Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3759 người đang online, trong đó có 308 thành viên. 13:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 30550 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Câu nói hay nhất mà tôi đọc thấy hôm nay , và cũng là một trong những câu nói hay nhất từ trước đến nay :

    Xin đừng bao giờ tuyệt vọng, càng khó khăn càng phải nỗ lực !

    Người nói câu này là Hun Sen , một người bạn , người đồng chí của chúng ta !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Câu nói kế tiếp của Hun Sen là :

    Hãy đừng rút lui, nếu buộc phải rút lui cũng đừng rút lui trong chiến bại, lúc nào cũng phải trong thế tiến về phía trước.


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/472388/Viet-Nam-da-giup-Campuchia-hoi-sinh.html

    Thứ Tư, 04/01/2012, 08:03 (GMT+7)
    Thủ tướng Campuchia Hun Sen:
    Việt Nam đã giúp Campuchia hồi sinh



    TT - Cởi mở và chân tình. Lúc mạnh mẽ quyết liệt, lúc trầm tư sâu lắng, Thủ tướng Campuchia Hun Sen dành hai tiếng rưỡi trả lời các nhà báo VN trong dịp dự lễ khánh thành di tích lịch sử địa điểm đoàn 125 tại Đồng Nai.
    Đoàn 125 là tiền thân của lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia.

