1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

NTL-Báo cáo quý 2, đột phá lợi nhuận và dòng tiền

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caoky1311, 15/07/2015.

6984 người đang online, trong đó có 829 thành viên. 16:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 17472 lượt đọc và 602 bài trả lời
  1. genius9827

    genius9827 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2015
    Đã được thích:
    339
    :drm1nhìn giống nhau quá z
  2. shendytuan

    shendytuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2009
    Đã được thích:
    269
    :x mấy nay không thấy cụ xuất hiện, nhưng xuất hiện là cmt rất chất ah
  3. minhteo2007

    minhteo2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    429
    Hàng 14xx chỉ có trong buổi sáng
    caoky1311 thích bài này.
    minhteo2007 đã loan bài này
  4. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Bất động sản ấm chưa “sưởi” được ngân hàng!

    [​IMG]
    (ĐTCK) Giá nhà đất đang có chiều hướng ấm trở lại được kỳ vọng sẽ là điều kiện tốt cho việc xử lý nợ xấu.
    Tuy nhiên, theo lãnh đạo các nhà băng, bất động sản chỉ mới ấm ở phân khúc căn hộ giá thấp, cộng với việc thủ tục phát mãi tài sản thế chấp là nhà đất để thu hồi nợ rất nhiêu khê nên tiến độ xử lý nợ xấu vẫn chậm.

    Các ngân hàng cho rằng, thị trường bất động sản dù ấm lên, nhưng vẫn chưa có tác động đáng kể đến quá trình xử lý nợ xấu. Bởi lẽ, các khoản nợ xấu NHTM bán cho VAMC là những khoản nợ xấu có giá trị lớn. VAMC không mua những khoản nợ xấu giá trị dưới 1,5 tỷ đồng. Trong khi đó, thị trường bất động sản hiện chỉ mới ấm lên ở phân khúc căn hộ giá thấp, còn dòng sản phẩm cao cấp vẫn khó bán hàng.

    Mặt khác, bất động sản có ấm lên, song quyền giải quyết tài sản thế chấp là bất động sản hiện cũng không thuộc về ngân hàng, cho dù trong hợp đồng tín dụng có điều khoản cam kết: một khi khoản vay rơi vào nợ xấu, ngân hàng đương nhiên sẽ được thanh lý tài sản đảm bảo. Khi khoản nợ rơi vào nợ xấu, ngân hàng không thể đơn phương xử lý tài sản.

    Để xử lý được một tài sản đảm bảo khi khoản nợ rơi vào nợ xấu là vấn đề hết sức nhiêu khê. Một lãnh đạo Agribank trên địa bàn TP. HCM cho rằng, khách hàng thường không hợp tác với ngân hàng, tìm mọi cách trì hoãn việc phát mãi tài sản khi không còn khả năng trả nợ, vì không muốn bán tài sản dưới mức định giá trước đây. Và một khi ngân hàng - khách hàng không tìm được tiếng nói chung sẽ phải kiện ra tòa, thời gian theo đuổi một vụ kiện kéo dài hàng năm. Đó cũng chính là lý do vì sao việc xử lý nợ xấu chậm trễ.

    Trao đổi với ĐTCK, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB cũng cho hay, tình hình xử lý nợ xấu của Ngân hàng hiện vẫn còn khó khăn nhất định. Một phần do thị trường bất động sản chỉ ấm lên ở một số dự án có đầu ra và phân khúc nhà ở vừa túi tiền, các phân khúc khác chưa thể kỳ vọng sớm tan băng.

    Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank cho hay, để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu không dễ, cho dù Ngân hàng phải chấp nhận giảm, thậm chí miễn lãi suất cho khách hàng, do thị trường khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

    Vì thế, trong năm nay, DongA Bank dự kiến sẽ bán tiếp 7.000 tỷ đồng nợ xấu, song việc xử lý thu hồi nợ cũng chỉ ở mức thấp. Bởi tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản, việc phát mãi tài sản không dễ khi thị trường bất động sản còn khó khăn.

    Chính ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP. HCM cũng thừa nhận, cái khó nhất trong xử lý nợ xấu là xử lý tài sản đảm bảo. Thời gian xử lý tài sản đảm bảo nhanh nhất cũng mất 2-3 năm.

    “Vấn đề này, chúng tôi đã kiến nghị nhiều năm và đề nghị đẩy nhanh tiến trình này để hỗ trợ giải quyết nhanh cho việc xử lý tài sản thế chấp để giải quyết khó khăn về tài chính cho ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp. Thời gian qua, NHNN, Bộ Tư pháp, tòa án cũng đã phối hợp tốt để giải quyết vấn đề này”, ông Minh nói.

