Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4413 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 23:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30576 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tin thế giới đọc nhanh cuối ngày 30/01/2012

    Thứ hai 30/01/2012 19:48

    1. Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 29/1 đã tố cáo những chiến dịch của Mỹ nhằm chống lại quốc gia Caribbe này tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba. Chủ tịch Castro nhấn mạnh rằng những chiến dịch đó "sẽ không ảnh hưởng đến Cách mạng và người dân Cuba, những người vẫn đang nỗ lực bảo vệ nền Chủ nghĩa xã hội".(Vietnamplus) - Tin thế đọc nhanh

    2. Ngày 30/1, nguyên thủ các nước thành viên Liên minh Châu Âu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Brusseles (Bỉ). Đây là Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên của Liên minh Châu Âu trong năm mới 2012, do đó, nó mang tính biểu tượng cao và được đặt nhiều kỳ vọng. Nhất là vào thời điểm cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng ra hầu hết các nước trong Liên minh.(VOV) - Tin thế đọc nhanh

    3. Cảnh sát Mỹ tìm thấy 5 người chết trong một ngôi nhà ở thành phố Birmingham, thuộc bang Alabama khi họ đến đó sáng 29/1 để điều tra một vụ cướp của. Hiện các nạn nhân chưa được xác định danh tính và nguyên nhân cái chết cũng chưa được công bố. Chính quyền Birmingham đã tiến hành cuộc điều tra về hành động giết người và cảnh sát tin có hơn một người dính líu vào vụ việc.(Thanh niên) - Tin thế đọc nhanh

    4. Hãng thông tấn chính thức SUNA của Sudan ngày 30/1 cho biết quân đội nước này đã giải thoát 14 công nhân Trung Quốc bị phiến quân "bắt cóc" ở bang Kordofan Nam của nước này. Hiện các công nhân được cứu sức khỏe vẫn tốt và đã được đưa tới El Obeid, thủ phủ bang Kordofan Bắc, số công nhân còn lại hiện vẫn chưa rõ tung tích.(Vietnamplus)

    5. Thủ tướng Nga Putin hôm nay cho biết, những người di cư đến Nga sẽ phải qua kỳ thi môn tiếng Nga, đồng thời giao nhiệm vụ cho Cơ quan di trú Liên bang phải trình những sửa đổi bổ sung đối với luật pháp liên quan đến việc người lao động nước ngoài bắt buộc phải học và nghiên cứu tiếng Nga. Những yêu cầu trên của ông Putin ngay lập tức đã được giới quan chức Nga và người dân ủng hộ.(VOV)

    6. Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) hôm nay vừa cho biết, họ phát hiện 14 điểm rò rỉ nước tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số I. Theo TEPCO, các điểm rò rỉ này dường như đã xuất hiện vào ngày 29/1, sau khi nước bị đóng băng do nhiệt độ môi trường bên ngoài xuống âm 8 độ C làm vỡ các đường ống dẫn nước vào hệ thống làm mát cho bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản ứng số 4.(TTXVN/Tin tức) - Tin thế đọc nhanh

    7. Hôm nay, hãng du lịch Nga Lanta Tour thông báo mất khả năng chi trả từ hôm thứ sáu, và khiến khoảng 8.000 du khách, trong đó có hơn 100 khách ở Việt Nam, bị kẹt tại các sân bay và khu nghỉ dưỡng. Lanta Tour là một hãng đã hoạt đông nhiều năm ở Nga và điều hành các tour đến nhiều nước trên thế giới cũng như trong nội địa. Năm ngoái hãng thông báo đã phục vụ tới 100.000 lượt du khách.(Vnexpress) - Tin thế đọc nhanh

    8. Ngày 30/1, Ấn Độ nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới tuyên bố sẽ không cắt giảm sản lượng nhập khẩu dầu mỏ từ Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào ngành dầu mỏ của Iran. Iran là nước cung cấp dầu mỏ lớn thứ hai cho Ấn Độ sau Arabia Saudi, cung cấp khoảng 12% nhu cầu dầu mỏ của quốc gia phát triển nhanh chóng này với chi phí hàng năm vào khoảng 12 tỷ USD.(VOV)


    Đình Phương (tổng hợp)
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển Đông và chiến lược biển Việt Nam đến 2020
    ĐẶNG HƯƠNG
    29/01/2012 11:28 (GMT+7)

    Năm 2011, những chủ đề liên quan đến biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa hay biển và hải đảo của Việt Nam... đã trở nên rất nóng bỏng.

    “Nóng” không chỉ bởi nó có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế mà còn bởi đây là vấn đề chủ quyền của Việt Nam.

    Việt Nam có hơn 4.200 km2 biển nội thuỷ, có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với hơn 4.000 hòn đảo và bãi đá ngầm lớn nhỏ. Tính chung, biển Việt Nam khoảng 1 triệu km2. Vì vậy, phát triển kinh tế biển là một trong những trọng tâm kinh tế của Việt Nam.

    Chiến lược biển 2020

    Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

    Theo đó, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển...

    Tính tới thời điểm này, tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển ước tính chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển...

    Mặc dù chiếm tỉ trọng lớn, phát triển kinh tế biển của Việt Nam lâu nay vẫn dựa chủ yếu vào khai thác lợi thế tĩnh từ biển Đông. Đó là tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như thủy sản, dầu khí và nhiều loại khoáng sản khác...

    Biển Việt Nam có hơn 2.000 loài cá, trong đó có gần 130 loài cá giá trị kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm, cho khai thác 45.000-50.000 tấn rong biển... Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng khoảng 15-20% năm.

    Chỉ trong 10 năm, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với doanh số xuất khẩu tăng lên gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 đến 6 tỷ USD năm 2011, hiện Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.

    Biển Việt Nam có trữ lượng dầu khí lớn. Đã thăm dò chủ yếu các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước, Lan Tây... 1,2 tỷ m3 dầu, 2.800 tỷ m3 khí. Theo tính toán của các chuyên gia, tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối.

    Còn theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.

    Song theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, việc tận dụng lợi thế tĩnh của Việt Nam chủ yếu vẫn theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém.

    Trong khi việc khai thác lợi thế tĩnh mới ở giai đoạn đầu thì việc tận dụng lợi thế vị trí địa-kinh tế và địa-chiến lược đặc biệt của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là chưa tận dụng lợi thế nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á.

    Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới đều liên quan đến biển Đông và được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên.

    Các nhà phân tích về biển Đông của Việt Nam cho rằng, phát triển kinh tế biển của Việt Nam cần tận dụng được cả hai lợi thế này nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế của Việt Nam ngày một gia tăng.

    Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt về khai thác tài nguyên và môi trường biển, về sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển và bảo vệ biển, đảo....

    Thách thức phải đối mặt

    Ngoài Việt Nam, biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.

