Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3472 người đang online, trong đó có 147 thành viên. 06:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 30853 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??
    Trung Quốc muốn có S-400 của Nga

    30/01/2012 08:26 (6 giờ trước) - Đã có 2514 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Sau khi mua và sao chép thành công hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga, Trung Quốc lại ngỏ ý muốn có được cả S-400.


    Tag: hệ thống, tên lửa đạn đạo, sao chép, trung quốc, nga, phòng, tên lửa phòng không, s-400 triumf, international peace research institute
    (ĐVO) Intenfax dẫn lời chuyên gia quân sự Vasily Kashin đến từ Trung tâm phân tích Công nghệ và Chiến lược của Nga cho biết, Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm của họ tới việc mua hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Nga S-400. Theo ông Kashin, Nga và Trung Quốc thậm chí đã thực hiện đàm phán về thỏa thuận này.

    Một số quan chức quân sự Nga cho biết, cần nhiều thời gian để có thể tiến tới cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không mới S-400 Triumf tới các đối tác nước ngoài, trong đó có cả Trung Quốc. Theo đó, việc xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không S-400 sẽ được xúc tiến ngay sau khi nhu cầu phòng không quốc gia được đáp ứng. "Không chỉ có Trung Quốc mà còn có nhiều quốc gia khác đang quan tâm đến vũ khí hiện đại này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ ưu tiên cho các đơn đặt hàng quốc phòng và các chương trình vũ khí nhà nước", ông Kashin nói.
    [​IMG] Hệ thống tên lửa phòng không S-400.
    Trong báo cáo năm 2011, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute - SIPRI) cho biết: Nga mong muốn cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400, máy bay vận tải cỡ lớn Ilyushin Il-476 và các tiêm kích hạm Su-33 cho tàu sân bay Trung Quốc với giá cả hợp lý, bất chấp mối lo ngại việc Trung Quốc có thể sao chép công nghệ quân sự và cạnh tranh tiềm năng trên thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu.

    Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf do Tổ hợp công nghiệp quân sự Almaz-Antei nghiên cứu chế tạo để có thể bảo vệ các mục tiêu chính trị quan trọng, các trung tâm hành chính, kinh tế và các căn cứ quân sự trước các cuộc không kích, các loại bom, tên lửa hành trình, máy bay không người lái, các tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa đạn đạo chiến thuật... từ trên không.

    Tên lửa của hệ thống S-400 có thể phá hủy các mục tiêu trên không ở phạm vi lên tới 250 km và tấn công các tên lửa đạn đạo không chiến lược ở khoảng cách 60 km.

    Đối với các mục tiêu như máy bay, UAV, trực thăng, bom..., tên lửa của hệ thống S-400 có thể tấn công phá hủy từ độ cao 10m đến 27 km. Phá hủy mục tiêu có tốc độ tối đa 4.800 m/giây và chỉ mất 5 phút để triển khai hệ thống.




    Theo quocphong.baodatviet.vn


  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Báo Trung Quốc nói về tiêm kích của Việt Nam

    30/01/2012 08:47 (5 giờ trước) - Đã có 1675 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Ban Quân sự quốc tế của Thời báo Hoàn Cầu mới đây có bài viết về tình hình hiện đại hóa của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong những năm gần đây.


    Tag: trung quốc, hoàn cầu, thời báo, quân đội nhân dân, tiêm kích, việt nam cũng, quân hậu, kqnd việt nam, su-30 việt nam
    (ĐVO) Theo bài viết này, do tình hình an ninh khu vực Việt Nam đã nâng cấp các lọai vũ khí trang bị để giảm khoảng cách về tiềm lực quân sự. Đặc biệt, Việt Nam nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không - không quân. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nhấp khẩu chủ yếu máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết.

    Năm 1992, Trung Quốc là nước đầu tiên mua 26 chiếc máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK của Nga. Hai năm sau, Việt Nam đã chi 200 triệu USD để mua 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27 UBK. Đây là những chiếc máy bay chiến đâu đa năng hiện đại nhất của Không quân Việt Nam khi đó.

