1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3148 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 02:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31128 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Hỏi bác Tú vừa Gàn vừa dở...
    Hỏi bác Dương thành Thái Âm rồi...
    BL hỏi @Hoa_Sim thôi...
    Bác chả trả nhời, còn lắm chuyện sao?



    [};-​
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: hoatimbanglang, Hoa_Sim

    Chào mừng bác đã trở về nhà.
    "Vui duyên mới không quên nhiệm vụ"
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào Chua cống _Đà lạt.
    Chú nghỉ tết kỹ quá....
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    3 kỳ vọng lớn của kinh tế Việt Nam trong năm mới

    (Dân Việt) - Năm Nhâm Thìn này (2012) bắt đầu với kỳ vọng có sự chuyển đổi trên nhiều mặt. Kỳ vọng nhất là lạm phát sẽ thấp xuống.
    Mục tiêu của Quốc hội là dưới 10%, được Chính phủ cụ thể hóa ở mức 9%, người dân còn mong muốn thấp hơn nữa để tránh 100.000 đồng đầu năm chỉ còn 90.000 đồng cuối năm. Trong khi còn một phần mười người dân nước ta còn nghèo và số cận nghèo, số thu nhập thấp còn lớn hơn. Trong khi 70% dân số sống ở nông thôn, mà làm nông nghiệp chỉ “lấy công làm lãi”, năm nay giá nông sản sẽ khó tăng như năm trước; làm làng nghề chưa thoát khỏi khó khăn về tài khóa, sự tăng lên dồn dập với tốc độ cao của những mặt hàng độc quyền, sự tăng lên của tỷ giá...

    Nếu làm tốt khâu phân phối, quản lý giá để giảm thiểu chênh lệch lớn giữa giá mà người nông dân bán ra với giá đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì lạm phát năm nay sẽ chỉ còn 6- 7% (đã từng diễn ra cứ sau hai năm tăng cao thì có một năm tăng thấp hơn, như 2006 tăng 6,6%, năm 2009 tăng 6,52%). Đặc biệt chú ý đối với những mặt hàng độc quyền chỉ nghĩ đến “giá ngoại” mà không nghĩ tới “lương nội”.

    Kỳ vọng lớn thứ hai là lãi suất vay ngân hàng giảm xuống để cứu sản xuất, cứu người lao động khỏi thất nghiệp và thiếu việc làm. Có điều lạ là giá tiêu dùng đã tăng chậm lại tới gần nửa năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng chậm lại trong những năm tới, các ngân hàng thương mại (nhất là các ngân hàng thương mại lớn) có lợi nhuận rất cao... nhưng lãi suất cho vay vẫn cao ngất ngưởng, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, phá sản, người lao động mất hoặc thiếu việc làm.

    Một kỳ vọng lớn khác là tiết kiệm, hiệu quả tiết kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng. Không thể tốn hàng chục tỷ USD để nhập siêu, trong đó có hàng tỷ USD để nhập những mặt hàng trong nước đã sản xuất được, những mặt hàng cao cấp, đắt tiền, thuộc loại đỉnh của thế giới, đến nỗi người nước ngoài cũng phải ngạc nhiên, để phục vụ cho những người sính hàng ngoại, giàu nhờ “lách” hoặc giàu thật nhưng đã “ăn chơi sớm”. Không thể đầu tư dàn trải, co kéo bởi lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, cần dồn cho nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Ngọc Minh
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: hoatimbanglang, Hoa_Sim


    Lâu ngày gặp lại bạn thơ...
    Mải mê trò chuyện, bây giừ ... hơi ... phê ê...
    Về Nhà, nằm lịm đứ đừ?
    Hay rằng bác Tú bị Đơ mất rùi?
    Cớ sao hỏi, chẳng trả nhời???


    [};-[};-[};-[};-[};-​
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Người con gái tiếp bước cha bảo vệ Trường Sa

    (Dân Việt) - Trên khắp quần đảo Trường Sa không thể kể hết được lớp lớp những người lính là anh em, cha con cùng có mặt bảo vệ. Có một điều tự hào nữa là cha ngã xuống, con lại tình nguyện vào bộ đội, để tiếp tục bảo vệ Trường Sa.

    Đó là cô gái Trần Thị Thuỷ - con của Anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Phương - Đảo trưởng đảo Gạc Ma hy sinh năm 1988, dẫu rằng lúc cha hy sinh, Thuỷ mới là giọt máu 2 tháng tuổi trong bụng mẹ.

    Thuỷ kể:
    Em học khoa Du lịch và Việt Nam học ở Đại học Quảng Bình. Ra trường, em cũng có nhiều cơ hội việc làm, với mức lương hấp dẫn. "Nhưng từ nhỏ, em vẫn thèm như những người bạn cùng lứa, có người ba gọi một tiếng con gái ơi. Nên em đã tình nguyện viết đơn được làm việc tại đơn vị cha mình đã chiến đấu và hy sinh, để được gần ba em hơn.

    Rất may nguyện vọng của mẹ và em đã được các chú, các bác đồng đội của ba em giúp đỡ. Nên em đã được nhận vào chính thức làm nhân viên thống kê của huyện đảo Trường Sa. Với em có 2 nguyện vọng: Một là vào đơn vị của ba công tác để làm việc, hai là ước mơ được đi đảo một lần để báo với ba em rằng con gái đã lớn, và luôn tự hào về ba Phương, vì mình đã may mắn có một người ba như vậy, dẫu rằng chỉ trong giấc mơ em mới được ba bồng bế, yêu thương"- Thuỷ nói.
    Khi được hỏi về chuyện riêng tư, Thuỷ nói: "Em sẽ giống mẹ, chồng em sau này nhất định sẽ phải là lính đảo, nếu được đảo chìm giống ba Phương thì càng tốt, dẫu biết rằng làm vợ lính hải quân, Trường Sa sẽ vất vả, xa cách, thiếu thốn hơi ấm của chồng, nhưng em tình nguyện đi tiếp con đường của mẹ đã chọn, sẽ hy sinh và chờ đợi để người bạn đời của mình yên tâm công tác, chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa.