    [​IMG]
    Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Ảnh: Võ Văn Thành
    “Tôi không muốn con trai tham gia chính trị”
    * Tuổi Trẻ: Ông có muốn con trai mình theo đường chính trị như cha?
    - Ba đứa con trai của tôi đều làm trong quân đội. Tôi muốn chúng phục vụ bảo vệ đất nước để biết yêu nước theo điển hình của người cha nhưng không muốn con tham gia chính trị như cha. Dòng họ tôi không phải là làm chính trị mà là nông dân, viên chức, có người làm bác sĩ, hải quan, phần đông là giáo viên. Nhưng ngoài yếu tố chủ quan còn có những yếu tố khách quan tác động. Lịch sử buộc tôi phải lên tới chức vụ này.
    Tôi cũng muốn cho con trai nối nghiệp, nhưng đừng quên ở Campuchia dưới chế độ dân chủ phải đi qua bầu cử, nếu dân không bầu, trong Đảng không ủng hộ thì không thể làm gì hết.
    Chủ đề mở đầu và xuyên suốt, hẳn nhiên là về sự kiện 33 năm giải phóng Campuchia, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot sắp kỷ niệm vào ngày 7-1. Ông nói: - Không có gì vui hơn khi chúng tôi được giải phóng khỏi chế độ Pol Pot. Chúng tôi từng đứng trước cái chết và rồi được hồi sinh nhờ quân tình nguyện Việt Nam và phong trào đấu tranh của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia.
    * Quân Đội Nhân Dân: Gần đây tại phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ, bị cáo Nuon Chea đã có những lời lẽ đi ngược lại lịch sử, đưa ra cáo buộc sai trái về quân tình nguyện Việt Nam, xin Thủ tướng cho biết ý kiến về việc đó?
    - Tôi đã nghe những lời của Nuon Chea, một người có vai trò quan trọng trong chế độ Pol Pot và đã bị tòa xét xử trong mấy tuần lễ vừa qua. Ông ta không những không công nhận sai lầm của mình, mà còn đưa ra những cáo buộc dối trá đối với quân tình nguyện Việt Nam. Tôi cho rằng đó là lời nói dối của những kẻ sát nhân.
    Có một logic của kẻ xấu là không bao giờ thừa nhận hành vi sai trái của mình, ông ta nói như vậy cốt để làm nhẹ tội của mình, cho nên chúng ta không cần phải đối đáp với ông ta mà hãy để cho tòa án xét xử. Thực tế đã diễn ra hoàn toàn không giống với những gì Nuon Chea đã nói. Sự thật là quân tình nguyện Việt Nam đã giúp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
    * VNExpress: Ông từng thể hiện sự phẫn nộ khi có người nói quân tình nguyện Việt Nam xâm lược Campuchia, vì sao như vậy?
    - Tôi đã có phản ứng gay gắt về cách nói đó, vì hoạt động của quân tình nguyện của Việt Nam tại Campuchia là từ sự yêu cầu của nhân dân Campuchia. Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay trở lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam! Thời gian Việt Nam rút quân khỏi Campuchia đã trôi qua hơn 20 năm, chính vì vậy chúng tôi càng không thể chấp nhận được cách nói xuyên tạc và hàm hồ như vậy.
    * Quân Đội Nhân Dân: Nhân dân Campuchia gọi bộ đội Việt Nam là “đội quân nhà Phật”. Thủ tướng có thể chia sẻ về điều này?
    - Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật.
    “Campuchia là món hàng hay sao...”
    * Tuổi Trẻ: Trong mối quan hệ Việt Nam - Campuchia có những ý kiến thường hay liên hệ tới một nước thứ ba. Thủ tướng nói sao đối với dư luận này?
    - Đây là câu hỏi tốt. Tôi xin khẳng định quan hệ Campuchia - Việt Nam là thành tựu to lớn của hai nước được xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt là giai đoạn giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Đảng đối lập vu cho tôi là nằm dưới sự chỉ đạo của Việt Nam, rồi họ lại nói Trung Quốc lôi kéo Campuchia, rồi có lúc lại nói Mỹ tranh thủ Campuchia. Tôi không hiểu. Campuchia là món hàng hay sao?... Tốt nhất chúng ta đừng bình luận gì cả, hãy cứ để thực tế có câu trả lời.
    Tôi cho rằng bất kỳ nước nào cũng cần quan hệ với các nước khác. Việt Nam có nhu cầu quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu... Campuchia cũng cần quan hệ với các nước trên thế giới, chúng ta không nghe theo những điều sai trái. Chẳng hạn họ nói nên quan hệ với nước này, đừng quan hệ với nước kia..., đó không phải đường lối chính trị của chúng tôi.
    * Tuổi Trẻ: Thưa Thủ tướng Hun Sen, hai tiếng “Việt Nam” luôn gợi lên cho ông điều gì?
    - Tôi không thể nói hết những ý nghĩa xuất phát từ hai tiếng Việt Nam, nhưng tôi có thể nói ngắn gọn hình tượng rằng: “Việt” là sự hồi sinh của Campuchia - “Nam” là sự phát triển của Campuchia từ trước đến nay.
    * Tuổi Trẻ: Tháng 10-2008, báo Tuổi Trẻ có đăng loạt bài về Thủ tướng Hun Sen trích từ một cuốn sách viết về ông, sau loạt bài này báo nhận được rất nhiều hồi âm mong muốn Thủ tướng chia sẻ thêm về những trải nghiệm trong cuộc sống của mình, những điều ông muốn gửi gắm đối với giới trẻ.
    - Khi tôi rời Campuchia đến Việt Nam để tìm kiếm sự giúp đỡ chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot, tôi mới 25 tuổi. Sau đó tôi trở thành bộ trưởng ngoại giao lúc 27 tuổi. Năm 32 tuổi tôi trở thành thủ tướng của Campuchia, lúc bấy giờ là một trong những thủ tướng trẻ nhất thế giới. Như vậy, tôi nghĩ rằng vấn đề không phải là trẻ hay già, không phải chỉ người già mới làm lãnh đạo được. Kinh nghiệm của tôi cho thấy sẽ là bảo thủ khi ai đó cứ nghĩ đến tuổi già của mình và ngăn cản tuổi trẻ, đó là một sai lầm.