    Tháng 5/1995, Việt Nam đã nhận 2 chiếc Su-27 đầu tiên, những chiếc Su-27 còn lại được phía Nga chuyển cho Việt Nam vào cuối năm 1996. Tất cả những chiếc Su-27 này đều được trang bị cho Trung đoàn Không quân Hậu Giang 937, Thời báo Hoàn Cầu cho biết.
    [​IMG] Su-27UBK của Không quân Việt Nam Cũng theo nguồn tin này, tháng 12/1996, Việt Nam ký hợp đồng mua lô thứ 2 Su-27, trong đó có 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK.

    Tháng 10/1997, Tập đoàn sản xuất máy bay Komsomolsk của Nga đã bàn giao cho phía Việt Nam 2 chiếc Su-27SK 2 chỗ ngồi.

    Sau khi hoàn thiện khâu lắp ráp, 2 chiếc Su-27 này được biên chế cho Trung đoàn kiêm tích 935. Tuy nhiên, trong một chuyến giao hàng 2 chiếc Su-27UBK đã bị phá hủy cùng chiếc An-124 chuyên chở gặp tai nạn khi cất cánh ở sân bay Irkutsk ở Nga (đó là 2 chiếc máy bay mang số hiệu 8524 và 8525). Đến tháng 6/1998, Nga đã "đền" cho phía Việt Nam hai chiếc Su-27PU (số hiệu 8526 và 8527).

    Tờ Thời báo Hoàn Cầu cung cấp nhiều thông tin về Su-27 trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam nhưng không nói đến các tiêm kích mới là Su-30.




    Theo quocphong.baodatviet.vn


  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trung Quốc hạ thủy tàu đổ bộ Type-071 thứ tư

    29/01/2012 11:50 (1 ngày trước) - Đã có 2813 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Trung Quốc vừa mới lặng lẽ hạ thủy tàu đổ bộ cỡ lớn Type-071 thứ tư vào ngày 23/1 vừa qua


    Tag: thứ tư, tàu đổ bộ, hai mang, lễ hạ thủy, côn lôn sơn, tĩnh cương sơn, trung quốc huantsyu
    (ĐVO) Tờ báo Trung Quốc Huantsyu shibao hôm 23/1 cho biết, tại xưởng đóng tàu Hudong-Zhonghua (một chi nhánh của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc Hudong-Zhonghua) đã tổ chức lễ hạ thủy tàu đổ bộ Type-071 thứ tư cho Hải quân Trung Quốc (PLAN).

    Thời điển hạ thủy con tày được chọn vào đúng thời điểm ngày đầu tiên của năm âm lịch mới.
    [​IMG] Tàu đổ bộ Type-071 thứ tư của Trung Quốc.

    Việc hạ thủy tàu đổ bộ Type-071 mới nâng tổng số tàu loại này sẽ sớm được biên chế vào Hải quân Trung Quốc là 4 tàu. Giống như ở tàu Type-071 thứ ba (chưa rõ tên), tên của con tàu Type-071 thứ tư cũng chưa được tiết lộ.

    Con tàu Type-071 đầu tiên mang số hiệu 998 có tên là Côn Lôn Sơn (Kunlunshan) đã được nhà máy Hudong-Zhonghua hạ thủy vào ngày 21/12/2006 và bàn giao cho PLAN vào tháng 11/2007, tàu thứ hai mang tên Tĩnh Cương Sơn (Jinggangshan) số hiệu 999 được hạ thủy vào ngày 18/11/2010 và biên chế vào PLAN trong tháng 10/2011, tàu thứ ba được hạ thủy ngày 26/9/2011.


    Theo quocphong.baodatviet.vn


  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bác @talatoi
    Em xin tải ra đây NQ hội nghị TU 4 về kết cấu hạ tầng , chỉ rõ những ngành tập trung cho năm 2012.

    Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 về kết cấu hạ tầng



    7:57 PM, 18/01/2012
    (Chinhphu.vn) - Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
    Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:
    I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

    Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Một số công trình hiện đại được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước. Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý và vận hành kết cấu hạ tầng được nâng lên.

    Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn lực của Nhà nước, đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới và đóng góp tự nguyện của nhân dân vào phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Các hình thức đầu tư, xây dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng.

    Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, hiện đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển. Hạ tầng đô thị kém chất lượng và quá tải. Hạ tầng xã hội thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục. Hạ tầng thông tin phát triển chưa đi đôi với quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chậm, chưa đồng đều, nhất là ở các tỉnh miền núi và đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều công trình chậm tiến độ, kém chất lượng, chi phí cao. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, dịch vụ hạ tầng còn yếu, hiệu quả thấp.

    Hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Tư duy về phát triển kết cấu hạ tầng chậm đổi mới, chưa phù hợp với cơ chế thị trường; nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước, chưa tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ trách nhiệm của toàn dân. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập; hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều quy định chưa phù hợp; phân cấp mạnh, nhưng thiếu cơ chế giám sát và quản lý có hiệu quả. Chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu tính đồng bộ, bao quát, kết nối và tầm nhìn dài hạn; quản lý thực hiện quy hoạch còn yếu. Phân bổ nguồn lực dàn trải, chưa có kế hoạch phân bổ vốn trung và dài hạn để tập trung vào các công trình trọng điểm thiết yếu; chi phí đầu tư còn cao, hiệu quả thấp; chưa có cơ chế, chính sách thích hợp để huy động tiềm năng và nguồn lực, nhất là đất đai cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thiếu chế tài, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

    II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

    1- Quan điểm

    1. Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan toả lớn. Tăng cường công tác quản lý trong khai thác sử dụng công trình.

    2. Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đồng thời tiếp tục dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội.

    3. Phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước hết là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

    4. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách vùng, miền; gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    2- Mục tiêu

    Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, đáp ứng yêu cầu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ của nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

    Cùng với yêu cầu phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cần tập trung nguồn lực cho 4 lĩnh vực trọng tâm với các mục tiêu cụ thể như sau:

    - Về hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn.

    - Về hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng.

    - Về hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho diện tích lúa 2 vụ, các vùng cây công nghiệp và nguyên liệu, nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Chủ động phòng, tránh bão, lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

    - Về hạ tầng đô thị lớn, từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập; cung cấp ổn định điện, nước và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

    III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ

    1- Định hướng phát triển hạ tầng giao thông


    - Về đường bộ, ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A, hoàn thành phần lớn vào năm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020. Duy tu và nâng cấp để đảm bảo giao thông các tuyến quốc lộ. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng cấp một số tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông Tây.

    Ưu tiên đầu tư trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành khoảng 600 km và đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc.

    - Về đường sắt, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có. Nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp. Phát triển đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435 m nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Vũng Tàu.

    - Về đường thuỷ nội địa, nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính; tăng chiều dài các đoạn tuyến sông được quản lý khai thác. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hoá và hành khách ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến ở đồng bằng Sông Cửu Long kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình.

    - Về cảng biển quốc gia, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nước sâu tại ba vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới. Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại hai cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà).

    - Về cảng hàng không, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại 5 sân bay quốc tế: Nội Bài, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cam Ranh. Xây dựng cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc. Huy động nguồn vốn ODA và khuyến khích hợp tác công tư để đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.

    - Ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình giao thông quan trọng trong hệ thống giao thông của khu vực phía Bắc, Tây Bắc và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Kết hợp phát triển hạ tầng giao thông đường bộ với phát triển một số lĩnh vực khác như thuỷ lợi, ứng phó với biến đổi khí hậu; kết hợp giữa phát triển giao thông với xây dựng nông thôn mới.

    2- Định hướng phát triển hạ tầng cung cấp điện

    Thực hiện đúng tiến độ các nhà máy điện theo Quy hoạch điện 7, ưu tiên các nhà máy có công suất từ 1.000 MW trở lên. Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung, Nam. Ưu tiên phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời, điện gió; nghiên cứu đưa nhà máy thuỷ điện tích năng vào vận hành phù hợp với sự phát triển của hệ thống điện.

    Tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II, bảo đảm đến năm 2020, đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành, đến năm 2030, nguồn điện hạt nhân có tổng công suất 10.700 MW.

    Phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ, phù hợp với tiến độ vận hành các nhà máy điện. Nghiên cứu áp dụng lưới điện thông minh, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối; kết nối, hoà mạng đồng bộ hệ thống điện Việt Nam với hệ thống điện các nước trong khu vực.

    Thực hiện sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Phấn đấu giảm hệ số đàn hồi điện/GDP còn 1,0 vào năm 2020.

    3- Định hướng phát triển hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu

    Tập trung đầu tư nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi hiện có, hiện đại hoá thiết bị điều khiển vận hành để phát huy công suất thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ.

    Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, đê cửa sông, các trạm bơm, các công trình ngăn mặn, xả lũ, giữ ngọt, tiêu úng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và vùng ven biển Trung Bộ. Xây dựng các công trình điều tiết, kiểm soát lũ vùng đồng bằng Sông Cửu Long, vùng duyên hải miền Trung, kiểm soát triều, bảo đảm tiêu nước cho các đô thị lớn, an toàn cho sản xuất và dân sinh. Đầu tư hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, bão, lũ, triều cường, động đất, sóng thần trong cả nước.

    Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ và công trình cấp nước sinh hoạt ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Phát triển thuỷ lợi phục vụ nước sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và cải tạo môi trường vùng ven biển. Đầu tư các công trình thuỷ lợi quan trọng ở Tây Nguyên, Tây Bắc và các công trình thuỷ lợi kết hợp phòng, chống lũ khu vực miền Trung, đồng bằng Sông Cửu Long.

    Xây dựng phương án thích hợp và từng bước đầu tư bảo đảm nguồn cấp nước cho đô thị và công nghiệp khu vực đông bắc Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

    4- Định hướng phát triển hạ tầng đô thị

    Dành đủ quỹ đất cho giao thông theo quy định khi xây dựng các khu đô thị mới. Ưu tiên cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị và các cầu lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    Phát triển vận tải hành khách công cộng, hiện đại, cả đường bộ, đường sắt trên cao, đường ngầm và giao thông tĩnh, nhất là các hình thức vận tải khối lượng lớn, hệ thống giao thông thông minh, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỉ lệ đảm nhận vận chuyển khoảng 25 - 30% hành khách công cộng. Phát triển một số công trình hạ tầng đô thị lớn, hiện đại về giao thông, cung cấp điện, cấp thoát nước... tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    Xây dựng các nhà máy cung cấp nước sạch cho các đô thị trong cả nước, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn ở các thành phố lớn và các trung tâm vùng. Từng bước giải quyết tình trạng úng ngập khu vực nội đô. Nghiên cứu đầu tư hệ thống đê ven biển, công trình thuỷ lợi ven sông Sài Gòn, hệ thống cống ngăn triều, kiểm soát lũ, bảo đảm tránh ngập nước do thuỷ triều tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

    Đến năm 2015, tỉ lệ cấp nước sạch tại các đô thị từ loại III trở lên đạt 90%, các đô thị loại IV đạt 70%; khắc phục tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại II trở lên; khoảng 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ cấp nước đối với các đô thị loại IV trở lên đạt 90%, các đô thị loại V đạt 70%; khắc phục cơ bản tình trạng ngập úng tại các đô thị từ loại IV trở lên; 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường.

    5- Định hướng phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế

    Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế. Không lấy đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp mới. Đến năm 2015, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, cơ sở khám chữa bệnh… cho lao động các khu công nghiệp. Đến năm 2020, hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc biệt là các công trình hạ tầng xã hội và xử lý nước thải, rác thải.

