1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5590 người đang online, trong đó có 549 thành viên. 21:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31142 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Không bít vì sao suốt từ năm ngoái đến nay, BL vẫn chưa gặp ai nhỉ????????

    ~X~X~X~X~X
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Anh đây !!!>:D:D:D<[r32)][r32)][r32)][};-[};-[};-
  4. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Có tớ đây. [r2)]
    Đang có trận tennis hay. Quay sang xem tý đã. :D:D:D
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Biển Đông và chiến lược biển Việt Nam đến 2020

    [​IMG] ĐẶNG HƯƠNG

    29/01/2012 11:28 (GMT+7)
    [​IMG] Một buổi lễ tiếp nhận 21 viên đá đại diện cho chủ quyền 21 đảo ở Trường Sa của Việt Nam, diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    biển Đông và chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

    Năm 2011, những chủ đề liên quan đến biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa hay biển và hải đảo của Việt Nam... đã trở nên rất nóng bỏng.

    “Nóng” không chỉ bởi nó có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế mà còn bởi đây là vấn đề chủ quyền của Việt Nam.

    Đặng Hương

    Việt Nam có hơn 4.200 km2 biển nội thuỷ, có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với hơn 4.000 hòn đảo và bãi đá ngầm lớn nhỏ. Tính chung, biển Việt Nam khoảng 1 triệu km2. Vì vậy, phát triển kinh tế biển là một trong những trọng tâm kinh tế của Việt Nam.

    Chiến lược biển 2020

    Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

    Theo đó, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển...

    Tính tới thời điểm này, tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển ước tính chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển...

    Mặc dù chiếm tỉ trọng lớn, phát triển kinh tế biển của Việt Nam lâu nay vẫn dựa chủ yếu vào khai thác lợi thế tĩnh từ biển Đông. Đó là tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như thủy sản, dầu khí và nhiều loại khoáng sản khác...

    Biển Việt Nam có hơn 2.000 loài cá, trong đó có gần 130 loài cá giá trị kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm, cho khai thác 45.000-50.000 tấn rong biển... Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng khoảng 15-20% năm.

    Chỉ trong 10 năm, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với doanh số xuất khẩu tăng lên gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 đến 6 tỷ USD năm 2011, hiện Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.

    Biển Việt Nam có trữ lượng dầu khí lớn. Đã thăm dò chủ yếu các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước, Lan Tây... 1,2 tỷ m3 dầu, 2.800 tỷ m3 khí. Theo tính toán của các chuyên gia, tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối.

    Còn theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.

    Song theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, việc tận dụng lợi thế tĩnh của Việt Nam chủ yếu vẫn theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém.

    Trong khi việc khai thác lợi thế tĩnh mới ở giai đoạn đầu thì việc tận dụng lợi thế vị trí địa-kinh tế và địa-chiến lược đặc biệt của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là chưa tận dụng lợi thế nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á.

    Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới đều liên quan đến biển Đông và được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên.

    Các nhà phân tích về biển Đông của Việt Nam cho rằng, phát triển kinh tế biển của Việt Nam cần tận dụng được cả hai lợi thế này nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế của Việt Nam ngày một gia tăng.

    Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt về khai thác tài nguyên và môi trường biển, về sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển và bảo vệ biển, đảo....

    Thách thức phải đối mặt

    Ngoài Việt Nam, biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.

    Với những lợi thế sẵn có của mình, biển Đông đang trở thành mục tiêu trong chiến lược “hướng ra biển” của nhiều quốc gia. Đã có những quan điểm bất đồng, những mâu thuẫn căng thẳng hay thậm chí là những tranh chấp về chủ quyền giữa những nước trong khu vực biển Đông, trong đó nổi lên là những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Ngày 6/5/2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn (đường lưỡi bò) trên biển Đông lên Tổng thư ký Liên hợp quốc. Chỉ sau đó một ngày, tức ngày 7/5/2009, Việt Nam đã lên tiếng phản đổi, bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Kể từ đó đến nay, tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Trung Quốc có một số điều chỉnh chính sách theo hướng cứng rắn hơn trên thực địa, đặc biệt là tại biển Đông. Cùng với đó, 1-2 năm gần đây, người ta nhắc nhiều đến việc Mỹ quay trở lại khu vực và có một số điều chỉnh chính sách đối với vấn đề an toàn hàng hải và tranh chấp lãnh thổ khu vực. Một số nước ASEAN như Indonesia, Philippines cũng đã bắt đầu có những điều chỉnh chính sách nhất định.