    Vừa rồi, Thủy gọi cho tôi nói: "Em được ra chỗ ba Phương chiến đấu và hy sinh rồi. Em đã khấn nguyện với ba, con gái đã lớn và sẽ tiếp bước anh hùng của ba, để ba mãi yên tâm mà nằm lại nơi đại dương làm người lính trọn đời gác biển".

    Nguyễn Gia Tưởng



    "Lớp cha trước, lớp con sau
    Đã thành đồng chí, chung câu quân hành..."



    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-​
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    TP. HCM: Xôn xao ngắm hoa mai vàng nở... 120 cánh

    Nhìn qua, cây mai này trông chẳng khác gì những cây mai bình thường. Nhưng mỗi bông mai có tới 120 đến 130 cánh và có rất nhiều tầng cánh...
    Những ngày gần đây, rất nhiều người tập trung tại hẻm 379 đường Huỳnh Văn Bánh, P. 11, Q. Phú Nhuận (TP.HCM) chiêm ngưỡng vẻ đẹp cây mai nở hơn 120 cánh của ông Phạm Văn Tiến (60 tuổi) ngụ cùng hẻm.
    Nhìn qua, cây mai này trông chẳng khác gì những cây mai bình thường. Nhưng mỗi bông mai có tới 120 đến 130 cánh và có rất nhiều tầng cánh, giống như cúc mâm xôi, nở tròn, to đẹp màu vàng sặc sỡ. Bên cạnh đó, búp của cây mai này tròn trịa chứ không dài như những búp hoa mai khác.

    Cây mai có rất nhiều bông hoa nở 120 -130 cánh
    Ông Tiến cho biết cây mai này ông chọn mua của bác @TuGan ở Đà Nẵng với giá 5 triệu đồng.

    Nụ của cây mai này rất tròn
    Theo một người chơi cây cảnh tại Q. Thủ Đức (TP.HCM), hiện mai vàng có rất nhiều loại nên chuyện hoa mai nở nhiều cánh hiện nay không còn gì là lạ. Hoa nhiều cánh là do bác @TuGan dùng nước lấy từ BIỂN ĐÔNG để tưới nên cánh hoa cứ tăng thêm hàng ngày… Cây hoa mai của ông Tiến là thể là loại mai 120-150 cánh.

    Theo Tuổi trẻ


    http://danviet.vn/74034p1c24/tp-hcm-xon-xao-ngam-hoa-mai-vang-no-120-canh.htm
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ngoại giao đa phương Việt Nam 2011: Gia tăng sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo

    Năm 2011, có thể nói là một năm đầy ấn tượng của nền ngoại giao Việt Nam, tiếp tục khẳng định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, đối tác đáng tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời cũng là giai đoạn hiện thực hóa rõ ràng, cụ thể nhất mục tiêu đối ngoại vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Những thành công của đối ngoại Việt Nam năm qua được giới bình luận đánh giá như là "đòn bẩy của thế trận đa phương” tăng cường sức mạnh cho Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào sân chơi quốc tế, đặc biệt trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

    Ngoại giao đa phương thực ra không phải là chuyện mới lạ đối với Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi đầu rất sớm và đặt nền móng vững chắc cho ngoại giao đa phương Việt Nam đi tới nhiều thắng lợi trong lịch sử.

    Quốc phòng - an ninh - đối ngoại có vai trò nòng cốt trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát huy sức mạnh dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để xây dựng và bảo vệ đất nước. Kế thừa tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của hơn hai thập niên đổi mới, đối ngoại Việt Nam những năm gần đây liên tục bổ sung, phát triển những quan điểm phù hợp với tình hình mới. Mục tiêu đối ngoại "vì lợi ích quốc gia, dân tộc” đã được nêu rõ trong các văn kiện quan trọng mới đây của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại cũng có nghĩa là đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trở thành nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại. Nói cách khác, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động đối ngoại từ ngoại giao Nhà nước, đối ngoại của Đảng đến ngoại giao nhân dân đều phải tuân thủ.

    Từ nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, hoạt động đối ngoại Việt Nam nhất thiết phải hướng tới các nhiệm vụ "bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới”. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, công tác đối ngoại Việt Nam năm qua cũng đã được thực hiện theo những định hướng lớn và rất cụ thể, như: "Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ; ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển”. Để có thể giải quyết tốt các vấn đề còn tồn tại về biên giới lãnh thổ Việt Nam đã chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh, song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

    Từ "muốn là bạn” (Đại hội VII, VIII), "sẵn sàng là bạn” (Đại hội IX), "là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội X), Đại hội XI ********************** đã bổ sung thêm "thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, thể hiện quá trình trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động và có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu.

    Năm 2011 được xem là năm mà ngoại giao đa phương Việt Nam đã tạo ra được nhiều dấu ấn và có những chuyển biến tích cực nâng cao vị thế Việt Nam trong cộng đồng thế giới góp phần khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc mà đặc biệt là gia tăng sức mạnh trong việc khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Những tháng cuối năm 2011 được xem là thời khắc cao điểm của ngoại giao Việt Nam và tạo ra được nhiều chuyển biến tích cực. Nổi bật nhất trong năm qua là các chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Lào, Trung Quốc, Campuchia...; các chuyến thăm cấp Nhà nước của ************* Trương Tấn Sang tới Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines, Hàn Quốc...; các chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ *************** tới Lào, Indonesia, Hà Lan, Uzbekistan, Ukraina, Nhật Bản...; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Campuchia, Bỉ, Nghị viện châu Âu, Anh, tham dự Hội nghị AIPA lần thứ 32... Ngoài ra các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã tham dự nhiều tổ chức và diễn đàn cấp cao về kinh tế, an ninh quốc phòng và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

