Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4592 người đang online, trong đó có 363 thành viên. 16:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 30830 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDCDE/cho-doi-de--nhat--dan-co-phieu.html

    Chờ đợi để “nhặt” dần cổ phiếu

    01-02-2012 18:20:46 ​

    [​IMG]
    (ĐTCK) Theo các CTCK, thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi để “nhặt” dần cổ phiếu với mức giá thấp hơn là tranh mua ở mức giá cao.


    • ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 2/2.

      Chờ đợi để “nhặt” dần cổ phiếu
      (CTCK BIDV - BSC)
      Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/2, VN-Index tăng 2,7 điểm (+0,7%) lên 390,67 điểm còn HNX-Index giảm nhẹ 0,12 điểm (-0,2%) xuống 60,47 điểm. Khối ngoại tiếp tục xu hướng mua ròng trên cả 2 sàn, cụ thể mua ròng hơn 52 tỷ đồng trên sàn HOSE và 2 tỷ đồng trên sàn HNX.
      Thị trường đã điều chỉnh như dự đoán, tuy nhiên mức điều chỉnh khá nhẹ và diễn biến giao dịch trong phiên cũng tỏ ra khá giằng co. Lực cầu cuối phiên khá mạnh đã giúp VN-Index lấy lại mốc 390 điểm.
      Tuy vậy, lực cầu cuối phiên thường có độ tin cậy không cao, trong khi tâm lý người mua trong phiên vẫn tỏ ra khá dè rặt và thận trọng. Khối lượng giao dịch loại bỏ giao dịch thỏa thuận trên cả 2 sàn xấp xỉ 30 triệu đơn vị. Như vậy, khối lượng đã sụt giảm tương đối so với ngày 31/1 dù vẫn duy trì được ở mức chấp nhận được.
      Với diễn biến giao dịch như vậy, chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư vẫn có thể lạc quan nhưng sự thận trọng là cần thiết trong thời điểm này. Chiến lược kiên nhẫn chờ đợi để “nhặt” dần cổ phiếu với mức giá thấp được chúng tôi đánh giá cao hơn là việc tranh mua ở mức giá cao ở thời điểm hiện tại.

      NĐT cần dừng lại quan sát xu thế
      (CTCK Mirae Asset)
      Sự phục hồi trở lại của VN-Index trong phiên 1/2 khiến xu hướng tăng điểm vẫn được duy trì, tuy nhiên cần lưu ý sóng tăng lần này hiện được duy trì khá dài với 13 phiên liên tục.
      Chúng tôi cho rằng, khả năng xu thế tăng này đang đi vào giai đoạn cuối khi hiện tượng “xoay vòng đầu tư” giữa các cổ phiếu bắt đầu xuất hiện. Xu hướng tăng đang hướng đến vùng cân bằng mới. Do đó, NĐT cần dừng lại quan sát xu thế tại điểm cân bằng mới.
      Diễn biến tích cực có thể xuất hiện đầu phiên 2/2, hành động mua vào hiện chỉ phù hợp với NĐT mạo hiểm với chiến thuật mua nhanh - bán nhanh. Việc mua vào có thể xem xét với tỷ trọng thấp và hướng đến những cổ phiếu trên HNX. Với những NĐT ít chịu rủi ro hơn nên cân nhắc chốt lời dần.

      Khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm
      (CTCK Vietcombank - VCBS)
      Sau hai phiên tăng điểm liên tiếp khá đồng điệu và ấn tượng đầu xuân Nhâm Thìn, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có kết quả trái chiều trong phiên 1/2. Nếu như VN-Index lội ngược dòng thành công và nối dài chuỗi ngày đi lên của mình lên con số 3, thì HNX-Index đảo chiều giảm nhẹ.
      Không khác nhiều với dự đoán trước đó, trải qua một đợt hồi phục kéo dài hơn 2 tuần, áp lực điều chỉnh đã lộ rõ, trên sàn HOSE nếu như không có sức kéo mạnh của nhóm vốn hóa lớn dưới sự trợ lực của dòng vốn ngoại thì VN-Index có lẽ đã không thể tăng nhẹ.
      Mặc dù vậy, thị trường vẫn đang phát đi tín hiệu tương đối tích cực khi cả hai chỉ số đều có dấu hiệu khởi sắc hơn về cuối phiên, bên cạnh đó, tính thanh khoản vẫn được duy trì ở mức khá.
      Theo chúng tôi, khả năng tăng điểm của thị trường trong một vài phiên giao dịch sắp tới có thể vẫn đang chiếm ưu thế hơn, tuy nhiên do điều này không thực sự đồng điệu với tình hình kinh tế vĩ mô trong nước hiện tại nên sự thận trọng luôn là cần thiết.
      Các nhà đầu tư nên ưu tiên giữ một tỷ lệ tiền mặt cao và chỉ nên giải ngân một phần danh mục chủ yếu tập trung lựa chọn các cổ phiếu trụ cột, có tiềm năng cơ bản tốt và tính thanh khoản từ mức khá trở lên.
      [​IMG]
      Rủi ro đối với nhà đầu tư ngắn hạn vẫn ở mức cao
      (CTCK FPT - FPTS)
      Phiên giao dịch ngày 01/02 tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực của VN-Index bất chấp áp lực điều chỉnh của thị trường sau chuỗi nhiều phiên tăng điểm liên tiếp.
      Nhịp điều chỉnh của thị trường đã diễn ra trong phiên trước áp lực chốt lời gia tăng của một bộ phận nhà đầu tư. Tuy nhiên, đà giảm điểm của chỉ số khá yếu và không thể duy trì đến hết phiên do thị trường được nâng đỡ bởi sức cầu ổn định và bền bỉ.
      Thanh khoản thị trường tiếp tục gia tăng theo chiều hướng tích cực. Thêm vào đó, sự phục hồi của các cổ phiếu vốn hóa lớn đã góp phần quan trọng đưa VN-Index tăng điểm trở lại về cuối phiên. Tăng nhẹ 2,7 điểm lên đóng cửa ở mức 390,67 điểm, VN-Index đã duy trì được sắc xanh và kéo dài đà tăng điểm sang phiên thứ ba liên tiếp.
      Quan sát diễn biến giao dịch, có thể thấy người bán đang trong trạng thái thận trọng, dè dặt trong khi người mua tỏ ra khá bình tĩnh. Cầu giá cao không mạnh nhưng bền bỉ. Qua đó, có thể thấy nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi nhịp điều chỉnh của VN-Index để tham gia thị trường trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Kỳ vọng vào một đợt hồi phục của chỉ số sau giai đoạn giảm mạnh trước đó đang dần tăng cao cùng với diễn biến phục hồi của thị trường trong ngắn hạn.
      Đặc biệt, sức mua được tập trung mạnh nhất tại các mã thuộc chỉ số VN30 cho thấy nhà đầu tư đang hướng tới những thay đổi của thị trường chứng khoán với góc nhìn khá tích cực. Xu thế tăng điểm của VN-Index tiếp tục được củng cố sau phiên giao dịch này.
      Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường chưa nhận được sự hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô trong nước, thì động thái quay trở lại thị trường của dòng tiền vẫn khó có thể được khẳng định chắc chắn. Do đó, rủi ro đối với nhà đầu tư ngắn hạn vẫn ở mức cao nếu VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co quanh khu vực 390 – 395 điểm.
      Nhà đầu tư tham gia thị trường nên tiếp tục thận trọng, chờ đợi nhịp điều chỉnh thực sự hay tín hiệu bứt phá rõ ràng của VN-Index trong những phiên giao dịch tiếp theo.