    6- Định hướng phát triển hạ tầng thương mại

    Phát triển hạ tầng thương mại tại các trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hoá lớn tại các cảng cửa ngõ, các khu kinh tế cửa khẩu. Phát triển các chợ đầu mối nông sản, các trung tâm phân phối lớn, trung tâm bán buôn theo nhóm hàng nông sản, các cửa hàng tiện lợi ở nông thôn; các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các đô thị lớn, đô thị trung tâm vùng, các thành phố, tỉnh lỵ.

    Đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp quốc gia, nâng cấp các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại hiện có tại các thành phố lớn. Xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại quy mô vừa tại các tỉnh, thành phố có vị trí trung tâm vùng. Phát triển nhanh hệ thống thương mại điện tử.

    7- Định hướng phát triển hạ tầng thông tin

    Phát triển mạnh hệ thống kết nối đa dạng với quốc tế, hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế; tăng cường quản lý thông tin trên mạng Internet, các mạng xã hội và blog cá nhân. Tiếp tục phát triển vệ tinh viễn thông, đưa vệ tinh Vinasat-2 vào hoạt động trước năm 2015; xây dựng khu công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia.

    Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý các nguồn lực phát triển đất nước. Đẩy nhanh tiến trình thực hiện thẻ công dân điện tử, Chính phủ điện tử và cam kết ASEAN điện tử.

    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế. Coi thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong từng ngành, từng lĩnh vực. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh, bền vững.

    Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.

    8- Định hướng phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

    Phát triển hệ thống hạ tầng giáo dục, đào tạo từ mầm non đến đại học và các viện nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân. Đến năm 2015, bảo đảm 60% nhu cầu, và đến năm 2020, cơ bản bảo đảm đủ ký túc xá sinh viên và nhà nội trú cho các trường phổ thông nội trú. Quan tâm phát triển nhà công vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

    Hình thành một số trường đại học chất lượng cao, các trường đại học xuất sắc, từng bước hình thành các trường đại học có tầm cỡ quốc tế ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị cấp vùng. Xây dựng các trường đào tạo nghề chất lượng cao tại trung tâm vùng. Có giải pháp đầu tư cho hạ tầng giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Trung Bộ.

    Nhà nước tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia, các giải pháp khoa học công nghệ cho các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn. Đầu tư đồng bộ, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia. Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, các khu công nghệ cao, công viên công nghệ; nâng cấp và xây dựng mới các trung tâm nghiên cứu trong các trường đại học để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng, triển khai, thương mại hoá công nghệ mới.

    9- Định hướng phát triển hạ tầng y tế

    Phát triển hạ tầng y tế, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Phấn đấu đạt tối thiểu 23 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015 và 26 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 (không tính giường bệnh trạm y tế xã).

    Tiếp tục nâng cao năng lực các cơ sở y tế dự phòng tuyến trung ương và khu vực, bảo đảm 100% trung tâm y tế dự phòng tỉnh có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1; xây dựng và phát triển trung tâm y tế dự phòng huyện.

    Hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn, góp phần khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trung ương và các bệnh viện chuyên khoa. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng trong lĩnh vực y tế.

    Tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu, chất lượng cao ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị cấp vùng. Rà soát lại quy hoạch, xác định rõ chức năng của hệ thống bệnh viện đa khoa cấp vùng để có kế hoạch đầu tư có hiệu quả.

    10- Định hướng phát triển hạ tầng văn hoá, thể thao, du lịch

    Phấn đấu đến năm 2015, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ các công trình hạ tầng văn hoá, thể thao cơ bản, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hầu hết các quận, huyện, thị xã có nhà văn hoá và thư viện. Đánh giá lại hiệu quả của nhà văn hoá xã, làng, bản, ấp để có chủ trương đầu tư phù hợp.

    Xây dựng một số công trình văn hoá, thể thao quy mô lớn, hiện đại tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn.

    Huy động đa dạng nguồn lực đầu tư phát triển các công trình hạ tầng phục vụ du lịch để phát huy thế mạnh và khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi địa phương.

    IV- CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

    1- Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng

    Rà soát, hoàn thiện thể chế để nâng cao chất lượng quy hoạch. Xây dựng Luật Quy hoạch có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nước. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các nghị định của Chính phủ về công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch theo hướng tạo cơ chế thẩm định độc lập, tập trung, do một đầu mối chịu trách nhiệm.