    Một sự kiện quan trọng được coi là mở ra những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước đó là thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thỏa thuận này được ký kết trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc từ ngày 11-15/10/2011 theo lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ************* Hồ Cẩm Đào.

    Trên cơ sở đó, Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề trên biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận vừa được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

    (Trích phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 ngày 12/12/2011)

    Chúng ta giữ vững được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời từng bước giải quyết được nhiều vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển với các nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảo vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực.

    Ta và Trung Quốc đã ký được hiệp định biên giới trên bộ và hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên bộ, ký hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, hiệp định nghề cá vịnh Bắc Bộ, thỏa thuận về tuần tra chung của hải quân hai nước, và mới đây đã ký thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển...

    Ta cũng đã ký thoả thuận song phương về hợp tác giải quyết vùng chồng lấn trên biển với từng nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tạo thuận lợi cho những chương trình hợp tác rộng lớn hơn ở biển Đông trong khuôn khổ các nước ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc.

    Chủ trương giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế

    (************* Trương Tấn Sang phát biểu về quan điểm của Việt Nam trong giải quyết những tồn tại trên biển Đông tại Trung tâm Đông-Tây, Mỹ ngày 12/11)

    Bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, cũng đều có ý thức đầy đủ là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình. Việt Nam nói riêng và những thành viên ASEAN nói chung có liên quan đến biển Đông, hay bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, tôi nghĩ rằng cũng có suy nghĩ giống như chúng tôi.

    Chúng tôi chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Biển của Liên hiệp quốc năm 1982, và gần đây có một thỏa thuận quan trọng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề biển Đông (DOC). Chúng tôi giải quyết các vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, trên cơ sở luật quốc tế và thông qua đối thoại bằng ngoại giao.

    Và chúng tôi luôn luôn tuyên bố phải đảm bảo an ninh hàng hải, tự do hàng hải quốc tế của bất cứ quốc gia nào đi qua vùng biển Đông. Đây không chỉ là luật quốc nội mà còn luật quốc tế, thông lệ quốc tế mà người ta đã thỏa thuận từ nhiều năm nay.

    Yêu cầu các bên giữ nguyên trạng

    (Thủ tướng *************** trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII ngày 25/11)

    Chúng ta đã làm chủ thực sự hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó...

    Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

    Đối với việc thực hiện chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện UNCLOS 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này.
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [​IMG]

    Hết Tết rùi em Tím iu ui ! xuất hiện đi em !
    [r32)][};-:x
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tình yêu đúng nghĩa thường đến từ cả hai phía .
    Nếu một bên kiên trì theo đuổi , còn bên kia im lặng kéo dài thì nên xem lại có phải vì chưa hợp nhau chăng ?
    Một đặc điểm nữa của phái nữ là thường hay kiêu kỳ khi biết mình được nhiều người theo đuổi , nói theo các bạn trẻ bây giờ là " chảnh " [:D][:D][:D]
    Vậy nên dù yêu thương say đắm đếm mấy đi nữa , cũng không nên chảnh hóa chị em ! :-"
    Nói như người Pháp là " Theo tình tình chạy , trốn tình tình theo " !
    Hoặc " Theo tình tình phớt , phớt tình tình theo " !

    Suivre l'amour - l'amour fuit , fuire l'amour - l'amour suit !


    Bơ đi ! Có khi lại được ! ;))

    :-":-":-":-":-"
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    ^:)^^:)^^:)^

    Cụ lo cái thân cụ đi ! [:D]
    Khoan làm chiên da tư vấn tình yêu cho người khác , khi chính cụ đang không có mảnh tình vắt vai nào cả !

