Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5715 người đang online, trong đó có 635 thành viên. 08:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30855 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em Tím ăn Tết kỹ quá ! :-??:-??:-??
    [​IMG] [r32)][};-
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [​IMG]
    Em Tím iu ui !!![r32)][};-
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/475068/Hay-la-cong-dan-danh-du-cua-Hoang-Sa.html

    Thứ Bảy, 28/01/2012, 08:45 (GMT+7) Trò chuyện đầu năm


    Hãy là công dân danh dự của Hoàng Sa


    TT - “Điều quan trọng hơn bây giờ là phải chuẩn bị cho một phiên tòa quốc tế và việc kết nạp công dân danh dự cho Hoàng Sa là cách huy động lực lượng nhằm chuẩn bị cho việc đấu tranh vì công lý: Hoàng Sa là của Việt Nam!”.


    Đó là một hiến kế mà ông Bùi Văn Tiếng - trưởng Ban tổ chức Thành ủy kiêm chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử TP Đà Nẵng - đưa ra với Tuổi Trẻ ngay trong ngày đầu năm mới.
    Ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh: “Mong muốn trở thành công dân của mình như là một tâm nguyện, một sự gắn bó, một lời khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.




    [​IMG]
    Học sinh Trường THCS Trần Quý Cáp, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng tìm đọc tư liệu trong cuốn Ký ức Hoàng Sa do UBND huyện đảo Hoàng Sa sưu tầm và biên soạn - Ảnh: ĐĂNG NAM Ai cũng có quyền trở thành công dân của Hoàng Sa

    [​IMG]
    Ông Bùi Văn Tiếng - Ảnh: Tấn Vũ
    * Với tư cách là người nghiên cứu lịch sử, ông có hiến kế gì để đòi lại Hoàng Sa bằng giải pháp hòa bình? - Trước hết phải tăng cường xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về Hoàng Sa. Việc thứ hai, theo tôi, lâu nay huyện đảo Hoàng Sa đã có chức danh chủ tịch và có công chức phụ trách huyện. Nếu xem chủ tịch và các công chức này là công dân Hoàng Sa thì cũng được, nhưng nói chung Hoàng Sa mới dừng lại ở công chức chứ chưa có công dân.
    Chính vì vậy để huyện đảo Hoàng Sa trở thành một thực thể chính trị xã hội sinh động, góp phần vào công cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa thì Hoàng Sa của chúng ta phải có công dân. Từ đó tôi mới nghĩ đến việc nên chăng chúng ta phát động một cuộc đăng ký trở thành công dân danh dự của huyện Hoàng Sa.
    Trên thế giới việc trở thành công dân danh dự cũng khá phổ biến. Ví dụ những TP lớn, người ta mời những người ưu tú, tất nhiên là số ít, một vài người trở thành công dân danh dự của TP. Đó là một hình thức tôn vinh. Còn ở bối cảnh của chúng ta lại hoàn toàn khác. Trở thành công dân danh dự cho một vùng đất đang bị tạm chiếm trái phép thì công dân danh dự thể hiện tình cảm của người đăng ký với quê hương của mình. Mong muốn trở thành công dân của mình như là một tâm nguyện, một sự gắn bó, một lời khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa chứ không phải là một hình thức nhằm tôn vinh cá nhân nào đó như các nước trên thế giới.

    Ông Đặng Công Ngữ (chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng):
    Một ý tưởng rất hay
    Đó là một ý tưởng rất hay, nhất là đối với người nước ngoài hoặc là người Việt nhưng có quốc tịch nước ngoài.
    Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho huyện đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng trong việc tìm kiếm tài liệu tại các tàng thư quốc tế phục vụ cho sau này. Bản thân tôi tán thành, tuy nhiên đây chỉ là ý tưởng của một cá nhân và cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác nữa có liên quan đến vấn đề công nhận công dân danh dự, nhất là đối với công dân trong nước. Làm gì thì làm, vấn đề cốt lõi vẫn là làm sao đấu tranh để đòi lại Hoàng Sa bằng giải pháp hòa bình.
    * Vậy đối tượng sẽ như thế nào? - Tôi là người Đà Nẵng, tôi ở quận Hải Châu, quận Thanh Khê hay bất kỳ quận nào trên địa bàn TP này đều có quyền đăng ký để trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa. Không chỉ ở Đà Nẵng mà tất cả các địa phương khác trên cả nước, thậm chí người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài hay tất cả mọi người trên thế giới này đều có quyền đăng ký để trở thành công dân danh dự Hoàng Sa.
    * Nhưng thưa ông, làm sao để tổ chức hoạt động cho những công dân danh dự này. Tức là khi đã trở thành công dân danh dự rồi thì họ sẽ làm những gì để cống hiến, đóng góp?
    - Theo tôi, họ có thể làm rất nhiều việc cho quê hương của mình, nhưng trước tiên là làm ba việc. Với những người giỏi ngoại ngữ (Anh, Hoa, Nhật, Pháp, Bồ Đào Nha...), đặc biệt là những người ở các nước sở tại hoàn toàn có thể sử dụng năng lực ngoại ngữ của mình “thâm nhập” vào các thư khố, trung tâm tư liệu để tìm kiếm tài liệu cổ trong các thư tịch cổ nhằm góp phần khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Mà cái đó hiện nay bản thân người Việt chưa có nhiều điều kiện, đặc biệt là người Việt trong nước. Lâu nay người Việt cũng có một số người làm (các nghiên cứu sinh, làm luận án về Hoàng Sa) nhưng họ chỉ làm trong phạm vi luận án của họ thôi.
    Còn với những người giỏi về luật pháp, nhất là luật pháp quốc tế, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về việc tranh chấp chủ quyền biển đảo, quyền tài phán trên biển... Tất cả những vấn đề này nhằm giúp tư vấn cho Chính phủ Việt Nam khi vấn đề Hoàng Sa được đưa ra tòa án quốc tế, khi đó chúng ta có đầy đủ tài liệu để tranh tụng trước tòa. Đó là nhóm những chuyên gia về ngôn ngữ và chuyên gia về luật pháp.
    Với số đông các công dân danh dự khác thì tùy theo điều kiện sinh sống, làm việc và đang ở bất kỳ đâu đều có thể trở thành những tuyên truyền viên về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Một người hay một nhóm người nói thì có thể chưa có sức mạnh, nhưng một trăm nghìn người, một triệu người hay cả trăm triệu người cùng đồng lòng nói thì vấn đề sẽ khác đi nhiều.
    Hợp với ý nguyện, lòng dân
    * Nhưng để triển khai trong thực tế thì phải như thế nào, thưa ông?
    - Vâng, đó là ý tưởng, còn để triển khai được thì cần phải có ý kiến từ cấp Chính phủ. Chính phủ phải cho phép vì nó liên quan đến đối nội, đối ngoại và Bộ Ngoại giao phải vào cuộc cùng với UBND huyện đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng. Khi ấy UBND huyện đảo Hoàng Sa chỉ cần mở một trang web và người dân vào đó để đăng ký trở thành công dân danh dự cho huyện của mình. Không chỉ người Việt mà chương trình này mở cho tất cả mọi người, tất cả những ai yêu quý Hoàng Sa, yêu quý chân lý Hoàng Sa là của Việt Nam đều có quyền đăng ký tham gia.
    * Khi đã trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa thì Nhà nước có cấp cho những công dân danh dự ấy một loại giấy tựa như giấy CMND hiện nay không?

