiền thời điểm giao đất cho người dân (4/10/1993) là trước ngày Luật đất đai 1993 có hiệu lực (15/10/1993).
    Dù các phóng viên liên tiếp đề nghị UBND huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng lý giải tại sao giao đất bổ sung cho người dân năm 1997, thời hạn vẫn chỉ là 14 năm, tính từ năm 1993, nhưng các lãnh đạo huyện và thành phố có mặt tại buổi họp không ai lên tiếng.
    [​IMG]Sau vụ cưỡng chế, nhà ông Đoàn Văn Vươn đã bị phá sập. Ảnh: Nguyễn Hưng.Sáng 13/1, trao đổi với PV, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ cho biết, Luật đất đai năm 1993 là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước vào thời điểm đó. Luật này quy định thời hạn giao đất là 20 năm, còn Luật đất đai 1987 không quy định thời hạn này.
    Vì vậy, theo ông Võ, nếu UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho người dân 10 ngày trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực thì sau đó cần phải điều chỉnh thời hạn giao đất lên 20 năm như luật định. Còn việc giao đất năm 1997 và đến năm 2007 quyết định thu hồi là sai. “Huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng không trả lời về việc này có nghĩa là họ đã sai”, ông Võ nhấn mạnh.
    Cũng theo nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường, cái sai nữa của UBND huyện Tiên Lãng là hành vi thu hồi do hết hạn nhưng lại không căn cứ vào khoản 10, điều 38 Luật đất đai. Bởi khi hết hạn giao đất nhưng người dân khai thác có hiệu quả và Nhà nước không có dự án cần thu hồi thì người dân đương nhiên tiếp tục được kéo dài thời gian giao đất.
    “Chắc chắn là UBND Hải Phòng và Bộ Tài nguyên Môi trường phải đưa ra ý kiến. Nhiệm vụ của Bộ là quản lý nhà nước về đất đai nên chuyện tày đình thế này thì Bộ đương nhiên phải vào cuộc chứ không thể đứng ngoài”, GS Đặng Hùng Võ nói thêm.
    Trước việc UBND huyện Tiên Lãng luôn khẳng định việc giao và thu hồi đất là đúng, GS Đặng Hùng Võ cho biết: “Tôi sẵn sàng đối chất với huyện Tiên Lãng. Chuyện này quá đơn giản, nhưng trước hết UBND Hải Phòng phải có ý kiến đã. UBND huyện Tiên Lãng đã sai về thời hạn thì sẽ kéo theo những cái sai khác”.
    Hiện Bộ Tài nguyên Môi trường đã yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường Hải Phòng báo cáo ngay về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
    Trước đó, ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu ******* huyện Tiên Lãng.
    Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được toại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
    Trả lời Pháp luật TP HCM, ông Phạm Văn Tỉnh, Phó chánh thanh tra Tổng cục quản lý đất đai cho biết, chính quyền thu hồi đất mà không bồi thường, hỗ trợ cho ông Vươn là chưa hợp lý. Theo luật, đất được giao mà thu hồi trước thời hạn thì người sử dụng đất được bồi thường đối với đất và tài sản trên đất trên cơ sở tính giá trị còn lại. Nếu thu hồi đất này đúng thời hạn thì không được bồi thường về đất nhưng được hỗ trợ với công trình trên đất như nhà trông coi nơi nuôi trồng thủy sản, cống dẫn nước, bờ bao…
    Theo ông Tỉnh, cần giao lại đất cho hộ gia đình ông Vươn và đảm bảo đúng theo hạn mức do pháp luật quy định. Số diện tích còn lại, địa phương cho gia đình ông Vươn thuê hết hoặc chỉ cho thuê một phần. Nếu chỉ cho thuê một phần thì phần còn lại địa phương thu hồi rồi có thể đưa ra đấu thầu. Phần đưa ra đấu thầu, gia đình ông Vươn cũng được tham gia đấu thầu bình đẳng như những hộ dân khác trong khu vực. ​
    Theo Tiến Dũng
    Vnexpress

