Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5449 người đang online, trong đó có 651 thành viên. 18:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 31098 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Cảm ơn bác có lời mời. Từ khi có pic về Biển Đông tôi luôn vào đọc các tin tức nóng hổi có tính thời sự rất cao. Nhưng tôi ít khi viết bài vì đầu óc bị chi phối nhiều thứ quá. Hiện giờ chủ đề này có 2 nữ là BL và PTKH nhiệt tình tham gia và đóng góp cho chủ đề những thông tin quý báu, tôi cũng cảm thấy quá kếm cỏi so với 2 bạn.

    Lại bàn về Sa Pa. Tôi tự nhớ lại những tối dạo chơi ở nhà thờ nơi đêm thứ bảy có chợ tình, thơ thẩn nhìn bóng người thấp thoáng buổi tối mù sương ven bờ hồ Sa Pa. Liên tưởng bạn là một trong hình dáng đó mà làm bài thơ này.
    Sa Pa phủ bóng sương mờ.
    Bóng nàng thấp thoáng xuyên mờ sương đêm.
    Nàng HOA nhẹ bước êm êm.
    Dáng nàng Nguyệt thẹn hoa ghen hỡi nàng.


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Bác CaoMinhHuy quá lời...
    Bằng Lăng đâu được như người trong thơ...
    Sa Pa phủ bóng sương mờ...
    Nàng thơ của bác, nàng hoa của người.....


    [};-
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bác Caominhhuy, bác làm thơ hay wá....^:)^[};-
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đề xuất tăng lương cho kỹ sư chế tạo vũ khí


    VTC
    (VTC News) – Dự kiến đề xuất tăng lương cho tất cả kỹ sư chế tạo vũ khí trong quân đội.

    Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng vừa cho VTC News biết, đơn vị này sẽ dự kiến đề xuất với Chính phủ tăng lương cho nhiều đối tượng quân nhân, trong đó có các kỹ sư chế tạo vũ khí.

    Hiện nay, khi ra trường, các kỹ sư chế tạo vũ khí hoặc làm trong các đơn vị bao cấp, hoặc làm ở các nhà máy, doanh nghiệp của quân đội có hạch toán kinh tế. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp quân đội, vì những lý do khách quan, mức lương của các kỹ sư này chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.

    Vì vậy, việc ổn định công tác, thu hút người giỏi vào quân đội mấy năm gần đây gặp nhiều khó khăn – theo đánh giá của nhiều lãnh đạo các trường quân sự.

    Do vậy, Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng đề xuất tăng lương cho các đối tượng này, tương đương với mức lương ở các đơn vị bao cấp. Trước đó, Bộ Quốc phòng cũng có đề xuất tăng lương với các quân nhân trong các đơn vị bao cấp của quân đội
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Toàn văn Thông điệp 2012 của Thủ tướng

    Tái cơ cấu phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo động lớn cho nền kinh tế, "rút dây" mà không "động rừng" - Thủ tướng nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm.

    Tư tưởng kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI là tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Tiền đề để thực hiện thành công nhiệm vụ này là triển khai hiệu quả ba đột phá chiến lược; trong đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vừa là một đột phá then chốt, có tác động trực tiếp đến quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, lại là nhiệm vụ không đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, nếu nhận thức đúng và quyết tâm cao có thể hoàn thành cơ bản trong một thời gian tương đối ngắn.


    Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, đã huy động được các nguồn lực cho phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

    Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ. Thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc. Thị trường tài chính phát triển không cân đối, thị trường trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán thiếu chiều sâu, chưa trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đang dồn gánh nặng lên thị trường tín dụng, làm cho thị trường này rất dễ bị tổn thương. Thị trường khoa học công nghệ chậm phát triển. Thị trường lao động tuy đã khá hoàn chỉnh nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp cùng với sự bất hợp lý về tiền lương giữa các khu vực đang là rào cản lớn cho việc chuyển dịch lao động đến những lĩnh vực thiết yếu trong quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Giá cả một số hàng hóa và dịch vụ chưa bù đắp được chi phí, chưa theo cơ chế thị trường, làm cản trở việc thu hút nguồn lực và công nghệ cao cho phát triển.

    Thể chế kinh tế thị trường là một chỉnh thể gồm nhiều loại thị trường vận động đồng bộ trong chỉnh thể đó. Một loại thị trường không phát triển đầy đủ sẽ kìm giữ sự vận động của các thị trường khác và làm cản trở sự vận động chung. Trong bối cảnh đó, rất dễ dẫn đến sự can thiệp hành chính vào các quá trình kinh tế. Sự can thiệp này có thể giải quyết những khó khăn trước mắt nhưng chi phí sẽ lớn hơn cơ hội tạo ra và làm sai lệch quá trình phát triển. Rốt cuộc, những vấn đề cơ bản vẫn không được giải quyết. Đây có thể là một nghịch lý trong sự vận động của tư duy mà những người làm công tác quản lý phải nhận thức được để có cách hành xử đúng đắn và nhất quán.

    Từ thực tiễn này, trong năm 2012, phải tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo quan điểm đã được Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định.

    Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, để đất nước có thể tăng tốc phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo điều kiện cho các nguồn lực dịch chuyển trong các ngành và đến các vùng của đất nước theo tín hiệu của thị trường quanh trục lợi nhuận bình quân, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế. Điều này sẽ kích thích các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng và sáng tạo công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới, tạo lập lợi thế cạnh tranh động để tìm kiếm lợi nhuận vượt trội so với các chủ thể kinh doanh khác, qua đó thúc đẩy sự chuyển dịch tương đối liên tục cơ cấu đầu tư, sản xuất, tạo ra một nền kinh tế có khả năng sáng tạo cao với nhiều sản phẩm mới, bảo đảm hiệu quả và sức cạnh của nền kinh tế. Đây chính là biện chứng của sự phát triển.

    Sửa Luật đất đai

    Phải từ những đặc điểm của thể chế kinh tế thị trường hiện đại để làm chuẩn mực cho quá trình hoàn thiện thể chế. Có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản sau đây:

    Thứ nhất, các loại thị trường phát triển đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, vận động cùng nhịp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tương tác trong một chỉnh thể thống nhất. Đây là điều kiện để thị trường vận hành thông suốt, các nguồn lực dịch chuyển thuận lợi, được phân bổ hợp lý, hiệu quả.
    Trong năm 2012 và cả những năm tiếp theo, phải tập trung sức sửa đổi Luật đất đai, tạo điều kiện hình thành loại thị trường này, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản; phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng thị trường bảo hiểm; phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cải cách tiền lương, tạo điều kiện cho thị trường lao động vận hành thông suốt. Kiên trì thực hiện lộ trình giá thị trường đối với những sản phẩm Nhà nước còn định giá...

    Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một trong những tiêu chí đo lường tính thị trường của nền kinh tế. Một thị trường cạnh tranh cao có tác dụng kiềm giữ giá tốt hơn sự kiểm soát giá của nhà nước. Điều quan trọng là cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, bảo đảm hiệu quả. Chính phủ sẽ chỉ đạo rà soát, đánh giá mức độ cạnh tranh trong từng ngành sản xuất, dịch vụ, loại bỏ sự phân biệt đối xử còn tồn tại trong thực tế giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, kiểm soát độc quyền tự nhiên; tăng cường năng lực của cơ quan bảo vệ tài sản trí tuệ và cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh.

    Ngăn sự tác động của nhóm lợi ích

    Thứ ba, thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình về các chính sách quản lý, các đề án phát triển cũng như trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Thể chế kinh tế thị trường cùng với tác động của quá trình mở cửa, hội nhập gắn liền với việc hình thành cấu trúc đa sở hữu và cơ cấu đa chủ thể kinh tế dẫn đến sự hình thành các “nhóm lợi ích”. Về khách quan, các “nhóm lợi ích” này có thể tác động đến quá trình ra quyết định. Công khai minh bạch không những tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận thông tin, mà quan trọng hơn, thực hiện công khai minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện cho người dân giám sát các quyết định của các cơ quan quản lý, là biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyết định, bảo đảm cho các quyết định theo chuẩn “giá trị chung”, vì lợi ích của đất nước. Công khai minh bạch cũng hạn chế đầu cơ, giảm chi phí kinh doanh và tăng hiệu quả của thị trường.

    Trong những năm qua, nhờ thực hiện Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như hoạt động chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, chúng ta đã đạt được những tiến bộ rất lớn về thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước. Tuy vậy, kết quả này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

    Từ quan điểm chính trị chủ đạo là Đảng và Nhà nước ta phải bảo đảm quyền của người dân trong tiếp cận thông tin và phản biện xã hội, Chính phủ sẽ nghiên cứu hoàn thiện các quy định về công khai thông tin và quyền tiếp cận thông tin, đồng thời tăng cường đối thoại chính sách, các đề án phát triển giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các chuyên gia độc lập và người dân, không chỉ ở công đoạn “hậu kiểm” như đang làm hiện nay mà quan trọng hơn là ở công đoạn “tiền kiểm”, trước khi các quyết định được ban hành. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào những nội dung thuộc chính sách phát triển và tác động của nó đến các tầng lớp dân cư.

    Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi phải định vị lại mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Theo đó, Nhà nước chuyển từ việc can thiệp trực tiếp vào các quá trình kinh tế sang thực hiện chức năng kiến tạo phát triển: bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh; tạo cơ chế phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công.

    Một thách thức đặt ra cho quản lý của Nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa là mỗi biến động trên thị trường thế giới tác động rất nhanh, rất mạnh đến thị trường trong nước. Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước phải nâng cao năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách nhằm hạn chế những tác động xấu đến nền kinh tế. Kinh tế thi trường và toàn cầu hóa cũng làm cho một bộ phận dân cư dễ bị tổn thương, làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo. Nhà nước cần có các chính sách đúng đắn, sử dụng những công cụ điều tiết nhằm khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Cần khẳng định rằng thị trường hoạt động theo quy luật của nó, trước hết là quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận. Sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chức năng của Nhà nước. Một mặt, Nhà nước cần phát huy “sức mạnh tự điều chỉnh” của thị trường, mặt khác phải “hóa giải” được tác động tiêu cực của thị trường, bảo đảm định hướng của sự phát triển. Từ đó, vai trò của Nhà nước không hề giảm đi mà phải được tăng cường trên những nội dung mới, theo những phương thức tác động mới.

    Phải từ những quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra mà hoàn thiện bộ máy nhà nước các cấp cả về chức năng, cơ cấu tổ chức, các quy định về phân cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.

    Thứ năm, một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể. Phải không ngừng hoàn thiện các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát triển các trung tâm bảo vệ người tiêu dùng. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá lưu thông trên thị trường nội địa; bổ sung các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật bảo vệ người tiêu dùng để đưa pháp luật vào cuộc sống; tạo lập các cơ sở pháp lý để khuyến khích phát triển các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ người tiêu dùng.

    Một thể chế kinh tế thị trường hiện đại với những đặc điểm nêu trên sẽ tạo điều kiện để đất nước tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong một thế giới đang toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt.

    II

    Khi nói các đột phá chiến lược là tiền đề của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hoàn toàn không có nghĩa là phải đợi thực hiện xong các đột phá mới thực hiện tiến trình này. Các tiền đề đã hình thành và sẽ được hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển. Tái cơ cấu là công việc diễn ra tương đối liên tục dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia cũng như trong từng doanh nghiệp. Chính trên quan điểm đó và từ tầm nhìn của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI đã đặt yêu cầu thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngay trong thời kỳ kế hoạch 2011 - 2015.

    Mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ theo yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để có thể tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Theo mục tiêu này, quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ được thực hiện đồng bộ trên các nội dung sau:

    Cải thiện đời sống nông dân

    Một là, tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong công nghiệp là chuyển từ một ngành công nghiệp gia công lắp ráp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng thấp, sang phát triển các ngành chế tạo và chế biến có giá trị gia tăng cao, tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và một số sản phẩm công nghệ cao mà nước ta có tiềm năng và lợi thế.

    Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành là “mạch máu” của nền kinh tế như các dịch vụ tài chính, nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm phòng tránh rủi ro và an toàn hệ thống. Phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đổi mới cơ chế nhằm khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công.

    Trong nông nghiệp là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nông dân. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn. Đưa công nghiệp và khoa học công nghệ tác động vào nông nghiệp trên tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến phân phối. Gắn việc áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất, phát triển các mô hình sản xuất lớn, từng bước hình thành các tổ hợp nông công nghiệp công nghệ cao; gắn kết các công đoạn của quá trình tái sản xuất trong một chuỗi giá trị bảo đảm phân phối hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi gia trị đó. Đây là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững.

    Hai là, tái cơ cấu doanh nghiệp. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế được mở đường từ các chính sách vĩ mô nhưng lại phải được thực hiện trong từng doanh nghiệp. Tái cơ cấu doanh nghiệp là cơ sở tạo nên diện mạo mới của nền kinh tế. Để tái cơ cấu doanh nghiệp, phải ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý, phải đổi mới mô hình tổ chức và phương pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp với sự thay đổi công nghệ sản xuất và sự phát triển của thị trường nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

    Tái cơ cấu: 'Rút dây' mà không 'động rừng'


    Ba là, điều chỉnh chiến lược thị trường. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp tăng khả năng tận dụng lợi thế do quy mô các dự án đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, nhất là những nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta. Điều đó cũng dễ dẫn đến những bất định nhiều khi vượt khỏi khả năng dự báo. Vì vậy, phải đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, hạn chế sự lệ thuộc vào một số ít thị trường, đồng thời phải hết sức coi trọng thị trường nội địa, nhất là địa bàn nông thôn. Đối với thị trường xuất khẩu, điều quan trọng không chỉ là tăng xuất khẩu vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà là xâm nhập vào chuỗi giá trị trong bối cảnh mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng phát triển. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải hình thành chuỗi cung ngay trên thị trường trong nước. Đây là con đường để phát triển thương mại bền vững.