      Thị trường nhiều khả năng tăng điểm thêm 1, 2 phiên
      (CTCK VNDirect - VND)
      VN-Index xanh điểm nhưng vẫn tạo ra một nến đen, trên phương diện kỹ thuật thì phiên 1/2 được tính là phiên điều chỉnh của VN-Index khi gặp ngưỡng Fibonacci 38,2% và cũng đang nằm trong vùng kháng cự, chính là vùng đáy của tháng 6 và tháng 8/2011.
      Những thể hiện ấn tượng của một số bluechip trong phiên 1/2 đã giúp VN-Index vượt qua điều chỉnh trong phiên. HNX-Index dù giảm điểm, nhưng lực bán vẫn không quá mạnh. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy nhịp tăng này vẫn sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, việc tăng điểm lần này sẽ diễn ra chọn lọc, tập trung vào nhóm bluechip thanh khoản tốt.
      Thị trường nhiều khả năng tăng điểm thêm 1, 2 phiên, áp lực chốt lời các phiên sau đó ngày một lớn và thị trường có thể sẽ dừng lại một nhịp để kiểm chứng sức mạnh dòng tiền.
      Nhà đầu tư có thể chốt lời, quan sát nhịp điều chỉnh mới cân nhắc mua vào trở lại, hoặc tiếp tục nắm giữ cổ phiếu cho đến khi xuất hiện phiên giảm mạnh.

      Nhịp hồi phục này vẫn chỉ mang tính ngắn hạn
      (CTCK Bảo Việt - BVSC)
      Thị trường trải qua diễn biến giằng co khá mạnh trên cả 2 sàn trước khi đóng cửa với mức điểm xấp xỉ mở cửa. Áp lực cung chốt lời và ngược với đó là dòng tiền của những người đến sau chính là nguyên nhân dẫn đến diễn biến kịch tính trong phiên.
      Có thể quan sát thấy sự phân hóa đang tiếp tục diễn ra giữa nhóm cổ phiếu bluechips trên sàn HOSE và nhóm cổ phiếu mang tính thị trường trên sàn Hà Nội. Dòng tiền hiện vẫn chủ yếu tập trung vào các mã bluechips trong danh sách tính VN30.
      Một số mã trong số này, vốn xuất phát chậm trong nhịp hồi phục vừa qua như HAG, PVF, ITA, NTL… cũng bắt đầu thu hút được dòng tiền trong khi những mã khác sau một nhịp tăng nóng đã cho tín hiệu chững lại.
      Khối lượng giao dịch đang dần tăng lên trong bối cảnh giằng co của giá cổ phiếu cho thấy chiều hướng phân phối mạnh của thị trường.
      Sự thiếu tính đồng thuận giữa các nhóm cổ phiếu và sự lan tỏa hạn chế của dòng tiền vẫn tiềm ẩn những yếu tố chưa bền vững của đợt hồi phục hiện tại.
      BVSC duy trì quan điểm thận trọng và cho rằng, nhịp hồi phục này vẫn chỉ mang tính ngắn hạn. Nhà đầu tư nên cân nhắc rủi ro T+4 trong các quyết định mua vào và nên thực hiện chốt lời nếu khối lượng giao dịch tiếp tục đứng ở mức cao (xấp xỉ 35 triệu) trong khi giá cổ phiếu đuối sức trong các phiên tới.