  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://biz.cafef.vn/201201130501274...ai-cong-ty-vn-va-dich-nham-cua-nguoi-nhat.chn

    Làn sóng mua lại công ty VN và đích nhắm của người Nhật










    Làn sóng các NĐT Nhật mua cổ phần các DN Việt đang rộ lên: 25% cổ phần của Nutifood, 48% của Giấy Sài Gòn, 57% của CTCP Thực phẩm Quốc tế, hay 95% của Diana lần lượt được bán cho các đối tác người Nhật...
    [​IMG]


    Danh sách các thương vụ như vậy còn dài. Xin được giới thiệu nội dung cuộc trò chuyện với ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam, về xu hướng này.

    Thưa ông, vì sao các nhà đầu tư Nhật lại thực hiện các thương vụ M&A, mua cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế chưa hồi phục?
    - Các nhà đầu tư Nhật phải đối diện với khó khăn rất lớn trong việc phát triển thị trường nội địa vốn từ lâu đã luôn trong trạng thái bão hòa, do đó việc họ bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn và tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu.
    Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang rất cần nguồn vốn nhưng việc tiếp cận nguồn vốn trong nước hiện tại lại rất hạn chế. Các doanh nghiệp Nhật đánh giá khó khăn chỉ là tạm thời, môi trường đầu tư, sự ổn định chính trị và tiềm năng to lớn của thị trường vẫn là chủ đạo.
    Ở lĩnh vực nào, trong năm 2012, và những năm tới sẽ là đích nhắm của các nhà đầu tư Nhật, theo ông?
    - Theo quan sát của tôi đó vẫn sẽ là lĩnh vực hàng tiêu dùng, phân phối, logistics, chăm sóc sức khỏe. Tóm lại là tất cả những ngành nghề khai thác được thị trường và dân số gần 90 triệu dân của Việt Nam.
    Bên cạnh đó các ngành nghề có hàm lượng kỹ thuật vừa phải nhưng thâm dụng sức lao động cũng được để mắt khi giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể tối ưu hóa chi phí sản xuất và xuất khẩu ngược về chính quốc. Cuối cùng là các ngành nghề sản xuất tận dụng các nguyên vật liệu địa phương như việc các nhà đầu tư Nhật đang quan tâm đến lĩnh vực thủy sản.
    Theo ông, việc các nhà đầu tư Nhật, thay vì đầu tư vào các dự án, lại chọn cách mua lại một phần doanh nghiệp Việt Nam, nhằm mục đích gì?
    - Các nhà đầu tư Nhật chọn cách mua lại một phần doanh nghiệp Việt Nam là cách tối ưu giúp giảm chi phí và thời gian để có thể khai thác thị trường mới nổi với gần 90 triệu dân của Việt Nam. Thay vì tự thiết lập thị trường, họ đã khôn ngoan chọn cách bắt tay với đối tác Việt Nam. Con đường ngắn nhất, mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả nhất để công ty nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam chính là hoạt động M&A.
    Điều này tác động như thế nào đến các doanh nghiệp trong nước?
    - Lợi ích kèm theo khó khăn do có thêm đối tác nước ngoài tham gia vào quản trị doanh nghiệp luôn hiện hữu, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật vốn nổi tiếng khó tính. Họ đặt nặng vào độ tin cậy, cởi mở của các cổ đông và đòi hỏi rất cao về tính minh bạch của công ty.