    Gắn kết và thực hiện đồng thời với tái cơ cấu các lĩnh vực nêu trên là tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo một quy hoạch và một hệ thống phân cấp được rà soát chặt chẽ theo tầm nhìn dài hạn và tư duy liên vùng. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, tập trung cho các công trình thiết yếu, sớm đưa vào khai thác, tạo điều kiện cho các yếu tố sản xuất dịch chuyển thuận lợi đến những vùng có tiềm năng phát triển, góp phần giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội; hoàn thiện cơ chế khuyến khích để thu hút mạnh đầu tư của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài, phát triển các phương thức đầu tư, đặc biệt là phương thức hợp tác công - tư (PPP), nâng cao hiệu quả đầu tư.

    Các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế phải được thực hiện trong suốt quá trình công nghiệp hóa nhưng phải được bắt đầu ở những lĩnh vực cấp bách nhất, đó là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Sự lựa chọn này là rất đúng đắn và cần thiết vì đây là những lĩnh vực hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra và tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tái cơ cấu các lĩnh vực này còn có tác động thúc đẩy quá trình tái cơ cấu theo các nội dung toàn diện nêu trên. Chính phủ đang chỉ đạo sát sao việc xây dựng đề án tái cơ cấu trong từng lĩnh vực để triển khai mạnh mẽ theo những quy trình chặt chẽ cho từng bước với những mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi bước, xác định rõ các tiêu chí đo lường và đánh giá kết quả. Yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sự đồng bộ khi thực hiện tái cơ cấu các lĩnh vực nói trên do mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng, đồng thời tăng cường công tác giám sát việc thực hiện ở mỗi bộ, ngành, địa phương và từng doanh nghiệp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo động lớn cho nền kinh tế, “rút dây” mà không “động rừng”.

    Tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Ngược lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nội dung cơ bản của tái cơ cấu doanh nghiệp, là điều kiện để tăng hiệu suất sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, có tác động mạnh mẽ đến tái cơ cấu đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính, góp phần giảm thiểu chi phí của quá trình tái cơ cấu. Phải chuyển mạnh từ tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và nguồn nhân lực chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng dựa vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp quản trị hiện đại; nâng cao mức đóng góp của các yếu tố tổng năng suất vào tăng trưởng. Phát triển mạnh công nghiệp chế tạo, chế biến, nhất là các ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, giảm tỷ trọng của công nghiệp gia công trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

    Chuyển đổi mô hình tăng trưởng vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài, gắn với phát triển nguồn nhân lực và quá trình đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012, cùng với việc sớm phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp; quy định tiêu chuẩn công nghệ trong Luật Đầu tư công và các dự án đấu thầu; khuyến khích mạnh các dự án áp dụng công nghệ mới và các dự án có lập trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ; tăng cường hợp tác công - tư trong việc hình các quỹ đầu tư mạo hiểm về khoa học công nghệ… Xây dựng văn bản pháp lý cao hơn để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

    Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012 phải tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 của Chính phủ, tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề và khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, thậm chí có nguy cơ rơi vào vòng suy thoái mới, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò mở đường, tạo cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện nhưng kết quả phải được phản ánh trên từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải là chủ thể, có vai trò quyết định.

    Chúng ta có thuận lợi cơ bản là đã tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong cả hệ thống chính trị, có sự quyết tâm cao trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Phải chuyển nhận thức, quyết tâm thành hành động và hành động quyết liệt để vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới - Quỹ đạo phát triển bền vững.

    Thủ tướng ***************
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển Đông tuần qua (từ 26/12-01/01)

    Thứ hai, 02 Tháng 1 2012 00:00
    Trung Quốc xác nhận tàu sân bay “đang chạy thử”; Sách mới do Nhà xuất bản thế giới ấn hành "Biển Đông: Hướng tới một Khu vực Hòa bình, An ninh và Hợp tác"; Nga giao thêm 4 chiến đấu cơ Sukhoi SU-30 cho Việt Nam; Philippines đưa tàu chiến lớn nhất ra Biển Đông, là những sự kiện chính liên quan đến Biển Đông trong tuần qua.

    I. Động thái của các quốc gia
    + Trung Quốc:
    Trung Quốc xác nhận tàu sân bay “đang chạy thử”. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun ngày 28/12 khẳng định tàu sân bay của nước này đang tiến hành hoạt động thử nghiệm khoa học. Ông Yang cho biết việc nghiên cứu, thử nghiệm sẽ là quá trình lâu dài và việc thử nghiệm khoa học, chạy thử trên biển sẽ còn được tiến hành trong tương lai.
    Một số ý kiến của chuyên gia, học giả Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Dương Thư (Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Á, Đại học Lam Châu): Đối với vấn đề Biển Đông, người Trung Quốc thường coi quy thuộc lịch sử là quy thuộc pháp lý. Trung Quốc là nước lớn lục địa, ý thức đối với lãnh thổ biển còn thiếu. Khiếm khuyết trong tư tưởng truyền thống đã tạo ra cục diện bị động của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông hiện nay. Vương Nghĩa Quỳ (Viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế, Đại học Đồng Tế): Từ xưa đến nay Trung Quốc luôn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng nông dân, nhưng đối với vấn đề Biển Đông cần phải xử lý theo tư duy văn minh. Trương Đà Sinh (Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược quốc tế Trung Quốc) Cho dù thế nào cũng phải kiên trì 5 nguyên tắc sau: (i) Trung Quốc có quyền lãnh thổ không thể tranh cãi đối với Biển Đông; (ii) đối thoại hòa bình, không sử dụng vũ lực giải quyết các vấn đề cụ thể do tranh chấp Biển Đông gây ra; (iii) trong quá trình lâu dài giải quyết vấn đề, phải luôn giữ kiềm chế, ngăn ngừa tình hình diễn biến phức tạp thêm; (iv) thực hiện “gác tranh chấp, cùng khai thác”; (v) kiên quyết phản đối thế lực bên ngoài can thiệp, phản đối quốc tế hóa, đa phương hóa, mở rộng tranh chấp Biển Đông. Tiết Lực (Phó Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược quốc tế, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc): Trung Quốc thiếu một chiến lược rõ ràng về vấn đề Biển Đông dẫn đến việc thường bị động về tổng thể trong vấn đề Biển Đông. Sức mạnh của Trung Quốc hiện nay và ngoại lực đều không cho phép tiếp tục lấy cớ “vấn đề Biển Đông vẫn chưa đến lúc giải quyết” để không ra tay. Vương Dật Châu (Phó Viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh): Nguyên tắc Trung Quốc cần phải giữ khi xử lý vấn đề Biển Đông là: phải giữ được giới hạn cuối cùng, thực hiện “gác tranh chấp cùng khai thác” và cần phá vỡ lối tư duy theo quán tính như hiện nay. Chỉ cần Trung Quốc coi khu vực Biển Đông là đối tượng cần phải tranh thủ thì Trung Quốc nhất định sẽ vững bước trở thành cường quốc biển, có lợi cho việc duy trì trật tự, an ninh trên biển ở Đông Á. (Mạng Nhân dân -Trung Quốc ngày 23/12)
    Trung Quốc thăm dò dầu khí ở Biển Đông. CNOOC đang chuẩn bị khoan mỏ dầu đầu tiên của công ty từ trước đến nay ở phía bắc Biển Đông khoảng đầu năm 2012 bằng dàn khoan Ocean Oil 981, dàn khoan nước sâu bán nổi đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất có trị giá 980 trịêu USD. Cho đến nay, Trung Quốc đã khoan chưa đến 15 giếng thám sát nước sâu và tất cả đều do các đối tác nước ngoài của CNOOC thực hiện. CNOOC đang đặt mục tiêu xây dựng năng lực khai thác tương đương 1 triệu thùng/1 ngày ở những vùng biển nước sâu vào năm 2020, dự án này có tên gọi “Đại Khánh ngoài khơi”.