    Sớm xây dựng quy hoạch chung hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cả nước. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của các ngành, vùng, địa phương, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối trong nội bộ ngành, liên ngành, liên vùng trên phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Lựa chọn một số công trình quan trọng có sức lan toả, tạo sự đột phá lớn để tập trung đầu tư.

    Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và tính khả thi. Coi trọng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch và xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch.

    2- Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

    Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển trung hạn, dài hạn thay cho kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hằng năm, trong đó ưu tiên cho những công trình trọng điểm. Phát hành công trái, trái phiếu công trình để đầu tư xây dựng một số công trình cấp bách. Rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, mua sắm công. Sửa đổi cơ chế phân cấp đầu tư và nâng cao năng lực quản lý đầu tư theo hướng người quyết định đầu tư phải cân đối khả năng bố trí vốn trước khi phê duyệt dự án đầu tư, chịu trách nhiệm quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu và chất lượng, hiệu quả của dự án.

    Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Đẩy mạnh vận động các đối tác, các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình lớn. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan; ưu tiên bố trí vốn đối ứng và tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hoàn thành các dự án.

    Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư. Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền… để tăng tính thương mại của dự án và sự đóng góp của người sử dụng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT... Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; khuyến khích, vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài; có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

    Đổi mới cơ chế, chính sách để huy động mạnh nguồn lực đất đai vào phát triển hạ tầng. Thông qua chính sách khai thác địa tô chênh lệch do xây dựng công trình đem lại, chính sách phù hợp thu hồi đất để tạo vốn hỗ trợ cho xây dựng công trình hạ tầng. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh.

    Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là công trình trọng điểm. Có kế hoạch tái định cư, bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, đồng thời vận động sự tự nguyện chấp hành và tham gia đóng góp tích cực của người dân. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi cố tình không chấp hành quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng.

    3- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng

    Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế để tạo môi trường thuận lợi thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đô thị, các luật khác có liên quan và các văn bản dưới luật để tạo thuận lợi cho phát triển hạ tầng.

    Hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá, quy chuẩn kỹ thuật, chế độ lập và duyệt dự toán, kiểm toán, chế tài xử phạt nghiêm để quản lý, đánh giá, giám sát nhằm bảo đảm chất lượng công trình; chống tiêu cực, thất thoát, lãng phí.

    Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư.

    Phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý, xây dựng, vận hành, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng. Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm thực hiện tốt chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà nước đối với các dự án kết cấu hạ tầng.

    Ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại trong việc tổ chức xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng. Tăng cường tư vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lượng công trình; kiểm soát chặt chẽ suất đầu tư, rút ngắn tiến độ thực hiện để đưa vào khai thác sử dụng và quản lý có hiệu quả.

    Hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tư, phân bổ nguồn vốn để vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, vừa bảo đảm sự quản lý thống nhất của Trung ương, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

    Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi người dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước.

    V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1- Tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở.

    Các cấp uỷ, tổ chức đảng chỉ đạo quán triệt và tăng cường lãnh đạo, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

    2- Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các đạo luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện trong phạm vi cả nước.

    3- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả cao nhất Nghị quyết.

    4- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

    5- Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết./.