      Tín hiệu tích cực đầu tiên xuất hiện từ dòng tiền
      (CTCK Dầu khí - PSI)
      Thanh khoản hai sàn có tiếp tục duy trì mức khá cao so với thanh khoản bình quân 10 phiên gần nhất, cho thấy tín hiệu tích cực đầu tiên xuất hiện từ yếu tố dòng tiền tham gia thị trường.
      Hiện tại, chỉ số thị trường vẫn dao động quanh vùng kháng cự 400 điểm với VN-Index và 60 điểm với HNX-Index.
      Trong những phiên sắp tới, nếu thanh khoản thị trường duy trì được mức xoay quanh 60 triệu đơn vị mỗi phiên, đồng thời chỉ số hai sàn phá vỡ kháng cự hiện tại thì sóng tăng ngắn hạn có thể sẽ còn tiếp tục.
      Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể tăng tỷ lệ cổ phiếu và ưu tiên các mã có sẵn trong danh mục để tránh rủi ro T+4 khi đã có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường đang tăng nóng.
      Ngược lại, khi thanh khoản giảm dần, chỉ số thị trường dao động hẹp phía dưới ngưỡng kháng cự mạnh thì nhà đầu tư nên ưu tiên tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục để tránh rủi ro giảm giá ngắn hạn.

      Nhà đầu tư lướt sóng nên chốt
      (CTCK ACB - ACBS)
      Mặc cho tâm lý nhà đầu tư khá hưng phấn lúc đầu phiên giao dịch, nhưng trước áp lực chốt lời tăng cao đã khiến cho cả hai chỉ số bắt đầu giảm điểm. Tuy nhiên, càng về cuối phiên, bên bán có phần đuối sức cùng với sự hỗ trợ của khối ngoại, các mã vốn hóa lớn bắt đầu tăng điểm, giúp chỉ số VN-Index tăng 2,7 điểm, tương đương 0,7% lên 390,67 điểm.
      Trên sàn Hà Nội, do phần lớn các mã đều có vốn hóa nhỏ đã không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ khối này, khiến cho chỉ số HNX-Index giảm nhẹ 0,2% xuống 60,47 điểm. Thanh khoản khá thấp so với phiên giao dịch trước đó do tâm lý giằng co của nhà đầu tư.
      Về mặt phân tích kỹ thuật, nhiều khả năng chỉ số VN-Index có thể đảo chiều giảm điểm hoặc đi ngang giằng co trong các phiên tới. Do đó chúng tôi vẫn cho rằng nhà đầu tư lướt sóng nên chốt lời tại thời điểm lúc này. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đã bắt đầu giảm điểm và cơ hội tốt có thể mua vào cho các chiến lược mua bán ngắn hạn khi chỉ số này trở về mức đáy trước ở 54.

      Những phiên tăng điểm là cơ hội cho NĐT chốt lời hơn là tranh mua
      (CTCK Rồng Việt - VDSC)
      Thanh khoản vẫn ở mức cao, tương đương như phiên trước, tâm lý hưng phấn của NĐT vẫn tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, biên độ giá vẫn tăng điểm nhưng thanh khoản lại không tăng, diễn biến trong phiên lại cho thấy sự đảo chiều ngắn và giao dịch khá giằng co, điều này cho thấy áp lực xả hàng có khả năng xảy ra rất lớn.
      Trong thời gian vừa qua, nhiều mã đã tăng trên 20%, đặc biệt là nhóm bluechips,cổ phiếu về tài khoản hiện đã đạt được một mức sinh lời mong muốn trong bối cảnh vĩ mô không thuận lợi, do đó những phiên điều chỉnh có thể được thực hiện.
      Các biến số vĩ mô vẫn chưa có nhiều thông tin mới, nội dung của quá trình tái cấu trúc vẫn xoay quanh các giải pháp.
      Kết quả kinh doanh của các DN niêm yết đang lần lượt được công bố, DN không hoàn thành kế hoạch và lỗ vẫn chiếm phần lớn. Hiện NĐT vẫn đang chờ mùa Đại hội cổ đông để có cái nhìn rõ nét hơn về DN cũng như thị trường.
      Chúng tôi vẫn không thay đổi quan điểm đầu tư, những phiên tăng điểm là cơ hội cho NĐT chốt lời hơn là tranh mua. NĐT ngắn hạn tiếp tục theo dõi những phiên điều chỉnh để xem xét cơ hội tham gia thị trường, tuy nhiên cũng cần có chính sách cắt lỗ thích hợp. NĐT dài hạn vẫn đứng ngoài quan sát.

      Thị trường có thể biến động mạnh
      (CTCK EuroCapital)
      Phiên giao dịch 1/2, trạng thái phân hóa diễn ra khá mạnh trên hai sàn chứng khoán. Trong khi những cổ phiếu đã tăng giá mạnh (đã tăng trên 25%) chưa thể vượt qua vùng giá cao nhất trước đó thì những cổ phiếu mới tăng giá, đặc biệt nhóm cổ phiếu ngành bất động sản tiếp tục tăng giá.
      Sự phân hóa của phiên giao dịch 1/2 dẫn tới việc thiết lập một mặt bằng giá mới, cao hơn vùng đáy xấp xỉ 25% (với nhóm cổ phiếu thanh khoản cao) và hội tụ lượng lớn cổ phiếu.
      Trạng thái hiện tại cho thấy thị trường có thể biến động mạnh khi vùng giá hiện tại bị phá vỡ. Nhà đầu tư chỉ nên mua mới nếu thị trường tăng vượt đỉnh giá hình thành ngày 31/01/2012.
      [};-
      Thông tin chỉ để tham khảo

  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDCCI/14-doanh-nghiep-tren-hnx-cong-bo-tinh-hinh-lai-lo.html

    14 doanh nghiệp trên HNX công bố tình hình lãi, lỗ

    01-02-2012 15:47:03 ​

    [​IMG]
    (ĐTCK) Các công ty TPH, SED, TMC, DAC, TLT, DAE, TJC, ECI, SSM, SRA, HAD, HCC, HPC và HPR mới công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2011.