    + Việt Nam:
    Biển Đông: Hướng tới một Khu vực Hòa bình, An ninh và Hợp tác. Sách (do Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành, chủ biên: Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao) tập hợp các bài viết cập nhật sau Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 về Biển Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách tập trung vào các chủ đề chính sau: (i) Tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chiến lược đang thay đổi, (ii) Những diễn biến ở Biển Đông gần đây và hệ lụy đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực, (iii) Các vấn đề pháp lý quốc tế trong các tranh chấp ở Biển Đông, (iv) Quá trình giải quyết tranh chấp, xây dựng lòng tin và phương thức thúc đẩy hợp tác khu vực.

    Nga giao thêm cho Việt Nam 4 chiếc chiến đấu cơ Sukhoi SU-30. Các chiến đấu cơ này được giao dựa trên một hợp đồng bán cho Việt Nam tổng cộng 12 chiếc SU-30 cùng với những loại vũ khí, thiết bị và linh kiện trị giá 1 tỉ đôla. SU-30 MK2 là chiến đấu cơ đa chức năng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển.

    + Philíppin:
    Philippines đưa tàu chiến lớn nhất ra Biển Đông. Philíppin đã điều tàu chiến lớn nhất của mình BRP Gregorio del Pilar ra Biển Đông, hướng về phía dự án khai thác khí đốt Malampaya. Đây là con tàu mà Philíppin mua từ phía Mỹ để tăng cường năng lực phòng vệ lãnh hải. Người phát ngôn của hải quân Philíppin, Trung tá Omar Tonsay cho biết các tàu chiến khác của hải quân nước này cũng được triển khai ở “Biển Tây Philíppin và các khu vực khác xung quanh đảo Palawan”.
    II. Quan hệ các nước
    “Cởi mở là chìa khóa mở đối với quan hệ Việt - Trung”. Trong lúc vấn đề Biển Đông đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ Việt - Trung thì chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình là vô cùng quan trọng bởi nó tạo cơ hội cho quan hệ song phương hai nước. Việt Nam cần hiểu rõ rằng Trung Quốc đã kiềm chế trong ứng xử vấn đề Biển Đông, bởi Trung Quốc đánh giá cao môi trường hòa bình xung quanh Trung Quốc chứ không phải Trung Quốc buộc phải làm điều đó vì Việt Nam. Nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa với Việt Nam hoàn toàn không có lô-gíc bởi ngay cả khi Trung Quốc không phải là cường quốc thì sức mạnh quốc gia của Trung Quốc cũng vẫn vượt trội Việt Nam. Do đó, Việt Nam và Trung Quốc cần tiếp tục duy trì tình hữu nghị. Khi vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục rất nhạy cảm, cần xem xét kỹ ý kiến công luận bởi đôi khi ý kiến đó có thể khiến mất nhiều hơn được. Trung Quốc và Việt Nam cần cam kết giải quyết các vấn đề giữa hai nước hòa bình. Trung Quốc cần khoan dung hơn nữa còn Việt Nam cần sáng suốt, tỉnh táo hơn.

    Nhật - Ấn hướng tới hợp tác an ninh. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, lãnh đạo hai nước ngày 28/12 đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, kinh tế nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác, hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong tuyên bố chung công bố sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo cho biết Lực lượng tự vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ sẽ tiến hành các cuộc diễn tập chung trong năm 2012 và tăng cường hợp tác nhằm hướng tới đảm bảo an ninh hàng hải khu vực.
    “Ấn Độ cần khẳng định mình trước một Trung Quốc kiêu ngạo” của G Parthasarathy. Năm 2012, một thế hệ mới của Trung Quốc, do Phó ************* Tập Cận Bình đứng đầu, được biết đến như là “phe thái tử”, sẽ lên lãnh đạo Trung Quốc. Sức mạnh quân sự đã được phô trương và các tuyên bố đòi chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng từ Nhật Bản, Việt Nam đến Philíppin và Ấn Độ, đã thể hiện một cách cứng rắn. Câu hỏi đặt ra là: Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc có đi theo đường lối này không? Hay thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ tìm cách đáp ứng các khát vọng dân chủ bằng một cơ chế chính trị minh bạch và cởi mở hơn? Các câu hỏi này đang được giới lãnh đạo các nước trên thế giới quan tâm. Trong khi Trung Quốc khăng khăng nói sẽ giải quyết những bất đồng hàng hải với các nước như Việt Nam, Philíppin, Brunây và Malaixia trên cơ sở song phương, Ấn Độ đã tuyên bố tại EAS (Inđônêxia) rằng các vấn đề liên quan đến lãnh hải và tự do hàng hải phải được giải quyết trong khuôn khổ Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982. Ấn Độ không phải là một nước lệ thuộc, sẽ không chịu khuất phục và làm theo mệnh lệnh của một nước Trung Quốc “hiếu chiến”. Trung Quốc phải nhận thức được điều này và chấp nhận sự thật đó.
    “Nếu Trung-Mỹ xảy ra chiến tranh, Trung Quốc cần thực hiện đánh đòn phủ đầu giành quyền kiểm soát eo biển Malacca” của Zheng Renyuan, nghiên cứu viên trung tâm nghiên cứu quốc tế Đại học Washington. Việc Trung Quốc 10 năm tới sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới dường như không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, Trung Quốc muốn trở thành nước lớn hàng đầu thế giới thì cần phải sớm giải quyết vấn đề Biển Đông, phá vỡ sự bao vây quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bảo vệ an ninh tuyến đường vận chuyển năng lượng và thương mại của Trung Quốc. Mặc dù hiện nay khả năng Mỹ - Trung xảy ra chiến tranh là rất thấp. Nhưng một khi hai bên xảy ra xung đột thì với sức mạnh quân sự của Mỹ ở Châu Á, Mỹ sẽ dễ dàng phong tỏa eo biển Malacca. Yết hầu cung cấp năng lượng cho Trung Quốc sẽ bị đóng chặt. Sự bảo đảm an ninh ổn thỏa nhất đối với Trung Quốc là giành lại chủ quyền ở Biển Đông. Như vậy không những Trung Quốc có thể mở rộng một cách có hiệu quả sự tồn tại quân sự ở Đông Nam Á mà còn làm suy yếu ảnh hưởng quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. (Mạng Hoàn Cầu ngày 22/12/2011)

