Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8618 người đang online, trong đó có 1090 thành viên. 15:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30609 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. Prince_Dalat

    Prince_Dalat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2012
    Đã được thích:
    27
    Bác qua ChieuTim đọc đi ạh [-(
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thui, Công chúa trông nhà nhé, chị lên Sở lượn có chút tư việc...
    Chị...
    [};-
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [​IMG]
    [};-[};-[};-[r32)][r32)][r32)]
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120119033921530CA34/giam-lai-suat-vap-ba-luc-can.chn

    Giảm lãi suất vấp ba lực cản










    [​IMG]
    Lòng tin của người dân chưa phục hồi cũng là một nguyên nhân chưa thể giảm ngay lãi suất. Điều này rất dễ nhận thấy, dòng tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế hiện không còn tăng mạnh như trước.
    Lãi suất và lạm phát thường cùng chiều với nhau, nhưng tại sao lạm phát 2012 được dự báo là giảm mà lãi suất thì chưa?


    Giới phân tích nhận định rằng lạm phát 2012 có thể xuống mức 10%, nhưng đó vẫn chưa phải là điều kiện quyết định để giảm lãi suất tiền vay.


    Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), từ 2008 đến 2011, tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn gắn liền với bất ổn vĩ mô ở mức độ cao thông qua mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát.


    Cụ thể, nếu như giai đoạn 2002 - 2007, tăng trưởng luôn duy trì ở mức trung bình 8%/năm, lạm phát bình quân 6,5%/năm với miền giao động từ 3,1% - 8,3% thì giai đoạn 2008-2011, tăng trưởng chỉ đạt 6% nhưng lạm phát trung bình là 14,4%/năm và biên độ giao động từ 6,9% lên tới 23%.


    Bởi vậy, nhiều chuyên gia nhận định, 2012 là năm kế thừa rất nhiều “di sản” tồi tệ của 4 năm trước đó, đồng thời đặt ra không ít thách thức lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó có vấn đề lãi suất. TS. Thành nhận định: lạm phát có thể giảm xuống dưới 10% nhưng lãi suất vẫn cao và điều này tiếp tục gây ra vô số khó khăn cho doanh nghiệp.


    Vì sao vậy? TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra ba lý do, mà đầu tiên là căng thẳng thanh khoản. Trong vài hội thảo kinh tế vĩ mô gần đây, hầu hết giới phân tích đều đánh giá rằng, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang là vấn đề lớn nhất của nền kinh tế trong năm 2012. Lý do ở đây chính là rủi ro kỳ hạn giữa huy động và cho vay. Tuy nhiên, một yếu tố khác cộng hưởng vào đó chính là mất niềm tin trên thị trường liên ngân hàng.


    Thứ hai, lòng tin của người dân chưa phục hồi cũng là một nguyên nhân chưa thể giảm ngay lãi suất. Điều này rất dễ nhận thấy, dòng tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế hiện không còn tăng mạnh như trước. Tiền gửi giảm có thể có nhiều nguyên nhân như tâm lý “thủ thế” giữ tiền lại khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ... nhưng một lý do rất quan trọng là niềm tin nơi người gửi tiền, niềm tin ở VND sụt giảm.


    Thứ ba chính là nợ xấu. TS. Nguyễn Đức Thành nhận xét: “Xét từ góc độ của hệ thống ngân hàng, chi phí cho các khoản nợ xấu và nhu cầu dự trữ thanh khoản sẽ đẩy khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay ra lên cao. Do đó, trong lúc này, nếu tiếp tục kìm nén lãi suất tiền gửi có thể không phát huy được tác dụng làm giảm lãi suất cho vay”.


    Có thể thấy, bài toán hạ lãi suất dù rất thu hút mối quan tâm lớn của toàn xã hội, nhưng trong chiến lược tái cơ cấu hệ thống, Ngân hàng Nhà nước buộc phải hành động theo cách: không cứu thanh khoản theo cái cách như vẫn làm trước đó để được cục diện lớn hơn.