    • Cụ thể:

      * CTCP In sách giáo khoa tại Tp. Hà Nội (TPH) cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV đạt 5,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 29,2 tỷ đồng và EPS là 15 đồng. Lũy kế cả năm, công ty lãi được hơn 99 triệu đồng và EPS là 194 đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cả năm của công ty đạt 50,8 tỷ đồng.

      * CTCP Đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam (SED) công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý IV đạt 19,1 tỷ đồng, lũy kế cả năm 2011 đạt 269,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý IV đạt 416 triệu đồng, lũy kế cả năm 2011 đạt 26,6 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) cả năm 2011 đạt 3.329 đồng.

      Năm 2011, SED dự kiến tổng doanh thu đạt 220 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 26 tỷ đồng.

      * CTCP Xuất nhập khẩu thương mại Thủ Đức (TMC) cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV của công ty đạt 503,1 tỷ đồng, doanh thu tài chính đạt gần 1,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế quý IV đạt 1,9 tỷ đồng. EPS là 238 đồng. Tính chung cả năm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của TMC đạt 2.065 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 20,3 tỷ đồng. EPS năm 2011 là 2.497 đồng.

      * CTCP Viglacera Đông Anh (DAC) cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV vừa qua của công ty đạt hơn 11 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2011, doanh thu này là hơn 54 tỷ đồng.

      Lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 1,22 tỷ đồng, lũy kế đạt 3,22 tỷ đồng. EPS quý 4 là 1.223 đồng, EPS năm 2011 là 3.209 đồng.

      * CTCP Viglacera Thăng Long (TLT) báo lãi hơn 2 tỷ đồng trong quý IV năm 2011 và lãi 538 triệu đồng đồng tính gộp cả năm. ESP quý IV đạt 297 đồng và EPS cả năm 2011 là 77 đồng.

      * CTCP Sách giáo dục tại Tp. Đà Nẵng (DAE) đạt 4,8 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lũy kế cả năm đạt 55,1 tỷ đồng doanh thu này.

      Lợi nhuận sau thuế quý IV của DAE đạt 545,9 triệu đồng, lợi nhuận cả năm 2011 đạt 4,4 tỷ đồng. EPS quý IV là 364 đồng, EPS năm 2011 là 2.952 đồng.

      * CTCP Dịch vụ vận tải và thương mại (TJC) cho biết, công ty đã bị lỗ hơn 21 triệu đồng trong quý IV vừa qua nhưng tính chung cả năm, mức lãi là hơn 400 triệu đồng. EPS năm 2011 là 67 đồng.

      * CTCP Bản đồ và tranh ảnh giáo dục (ECI) lãi được 1,12 tỷ đồng trong quý IV. Tính chung cả năm 2011, mức lãi của ECI là 3,9 tỷ đồng. EPS quý IV là 604 đồng, EPS năm 2011 là 2.097 đồng.

      * CTCP Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM (SSM) cho biết, EPS quý IV đạt 182 đồng, EPS cả năm 2011 là 688 đồng. Công ty lãi được gần 900 triệu đồng trong quý cuối năm vừa qua và lãi được 3,4 tỷ đồng lũy kế cả năm.

      * CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (HAD) lãi 5,7 tỷ đồng trong quý IV. Tính chung cả năm, mức lãi là 22,65 tỷ đồng.

      * CTCP Sara Việt Nam (SRA)cho biết, trong quý IV, công ty đạt gần 700 triệu đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công ty lỗ hơn 200 triệu đồng trong quý này. Tính chung cả năm 2011, SRA lãi được gần 170 triệu đồng, EPS đạt 85 đồng.

      * CTCP Bê tông Hòa Cẩm (HCC) đạt 57,85 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý IV và lũy kế cả năm, mức doanh thu này là 229,65 tỷ đồng.

      Lợi nhuận sau thuế quý IV của HCC là 3,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cả năm 2011 là 13,9 tỷ đồng. EPS năm 2011 là 4.519 đồng.

      * CTCP Chứng khoán Hải Phòng (HPC) thông báo, doanh thu quý IV/2011 của HPC đạt 2,35 tỷ đồng, lũy kế năm 2011 đạt 60,9 tỷ đồng.

      Do chi phí hoạt động kinh doanh quý 4/2011 là trên 17 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới hơn 74 tỷ đồng (9 tháng năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp chưa đến 9 tỷ đồng) nên Công ty này lỗ hơn 89 tỷ đồng trong quý cuối năm 2011. Lũy kế cả năm 2011, HPC lỗ gần 95 tỷ đồng, từ mức lỗ gần 49 tỷ đồng năm 2010.

      Tính đến cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu của HPC đạt 259 tỷ đồng trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu là trên 401 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn tới việc một phần vốn của cổ đông “bốc hơi” là do HPC đang có khoản lỗ lũy kế gần 244 tỷ đồng.

      * CTCP Đầu tư xây dựng Hồng Phát (HPR) đạt 2,2 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4. Công ty lãi được 1,1 tỷ đồng trong quý này, lũy kế cả năm, mức lãi là 12,8 tỷ đồng.
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120201040833730CA34/shb-nam-2011-lai-truoc-thue-gan-970-ty-tang-51-nam-2010.chn

    SHB: Năm 2011 lãi trước thuế gần 970 tỷ, tăng 51% năm 2010










    [​IMG]
    Tăng trưởng tín dụng năm 2011 đạt hơn 20%, nợ xấu của ngân hàng mẹ năm 2011 đạt 2,1%, cao hơn nhiều so với năm trước (1,4%).
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (mã SHB) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2011. Theo đó, lợi nhuận quý 4/2011 của SHB đạt hơn 200 tỷ, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước; cả năm đạt hơn 735 tỷ, tăng 51% so với năm 2010.