    III. Phân tích và đánh giá

    “Hợp tác thiết thực giữa Trung Quốc và ASEAN không bị ảnh hưởng bởi vấn đề Biển Đông” của Ngô Chính Long, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương Trung Quốc. Do tính phức tạp và nhạy cảm của vấn đề, nên tranh chấp Biển Đông không dễ dàng giải quyết ngay được, nhưng qua những xung đột vừa qua có thể đưa ra một số kết luận sau: (i) Vấn đề “Biển Đông” về tổng thể vẫn nằm trong tầm kiểm soát. (ii) Hợp tác thiết thực, cùng thắng, cùng có lợi giữa Trung Quốc và ASEAN không bị ảnh hưởng bởi vấn đề “Biển Đông”, ngược lại hợp tác này đã không ngừng được phát triển và sâu sắc trên các lĩnh vực và các tầng nấc, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân các nước. (iii) Đấu tranh về vấn đề Biển Đông là cuộc đấu tranh lâu dài và khó khăn, nhưng sẽ không trở thành vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN. Quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN phát triển sẽ có lợi cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông. (iv) Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng “thực lực mềm”, không ngừng thay đổi trò mới nhằm gây đối lập và nghi kỵ giữa Trung Quốc và ASEAN. Đối với việc này, Trung Quốc nhất định phải tỉnh táo nhận rõ và chuẩn bị tốt.

    “Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Một nỗ lực để hòa giải?” của Amruta Karambelkar. Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 20 đến 22 tháng 12 năm 2011. Ông đã gặp ************* Trương Tấn Sang, Thủ tướng *************** và các quan chức cao cấp khác của Việt Nam. Liệu Trung Quốc và Việt Nam trông đợi gì từ chuyến thăm cấp cao này? Trung Quốc đang cố gắng sửa đổi cách thức ứng xử với Việt Nam? Nếu như vậy, liệu Việt Nam sẽ đáp lại một cách tích cực? Chuyến thăm có nhiều ý nghĩa căn cứ vào thời điểm diễn ra. Mối quan hệ Việt – Trung đã trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây vì tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc hiện nay đang vươn ra các quốc gia láng giềng nhằm “tăng cường hợp tác và thay đổi tình hình quốc tế’. Trung Quốc thực hiện điều này với sự trợ giúp của củ cà rốt kinh tế và có thể đang xem xét lại chính sách cây gậy với những quốc gia láng giềng của mình. Việt Nam được biết đến đang cân bằng các mối quan hệ của mình. Tiếp theo tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây, một mặt tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ và Ấn Độ để tăng cường sức mạnh quân sự của minh; cùng lúc đó Việt Nam muốn duy trì mối quan hệ của mình với Trung Quốc. Cách hành xử của Việt Nam đối với Trung Quốc (và những nước khác như Mỹ và Nhật) sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc sử dụng biện pháp nào, củ cà rốt hay cây gậy.

    “Đảo Thái Bình (Ba Bình) nhưng không thái bình” của tác giả Vương Tiến, Đổng Vĩ thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Từ đầu thế kỷ đến giữa thế kỷ 20, đảo “Thái Bình” đã 7 lần thay chủ, lần lượt bị Nhật Bản, Pháp và Philíppin chiếm đóng. Từ đó có thể thấy, lịch sử của đảo “Thái Bình” không thái bình như cái tên của nó, nguyên nhân là do đảo này có vị trí địa lý đặc biệt và giá trị về quân sự không thể thay thế. Mặc dù chính quyền Đài Loan tháng 4/2011 đã đưa lính hải tuần được hải quân lục chiến huấn luyện đến đóng ở đảo “Thái Bình” nhằm tăng cường phòng thủ cho đảo, nhưng sự uy hiếp nghiêm trọng đối với đảo “Thái Bình” đã trở thành sự thực không thể tranh cãi. Một số báo chí Đài Loan cũng kêu gọi hai bờ hợp tác trong vấn đề Biển Đông. Thiếu tướng Giải phóng quân Trung Quốc La Viện năm ngoái đã kiến nghị, quân đội hai bờ cần bắt tay nhau bảo vệ biên cương của dân tộc Trung Hoa, như cùng phòng thủ Biển Đông, một khi có việc, quân ĐL đóng trên đảo “Thái Bình” có thể tạo điều kiện tiếp tế hậu cần cho quân đội Đại lục.

    Mỹ nỗ lực giữ vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương. “Hãy đi thẳng vào vấn đề chính trị. Chúng ta đang trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Tại châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc đang cố gắng theo sát chúng ta và ngấm ngầm cạnh tranh với chúng ta. Quả đúng vậy. Ảnh hưởng của Trung Quốc tại các quốc đảo Thái Bình Dương đang ngày càng gia tăng và tác động trở lại toàn cầu." Có thể coi những nhận xét thẳng thắn tới mức bất thường trên của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hồi đầu tháng Ba năm nay, là lời khẳng định sâu sắc nhất cho mục tiêu đẩy mạnh can dự của Washington tại châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ hồi tháng Ba năm nay, Thủ tướng Australia Julia Gillard đã nói: “Không có lý do gì mà sự thịnh vượng của Trung Quốc lại làm bớt đi sự thịnh vượng ở Australia, Mỹ hay bất cứ nơi nào trên thế giới." Rõ ràng, đây là lời thừa nhận của chính sách các bên đều có lợi. Có lẽ, chính bản thân các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng cần phải đặt ra hướng đi cho mình và giúp nhau cùng tiến. Đó là cách nói khác của chiến lược “giữ thế” theo cách nhìn của Mỹ.

    Những vận động trong nội khối ASEAN và tranh chấp biển Đông: tác động tới tiến trình DOC/COC và Đề xuất ZoPFFC của TS. Ian Storey. Ngoài sự không khoan nhượng từ phía Trung Quốc, việc quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp tại Biển Đông đang bị chính những vấn đề trong nội khối ASEAN cản trở, và đặc biệt là vấn đề đồng thuận. Do Biển Đông đóng vai trò sống còn đối với sự thịnh vượng kinh tế và an ninh lương thực với Đông Nam Á, các quốc gia thành viên ASEAN cũng có lợi ích không thể chối cãi đối với vấn đề ổn định và giải quyết tranh chấp biển một cách hòa bình. Nhưng ASEAN không ủng hộ các yêu sách của bốn quốc gia thành viên của mình cũng như không đưa ra một lập trường nào về tính hợp lý của yêu sách do Trung Quốc đưa ra. Trong khi Việt Nam và Philíppin đang ủng hộ một Bộ Quy tắc ứng xử cho Biển Đông, thì Trung Quốc tỏ ra miễn cưỡng với việc theo đuổi một Bộ Quy tắc như vậy. Đây chính là trở ngại lớn. Đề xuất của Philíppin về việc đưa trở thành một khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFFC) cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi do sự phản đối từ Bắc Kinh, và cùng bởi đề xuất đó đòi hỏi ASEAN phải tỏ rõ thái độ đối với yêu sách bành trướng của Trung Quốc. Tóm lại, dù ASEAN không đưa ra lập trường về các yêu sách khác nhau, tổ chức này vẫn cam kết hướng đến sự ổn định tại Biển Đông và muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình – điều này tạo cơ sở cho sự đồng thuận của ASEAN.

