1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

NTL-Báo cáo quý 2, đột phá lợi nhuận và dòng tiền

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caoky1311, 15/07/2015.

5934 người đang online, trong đó có 465 thành viên. 10:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17491 lượt đọc và 602 bài trả lời
  1. Tuanhoi

    Tuanhoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2015
    Đã được thích:
    1.783
    Góc nhìn kỹ thuật phiên 21/7: Áp lực bán đã có dấu hiệu suy yếu
    [​IMG]

    Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS

    (ĐTCK) Thị trường trở nên nhạy cảm với các tin xấu trong khi các cổ phiếu lớn giảm dần và không còn kéo chỉ số chung đi lên, giá trị giao dịch vẫn ở mức thấp so với trung bình 3 tuần trước đó. Do đó, nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp để hạn chế rủi ro khi thị trường vẫn đang trong xu hướng giảm điểm.
    ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 21/7.

    CTCK Bảo Việt – BVSC

    VN-Index có phiên điều chỉnh giảm mạnh với đà giảm được duy trì trong suốt phiên giao dịch, qua đó hình thành cây nến đỏ đặc có khoảng trống giảm giá với cây nến liền trước. Thanh khoản tăng nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức thấp dưới trung bình, còn độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía sắc đỏ.

    Diễn biến này phản ánh tâm lý thận trọng và lo ngại của nhà đầu tư đối với xu hướng giảm điểm của thị trường, dẫn đến áp lực bán chốt lời mạnh trên diễn rộng.

    Chỉ số đã xuyên thủng đường PSAR trong bối cảnh các chỉ báo dao động (William%R, RSI và STO) đang lao dốc mạnh sau khi rời khỏi vùng quá mua, đặc biệt, đường STO đã tạo ra khoảng cách giảm lên tới 20 điểm so với đường tín hiệu. Bên cạnh đó, các chỉ báo kỹ thuật khác (Momentum, MACD và ADX) cũng đang suy giảm khá nhanh sau khi tạo đỉnh ở mức điểm cao. Những tín hiệu này đang khiến chỉ số đối mặt với rủi ro tiếp tục đi xuống để kiểm tra lại đường SMA20 trong một vài phiên kế tiếp.

    Sau khi cắt xuống dưới đường SMA20, HNX-Index đã nhận được sự hỗ trợ khá tốt từ vùng hỗ trợ được tạo bởi sự hội tụ của nhóm MA dài hạn và cận dưới của dải BB. Đây là một vùng hỗ trợ mạnh, vì vậy khả năng giảm sâu của chỉ số trong ngắn hạn là không cao. Đồng thời để ngỏ khả năng hồi phục của chỉ số tại vùng hỗ trợ này.

    Vùng hỗ trợ gần của 2 chỉ số nằm tại 605-610 điểm đối với VN-Index và 84,5- 85 điểm đối với HNX-Index. Đây được xem là điểm mua trading T+ lại một phần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn đã chốt lời trước đó.

    CTCK MB – MBS

    Về mặt kỹ thuật, VN-Index và HNX-Index tiếp tục xác nhận xu thế giảm điểm sau khi tạo đỉnh ngắn hạn, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo của VN-Index là 815 điểm còn với HNX-Index là 85 điểm. Thị trường trở nên nhạy cảm với các tin xấu trong khi các cổ phiếu lớn giảm dần và không còn kéo chỉ số chung đi lên, giá trị giao dịch vẫn ở mức thấp so với trung bình 3 tuần trước đó. Do đó, nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp để hạn chế rủi ro khi thị trường vẫn đang trong xu hướng giảm điểm.



    [​IMG]
    Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS



    CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS

    Đồ thị chỉ số VN-Index chạm channel tăng điểm trung hạn. Nếu tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh rớt xuống dưới mốc 620 điểm, VN-Index sẽ test lại mốc 600 điểm trong các phiên sắp tới. Đường +DI và –DI đang dần thu hẹp lại khoảng cách phân kỳ trong khi đường MACD cũng cắt xuống dưới đường tín hiệu cho thấy dấu hiệu điều chỉnh ngắn hạn đang mạnh dần lên.

    Mẫu hình nến đen dài xuất hiện trên HNX-Index cho thấy áp lực bán đang diễn ra khá mạnh. Tuy nhiên, chỉ số cũng tạo thành đuôi nến khá dài khi chạm đường SMA200 cho thấy mốc hỗ trợ này vẫn khá mạnh trong ngắn hạn. Các chỉ báo kỹ thuật cho tín hiệu điều chỉnh trong ngắn hạn đang diễn ra khá mạnh khi đường +DI và –DI đang chuẩn bị cắt cho tín hiệu đảo chiều giảm điểm trong khi RSI đang tiếp tục giảm khá mạnh về mốc 45.