    Trước đây ở Campuchia mọi người cũng thường hỏi về lý lịch, hỏi về tuổi ai đó trước khi đề bạt họ. Tôi đã đấu tranh với vấn đề này bằng cách thể hiện mình trong vai trò người chỉ huy quân đội và xây dựng lực lượng quân đội. Không phải những người trên dưới 30 tuổi thì không làm bộ trưởng, làm thứ trưởng được mà phải đợi đến khi 40 hoặc 50 tuổi, vấn đề là chúng ta có dám trao công việc cho người trẻ hay không.
    “Xin đừng bao giờ tuyệt vọng”
    * Tuổi Trẻ: Ông đã trải qua nhiều thăng trầm biến cố, từ một chú tiểu ở chùa, một du kích đến bộ trưởng rồi thủ tướng, từng sống trong cảnh đen tối thời Khmer Đỏ phải tị nạn Việt Nam, từng cả chục lần đối mặt với cái chết... Với ông, đâu là thời khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình?
    - Tôi không ghi nhớ chuyện mình trở thành bộ trưởng hay thủ tướng. Nhưng bị thương ở mắt là điều tôi nhớ mãi. Tôi đã bất tỉnh một tuần lễ để rồi một thanh niên ở tuổi 23 trở thành người khuyết tật (mất hẳn mắt trái - PV). Đó là chiến tranh và chỉ có nhờ may mắn tôi mới thoát chết.
    Điều ghi nhớ thứ hai: con trai cả của tôi đã chết khi vừa chào đời vì y tá làm rớt nó. Tôi xin chỉ huy của Khmer Đỏ cho tôi mang xác con tôi đi chôn nhưng họ không cho. Một người cha mà không thể đem xác con đi chôn thì đau khổ biết chừng nào.
    Điều ghi nhớ thứ ba: ngày 20-6-1977, tôi ra đi trong nước mắt và đau xót, phải rời bỏ quê hương, rời xa người vợ thân yêu đang mang thai năm tháng để sang Việt Nam và có ngày hôm nay. Nếu tôi chỉ có một mình thì nhẹ nhàng hơn, nhưng bỏ lại đằng sau là hai cuộc đời sẽ phải đối mặt rủi ro bất trắc dưới chế độ Khmer Đỏ.
    Tôi cũng ghi nhớ ngày 24-9-1998, năm quả đạn B40 bắn vào xe tôi nhưng may mắn chỉ có một quả nổ cách xe tôi có gang tấc. Và chuyện cưới vợ cũng không thể quên. Ngày 5-1 này sẽ kỷ niệm 36 năm ngày ấy. Lúc đó cùng lúc làm đám cưới cho 13 cặp, dưới thời Pol Pot thì không có đám cưới truyền thống mà phải theo sự sắp đặt của chúng.
    Và một ngày nữa đáng nhớ là ngày có đứa cháu đầu tiên. Có quá nhiều chuyện mà cho tôi năm ngày năm đêm nói cũng không hết. Tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng: xin đừng bao giờ tuyệt vọng, càng khó khăn càng phải nỗ lực. Hãy đừng rút lui, nếu buộc phải rút lui cũng đừng rút lui trong chiến bại, lúc nào cũng phải trong thế tiến về phía trước.
    * VNExpress: Thủ tướng thích món ăn nào của Việt Nam?
    - Giữa hai nước chúng ta ngoài quan hệ láng giềng gần gũi, đoàn kết, hữu nghị còn có mối liên hệ về món ăn. Ở Campuchia cũng có bánh trôi nước, bánh xèo, chả giò, bánh hỏi, nước mắm... Tôi ăn gì cũng được.
    Nhưng món ngon nhất ở Việt Nam mỗi khi nhắc tới là thấy thèm, đó là rau muống chấm nước mắm. Món này ở Hà Nội ngon tuyệt mà ở Campuchia không thể tìm ra được. Còn ở phía Nam thì tôi thích cá kho tiêu. Ra Vũng Tàu tôi thích ốc hương, có lần tôi ăn một lúc... 84 con ốc. Còn nữa, món canh chua cũng rất ngon. Trưa nay tôi cũng ăn những món ấy, có rau muống, cá kho tiêu, canh chua, chỉ có thiếu ốc hương.
    “Tôi muốn Campuchia trở thành con rắn to”
    * Tuổi Trẻ: Thủ tướng từng nói rằng ông muốn biến Campuchia thành con rồng, con hổ ở châu Á như có những nhà lãnh đạo khu vực này đã làm được với đất nước họ. Cụ thể ông muốn phát triển Campuchia theo mô hình nào?
    - Tôi không có tham vọng Campuchia trở thành con rồng. Con rắn thôi cũng được rồi vì khả năng của Campuchia không bằng các nước lớn. Nhưng con rắn Campuchia sẽ là con rắn to chứ không phải rắn nhỏ.
    Việt Nam có mục tiêu năm 2020 trở thành nước công nghiệp, đó là khả năng Việt Nam có thể làm được. Campuchia thì khác. Khi chúng tôi bắt đầu mở cửa, một số nhà báo hỏi tôi: ông làm kinh tế theo nước nào? Tôi đáp: tôi không sửa đầu cho vừa mũ, không gọt chân cho vừa giày, mà chúng tôi làm mũ để đội cho cái đầu của mình và làm đôi giày đi cho đôi chân của mình. Chúng ta nghiên cứu để học kinh nghiệm hay và tránh bài học thất bại. Nếu bê nguyên xi, giáo điều mà không phù hợp thực tế chúng ta, chúng ta sẽ thất bại.
    * Tuổi Trẻ: Ông là thủ tướng đương nhiệm lâu năm nhất ở châu Á. Theo ông, điều gì quan trọng nhất để một dân tộc phát triển?
    - Từ lúc làm bộ trưởng đến nay tôi đã có gần 33 năm cầm quyền với 27 năm làm thủ tướng. Bạn hỏi yếu tố gì đưa đến sự phát triển? Tôi cho là có nhiều yếu tố, nhưng có hai yếu tố tiên quyết: đường lối chính sách và nguồn nhân lực.
    Đường lối chính sách là xuất phát điểm, nếu thước đo này sai sẽ dẫn đến rủi ro, tàn phá đất nước như Pol Pot đã làm. Nhưng đất nước cũng không thể phát triển nếu thiếu nhân lực. Quốc gia có nguồn lực về thiên nhiên chưa hẳn là nước giàu.
    Tôi thường hỏi tại sao Việt Nam đi nhanh? Vì có Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngay từ khi giành được độc lập, đưa đi học nước ngoài... đã tạo nên lớp cán bộ giàu năng lực. Từ một nước thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Còn Campuchia từng được coi là “đất vàng”, tại sao Campuchia nghèo? Là do từng có sự sai lầm, không có đường lối đúng đắn và thiếu nguồn nhân lực.