    Xây dựng trụ sở cho Hoàng Sa
    * Cách đây ba năm, UBND huyện đảo Hoàng Sa có đưa ra một đề án xây dựng trụ sở riêng cho huyện đảo Hoàng Sa tại bán đảo Sơn Trà, nhưng sau đó đề án này không được triển khai. Bây giờ đề án này như thế nào rồi, thưa ông?
    - Tôi có biết, và thông tin mới nhất mà tôi biết được thì đề án này đang triển khai trở lại. Cách đây mấy năm khi tôi còn làm bí thư quận Thanh Khê, tôi có đi dự một cuộc họp và tại cuộc họp này lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có đề xuất đưa ra một phương án mở rộng địa giới hành chính đối với huyện đảo Hoàng Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa hiện nay và một vài phường ven biển của Đà Nẵng để trở thành huyện đảo Hoàng Sa và có trụ sở huyện lỵ đóng tại Đà Nẵng. Thật ra trước giải phóng, chính quyền Sài Gòn cũng đã làm điều này rồi.
    - Theo tôi, sau khi tập hợp được rồi thì chúng ta sẽ tiếp tục tính đến vấn đề đó. Cái quan trọng trước mắt bây giờ là làm sao tổ chức cho họ đăng ký và tập hợp được lực lượng theo từng nhóm, từng vùng, từng quốc gia. Khi ấy, đại diện cho chính quyền huyện Hoàng Sa có thể sang Ý, sang Pháp, sang Bồ Đào Nha... để kết nối gặp gỡ nhóm các công dân danh dự của huyện mình thông qua đại sứ quán tại các nước. Nói một cách nôm na là giống như họp đồng hương vậy, rồi thông qua đó có thể nhờ họ làm một số việc gì đó liên quan đến tư liệu Hoàng Sa... Hay như trong nước thì bằng cách làm này chúng ta có thể huy động nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công dân có trách nhiệm với Tổ quốc có thể vào thư khố của các chế độ cũ tại Đà Lạt hay tại TP.HCM để tìm kiếm, sao chụp tài liệu chuyển cho UBND huyện đảo Hoàng Sa.
    * Ông có nghĩ ý tưởng của ông sẽ được chấp thuận?
    - Tôi nghĩ cấp trên sẽ chấp thuận vì qua dư luận ban đầu cho thấy hầu như 100% đều đồng tình ý tưởng trên. Ngay như ngư dân Mai Phụng Lưu (Lý Sơn, Quảng Ngãi) khi gặp tôi cũng trăn trở là làm sao để ông có thể trở thành công dân Hoàng Sa. Chứ một năm có đến cả chục lần bước chân lên các đảo ở Hoàng Sa mà chưa phải là công dân của vùng đất mình yêu quý đó thì nghe vô lý quá. Vậy nên tôi nghĩ Chính phủ nên cho triển khai ý tưởng này và tôi tin rằng ai là người Việt cũng sẽ đăng ký là “công dân danh dự của Hoàng Sa”.
    Ngay sau lời phát biểu của Thủ tướng ***************, mọi vấn đề xem ra rõ ràng rồi. Và tất cả những điều mà chúng ta đang nói ra đây nếu trở thành hiện thực sẽ rất tốt cho chúng ta sau này. Mọi thứ quan trọng hơn rất nhiều bây giờ là chuẩn bị cho phiên tòa quốc tế và việc kết nạp công dân danh dự cho Hoàng Sa là một cách huy động lực lượng. Cả trăm người cùng tìm ra một bản đồ giống như nhau ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ khác xa với một người tìm ra một bản đồ ở một quốc gia nào đó chứ!
    * Thưa ông, trên thế giới đã có quốc gia nào làm như cách mà ông đề xuất chưa?
    - Tôi chưa thấy quốc gia nào làm nhưng tôi tin rằng đây là một cách làm hợp ý nguyện với lòng dân nước Việt.
    ĐĂNG NAM - TẤN VŨ


    Từ lâu tôi đã xem mình là công dân Hoàng Sa rồi !
    Với các bài thơ về Hoàng Sa , và ngay như email của tôi : lenguyenhoangsa@yahoo.com.vn

    Các bạn thành viên chủ đề này cũng như chủ đề Biển Đông trước đây nên theo dõi tin tức thường xuyên để đăng ký trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa nhé !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Ban-doc/475069/Duong-hoa-xuan-khong-quen-Hoang-Sa-Truong-Sa.html

    Thứ Bảy, 28/01/2012, 06:01 (GMT+7)
    Đường hoa xuân không quên Hoàng Sa, Trường Sa!