    Tôi cho rằng hiện nay các DN Việt Nam đã bắt đầu nhận thức lại việc tìm kiếm đối tác nước ngoài. Họ phải nghĩ tới hướng hợp tác lâu dài để cùng khai thác thị trường, mỗi bên có thể tận dụng ưu thế của mình. Chẳng hạn đối tác nội địa sẽ tìm thấy lợi ích cộng hưởng từ sự hợp tác do thông thạo thị trường trong nước khi nước ngoài có thế mạnh về tài chính, công nghệ và kỹ năng quản lý.
    Một số thương vụ mua bán được các bên tuyên bố là mua với “mức giá cao hơn thị trường”. Phải chăng người Nhật sẵn sàng mua đắt?
    - Vấn đề đắt rẻ thực sự không nên đặt ra ở đây. Khi nhà đầu tư chiến lược muốn mua số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp để được tham gia quản trị doanh nghiệp đó thì họ sẵn sàng trả giá Premium – giá cao nhất - là việc hết sức bình thường.
    Một số doanh nghiệp cho rằng việc bán lại cổ phần là “đi tìm đối tác chiến lược”, còn dư luận lại nói là họ đang bị buộc phải bán công ty vì khó khăn?
    - Theo tôi cần phải phân biệt rõ ràng hai khái niệm “đi tìm đối tác chiến lược” hay “bán lại”. “Đi tìm đối tác chiến lược” là các cổ đông hiện hữu đồng ý đi tìm cổ đông mới có các thế mạnh nhất định để cùng họ phát triển doanh nhgiệp theo những chiến lược đã định trước nhưng cổ đông hiện hữu vẫn nắm tỷ lệ cổ phần lớn.
    Đối với trường hợp “bán lại” thì các cổ đông chiến lược chấp nhận nhượng đa số cổ phiếu hiện hữu và trở thành cổ đông chiếm số ít cổ phần trong công ty. Tuy nhiên không loại trừ việc sau khi tìm được đối tác chiến lược các cổ đông hiện hữu lại đồng ý để các nhà đầu tư mới sở hữu đa số cổ phần trong công ty.
    Vậy theo ông doanh nghiệp trong nước có cần phải làm gì?
    - Các nhà đầu tư mới vào Việt Nam thường rất thận trọng, thường họ sẽ đi từ bước đầu tiên là trở thành nhà đầu tư chiến lược để có điều kiện hiểu kỹ và thâm nhập thị trường. Họ sẽ mua tiếp cổ phần trong doanh nghiệp khi điều kiện cho phép.
    Do vậy cần xem xét cụ thể tỷ lệ của nhà đầu tư mới tham gia vào doanh nghiệp ở mức nào và quyền hạn của họ đối với chiến lược phát triển, các vấn đề quản trị trong doanh nghiệp ra sao thì mới đánh giá được có thực sự doanh nghiệp đang tìm đối tác chiến lược hay không.
    Ông nhìn thấy gì đằng sau làn sóng người Nhật đến và mua công ty ở Việt Nam hiện nay?
    - Theo tôi xu hướng này không thể cưỡng lại được, đặc biệt khi Việt Nam chính thức phải dỡ bỏ mọi rào cản thương mại theo cam kết WTO. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vào tự kinh doanh trực tiếp tại thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng buộc phải thay đổi tư duy, chuyển cách tiếp cận đối tác chiến lược.
    Tuy nhiên nếu có sự chuẩn bị tốt thì đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thực sự hoàn thiện mình theo các chuẩn mực kinh doanh quốc tế.
    Xin cảm ơn ông!