    Với những lợi thế sẵn có của mình, biển Đông đang trở thành mục tiêu trong chiến lược “hướng ra biển” của nhiều quốc gia. Đã có những quan điểm bất đồng, những mâu thuẫn căng thẳng hay thậm chí là những tranh chấp về chủ quyền giữa những nước trong khu vực biển Đông, trong đó nổi lên là những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Ngày 6/5/2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn (đường lưỡi bò) trên biển Đông lên Tổng thư ký Liên hợp quốc. Chỉ sau đó một ngày, tức ngày 7/5/2009, Việt Nam đã lên tiếng phản đổi, bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Kể từ đó đến nay, tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Trung Quốc có một số điều chỉnh chính sách theo hướng cứng rắn hơn trên thực địa, đặc biệt là tại biển Đông. Cùng với đó, 1-2 năm gần đây, người ta nhắc nhiều đến việc Mỹ quay trở lại khu vực và có một số điều chỉnh chính sách đối với vấn đề an toàn hàng hải và tranh chấp lãnh thổ khu vực. Một số nước ASEAN như Indonesia, Philippines cũng đã bắt đầu có những điều chỉnh chính sách nhất định.

    Một sự kiện quan trọng được coi là mở ra những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước đó là thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thỏa thuận này được ký kết trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc từ ngày 11-15/10/2011 theo lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ************* Hồ Cẩm Đào.

    Trên cơ sở đó, Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề trên biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận vừa được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

    (Trích phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 ngày 12/12/2011)

    Chúng ta giữ vững được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời từng bước giải quyết được nhiều vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển với các nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảo vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực.

    Ta và Trung Quốc đã ký được hiệp định biên giới trên bộ và hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên bộ, ký hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, hiệp định nghề cá vịnh Bắc Bộ, thỏa thuận về tuần tra chung của hải quân hai nước, và mới đây đã ký thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển...

    Ta cũng đã ký thoả thuận song phương về hợp tác giải quyết vùng chồng lấn trên biển với từng nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tạo thuận lợi cho những chương trình hợp tác rộng lớn hơn ở biển Đông trong khuôn khổ các nước ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc.

    Chủ trương giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế

    (************* Trương Tấn Sang phát biểu về quan điểm của Việt Nam trong giải quyết những tồn tại trên biển Đông tại Trung tâm Đông-Tây, Mỹ ngày 12/11)

    Bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, cũng đều có ý thức đầy đủ là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình. Việt Nam nói riêng và những thành viên ASEAN nói chung có liên quan đến biển Đông, hay bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, tôi nghĩ rằng cũng có suy nghĩ giống như chúng tôi.

    Chúng tôi chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Biển của Liên hiệp quốc năm 1982, và gần đây có một thỏa thuận quan trọng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề biển Đông (DOC). Chúng tôi giải quyết các vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, trên cơ sở luật quốc tế và thông qua đối thoại bằng ngoại giao.

    Và chúng tôi luôn luôn tuyên bố phải đảm bảo an ninh hàng hải, tự do hàng hải quốc tế của bất cứ quốc gia nào đi qua vùng biển Đông. Đây không chỉ là luật quốc nội mà còn luật quốc tế, thông lệ quốc tế mà người ta đã thỏa thuận từ nhiều năm nay.

    Yêu cầu các bên giữ nguyên trạng

    (Thủ tướng *************** trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII ngày 25/11)

    Chúng ta đã làm chủ thực sự hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó...

    Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

    Đối với việc thực hiện chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện UNCLOS 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này.


    http://vneconomy.vn/2012129112717475P0C9920/bien-dong-va-chien-luoc-bien-viet-nam-den-2020.htm
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Phát hiện một Đội quản lý Hoàng Sa ở Huế
    Cập nhật lúc :9:11 AM, 30/01/2012

    (Đất Việt) Gần đây, tại làng An Nong, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, các nhà nghiên cứu phát hiện những hiện vật liên quan đến vị Cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên.
    Đại diện Bộ Ngoại giao đã có buổi làm việc tại chùa Tiên Linh, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để ghi nhận những dấu tích trên chuông đồng, gia phả dòng họ Nguyễn Hữu và bài vị đang thờ tại chùa này có liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa.

    3 tư liệu khẳng định chủ quyền

    Lần đầu tiên tìm thấy một vị Cai đội Đội Hoàng Sa người Thừa Thiên - Huế qua 3 tư liệu vừa được phát hiện ở làng An Nông, Lộc Bổn, Phú Lộc. Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, xưa nay theo thư tịch cổ Đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn và triều nhà Nguyễn đều tuyển dụng người xã An Vĩnh (trong đất liền cũng như ngoài đảo Lý Sơn), Quảng Ngãi. Nay chúng ta mới phát hiện một vị Cai đội Đội Hoàng Sa là người Thừa Thiên - Huế. Đây là một vị quan chức từ triều Tây Sơn qua triều nhà Nguyễn. Dưới thời Thái tổ Võ hoàng đế Nguyễn Văn Huệ vẫn tiếp tục Đội Hoàng Sa, nhưng bắt đầu tuyển dụng người ở Thừa Thiên - Huế vì lúc bấy giờ từ Quảng Nghĩa trở vào thuộc quyền Nguyễn Văn Nhạc.

    4 phía mặt bên ngoài chuông đồng khắc chữ Hán liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa
    Các tư liệu này gồm tập phổ hệ của họ Nguyễn Hữu hiện do ông tộc trưởng Phạm Hữu Hùng ở làng An Nông cất giữ, trong đó ghi: “Đệ cửu thế Tiên Tổ Khảo nguyên tiền thừa thụ Tây triều thượng thị châu ấn Đại Đô Úy, tái thụ Nguyễn triều khai quốc sắc phong Khâm sai Cai đội dinh, Sách Trường hầu Nguyễn Hữu Niên quý công, tam nguyệt thập lục nhật kỵ, mộ táng Cồn Bàng tọa canh hướng giáp,… Tiên Tổ danh tước do bản xã tự tịnh hồng chung hiện hữu phụng tự minh chí (Đời thứ 9 Tiên Tổ Khảo là ngài Nguyễn Hữu Niên trước có nhận của triều Tây Sơn chức Đại Đô Úy, sau đến đầu triều nhà Nguyễn lại nhận sắc phong chức Khâm sai Cai đội tước Sách Trường hầu, kỵ ngày 16 tháng 3, mộ táng tại Cồn Bàng, tọa canh hướng giáp,…).

    Danh tước ngài Tiên Tổ do chùa bản xã thờ tự và hồng chung khắc ghi. Bản minh văn khắc ở hồng chung chùa Tiên Linh(xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc khắc ghi: “Hội thủ Cai đội Niên Trường hầu Nguyễn Hữu Niên…” (Hội thủ là Nguyễn Hữu Niên chức Cai đội tước Niên Trường hầu…).

    Bài vị hiện thờ tại hậu điện chùa Tiên Linh ghi: “Đại Việt cố hiển linh Hoàng Sa đội Cai đội Hiến Đức hầu quý công chi vị” (Bài vị của ngài Cai đội Đội Hoàng Sa tước Hiến đức hầu”.