    TT - Một trong những bất ngờ của đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) năm nay là hình ảnh ghi nhớ Hoàng Sa, Trường Sa.
    >> Nô nức du xuân trên đường hoa Nguyễn Huệ
    >> Hàng vạn người nô nức đi đường hoa - đường sách
    Giữa khung cảnh hoa xuân muôn hồng nghìn tía, người ta thấy nổi bật lên, nhất là về đêm, một bức bản đồ Việt Nam hoành tráng, kết bằng đèn màu, phủ kín toàn bộ mặt tiền 11 tầng lầu khách sạn Oscar. Trên bản đồ, lấp lánh hình ảnh hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

    [​IMG]
    Góc cà phê Hoàng Sa, Trường Sa phía mặt tiền khách sạn Oscar, Q.1, TP.HCM (ảnh chụp chiều 27-1)- Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂNCàng thú vị hơn, ngay trước cửa khách sạn, tại sảnh cà phê trên hè đường đều có trang trí hình con tàu và nhà giàn biểu tượng Hoàng Sa, Trường Sa đi cùng hình ảnh rồng bay.
    Hỏi chuyện một số bạn trẻ uống cà phê tại đây đêm giao thừa, các bạn cho biết rất thích thú được thấy Hoàng Sa, Trường Sa xuất hiện trên đường hoa. Có bạn còn nói mong rằng sau tết, khách sạn Oscar sẽ duy trì góc cà phê Hoàng Sa, Trường Sa. Chắc chắn sẽ có nhiều người đến đây!
    Trong khi đó, tại khu vực đường sách trên đường Mạc Thị Bưởi và Ngô Đức Kế, không những có khá nhiều sách về chủ quyền biển đảo mà còn có hình ảnh bia chủ quyền, chiến sĩ hải quân ở Hoàng Sa, Trường Sa.
    Thêm nữa, nhiều khách du xuân còn chú ý dừng chân xem các panô của Sở Tài nguyên - môi trường giới thiệu đề án xanh hóa đường Hoàng Sa, Trường Sa dọc kênh Nhiêu Lộc. Dòng kênh sau khi được xanh hóa sẽ càng tôn giá trị hai con đường tự hào mang tên Hoàng Sa, Trường Sa. Có lẽ nhiều người đều đồng tình trên con đường này sẽ có thêm cây phong ba, cây bàng vuông - đặc sản của hai quần đảo này.
    Mong rằng năm sau tại các đường hoa, lễ hội tết trên cả nước vẫn tiếp tục xuất hiện hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh hoa xuân, càng hay đẹp biết mấy nếu có thêm các cụm san hô, cây bàng vuông, cây phong ba của hai mảnh đất, hai đứa con không thể mất, không thể quên của Tổ quốc!
    PHÚC TIẾN

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Một việc làm hay và ý nghĩa !
    Hãy nhân rộng điển hình này từ năm tới , sao cho khắp mọi nơi trên tổ quốc ta và cả những nơi có người Việt sinh sống ở nước ngoài đều có hình dáng của Hoàng Sa - Trường Sa mỗi dịp xuân về !


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Chủ Nhật, 29/01/2012, 08:00 (GMT+7)
    Hãy là công dân danh dự của Hoàng Sa:


    Thể hiện tình cảm và trách nhiệm
    TT - Ngay sau khi ông Bùi Văn Tiếng đưa ra đề nghị chuẩn bị cho một phiên tòa quốc tế và việc kết nạp công dân danh dự cho Hoàng Sa, rất nhiều chuyên gia, bạn đọc đã bày tỏ quan điểm của mình.
    Ông Tiếng là trưởng Ban tổ chức Thành ủy kiêm chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử Đà Nẵng.
    >> Hãy là công dân danh dự của Hoàng Sa

    [​IMG]
    Học sinh Trường THCS Trần Quý Cáp, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng tìm đọc tư liệu trong cuốn Ký ức Hoàng Sa do UBND huyện đảo Hoàng Sa sưu tầm và biên soạn - Ảnh: ĐĂNG NAM Ông Lê Bộ Lĩnh
    (phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường):

    Nên có tiêu chí cụ thể
    Tôi thấy rằng việc này nên làm vì thể hiện tình cảm và trách nhiệm của người VN nói chung với chủ quyền lãnh thổ của mình. Nó cũng là sự thể hiện tình cảm và trách nhiệm với lịch sử của cha ông ta. Vì vậy, chúng ta không chỉ công nhận công dân danh dự của Hoàng Sa cho những người có tâm huyết, tình cảm mà nên có những hình thức khác nữa để vinh danh mọi thế hệ đã có công sức xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và chứng minh chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
    Làm như vậy, lịch sử sẽ có sự tiếp nối liên tục và tinh thần yêu nước, lòng tự cường của dân tộc, ý thức giữ gìn bờ cõi sẽ luôn được hun đúc và lưu truyền cho mọi thế hệ.
    Tôi cho rằng từ ý tưởng đến thực hiện trên thực tế cần có những bước chuẩn bị. Đà Nẵng đề xuất ý tưởng này cần đề xuất luôn tiêu chí để trở thành một công dân danh dự của Hoàng Sa. Bởi vì khi đã được công nhận là công dân danh dự của Hoàng Sa, người đó phải có đóng góp gì đó cho cuộc đấu tranh hòa bình để lấy lại quần đảo Hoàng Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đang bị xâm chiếm trái phép.
    TS Hoàng Ngọc Giao
    (viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển):