    Chúng ta từng biết, căng thẳng thanh khoản ngân hàng là một trong những vấn đề lớn của hệ thống ngân hàng kể từ 2008 đến nay. Và mỗi khi như vậy, Ngân hàng Nhà nước thường bơm tiền ra để hỗ trợ mà ít quan tâm đến đích cuối cùng của chúng ở đâu. Thế nhưng, kể từ tháng 9/2011 đến nay, dù đã tiên liệu căng thẳng thanh khoản hệ thống ngay từ tháng 6/2011 nhưng Ngân hàng Nhà nước đã không hành xử như trước.


    “Vòi nước” tiếp ứng thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước thông qua quy mô giao dịch OMO và lãi suất chủ chốt tiếp tục thắt chặt, bất chấp sự la ó của giới phân tích cũng như tình cảnh cắn răng chịu đựng của các ông chủ nhà băng sau nhiều năm tháng bỏ mặc kỳ hạn cơ cấu tài sản lỏng lẻo và vung tín dụng quá đà.


    Chỉ có như vậy, Ngân hàng Nhà nước và chính thị trường sẽ nhận diện rõ hơn những ngân hàng nào thực sự yếu kém và đó là tiền đề cho quá trình tái cơ cấu trong năm 2012. Tất nhiên, cách làm đó của Ngân hàng Nhà nước không phải lúc nào và ở đâu cũng nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.


    Tuy nhiên, ông Lê Xuân Nghĩa đã khuyến cáo rằng, kể cả khi buộc phải nhìn nhận việc hạ lãi suất trong một tầm nhìn trung và dài hạn, chấp nhận tăng trưởng bị ảnh hưởng, kéo theo là việc làm giảm sút thì từ quý 1/2012 trở đi, có 4 việc không thể không làm.


    Theo đó, cần tái cấp vốn trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước nhưng phải giám sát dòng vốn này đi đúng địa chỉ mà mục tiêu chính là giải quyết thanh khoản để hỗ trợ sản xuất. Hai, nên tăng dự trữ bắt buộc, tạo nguồn cho Ngân hàng Nhà nước điều hòa vốn từ ngân hàng dư thừa sang ngân hàng thiếu vốn. Ba, mở rộng cơ chế cho phép các ngân hàng kinh doanh vàng tài khoản để sử dụng nguồn vốn từ vàng bổ sung cho thanh khoản của hệ thống. Cuối cùng, khi có điều kiện thích hợp như kỳ vọng lạm phát giảm mạnh, lạm phát được kiểm soát thì có thể bỏ trần lãi suất huy động và giảm lãi suất tiền vay từ sau quý 2/2012 trở đi.


    Theo Nguyễn Hoài
    Vneconomy
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120119024627799CA34/nha-nuoc-hien-nam-giu-9126-von-dieu-le-mhb.chn

    Nhà nước hiện nắm giữ 91,26% vốn điều lệ MHB










    [​IMG]
    Thủ tướng đã ban hành quyết định về việc điều chỉnh mức vốn điều lệ và cơ cấu vốn của NHTMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB).

    Ngày 17/01/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 99/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
    Theo đó, vốn điều lệ của MHB là hơn 3.369 tỷ đồng trong đó cổ đông

    Cụ thể, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là 3.369,211 tỷ đồng.

    Trước kia MHB là ngân hàng 100% vốn nhà nước, sau khi chào bán cổ phần ra công chúng vào ngày 20/7/2011 với hơn 17,8 triệu cổ phần được chào bán thành công với giá bán bình quân 11.025 đồng/cp, cơ cấu cổ đông của MHB đã thay đổi.

    [​IMG]
    Hiện Nhà nước nắm giữ 91,26% vốn điều lệ MHB, tương đương hơn 307,48 triệu cổ phần; Tổ chức công đoàn nắm giữ 2,68% vốn, tương đương hơn 9 triệu cp; Cán bộ công nhân viên nắm giữ 0,76% vốn, tương đương hơn 2,55 triệu cp; và cổ đông ngoài nắm giữ 5,3% vốn, tương đương hơn 17,85 triệu cp.

    Việc bán tiếp cổ phần ra công chúng và lựa chọn đối tác chiến lược thực hiện theo quy định hiện hành và Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Phương án cổ phần hóa Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

    Hoàng Ly
    Theo TTVN/SBV
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120119024623486CA...ieu-usd-cho-du-an-san-xuat-alumin-nhan-co.chn

    Vietinbank tài trợ 100 triệu USD cho dự án sản xuất Alumin Nhân Cơ










    [​IMG]
    Khoản tín dụng tương đương 2.100 tỷ đồng để thực hiện Dự án đầu tư nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, nằm trong gói tín dụng gần 6.000 tỷ đồng mà Vietinbank dành cho Vinacomin.
    Chiều ngày 19/01, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Than - Khoáng sản đã tiến hành lễ ký hợp đồng tín dụng trị giá 100 triệu USD cho Dự án đầu tư nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ.