    Bảo vệ lãnh thổ Việt Nam

    Qua 3 tư liệu nêu trên cho thấy Nguyễn Hữu Niên đời thứ 9 họ Nguyễn Hữu làng An Nông vốn trước là một quan chức của triều Tây Sơn, sau đầu triều Nguyễn nhận chức Cai đội Hoàng Sa. Như vậy từ thời các chúa Nguyễn tiếp đến thời Tây Sơn rồi đến hết triều nhà Nguyễn, nhà nước Việt Nam đều liên tục quan tâm đến biển Đông và từng bước xác định vững vàng chủ quyền vùng lãnh hải của đất nước.


    Bài vị ghi rõ: “Đại Việt cố hiển linh Hoàng Sa đội trưởng Cai đội Hiến Đức Hầu Nguyễn quý công chi vị”
    Những tư liệu trên góp phần củng cố lập trường xác định chủ quyền của Việt Nam. Bên cạnh đó, những tư liệu này cho thấy người dân Thừa Thiên - Huế đã tham gia vào quá trình xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và lãnh hải trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước.
    Cụ Phan Văn Hòe, người quản lý chùa Tiên Linh, cho biết: “Lúc đó ngài Nguyễn Hữu Niên được phong rất nhiều chức vụ, danh tước, nhưng qua thời gian, bây giờ chỉ còn lại những tấm bằng đã mục nát và được ghi lại trong sổ sách gia phả. Về sau, khi ngài qua đời, những thế hệ trước cai quản chùa khắc lên 4 tấm bài vị, trên chuông đồng cổ (gọi là Hồng chung) nặng 451kg về vị Cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên. Những dấu tích này đã được Bộ Ngoại giao hôm qua đến lấy giấy dó để lưu lại làm minh chứng”.

    Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan: “Căn cứ vào những dấu tích còn lưu lại tại bài vị, gia phả dòng họ Nguyễn Hữu và 4 mặt của chuông đồng tại chùa Tiên Linh ở Thừa Thiên - Huế có thể thấy đây là một chứng cứ rất quan trọng, một đội trưởng, khâm sai cai đội Nguyễn Hữu Niên trước đó đã trực tiếp góp phần bảo vệ biển đảo tổ quốc của Việt Nam”.



    http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/baodatviet.vn/Phat-hien-mot-Doi-quan-ly-Hoang-Sa-o-Hue/7781810.epi
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già
    30-01-2012 | 06:20
    (Nguoiduatin.vn) - Là một trong những người chỉ huy trung đội đặc công nước trên tàu không số ra giải phóng quần đảo Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, nên trong ký ức của vị tướng già Mai Năng đầy hào hùng nhưng đẫm máu và nước mắt.

    Tướng Mai Năng tên thật là Tạ Văn Thiều, sinh năm 1930, ở huyện Kiến Thuỵ, TP. Hải Phòng. 20 tuổi, ông nhập ngũ và được điều về Bộ chỉ huy quân sự Kiến An (cũ). Tự ý thức được bản thân là tham gia quân ngũ, phải rèn luyện để làm một cái gì đó cho bản thân, cho đơn vị, đất nước nên ông rất hăng say rèn luyện, chịu khó để ý, nghe lời chỉ bảo của những đồng đội lớn tuổi, của chỉ huy.
    Dù chỉ là lính mới nhưng ông đã được chỉ huy tin tưởng, cho tham gia nhiều chiến dịch khác nhau như đánh vào Sở Dầu (quận Hồng Bàng bây giờ), tham gia giải phóng thị xã Kiến An (cũ)... Thành tích cùng với tố chất của người trinh sát đã giúp ông được chỉ huy tin cẩn giao nhiệm vụ đặc biệt là chỉ huy phân đội trinh sát tìm đường đánh vào sân bay Cát Bi. Khi đó, ông Năng mới 23 tuổi. Sân bay Cát Bi ngày ấy là sân bay quân sự lớn, quan trọng nhất của Pháp ở Đông Dương. Tại sân bay có khoảng 200 máy bay các loại thường xuyên đậu, lên xuống, bay đi, bay về các mục tiêu và được canh phòng rất cẩn mật.

    Tướng Năng nhớ lại: "Được giao nhiệm vụ, tôi vui lắm nhưng cũng rất run. Mất 7 tháng ròng rã cùng đồng đội hoá thân vào đủ vai, để tìm đường vào sân bay. Quả thật, đó là những trải nghiệm tuyệt vời. Chúng tôi nhịn đói, uống nước ruộng, thiếu ngủ, có lúc đánh nhau để gây sự chú ý của quân Pháp cho một số anh em thực hiện nhiệm vụ... Đủ mọi chiêu trò đem ra để đấu trí, để vẽ được sơ đồ sân bay trong trí nhớ. Công của tập thể 7 tháng trời được hoàn chỉnh thành một kế hoạch trình và được phê duyệt đánh sân bay Cát Bi. Và tôi đã khóc vì mừng khi được giao là chỉ huy một mũi tấn công vào sân bay (có 2 mũi tấn công, với 32 người).
    Tiếng bộc phá, lựu đạn... nổ làm cho sân bay chìm trong lửa, cháy đỏ một góc trời; quân Pháp hỗn loạn chạy... cảnh tượng đó cứ theo tôi suốt đời binh nghiệp. Chiến công đầu tiên của chúng tôi đã tiêu diệt được 56 máy bay, phần lớn là máy bay chiến đấu.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định: Sân bay Cát Bi bị nổ - một cầu hàng không quan trọng mà Pháp cho là bất khả xâm phạm đã bị cắt. Sự chi viện của Pháp cho chiến dịch Điện Biên Phủ giảm rõ rệt. Vừa nhận được lời khen trực tiếp của đại tướng Võ Nguyên Giáp, cả đơn vị lại nhận được thư khen của Bác Hồ; đơn vị được nhận danh hiệu Dũng sỹ Cát Bi. Cá nhân ông Năng được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và được bầu là Dũng sỹ số một của đơn vị Dũng sỹ Cát Bi.
    Sau khi miền Bắc được giải phóng, Dũng sỹ Năng được cử đi học tại Cục Tình báo. Học xong, ông được biên chế vào làm chính trị viên của lực lượng hải quân, chuyên săn tàu ngầm. Năm 1962, ông được giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng đặc công hải quân. Từ năm 1962 đến khi về hưu, ông gắn với nhiệm vụ ban đầu này.
    Tướng Năng tâm sự: "Đặc công hải quân hay còn gọi chung là đặc công nước, đòi hỏi người chiến sỹ có những tố chất khác biệt với lính bình thường. Bơi, lặn là một chuyện nhưng tố chất của người chỉ huy, tự quyết định không thể thiếu. Bởi trận địa dưới nước, khác với trận địa trên không, trên mặt đất. Sai lầm trong tích tắc, có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình và đồng đội. Đặc công nước của Mỹ, Ngụy được trang bị đến tận răng nên ta không thể xem thường”. Theo tướng Năng, ngày đó, Trung đội đặc công hải quân ra đời, ông không dám nghĩ rằng, năm 1975, nó lại là mũi tiên phong để ra giải phóng quần đảo Trường Sa.
    Tướng Năng cho biết: Không thể kể chi tiết chuyện huấn luyện hay công tác chuẩn bị, kế hoạch đánh của đặc công hải quân vì đó là bí mật quân sự. Song có một điều chắc chắn rằng, đã vào đặc công thì không thể không khổ luyện. Họ có tư duy trận địa dưới nước rất tốt, ngoài ra, họ cũng thuộc những "món" đánh trên cạn để thích nghi với địa hình khi có phát sinh. Đã có thời gian dài, đặc công hải quân gắn liền với tàu không số trên biển, với những chuyến hàng từ Bắc chi viện cho miền Nam.
    Trận đánh bất ngờ
    Theo tướng Năng, thời điểm đó (năm 1975), quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài Gòn cũ chiếm giữ. Ông nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng chỉ huy đơn vị hợp thành giữa Trung đoàn đặc công hải quân và đặc công quân khu V, với 3 tàu không số là 673, 674 và 675 của Đoàn 125 huyền thoại, ra giải phóng Trường Sa. Chỉ có 3 tàu nhưng nhiệm vụ là đánh đồng loạt các đảo để áp đảo tinh thần nguỵ quân, chặn đường chạy, cứu viện từ đảo này sang đảo khác của chúng.
    Tướng Năng kể: “Chúng tôi cải trang thành tàu đánh cá rồi "đè sóng" ra khơi. Anh em đặc công phải nằm gọn dưới gầm tàu. Trên đường ra khơi, máy bay của nguỵ quân cứ quần thảo trên đầu, chúng gọi, chúng hô. Để nghi binh, tàu phải hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) như thể là tàu đánh cá quốc tế. Máy bay thăm dò của quân ngụy bị lừa, bỏ đi. Thế là tàu quay mũi, nhằm quần đảo Trường Sa mà tiến. Trong các đảo thì Song Tử Tây là được bố trí hệ thống phòng thủ, quân nhiều nhất. Giải phóng Song Tử Tây có nghĩa là chặn cả ý chí lẫn hy vọng tiếp viện của quân ngụy. Thế là tướng Năng phân bổ nhiều quân vào Song Tử Tây hơn các đảo khác. Các mũi tiến vào đảo cứ thế mà y lệnh.