    CTCK Bản Việt - VCSC

    Hai chỉ số có thể sẽ hồi phục trong phiên giao dịch 21/7 và lực cầu ngắn hạn sẽ sớm gia tăng trở lại khi nhiều cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá bán ngắn hạn. Đồng thời, mức độ rủi ro ngắn hạn cũng suy giảm dần cho thấy áp lực bán đã có dấu hiệu suy yếu trong ngắn hạn tại các mức hỗ trợ ngắn hạn của hai chỉ số là mức 610 của chỉ số VN-Index và 85.0 của chỉ số HNX-Index.

    Hệ thống chỉ báo xu hướng hạ mức xu hướng ngắn hạn của chỉ số HNX-Index từ tăng xuống giảm và duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index, cho nên xu hướng ngắn hạn của thị trường ở mức trung tính, đây là mức không quá đáng ngại xu hướng ngắn hạn của thị trường. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn nên dừng bán và chờ đợi vị thế mua trở lại.

    CTCK BIDV – BSC

    Các chỉ báo xu hướng vẫn đang cho thấy VN-Index đang nằm trong xu hướng Tăng. Tuy nhiên, chỉ báo xung lượng RSI đã rơi khỏi vùng quá bán, chỉ ra rằng VN-Index đang bước vào xu hướng điều chỉnh ngắn hạn.

    Tuy vậy, RSI đang tiến gần về ngưỡng hỗ trợ 53–54, do đó VN-Index có thể sẽ có nhịp tăng nhẹ tại vùng 614 điểm (tương ứng Fibonacci Retracement 23,6%) trước khi tiếp tục tích lũy lại.

    N.Tùng
    caoky1311 thích bài này.
  2. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Chuẩn zồi, vol bán đã giảm mạnh, không thấy xả ồ ạt, đang có phân hóa dần, khả năng phiên này tiếp tục phân hóa mạnh trước khi cho tín hiệu quay đầu :D. 610 là bật, Caoky thấy vậy :drm
    ducnoquy, Tuanhoihehehe1234 thích bài này.
  3. Tuanhoi

    Tuanhoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2015
    Đã được thích:
    1.783
    em thấy nay SSI có vẻ lead thị trường đấy cụ ah, khả năng bật lại thì dòng bank với ck có SSI vẫn lead thị trường
  4. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Marc Townsend: Bước chuyển mình BĐS Việt Nam, cơ hội cho nhà đầu tư ngoại
    [​IMG]

    Theo ông Marc Townsend, CEO CBRE Việt Nam những chinh sách mới có hiệu lực sẽ là động lực phát triển cho lĩnh vực nhà ở, nhất là phân khúc cao cấp với mức đầu tư nước ngoài nước tính lên tới 10%.
    Tóm tắt

    Thị trường BĐS đang có những tín hiệu tích cực, sự khởi sắc trên mọi phân khúc với tính thanh khoản tăng cao trong những quý vừa qua đang tạo ra một cơ hội lớn cho các DN kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư…

    Cơ hội của thị trường càng được củng cố khi nhiều thay đổi trong chính sách quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này được nới lỏng hơn. Trong đó, nổi bật là vấn đề liên quan đến việc mua và sở hữu BĐS ở VN của cá nhân, tổ chức người nước ngoài.

    Đánh giá về điều luật này, ông Marc Townsend đã có những nhận định về tác động của chính sách này lên thị trường:

    Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2015 tại Việt Nam cho phép người nước ngoài có quyền sở hữu đa dạng đối với bất động sản cho nhiều mục đích khác nhau như cho thuê lại, thế chấp và thừa kế. Điều luật này áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức nước ngoài như quỹ đầu tư, ngân hàng và công ty, và được xem là động lực phát triển cho lĩnh vực nhà ở – nhất là tại phân khúc cao cấp – với mức đầu tư nước ngoài ước tính lên đến 10%.

    Sở hữu nhà ở đang nhận được nhiều sự quan tâm nhưng điều luật mới này có những tác động gì đến đầu tư thương mại nước ngoài? Ít được nhắc đến nhưng đóng vai trò quan trọng không kém so với Luật Nhà ở là Luật Kinh doanh Bất động sản mới cùng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 cho phép các tổ chức nước ngoài được mua lại văn phòng, cơ sở sản xuất và các tài sản khác phục vụ mục đích kinh doanh và cũng cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản chưa hoàn thiện cho nhà đầu tư để tiếp tục phát triển.