    Khoản tín dụng tương đương 2.100 tỷ đồng để thực hiện Dự án đầu tư nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, nằm trong gói tín dụng gần 6.000 tỷ đồng mà Vietinbank dành cho Vinacomin.


    Dự án đầu tư nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ là tổ hợp 2 nhà máy là nhà máy tuyển quặng bauxit và nhà máy Alumin được xây dựng trên đia bàn tỉnh Dak Nông.


    Nhà máy tuyển quặng bauxit có công suất khoản 1,65 triệu tấn quặng tinh khô/năm và có khả năng mở rộng lên gấp 2 lần và cấp thẳng cho nhà máy sản xuất Alumin.


    Nhà máy sản xuất Aluminh có công suất thiết kế đạt 650 nghìn tấn/năm và có khả năng mở rộng lên 1,2 triệu tấn/năm.


    Phát biểu tại lễ ký ông Phạm Huy Hùng, chủ tịch HĐQT Vietinbank, cho rằng: Việc ký kết hợp đồng tín dụng với Vinacomin là dấu mốc quan trọng, nâng quan hệ giữa Vietinbank và Vinacomin lên tầm cao mới. Hợp đồng cũng là sự khẳng định cam kết hợp tác gắn bó giữa Vietinbank và Vinacomin đã nêu trong Thỏa thuận hợp tác toàn diện được ký kết năm 2007.


    Thay mặt cho Vinacomin, ông Lê Minh Chuẩn, Tổng giám đốc tập đoàn, cho biết nguồn vốn Vietinbank ưu ái dành cho Vincaomin là khích lệ lớn đối với tập đoàn. Vinacomin cam kết sử dụng vốn hiệu quả, đưa nhà máy đi vào hoạt động theo đúng lịch trình đã cam kết.


    Thanh Hải
    Theo TTVN
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120119082656896CA...-nuoc-ban-manh-trai-phieu-bo-tai-chinh-my.chn

    Ngân hàng Trung ương nhiều nước bán mạnh trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ










    [​IMG]
    Không phải tất cả các bên tham gia trên thị trường đều hài lòng với mức lợi suất thấp như vậy đối với khoản đầu tư mà họ bỏ ra, đặc biệt khi lạm phát tại Mỹ đang ở trên mức 2%.
    Nhiều nhà đầu tư lo lắng đang mua vào trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, Fed cũng vậy. Thế nhưng nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới đang bán mạnh trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ với tốc độ kỷ lục.

    Báo cáo về trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ mới đây, có tính đến cả dòng vốn tư nhân và chính thức, cho thấy nhu cầu đối với trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vẫn vững trong tháng 11/2011.

    Điều này không gây ngạc nhiên. Nhu cầu đối với trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vẫn ở mức cao, bất chấp việc S&P hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, chủ yếu bởi khủng hoảng nợ công châu Âu ngày một căng thẳng hơn. Nhu cầu này sang đến năm 2012 vẫn tăng, trong phiên đấu giá trái phiếu loại 10 năm vào tuần trước, lợi suất rơi xuống mức thấp kỷ lục 1,9%.

    Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ trên thị trường thứ cấp đã giảm từ 2,4% trong tháng 10/2011 xuống mức thấp 1,84% vào ngày thứ Tư. Năm 2011 là năm tốt nhất tính từ năm 1995 đối với trái phiếu chính phủ Mỹ loại dài hạn.

    Thế nhưng việc các Ngân hàng Trung ương bán mạnh trong thời gian gần đây có thể coi như lời cảnh báo rằng không phải tất cả các bên tham gia trên thị trường đều hài lòng với mức lợi suất thấp như vậy đối với khoản đầu tư mà họ bỏ ra, đặc biệt khi lạm phát tại Mỹ đang ở trên mức 2%.

    Trên thị trường trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ quy mô 10 nghìn tỷ USD, nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 48%, nhà đầu tư chính thức như Ngân hàng Trung ương có sự hiện diện quan trọng.