    Báo chí, dư luận quốc tế và khu vực đặc biệt quan tâm, thông tin, bình luận, đánh giá tích cực về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Ấn Độ của ************* Trương Tấn Sang. Dư luận chung đều cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mang lại nhiều kết quả rõ rệt: Việt Nam và Trung Quốc đang có những nỗ lực mới nhằm giải quyết các tranh chấp, cùng các nước trong khu vực từng bước hướng tới một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, cụ thể là việc hai nước đạt được thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đây là một bước tiến quan trọng, hướng tới việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Không những thế, hai bên còn nhất trí thiết lập một đường dây nóng nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh về biển đảo. Cùng thời gian đó, trong buổi hội đàm giữa ************* Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời củng cố hợp tác trong quốc phòng và an ninh. Qua chuyến thăm, Việt Nam và Ấn Độ cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Theo đó các tranh chấp ở Biển Đông cần được các bên giải quyết thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trước thềm chuyến đi Ấn Độ, ************* Trương Tấn Sang đã có bài trả lời phỏng vấn hãng thông tấn PTI của Ấn Độ và được báo chí quốc tế trích dẫn rộng rãi, trong đó ông nhấn mạnh tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước vào chiều sâu. ************* cũng khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí ở Biển Đông, bao gồm Công ty dầu khí Ấn Độ (ONGC) khai thác tại hai lô trên thềm lục địa của Việt Nam, đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

    Một trong những thành công quan trọng của ngoại giao Việt Nam trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông là xác lập nguyên tắc vấn đề nào tranh chấp song phương thì giải quyết song phương, vấn đề nào liên quan tới nhiều bên tranh chấp thì giải quyết đa phương. Chẳng hạn như vấn đề "đường lưỡi bò” có liên quan tới nhiều quốc gia ven Biển Đông phải được giải quyết theo nguyên tắc đa phương, trên cơ sở công khai minh bạch và phù hợp với luật pháp quốc tế. Các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong năm 2011 cũng đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam trên Biển Đông và kêu gọi toàn quân, toàn dân sẵn sàng chung sức, chung lòng bảo vệ vững chắc từng tấc đất, tấc biển của cha ông. Đặc biệt, mới đây Thủ tướng *************** phát biểu trước Quốc hội đã khẳng định lập trường nhất quán về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đồng thời đề ra lộ trình, nguyên tắc đòi lại chủ quyền quần đảo này (bị Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực năm 1974 từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa) bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

    Các nhà bình luận cho rằng, những khẳng định mạnh mẽ, minh bạch và nhất quán của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam gần đây chứng tỏ Việt Nam tự tin vào nội lực và vị thế của mình trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới lãnh thổ. Điều đó cũng cho thấy chiến lược ngoại giao đa phương của Việt Nam những năm qua đã tạo được sự đồng thuận cao của cộng đồng thế giới. Nhất là đã tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng thế giới với chính nghĩa Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên Biển Đông, phù hợp với các chứng cứ lịch sử lâu dài và công pháp quốc tế.

    Lê Phái
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Kính gởi các anh chị @TuGan , @talatoi , @hoatimbanglang , và các anh khác...thông tin để tham khảo trước giờ giao dịch , xin nhớ là chỉ để tham khảo , còn phải có lập trường của mình đấy ạ .

    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDBHF/chung-khoan-tang-den-khi-nao.html

    Chứng khoán tăng đến khi nào?

    31-01-2012 17:11:16 ​

    [​IMG]
    VN-Index đã tăng hơn 10,4% tương ứng với 36,42 điểm so với phiên đóng cửa cuối cùng của năm 2011. Song diễn biến phiên giao dịch 31/1 khiến một số nhà đầu tư lo ngại.


    • Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1/2012, thị trường tiếp tục có sự khởi sắc với sự bứt phá của cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index. Khối lượng và giá trị giao dịch cũng tăng gấp đôi so với phiên trước đó. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lo ngại thị trường đang có dấu hiệu chững lại khi gặp ngưỡng cản tâm lý.
      Báo ĐTCK đã có một cuộc trao đổi với một số chuyên gia chứng khoán để giúp nhà đầu tư nhận biết rõ hơn về xu hướng hiện tại.
      Ông Dương Văn Chung, Phó giám đốc Khối khách hàng cá nhân, CTCK Thăng Long (TLS) nhận định:

      [​IMG]
      Ông Dương Văn Chung​

      Qua quan sát thực tế hiện nay, tôi nhận thấy lượng tiền đổ thêm vào tài khoản của nhà đầu tư hiện nay đang tăng mạnh dần. Tôi vẫn giữ quan điểm từ 10/1/2012 là thị trường sẽ khởi sắc trong 4 - 5 tháng đầu năm 2012. Những lý do hỗ trợ cho quan điểm này là lạm phát đang có xu hướng giảm dần nên chắc chắn lãi suất sẽ có xu hướng giảm. Chỉ số P/BV trên toàn thị trường đang xấp xỉ 1 là mức rất hấp dẫn, lịch sử TTCK Việt Nam cho thấy khi P/BV toàn thị trường tiệm cận 1 thì sẽ có 1 sóng hồi khá lớn kéo dài > 2 tháng. Việc Chính phủ có những động thái tích cực hơn trong việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán sẽ cải thiện rất lớn niềm tin của nhà đầu tư vào TTCK Việt Nam.
      Ngoài ra, theo phân tích kĩ thuật thì HNX sẽ có sóng hồi lớn trong 4 - 5 tháng đầu năm dựa theo lý thuyết sóng Elliot và các mẫu hình. Sóng này có thể được chia thành 3 bước. Bước 1 là sóng lên, HNX sẽ diễn ra từ 9/1/2012 đến cuối 2/2012; Bước 2 là bước sóng điều chỉnh giảm sẽ từ cuối 2/2012 đến giữa tháng 3/2012 và Bước 3 sẽ từ điểm kết thúc bước 2 cho đến hết tháng 4/2012. Bước 1 tôi kỳ vọng HNX sẽ lên đến vùng 71 +/-2. Trong ngắn hạn thì tôi dự báo rằng thị trường sẽ có khoàng 2 - 3 phiên điều chỉnh giảm sau đó thị trường sẽ tăng mạnh trở lại vào nửa cuối 2/2012 đưa HNX lên vùng 71 +/- 2.
      Ông Lương Biện Nhân Quyền, chuyên gia phân tích CTCK Mekong nhận định:


      Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ phụ thuộc rất lớn vào dòng tiền của những nhà đầu tư trong nước, chứ không phụ thuộc nhiều vào dòng tiền đến từ bên ngoài. Tuy nhiên, những cổ phiếu đang được các quỹ ETF nắm giữ sẽ có tiềm năng tăng giá cao. Nhất là trong thời gian vừa qua, thực tế cho thấy các cổ phiếu này tăng mạnh, nhưng khi giảm lại không sâu. Bên cạnh đó, những cổ phiếu nằm trong rổ tính VN30 mới được HOSE ban hành cũng có tiềm năng lớn do lực mua từ các quỹ ETF trong thời gian tới.