    Tháng 11 năm ngoái, Kim Eng đã tư vấn thành công cho thương vụ Công ty Tama Global Investment Pte mua lại 20% cổ phần của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec (Cotecland). Mặc dù là tập đoàn hàng đầu tại Nhật Bản chuyên về xây dựng nhà ở với 210 chi nhánh và doanh thu 1,8 tỉ đô la/năm nhưng trong bối cảnh thị trường nhà đất tại Nhật đã bão hòa, Tama Home đã buộc phải hướng sự quan tâm nhiều hơn ra thị trường khu vực. Sau khảo sát, họ đánh giá rất cao tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản của Việt Nam, đặc biệt Việt Nam lại là điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng và làm việc được rất nhiều người Nhật yêu thích.



    Theo TBKTSG
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    ASEAN, Trung Quốc họp về Biển Đông

    Hội nghị Quan chức Cấp cao ASEAN và Trung Quốc hôm nay khai mạc tại Bắc Kinh, với nội dung chính bàn về việc thực thi Tuyên bố về Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (DOC).
    > ASEAN, Trung Quốc sắp bàn Quy tắc Ứng xử Biển Đông


    [​IMG]Khu cảng làng Đá Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ảnh: Nghiencuubiendong
    "Các quan chức cấp cao sẽ xem xét tiến độ thực thi DOC, đồng thời tập trung vào việc thúc đẩy sự hợp tác thực tế trong khuôn khổ của DOC", China Daily dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua.
    Theo lời ông Lưu, những tiến triển trong việc thực thi DOC đã đạt được trong năm ngoái. Người phát ngôn này cũng nhắc lại rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc hồi tháng 7/2011 đã thống nhất về các quy tắc hướng dẫn việc thực thi DOC, mở đường cho việc thực thi tốt hơn tuyên bố này.
    Năm nay là tròn 10 năm kể từ khi ASEAN và Trung Quốc ký kết DOC (tháng 11/2012), một bộ quy tắc ứng xử cho tất cả các bên liên quan tới các vấn đề ngoại giao trên Biển Đông.
    "Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này để có những nỗ lực chung cùng với các quốc gia ASEAN, nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, cũng như mang lại lợi ích cho người dân ở khu vực này", ông Lưu nói. Phát ngôn viên này cũng cho biết Trung Quốc đã thành lập quỹ hợp tác hàng hải Trung Quốc - ASEAN với số tiền lên tới 3 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 475 triệu USD) để hỗ trợ việc thực thi DOC.
    Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario gần đây kêu gọi việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, cũng như tìm kiếm một giải pháp có tính quyết định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).
    Đáp lại tuyên bố của ông Rosario, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay nước này và Philippines sẽ trao đổi quan điểm về vấn đề Biển Đông tại các cuộc đàm phán ngoại giao song phương lần thứ 17 diễn ra cuối tuần.
    Sau những căng thẳng từ các vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam hay va chạm với tàu của Philippines hồi giữa năm ngoái, tình hình Biển Đông diễn biến theo chiều hướng tích cực trong nửa cuối năm 2011. ASEAN và Trung Quốc thông qua được các quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC vào tháng 7/2011 ở Bali, Indonesia.
    Tháng 10/2011, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc, hai nước đã ký văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, gồm có 6 điểm, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng cấp chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thông tin.
    Nhật Nam
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/01/duong-luoi-bo-gay-phuc-tap-bien-dong/

    'Đường lưỡi bò' gây phức tạp Biển Đông

    Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam bình luận rằng đường lưỡi bò mà Trung Quốc nêu ra là nguyên nhân gây căng thẳng phức tạp Biển Đông, và việc Trung Quốc đòi các nước phải xin phép để được khai thác dầu khí ở Biển Đông là vô lý.