    Từ tháng 8/2011, nhóm nhà đầu tư này đã giảm nắm giữ 95 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, trong đó 68 tỷ USD được bán ra trong 6 tuần qua khi đồng USD mạnh hơn và nền kinh tế các nước mới nổi chứng kiến tình trạng dòng vốn bị rút mạnh.

    Ngoài ra, khi đồng tiền các nước mới nổi sụt giá mạnh so với đồng USD, các Ngân hàng Trung ương cũng không còn quá nhiều nhu cầu mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.

    Tổng giá trị trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ hiện khoảng 1,13 nghìn tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 1,17 nghìn tỷ USD vào tháng 7/2011 và ở mức thấp nhất từ tháng 8/2010.

    Đình Hảo
    Theo TTVN
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012011902515762CA33/tai-co-cau-dau-tu-cong-khong-soc-khong-thanh.chn

    Tái cơ cấu đầu tư công: Không “sốc”, không thành!










    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói về Chỉ thị 1792, được Chính phủ ban hành hồi trung tuần tháng 10/2011 - một chỉ thị được ông xem là “cú hích” cho quá trình tái cơ cấu đầu tư công.
    “Khi triển khai chỉ thị này, sẽ có nhiều địa phương “sốc”!”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói về Chỉ thị 1792, được Chính phủ ban hành hồi trung tuần tháng 10/2011 - một chỉ thị được ông xem là “cú hích” cho quá trình tái cơ cấu đầu tư công.

    Nhưng, ông Vinh cũng đồng thời khẳng định quan điểm của mình: “Dù “sốc”, nhưng các địa phương phải chấp nhận, vì đó là cách tốt nhất để hạn chế việc đầu tư dàn trải đã và đang tồn tại nhiều năm qua, có làm được như vậy, thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra”.

    Dư luận đồng tình cùng ông, khi mà bước đi đầu tiên của tái cơ cấu đầu tư công, thể hiện qua chủ trương cắt giảm đầu tư công trong Nghị quyết 11 của Chính phủ, được triển khai gần 10 tháng qua, theo tinh thần quyết liệt là thế nhưng kết quả thu lại không được bao nhiêu, cũng vì thiếu “sốc”, bởi, như cách nói của chính ông Vinh trước diễn đàn Quốc hội: “Không thể nói cắt, là cắt ngay, thì quá khó cho các địa phương”.

    Tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó nổi lên vấn đề tái cơ cấu đầu tư công đã từng được soạn thành một tài liệu cỡ gần 200 trang gửi đến các đại biểu Quốc hội trong Kỳ họp giữa năm 2009, nhưng khi đó, tài liệu này được lưu ý là chỉ để cho đại biểu tham khảo, không trích dẫn. Trong khoảng 200 trang đó, nội dung phần nhiều là mổ xẻ về thực trạng đầy bất cập của mô hình tăng trưởng và liệt kê về vô số “tội” của đầu tư công.

    Còn hình hài của việc tái cơ cấu thế nào thì chưa rõ. Bẵng đi suốt hơn hai năm qua, đến lúc này, vấn đề tái cơ cấu đầu tư công mới được xới xáo lên, vì đã đến thời điểm mà như nhận xét của TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - một trong những người “thai nghén” cho đề án tái cơ cấu này: “Không làm không được!”.

    Từ phong trào, đến cao trào

    Thực tế thì “tái” thế nào, trong hơn hai năm qua tuy chưa được định hình rõ, nhưng việc tái cơ cấu đầu tư công đã trở thành “phong trào” mà người đồng cấp của TS. Cung, TS. Võ Trí Thành gọi đó là “mốt”. “Mốt” tái cơ cấu đầu tư công với nhiều hội thảo lớn nhỏ đã diễn ra bàn tới bàn lui về vấn đề này.

    Ông Thành cũng từng nói vui rằng: “Từ quản lý đến chuyên gia, nói gì cũng phải có thêm tí “tái”, không sẽ thành lạc hậu với thời cuộc ngay!”.

    Khi tái cơ cấu đầu tư công được nhắc đến ngày một nhiều hơn, với mức độ ngày một nóng hơn, đông đảo dư luận đều phấn chấn vì phong trào “tái” đã không trở thành thoái trào mà trở thành cao trào, là một tín hiệu rất tích cực cho nền kinh tế.