    Cố gắng thực hiện COC trong năm nay
    * Tuổi Trẻ: Thưa Thủ tướng, triển vọng nào cho sự ra đời Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) trong năm 2012 khi Campuchia đảm nhiệm cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN?
    - Bối cảnh và những vấn đề đặt ra trong năm 2002, khi Campuchia cũng đảm nhiệm chức chủ tịch ASEAN, khác với hiện nay. Tôi còn nhớ mười năm trước, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chúng ta cần phải bảo vệ những kết quả đạt được của DOC, cũng như những kết quả khác trong Hội nghị cấp cao ASEAN tại Indonesia năm 2011.
    Với tư cách chủ tịch ASEAN, cũng là nước chủ nhà sẽ tổ chức các hội nghị cấp cao có liên quan, chúng tôi kêu gọi sự hợp tác của các thành viên ASEAN và Trung Quốc để cố gắng thực hiện COC vào năm 2012. Hiện nay Campuchia cũng đang cố gắng để các cuộc gặp giữa ASEAN và Trung Quốc tìm ra được một công thức thực hiện vấn đề này. Chúng tôi rất lạc quan.
    ĐÀ TRANG - VÕ VĂN THÀNH thực hiện


    Xin đừng bao giờ tuyệt vọng, càng khó khăn càng phải nỗ lực. Hãy đừng rút lui, nếu buộc phải rút lui cũng đừng rút lui trong chiến bại, lúc nào cũng phải trong thế tiến về phía trước.