    “Trật tự khu vực mới ở Châu Á phản ứng với bá quyền Trung Quốc” của Jaswant Singh.Ấn độ và Mỹ đã tăng cường mối quan hệ chiến lược của mình với Nhật Bản, không chỉ về phương diện song phương, mà còn theo một cách thức ba bên đặc biệt, điều mà thứ trưởng ngoại giao Mỹ William Burns cho rằng có thể “định hình lại hệ thống quốc tế”. Cho đến giờ, quan hệ an ninh của Ấn Độ với Nhật Bản và Hàn Quốc có phần khiêm tốn. Nhưng điều đó đang thay đổi. Trong chuyến thăm Tokyo gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, đã đạt được thỏa thuận rằng Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tiến hành tập trận hải quân và không quân chung lần đầu tiên vào năm 2012. Diễn biến này sẽ, chắc chắn, gây lo ngại cho Trung Quốc, nước đang có những bước đi gay gắt hơn trong việc hướng tới vị trí bá chủ khu vực. Sự quyết đoán của Trung Quốc, đa phần trong đó hiện nay tập trung vào yêu sách của nước này đối với Biển Đông, như một lời cảnh tỉnh về kiểu trật từ khu vực mà Trung Quốc sẽ thiết lập nếu nước này có được quyền lực. Mối quan ngại đã đẩy lên đến mức 15 trong số 18 quốc gia tham dự hội nghị Hợp tác Đông Á gần đây ở Bali đã coi cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông như một mối đe dọa Động lực hiện nay đằng sau ngoại giao An ninh châu Á sẽ không thay đổi trừ khi Trung Quốc cân nhắc lại thái độ của nước này đối với các nước láng giềng.

    Biển Đông: Căng thẳng lan rộng. Những căng thẳng và viễn cảnh của các hành động quân sự ở Biển Đông có khả năng sẽ gia tăng trong năm 2012. Tuyến đường biển bận rộn nhất trên thế giới với sự đi qua của ít nhất là hai phần ba lượng dầu tới Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tranh chấp lãnh thổ mang tính lịch sử này đã leo thang với việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự ở đây cùng những lời lẽ khoa trương với gần như tất cả các quốc gia liền kề tuyến đường biển này. Washington đã cảnh báo rằng cần phải duy trì sự tự do, không bị giới hạn đối với tuyến đường biển này và đang tăng cường sự hiện diện ở khu vực với việc đóng 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ ở phía Bắc của Úc
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Trung Quốc: một người chết do cúm gia cầm


    TTO - Một người đàn ông 39 tuổi ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã tử vong hôm qua do cúm gia cầm, ca đầu tiên trong vòng 18 tháng qua.

    [​IMG]
    Các nhà khoa học lo ngại virus H5N1 có thể biến thể thành một dạng khác có thể lây từ người sang người - Ảnh: Reuters Tân Hoa xã đưa tin bệnh nhân là một tài xế xe buýt sống ở Thâm Quyến, sát biên giới Hongkong - nơi vừa phải tiêu hủy 17.000 gia cầm sau khi một con gà chết bị phát hiện nhiễm virus cúm H5N1. Ông xuất hiện các triệu chứng của cúm gia cầm hôm 21-12 và nhập viện hôm 25-12 do sốt và viêm phổi nặng.
    Các kết quả xét nghiệm cho thấy ông đã nhiễm virus H5N1. Trước khi bị bệnh, ông không tiếp xúc trực tiếp với gia cầm và cũng không ra khỏi Thâm Quyến.
    Tờ Southern Daily - nhật báo nhà nước ở Quảng Đông, cho biết 120 người từng tiếp xúc với ông không có dấu hiệu bị bệnh.
    Nhà chức trách Trung Quốc hiện lo ngại cúm gia cầm có thể lây lan vào dịp cuối năm, do đây là thời điểm hàng triệu người chen chúc nhau trên các chuyến xe và tàu về quê ăn tết.
    Liên quan đến cúm gia cầm, Reuters cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31-12-2011 đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về khả năng virus cúm H5N1 biến thể có thể lây từ người sang người, sau khi các nhà khoa học Mỹ và Hà Lan phát hiện ra khả năng biến thể của virus này và nhận thấy virus biến thể có thể dễ dàng lây truyền giữa các động vật có vú.
    Trước đó các nhà khoa học lo ngại virus H5N1 sẽ biến thể thành một dạng khác có thể truyền từ người sang người, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.


    TƯỜNG VY


    Nên khuyến cáo người thân đừng đi Trung Quốc du lịch mà rước bịnh đem về ! [-X[-X[-X
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Sinh nhật một tờ báo


