Offline nhà đầu tư ở Bình Dương

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi PHONGBINHDUONG, 11/02/2011.

7385 người đang online, trong đó có 1031 thành viên. 10:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3137 lượt đọc và 82 bài trả lời
  1. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    Thui anh bye nha...Em ở lại vui nhé...:-bd[r2)]
  2. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    19:57 (GMT+7) - Thứ Sáu, 11/2/2011
    Sau quyết định điều chỉnh tỷ giá giữa USD và VND, từ ngày mai (12/2), giá gas lại tăng từ 15.000- 17.000 đồng/bình 12kg


    Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ra quyết định về việc điều chỉnh tỷ giá giữa USD và VND, giá bán lẻ gas đã đồng loạt tăng.

    Cụ thể, từ ngày 12/2, bình gas 12kg của các hãng như Thái Dương Gas, Saigon Petro… sẽ tăng thêm từ 15.000- 17.000 đồng và được bán với giá mới là 320.000- 325.000 đồng/bình.

    Ông Đỗ Trung Thành, Phó phòng kinh doanh gas của Saigon Petro cho hay, việc Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%), cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ +/-3% xuống còn +/-1%, đã khiến các doanh nghiệp kinh doanh gas buộc phải tăng giá bán lẻ để bù đắp sự chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán hiện nay.

    Mới đây vào đầu tháng 2/2011, giá bán của nhiên liệu này đã được các hãng điều chỉnh giảm từ 22.000- 25.000 đồng/bình do giá gas trên thế giới giảm tới 122,5 USD/tấn so với tháng 1, xuống còn 853 USD/tấn. Như vậy, chỉ sau hơn chục ngày công bố giảm giá, giá bán của chất đốt này lại chính thức được điều chỉnh tăng.
  3. PHONGBINHDUONG

    PHONGBINHDUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Bye anh chúc a ngủ ngon :-bd:-bd
  4. PHONGBINHDUONG

    PHONGBINHDUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    kinh nhỉ :-ss:-ss
  5. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Dư luận quốc tế về việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (1)

    [​IMG]
    Đây là lần điều chỉnh tỷ giá thứ tư của Việt Nam kể từ tháng 11/2009.


    KIỀU OANH
    16:52 (GMT+7) - Thứ Sáu, 11/2/2011
    Giới phân tích nước ngoài cảnh báo về vấn đề lạm phát và khuyến cáo Việt Nam nên thắt chặt hơn chính sách tiền tệ


    Giới phân tích quốc tế không tỏ ra ngạc nhiên về động thái điều chỉnh tỷ giá tham chiếu USD/VND ngày 11/2 của Ngân hàng Nhà nước, nhưng bất ngờ về mức độ của lần điều chỉnh này. Bên cạnh đó, họ cũng cảnh báo về vấn đề lạm phát và khuyến cáo Việt Nam nên thắt chặt hơn chính sách tiền tệ.

    Đầu giờ sáng nay (11/2), Ngân hàng Nhà nước công bố cơ chế điều hành tỷ giá mới. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%, áp dụng cho ngày 11/2/2011.

    Theo nhiều chuyên gia nước ngoài, động thái này có mang ý nghĩa tích cực. Các chuyên gia thuộc ngân hàng Standard Charterd cho rằng, việc tăng tỷ giá tham chiếu USD/VND sẽ làm giảm bớt những áp lực đối với dự trữ ngoại hối của Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho lĩnh vực xuất khẩu, theo đó làm giảm bớt áp lực đối với cán cân thương mại.

    Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ý hoan nghênh động thái này của Ngân hàng Nhà nước, xem đây là một nỗ lực để thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá “chợ đen”.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nhà phân tích quốc tế cũng lên tiếng cảnh báo về khả năng leo thang của lạm phát và áp lực đối với triển vọng tín nhiệm nợ của Việt Nam sau khi tỷ giá tham chiếu được điều chỉnh tăng.

    “Lần điều chỉnh tỷ giá mới nhất này có thể dẫn tới tình trạng lạm phát nhập khẩu cao hơn trong những tháng tới, đặc biệt khi giá hàng hóa cơ bản trên thế giới tăng cao”, tờ Financial Times dẫn một báo cáo ra ngày 11/2 của Standard Chartered.

    Nhiều tờ báo và hãng tin lớn khác như Wall Street Journal, Bloomberg hay Reuters đều chung nhận định rằng, không giống như xu hướng đang diễn ra ở nhiều nền kinh tế châu Á khác - nơi đồng tiền đang tăng giá vì áp lực dòng vốn ngoại đổ vào và kinh tế phục hồi mạnh - đồng VND của Việt Nam thời gian qua đã liên tục mất giá so với USD.

    Reuters nhấn mạnh, đây là lần điều chỉnh tỷ giá thứ tư của Việt Nam kể từ tháng 11/2009. Wall Street Journal chỉ rõ, với 4 lần điều chỉnh này, đồng VND đã yếu đi 13,6% so với USD.