    Hun Sen - Người bạn gắn bó chí tình của nhân dân và cách mạng Việt Nam !

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/466951/Giai-phap-doi-lai-Hoang-Sa.html


    Thủ tướng ***************:


    Chúng ta làm chủ Hoàng Sa từ lâu


    Chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thật sự ít nhất là từ thế kỷ 17. Chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế.
    Năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.
    Lập trường nhất quán của chúng ta là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phù hợp với Công ước về Luật biển, phù hợp với tuyên bố DOC.
    (Trích nội dung trả lời chất vấn của Thủ tướng *************** ngày 25-11-2011)
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/466951/Giai-phap-doi-lai-Hoang-Sa.html

    Giải pháp đòi lại Hoàng Sa


    TT - Làm cách nào để Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (như khẳng định của Thủ tướng *************** khi trả lời chất vấn trước Quốc hội)?



    [​IMG]
    Tàu SAR-412 thuộc Trung tâm Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn hàng hải khu vực 2 từng tham gia cứu nạn ngư dân miền Trung tại ngư trường Hoàng Sa - Ảnh: Đăng Nam

    Các thành viên của Quỹ Nghiên cứu biển Đông đưa ra một số cơ sở và bước đi để hiện thực hóa công việc này của Việt Nam.
    Xác lập chủ quyền

    Không thể chinh phục lãnh thổ bằng vũ lực
    Theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ 20 việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970 ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
    Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.
    Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.
    Nhà nước phong kiến Việt Nam đã biết đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó được gọi dưới tên chung là Đại Trường Sa, Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa và coi chúng là một phần lãnh thổ của mình. Trong suốt ba thế kỷ từ 17-19, chính quyền phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa bằng cách thường xuyên cử các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải đến các đảo này hằng năm để khảo sát, đo đạc, khai thác tài nguyên một cách có hệ thống, thu lượm các tài sản chìm đắm, xây miếu dựng đền và trồng cây như các biểu tượng khẳng định chủ quyền, tổ chức thu thuế, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn.
    Việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc.
    Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thật sự - tức là chiếm hữu thật sự lãnh thổ vô chủ, coi nó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; và nguyên tắc công khai - việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận. Một cá nhân hay một công ty không thể thụ đắc chủ quyền lãnh thổ.
    Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thật sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus), nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ.
    Việc thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam có đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, được thực hiện trong một thời gian dài hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các nước khác, đảm bảo được cả nguyên tắc thật sự và nguyên tắc công khai, do đó việc xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bởi Việt Nam trong thời kỳ nhà nước phong kiến là không thể tranh cãi và ít nhất từ thế kỷ 17, Hoàng Sa đã không còn là lãnh thổ vô chủ (terra nullius).
    Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 22-8-1956, sau khi quân Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này.
    Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2-7-1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
    Tuy đã mất yếu tố vật chất do bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, nhưng Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền của mình bằng yếu tố tinh thần. Tháng 12-1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.