    Cụ thể, thu nhập lãi thuần và dịch vụ tăng mạnh so với năm 2010, thu nhập lãi thuần đạt 1.928 tỷ, tăng 58%; lãi từ dịch vụ đạt gần 155 tỷ gấp 4 lần năm 2010.

    Hoạt động kinh doanh ngoại hối lãi 480 triệu đồng trong quý 4/2011, cả năm lãi gần 55 tỷ, tăng nhẹ 3% so với năm 2010.

    Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 7,7 tỷ trong quý 4/2011, cả năm lỗ hơn 11 tỷ trong khi năm trước lãi hơn 56 tỷ.

    [​IMG]


    Lợi nhuận trước thuế quý 4/2011 của SHB đạt 269 tỷ đồng, tăng 60% quý 4 năm trước, cản năm đạt gần 970 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2010.
    LNST quý 4/2011 của SHB đạt 202 tỷ đồng, tăng 60% cùng kỳ năm trước, cả năm đạt 735,8 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2010.

    Tiền gửi khách hàng tại thời điểm 31/12/2011 đạt hơn 34.800 tỷ đồng, tăng 36% so với đầu năm.

    Tăng trưởng tín dụng năm 2011 đạt hơn 20%, nợ xấu của ngân hàng mẹ năm 2011 đạt 2,1%, cao hơn nhiều so với năm trước (1,4%), tuy nhiên vẫn thấp hơn so với trung bình của ngành NH (3,6%-3,8%)

    Phương Mai

    Theo TTVN
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://dantri.com.vn/c25/s76-504521/trung-quoc-ngap-hang-nhai.htm

    Trung Quốc “ngập” hàng nhái


    (Dân trí) - Không có gì là lạ khi Trung Quốc xuất hiện hàng tá những cửa hiệu nhái, giả mạo, bởi đến một cửa hiệu giả mạo trắng trợn nhất cũng không thể bị đóng cửa do luật bản quyền quá lỏng lẻo ở đây.


    [​IMG]
    Đây là một cửa hàng đồ chơi Disney giả mạo. Được biết, bên trong hoàn toàn bán những đồ chơi có nguồn gốc không rõ ràng.
    [​IMG]


    [​IMG]
    Đây là khu giải trí Thạch Cảnh Sơn. Trước khi khu vui chơi này bị buộc đóng cửa vì vi phạm bản quyền của DisneyLand, những người quản lý ở đây vẫn cho rằng Thạch Cảnh Sơn của họ có những nhân vật khác với nhân vật Disney của phương Tây về cả khuôn mặt, trang phục, kích cỡ, vẻ mặt.
    Tại lối vào của công viên này còn có một biển hiệu: “Disney quá xa, vì thế hãy đến với Thạch Cảnh Sơn”.
    [​IMG]
    Theo hãng tin Reuters, có 2 cửa hàng Nike xuất hiện tại Côn Minh. Hai cửa hàng này đứng hầu như đối diện với nhau. Nếu nhà chức trách đứng ra giải quyết, cả hai cửa hàng này đều đáng bị đóng cửa.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Biểu tượng thương hiệu nhiều tỷ đôla hình mái vòm màu vàng của Mc’Donald mọc lên như nấm tại Trung Quốc. ​
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vào năm 2006, Starbucks đã thắng một vụ kiện pháp lý chống lại các công ty Trung Quốc bởi sự xuất hiện của một chuỗi các cửa hàng café mang tên Xingbake mà dịch ra là Starbucks.
    [​IMG]
    Gà rán cũng là một vấn đề lớn cần giải quyết tại Trung Quốc. .
    [​IMG]
    “Pizza Huh” xuất hiện tại Trung Quốc với tên và logo giống với một công ty pizza nổi tiếng của Mỹ “Pizza Hut”.
    [​IMG]
    Hình ảnh người đại tá này có vẻ “gầy” hơn hình ảnh một người mà hầu hết người dân Mỹ đều quen thuộc


    [​IMG]
    Vào thoáng 7 vừa qua, những hình ảnh về một cửa hiệu Apple giả mạo ở Trung Quốc xuất hiện trên một trang Blog đã gây xôn xao dư luận. Tại những cửa hàng Apple giả mạo này bán iphone, Macbook và một số sản phẩm khác mang nhãn mác Apple nhưng đều là giả.
    [​IMG]

    Đây là một cửa hàng quần áo thời trang, logo của nó có vẻ giống hãng thời trang danh tiếng Dolce&Gabbana (D&G). Nhưng, nó có vẻ nó là sự kết hợp của Dolce&Gabbana và Banana bởi logo của nó là D&B…
    Lan Trinh
    Theo BusinessInsider

    Ngày nay trên toàn thế giới , nói đến hàng giả , hàng nhái , hàng độc hại là người ta nghĩ ngay đến Trung Quốc .
    Hàn Tín chịu hèn luồn trôn thằng bán thịt để sống .
    Đặng Tiểu Bình hô hào mèo đen mèo trắng miễn là bắt được chuột !
    Thế nên dân Tàu bây giờ chịu để cả thế giới xem thường , miễn là kiếm tiền nhanh ! Tiền bẩn cũng là tiền !
    Giữa danh dự , liêm sĩ và hèn thì người Tàu chọn cái hèn để sống !

    Cách nhau hơn 2.000 năm mà Hàn Tín và Đặng Tiểu Bình giống nhau đến vậy !
    Để bây giờ cả dân tộc Trung Hoa chịu kiếp sống hèn , dầu thế giới khinh khi !
    Phải chăng vì cùng máu Hán trong huyết quản ?


    :-":-":-":-":-"
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm của Việt Nam

    Có một điều lý thú mà chúng ta cần lưu ý là, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ cũng như giải phóng Tổ quốc khi bắt đầu chúng ta không khi nào có lực lượng, vũ khí chiếm ưu thế so với địch (trừ cấp chiến dịch có khi ta triển khai nhiều hơn).