    Lần điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2 diễn ra trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Việt Nam tiếp tục ở mức cao - đạt 1 tỷ USD trong tháng 1 vừa qua, lạm phát cũng lên tới 12,17% trong tháng 1. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam - theo số liệu mà IMF đưa ra - là 14,1 tỷ USD tính tới cuối tháng 9 năm ngoái.

    Nhiều chuyên gia nước ngoài được các tờ báo và hãng tin lớn phỏng vấn đều cho biết, động thái điều chỉnh tỷ giá lần này không gây bất ngờ, nhưng mức điều chỉnh 9,3% ít nhiều khiến họ ngạc nhiên.

    Phát biểu trên Bloomberg, ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cao cấp của ngân hàng Credit Agricole CIB tại Hồng Kông cho biết, ông ngạc nhiên về mức điều chỉnh của lần điều chỉnh tỷ giá USD/VND này. “Dường như Việt nam đang nỗ lực hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thay vì chống lạm phát. Điều này thật đáng ngạc nhiên vì lạm phát đang là một vấn đề lớn của Việt Nam”, ông Kowalczyk nói.

    Trao đổi với tờ Wall Street Journal, chuyên gia kinh tế Prakriti Sofat thuộc ngân hàng Barclays cũng cho rằng “mức độ điều chỉnh tỷ giá này là lớn hơn so với những gì mà thị trường dự báo”.

    Các chuyên gia nhận định, VND vẫn đang chịu áp lực giảm giá. Theo Standard Charterd, áp lực này đến từ rủi ro trong cán cân thanh toán, lạm phát và chủ trương theo đuổi tăng trưởng của Chính phủ Việt Nam.

    “Vấn đề ở đây là niềm tin. Vẫn còn đó những áp lực giảm giá đối với VND”, chiến lược gia Nizam Idris thuộc ngân hàng UBS tại Singapore nói với Bloomberg.

    Giới phân tích nước ngoài có những ý kiến khuyến nghị đối với Việt Nam về việc khắc phục những hạn chế mà việc điều chỉnh tỷ giá có thể đem lại. Trong đó, vấn đề nổi cộm nhất nằm ở lãi suất.

    “Mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỏ ra khá hài lòng với mức lãi suất hiện nay, chúng tôi nhận thấy cần có mức lãi suất cao hơn để phòng ngừa những rủi ro kinh tế tăng trưởng quá nóng”, Standard Chartered nhận định.

    Ông Benedict Bingham, đại diện IMF tại Việt Nam, cho rằng, Việt Nam cần “một gói chính sách đồng bộ để phục hồi sự ổn định kinh tế vĩ mô”. “Chính sách tiền tệ cần tập trung mạnh mẽ hơn vào kiềm chế lạm phát, trong khi chính sách tài khóa cần chú trọng hơn vào kiểm soát nợ công”, ông Bingham phát biểu trên Bloomberg.

    Một vấn đề nữa được giới quan sát quốc tế nhắc tới nhiều khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá lần này là triển vọng tín nhiệm nợ công. Việc tăng giá USD so với VND có thể làm tăng số nợ quốc gia của Việt Nam nếu quy ra nội tệ.

    Tháng 12 vừa qua, Moody’s Investors Service đã cắt giảm điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam xuống B1 từ Ba3, với các lý do về rủi ro cán cân thanh toán, áp lực mất giá đối với tiền đồng, lạm phát tăng, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô... Sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, Moody’s nhận định, động thái này hỗ trợ cho mức triển vọng tiêu cực mà họ dành cho điểm tín nhiệm nợ công hiện nay của Việt Nam.

    Trên Wall Street Journal, nhà phân tích nợ quốc gia Andrew Colquhoun của hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings nhận xét, động thái điều chỉnh tỷ giá lần này của Việt Nam xuất phát từ những áp lực trong cán cân thanh toán, do Việt Nam có thâm hụt vãng lai lớn và mức dự trữ ngoại hối thấp.

    Hồi tháng 7/2010, Fitch giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam 1 bậc xuống B+, với triển vọng là ổn định. Ông Colquhoun cho biết: “Nếu việc điều chỉnh tỷ giá không ngăn được dòng vốn chảy khỏi Việt Nam và dự trữ ngoại hối của Việt Nam tiếp tục chịu áp lực giảm, chúng tôi sẽ cân nhắc việc thay đổi điểm tín nhiệm của Việt Nam”.
  6. PHONGBINHDUONG

    PHONGBINHDUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Em cũng off đây.Pak chăm sóc dùm em topic này.Thank pak nhiều[r2)][r2)]
  7. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    hôm nay nhậu chưa đủ đô nên không ngũ được. g9 n good bye
  8. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    mới đi BD về đường phố nhộn nhịp sạch bong nhue nước ngoài nhưng không liên lạc được bác nào?[:p]
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Bình Dương đây, cho tôi ké một ly coffee. Dạo này đói kém quá [-([-(
  10. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    bình dương mà sáng nay sao không thấy bác...:-w

Chia sẻ trang này