    Trường Sa luôn trong ký ức của vị tướng già
    Lênh đênh trên sóng 3 ngày thì tàu áp sát đảo Song Tử Tây. Như kế hoạch đã vạch ra trước đó, sau 30 phút từ hiệu lệnh của khẩu súng DKZ phát ra, đảo Song Tử Tây đã được giải phóng. Lá cờ của quân giải phóng đã tung bay trên đảo. Một kỷ niệm không thể quên trong ký ức của tướng Năng, đó là, lúc tiến vào giải phóng đảo, ông gặp viên chỉ huy phía bên kia. Viên sỹ quan này có khuôn mặt hiền.
    Tướng Năng hỏi: Sao các anh không chống cự mà lại tự tan rã nhanh thế? Viên sỹ quan này thành thật: Biết có tàu chiến vào đảo, tôi huy động quân, chuẩn bị chiến đấu rất sẵn sàng. Theo dõi, tôi nghe được hiệu lệnh chỉ huy là tiếng Việt, tôi biết không phải quân ngoại quốc đến chiếm đảo nên không chống cự, tránh thương vong cho anh em. Nói xong, viên sỹ quan này thỉnh cầu: Đừng để người Việt Nam trên đảo đổ máu nữa. "Tôi thấy nhẹ lòng, dù trước đó đầy bão tố nhưng câu nói đó làm tôi thấy bình yên trở lại" - tướng Năng bộc bạch.
    Tướng Năng khẳng định: Đảo Song Tử Tây là kiên cố nhất của quân ngụy ngày ấy mà giải phóng nhanh như vậy thì các đảo khác lại đơn giản hơn. Tôi hỏi: "Bị đánh bất ngờ, nguỵ quân không chống cự, không gọi chi viện sao?", tướng Năng nói: Có chứ. Quân ngụỵ đã cho tàu ở Vũng Tàu ra chi viện; cho trực thăng chi viện quân... nhưng đều ở xa, không dám áp sát đảo. Tàu chi viện nhìn thấy cờ của quân giải phóng bay trên đảo đã tự quay tàu, hướng về điểm xuất phát. Các đảo khác như Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, Nam Yết cũng ở trong tình trạng tương tự. Sỹ quan, lính nguỵ hỗn loạn, chen nhau ra tàu để chạy về đất liền. Không chen được lên tàu thì xuống xuồng, canô... bất kể là thứ gì có thể để trốn chạy khỏi đảo càng nhanh, càng tốt.
    Đất nước thống nhất, tướng Năng về tham gia Chiến dịch biên giới Tây Nam rồi Chiến dịch biên giới phía Bắc. Tướng Năng giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Đặc công; được tặng thưởng 2 Huân chương kháng chiến, 2 Huân chương quân công, 4 Huân chương chiến công vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1998, ông về hưu với quân hàm Thiếu tướng.
    Quế Ngân

    [};-
    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...-phong-Truong-sa-cua-vi-tuong-gia/7780942.epi
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    “Đường lưỡi bò” và âm mưu thống trị Biển Đông (30/01/2012)

    Xem xét những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông những năm gần đây cho thấy cùng với sức mạnh kinh tế và quân sự tăng lên nhanh chóng, Trung Quốc đang ráo riết thực hiện mục tiêu vươn lên trở thành một cường quốc toàn cầu. Trong đó, Biển Đông vừa là mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ hải quân chiến lược và nằm trong phạm vi ảnh hưởng sống còn của Trung Quốc, vừa là cửa ngõ chiến lược để đi ra thế giới.


    Công hàm ngày 7-5-2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách "đường lưỡi bò” và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố bản đồ "đường lưỡi bò” với toàn thế giới. Trước đó, mặc dù "đường lưỡi bò” đã được thể hiện nhiều lần trong một số bản đồ lưu hành trong nước, nhưng Chính phủ của họ chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào trước cộng đồng quốc tế. Thậm chí trong những văn bản pháp lý quan trọng của Nhà nước Trung Quốc về các vùng biển như các Tuyên bố về Lãnh hải năm 1958, về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, về Đường cơ sở năm 1996, và về Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa năm 1998... "đường lưỡi bò” cũng không hề được nhắc tới. Tham chiếu các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia thì ai cũng thấy rằng yêu sách "đường lưỡi bò” hoàn toàn trái với các quy định của Công ước. Không một quy định nào của Công ước có thể biện minh cho yêu sách "đường lưỡi bò”. Đơn giản bởi vì vùng biển mà "đường lưỡi bò” ngoạm vào không thể nào là lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế hoặc là thềm lục địa của Trung Quốc. Đó chính là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Yêu sách "đường lưỡi bò” phi lý nói trên đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của 5 nước ASEAN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chính vì vậy, mà Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines đã lần lượt gửi công hàm đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Việc nước này vẫn tiếp tục đưa ra yêu sách phi lý nói trên và tiến hành các việc làm trên thực địa nhằm đơn phương áp đặt yêu sách này càng làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp hơn, gây lo ngại thực sự cho cộng đồng thế giới và buộc dư luận phải lên tiếng. Không chỉ các quốc gia liên quan tranh chấp ở Biển Đông mà dư luận của nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ ý kiến bất bình trước yêu sách đầy phi lý này.