    :-":-":-"
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kệ tui ! :-":-":-"
    Bác cũng lo cái thân bác đi
    ! :p:p:p

    :)):)):))
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/ph...lippines-bat-tay-quan-su-trung-quoc-phan-ung/

    Mỹ - Philippines bắt tay quân sự, Trung Quốc phản ứng

    Chính phủ Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan đến Biển Đông nỗ lực hành động vì hòa bình và ổn đinh khu vực, sau khi Philippines đề xuất cho phép sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ ở nước này.
    > Hai tàu chiến Mỹ thăm Philippines


    Manila hôm thứ sáu cho hay họ có kế hoạch thực hiện nhiều hơn các cuộc tập trận chung với Mỹ, cũng như cho phép quân đội Mỹ triển khai trên cơ sở luân phiên. Đề xuất này được Washington ủng hộ bởi Mỹ đang thực hiện chiến lược trở lại châu Á Thái bình dương và muốn mở rộng hiện diện quân sự tại khu vực.
    Mỹ đã có kế hoạch điều 2.500 thủy quân lục chiến đến miền bắc Australia và triển khai một số tàu chiến ở Singapore. Tại châu Á Thái bình dương, Mỹ có các căn cứ quân sự trải dài từ Nhật Bản và Hàn Quốc xuống đến Guam và đảo Diego Garcia trên Ấn Độ dương.
    [​IMG]
    Tàu khu trục có tên lửa dẫn hướng của Mỹ USS Chafee đang ghé thăm Philippines. Ảnh: wn Trước diễn biến quân sự mới này, đại diện ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh muốn duy trì hòa bình và ổn định.
    "Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có nhiều nỗ lực hơn nữa hướng tới hòa bình và ổn định khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi thông báo tới AFP.
    Tuy nhiên báo chí Trung Quốc không phản ứng nhẹ nhàng như vậy. Bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu, phụ bản của một cơ quan phát ngôn của đảng Cộng sản Trung Quốc, tuyên bố rằng Bắc Kinh cần áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế Philippines.
    Bài xã luận có tiêu đề "Hãy để Philippines trả giá", cho rằng Bắc Kinh nên sử dụng "đòn bẩy để cắt giảm các hoạt động kinh tế", đóng băng "các mối liên hệ kinh tế với nước láng giềng nhỏ bé" này.
    "Cần để các nước trong khu vực lân cận với Trung Quốc hiểu rằng đối trọng với Trung Quốc bằng cách đứng về phía Mỹ không phải là lựa chọn khôn ngoan", xã luận có đoạn.
    "Các biện pháp trừng phạt chống Philippines sẽ cho nước này cơ hội lựa chọn giữa một bên là mất một người bạn như Trung Quốc với một bên là trở thành một đối tác yếu ớt của Mỹ".
    Tờ Nhân dân Nhật báo bản ra hôm nay đăng ý kiến của các nhà phân tích người Trung Quốc cho rằng Philippines đang "đưa ra những thông điệp sai lầm".
    Báo này dẫn lời ông Wang Junsheng, chuyên gia của Viện khoa học xã hội Trung Quốc, nói tín hiệu mà Philippines đưa ra có thể khiến Trung Quốc đánh giá sai ý định của Mỹ, gây nghi ngờ giữa hai nước.
    Theo ý kiến của Wang, Philippines đã nhận được một thông điệp "rõ ràng nhưng sai lầm" rằng Mỹ ủng hộ đối đầu ở Biển Đông, và điều đó có thể khiến tình hình khu vực thêm phức tạp.
    Một chiến lược gia quân sự của Trung Quốc tên là Peng Guangqian, cũng trên Nhân dân Nhật báo, thẳng thừng nói: "Cho dù nước ngoài có mạnh thế nào, họ không thể giúp người Philippines khẳng định chủ quyền" mà Trung Quốc cho là sai trái.
    Kể từ năm ngoái, sau các vụ đụng độ với lực lượng của Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines đã tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ, thể hiện trong hàng loạt cuộc tập trận ở phía tây nước này. Manila còn mua soái hạm của hải quân từ Mỹ và đang đặt mua thêm tàu tuần tra bờ biển cũng như máy bay chiến đấu.
    Điều này phù hợp với chiến lược trở lại Thái Bình dương và tăng hiện diện quân sự theo chiến lược của Tổng thống Obama. Mỹ cũng nhiều lần ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông, chủ yếu kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình. Mỹ khẳng định sát cánh với Philippines trong vấn đề chủ quyền.
    Biển Đông - nơi có tranh chấp chủ quyền giữa các nước gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia - là tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại thế giới, và được cho là có nguồn tài nguyên dồi dào.
    Mai Trang

    Cáo già khuyên bạn ăn chay ...
    Bạn xơi rau cỏ , cáo nhai gà mờ !
    Ai khôn, riêng cáo giả khờ ...
    Cáo hiền như thỏ , ngó lơ mất gà !


    :-":-":-":-":-"

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này