      Theo báo cáo nhận định của CTCK Bảo Việt, diễn biến giao dịch ngày hôm nay trên 2 sàn tiếp tục duy trì được đà tăng với khối lượng giao dịch cải thiện đáng kể so với phiên trước. Tuy nhiên, trước áp lực bán tăng mạnh của các nhà đầu tư trong nước khiến nhiều mã bluechips đã không giữ được mức giá trần khi đóng cửa. Lượng cung chờ đợi ở vùng giá cao vẫn lớn.
      Kể từ 30/12/2011, nhiều cổ phiếu đã có mức tăng 15-20%, đây là vùng giá hấp dẫn để nhiều tổ chức đẩy mạnh việc cơ cấu danh mục theo hướng tăng tỷ trọng tiền mặt mà không phải ghi nhận thêm lỗ. Lượng cung này là rào cản lớn đối với xu hướng tăng điểm của thị trường trong một vài phiên tới. Bên cạnh đó, sự dè dặt của dòng tiền đầu cơ khiến tâm lý hưng phấn khó duy trì và khó tạo thành vòng xoáy thu hút thêm sự quan tâm của các nhà đầu tư khác.
      Hiện diễn biến tích cực của thị trường phụ thuộc rất lớn vào động thái mua ròng của khối ngoại. Theo dõi trong quá khứ BVSC nhận thấy xu thế này thường thay đổi bất ngờ và khó đoán định, do vậy hiện nay thị trường tiềm ẩn rủi ro ở mức cao.
      Theo BVSC, nhà đầu nên tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng trong các quyết định mua vào. Mặt khác, có thể tăng dần lượng bán ra ở các mức giá tốt để giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.



      [​IMG]
      Ông Lương Biện Nhân Quyền​
      Quan sát diễn biến thị trường trước và sau Tết cho thấy khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp. Nhất là diễn biến phiên giao dịch ngày 31/1/2012 mặc dù tăng điểm mạnh đầu phiên nhưng có dấu hiệu đi xuống vào cuối phiên cùng với áp lực bán chốt lời khá mạnh. Do đó, tôi nhận định thị trường sẽ có đợt điều chỉnh khá mạnh trong thời gian tới. Mặc dù nhận định khá lạc quan về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012, nhưng trong ngắn hạn thị trường có thể tiếp tục đi xuống do dòng tiền vẫn yếu. Theo tôi, VN-Index vẫn có thể giảm sâu xuống dưới mức 330 điểm trong khoảng cuối quý I, đầu quý II/2012 và sẽ phục hồi và 6 tháng cuối năm 2012. Vì vậy, các nhà đầu tư trong nước nên thận trọng trong thời gian tới.

    Quang Sơn
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDBHG/dau-hieu-dieu-chinh.html
    Thị trường sẽ nhanh chóng giảm điểm trở lại
    (CTCK Chợ Lớn - CLSC)
    Trên đồ thị kỹ thuật, kết thúc phiên giao dịch ngày 31/1, các chỉ số tiếp tục tăng điểm với khối lượng giao dịch khớp lệnh tăng gấp đôi so với phiên trước. Hiện tại, cả 2 chỉ số đều đã tiến vào vùng kháng cự quanh mức 386 và 395 điểm với VN-Index và 60,5-61 điểm với HNX-Index.
    Trên đồ thị nến, VN-Index hình thành mẫu hình nến Marubozu Closing Black (MCB), trong khi HNX-Index hình thành mẫu hình nến Marubozu Opening White (MOW).
    Theo Bulkowski, các mẫu hình nến Marubozu này đều là những mẫu hình củng cố xu hướng trước đó, tuy nhiên xác suất thành công là không cao, chỉ 52% với mẫu hình MCB và 54% với MOW.
    Bên cạnh đó, các chỉ báo Stochastic (8,3,3), RSI (14) của cả VN-Index và HNX-Index tiếp tục dao động trong vùng mua quá mức.
    Mặt khác, khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn gia tăng đột biến trong bối cảnh các giao dịch trong khoảng thời gian dài trước đó là ảm đạm cũng cảnh báo về những phiên phân phối đỉnh của thị trường.
    Chúng tôi cho rằng, thị trường sẽ nhanh chóng giảm điểm trở lại khi mà các tín hiệu kỹ thuật cho thấy xung lực tăng đã bị suy yếu, trong bối cảnh khối lương giao dịch tăng vọt.

    Cơ cấu lại danh mục đầu tư cho mục tiêu ngắn hạn
    (CTCK Woori CBV)
    Thị trường tiếp tục tăng điểm theo đà của phiên trước đó, khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/1/2012 chỉ số VN-Index tăng 3,03 điểm (0,79%) lên 387,97 điểm. Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng khoảng 39 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị giao dịch 508,97 tỷ đồng.
    Tương tự, chỉ số HNX-Index tăng 1,25 điểm (2,11%) lên 60,59 điểm, khối lượng chuyển nhượng khoảng 38.6 triệu cổ phiếu.
    Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 31/01/2012 đóng cửa với mức giá tăng mạnh cả 2 sàn. Tuy nhiên, khối lượng tăng khá mạnh so với phiên giao dịch trước đó có khả năng cảnh báo điều chỉnh ngắn hạn hoặc đi ngang trong một số phiên tới.
    Do đó, đối với những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu với mục tiêu ngắn hạn có thể xem xét bán dần những mã mất tăng và tiếp tục giữ những mã còn đà tăng giá để cơ cấu lại sau điều chỉnh nếu như có tín hiệu tăng mạnh trở lại.
    Cơ cấu lại danh mục đầu tư cho mục tiêu ngắn hạn.