    Tình hình trở nên căng thẳng hơn vào tháng 3-2010, khi các nhà ngoại giao Trung Quốc mạnh mẽ đưa ra tuyên bố về "lợi ích cốt lõi” của họ tại Biển Đông và đe dọa sẽ không dung thứ bất cứ hành động nào của các quốc gia khác xâm phạm "chủ quyền không thể tranh cãi” của họ trong "đường lưỡi bò” bao chiếm 80% diện tích Biển Đông. Mong muốn kiểm soát Biển Đông, tham vọng biến vùng biển này trở thành "ao nhà” ngày càng trở nên rõ ràng qua nhiều tuyên bố, biện pháp và hành động mạnh mẽ của Trung Quốc mang tính áp đặt, nôn nóng khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi” của họ trên Biển Đông, ráo riết thực hiện việc kiểm soát trên thực tế trong khi không đưa ra được bất kỳ bằng chứng lịch sử hay cơ sở pháp lý quốc tế nào có sức thuyết phục. Có thể dễ dàng nhìn thấy Trung Quốc có nhiều lợi ích hữu hình quan trọng trên Biển Đông như: là đường biển quan trọng vận chuyển hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế, trong đó có 70% tổng số lượng dầu hỏa cho nền kinh tế; là vùng biển có nhiều tài nguyên, trong đó quan trọng nhất là dầu khí và hải sản. Tuy nhiên, thái độ và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2007 đến nay cho thấy giới chính trị - quân sự nước này nhìn nhận Biển Đông chủ yếu ở góc độ địa chính trị và địa chiến lược. Theo đó, Biển Đông là không gian lợi ích sống còn, là cửa ngõ để tiến xuống khu vực Đông Nam Á và vươn xa hơn trở thành cường quốc đại dương. Việc các lực lượng quân sự của Trung Quốc mạnh dạn chặn các tàu của Mỹ, thử phản ứng của Mỹ với đề nghị chia khu vực ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, đe dọa và bắt bớ các tàu thuyền của các nước tranh chấp, xây dựng căn cứ tàu ngầm chiến lược ở Tam Á là những minh chứng rõ ràng về quan niệm của giới chính trị và quân sự Trung Quốc về tầm quan trọng của Biển Đông và tương lai của vùng biển này trong chiến lược cường quốc của nước này

    Các nhà phân tích cho rằng, chính sách đối với Biển Đông của Trung Quốc cần được xem xét trong tổng thể chiến lược an ninh và phát triển của nước này nhằm vươn lên thành một cường quốc toàn cầu. Theo đó, cần nhìn thấy sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ là một phần của kế hoạch bành trướng tổng thể, bao gồm "bành trướng cứng” như bành trướng trên biển, trên đất liền, và "bành trướng mềm” như tăng cường hiện diện ở tất cả các nơi có tiềm năng lợi ích về tài nguyên, dầu mỏ, địa chính trị, v.v... Mong muốn trở thành cường quốc toàn cầu của Trung Quốc đã bộc lộ từ lâu, khi nước này tự coi mình là đại diện của các nước thế giới thứ ba trong cuộc đấu tranh với hai siêu cường và các nước công nghiệp phát triển. Định hướng chiến lược này, tuy nâng Trung Quốc lên hàng một cường quốc trung gian giữa Mỹ và Liên Xô, nhưng lại không thể giúp Trung Quốc có được nguồn vốn và công nghệ cần thiết để phát triển kinh tế. Sau đó, Trung Quốc chuyển sang mục tiêu chiến lược "bốn hiện đại hóa”, đồng thời áp dụng phương châm "giấu mình chờ thời”. Ước vọng toàn cầu được giấu đi, kìm nén, không được cụ thể hóa, chỉ nói chung chung là phấn đấu cho một trật tự thế giới công bằng, dân chủ và "đa cực hóa”. Sau một phần tư thế kỷ "cải cách, mở cửa”, Trung Quốc đã từ một nước nghèo nàn lạc hậu vươn lên thành một nước công nghiệp mới, trở thành một đầu tàu tăng trưởng của thế giới, với tổng sản phẩm xã hội đứng thứ 2 thế giới (2010) và một viễn cảnh sẽ vươn lên dẫn đầu thế giới sau nửa thế kỷ tiếp theo. Những điều này một mặt khiến nhiều nước, nhất là Mỹ, lo ngại Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng của họ, mặt khác cũng khiến bản thân Trung Quốc khó lòng kiềm chế trong việc bày tỏ tham vọng. Một biểu hiện của việc thiếu kiềm chế là Trung Quốc cố sức tự đưa người vào vũ trụ trong khi thu nhập quốc dân đầu người vẫn còn ở mức nghèo (hơn 1000 USD), một việc làm mà nhiều nước phát triển cao có khả năng cũng không đầu tư vì nặng tính khoa trương nhiều hơn là hiệu quả kinh tế. Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc đưa ra thuyết "trỗi dậy hòa bình” nhằm biện minh cho sự vươn lên vị thế một cường quốc thế giới. Khái niệm này sau một thời gian thử nghiệm đã được thay thế bằng cụm từ nhẹ nhàng hơn là "phát triển hòa bình”. Dù Trung Quốc đã hết sức cẩn trọng trong ngôn từ, người ta vẫn nhận thấy tham vọng toàn cầu của Trung Quốc.

    Từ năm 2007 đến nay, chiến lược "giấu mình chờ thời” hay "ngoại giao hài hòa” nhường chỗ cho chiến lược an ninh và đối ngoại mang tính khẳng định hơn, chủ động và quyết liệt hơn. Về an ninh, nội dung cốt lõi của chiến lược này là xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, tăng cường quyền kiểm soát của Trung Quốc ở các vùng biển trọng yếu, đảm bảo an ninh cho các hoạt động giao thương của Trung Quốc. Có nhận định cho rằng Trung Quốc đang xây dựng vành đai an ninh "chuỗi ngọc trai” kết nối các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Biển Đông Trung Hoa (Trung Quốc gọi tắt là Đông Hải) và Biển Nhật Bản cùng với các đảo và những cơ sở cầu cảng khác của Trung Quốc trải rộng từ Hải Nam tới Trung Đông, "chuỗi ngọc trai” sẽ giống như như một vành đai bao quanh rất nhiều đất liền châu Á. Những khu vực này chính là lợi ích an ninh quốc gia mà Trung Quốc tin là sống còn với cả sứ mệnh bảo vệ vùng biển cũng như chi phối châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Trung Quốc xây dựng chiến lược "hải dương xanh” và chuyển từ "phòng ngự biển gần”, sang phát triển theo hướng "hải quân viễn dương”. Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng tàu sân bay để tăng cường phạm vi hoạt động, phát triển các loại tên lửa tấn công của loại tàu này.