    [};-
    Như vậy, có thể thấy dòng tiền sẽ đổ về 10 mục ở phần 3 , còn mã nào trên sàn tham gia vào trong 10 mục này thì mình cần phải tìm kiếm thông tin thêm .
    Phần còn lại của thị trường sẽ bị thắt chặt dòng tiền , sẽ bị các thông tư hướng dẫn bóp thít , cơ cấu lại...
    Ngoài ra , năm 2012 VN sẽ thiếu usd trầm trọng , có thể quan tâm tới các mã xuất khẩu thu usd về mà ko tiêu tốn usd để nhập nguyên vật liệu nhiều như thủy sản ( ACL , ABT... ). Nếu mua cp điện phải tránh xa mấy thằng nhiệt điện của EVN ra vì than , dầu tăng giá , nhà máy cũ kỹ hư hỏng hoài . BDS thì em nghe nói sẽ có sóng để ông lớn thoát hết hàng , sau đó thì ngủm củ tỏi...
    Riêng thời điểm vào hàng là vô cùng quan trọng . Có thể Q1 bắt đầu có những động thái như thay đổi , dọn dẹp , cơ cấu lại , một vài vấn đề xáo trộn... một số mã lòi ra BCTC quá tệ...theo em nên cẩn thận nếu mua vào bây giờ .
    Cuối cùng nếu Mỹ oánh Iran thì thôi rồi , ko còn gì để nói nữa !​
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán, các công nhân Trung Quốc đã đổ về các thành phố lớn để quay lại làm việc. Năm nay họ quay lại nhà máy với nhiều nỗi lo về tương lai bấp bênh vì kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại trong thời gian qua.-------------
    Hàng triệu người dân Trung Quốc đang đổ về các nhà ga và sân bay sau kì nghỉ lễ Tết Nguyên Đán.
    Nhưng với triển vọng ảm đạm của tình hình xuất khẩu hiện nay, nhiều người cảm thấy chuyến hành trình dài là không xứng đáng khi tương lai còn bấp bênh và họ sẽ phải tìm việc ở nơi khác.
    Kinh tế Trung Quốc đã bộc lộ những dấu hiệu căng thẳng từ năm 2011 vì núi nợ của chính phủ, nguồn cầu xuất khẩu sang nước ngoài giảm mạnh và lạm phát kéo dài.
    Việc kinh tế trì trệ có thể khiến hàng triệu công nhân nhà máy thất nghiệp khi các nhà sản xuất tìm cách cắt giảm chi phí vì đơn
    MA QIANGJUN, 26 TUỔI, CÔNG NHÂN TỪ TỈNH GANSU Ở quê tôi cũng có việc làm. Thật ra làm việc ở quê còn tốt hơn. Chi phí sinh hoạt ở đây cao quá. Có thể kiếm được từ 475 USD đến 633 USD một tháng nhưng sau khi trả tiền thuê nhà, tiền ăn thì chẳng còn lại là bao.
    Mặc dù phải đối mặt với tương lai bấp bênh ở những thành phố lớn như Thượng Hải, nhưng nhiều công nhân cho biết họ không có lựa chọn nào khác.
    HAN DONGQING, 34 TUỔI, CÔNG NHÂN TỪ TỈNH JANGSU Tôi làm việc ở Thượng Hải vài năm rồi. Làm ở đây là tốt lắm rồi. Ở quê tôi lương không cao bằng, và công nhân hay bị chậm lương.Nhà máy tôi đang làm vẫn hoạt động tốt, lương cũng khá. Quê tôi không phát triển bằng nên tôi vẫn đến đây.
    Nhưng các chủ nhà máy lại không lạc quan đến thế.
    ZHANG RENJUN, TỔNG GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY JUNLE Kinh doanh thì trì trệ trong nửa cuối năm vừa rồi, chúng tôi nhận được ít đơn đặt hàng hơn 2 năm trước nên tôi thấy số công nhân trong nhà máy như hiện nay là thừa.
    Ngành sản xuất của Trung Quốc đang hứng chịu một đợt suy giảm lớn, khiến nghìn nhà máy ở sông Dương Tử phải tồn tại một cách chật vật.
    Theo báo cáo của Manpower Group, dự đoán tỷ lệ việc làm trong năm 2012 sẽ giảm mạnh 37% so với năm 2011.-------------
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120130/trung-quoc-be-trai-9-tuoi-bi-thang-cuon-kep-chet.aspx
    Trung Quốc: Bé trai 9 tuổi bị thang cuốn kẹp chết