    Có thể tăng dần lượng bán ra
    (CTCK Bảo Việt - BVSC)
    Hai sàn tiếp tục duy trì được đà tăng với khối lượng giao dịch cải thiện đáng kể so với phiên trước. Tại sàn HOSE, nhà ĐTNN mua ròng 75 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các mã blue chips như VIC, MSN, VCB, PVD. Tuy nhiên, trước áp lực bán tăng mạnh của các nhà đầu tư trong nước khiến nhiều mã blue chips đã không giữ được mức giá trần khi đóng cửa. Giao dịch tập trung chủ yếu ở các mã có vốn hóa lớn.
    Còn tại sàn HNX, nhiều mã có tính đầu cơ cao như PVX, VCG, VND đã tăng mạnh ngày từ đầu phiên, nhưng sự dè dặt ở nửa cuối phiên giao dịch khiến các cổ phiếu này không thể đóng cửa ở mức giá cao nhất. Lượng cung chờ đợi ở vùng giá cao vẫn lớn.
    Kể từ 30/12/2011, nhiều cổ phiếu đã có mức tăng 15-20%, đây là vùng giá hấp dẫn để nhiều tổ chức đẩy mạnh việc cơ cấu danh mục theo hướng tăng tỷ trọng tiền mặt mà không phải ghi nhận thêm lỗ. Lượng cung này là rào cản lớn đối với xu hướng tăng điểm của thị trường trong một vài phiên tới.
    Bên cạnh đó, sự dè dặt của dòng tiền đầu cơ khiến tâm lý hưng phấn khó duy trì và khó tạo thành vòng xoáy thu hút thêm sự quan tâm của các nhà đầu tư khác. Hiện diễn biến tích cực của thị trường phụ thuộc rất lớn vào động thái mua ròng của khối ngoại.
    Theo dõi trong quá khứ, chúng tôi nhận thấy xu thế này thường thay đổi bất ngờ và khó đoán định, do vậy hiện nay thị trường tiềm ẩn rủi ro ở mức cao.
    Theo quan điểm của BVSC, nhà đầu nên tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng trong các quyết định mua vào. Mặt khác, có thể tăng dần lượng bán ra ở các mức giá tốt để giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.
    [​IMG]
    Nên kiểm soát sự hưng phấn
    (CTCK Mirae Asset)
    Lực bán mạnh đã xuât hiện trong ngày 31/1 khi 2 chỉ số tiếp tục tăng điểm. Chúng tôi nhận thấy hành động bán ra này là tất yếu và cần thiết.
    Đà tăng cần phải thu hút thêm dòng tiền để tiếp tục xu hướng, và lực bán mạnh là yếu tố quan trọng để kiểm tra sức mạnh của dòng tiền hiện tại.
    Do đó, NĐT vẫn nên kiểm soát sự hưng phấn, hành động mua vào có thể xem xét khi thị trường điều chỉnh tuy nhiên với một tỷ trọng hợp lý và chỉ ở một số mã nhất định.

    Khả năng VN-Index vừa hình thành một breakout giả
    (CTCK ACB - ACBS)
    Tâm lý hưng phấn tiếp tục đẩy VN-Index lên cao sau gap-up đầu giờ. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn tăng dần vào gần cuối phiên giao dịch, xóa bỏ gần hết mức tăng của VN-Index.
    Mặc dù có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp, nhưng sự hình thành của cây nến đảo chiều Shooting star cùng khối lượng giao dịch tăng mạnh cho thấy sự tham gia tích cực của bên bán.
    Với các dấu hiệu trên, chúng tôi đang thiên về khả năng VN-Index vừa hình thành một breakout giả. Khả năng cao hơn chỉ số này sẽ đảo chiều giảm hoặc đi ngang giằng co trong các phiên tới. Do đó, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư lướt sóng nên chốt lời ở thời điểm hiện tại.
    Áp lực chốt lời cũng làm giảm bớt mức tăng của HNX-Index trong phiên giao dịch hôm qua. Mức tăng khá mạnh cùng khối lượng giao dịch lớn cho thấy lực cầu mạnh ở các mức giá cao.
    Do đang dừng ở vùng kháng cự 60-61, HNX-Index có thể giao dịch giằng co đi ngang trong các phiên tới. Nếu vượt qua vùng kháng cự này, HNX-Index có thể tiếp tục hồi phục về vùng kháng cự 64-65.
    Ở chiều ngược lại, HNX-Index có thể quay lại mức đáy trước ở 54. Với xu hướng giảm ngắn hạn đã kết thúc, việc HNX-Index giảm điểm, nếu có, sẽ là cơ hội mua tốt đối với các chiến lược mua bán ngắn hạn.

    NĐT ngắn hạn có thể giải ngân
    (CTCK Rồng Việt - VDSC)
    Một số thông tin được công bố vào giai đoạn cuối và đầu năm Nhâm Thìn khá khả quan đã tạo tâm lý lạc quan cho NĐT trong những ngày đầu năm. Tuy vậy, trong phiên 31/1, đà tăng điểm của VN-Index đã có dấu hiệu đuối hơn ở nửa cuối phiên giao dịch do áp lực chốt lời bắt đầu xuất hiện khá mạnh.
    Tín hiệu tích cực trong phiên 31/1 là giá trị giao dịch toàn của toàn thị trường tăng mạnh, đạt hơn 700 tỷ đồng, mức cao nhất trong hơn một tháng qua, cho thấy NĐT đang khá hưng phấn và mạnh dạn giao dịch ở các bước giá cao hơn.
    Kết quả CPI tháng 1/2012 của cả nước ở mức khá thấp (1%) tạo nên kỳ vọng về khả năng giảm lãi suất và chính sách tiền tệ sẽ không quá chặt chẽ. Bên cạnh đó, thông tin chỉ số VN30 sẽ chính thức được sử dụng vào đầu tuần sau đã mang lại kỳ vọng lạc quan hơn đối với triển vọng dài hạn của TTCK. Với những thông tin này, thị trường khả năng sẽ duy trì được lực tăng trong ngắn hạn.
    NĐT ngắn hạn có thể giải ngân khi thị trường điều chỉnh. Riêng đối với mục tiêu dài hạn, chúng tôi giữ quan điểm khuyến nghị NĐT đứng ngoài.