    Một trong những người đợi chờ tín hiệu này từ rất lâu, TS. Trần Du Lịch nói ông luôn thấy sốt ruột khi năm nào Chính phủ cũng nói đến tái cơ cấu đầu tư công, nhưng năm nào cũng mới chỉ dừng ở mức ra đầu bài. Giờ ông cũng vẫn chưa thể yên tâm, dẫu đã nghe sự trấn an từ Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Từ giờ sẽ làm thật, làm ngay!”.

    Dẫn lại những chỉ đạo từ “cú hích” Chỉ thị 1792, người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư nói về lộ trình của “làm thật, làm ngay” sẽ đi từ việc dần loại bỏ được tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí. Đến việc triệt tiêu được cơ chế “xin - cho” và những tiêu cực trong vấn đề xây dựng cơ bản. Tổng mức vốn đầu tư từ trung ương rót cho địa phương, bộ ngành sẽ được cụ thể rõ trong 3 năm tới hoặc 5 năm là bao nhiêu, chia ra từng năm là bao nhiêu...

    Còn quyền lựa chọn dự án thì vẫn do các bộ, ngành, địa phương quyết định. Tuy nhiên, từ nay, việc này sẽ có hai bộ là Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính cùng kiểm soát, rà soát trước khi các địa phương ký quyết định phê duyệt mỗi dự án...

    Chữ ký nặng “ngàn cân”

    Một trong những lý do chính, khiến cho đầu tư công rơi vào tình trạng tồi tệ, chính là việc không quy được trách nhiệm cho ai trong việc ra quyết định đầu tư.

    Ôn lại quá khứ xa xưa của thời kỳ bao cấp, lúc đó, Liên Xô có nói tặng Việt Nam hẳn một nhà máy sản xuất phim rất hiện đại, nhưng ta phải bỏ tiền xây dựng nhà máy. Mà muốn xây dựng nhà máy này phải san phẳng vài quả đồi với diện tích hàng chục hécta. Khi nhà máy xây xong phải tự bỏ tiền mua phim về tráng... Chúng ta đã từ chối, dù là quà tặng, vì không hiệu quả.

    TS. Bùi Kiến Thành thở dài: “Nhưng mấy năm trở lại đây, tôi không thấy có nước nào như Việt Nam, ồ ạt đầu tư hàng loạt khu cảng biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biên giới... Đầu tư mà không cần biết hiệu quả ra sao”.

    Dẫn giải ra một loạt dẫn chứng về việc nhiều địa phương có những dự án đầu tư không xét theo tổng thể quyền lợi, lợi ích quốc gia mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của địa phương đó. Nhiều địa phương khác thì đầu tư “vô bổ” kiểu như xây một nhà máy đường giữa cánh đồng nhưng không có vùng mía nguyên liệu đi kèm. Các nhà máy xi măng xây xong không có nguyên liệu để sản xuất...

    Rồi mới đây thôi, ta vừa cấp phép hai dự án sân bay mới: một ở Thanh Hóa và một ở An Giang. Sân bay An Giang chỉ cách hai sân bay Cần Thơ và Rạch Giá khoảng 60km, trong khi đó, sân bay Cần Thơ hiện chỉ hoạt động chưa tới 20% công suất và đang...lỗ nặng, vị chuyên gia già này trăn trở: “Đến khi nhìn lại thấy việc đầu tư không hiệu quả thì cũng không có ai phải chịu trách nhiệm gì!”.

    Tương tự tâm trạng này, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng hiện tượng đầu tư quá nhiều sân bay, cảng biển ở một số địa phương có phần trách nhiệm rất lớn từ trung ương.

    Câu chuyện trách nhiệm này, sẽ được giải quyết rốt ráo, một khi, trách nhiệm này được buộc cùng chữ ký ngàn cân, như nhấn mạnh của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Chỉ thị 1792 đã nêu rõ nếu ai đã đặt bút ký quyết định đầu tư mà không có trách nhiệm với dự án, để dự án bị kéo dài, chậm tiến độ, gây lãng phí, sẽ bị xử lý!”.