    03/01/2012 0:12
    Sinh vào ngày đầu năm (3.1.1986), Báo Thanh Niên hôm nay vừa tròn 26 tuổi. Đó là một tờ báo trẻ, trẻ về tuổi đời, trẻ về nhiệt huyết, về ý chí xông pha, nhưng cũng là tờ báo già, đây là sự già dặn từng trải, già dặn về kinh nghiệm, cũng là tờ báo vừa trẻ trung vừa già dặn vì nó năng động và không chấp nhận sự thỏa mãn, không chấp nhận dừng lại.
    Tôi có may mắn được cộng tác với Báo Thanh Niên từ lúc tờ báo mới chào đời, rồi theo từng tuổi của tờ báo, chính tôi cũng nhận thấy mình có tiến bộ, có lớn lên, có trưởng thành. Không thể nói trong suốt 26 năm đời mình tới hôm nay, Báo Thanh Niên không từng gặp những sóng gió. Nhưng như lời một bài hát, “Nếu có chàng trai chưa từng qua sóng gió/Nếu có chàng trai chưa từng vượt qua nhiều thử thách/Có thể nào xứng với tình em/”. “Tình em” ở đây có thể hiểu là tình cảm người đọc dành cho tờ báo.
    Trong năm qua, một năm có rất nhiều cam go, biến động, Báo Thanh Niên đã kiên trì cùng bạn đọc của mình vượt qua những thời điểm khó khăn về kinh tế, những làn sóng đầy áp lực trên biển Đông, những thiên tai và nhân họa. Và ngay ở đó, đã bật sáng chương trình “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi” do Báo Thanh Niên phát động, chương trình đã mang tấm lòng và sự giúp đỡ kịp thời của người đọc trong cả nước đến với ngư dân đang dũng cảm bám biển của tổ tiên mình. Rất nhiều ngư dân miền Trung, ngư dân Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, ngư dân đảo Lý Sơn và Quảng Ngãi đã nhận được sự trợ giúp hiệu quả từ chương trình này mà những phóng viên Báo Thanh Niên luôn xung phong với tinh thần tình nguyện đến tận những vùng biển đảo xa xôi nhất để chứng minh với ngư dân một điều: hàng triệu người Việt Nam yêu nước luôn đứng sau mỗi chuyến đi biển của ngư dân, sẵn sàng hỗ trợ họ. Những ngôi nhà nhân ái đã được xây lên cho ngư dân bám biển bị thiên tai và nhân tai, hàng trăm tàu thuyền đã được hỗ trợ nâng cấp hay trang bị những thiết bị viễn thông hiện đại, những ngư lưới cụ bị nước ngoài tịch thu đã được thay mới. Và ngư dân miền Trung, ngư dân Quảng Ngãi, ngư dân Lý Sơn lại tiếp tục ra khơi vừa đánh cá vừa khẳng định chủ quyền quốc gia trên những vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trong năm qua, hàng loạt bài báo đầy nhiệt huyết của Báo Thanh Niên về chủ quyền Việt Nam trên biển Đông đã tới với người đọc. Những thông tin trung thực, không tránh né cái gọi là “vấn đề nhạy cảm” đã khiến Báo Thanh Niên thành tờ báo ngày càng thân thiết hơn với người đọc Việt Nam yêu nước. Trên mặt trận truyền thông, vì tình yêu và chủ quyền của Tổ quốc, Báo Thanh Niên luôn tự hào đóng góp phần nhiệt huyết nhất của mình. Những tấm gương hy sinh của các chiến sĩ Việt Nam khi bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định. Những tấm lòng yêu nước đã đến cùng nhau, vượt qua những trái ngang của lịch sử. Có thể nói, Báo Thanh Niên xứng đáng là tờ báo của những tấm lòng Việt Nam yêu nước.
    Không có tờ báo nào chỉ toàn ưu điểm. Báo Thanh Niên cũng vậy. Nhưng dám nhìn thẳng vào những điểm thiếu và yếu của mình để vươn lên, đó mới là tinh thần thanh niên. Tôi nhớ, tuổi 26 ngày trước của mình là lúc mình đang ở chiến trường Nam bộ. Bao nhiêu là khó khăn, nguy hiểm, nhưng sao hồi ấy mình đi qua một cách nhẹ nhàng đến vậy. Có được điều đó có lẽ nhờ vào cái tuổi vừa “xanh” lại vừa “chín”, vừa biết nghĩ suy vừa dám vượt qua những rào cản, những trở lực.
    Thanh Thảo
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/Ban-doc/472381/Chuyen-tau-tet-bao-tap.html

    Chuyến tàu tết bão táp
    TT - “Không cảm tử cũng phải cảm tử” - đại úy Hoàng Việt Vinh nói vui về biệt danh dành cho các anh em làm nhiệm vụ đón xuồng vào đảo An Bang. Những chuyến tàu bão táp và những “đội xuồng cảm tử” đã phải vật lộn với bão táp vượt hàng ngàn hải lý đưa quà tết ra Trường Sa và nhà giàn DK1.

    [​IMG]Dùng cáp đưa quà tết lên nhà giàn DK1 - Ảnh: Ngọc Khải

    Vùng biển phía Nam của Tổ quốc những ngày cuối năm biển động liên tục. Thời tiết không thuận lợi cho các chuyến hải trình tính bằng hàng ngàn hải lý ngoài xa khơi, nhưng không thể ngăn cản được các đoàn công tác của hải quân chuyển quà tết.
    Những hải trình “cân não”
    Ngay sau khi bão Washi (bão số 7) trên biển Đông vừa có dấu hiệu suy yếu, sáng 22-12-2011 tiếng còi tàu HQ 624 từ cảng hải đội 812 - Vùng 2 hải quân (TP Vũng Tàu) hụ lên ba hồi bắt đầu một hải trình đầy sóng gió được dự báo trước.
    Sau hơn hai ngày đêm chẻ ngược những cơn sóng dữ, rạng sáng 24-12 nhà giàn DK1/19 (thuộc cụm Quế Đường) dần hiện ra trước mặt. Nhưng biển động cấp 7. Tàu HQ 624 nhiều lần thử sức chuyển quà lên nhà giàn ở khoảng cách gần 100m. Từng chặp một, đầu tàu HQ 624 nhấc bổng lên 3-4m, sau đó giật ầm ầm ghì xuống mặt biển. Tiếp cận không thành, HQ 624 đành phải cố định dây và thả neo cách nhà giàn khoảng 800m.
    Ngồi trên tàu nhìn về phía nhà giàn đang trong cơn mưa dông tối mù mịt, thiếu úy Nguyễn Văn Thanh, ra công tác tại nhà giàn DK1/19 vào dịp tết này, nhấp nhổm không yên. Đây là lần thứ hai ăn tết ở nhà giàn, cũng là lần thứ hai công tác tại DK1/19, anh Thanh tâm sự: “Đã ba ngày nhìn thấy nhà nhưng không lên được, thấy nhớ anh em trên đó quá”.
    Ngày thứ tư (27-12) neo đậu trước nhà giàn, tranh thủ thời tiết có xu hướng thuận lợi, thượng úy Trần Văn Hưng, thuyền trưởng tàu HQ 624, quyết định cho tàu chuyển hàng tết lên DK1/19. Ngay chuyến xuồng đầu tiên khi đang hối hả bỗng dưng một con sóng dữ dội đập xuồng máy vào sườn tàu. Chỉ trong tích tắc, con sóng này nhấc bổng xuồng máy chở quà tết lên 4m, sau đó nhấn ụp lên bốn thủy thủ tàu. May mắn thay, xuồng máy như chiếc lá giữa biển đã thoát được đòn hiểm của sóng dữ.
    Thế rồi quà cũng được xuồng máy đưa đến chân nhà giàn và kéo bằng dây cáp lên. Vào các ngày sau, quà tết (trong đó có quà của bạn đọc báo Tuổi Trẻ) lần lượt được chuyển lên các nhà giàn còn lại trong khi sóng biển vẫn gào thét. Ở DK 1/8, DK1/7 DK1/18... đoàn chúc tết không thể lên nhà giàn nên việc chúc tết phải diễn ra từ xa qua bộ đàm.
    Đại úy Nguyễn Đình Thảo, chính trị viên tàu HQ 624, cho biết chuyển quà tết là chuyến chuyển hàng quan trọng của năm, đảm bảo việc chuyển người và hàng hóa an toàn là nhiệm vụ quan trọng. Anh đã ba lần chuyển hàng tết đến nhà giàn, có chuyến mất đến 27 ngày đêm mới chuyển quà được đủ cho 15 nhà giàn, nhưng chuyến đi này mang cho anh nhiều cảm xúc nhất.