    Trên thực tế, điều luật mới mở rộng cửa cho những nhà kinh doanh nước ngoài có quyền sở hữu đầy đủ với các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, nơi có chi phí vốn thấp hơn và chi phí nhân công rẻ hơn so với các nước láng giềng trong khu vực, và sẽ đẩy mạnh hoạt động giao dịch của các nhà máy, kho vận, cơ sở hậu cần và khu công nghiệp.

    Những công ty quốc tế đang muốn tận dụng mức độ đô thị hóa nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam để có thể thu mua toàn bộ các tài sản thương mại và phức hợp ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm thiết lập cơ sở kinh doanh trong nước và khu vực, đồng thời tiến hành các hoạt động thương mại, bán lẻ.

    Hiện tại, người nước ngoài có tâm lý lạc quan vào thị trường bất động sản thương mại. Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc mới đây đã mua lại cổ phần kiểm soát của khu phức hợp bậc nhất Diamond Plaza tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, Keangnam Landmark ở Hà Nội, tòa tháp 72 tầng cao nhất Việt Nam được định giá 770 triệu đô la Mỹ, đang được Ngân hàng Goldman Sachs và Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority nhăm nhe mua lại.

    Hơn nữa, các công ty niêm yết có vốn sở hữu 100% của nước ngoài không thuộc lĩnh vực nhạy cảm sẽ được phép hoạt động từ ngày 1 tháng 9 năm 2015. Điều này sẽ chỉ giúp đẩy mạnh hoạt động thu mua bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu chiến lược kinh doanh. Vốn đầu tư từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông hiện là nguồn vốn tích cực nhất trong lĩnh vực bất động sản, và tâm lý đầu tư sẽ chỉ tăng lên khi cân nhắc các điều luật mới trên.

    Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung ngày càng gia tăng cùng với các điều chỉnh về luật đã và đang tạo điều kiện thuận lợi và minh bạch hơn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, rõ ràng không thể phủ nhận tiềm năng kinh tế lâu dài của Việt Nam. Những yếu tố cơ bản này, cùng với chi phí bất động sản tương đối thấp và lợi nhuận cho thuê cao hiện là bước chuyển mình của Việt Nam thu hút các nhà đầu tư bất động sản quốc tế.

    Gia Bảo

    Theo Trí thức trẻ




  5. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Đám CBRE với Savills này tuyền nhảy vào phân phối mảng bđs cao cấp cho mấy thằng tây lông với lại làm M&A mấy cái cụm BĐS to to, đợt này sóng BĐS lên cũng ăn dày vãi ra. :D
    ducnoquy thích bài này.
  6. ducnoquy

    ducnoquy Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Đã được thích:
    115
    Báo cáo của tụi này cũng ảnh hưởng tới thị trường lắm, các quỹ ngoại nhìn vào báo cáo của nó để đánh giá thị trường. Đối tác thông tin của Bloomberg với các kênh truyền thông khác, khả năng nó nâng quan điểm thị trường lên tích cực thì sẽ có dòng vốn ngoại vào tốt, cả tổ chức, cả cá nhân. Ngon đấy.
    caoky1311 thích bài này.
  7. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Cụ chuẩn quá ah :drm
  8. Tuanhoi

    Tuanhoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2015
    Đã được thích:
    1.783
    Hôm nay quay đầu thật các cụ ah, bank mạnh mẽ quá :drm1
    caoky1311 thích bài này.
  9. shendytuan

    shendytuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2009
    Đã được thích:
    269
    Múc thêm ít BMP các cụ ah, lướt lát con này cũng ngon :D , dài thì vẫn ôm NTL chờ đột phá
    caoky1311 thích bài này.
  10. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Giá nhà Việt Nam cao hay thấp?
    [​IMG]
    Căn hộ cao cấp tại Tp.HCM trung bình khoảng 1.718 USD/m2, trong khi đó ở Jakarta hay Manila khoảng 3.000-4.000 USD/m2 còn ở Bangkok thì khoảng 5.000-6.000 USD/m2...
    Tóm tắt

    Việc mở rộng cửa để người nước ngoài cũng như Việt kiều được mua và sở hữu, đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đang được kỳ vọng tăng nhiệt cho thị trường BĐS trong thời gian tới.

    Với căn hộ cao cấp ở Tp.HCM hay Hà Nội có giá trung bình thấp hơn ở một số thành phố khác trong khu vực như Bangkok, Jakarta hay Manila từ 3-4 lần.

    Khi trả lời trên báo chí, đại diện của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết có rất nhiều Kiều bào vui mừng khi biết quy định này có hiệu lực, bởi nay họ đã được đứng tên mua nhà, căn nhà đó là sở hữu của họ.