    Nhưng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển tuy Hải quân Việt Nam cũng thua kém hầu hết về lực lượng, vũ khí trang bị nhưng Không quân Hải quân (nói là Không quân Hải quân nhưng kỳ thực là lực lượng tác chiến trên biển của không quân Việt Nam) thì ta không thua kém mà còn chiếm ưu thế rất lớn.

    Với giả định khu vực tác chiến xảy ra vùng phụ cận quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì hoạt động của Không quân Hải quân địch hết sức hạn chế trong khi khu vực đó lại nằm trong tầm hoạt động hiệu quả của Không quân Việt Nam.


    Khi chưa có tàu sân bay thì Không quân tác chiến trên biển phụ thuộc hoàn toàn vào sân bay ở đất liền.

    Theo “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).

    Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.

    Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Như vậy, ưu thế về máy bay chiến đấu của Trung Quốc so với Đài Loan thực ra là đảo ngược.

    Từ một thực tế như vậy chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng về lý thuyết trong 3 không gian tác chiến: Lòng biển, mặt biển và vùng trời trên biển thì vùng trời ta chiếm ưu thế. Kẻ địch vẫn lợi thế hơn ta (2-1) nhưng trong hải chiến hiện đại bên nào khống chế, làm chủ được vùng trời là bên đó thắng.

    Nếu như SU-30MK2 hay SU-27 mà không phải tác chiến không đối không, chỉ tác chiến không đối hải, khi nó được trang bị những loại vũ khí diệt hạm hiện đại như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước, không một tàu mặt nước nào có thể sống sót.

    Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam với ưu thế đó liệu có phát huy hết tác dụng hay không còn phụ thuộc rất lớn về khả năng tác chiến trên biển của Không quân, nói cách khác là phụ thuộc vào trình độ bay biển của phi công. Bay biển khó hơn rất nhiều bay ở đất liền.

    Vì thế, Không quân Hải quân Việt Nam tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được hỏa lực phòng không hiện đại của các tàu mặt nước cần đảm bảo làm được:

    Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ.

    Thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển để tránh radar của đối phương.

    Thứ ba, các đòn tấn công phải có tầm gần để triệt tiêu khả năng cơ động tránh đòn của tàu mặt nước.

    Nói cách khác, đánh tập kích luôn là ngón đòn sở trường của bất kỳ lực lượng nào của ta và là mối nguy hiểm tiềm tàng khó đối phó nhất mà kẻ thù phải đối đầu nếu tấn công xâm lược.

    Thời gian không chờ đợi Không quân Hải quân Việt Nam. Khi xung quanh các quốc gia thù địch có tàu sân bay thì lợi thế chúng ta không còn nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển.

    Trong các cuộc chiến tranh hiện đại mới đây với phương thức chiếm lĩnh bầu trời kết hợp với vũ khí công nghệ cao luôn là một mối nguy hiểm cho các quốc gia bị xâm lược, là đòn đánh sở trường của các quốc gia cường quốc biển có nền khoa học công nghệ quân sự cao.

    Đất nước ta vốn như một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm, nếu như lực lượng Không quân Việt Nam tác chiến trên biển thiện chiến thì đây là yếu tố quyết định khiến kẻ thù không dám gây chiến.

    Thực tế cho thấy chẳng có quốc gia nào dám đi tấn công xâm lược mà khi vùng trời bị đối phương khống chế. Phải chăng đây cũng là cách phòng thủ từ xa?
  6. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    He he. Có lẽ dự tính của tôi đã đúng.
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chúc mừng.
    Lợi nhuận ít nhất 20% sẽ thuộc về bác.
    SHB và HUT của Bằng Lăng hy vọng sẽ không thấp hơn.[};-
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tại sao Việt Nam mua SU-30MK2; Gerpad; KILO và Bastion-P?

    Tại sao Việt Nam lại mua những loại vũ khí này để làm gì? Đương nhiên là để bảo vệ Tổ quốc.

    Nếu như đây là câu trả lời thì câu hỏi xem ra có vẻ ngớ ngẩn nhưng với giới quân sự thì đây không phải là câu trả lời.

    Lịch sử các cuộc chiến tranh giữ nước của Việt Nam có rất nhiều phương cách phòng thủ. Tùy theo mạnh yếu khác nhau, lúc thì dùng lực lượng phòng thủ ngay biên giới, lúc thì để giặc vào sâu trong lãnh thổ… Tuy nhiên dù có phòng thủ cách gì thì cũng chủ yếu phòng thủ bên trong vùng lãnh thổ.

    Lịch sử ghi nhận duy nhất chỉ có một lần, dân tộc Việt đã tiến hành phòng thủ từ xa, ngoài biên giới, đó là trận đánh vào thành Ung Châu và Khâm, Liêm châu của nhà Tống khi quân Tống rục rịch chuẩn bị xâm lược Việt Nam, phá tan tành cơ sở vật chất kỹ thuật chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược của địch, sau đó rút về nước tổ chức phòng thủ ở sông Như Nguyệt.

    Tấn công xâm lược Việt Nam từ hướng biển trong tình hình hiện nay là một thách thức mới mẻ trong công cuộc giữ nước của Việt Nam.

    Lúc này đất liền là hậu phương mà biển Đông trở thành tiền tuyến. Vì vậy, hậu duệ con cháu của Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ…phải dày công nghiên cứu tổ chức phòng thủ khoa học, chặt chẽ, nhiều tầng, nhiều lớp, phối hợp với rất nhiều lực lượng mà đánh giặc giữ lấy nước.