    Ngày 6/1/2012, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dị Tiên Lương trả lời trực tuyến mạng Tin tức Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông.
    Về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển - Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo VnExpress.
    [​IMG]Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Thanh Hưng
    - Trong bài phỏng vấn của mình, ông Dị Tiên Lương có nói: Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, Trung Quốc đã thu hồi quần đảo “Tây Sa” (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa của Việt Nam) và “Nam Sa” (cách Trung Quốc gọi Trường Sa của Việt Nam) từ tay quân Nhật. Vậy thưa ông, sự thật lịch sử là như thế nào?
    - Tại Hội nghị hòa bình San Francisco 1951 - một Hội nghị quốc tế quan trọng giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ II, đại diện của Chính phủ Việt Nam khi đó đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và không có nước nào tham dự Hội nghị phản đối, trong khi Dự thảo Nghị quyết do Liên Xô đưa ra nhằm trao hai quần đảo này cho Trung Quốc đã bị 48/51 phiếu chống. Điều đó cho thấy, đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã bị bác bỏ; còn chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được thừa nhận tại một hội nghị quốc tế quan trọng sau chiến tranh thế giới thứ II. Như vậy, ý kiến phát biểu nói trên của ông Dị Tiên Lương là hoàn toàn trái với thực tế lịch sử lúc bấy giờ.
    - Ông Dị Tiên Lương nói rằng: Tháng 12/1947, Bộ Nội chính Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Bản đồ vị trí các đảo ở Nam Hải”, vẽ “đường nét đứt” và đặt tên cho một số đảo đá, bãi v.v.... và chính thức công bố ra bên ngoài năm 1948 v.v... Đường nét đứt là để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển liên quan của Trung Quốc. Việc Trung Quốc đưa ra đường yêu sách theo đường đứt khúc 9 đoạn (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) năm 2009 trên Biển Đông đã gây ra rất nhiều phản ứng của các nước trong và ngoài khu vực và đã bị phê phán rất nhiều trong các cuộc hội thảo quốc tế. Xin ông cho biết ý kiến về việc này?
    - Cho tới trước năm 2009, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức đưa ra yêu sách này. “Đường lưỡi bò” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử, vì được vẽ ra một cách tùy tiện, không có toạ độ của các điểm cụ thể và không được quốc tế công nhận. Năm 2009, Trung Quốc lần đầu chính thức đưa yêu sách “đường lưỡi bò” ra Liên Hợp Quốc nhưng không có giải thích cụ thể. Ngay sau đó, Việt Nam, và tiếp đến là Indonesia, Philippines đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách phi lý đó của Trung Quốc. Tại các cuộc hội thảo quốc tế gần đây, rất nhiều học giả quốc tế như Pháp, Bỉ, Mỹ, Indonesia đã chỉ ra tính phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò”, đồng thời, nhiều học giả còn nhấn mạnh rằng, chính yêu sách “đường lưỡi bò” là nguyên nhân gây ra những căng thẳng, phức tạp trên Biển Đông. Cụ thể là:
    - Yêu sách “đường lưỡi bò” hoàn toàn đi ngược lại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia; vùng biển mà “đường lưỡi bò” bao trùm không thể là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc.
    - Cho tới nay, các văn bản pháp luật về biển của Trung Quốc đều không đề cập tới yêu sách “đường lưỡi bò”;
    - Thực tiễn các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia ngoài khu vực đều phủ nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc;
    - “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của năm nước là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei.
    - Ông Dị Tiên Lương khẳng định Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý đối với chủ quyền ở “Nam Sa” (Trường Sa). Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
    - Đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử chứng minh rằng Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17 khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ 19, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo như cử các đội Hoàng Sa ra quần đảo đo đạc, thể hiện trên bản đồ, dựng bia, lập miếu, quản lý và tổ chức đánh bắt hải sản tại quần đảo Hoàng Sa. Các văn bản pháp lý của Nhà nước phong kiến Việt Nam như Châu bản, Sắc chỉ hiện đang được lưu giữ tại các trung tâm lưu trữ của Việt Nam đã khẳng định rõ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trong thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20), Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục thực thi quyền quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; từ những năm 30 của Thế kỷ 20 Pháp quy thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào các tỉnh đất liền của Việt Nam và cho quân đồn trú ở hai quần đảo này; sau đó theo Hiệp định Geneva, Pháp đã chuyển giao hai quần đảo cho chính quyền Sài Gòn - Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Sau năm 1975, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý các đảo ở Trường Sa.