    Dù vậy, vẫn không mấy lạc quan, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cũng lại thở dài như TS. Bùi Kiến Thành, và nói: “Như thế cũng là chưa đủ. Nếu chuyện xin - cho không thực sự thay đổi, chúng ta sẽ chứng kiến kế hoạch mà Chính phủ sắp tới trình Quốc hội sẽ chỉ là trên giấy thôi! Không có tái cấu trúc đâu!”.

    “Còn điều chi nữa mà... ngờ”

    Cơ chế xin - cho, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đang kỳ vọng sẽ được triệt tiêu, nhưng ngay ở hành lang Quốc hội, có đại biểu đã níu tay ông than phiền “dự án đó địa phương kia được làm, sao chúng tôi lại không?”.

    Bộ trưởng, với 35 năm công tác ở địa phương, đã từng tâm sự: “Tôi đã có nhiều năm công tác ở địa phương, nên hiểu được địa phương cần gì”. Bởi vậy, quả thật rất khó cho ông, khi buộc phải gây “sốc” cho họ.

    Lại nhắc về cú hích là Chỉ thị 1792, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói: “Không có gì phải nghi ngờ về quyết tâm tái đầu tư công của Chính phủ”. Nhưng, người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư bâng khuâng: “Điều cần nghi ngờ là chỉ thị có được thực hiện nghiêm túc hay không?”.

    Vẫn còn chưa rõ ràng việc tái cơ cấu đầu tư công sẽ có một lộ trình cụ thể thế nào. Tháng 5/2012, Chính phủ mới trình lên Quốc hội...

    Theo Đoàn Trần
    VnEconomy
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em ptkh ui ! Ngày Tết đến rùi vui vẻ lên chứ !!!:-??:-??:-??
    [};-[};-[r2)][r2)][r2)]
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120119104921594CA32/dong-usd-ha-gia-tren-thi-truong-the-gioi.chn


    Đồng USD hạ giá trên thị trường thế giới










    [​IMG]
    Nhu cầu đối với đồng euro vẫn hạn chế trước thềm cuộc đối thoại lần thứ 2 giữa quan chức chính phủ Hy Lạp và trái chủ về kế hoạch hoán đổi nợ.
    Đồng USD có 2 ngày giảm giá so với đồng euro nhờ dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang phục hồi tốt, TTCK châu Á tiếp đà tăng điểm của thị trường toàn cầu. Nhu cầu đối với đồng tiền an toàn giảm.

    Đồng won Hàn Quốc mạnh lên so với phần lớn các loại tiền tệ lớn trước dấu hiệu cho thấy số lượng người Mỹ nộp hồ sơ xin thất nghiệp lần đầu hạ.

    Đồng đôla Úc hạ phiên đầu tiên trong 3 phiên gần đây, số liệu từ chính phủ Úc cho thấy các công ty Úc bất ngờ sa thải nhân viên.

    Nhu cầu đối với đồng euro vẫn hạn chế trước thềm cuộc đối thoại lần thứ 2 giữa quan chức chính phủ Hy Lạp và trái chủ về kế hoạch hoán đổi nợ.

    Ông Junichi Ishikawa, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán IG Markets Securities, nhận xét: “Sự phục hồi của kinh tế Mỹ là lý do duy nhất có thể tác động đến tâm lý trên thị trường. Khi cổ phiếu tăng giá, nhà đầu tư thường bán các loại tiền tệ, ví như đồng USD.”

    Trên thị trường Tokyo phiên sáng hôm nay, đồng USD không thay đổi nhiều ở mức 1,2853USD/euro, phiên ngày hôm qua đồng USD hạ giá 1%, mức hạ sâu nhất từ ngày 11/11/2011.

    Đồng yên giao dịch với đồng euro ở mức 98,64 yên/euro từ mức 98,83 yên/euro.

    Đồng USD hạ 0,1% xuống 76,74 yên/USD. Đồng won tăng 0,5% lên 1.136,35 won/USD.

    Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 1%. Chỉ số S&P 500 tăng 1,1% tại thị trường New York phiên ngày hôm qua và đóng cửa ở mức cao nhất từ tháng 7/2011.

    Viện tài chính quốc tế (IIF) dự báo Hy Lạp có thể đạt được thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân về hợp đồng hoán đổi nợ trước thời điểm cuối tuần này.

    Đình Hảo

    Theo TTVN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này