    Việt Nam là một đất nước có đường bờ biển dài hơn 3260km. Dài nhưng hẹp ở khu vực miền Trung, có nơi như Quảng Bình chiều ngang chừng 50km cho nên rất dễ bị chia cắt chiến lược khi đich tấn công đổ bộ từ hướng biển.

    Do đó phải phòng thủ từ xa, càng xa càng tốt để giảm áp lực cho đất liền đồng thời làm cho không gian hoạt động của kẻ địch bị thu hẹp, hạn chế độ chính xác của tên lửa, dành thời gian cho các lực lượng đánh chặn triển khai đón đánh.

    Đây là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng mà cả nước trong đó Hải quân Việt Nam là nòng cốt phải thực hiện bằng mọi giá.

    Nếu như trong hải chiến hiện đại, phương án tác chiến được chia thành 3 không gian chiến trường: chiến trường trên biển, vùng trời trên biển và chiến trường trong lòng biển thì phòng thủ từ xa cũng phải ở 3 không gian chiến trường như thế.

    Phòng thủ từ xa trên mặt biển (chống tàu chiến mặt nước)

    Phòng thủ từ xa trước hết là bằng vũ khí trang bị công nghệ cao, hiện đại mà Việt Nam đã đang và sẽ có chuẩn bị sẵn.

    Việt Nam đã có ít nhất 2 hệ thống Bastion-P. Theo lý thuyết thì phạm vi tiêu diệt được mục tiêu là 300km. Tuy nhiên khoảng cách này còn phụ thuộc rất lớn vào vị trí đặt Radar. Chẳng hạn radar đặt ở độ cao mực nước biển thì tầm bắn có hiệu quả chỉ 13km đối với mục tiêu cao 10m, nhưng bờ biển Việt Nam không thiếu gì núi cao sát biển do đó tầm hoạt động có hiệu quả trong 100 hải lý là điều có thể.

    Hệ thống tên lửa bờ biển Bastition sử dụng tên lửa Yakhon.

    Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2.

    Việt Nam có 2 tầu hộ vệ tên lửa Gerpad 3.9. Cũng theo lý thuyết thì với Radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv-ME1 tầm trinh sát tối đa 150km trong điều kiện biển động cấp 3; có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1000m từ khoảng cách 110km; có thể phát hiện mục tiêu là tên lửa đối hạm có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay ở độ cao 15m từ khoảng cách 15km.

    Có thể bám cùng lúc 3-5 mục tiêu. Có thể phát hiện mục tiêu là tàu nổi có diện tích 10,000m2 từ ngoài đường chân trời…thì khoảng cách tác chiến có hiệu quả 100 hải lý trở lại.

    Mặc dù nó có thể hoạt động độc lập nhưng với Hải quân Việt Nam thì chưa cần thiết mà luôn để nó hoạt động trong tầm bảo vệ của hệ thống phòng thủ bờ và các tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ. Khoảng cách bờ để chúng hoạt động an toàn nhất là 50 hải lý.

    Máy bay SU-30MK2, loại máy bay này nếu chỉ tập trung cho nhiệm vụ đối với vũ khí như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước. Tầm bay không tiếp dầu chừng 3000km. Như vậy chỉ cần bán kính hoạt động 1000km hay chừng 500 hải lý là chúng có khả năng quần thảo trên khu vực tác chiến với thời gian khá lâu.

    Radar N011M BARS có thể dò tìm các mục tiêu lớn trên biển trong khoảng cách lên đến 400 km (gần 200M), và các mục tiêu nhỏ trong khoảng cách 120 km( gần 60M) do đó chỉ cần SU-30MK2 bay ven bờ, trong tầm bảo vệ của hỏa lực phòng không cũng có thể tấn công tàu mặt nước địch ở khoảng cách trên 300M.

    Như vậy, căn cứ vào tầm tác chiến có hiệu quả của 3 phương tiện trên thì phạm vi phòng thủ hay khoảng cách bờ biển mà Hải quân Việt Nam có thể tấn công là khoảng 250M (hải lý). Trong đó, nếu địch cách bờ từ 250-200M thì chỉ bị SU-30MK2 tấn công, từ 200-150M thì sẽ bị thêm Gerpad tấn công và từ 150M trở vào thì phải chịu thêm Bastion-P.

    (Lưu ý một điều là tất cả những khoảng cách, tầm hiệu quả… là những giả định, không phải là sự thật chính xác, vì đây là bí mật quân sự và 3 loại vũ khí này chưa phải là tất cả trong hệ thống vũ khí phòng thủ biển của Việt Nam).

    Khi hải quân địch tấn công, cụ thể dùng các tàu khu trục, tuần dương tên lửa, tàu ngầm, tàu săn ngầm… phóng tên lửa, pháo tầm xa vào bờ (các sân bay, bến cảng, trung tâm quốc phòng…) đồng thời tiêu diệt tàu mặt nước, tàu ngầm của ta thì địch triển khai vị trí tấn công cách bờ biển Việt Nam bao nhiêu hải lý?

    Càng vào gần bờ thì càng bị nhiều nguy cơ giáng trả hơn. Tàu chiến đối phương không dại gì tấn công ở vị trí mà đều nằm trong tầm hiệu quả của các loại vũ khí phòng thủ của Việt Nam.

    Vì thế với ưu thế công nghệ vượt trội (tên lửa bay xa, độ chính xác cao) chắc chắn vị trí đó phải lớn hơn 250M. Địch có thể vào gần hơn nếu SU-30MK2 chưa phải là thách thức lớn nhưng dứt khoát không thể nhỏ hơn 200M..

    Rõ ràng chính việc triển khai Bastion-P, Gerpad 3.9 , SU-30MK2 và một số hệ thống phòng thủ khác đã tạo ra một khu vực phòng thủ rất xa bờ, đồng nghĩa với việc làm cho khoảng cách tiếp cận mục tiêu của địch gia tăng.