    [​IMG]Cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang đưa hàng, quà tết vào đảo giữa những đợt sóng bàn cờ và cái nắng lò vôi đúng “thương hiệu” An Bang - Ảnh: Hương Giang

    Chộn rộn đón xuân
    Tàu HQ 608 tuy khởi hành sớm hơn (ngày 16-12) nhưng sau hai ngày khởi hành, bão Washi đã làm đảo ngược chuyến hành trình dự kiến của đoàn khiến hải trình dài thêm hơn 400 hải lý. Để đảm bảo lịch trình, thượng tá Nguyễn Tiến Chung, trưởng đoàn công tác, quyết định cho tàu vào Côn Đảo vừa để tránh bão đồng thời đi thăm, chúc tết, tặng quà trạm rađa 590.
    Gần một tuần tránh bão và lênh đênh trên biển, sáng 22-12 tàu HQ 608 tiến sát nhà giàn DK1/10. Từ 4g sáng, anh em trong đoàn chúc tết đã ra mạn tàu vui mừng, hò reo khi mũi tàu chỉ cách nhà giàn vài trăm mét. Nhưng khi những con sóng lớn như tảng nước xanh biếc chập chùng lên xuống thì nỗi buồn và sự tiếc nuối bao trùm cả đoàn.Trưởng đoàn quyết định chuyển hàng tết lên trước, người sẽ lên nhà giàn vào sáng hôm sau.
    Sáng 23-12, những túi quà tết đầu tiên đã được kéo lên nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau, trao tận tay các chiến sĩ. Trên khuôn mặt mọi người đều không giấu được một niềm vui khó tả. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn hai giờ trên nhà giàn trở thành một cuộc hội ngộ xúc động sau nhiều tháng trời xa cách giữa những người lính đất liền với biển cả.
    Trong điều kiện sóng gió cấp 6, phương tiện duy nhất để đưa người lên nhà giàn là dây thừng được thiết kế theo hệ thống ròng rọc. Sóng dữ khiến xuồng máy va vào chân nhà giàn liên tục kêu lộp cộp. Trung úy Đỗ Văn Lâm và Phạm Anh Dũng của tàu HQ 608 một tay cầm bộ đàm, một tay buộc dây bảo hiểm cho từng người, miệng vừa hướng dẫn từng người tư thế ngồi khi dây được kéo lên.
    Từ trên nhà giàn, anh em chiến sĩ hò kéo cáp như kéo pháo. Thiếu tá Nguyễn Văn Đoàn, chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/10, xúc động kể: “Sáng qua khi biết đoàn tới, anh em nhà giàn đã chuẩn bị sửa soạn, dọn dẹp sạch sẽ. Đến hôm nay thì nhà giàn đã chộn rộn vui như tết”.
    May mắn hơn, tàu HQ 608 còn lên được thêm nhà giàn DK1/21 và trao tận quà đến tay các chiến sĩ. Trung úy Trần Văn Dũng, phó chỉ huy nhà giàn DK1/21, hồ hởi cho biết: “Năm mới này, anh em nhà giàn đã chuẩn bị đủ gạo nếp, lá dong, đậu xanh, hai con heo... Một cái tết tươm tất chẳng khác gì so với tết truyền thống ở đất liền”.
    Thượng úy Nguyễn Xuân Tài, phụ trách cơ điện nhà giàn DK1/21, xúc động nhắc đi nhắc lại: “Nhờ chương trình “Thắp sáng nhà giàn DK1” của báo Tuổi Trẻ ủng hộ mà anh em nhà giàn chúng tôi có thể nấu cơm và đun nước uống hằng ngày”.
    Lần đầu tiên đón xuân trên nhà giàn DK1/19, thiếu úy Nguyễn Văn Chung (23 tuổi, quê Thái Bình) không khỏi bỡ ngỡ nhưng anh tâm sự: “Đây là cái tết đầu tiên của mình. Xa nhà, xa người thân nhưng khi biết những chiến sĩ nhà giàn đã đón cả chục cái tết ở đây, mình thấy nỗi nhớ nhà đang vơi dần đi. Thay vào đó là việc háo hức đợi chờ một mùa xuân mới trên nhà giàn”.
    “Đội xuồng cảm tử” An Bang
    Không chỉ hai chuyến tàu đi trao quà tết ở các nhà giàn phải vật lộn với bão biển, tàu Trường Sa 22 - với hành trình trao quà tết cho tuyến các đảo nam Trường Sa - cũng vật vã với bão táp.
    An Bang nổi tiếng là đảo khó vào vì thềm san hô hẹp, bãi cát ngắn và đảo có hình thù như chiếc nấm nên sóng ngầm liên tục dồn dập vào đảo, tạo thành những vòng tròn sóng xoáy không ngừng vờn xung quanh đảo. Ngay khi đưa các thành viên trên tàu vào đảo an toàn, anh em chiến sĩ bắt tay đưa hàng từ tàu mẹ đang neo ngoài khơi vào.
    “Vì điều kiện sóng to gió lớn, tất cả đồng chí cán bộ, chiến sĩ tạm dừng công việc lại để tập trung chuyển hàng vào” - tiếng thông báo trên loa phóng thanh như thúc giục mọi người nhanh tay hơn. Những đợt sóng ngang dọc đan xen còn được gọi là sóng “bàn cờ” khiến các chiến sĩ tham gia đưa hàng vào bãi cát gặp nhiều rủi ro. Có những lúc tưởng xuồng đã trụ vững trên cát nhưng một con sóng bất ngờ tiếp theo khiến cả người trên xuồng lẫn người kéo trên bờ đều ngã dúi dụi.
    Chiến sĩ Ngô Văn Thánh (20 tuổi, quê ở Hải Phòng) cho biết từ tháng 8 đến tháng 12, sóng to dữ dội hơn nhiều so với các tháng còn lại. “Dù sóng rất lớn anh em vẫn xông ra. Tụi em quen sóng gió rồi” - Thánh nói.
    Năm nay, điểm B của đảo Thuyền Chài đặt mua 10 con vịt nhưng ra đến nơi chỉ còn một nửa, năm con đã chết sau hơn hai tuần lênh đênh với sóng dữ. Chuyến tàu tết thường xuyên gặp sóng cấp 7-8, heo cũng say sóng không chịu được chết vài con. Nỗi lo sợ lớn nhất của các đảo khi đón hàng tết là sơ sẩy để hỏng đồ, chết heo gà.
    “Không cẩn thận là mất tết” - anh em thường dặn nhau như vậy. Nhưng hàng tết ra đảo còn khiến niềm vui nhân lên nhiều lần vì nhờ có tết thì người người mới gặp nhau nơi đảo xa để chia sẻ và thấu hiểu được tình cảm của người lính hải quân và người sống trong đất liền dành cho vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
    NGỌC KHẢI - HƯƠNG GIANG - TIẾN THÀNH
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào bác Caominhhuy, bác cũng dậy sớm nhỉ?
    Hôm nay bác có mua bán gì không?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này