    [​IMG]
    Được hoàn thành năm 2009, tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (đặt tại huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) mang tính biểu tượng tâm linh tri ân những người từng hi sinh trên biển Đông bảo vệ chủ quyền biển đảo trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Ảnh: Kim Em Đấu tranh ngoại giao
    Chúng ta cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á... nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần và pháp lý của cộng đồng quốc tế sẽ khiến khả năng chấp nhận của Trung Quốc trên bàn đàm phán song phương vốn đang khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.
    Đương nhiên, không thể không vận dụng sức mạnh của dư luận và trí tuệ nhân dân, học giả và chuyên gia các giới Việt Nam trong và ngoài nước để tác động đến nhân dân thế giới và những nhà đàm phán Trung Quốc.
    Những tác động này phải đủ mạnh và kiên trì, nhưng đồng thời cũng khẳng định thiện chí đàm phán và hợp tác hòa bình với Trung Quốc.
    Chúng ta cần đưa vấn đề Hoàng Sa ra đàm phán song phương với phía Trung Quốc cùng lúc phân tích cái lợi của việc đàm phán này đối với các lợi ích khác của Trung Quốc như sức mạnh mềm, bình an ở vùng biển phía nam để phát triển kinh tế của họ.
    Và cần đưa việc tranh chấp Hoàng Sa vào phạm vi điều chỉnh của COC (Quy tắc ứng xử trên biển Đông) cũng như các văn bản khác trong tương lai. Tất nhiên chúng ta vận dụng khéo léo vị thế mà mình đang có để đàm phán với Trung Quốc để họ hiểu rằng đàm phán song phương và hòa bình là cách mà Trung Quốc sẽ được nhiều hơn về uy tín trên trường quốc tế.
    Lập cơ quan chuyên trách
    Trước hết, Nhà nước cần lập cơ quan chuyên trách làm đầu mối và quy tụ các trí thức am hiểu về ngoại giao, sử học, công pháp quốc tế, Trung Quốc học để liên tục đưa ra yêu cầu giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa một cách thiện chí và hòa bình. Cơ quan này có trách nhiệm chuẩn bị cho chứng cứ pháp lý và lịch sử, sẵn sàng cho việc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án công lý quốc tế (IJC).
    Chúng ta cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những vụ án xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan.
    Theo luật quốc tế, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của tòa cho vụ tranh chấp đó.
    Hiện tại, Trung Quốc chưa hề công nhận thẩm quyền xét xử của tòa cho tranh chấp biển Đông. Vì vậy, Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc trước tòa để giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa.
    Chúng ta cần đàm phán, gây áp lực với Trung Quốc để đạt được một sự đồng ý của Trung Quốc nhằm đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước IJC.
    Công việc này đòi hỏi sự bền bỉ. Vì vậy các kinh nghiệm về đấu tranh, kiến thức về đàm phán, pháp luật, lịch sử cũng cần được học tập và ứng dụng một cách lâu dài.
    Nhà nước cần phổ biến thông tin một cách sâu rộng trong toàn dân và kiều bào để có sự hậu thuẫn cao nhất cho sự nghiệp lớn này. Nhân dân ta thông hiểu đầy đủ thì mới gia tăng sức mạnh của ngoại giao nhân dân và tác động mạnh mẽ đến nhân dân Trung Quốc và Hoa kiều trên toàn thế giới. Chúng ta cần kêu gọi tập trung chứng cứ về Hoàng Sa, đồng thời đề nghị các học giả Việt Nam trong và ngoài nước cung cấp, phân tích và hệ thống hóa các chứng cứ này.
    Và điều rất quan trọng là chúng ta chủ động chọn thời điểm để nêu vấn đề khôi phục và thu hồi Hoàng Sa tại các diễn đàn thế giới và khu vực để chuẩn bị dư luận ngoài nước.
    NGUYỄN THÁI LINH - LÊ MINH PHIẾU - LÊ VĨNH TRƯƠNG (Quỹ Nghiên cứu biển Đông)
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cổ tích giữa đời thường !
    Đọc bài báo này mà thấy mắt mình cay cay !
    Hóa ra xã hội mình vẫn còn những con người bình dị mà thật tốt , thật đẹp biết bao !