    Trên địa bàn Thành phố, nợ xấu của ngân hàng và các TCTD đến cuối tháng 6 là hơn 50.000 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng dư nợ, tăng 0,29 điểm phần trăm so với cuối năm 2014. Thực hiện chỉ đạo của NHNN, đến cuối tháng 9 tới, TP. HCM phải kéo giảm nợ xấu xuống dưới 3%.

    Để thực hiện được mục tiêu này, NHNN TP. HCM đã giao cho ngân hàng trên địa bàn từ nay đến cuối tháng 9 phải xử lý hơn 25.300 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, 3.100 tỷ đồng sẽ do các ngân hàng tự xử lý, 22.200 tỷ đồng phải bán nợ cho VAMC. Bên cạnh đó, ngân hàng phải bán tài sản thế chấp để xử lý nợ.

    Việc phối hợp với khách hàng để thu nợ cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Đến nay, các ngân hàng đã xử lý được hơn 2.800 tỷ đồng nợ xấu, đạt 85% kế hoạch cả năm và mục tiêu từ nay đến cuối tháng 9 sẽ hoàn thành.

    TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cũng nhận định, việc xử lý nợ xấu vẫn chậm, do thị trường bất động sản có ấm lên nhưng thực chất chỉ ở phân khúc căn hộ có mức giá trên dưới 1,2 tỷ đồng/căn. Đồng thời, TS. Lịch cho rằng, để xử lý được nợ xấu, đòi hỏi cơ chế trong việc xử lý tài sản đảm bảo phải thông thoáng hơn để có thể phát mãi thu hồi nợ nhanh.

    Mặt khác, Việt Nam cần phải hình thành thị trường mua-bán nợ, thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua-bán nợ theo cơ chế thị trường, không thể chỉ trông chờ vào bất động sản hồi phục. Việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường cũng đã được đề cập đến tại Nghị định số 34/2015/NĐ-CP, nhưng để thực hiện được cơ chế này cần một thời gian đủ dài.

    Vân Linh
    ducnoquy thích bài này.
    ducnoquy đã loan bài này
  5. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Ngân hàng vẫn chưa thật sự tung vốn vì vẫn trong quá trình tái cơ cấu. Sau giai đoạn cơ cấu, Caoky dự là quý 4 năm nay sẽ bắt đầu bơm tiền lại vào thị trường để tăng dư nợ giảm tỷ lệ nợ xấu của đám bank bị sáp nhập xuống. Tiền của bank giống như doping cho bđs :drm
    --- Gộp bài viết, 16/07/2015, Bài cũ: 16/07/2015 ---
    Chiều phải mua 15.xx hả cụ ? :D
    ducnoquy thích bài này.
    ducnoquy đã loan bài này
  6. minhteo2007

    minhteo2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    429
    Không mua 14xx thì chiều mua 15xx
    Mocsaly thích bài này.
    minhteo2007 đã loan bài này
  7. ducnoquy

    ducnoquy Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Đã được thích:
    115
    BĐS sẽ cứu ngân hàng nhé, chuyển giao dự án là sẽ xả được tín dụng đóng băng, chưa kể BĐS tự cởi trói xong sẽ giúp bank giải phóng cái đám huy động tăng trưởng mà tín dụng không tăng trưởng trong 2k14. Nói chung là song kiếm hợp bích.
  8. genius9827

    genius9827 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2015
    Đã được thích:
    339
    :drm1tt sắp xanh zồi các cụ ah, múc thôi nào :drm1
  9. ducnoquy

    ducnoquy Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Đã được thích:
    115
    Nay CII kéo lại , đang chất lệnh ăn lên, khéo CII thay VIC làm chủ tướng kéo dòng BĐS lên
  10. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Nhiều dự án bất động sản tiếp tục được “hà hơi, thổi ngạt“
    [​IMG]
    (ĐTCK) Sự khởi sắc của thị trường thời gian qua như một làn sinh khí mới thổi vào các dự án bất động sản TP. HCM. Nhiều dự án “trùm mền” tưởng như khó hồi sinh đã thực sự sống lại nhờ được tiếp sức từ các “ông lớn”.
    Cuối tuần qua, CTCP Sàn bất động sản Danh Khôi Việt, đơn vị tiếp thị và phân phối Dự án Linh Tây Tower (phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP. HCM) công bố kế hoạch chào bán sản phẩm căn hộ dự án này. Theo công bố, Dự án Linh Tây Tower gồm 3 block cao 18 tầng, với 390 căn hộ, 1 tầng hầm và tầng thương mại, dự kiến mức giá chào bán trung bình từ 12,8 triệu đồng/m2.