    Như vậy, việc thực thi chủ quyền lãnh thổ của các Nhà nước Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được tiến hành một cách thực sự, hoà bình và liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, năm 1956 Trung Quốc đã đưa quân đội chiếm các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa, năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; và năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đi ngược lại tinh thần Hiến Chương của Liên Hợp Quốc và đã bị nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng lên án.
    - Ông Dị Tiên Lương nói rằng năm 1958, Thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã gửi Công thư đến Thủ tướng Chu Ân Lai, công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa). Ông có thể cho biết ý kiến của mình về việc này?
    - Nội dung của Công thư ngày 14/9/1958 là hết sức rõ ràng: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ ghi nhận, tán thành và tôn trọng Quyết định của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hải phận 12 hải lý của đất nước Trung Quốc. Công thư không liên quan gì đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó nằm phía Nam Vĩ tuyến 17 và theo Hiệp định Geneva thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam - Chính phủ Việt Nam Cộng hoà.
    Việc cho rằng bản Công thư ngày 14/9/1958 là bằng chứng Chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xuyên tạc lịch sử. Việt Nam từ trước tới nay chưa hề có bất cứ một tuyên bố nào từ bỏ chủ quyền thiêng liêng của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Tháng 9 năm 1975, khi tiếp đoàn đại biểu ********************** sang thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói: “Giữa hai nước có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau này sẽ bàn bạc giải quyết”. Trong Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã nhắc lại nội dung này. Điều này cho thấy, theo quan điểm của phía Trung Quốc, giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc có tồn tại tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại các cuộc đàm phán về vấn đề trên biển giữa hai nước, kể cả tại các vòng đàm phán về Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển vừa qua, hai bên đều nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Tôi xin khẳng định lại một lần nữa rằng lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam là nhà nước đầu tiên và duy nhất đã thực hiện quyền làm chủ của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà bình, ổn định và liên tục. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng Luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002.
    - Ông có bình luận gì về việc ông Dị Tiên Lương nói rằng các hoạt động dầu khí của các nước ở “Nam Hải” (Biển Đông) mà không có sự đồng ý của Trung Quốc là hoạt động phi pháp?
    - Là quốc gia đã ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam đã và đang thực thi đầy đủ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các hải đảo, vùng biển và thềm lục địa của mình theo các quy định của Công ước. Cụ thể, Việt Nam đã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đảm bảo thi hành pháp luật trên các vùng biển và hải đảo; tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trong đó có các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Các hoạt động dầu khí đều được tiến hành trong vùng đặc quyền và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, không có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào.
    Chính Trung Quốc cũng là quốc gia đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 nên cần phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của Công ước này.
    Phát biểu nói trên của ông Dị Tiên Lương là hoàn toàn vô lý, xúc phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các quốc gia ven biển theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
    VnExpress
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/01/phan-ung-cua-viet-nam-ve-chien-luoc-quan-su-my/