    Không vướng gì về mặt pháp luật
    Tôi có thể khẳng định rằng chúng ta không có gì phải phân vân về tính pháp lý của danh hiệu công dân danh dự của Hoàng Sa. Cho đến nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về danh hiệu này cũng như thủ tục pháp lý để được công nhận là công dân danh dự, nhưng luật pháp cũng hoàn toàn không cấm việc này và trong lịch sử, các địa phương như TP.HCM hay Thừa Thiên - Huế từng trao danh hiệu công dân danh dự cho những người không có hộ khẩu thường trú ở đó nhưng đã có đóng góp cho sự phát triển và cho hòa bình của các địa phương đó.
    Luật pháp không phải bao giờ cũng có thể quy định hết mọi vấn đề nảy sinh trong thực tế và không phải lĩnh vực nào cũng cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Trong vấn đề này, tôi cho rằng công dân danh dự là một danh hiệu mà chính quyền của một quốc gia hoặc chính quyền một địa phương hoàn toàn có thể trao cho những người có đóng góp cho sự phát triển của quốc gia hoặc địa phương mình.
    Chỉ khi trở thành công dân chính thức thì mới phải trải qua thủ tục pháp lý bắt buộc và mới có sự gắn bó bắt buộc về quyền lợi và nghĩa vụ, còn công dân danh dự là một danh hiệu mang ý nghĩa văn hóa và nhằm vinh danh những con người tuy không thường trú ở nơi đó nhưng lại có tình cảm tha thiết và nguyện vọng đóng góp thiết thực.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc:
    Cần nhận được sự ủng hộ của Nhà nước
    Trước hết, về mặt tình cảm, tôi ủng hộ ý tưởng rất hay của các bạn đồng nghiệp của tôi ở Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này trở thành hiện thực, nó sẽ giúp mọi người chia sẻ tình cảm và trách nhiệm đối với một vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc đang bị tạm chiếm trái phép.
    Tuy nhiên, để có thể thực hiện được ý tưởng này, chắc là cần một số thủ tục về mặt pháp lý, nghĩa là phải nhận được sự ủng hộ của Nhà nước. Người đề xuất ý tưởng này là trưởng Ban tổ chức Thành ủy đồng thời là chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử TP Đà Nẵng.
    Như vậy, cơ quan của Đảng cũng như của Hội Nghiên cứu lịch sử không có quyền công nhận công dân danh dự cho ai cả, mà để công nhận công dân danh dự thì Nhà nước phải làm việc này, nghĩa là phải có sự đồng thuận của *************, Chính phủ hoặc UBND TP Đà Nẵng.
    LÊ KIÊN ghi

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/474998/Khai-hoi-dua-thuyen-tren-que-huong-hung-binh-Hoang-Sa.html

    Khai hội đua thuyền trên quê hương hùng binh Hoàng Sa


    TTO - Hôm nay, ngày 26.1 (mùng 4 tết Nhâm Thìn), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa đã tổ chức hội đua thuyền truyền thống của bà con đất đảo.

    [​IMG]
    Đua thuyền trên đảo Lý Sơn - Ảnh: V.Q.Cầu
    Có 8 thuyền đua được chạm khắc theo bộ tứ linh: long, ly, quy, phụng của ngư dân xã đảo An Vĩnh và An Hải tham gia. Theo bà con nơi đây, Hội đua thuyền của ngư dân có từ lâu đời nhằm để tạo hưng phấn cho bà con ngư dân trước mùa biển mới để đánh bắt tôm cá đạt hiệu quả hơn và cũng nhằm để tưởng nhớ những hùng binh đất đảo từng một thời vâng mệnh vua ban ra quần đảo Hoàng Sa để cắm cột mốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
    Trên cơ sở vòng sơ khảo, Ban tổ chức huyện đảo Lý Sơn chọn ra 4 thuyền đua để tham gia vòng chung kết giải đua thuyền truyền thống huyện đảo Lý Sơn vào ngày mùng 8 tết.
    V.Q.CẦU
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/473968/Gia-toc-cua-dai-duong.html

    Gia tộc của đại dương



    TT - Ông ngồi lặng dõi mắt ra biển trông bóng các con tàu trở về. Mùa này biển Đông hay dông bão. Ngư dân phải đối mặt nhiều hiểm nguy, nhưng họ vẫn quyết ra đi như bao lớp tổ tiên dòng họ Phạm đã can trường vượt trên đầu sóng ngọn gió. Biển cả trước mặt họ không chỉ là cuộc mưu sinh nhọc nhằn, hiểm nguy mà còn thấm đẫm cả anh linh, khí phách của tổ tiên...