    30/01/2012 15:28
    (TNO) AFP đưa tin một bé trai 9 tuổi ở Trung Quốc đã bị thang cuốn tại một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh kẹp chết trong sự bàng hoàng của rất đông khách hàng đi mua sắm những ngày đầu năm.
    Sự việc xảy ra trong tích tắc vào trưa 29.1, tại trung tâm mua sắm Xidan ở Bắc Kinh. Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức của quận Xicheng, thủ đô Bắc Kinh cho biết, cậu bé (không có người lớn đi cùng) đã bị kẹp cổ vào giữa thang cuốn và sàn nhà dẫn đến cái chết thương tâm.
    [​IMG]
    Thang cuốn ở một trung tâm mua sắm - Ảnh: AFP
    Tại hiện trường, có rất đông người dân đổ xô đi mua sắm sau kỳ nghỉ tết để chuẩn bị trở lại với công việc.
    Cảnh sát đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc.
    Theo AFP, một vụ tai nạn tương tự từng xảy ra vào tháng 7.2011. Một cậu bé 13 tuổi đã thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương khi thang cuốn ở một ga tàu điện ngầm tại Bắc Kinh đột ngột chuyển hướng đúng giờ cao điểm.
    Ngát Ngọc

    Hàng Trung Quốc chất lượng cao .

    :-":-":-":-":-"
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thứ Hai, 30/01/2012, 04:01 (GMT+7) Trung Quốc: sông ô nhiễm, dân khốn đốn


    TT - Hàng triệu người dân Trung Quốc, sống ở các thành phố nằm dọc hai con sông Liễu Giang và Long Giang, đã trải qua hàng chục ngày sống trong hoang mang do nước hai con sông này nhiễm chất cadmium gây ung thư từ ngày 15-1 đến nay.



    [​IMG]
    Nhân viên chính quyền Liễu Châu đổ chất khử cadmium xuống sông Long Giang - Ảnh: Xinhua
    Theo Tân Hoa xã, Công ty khai khoáng Kim Hà Quảng Tây ngày 15-1 đã đổ trực tiếp chất cadmium xuống sông Liễu Giang. Nước ô nhiễm từ Liễu Giang đã chảy sang sông Long Giang, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhà chức trách cho biết mẫu nước ở khu vực thượng nguồn sông Long Giang chứa chất cadmium cao gấp năm lần mức cho phép.
    Chính quyền các địa phương khuyến cáo người dân sống ở khu vực hạ nguồn sông Long Giang không được sử dụng nước sông trong thời gian này. Nhà chức trách cho biết chất cadmium đang lan rộng đến 100km, có khả năng lan cả sang tỉnh Quảng Đông.
    Thời báo Hoàn Cầu cho biết tại Hà Trạch, cá trên sông Liễu Giang chết hàng loạt. Người dân địa phương đổ xô đi mua nước đóng chai vì lo sợ nguồn nước đã nhiễm chất gây ung thư.
    Năm 2009, Trung Quốc từng đóng cửa một nhà máy hóa chất ở tỉnh Hồ Nam sau khi người dân biểu tình phản đối ô nhiễm cadmium.
    MỸ LOAN


    Làm giàu bằng mọi cách , kể cả phạm pháp hoặc gây ô nhiểm môi trường là hệ quả từ câu nói bất hủ của Đặng Tiểu Bình : " Mèo đen , mèo trắng không quan trọng , miễn là bắt được chuột "
    Dân Tàu hiểu câu nói này là làm cách nào cũng được , phạm pháp hay hợp pháp không quan trọng , miễn là có nhiều tiền , giàu nhanh như có thể .
    Còn ai chết mặc ai , tiền thầy bỏ túi .

    :-":-":-":-":-"
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Bác Tú nói bác Hoa_Sim gì mà chẳng chuẩn?
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: hoatimbanglang, giangctm1

    Chào bác @giangctm1 . Mời bác đến thăm nhà.....[};-
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nhà mình đâu hết cả nhỉ? Để BL mỗi mình buồn thúi ruột.....
    Bớ @Tugan , @ptkh , @tridunghtvc , @talatoi , @Hoa_Sim , @namson67 , @TALATA , @daicanho , @Prince_Dalat , @yht267 , @......
    Du xuân kỹ quá....


    [};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này