    Có thể thấy chiến thuật chính trị thực tiễn cứng rắn nhất và đáng báo động nhất của Trung Quốc đó là việc xây dựng hải quân ở Biển Đông. Bên cạnh việc Trung Quốc có được tàu ngầm và tàu khu trục mặt nước mới cũng như phát triển không lực trên biển, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ ngầm rộng lớn ở đảo Hải Nam được xem là cảng nội địa giúp Hạm đội Nam Hải ở vị trí gần hơn với các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Rõ ràng Trung Quốc tin rằng việc phát triển sức mạnh hải quân sẽ thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia yêu sách nhỏ hơn theo cách của Trung Quốc, buộc Hải quân Mỹ ra khỏi Biển Đông và các khu vực biển tranh chấp khác xung quanh Trung Quốc. Việc xây dựng hải quân này cùng với các chiến thuật chính trị thực tiễn khác của Trung Quốc đã gây thêm căng thẳng cho khu vực. Chính sách dựa trên sức mạnh ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong nỗ lực áp đặt yêu sách đối với Biển Đông đã thu hút sự chú ý và quan tâm mới của Mỹ và nhiều cường quốc trên thế giới đối với khu vực này.

    Là quốc gia yêu sách lớn nhất và mạnh nhất, Trung Quốc đang ở vị thế rất đặc thù: hoặc là đang trở thành người chơi quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, hoặc là trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết này. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng chính sách chính trị thực tiễn, Trung Quốc đã biến Biển Đông thành khu vực bất ổn nguy hiểm nhất ở Đông Nam Á. Yêu sách biển mở rộng của Trung Quốc dựa theo "đường lưỡi bò” chiếm 80% Biển Đông và theo hướng Nam tiến xuống các vùng biển ven đảo Natuna của Indonesia và Đông Malaysia. Yêu sách "đường lưỡi bò” mang lại hệ lụy trực tiếp đối với các quốc gia ven Biển Đông, đối với tự do hàng hải và đối với hoạt động hải quân. Nếu Trung Quốc có thể thực hiện được yêu sách "đường lưỡi bò” trên Biển Đông, điều này sẽ ngay lập tức biến Trung Quốc thành láng giềng của các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei. Kết quả là, các quốc gia Đông Nam Á này sẽ phải ứng xử "nhạy cảm” đối với lợi ích địa chiến lược lâu dài của Trung Quốc trong việc đẩy lực lượng của Mỹ ra khỏi biên giới biển của mình cũng như với yêu sách quyền chủ quyền đối với toàn bộ vùng Biển Đông trong khi thực thi các chính sách đối ngoại của họ. Hơn nữa, các hạm đội thương mại và tàu cá của các quốc gia này cũng sẽ phải tuân thủ luật và quy định của Trung Quốc, cũng như bất kỳ hạn chế nào mà Trung Quốc mong muốn áp đặt trong tương lai. Cuối cùng, hải quân của các quốc gia ven biển này cũng sẽ bị tác động bởi yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc do các tàu của các quốc gia này khi đi qua Biển Đông sẽ phải đối mặt với những hạn chế rất chặt chẽ của Trung Quốc. Điều này là do chính sách hiện thời của Trung Quốc rằng tàu chiến của các quốc gia qua Biển Đông phải có được sự cho phép của Trung Quốc.

    Bình luận về yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc dựa trên niên giám lịch sử, các nhà phân tích quốc tế đã đưa ra một so sánh thú vị: "Đối với các quốc gia ven Biển Đông, các yêu sách của Trung Quốc tương tự như việc một trong những người hàng xóm của bạn tuyên bố rằng toàn bộ con đường ở trước nhà bạn là tài sản riêng của anh ta. Hơn nữa, anh ta cũng tuyên bố rằng, vỉa hè, đường lái xe vào nhà bạn và cả sân trước nhà bạn cũng thuộc về anh ta... Nếu bạn hay các hàng xóm khác phản đối, anh ta chối bỏ hiệu lực danh nghĩa mà bạn có và từ chối việc ra tòa giải quyết bằng pháp luật”.

    Nhóm PV Biển Đông


    http://www.daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&chitiet=45442&Style=1

    [};-
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/The-gioi/475377/Han-Quoc-phat-tu-ba-thuyen-truong-Trung-Quoc.html

    Thứ Hai, 30/01/2012, 20:41 (GMT+7) Hàn Quốc phạt tù ba thuyền trưởng Trung Quốc


    TTO - Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin ba thuyền trưởng tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép ngoài khơi đảo Jeju và tấn công cảnh sát biển Hàn Quốc hôm 19-11-2011 vừa bị kết án tù.

    [​IMG]
    Trực thăng Hàn Quốc vây bắt tàu cá Trung Quốc - Ảnh: Chosun
    Theo đó, vụ việc xảy ra lúc 4g25 ngày 19-11. Cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc đang đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển Hàn Quốc và áp giải tàu này đến cảng biển Jeju.
    Không lâu sau đó, 25 tàu cá khác của Trung Quốc đang đánh bắt gần đó đã cùng nhau vây lấy tàu của cảnh sát Hàn Quốc yêu cầu thả tàu đánh cá, đồng thời phớt lờ những cảnh báo từ phía cảnh sát.
    Trước tình hình này, cảnh sát Hàn Quốc huy động thêm 12 tàu tuần tra và 2 trực thăng để trấn áp và bắt giữ thêm hai tàu Trung Quốc có hành vi chống phá.
    Năm cảnh sát Hàn Quốc bị gãy xương do các ngư dân đánh trả bằng các thanh kim loại.
    Tại phiên tòa ở Jeju hôm 29-1, một thuyền trưởng 43 tuổi tên Wang và một vị thuyền trưởng khác đã bị tuyên án 1 năm 2 tháng tù giam đối với mỗi người vì tội cản trở người thi hành công vụ và gây thương tích.
    Một thuyền trưởng khác 34 tuổi họ Giang bị tuyên 1 năm tù giam.
    Chủ tọa cho biết hành vi của ba vị thuyền trưởng này rất nguy hiểm, đe dọa đến các cảnh sát biển. Hai trong số ba vị thuyền trưởng này từng nhiều lần đánh bắt cá trái phép.
    Tờ Yonhap còn cho biết những cuộc đụng độ giữa cảnh sát biển Hàn Quốc và các ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép vẫn thường xuyên diễn ra trên vùng biển Hàn Quốc. Tháng 3-2011, một chiếc tàu Trung Quốc 63 tấn đã cố ý đâm vào một tàu tuần tra 3.000 tấn của lực lượng bảo vệ bờ biển ở ngoài khơi phía tây làm bị thương một số người.
    THIÊN HƯƠNG (Theo Chosun, Yonhapnews)