    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111229/nguoi-ban-ve-so-che-66-ti-dong.aspx

    Người bán vé số “chê” 6,6 tỉ đồng


    29/12/2011 1:45
    Bán thiếu “bằng miệng” 20 tờ vé số cho một khách quen, đến khi số vé này trúng giải lên tới 6,6 tỉ đồng, người bán vé số nghèo vẫn giao đủ số vé cho người trúng.
    >> Không tham tiền người khác
    >> Không tham của rơi

    Câu chuyện người bán vé số “đổi” 6,6 tỉ đồng (giá trị của 10 tờ vé trúng) lấy 200.000 đồng, rồi người trúng số tặng lại nguyên tờ vé trúng đến nay vẫn là đề tài bàn tán xôn xao của người dân thị trấn Bến Lức (H.Bến Lức, Long An) bởi cả 2 nhân vật chính đều khá nghèo: vợ chồng chị Lành vé số quê ở H.Hồng Ngự (Đồng Tháp), không có cục đất chọi chim nên dắt díu nhau lên Bến Lức thuê nhà trọ rồi đi bán vé số mưu sinh; người trúng số cũng nghèo, có “thâm niên chạy ba gác 25 năm”.
    [​IMG]
    Chị “Lành vé số” và anh Tuấn - Ảnh: Nguyệt Thanh
    Tỉ phú bất ngờ
    Chiều 15.11, đang hì hục vác mấy thanh sắt để giao cho khách hàng, chuông điện thoại của bác tài lái xe ba gác Đỗ Ngọc Tuấn (41 tuổi, ngụ khu phố 2, đường Bà Chánh Thâu, thị trấn Bến Lức) reo vang. Thấy màn hình hiện tên “Lành vé số”, anh Tuấn bấm nghe, trong bụng thầm nghĩ chắc người bán vé số gọi đòi nợ 20 tờ vé số mà anh mua thiếu. Đầu dây bên kia là giọng nữ hơi run run: “Anh cầm 200.000 đồng tới quán cà phê Cây Mai trả cho tui đi. Mấy tờ anh mua thiếu trúng độc đắc rồi nè”. “Thôi đừng có xạo. Đang kẹt tiền phải không? Để giao hàng xong tui lấy tiền người ta rồi đem lại trả”, dứt lời anh Tuấn tắt máy, tiếp tục vác cho hết đống sắt đang chất trên xe.



    Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!
    Chị Phạm Thị Lành


    Khi nhận tiền công của khách hàng, anh Tuấn chạy xe tới quán Cây Mai để trả tiền cho Lành vé số (Phạm Thị Lành, 29 tuổi). Thấy ông chủ quán Cây Mai và nhiều người khác đang xôn xao, anh Tuấn còn tưởng cô bán vé số và mọi người đùa dai. Vừa ngồi xuống bàn, chị Lành tay run run mở cái túi nhỏ lấy ra xấp vé số đài Bến Tre giao cho anh Tuấn: “Anh cầm đi, lốc này có 10 tờ số đuôi 07 trúng hết rồi. Có 4 tờ trúng đặc biệt, còn lại là giải an ủi”. Dãy số 191207 trên tờ vé số trùng khít với con số ở giải đặc biệt trên cuốn sổ dò. Vẫn không tin vào mắt mình, anh Tuấn run run bấm điện thoại nhắn tin dò qua tổng đài. Tin nhắn kết quả sau đó vẫn là dãy số 191207. Rút ngay một tờ vé trúng kèm 200.000 đồng, anh Tuấn đưa cho Lành: “Tôi trả nợ cho cô, tặng cô một tờ để làm vốn”... Chúng tôi tìm tới nhà anh Tuấn, thấy cảnh thợ hồ đang xây dựng lại căn nhà mới trên nền cũ để gia đình đón tết, còn anh đang chạy xe ba gác giao hàng. Một lúc sau anh Tuấn về. Cười rất tươi, anh cho biết trong một giây biến thành tỉ phú, anh vẫn là một người lao động bình thường, vẫn phải chạy ba gác vì đó là nghề nghiệp. “Hồi nhận mấy tờ vé trúng, tôi còn nói với cổ rằng nếu cổ không muốn đưa thì tôi cũng không làm gì được. Tôi nghe mấy người rành luật nói giao dịch này chưa hoàn thành, cổ có giữ lại tôi cũng không làm gì được. Mà nói thiệt, cô Lành không nói vợ chồng tôi cũng không biết”, anh Tuấn kể.
    Chữ tín của “Lành vé số”
    Mấy ngày qua, căn nhà nhỏ xíu rộng chưa đầy 30m2 của bà Phạm Thị Thèm (mẹ ruột chị Lành, 62 tuổi, ấp Long Hữu, xã Long Khánh A, H.Hồng Ngự, Đồng Tháp) đầy ắp tiếng cười. Ngoài tờ vé số được anh Tuấn “thưởng”, ngày hôm đó Lành cũng giữ cho mình một tờ và trúng đặc biệt. Sau khi đổi thưởng được gần 3 tỉ đồng (đã trừ thuế), hai vợ chồng Lành đem tiền về quê mua đất cất nhà cho người mẹ nghèo đang một nách nuôi 7 đứa cháu. Nhiều năm nay bà Thèm cùng các con là Hồ Văn Hiếu (sinh năm 1974), Hồ Văn Nguyên (sinh năm 1978) và Út Lành sống cùng căn nhà này. Hai người anh trai cùng mẹ khác cha của Lành đều bất hạnh. Nhà nghèo, vợ anh Hiếu chịu không nổi nên bỏ đi. Năm 2009, anh dắt 3 đứa con lên Bến Lức ở trọ cùng vợ chồng Lành để đi bán vé số. Cuối năm 2010, anh Hiếu mất, 3 đứa con nhỏ phải gửi về cho bà Thèm nuôi. Vợ anh Nguyên cũng chê anh nghèo bỏ đi, anh nửa điên nửa tỉnh đang điều trị ở Bệnh viện tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa, Đồng Nai), 3 đứa cháu cũng giao hết cho bà nội. “Em đang tính qua tết về quê đưa mẹ và 6 đứa cháu lên đây theo nghiệp vé số. Không ngờ trời thương, giờ em cất nhà cho mẹ, tiền thì gửi ngân hàng để mẹ lấy lãi nuôi bầy cháu. Em mừng vì bây giờ mấy đưa cháu côi cút sẽ được đi học”, Lành nói, gương mặt lấp lánh hạnh phúc.
    “Nhiều người nói nếu chị không giao vé số cho anh Tuấn cũng không ai làm gì chị, bây giờ nghĩ lại chị có tiếc không?” - chúng tôi hỏi. Cười hồn hậu, “Lành vé số” trả lời không cần suy nghĩ: “Hồi đó tới giờ tôi bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ dù không trúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!”.=D>=D>=D>
    Bà Út Tèo - một đồng nghiệp bán vé số của chị Lành ở thị trấn Bến Lức - cho biết nhờ “uy tín” của “Lành vé số” mà thời gian qua những người bán vé số ở Bến Lức cũng “thơm lây”, lượng vé bán tăng hơn trước.
    Nguyệt Thanh




    Một tấm gương sáng để chúng ta noi theo !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nhớ em Tím quá !
    [​IMG]
    >:D:D:D:D<
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    [​IMG]

    Nhất đẹp trai , nhì chai mặt !
    Cứ chịu khó lì như chú này , may ra lại được nàng nhủ lòng thương đấy ! :)):)):))
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Đã yêu thì dù cách bao xa ...
    Hai trái tim vẫn hòa chung một nhịp !
    Phải chăng nợ duyên từ tiền kiếp ?
    Nên Trí Dũng Bằng Lăng mới gặp nhau ?
    Đã yêu dù có cháo rau ...
    Mái tranh vách lá cũng trao ân tình !
    Không yêu , yến tiệc linh đình ...
    Nhà to xe đẹp một mình làm chi ?
    Yêu đi kẻo lỡ xuân thì ...
    Đò sang bến khác tình si ngậm ngùi ...

    =((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    ...Chẳng đi chẳng đến thì thui...
    Đò sang bến khác, thì tui ... bắc cầu...



    [-X[-X[-X
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này