    [​IMG]
    Lý Sơn - hòn đảo in đậm dấu vết dòng họ Phạm trong các hải đội Hoàng Sa - Ảnh: Quốc Việt Lần nào ra Lý Sơn tôi cũng ghé nhà ông Phạm Thoại Tuyền, một hậu duệ họ Phạm có công khai mở hòn đảo lịch sử kiêu hùng này. Cùng ông, tôi đã đi thăm viếng, thắp hương ở đài bia liệt sĩ Hoàng Sa, trên những nấm mộ chiêu hồn thờ các anh hùng vị quốc vong thân Phạm Hữu Nhật, Phạm Quang Ảnh... Nhiều gia phả xưa ở đảo kể rằng từ thế kỷ 15-16, người Việt đã dong thuyền ra Lý Sơn và trở thành các bậc tiền hiền được thờ cúng đến tận ngày nay. Trong đó, dòng họ Phạm (gồm hai nhánh Phạm Văn và Phạm Quang) đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử trên hòn đảo đầu sóng ngọn gió.
    Mộ chiêu hồn và lịch sử hào hùng
    Bao biến động thời cuộc thăng trầm cùng dòng chảy thời gian, người muôn năm cũ đã khuất bóng trong đại dương sâu thẳm. Nhưng cả chính sử lẫn ký ức truyền đời của người dân Lý Sơn còn lưu mãi thì họ Phạm chính là một trong những dòng tộc từng cống hiến bao lớp hùng binh cho các đội Hoàng Sa ra đi tiếp nối bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Và lần nào ra đảo, tôi cũng lang thang tìm lại dấu vết những tiền nhân có công với đất nước. Giữa trùng điệp mộ cát chiêu hồn ở Lý Sơn, nấm mộ không hài cốt cai đội Phạm Quang Ảnh nằm lặng lẽ trong mảnh vườn nhà ông Phạm Quang Tĩnh, một hậu duệ nhiều đời của vị hùng binh đã hi sinh xác thân cho chủ quyền nước Việt ở quần đảo Hoàng Sa.
    Ông Tĩnh bùi ngùi tâm sự: “Đời ông tổ, ông cố, ông nội, rồi đến đời cha, đời tôi luôn tâm nguyện vun đắp, bảo vệ nấm mộ tổ tiên này. Đảo Lý Sơn chơi vơi giữa biển, lắm gió nhiều mưa. Mộ chiêu hồn lại chỉ là đụn cát lơ thơ rất dễ bị xóa nhòa dấu vết nếu hậu thế lãng quên”. Theo ký ức truyền đời của gia tộc ông Tĩnh và các thư tịch cổ còn lưu giữ ở Lý Sơn, Phạm Quang Ảnh - người làng An Vĩnh (Lý Sơn), huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - là tổ tiên họ Phạm. Ông là người đi biển giỏi, đã từng dũng cảm đánh giặc cướp biển Tàu ô và có chức quan trong triều đình Gia Long. Đặc biệt, ông cũng là một trong những tên tuổi được triều đình giao trọng trách cai đội dẫn nhiều đoàn thuyền công phái đi Hoàng Sa từ rất sớm. Bộ sử Đại Nam thực lục chính biên đã chép: “Tháng giêng năm Ất Hợi (1815 - vua Gia Long) sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình”. Sang năm sau, bộ chính sử này lại tiếp tục ghi chép về những tráng binh Lý Sơn: “Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816), vua Gia Long ra lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét và đo đạc thủy trình”.
    Mỗi năm khởi hành vào tháng hai âm lịch và tháng tám thì về đến bờ, các hải đội Hoàng Sa của Phạm Quang Ảnh đã dong thuyền ra đi nhiều chuyến và có một chuyến cuối cùng ông đã không thể trở về. Thân xác ông gửi lại cho đại dương, nên người còn sống ở quê hương Lý Sơn đã phải làm nấm mộ chiêu hồn không có hài cốt để thờ tự. Công đức với Tổ quốc của Phạm Quang Ảnh đã được chính nhà vua tôn vinh khi phong Thượng đẳng thần để thờ cúng tại thôn Đông, An Vĩnh, Lý Sơn. Và ông đã được người dân quê đảo truyền đời thành kính thờ cúng như một nhân thần phù hộ cho các lớp hùng binh tiếp bước ông dong thuyền ra đi giữ vững chủ quyền Hoàng Sa.
    Cách nay hơn mười năm, lần đầu ra Lý Sơn, tôi đã thắp nén nhang đầu tiên lên nấm mộ chiêu hồn đặc biệt này. Đó là nấm mộ cát rất đặc biệt khi có chiều dài cũng bình thường như bao nấm mộ khác nhưng lại có chiều rộng cả chục mét. Các hậu duệ Phạm Quang Ảnh như ông Tĩnh đã rưng rưng kể rằng đó là mộ chiêu hồn tập thể. Cai đội Phạm Quang Ảnh trong một chuyến đi Hoàng Sa đã hi sinh cùng những người lính dũng cảm. Ngoài ông và một vài tên tuổi khác tạm được xác định như Phạm Quang Thanh, linh hồn của nhiều người lính dưới nấm mộ tập thể này vẫn còn khuyết danh. Các bậc cao niên ở Lý Sơn đã có lần tâm sự với tôi đó là bí ẩn còn lại của nấm mộ này và cũng là nỗi ray rứt, ngậm ngùi của họ. Những tráng binh trong hải đội Phạm Quang Ảnh thuộc nhiều dòng họ khác nhau ở Lý Sơn, thời gian lại đằng đẵng trôi qua nên danh tính nhiều người đành nhòa phai cùng lịch sử!
    Những ngày lang thang đảo cát huyền thoại, thắp nén nhang vọng nhớ công đức tiền nhân, tôi còn tìm được nhiều tổ tiên họ Phạm đã hiến thân vì quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc. Tên tuổi chánh suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đã đi vào lòng người hậu thế nước Việt khi nấm mộ chiêu hồn trên núi Chóp Vung được chuyển về nằm dưới bóng tượng đài Hoàng Sa. Bất cứ người khách nào ra thăm hòn đảo lịch sử, nghiêng mình dưới tượng đài Hoàng Sa đều không quên thắp hương lên mộ người anh hùng Phạm Hữu Nhật.