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Thứ Hai, 30/01/2012, 20:38


    Khoảng tối của Apple trên đất Trung Quốc



    TTO - Cách đây vài tháng, tờ The New York Times đã cử một nhóm phóng viên để điều tra vụ lùm xùm tại hằng trăm công ty điện tử Trung Quốc vốn đóng vai trò chủ đạo để tạo ra các sản phẩm iPhone và iPad - bắt đầu bằng cái tên Foxconn, tập đoàn sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất thế giới.
    >> Trái táo cắn dở đang thấm máu?
    >> Nổ ở nhà máy cung cấp linh kiện cho Apple
    Khi cây bút Mike Daisey của tờ The New York Times bay đến Trung Quốc để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến làn sóng tự sát của công nhân làm việc tại các đối tác cung cấp linh kiện cho Apple, cũng như nhiều hãng sản xuất điện tử lớn khác của Mỹ, ông đã sốc khi phát hiện sự thật gây kinh ngạc: phần lớn ký giả Mỹ đưa tin về các vụ tự sát chưa từng đến thăm các công xưởng, thậm chí chưa từng phỏng vấn qua bất kỳ công nhân nào.

    [​IMG]
    Vụ nổ xảy ra tại khu vực lắp ráp iPad của Foxconn tháng 5-2011 làm chết bốn người, làm bị thương 18 người - Ảnh: Internet
    Không thể ngồi yên, cách đây vài tháng, tờ The New York Times đã cử một nhóm phóng viên, do Charles Duhigg, Keith Bradsher và David Barboza dẫn đầu để điều tra tường tận hàng trăm công ty điện tử Trung Quốc vốn đóng vai trò chủ đạo để tạo ra các sản phẩm iPhone và iPad - bắt đầu bằng cái tên Foxconn, tập đoàn sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất thế giới.
    Nhân mạng được tính vào giá một món đồ
    Vụ nổ và kèm theo đó là hỏa hoạn xảy ra tại tòa lầu Building A5 vào một buổi chiều tháng 5-2011 để lại hậu quả là bốn công nhân thiệt mạng. Sự cố xảy ra tại khu vực lắp vỏ máy tính bảng iPad, công suất lên đến hàng ngàn chiếc một ngày.
    “Ông là cha của Lai Xiaodong? Cậu ấy bị thương rất nặng, hãy đến bệnh viện càng nhanh càng tốt”- cha của một trong hai nạn nhân nhận được cuộc gọi từ một nhân viên Foxconn.
    Trước đó sáu tháng, chàng trai 22 tuổi Lai Xiaodong rời quê nghèo đến Thành Đô, tây nam Trung Quốc, gia nhập lực lượng công nhân có số lượng lên đến cả triệu, góp phần vào hoạt động của mạng lưới sản ********* vi nhất, nhanh nhất và lớn nhất hành tinh: Tập đoàn Foxconn. Hệ thống này đã giúp Apple và nhiều hãng điện tử khác nhanh chóng hiện thực hóa các sản phẩm vừa được thiết kế trên giấy.
    Trong hơn một thập kỷ qua, Apple đã trở thành một trong những tập đoàn hùng mạnh, giàu có và thành công nhất thế giới, góp phần bởi việc làm chủ mạng lưới sản xuất toàn cầu. Apple cùng các tên tuổi công nghệ lớn khác của Mỹ đã đạt được những bước tiến vô cùng lớn trong lịch sử hiện đại toàn cầu.
    Tuy nhiên, mọi thứ lại không “màu hồng” đối với tầng lớp “thấp cổ bé họng” nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng linh kiện cho Apple: các công nhân đang lắp ráp thành phẩm các iPhone, iPad và những thiết bị khác, bởi điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt.
    Theo các luật sư bảo vệ quyền lợi người lao động, tài liệu cung cấp bởi chính các công ty và lời kể của bản thân những người đang làm việc tại những công xưởng này, việc đảm bảo an toàn lao động cho công nhân rất yếu kém, và tai nạn chết người, do đó không phải điều gì hiếm gặp.
    Trước đó một năm, 137 công nhân tại một nhà xưởng như vậy ở miền đông Trung Quốc đã bị nhiễm độc từ loại hóa chất dùng để lau màn hình điện thoại iPhone. Bảy tháng sau, hai vụ nổ liên tiếp tại một số nhà máy đã làm chết 4 người, làm bị thương 77 người. Trước đó không lâu, Apple đã được cảnh báo về điều kiện làm việc độc hại ở một nhà máy ở Thành Đô.
    “Nếu Apple biết mà vẫn bình chân như vại, điều đó là không thể tha thứ” - cựu chủ tịch Nicholas Ashford của Ủy ban Tư vấn quốc gia về sức khỏe và an toàn lao động cho hay. Đây là tổ chức chuyên tư vấn cho Bộ Lao động Hoa Kỳ.
    Apple không phải là cái tên duy nhất làm ăn với một hệ thống cung ứng ẩn chứa nhiều rủi ro. Tình trạng lao động dưới chuẩn cho phép cũng bị phát hiện ở chuỗi cung ứng cho Dell, Hewlette-Packard, IBM, Lenovo, Motorola, Sony, Nokia, Toshiba và nhiều hãng khác.
    Quy tắc ứng xử của Apple
    Năm 2005, khi nhiều công ty điện tử Hoa Kỳ đã hoàn thành việc cung cấp bản quy tắc ứng xử (Code of Conduct) cho mạng lưới cung ứng linh kiện, ban lãnh đạo Apple quyết định làm điều tương tự.
    Bản quy tắc ứng xử Apple ban hành khi đó có đoạn “Apple yêu cầu điều kiện làm việc tại mạng lưới cung ứng linh kiện cho Apple an toàn, người công nhân được đối xử công bằng và tử tế, và các quy trình sản xuất phải thân thiện với môi trường”.
    Nhưng ngay năm tiếp theo, khi phóng viên tờ The Mail của Anh bí mật điều tra một nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, mọi thứ đều khác xa văn bản của Apple, như người công nhân phải làm quá giờ và phải chịu phạt bằng cách hít đất nếu không hoàn thành chỉ tiêu…
    Ban lãnh đạo Apple bàng hoàng, ngay sau đó đã tổ chức chuyến thị sát nhà máy nói trên, yêu cầu nơi này phải cải thiện tình hình. Đến cuối năm 2011, Apple đã thị sát tổng cộng 396 nhà máy, phần lớn đều cho thấy sự vi phạm trầm trọng các điều khoản trong bản quy tắc ứng xử mà Apple đưa ra.
    “Chúng ta đã có thể cứu họ”
    Năm 2006, BSR (Business for Social Responsibility) cùng một đơn vị của Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức khác quyết định làm điều gì đó để cải thiện tình trạng làm việc tồi tệ tại Trung Quốc và nhiều nơi khác. Foxconn đồng ý tham gia dự án.