    Nếu hệ thống phòng thủ bờ biết ngụy trang, nghi binh, tác chiến điện tử hiệu quả thì hạn chế rất nhiều khả năng tấn công của địch làm cho tên lửa, vũ khí địch thiếu chính xác, hiệu suất thấp. Do phải xa mục tiêu nên thời gian bay của tên lửa dài ra, các hệ thống đánh chặn có thêm thời gian lựa chọn, chuẩn bị đối phó.

    Chiến dịch năm 1972 gắn liền với tên Thành cổ Quảng Trị chúng ta đã quá hiểu sự nguy hiểm và giá phải trả khi vùng trời bị Mỹ làm chủ, vùng biển thì Hạm đội 7 Mỹ làm mưa làm gió tha hồ nả pháo từ tầm xa cho đến tầm gần mà không quân ta, Hải quân ta không làm gì được. Thế và lực của ta ngày nay đã khác.


    Lê Ngọc Thống
  9. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0

    Bài viết này phân tích hay quá. Thế này thì VN tạm yên tâm về Biển Đông. Nhưng cũng luôn nhớ kêu gọi cảnh giác cao độ như của các bác tugan, hoatimbanglang, ptkh, và nhiều bác nữa. Trước dã tâm của Khựa, kể cả cái bọn Đài Loan. Có thể xếp bọn Đài tư tưởng cũng giống Khựa, cùng gốc mà ra cả thôi.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Báo nước ngoài: Việt Nam mua thêm vũ khí của CH Séc, Ấn Độ

    Theo ghi nhận của chuyên gia quốc phòng Robert Karniol trên nhật báo Singapore The Straits Times ra ngày 26/9/2011 thì bên cạnh nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu từ Nga thì hiện nay Việt Nam đang có ý định mua thêm nhiều loại vũ khí quân sự nữa mà Cộng hoà Séc và Ấn Độ đang là đích ngắm mà Việt Nam đang hướng tới.

    Cộng hoà Séc giúp Việt Nam nâng cấp Rada P-18 do Nga sản xuất từ việc tín hiệu thông thường lên kĩ thuật số, (ảnh: radartutorial.eu)
    Nhật báo Singapore The Straits Times cho biết: cho đến gần đây, công cuộc hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Việt Nam được biết đang diễn ra nhanh chóng, Việt Nam ký kết thành công trong nhiều hợp đồng vũ khí lớn nhất từ trước đến nay như mua: 6 các tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga, 12 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2, 6 thủy phi cơ Series DHC-6 400 của Canada dùng để trang bị cho cảnh sát biển.

    Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đặt mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn Extra của Israel và vào tháng trước tàu chiến lớp Gepard 3.9 thứ hai của Nga đã chính thức được hải quân nhân dân Việt Nam tiếp nhận.

    Thế hệ radar thụ động thứ 4 mang tên “Vera-E” của Cộng hòa Séc bán cho Việt Nam có thể phát hiện ra máy bay tàng hình B-2 của Mỹ ở cách xa 250km.

    Bên cạnh đó, có hai đơn đặt hàng mới với Cộng hòa Séc chưa được công bố. Vào năm ngoái, Việt Nam đã tiếp nhận 3 dàn radar Vera thụ động tinh vi của Séc. Cách đây vài tháng Cộng hòa Séc còn giúp Việt Nam nâng cấp một loạt hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo, từ việc sử dụng tín hiệu thông thường, lên thành sử dụng đường truyền kỹ thuật số.

    Hệ thống radar Vera thay thế 3 dàn radar thụ động Kolchuga của Ukraina mà Việt Nam đã bỏ ý định mua sau khi 3 dàn ra da đặt mua trước đó không phát huy được hiệu quả như ý muốn.


    Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc. Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện lương thực, thực phẩm cho quân đội cũng như người dân ở những vùng hải đảo hay biên giới xa xôi mà các phương tiện khác khó có thể tiếp cận đươc,

    Hiện nay, theo chuyên gia Karniol, Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc. Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện lương thực, thực phẩm cho quân đội cũng như người dân ở những vùng hải đảo hay biên giới xa xôi mà các phương tiện khó có thể tiếp cận được.

    Cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết loại tên lửa phòng thủ này, gọi tên là Extra, có tầm bắn hơn 150 km, mang đầu đạn 125 kg. Sai số trong bắn trúng mục tiêu vào khoảng 10 mét.

    Ngoài việc tìm mua vũ khí từ Séc, Việt Nam cũng chú ý đến nguồn cung cấp từ Ấn Độ. Theo tờ The Asian Age, số ra ngày 20/09 vừa qua, Tập đoàn Liên doanh Ấn - Nga BrahMos Aerospace chuẩn bị bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do tập đoàn này chế tạo.

    Đây là loại hỏa tiễn được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.

    Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.

    Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.

    Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh. Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.
    Theo nguồn tin trên, Việt Nam cùng rất nhiều quốc gia trên thế giới đang muốn mua loại tên lửa này từ khi nó bắt đầu sản xuất vào năm 2006. Việt Nam thuộc diện “quốc gia thân thiện” cũng như là bạn hàng lâu năm của Nga nên khả năng được mua loại vũ khí này là rất cao.

    Hiện thời các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và nếu thương vụ bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được chính phủ Ấn Độ bật đèn xanh, thì Việt Nam sẽ là nước ngoài Nga - Ấn Độ đầu tiên có loại vũ khí tối tân này. Theo đó khi có trong tay loại tên lửa này sức chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được nâng lên tầm cao mới.


    Phú nguyễn( dịch và sửa chữa theo bài viết của tác giả Robert Karniol trên nhật báo Singapore The Straits Times số ra ngày 26/9/2011, RFI, WKI)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này