    [​IMG]
    Hậu duệ Phạm Đoàn thắp nén hương vọng nhớ anh hùng Phạm Quang Ảnh - Ảnh: Quốc Việt Tiếp bước tổ tiên
    Nhiều lần ra hòn đảo lịch sử này, tôi có dịp ngồi với hậu duệ họ Phạm, hay hỏi chuyện ký ức hào hùng về các bậc tiền nhân của họ. Ngoài những tên tuổi lưu danh sử sách như Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật, Phạm Văn Sanh, Phạm Quang Thanh, Phạm Văn Nguyên, Phạm Văn Biện, còn biết bao hùng binh Hoàng Sa đã khuyết danh với thời gian… Không giấu vẻ tự hào, ông Phạm Thoại Tuyền tâm sự: “Dân Lý Sơn có câu thơ truyền đời: Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn. Người đi thì dễ nhưng không thấy về. Chỉ cách đây khá lâu, khi động cơ tàu thủy bắt đầu được một số ngư dân miền Trung thay cho cánh buồm mà chuyện ra Hoàng Sa cũng không đơn giản, vì vùng biển này nhiều bãi ngầm, lắm bão dông khó lường. Điều đó chứng tỏ tổ tiên ngày xưa không chỉ thạo nghề đi biển mà còn rất quả cảm trên sóng gió đại dương”.
    Ông Phạm Đoàn, một hậu duệ đang trực tiếp thờ cúng linh vị hùng binh Phạm Hữu Nhật, tự hào tâm sự đến nay con cháu họ Phạm ở Lý Sơn đã lên đến hàng ngàn người. Nhiều gia đình vẫn tiếp nối ngọn lửa can trường đi biển của tổ tiên. Ông Đoàn có 11 anh em thì bảy anh em trai đều từng treo sinh mạng mình trên đầu sóng ngọn gió. Đến đời con trai họ lại nối bước cha, và giờ qua lớp cháu tuổi gần đôi mươi lại tiếp tục ra khơi. “Thời nay có nhiều nghề nhẹ nhàng, an toàn để mưu sinh hơn xưa, nhưng con cháu chúng tôi vẫn một lòng tiếp nối nghề biển của cha ông” - ông Đoàn nói.
    Kể chuyện Phạm Hữu Nhật, Quốc triều chính biên toát yếu còn chép tỉ mỉ rằng: “Tháng giêng năm Bính Thân thứ 17 (1836), triều đình đã khiến thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đến Quảng Ngãi, thẳng tới miền Hoàng Sa, không nệ cù lao nào, cồn cát nào, phàm chiều dài, chiều ngang, chiều rộng, chiều cao, chu vi và bốn phía gần đó có cát ngầm đá mọc hay không, hình thế hiểm dị thế nào, từ cửa biển ra đó đường thủy ước bao nhiêu dặm, bờ biển thuộc địa phương nào, nhất nhất ghi chép rõ ràng. Lại chuẩn bị mang thẻ gỗ đến nơi dựng lên làm dấu, vẽ bản đồ đem về…”. Phạm Hữu Nhật đã nhận lãnh trọng trách dẫn đầu nhiều chuyến ra đi tiếp tục gìn giữ chủ quyền Hoàng Sa.
    Và cũng như Phạm Quang Ảnh, rồi đến một lần ông đã hiến dâng sinh mạng cho Tổ quốc. Trải cùng bao biến động thời cuộc, nguồn gốc người anh hùng này cùng nấm mộ chiêu hồn phai mờ theo thời gian. Mãi gần đây, danh phận, bản quán của ông mới rõ ràng khi họ Phạm tìm thấy thư tịch cổ khẳng định ông chính là Phạm Văn Triều ở quê hương Lý Sơn.
    QUỐC VIỆT


    Nên đặt tên đường Phạm Hữu Nhật , đường Phạm Quang Ảnh ở Đà Nẵng cũng như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh !
    Tôi đã tra Google nhưng mới thấy có đường Phạm Quang Ảnh ở Quảng Ngãi , còn đường Phạm Hữu Nhật hiện nay chưa có !
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/473978/Toi-ra-bien-thay-tron-ven-dat-nuoc.html

    Tôi ra biển thấy trọn vẹn đất nước



    TT - Bốn lần ra Trường Sa trong những chuyến nghiên cứu, khảo sát biển dài ngày, TS Dư Văn Toán (Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam) kể lại câu chuyện của những nhà nghiên cứu biển.