    Thoạt nghe, tưởng đây là dự án mới, song qua tìm hiểu được biết, dự án này trước đây có tên Green House do CTCP Địa ốc Dầu khí (PVL) làm chủ đầu tư, đã từng được khởi công xây dựng từ năm 2010, sau khi xây dựng xong phần móng, do gặp khó khăn về tài chính, nên dự án bị “trùm mền”.

    Mới đây, sau khi được VPBank Vũng Tàu bảo lãnh thực hiện công trình cho đơn vị thi công, dự án đã được khởi động trở lại. Với việc được ngân hàng bảo lãnh, ông Đinh Ngọc Bình, Tổng giám đốc PVL, chủ đầu tư dự án cam kết, sẽ bàn giao nhà cho khách hàng trong vòng 18 tháng triển khai thi công.

    Cũng cuối tuần qua, CTCP Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh (Hung Thinh Corp) đã chính thức khai trương căn hộ mẫu Florita tại Khu đô thị Him Lam, quận 7, TP. HCM. Dự án gồm 4 block cao 19 tầng, diện tích từ 57 - 103,49 m2/căn, mức giá chào bán trung bình từ 1,6 tỷ đồng/căn.

    Theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, Florita là 1 trong 2 dự án tại quận 7 được Hưng Thịnh mua lại từ Công ty Đức Khải. Dự án khác gần Khu đô thị Phú Mỹ Hưng sẽ được Hưng Thịnh triển khai trong thời gian tới. Xét về góc độ vị trí, cả 2 dự án này đều có vị trí khá đắc địa, song do gặp khó khăn, nên bị đắp chiếu trong thời gian khá dài.

    Một dự án khác là The Gold View, tọa lạc ở số 364 Bến Vân Đồn, phường 1, quận 4, TP. HCM do CTCP May Diêm Sài Gòn làm chủ đầu tư cũng vừa chính thức được tái khởi động vào tháng 4 vừa qua. Đây là dự án có quy mô lớn nhất quận 4 hiện nay với tổng vốn đầu tư lên đến cả ngàn tỷ đồng, gồm 1 block cao 33 tầng và 1 block 27 tầng, với 1.905 căn hộ theo loại hình căn hộ cao cấp, trong đó có 146 căn hộ thương mại. Giá bán dự kiến là từ 33 triệu đồng/m2 nội thất hoàn thiện (chưa bao gồm thuế VAT). Dự kiến, thời gian bàn giao nhà vào tháng 8/2017.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây cũng không phải là dự án mới, mà đã được giới thiệu ra thị trường từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, do chủ đầu tư khó khăn, dự án này cũng bị “trùm mền” trong nhiều năm. Trong sự trở lại này, chủ đầu tư chưa tiết lộ về nguồn vốn được huy động từ đâu, chỉ biết đơn bị “bắt tay” hợp tác với Công ty May Diêm Sài Gòn lần này là Tập đoàn TNR Holdings Việt Nam và Công ty Bất động sản Danh Khôi (DKR) làm đơn vị phân phối.

    Theo ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land, liên kết, hợp tác là một giải pháp để các doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn thời gian qua và cả hiện tại. Một doanh nghiệp dù có đất, nhưng thiếu vốn và kinh nghiệm thì khó thực hiện tốt được dự án, nhưng khi hợp tác với nhau, thì sẽ tập hợp thành sức mạnh tổng hợp phát triển dự án tốt hơn.

    “Thời gian qua, Hưng Thịnh đã nhận được khá nhiều lời mời hợp tác từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể hợp tác với các đối tác có sự tương đồng về năng lực, văn hóa doanh nghiệp và đặc biệt là có sự công khai, minh bạch, tin tưởng lẫn nhau trong suốt quá trình hợp tác”, ông Hiền nói và cho rằng, trong thời gian tới, xu hướng liên doanh, liên kết sẽ còn phát triển mạnh.

    Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, trong điều kiện thị trường bất động sản còn chưa hết khó khăn, các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp để tồn tại và phát triển.

    “Hàng loạt thương vụ mua bán, chuyển nhượng dự án thời gian qua là xu hướng tất yếu và ngày càng chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính, chuyên môn sẽ khó triển khai được dự án và bằng cách này, cách khác, sẽ phải chuyển giao dự án lại cho các đơn vị đầu tư chuyên nghiệp”, ông Châu nhấn mạnh.

    Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966. 43. 45. 46

    Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

    Theo Tăng Triển
    Báo Đầu tư Bất động sản
    --- Gộp bài viết, 16/07/2015, Bài cũ: 16/07/2015 ---
    Đúng là không có gì là không thể, dòng tiền đúng là mạnh khủng khiếp, xác chết mà cũng vật cho sống dậy được. ^:)^

Chia sẻ trang này