    Xác suất xảy ra điều chỉnh là khá cao
    (CTCK BIDV - BSC)
    Ngày giao dịch thứ 2 sau kỳ nghỉ Tết, thị trường tiếp tục có được mức tăng khá, chỉ số VNn-Index đóng cửa tăng 3,03 điểm (+0,79%) lên 387,97 điểm còn HNX-Index tăng 1,25 điểm (+2,11%) lên 60,59 điểm. Khối ngoại giao dịch tích cực khi mua ròng 74,7 tỷ trên sàn HSX và 9,2 tỷ trên sàn HNX.
    Khối lượng giao dịch trên cả 2 sàn tăng vọt so với mức trung bình thời gian qua (lên mức gần 40 triệu đơn vị mỗi sàn), đây là 1 dấu hiệu ít nhiều cho thấy dòng tiền bắt đầu chú ý hơn tới thị trường sau chuỗi ngày giao dịch ảm đạm trước Tết.
    Tuy vậy, lượng cung lớn xuất hiện vào cuối phiên 31/1 đã khiến mức tăng trên cả 2 sàn có phần chững lại, đặc biệt là trên sàn HOSE khi chỉ số VN-Index đã không giữ được mức 390 điểm khi kết thúc phiên. Với diễn biến như vậy, nhiều khả năng thị trường sẽ sớm có sự điều chỉnh sau chuỗi ngày tăng điểm đã khá dài.
    Vào thời điểm hiện tại, xác suất xảy ra điều chỉnh là khá cao, tuy nhiên xu hướng thị trường vẫn đang tỏ ra khá tích cực và khả năng tăng trở lại sau điều chỉnh (nếu có) là khá lớn.
    Nhà đầu tư nên tiếp tục bám sát thị trường trong những phiên tới, nếu khối lượng giao dịch vẫn được duy trì ở mức tốt thì có thể giải ngân 1 phần danh mục đặc biệt vào các mã bluechip có thanh khoản tốt.

    Khả năng thị trường sẽ điều chỉnh
    (CTCK EuroCapital)
    Hiện tượng chốt lời tăng mạnh phiên giao dịch 31/1 là diễn biến có thể dự báo trước khi mức tăng của nhiều cổ phiếu đạt trên 25%.
    Tâm lý chốt lời đầu năm mới lấy may cũng có thể là lý do khiến nhà đầu tư tăng cường bán ra trong phiên giao dịch 31/1 khi hai chỉ số và các cổ phiếu đồng thời tiến tới vùng kháng cự mạnh.
    Thị trường tiếp tục diễn biến trong trạng thái tăng kỹ thuật, trong ngắn hạn những phiên giao dịch tới, khả năng hai chỉ số sẽ điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 370 điểm của VN-Index và 57,5 điểm của HNX-Index.
    Nếu thanh khoản vẫn giữ được mức tốt, dòng tiền vận động tích cực thì nhà đầu tư có thể mua vào. Tỷ trọng danh mục có thể duy trì từ 30% tới 50%.
    [​IMG]
    Bluechip khó duy trì được đà tăng
    (CTCK FPT - FPTS)
    Nối tiếp đà tăng từ phiên giao dịch trước, VN-Index đã có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp sau kỳ nghỉ Tết. Tuy nhiên, đà tăng của chỉ số hiện đã có phần chững lại và kém hào hứng hơn.
    Bất chấp nỗ lực tăng điểm khá tốt của VN-Index trong nửa đầu phiên giao dịch, sức tăng của thị trường có phần suy yếu về cuối phiên trước áp lực điều chỉnh khi chỉ số vượt qua ngưỡng 390 điểm.
    Thanh khoản thị trường tuy được cải thiện mạnh, dòng tiền vào thị trường khá tốt nhưng chỉ số không còn được hỗ trợ bởi sức tăng từ nhóm blue-chips. Ngoài ra, các nhóm cổ phiếu bắt đầu có tín hiệu phân hóa trước áp lực chốt lời sau chuỗi nhiều phiên tăng liên tiếp. Theo đó, khả năng của một nhịp điều chỉnh đang dần rõ rệt khi VN-Index tiếp tục duy trì xu thế tiến lên trên ngưỡng 390 điểm.
    Quan sát diễn biến thị trường trong hơn một tháng trở lại đây, nhà đầu tư bắt đầu kỳ vọng nhiều hơn vào khả năng của một xu thế tăng điểm ngắn hạn. Tuy nhiên, với quy mô dòng tiền vẫn hạn chế ở thời điểm hiện tại thì khả năng sức tăng từ nhóm blue-chips sẽ khó có thể tiếp tục duy trì thêm trong các phiên giao dịch tiếp theo.
    Bên cạnh đó, tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa thực sự vững vàng do thiếu thông tin tích cực đóng vai trò điểm tựa nâng đỡ thị trường. Theo đó, nhịp điều chỉnh nếu xuất hiện sẽ đóng vai trò như chặng nghỉ để góp phần giải tỏa tâm lý đầu tư cũng như kiểm tra lại xu thế tăng của VN-Index trong ngắn hạn.
    Nhà đầu tư với mức chịu rủi ro cao có thể tranh thủ các phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục và nên tập trung vào các mã có cơ bản với mức thanh khoản tốt.

    Tiếp tục giữ thái độ thận trọng với thị trường
    (CTCK Vietcombank - VCBS)
    Đà tăng từ phiên giao dịch khởi sắc đầu xuân Nhâm Thìn đã được thành công tiếp nối trong phiên giao dịch 31/1, sắc xanh xuất hiện ngay từ đầu và nhanh chóng trải rộng trên cả hai sàn giao dịch, về cuối phiên thị trường hơi trùng xuống trước sự gia tăng của áp lực bán chốt lời, mặc dù vậy VN-Index vẫn thành công tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp, còn HNX Index thì nối dài chuỗi ngày đi lên của mình lên con số năm.
    Đáng chú ý là diễn biến cũng như bầu không khí giao dịch đã trở nên sôi động và hào hứng hơn trông thấy, lực cầu đã có dấu hiệu được kích thích và nhập cuộc khá mạnh mẽ, tính thanh khoản vì thế cũng tăng vọt đột biến.
    Thêm vào đó khối ngoại vẫn duy trì động thái mua ròng khá bền bỉ và mạnh mẽ, tiếp tục là yếu tố hỗ trợ không nhỏ cho đà đi lên của thị trường.
    Như vậy, tính đến lúc này thị trường cổ phiếu niếm yết đã trải qua một đợt hồi phục kéo dài hơn 2 tuần, áp lực điều chỉnh theo đó lớn dần khi mà đà tăng chưa có được sự hỗ trợ mạnh từ phía kinh tế vĩ mô trong nước. Tính thanh khoản của thị trường cũng đã tăng lên, nhưng để có thể khẳng định chắc chắn về sự trở lại của dòng tiền thì có lẽ vẫn cần thời gian để quan sát thêm.
    Do đó, chúng tôi tiếp tục giữ thái độ thận trọng với thị trường, các nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên giữ một tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục và nếu quyết định đầu tư thì nên chờ đợi phiên điều chỉnh, tập trung lựa chọn các cổ phiếu trụ cột, có tiềm năng cơ bản tốt và tính thanh khoản từ mức khá trở lên.