    [​IMG]
    Các nhà khoa học đưa thiết bị đo đạc xuống biển Năm 1986, tôi sang Liên Xô học một ngành được phân công: ngành hải dương học tại Trường Khí tượng thủy văn Petersburg. Cái tên ngành học mới mẻ lúc ấy đầy vẻ lãng mạn, tới mức có vài bạn muốn tôi đổi ngành học cho họ.
    Tìm đến Trường Sa
    Những năm sau đó, trở về làm việc tại Phân viện Hải dương học Hà Nội (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam), tôi cũng như nhiều anh em khác chờ đợi những chuyến đi biển để gắn kết các kết quả nghiên cứu khoa học với điều tra cơ bản và kết quả ứng dụng. Nghiên cứu biển những năm đó khá rải rác.
    Năm 2002, chuyến đi mong ước đầu tiên ra Trường Sa rốt cuộc cũng tới. Tôi là thành viên một nhóm gồm 10 nhà nghiên cứu của Phân viện Hải dương học Hà Nội, bốn nhà khoa học của Viện Địa lý, hai người của Viện Sinh học và một người từ Viện Vật liệu ứng dụng Nha Trang, TS Hoa Mạnh Hùng làm trưởng đoàn. Nhiệm vụ của chuyến đi Trường Sa là để có thêm các mẫu vật địa chất đảo, biển, các băng số liệu khảo sát địa chất và địa vật lý biển, sinh học - sinh thái biển đảo nhằm tiếp tục xây dựng tập atlas (bản đồ) tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đó cũng là lần đầu tôi được đi biển trên tàu Việt Nam, mọi thứ đều rất khác so với chuyến khảo sát biển Baltic thời sinh viên trên tàu “Giáo sư Dorofev”.
    Đó là một hành trình 40 ngày được chuẩn bị công phu. Chúng tôi lên con tàu mang tên “Biển Đông” của Công ty khai thác hải sản Biển Đông (Tổng công ty hải sản Biển Đông, Bộ Thủy sản), rời cảng cá Cát Lở (Bà Rịa - Vũng Tàu) sau năm ngày lắp đặt máy đo địa chấn, địa vật lý, các máy khác và chạy thử nghiệm ở vùng biển này. Đó cũng là cuộc tập dượt cho nhóm quen… sóng biển và không khí trên tàu, cách thức làm việc, phối hợp với thủy thủ đoàn. Hành trình từ Cát Lở ra đảo Trường Sa Lớn mất tới 46 giờ, cả nhóm trụ trên boong, ăn ngủ luôn trong nước biển vào những ngày sóng lớn, người khỏe đỡ người say sóng. Chưa bao giờ chúng tôi cảm nhận sự gắn kết mãnh liệt như những ngày trên tàu hồi ấy.
    Sáng ngày thứ ba, cả đoàn mừng rỡ thấy đảo Trường Sa Lớn hiện mỗi lúc một rõ trước mắt. Nghỉ lại trên đảo vài ngày, chơi vài trận bóng chuyền và đá bóng giao lưu cùng quân dân trên đảo, chúng tôi đi tiếp sang vùng Tư Chính - Vũng Mây nằm ở phía tây nam của đảo Trường Sa để tiến hành công việc đo đạc. Vùng này chỉ có các nhà giàn DK với diện tích sinh hoạt nhỏ, cheo leo như tổ chim giữa những đợt sóng lớn. Ở đó, chúng tôi bắt đầu 15 ngày ròng rã, chia từng ca để đo các tuyến địa vật lý, đo động lực, môi trường biển, lấy mẫu địa chất. Tất cả những số liệu đo đạc về sau được dùng để bổ sung và xây dựng các bản đồ tài nguyên môi trường cả vùng biển Trường Sa.
    Thời tiết biển ở đó cực kỳ khắc nghiệt. Vì vậy, chúng tôi làm việc cả ngày lẫn đêm, cố gắng hoàn tất trọn vẹn việc khảo sát, đo đạc cả ngàn kilômet tuyến đo địa chấn, đo động lực - môi trường biển, lấy mẫu địa chất… Những số liệu quý giá do chính tay chúng tôi lấy được ở vùng biển của Tổ quốc khiến chuyến đi đầu tiên trở thành chất xúc tác mạnh mẽ cho lòng yêu nghề. Đó cũng là nơi mà người ta cảm nhận tình yêu Tổ quốc một cách tự nhiên và vô cùng chân thành.

    [​IMG]
    TS Dư Văn Toán (trái) trong một chuyến đi khảo sát biển ở quần đảo Trường Sa Những lần trở lại
    Tháng 5-2003. Sau chuyến đi đầu tiên, toàn bộ số liệu đã được chúng tôi phân tích, xử lý sơ bộ. Chủ nhiệm dự án “Điều tra tổng hợp điều kiện tài nguyên môi trường vùng tây nam Trường Sa” là TS Nguyễn Văn Lương đã quyết định đi đo bổ sung một số tuyến, tới thêm nhiều điểm lấy mẫu để có thêm thông tin, dữ liệu cho một bức tranh tổng thể về tài nguyên môi trường toàn vùng biển này. Lần thứ hai, chúng tôi lại lên tàu “Biển Đông”... Chuyến đi tiếp tục mang lại nhiều mẫu vật địa chất quý. Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ sinh học và Viện Vật liệu ứng dụng Nha Trang cùng đi cũng đã triển khai việc trồng rong biển ở đảo.
    Tôi trở lại Trường Sa lần thứ ba vào năm 2005 trong một chuyến khảo sát dài hơn một tháng cho dự án “Điều tra tài nguyên môi trường một số vùng biển thuộc Trường Sa” do TS Nguyễn Thế Tiệp chủ trì. Lần này, đoàn xuất phát từ cảng Hải Phòng trên tàu hải quân. Mất một tuần (do gặp áp thấp nhiệt đới), chúng tôi ra đến vùng biển Song Tử Tây. Hoạt động thăm dò, khảo sát diễn ra đầy thận trọng, cuối cùng chúng tôi cũng hoàn tất việc đo đạc bãi Đinh Ba nằm ở đông bắc Trường Sa. Những dữ liệu thu được giúp hoàn thiện thêm hiểu biết về cấu trúc địa chất của phía bắc Trường Sa.
    Đó cũng là một chuyến đi gay cấn vì thời tiết với nhiều thiệt hại máy móc. Dây cáp máy đo môi trường biển mà chúng tôi thuê của Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội bị xước do va đập vào thành tàu, cả đoàn phải đợi mấy ngày để sấy khô, tìm chỗ hư hại để sửa và đo đạc lại. Một chiếc cuốc đại dương lấy mẫu cũng bị mắc kẹt trong rạn san hô gần Nam Yết ở độ sâu chừng 100m. Cả đoàn cố gắng mãi mà không kéo lên được, tiếc ngẩn ngơ vì mới dùng được mấy lần.
    Chuyến đi được mở rộng đến các vùng biển gần các đảo Đá Nam, Nam Yết, Đá Tây, nơi chúng tôi lần lượt lấy thêm được những mẫu trầm tích khu vực đông bắc Trường Sa, băng địa chấn tại đây. Cảnh quan thiên nhiên mỗi đảo, mỗi vùng biển thật khác nhau và vô cùng đa dạng, đặc biệt là hệ thực vật phong phú, tươi tốt ở đảo Nam Yết với những rạn san hô tuyệt đẹp.
    Chúng tôi còn đến Trường Sa một lần nữa, chuyến thứ tư vào năm 2006, kéo dài 26 ngày. Vẫn là hành trình khảo sát, đo đạc, thu thập mẫu vật quen thuộc. Trường Sa giờ đã trở thành một chốn đi về.
    Hàng ngàn mẫu vật, hình ảnh, hàng ngàn tư liệu, ghi chép… tập hợp lại đã được sử dụng cho việc tiếp tục lập thêm các bản đồ tài nguyên môi trường vùng biển đảo.
    Hành trình nghiên cứu, khảo sát nơi vùng biển đảo Trường Sa thân thương không chỉ mang đến những thông tin quý giá về mặt khoa học. Đó còn là nơi chúng tôi thấy được hình ảnh Tổ quốc vô cùng trọn vẹn.
    TS DƯ VĂN TOÁN
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    @ptkh