    Với những người nước ngoài, trước đây vẫn phải đi thuê nhà thì nay họ có thể mua và sở hữu cho riêng mình, thậm chí họ còn có thể mua để đầu tư kinh doanh. Liệu rằng giá nhà ở Việt Nam có đủ sức hấp dẫn nhóm khách hàng đầy tiềm năng này, đây là câu hỏi không ít doanh nghiệp BĐS quan tâm.

    Giá nhà Việt Nam đắt hay rẻ đã được đưa ra tranh luận khá nhiều trong các diễn đàn gần đây, và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, dư luận.

    Một doanh địa ốc Tp.HCM đã từng có những nghiên cứu, đánh giá rất chi tiết về giá căn hộ tại Tp.HCM so với một số thành phố khác quanh khu vực. Cụ thể, doanh nghiệp này chỉ ra căn hộ vừa túi tiền ở Tp.HCM có giá khoảng 30.000-40.000 USD (tương đương 650-850 triệu đồng). Trong khi đó, giá nhà tương tự ở những đô thị có cùng quy mô như Tp.HCM như Bangkok, Hong Kong, hay Manila…thì cao gấp nhiều lần vào khoảng 300.000 USD mỗi căn.

    Trên phương tiện truyền thông, đại diện doanh nghiệp này còn nhận định “giá nhà Việt Nam là rẻ nhất thế giới”.

    Trong một buổi hội nghị về cơ hội đầu tư bất động sản mới đây tại Tp.HCM, ông Nguyễn Nam Sơn –CEO của Vietnam Capital Partners Ltd đã đưa ra so sánh khá thú vị về giá các loại hình BĐS tại Tp.HCM với các đô thị có quy mô dân số tương tự.

    [​IMG]

    Trong đó, hầu hết BĐS tại Tp.HCM đều rẻ hơn so với các thành phố khác như Bangkok, Manila và Jakarta.

    Còn theo CBRE, một công ty tư vấn quốc tế chuyên nghiên cứu về thị trường BĐS các nước trên toàn cầu, cho thấy mức trung bình của căn hộ cao cấp ở Tp.HCM khoảng 1.781 USD/m2 tức cỡ khoảng 178.000 USD mỗi căn hộ khoảng 100m2. Nhưng, căn hộ tương tự ở Singapore, Thượng Hải, Malaysia có giá khoảng 500.000 – 600.000 USD, cao gấp 3-4 lần.

    Có thể thấy, vấn đề giá nhà ở Việt Nam đắt hay rẻ đã ghi nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều nhau. Có ý kiến cho rằng “rẻ nhất thế giới” nhưng cũng có ý kiến cho rằng giá nhà Việt Nam là quá cao. Với một khái niệm có tính chất tương đối như là đắt hay rẻ thì để so sánh một mặt hàng nào đó là rất khập khiễng, đặc biệt là với bất động sản có tính bất động khá cao.

    Ở đây, chúng ta không bàn đến câu chuyện giá nhà đắt hay rẻ, mà qua những nghiên cứu của các tổ chức trên có thể thấy rõ giá nhà Việt Nam đang thấp hơn khá nhiều so với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề giá BĐS ở quốc giá đó cao hay thấp còn cần được so sánh tương quan với nhiều yếu tố khác như mức độ thu nhập, điều kiện kinh tế, thị trường…

    Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không thể so sánh được giá bất động sản. Một phương pháp phổ biến mà nhiều quốc giá thường dùng để so sánh giá nhà đó là sánh giá nhà trung bình với thu nhập trung bình của người dân.

    [​IMG]
    Khảo sát của Savills cho thấy mức độ phức tạp của thị trường VN, không đề cập rẻ hay đắt. Tuy nhiên, theo ông Troy Griffiths, CEO Savills VN giá nhà ở Việt Nam khá thấp.

    Tuy rằng, rất khó để nói bất động sản Việt Nam rẻ hay đắt, tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì thị trường BĐS Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Qua đó, giá bất động sản cũng đang ở mức hấp dẫn.

    Như ông Peter Ryder, CEO Indochina Capital đã từng nhận định tiềm năng bất động sản cao cấp ở Việt Nam còn rất lớn, ông đánh giá thị trường này mở ra cho người giàu có sẽ rất tiềm năng khi Việt Nam dần thu hẹp với khoảng cách thế giới, đặc biệt khi Việt Nam mở cửa cho người nước ngoài mua nhà. Ông Peter Ryder dẫn chứng một căn hộ cao cấp có chất lượng như nhau ở Việt Nam chỉ khoảng 2.800 -3.000 USD/m2 nhưng ở một số thành phố khác ở khu vực có thể lên tới 20.000 USD/m2.



    Gia Bảo

    Theo Trí thức trẻ

Chia sẻ trang này