    [​IMG]
    Công nhân làm việc tại Foxconn - Ảnh: Internet
    Trong suốt bốn tháng, các tổ chức thương lượng với Foxconn nhằm kiến tạo một chương trình bảo vệ quyền lợi công nhân thông qua một “đường dây nóng”, tạo điều kiện cho người công nhân có thể báo cáo về tình trạng làm việc không đạt chuẩn, tìm kiếm trợ giúp tâm lý và thảo luận về khó khăn trong quá trình làm việc. Theo lời một tư vấn viên của BSR, Apple không tham gia dự án này.
    Trong quá trình đàm phán, Foxconn liên tục đòi thay đổi các điều khoản. Đầu tiên Foxconn cho rằng không cần thiết phải tạo thêm các đường dây nóng mới, mà cứ dùng các đường dây sẵn có là đủ.
    Rồi Foxconn đòi loại yêu cầu trợ giúp tâm lý ra khỏi danh sách. Foxconn liên tục đòi các bên tham gia dự án cam kết sẽ không tiết lộ nội dung chương trình, rồi lại liên tục đòi sửa đổi nội dung các điều khoản.
    Cuối cùng, khi thỏa thuận cuối cùng đã đạt được và dự án dự kiến đi vào hoạt động tháng 1-2008, Foxconn bỗng đơn phương đòi hỏi nhiều thay đổi trong nội dung chỉ một ngày trước khi mọi thứ đã sẵn sàng, và họ cứ giữ thái độ thiếu nhất quán cho đến khi dự án lâm vào cảnh “xôi hỏng bỏng không” - một báo cáo năm 2008 của BSR tiết lộ.

    [​IMG]
    Foxconn giăng lưới để hạn chế nạn công nhân tự sát bằng cách nhảy lầu - Ảnh: Internet
    Ngay năm tiếp theo (2009), một nhân viên Foxconn nhảy lầu tự sát sau khi làm mất bản mẫu của iPhone. Rồi trong hai năm tiếp theo đó, ít nhất 18 nhân viên khác của Foxconn đã có ý định hoặc hành động tự sát bất thành bằng cách nhảy lầu. Năm 2010, hai năm sau khi dự án đầy thiện chí của BSR thất bại, cùng nhiều vụ tự tử, Foxconn cuối cùng cũng cho thiết lập một đường dây nóng để tư vấn tâm lý và cung cấp những khóa học xoa dịu tinh thần miễn phí cho công nhân của mình.
    “Những công nhân đó lẽ ra đã không bị thiệt mạng. Chúng tôi đã yêu cầu Apple gia tăng áp lực với Foxconn trong quá trình đàm phán, song họ đã không chịu làm thế”, một tư vấn viên BSR tâm sự.
    THÚY QUỲNH (Theo New York Times)
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120131/kheo-co-thi-am.aspx

    Khéo co thì ấm
    31/01/2012 3:20
    Đó là nhận định của các chuyên gia về việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm nay. Bởi việc này có tác động rất lớn đến kinh tế năm 2012.
    Lãi suất giảm, tiếp cận vốn ngân hàng dễ thở hơn, là hy vọng lớn nhất, thậm chí là hy vọng cuối cùng của hàng ngàn doanh nghiệp sau một năm cầm cự để tồn tại.
    Tuy nhiên, với mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ vẫn chưa thể nới lỏng, ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục hạn chế cho vay. Cũng có nghĩa là, lãi suất cũng sẽ duy trì ở mức cao. Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến gần 50.000 doanh nghiệp phá sản trong năm 2011 và điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong năm 2012. Chỉ khác là, nếu như năm ngoái, chúng ta có thể "chặc lưỡi" cho rằng, đó là sự đào thải tất yếu của doanh nghiệp kém cỏi thì năm nay, ngay cả các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có thâm niên, doanh nghiệp ở mọi ngành nghề... đều đã mệt mỏi, kiệt sức. Nếu họ có "mệnh hệ" gì, nền kinh tế có nguy cơ đối mặt với giảm phát. Lúc đó, "bệnh" còn khó chữa hơn. Nên mới cần sự "khéo co" trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong năm nay khi tăng trưởng tín dụng đã được ấn định thấp hơn năm 2011, chỉ 15% - 17%.
    "Co" ở đây là việc phân bổ, nắn dòng cho tín dụng "chảy" đúng nơi, đúng chỗ thay vì siết đều, siết chung như cách chúng ta vẫn làm lâu nay. Thực ra việc này đã được nói đến rất nhiều từ năm trước nhưng thực hiện chưa triệt để dẫn đến tín dụng rơi vào tình trạng chỗ cần không siết, siết chỗ không; chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu.
    Rất nhiều ý kiến đồng tình rằng, tăng trưởng tín dụng 20% của năm 2011 cũng như 15% - 17% của năm nay không phải là quá thấp. Nhưng sở dĩ chúng ta luôn có cảm giác thiếu, cảm giác ngột ngạt, khó thở là bởi những đối tượng cần được ưu tiên lại quá khó khăn, thậm chí không thể tiếp cận được vốn. Vì vậy, việc phải làm của năm nay là "nắn dòng" để nguồn vốn này chảy vào sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, xuất khẩu như định hướng của Chính phủ. Có như vậy, dù tín dụng vẫn siết nhưng nền kinh tế sẽ không bị ảnh hưởng lớn.
    Tương tự, việc phân bổ tín dụng trong hệ thống ngân hàng cũng phải thay đổi chứ không áp dụng cơ chế "cào bằng" như năm 2011. Chính việc "cào bằng" này dẫn đến tình trạng ngân hàng thừa “room” nhưng thiếu vốn, không thể cho vay. Ngược lại, có ngân hàng dư vốn nhưng lại hết "quota" nên cũng không thể cho vay. Kết quả là doanh nghiệp đói vốn, dẫn đến khó khăn, phá sản, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế như nói trên.
    "Co" thế nào cho nguồn vốn khiêm tốn phát huy hết sức mạnh, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực cho nền kinh tế phụ thuộc vào sự linh hoạt mà NHNN vẫn khẳng định trong điều hành chính sách tiền tệ. Đây cũng là hy vọng của doanh nghiệp khi lãi suất chưa thể giảm ngay để phục vụ mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong năm nay.
    Nguyên Khanh
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [};-[​IMG]
    Hoa Tím hay qué !!!=D>=D>=D>=D>=D>
    [r32)][};-
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 4 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: hoatimbanglang, Hoa_Sim, Thai_Duong

    Chào hai bác.
    Năm mới chúc hai bác mạnh khỏe, may mắn, vạn sự như ý và sớm tìm được nửa còn lại của đời mình![};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này