    Chào em ngày mới ! [};-
    Anh đi họp mặt nhóm bạn từ Đức về ngay bây giờ , em trông nhà tiếp nhé !
    Chúc em một ngày vui và hạnh phúc !

    [};-[};-[};-[};-[};-
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    2 cuộc tập trận liên tiếp của Mỹ - Nhật biểu hiện cho sự chuyển dịch chiến lược quốc phòng của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương.



    Tag: chuyển dịch, nhật bản, bill clinton, nhật, yama sakura, thái bình dương, Mỹ, tập trận, edge, bộ chỉ, keen edge
    [​IMG] (ĐVO) Các lực lượng Nhật và Quân đội Mỹ vừa khởi động cuộc tập trận Keen Edge 12 vào 24/1/2012 tại Yokota (Nhật Bản). Cuộc tập trận vốn được tổ chức đều đặn 2 năm 1 lần này sẽ diễn ra cho đến ngày 27/1/2012. Ngày 25/1, cuộc tập trận Yama Sakura cũng được khởi động. Cuộc tập trận dự kiến kéo dài đến ngày 5/2.

    Hai cuộc tập trận được Mỹ bắt đầu với Nhật trong tuần phản ánh tầm quan trọng chiến lược của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đối với Mỹ đúng với những gì được nêu trong bản Chỉ đạo Chiến lược Quốc phòng vừa được Tổng thống Barack Obama công bố vào đầu tháng 1/2012.

    Trung tá Hải quân Bill Clinton, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương cho hay 2 cuộc tập trận được thiết kế để tăng khả năng tương tác giữa quân đội Mỹ - Nhật cũng như sự sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài và bảo vệ sự ổn định cũng như an ninh trong khu vực. “Những cuộc tập trận thường niên thể hiện cam kết của chúng tôi bảo đảm hòa bình và an ninh trong khu vực để bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đối tác, đồng minh”, ông Bill Clinton cho hay.

    Keen Edge là cuộc tập trận định kỳ có sự tham gia của 500 quân nhân Mỹ đến từ Không Lực 13 có trụ sở ở căn cứ Không quân Hickam, Hawai và Đội 1, Lực lượng Hải quân Mỹ ở Nhật Bản cũng như khoảng 1380 quân nhân Nhật đến từ lực lượng Hải quân nước này. Trong cuộc tập trận này, trụ sở chính sẽ dùng máy tính giả lập các bước cần thực hiện khi có khủng hoảng xảy ra. Các binh sĩ tham gia Keen Edge sẽ thực hiện các nhiệm vụ như sơ tán hay bảo vệ cứ điểm phối hợp với phòng thủ tên lửa để tăng cường phối hợp và hợp tác song phương.

    Trong khi đó, khoảng 800 quân nhân Mỹ và hơn 3.500 binh sĩ Nhật đang tham gia cuộc tập trận Yama Sakura, cuộc tập trận chung lớn nhất giữa Mỹ và Lục quân Nhật kể từ sau trận động đất Great Tohuku tháng 3/2011. Cuộc tập trận Yama Sakuta tập trung vào khả năng lập kế hoạch, điều phối và tương tác giữa các lực lượng trên bộ của quân đội 2 nước. Nhận xét về cuộc tập trận, thiếu tướng David J.Conboy, phó chỉ huy quân đoàn 8 cho hay: “Cuộc tập trận Yama Sakura sẽ giúp nâng cao khả năng ngăn chặn các hiểm họa từ bán đảo Triều Tiên”.

    Trước đó, trong cuộc hội đàm cấp cao giữa các nhà lãnh đạo quân đội hai nước hồi tháng 12/2011 về các hoạt động chung và cam kết giữa Nhật và Mỹ. Trung tướng Ted Kresge, cho hay 2 bên sẽ tăng cường khả năng tương tác giữa quân đội 2 nước.

    Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, ông Clinton cho biết những cuộc tập trận trên nhằm nhấn mạnh sự quan tâm của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đây cũng là cơ hội cho các nước trong khu vực.



    Theo quocphong.baodatviet.vn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này