    Xác suất điều chỉnh lớn dần
    (CTCK VNDirect - VND)
    Hai chỉ số vẫn duy trì đà tăng điểm, thanh khoản bắt đầu cải thiện nhưng lực bán ra đang lớn dần. Áp lực chốt lời trên cả hai sàn thể hiện rõ khi nhiều cổ phiếu bị bán mạnh ở giá trần vào nửa cuối phiên.
    Xét về đồ thị của VN-Index, việc tăng điểm từ ngày 9/1 mà hầu như không có điều chỉnh tạo một góc rất nhọn và cần thiết phải có điều chỉnh một vài phiên thì sự tăng điểm mới bền vững hơn.
    Sự điều chỉnh trong phiên ngày mai có thể sẽ đến với những cổ phiếu trụ cột, khiến VN-Index đi chậm lại, nhưng những cổ phiếu cơ bản tăng ít trong 2 tuần vừa qua vẫn có thể tăng tiếp. HNX-Index đi lên khiêm tốn hơn VN-Index nhưng cũng đang cận kề với nhịp điều chỉnh. Nếu tại các phiên điều chỉnh giảm, khối lượng giao dịch không quá lớn, cơ hội đi lên vẫn còn nguyên.
    Xác suất điều chỉnh lớn dần, nhà đầu tư cân nhắc chốt lời, quan sát thị trường trong điều chỉnh để mua vào trở lại. Nếu lực bán ra không quá mạnh, nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân trở lại vào nhóm cổ phiếu thanh khoản tốt. Trong trường hợp thị trường giảm mạnh, nên kiên nhẫn chờ đợi thêm.

    Có dấu hiệu của việc chốt lời
    (CTCK Dầu khí - PSI)
    30 cổ phiếu trong rổ tính VN30 đã chính thức được sở công bố. Diễn biến giao dịch trên thị trường cho thấy có khá nhiều cổ phiếu bluechips có mặt trong danh sách tính chỉ số VN30 đã tăng giá khá mạnh trước đó nhờ dòng tiền tham gia tăng mạnh đột biến.
    Tuy nhiên, trong phiên giao dịch 31/1 thanh khoản thị trường tăng mạnh và có dấu hiệu của việc chốt lời khi đà tăng bị thu hẹp vào cuối phiên.
    Về mặt kĩ thuật, chỉ số VN-Index hiện đang ở gần ngưỡng kháng cự mạnh 400 điểm, còn HNX-Index xuất hiện áp lực bán mạnh hơn khi tới ngưỡng 60 điểm.
    Thời điểm hiện tại, nhà đầu tư tạm thời chưa nên tham gia mạnh vào thị trường để tránh rủi ro sau T+4, đồng thời nên duy trì một tỷ lệ tiền mặt nhất định trong tài khoản.
    Nếu dòng tiền tham gia thị trường không duy trì tăng bền vững thì khả năng thị trường điều chỉnh sẽ có xác suất xảy ra cao.


  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120131041653934CA31/co-nen-ruot-duoi-co-phieu-trong-chi-so-vn30.chn









    [​IMG]
    Cộng đồng nhà đầu tư đang lên “cơn sốt” với chủ đề có nên đầu tư vào các cổ phiếu trong chỉ số VN-30 để đón sóng.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Ngay sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) công bố danh sách 30 cổ phiếu đưa vào rổ chỉ số VN-30, cộng đồng nhà đầu tư đang lên “cơn sốt” với chủ đề có nên đầu tư vào các cổ phiếu này, hay như ngôn ngữ của “những tay lướt sóng” thì gọi là có nên “đu” theo VN-30. Nhiều nhà đầu tư có suy nghĩ “đu” theo VN-30 để kiếm lời cũng như việc mỗi khi cổ phiếu nào được quỹ ETF đưa vào danh mục.

    Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về VN-30, cũng như có thêm góc nhìn từ một chuyên gia có nhiều năm quản lý quỹ đầu tư và nhiều kinh nghiệm làm việc với khách hàng tổ chức, NDHMoney xin giới thiệu quan điểm của ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc Khối Phát triển khách hàng tổ chức của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Ông Phạm Ngọc Bích cũng là thành viên Hội đồng Chỉ số VN-30, với tư cách đại diện cho SSI.

    Thưa ông, việc HOSE sắp cho ra đời chỉ số VN-30 sẽ tác động gì đến thị trường chứng khoán và ý nghĩa lớn nhất của việc ra đời chỉ số này với các nhà đầu tư?

    Theo tôi, chỉ số VN-30 sẽ được Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đưa ra nhằm đạt được các mục đích chính sau đây:

    - Khắc phục những hạn chế của chỉ số VN-Index hiện tại: nhiều nhà đầu tư đã phàn nàn về việc sự biến động của chỉ số VN-Index hiện tại không đại diện cho các cơ hội đầu tư trên sàn HOSE, vì bị méo mó bởi một số cổ phiếu có khối lượng niêm yết lớn nhưng bị hạn chế bởi lượng cổ phiếu tự do giao dịch và có tính thanh khoản kém.

    - Tăng khả năng dịch vụ và cung cấp thông tin thị trường của HOSE.

    - Đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường: nhà đầu tư cần có thêm sản phẩm đầu tư đa dạng có thanh khoản cao. Đặc biệt, đáp ứng nhu cầu có công cụ đầu tư theo chỉ số cổ phiếu có khả năng giao dịch được dễ dàng (Tradable Index).

    - Tạo nên sự đồng bộ với các thông lệ quốc tế về cơ cấu chỉ số và khả năng so sánh về sinh lợi của chỉ số cổ phiếu trên sàn HOSE với các sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực, đồng thời nâng HOSE lên ngang tầm với các sở giao dịch chứng khoáng trong khu vực và trên thế giới.

    - Tạo hàng hóa cơ sở cho các sản phẩm phái sinh do HOSE dự kiến sẽ triển khai trong tương lai.

    - Tạo tiêu chuẩn cho các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm các quỹ chỉ số, các quỹ cổ phiếu và các loại Quỹ ETF.

    - Xây dựng một chỉ số có quy mô đủ lớn và hiệu quả để có thể đại diện được cho toàn thể các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE.


    Theo ông, liệu có hình thành trào lưu nhà đầu tư đua mua cổ phiếu trong chỉ số này?

    Trong tương lai gần đây và căn cứ trên lịch sử phát triển của các chỉ số tương tự trên các sàn giao dịch trong khu vực và trên thế giới, khi chỉ số VN-30 sẽ dự kiến được nhiều nhà đầu tư áp dụng để trở thành tiêu chuẩn của thị trường và làm nền tản cho ngày càng nhiều công cụ đầu tư được nhiều nhà đầu tư giao dịch thường xuyên, các cổ phiếu trong rổ chỉ số VN-30 hoặc sắp được đưa vào Chỉ số hoặc sắp bị loại bỏ ra khỏi Chỉ số sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm và có thể mua và bán nhiều.

    Ông có lời khuyên nào với nhà đầu tư đang và có ý định đua mua cổ phiếu trong VN-30?

    Các nhà đầu tư nên lưu ý rằng các mã cổ phiếu được HOSE sàng lọc vào rổ chỉ số VN-30 không được lựa chọn theo tiêu chuẩn chất lượng kinh doanh của công ty niêm yết phát hành các cổ phiếu đó, mà đã được HOSE sàng lọc theo 3 tiêu chuẩn mỗi 6 tháng (trong tháng 1 và tháng 7 mỗi năm) một cách chủ động như sau:

    Bước 1: Sàng lọc theo giá trị vốn hóa lớn nhất, căn cứ trên vốn hóa hàng ngày bình quân trong 6 tháng vừa qua chưa điều chỉnh Free Float.

    Bước 2: Sàng lọc về tỷ lệ Free Float, với các cổ phiếu có tỷ lệ Free Float nhỏ hơn hoặc bằng 5% sẽ bị loại. Tỷ lệ Free Float là tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do lưu hành.

    Bước 3: Sàng lọc theo thứ tự về thanh khoản, căn cứ trên giá trị giao dịch bình quân trong 6 tháng qua.

    Sau 3 bước trên, các cổ phiếu Top 30 sẽ được đưa vào danh mục chính thức của rổ chỉ số VN-30. Sau đó, HOSE xác định tỷ trọng của mỗi cổ phiếu trong danh mục của rổ chỉ số VN-30, căn cứ trên vốn hóa thị trường điều chỉnh theo tỷ lệ Free Float, nhưng các cổ phiếu chiếm tỷ trọng quá lớn trong chỉ số, sẽ được giới hạn tại mức tỷ trọng tối đa 10% (mức này được gọi là “Cap”).

    Cho nên, việc các cổ phiếu được sàn HOSE sàng lọc vào chỉ số VN-30 không bảo đảm là các cổ phiếu có chất lượng cao về chiến lược kinh doanh, hoặc khả năng có lợi nhuận hoặc có chính sách và thực hiện quản trị công ty và kinh doanh tốt.

    Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên lưu ý thời điểm khi HOSE xem xét và điều chỉnh định kỳ các mã cổ phiếu trong rổ chỉ số VN-30 mỗi 6 tháng (trong tháng 1 và tháng 7 mỗi năm), đặc biệt các cổ phiếu có thể bị HOSE loại bỏ khỏi chỉ số VN-30 sau khi thực hiện việc sàng lọc như nêu trên mỗi 6 tháng. Các cổ phiếu bị loại bỏ khỏi Chỉ số thường được nhà đầu tư ít quan tâm hơn và thường có xu hướng giảm giá ngay sau khi công bố thông tin về các cổ phiếu bị loại bỏ.

    Theo ông việc ra đời VN-30 liệu có ảnh hưởng đến chiến lược của các quỹ ETF tại Việt Nam?

    Việc ra đời VN-30 Index là một bước đầu của quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong nhiều năm tới, bao gồm sự phát triển của các sản phẩm đầu tư mới như các loại Quỹ ETF và các sản phẩm phái sinh trên chỉ số như các hợp đồng tương lai chỉ số, các quyền mua và các quyền bán chỉ số,… mà các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia giao dịch với mục đích đầu tư hoặc quản lý rủi ro đầu tư.

    Hiện nay, các Quỹ ETF hoạt động tại Việt Nam đều là các Quỹ ETF được xây dựng để mô phỏng các chỉ số cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam và ngoài Việt Nam, theo một chính sách và chiến lược chủ động do các tập đoàn chỉ số nước ngoài thực hiện (như FSTE Vietnam Index và Vietnam Vector Index), nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Trong tương lai, khi chỉ số VN-30 Index được phổ biến rộng rãi và được nhiều nhà đầu tư quan tâm, sự biến động của các cổ phiếu trong rổ chỉ số VN-30 sẽ có ảnh hưởng đến kế hoạch giao dịch hàng ngày của các Quỹ ETF nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

    Dự kiến, HOSE sẽ triển khai trong năm 2012, một chỉ số dành cho nhà đầu tư nước ngoài, cũng sẽ được xây dựng một cách tương tự như chỉ số VN-30 nhưng việc sàng lọc các cổ phiếu trong rổ chỉ số VN-30 dành cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được điều chỉnh thêm theo khối lượng mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu (“Room”).

    Xin cảm ơn ông!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này