    Phản ứng của Việt Nam về chiến lược quân sự Mỹ

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm qua trả lời câu hỏi liên quan tới chiến lược quân sự mới của Mỹ.
    > Phản ứng về chiến lược quân sự mới của Mỹ
    > Chiến lược quân sự Mỹ hướng tới châu Á
    > Chiến lược quân sự Mỹ có gì mới?


    [​IMG]Tàu sân bay USS Ronald Reegan của Mỹ vào cảng Hong Kong tháng 8/2011. Ảnh: Xinhua
    "Hòa bình, ổn định và phát triển là nguyện vọng chung của các nước trong khu vực. Việt Nam hoan nghênh các nỗ lực đóng góp vào việc tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương, và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước để phấn đấu vì các mục tiêu này", ông Nghị nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua.
    Phát biểu này nhằm trả lời cho câu hỏi của phóng viên nước ngoài về chiến lược quân sự mới của Mỹ, nhấn mạnh vào việc tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này tại châu Á- Thái Bình Dương, có góp phần làm tăng cường hòa bình và ổn định tại khu vực hay không.
    Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 5/11 thông báo chính sách quân sự mới của cường quốc này.
    "Chúng ta sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương", ông Obama nói tại Lầu Năm Góc. "Chúng ra sẽ tiếp tục đầu tư cho các đối tác và đồng minh quan trọng, trong đó có NATO, và đặc biệt thận trọng, nhất là ở khu vực Trung Đông".
    Trong năm 2011, Mỹ thể hiện sự chuyển hướng rõ rệt trong chính sách quân sự, khi Tổng thống Obama tuyên bố rút 33.000 quân khỏi Afghanistan cho tới hết mùa hè năm nay, đồng thời kết thúc cuộc chiến gần một thập kỷ ở Iraq. Mỹ đang dần chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm Australia cuối năm ngoái, ông Obama tuyên bố sẽ điều 2.500 lính thủy đánh bộ tới đồn trú.
    Chiến lược quân sự mới của Mỹ đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều. Truyền thông Trung Quốc đồng loạt bày tỏ sự quan ngại, trong khi giới chức nước này cho rằng Mỹ nhắm đến sự trỗi dậy của Trung Quốc là không có căn cứ, và khẳng định sự trỗi dậy của nước này là "cơ hội chứ không phải mối đe dọa" đối với Washington.
    Trong khi Trung Quốc quan ngại và đưa ra nhiều lời chỉ trích chiến lược quân sự mới của Mỹ thì các quốc gia khác bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Australia... lại lên tiếng hoan nghênh sự hiện diện nhiều hơn của Mỹ trong khu vực. Các nước này cho rằng chiến lược quân sự mới của Mỹ mang lại cho châu Á nhiều sự lựa chọn hơn.
    Cựu bộ trưởng quốc phòng kiêm đại sứ Australia tại Mỹ, Kim Christian Beazley nói: "Chúng tôi ủng hộ lập trường của Mỹ, đây không phải là một chiến lược có ý muốn gây sức ép mà là chiến lược phù hợp với thông lệ quốc tế". India Times đưa tin, trong chiến lược của Mỹ có nhắc đến "nỗ lực cùng Ấn Độ xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược", vì vậy Ấn Độ rất hoan nghênh.
    Phan Lê
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    vhttp://tuoitre.vn/The-gioi/473860/Binh-Nhuong-phong-3-ten-lua-ve-phia-Nhat-Ban.html

    Bình Nhưỡng phóng 3 tên lửa về phía Nhật Bản
    TTO - Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 13-1 cho biết CHDCND Triều Tiên đã phóng thử ba tên lửa tầm ngắn, một động thái nhằm khẳng định quân đội nước này vẫn ổn định sau khi chuyển giao quyền lực.

    [​IMG]CHDCND Triều Tiên thử ba quả tên lửa tầm ngắn về phía vùng biển giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên tuần này - Ảnh: Telegraph


    “Chúng tôi biết rằng CHDCND Triều Tiên thử ba tên lửa tầm ngắn tuần này”, CNN dẫn lời một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói.
    Trước đó, báo Sankei của Nhật Bản dẫn một số nguồn tin cấp cao trong Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết CHDCND Triều Tiên đã phóng ba quả tên lửa tầm ngắn hướng về biển Nhật Bản sáng 11-1.
    Các tên lửa được phóng trong một đợt diễn tập quân sự, được cho là gây ít quan ngại cho các nước trong khu vực hơn các loại tên lửa tầm xa.
    Nguồn tin Nhật Bản cho biết ba tên lửa trên có thể là loại tên lửa di động tầm ngắn KN02 với tầm bắn 120km được cải tạo từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn SS21 của Liên Xô cũ. Tuy nhiên chúng cũng có thể là loại tên lửa đất đối hạm KN06 mà Bình Nhưỡng đang phát triển với tầm bắn khoảng 110km cải tiến từ KNO2.
    Vụ thử nghiệm khiến các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản lo ngại Bình Nhưỡng sẽ có thêm những hành động khiêu khích.
    Bình Nhưỡng cũng đã phóng hai tên lửa ngay sau khi thông báo thông tin về cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong Il ngày 19 - 12 - 2011. Con trai út của cố chủ tịch, Kim Jong Un, đã được bổ nhiệm làm “lãnh tụ tối cao” của CHDCND Triều Tiên.
    TRẦN PHƯƠNG
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này