OGC - OCH đón đầu BCTC Quý 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dautu1988, 15/05/2024.

7255 người đang online, trong đó có 1021 thành viên. 13:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2936 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. quatrinh2

    quatrinh2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2018
    Đã được thích:
    2.198
    sau rồi cũng nộp hết cho các chú C.A thôi. :))
    kevinn thích bài này.
  2. quatrinh2

    quatrinh2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2018
    Đã được thích:
    2.198
    https://cafef.vn/thu-doan-lua-2700-...doc-ngan-hang-eximbank-188240604111535157.chn
    Thủ đoạn lừa 2.700 tỷ đồng của cựu Phó Giám đốc ngân hàng Eximbank

    04-06-2024 - 11:17 AM | Tài chính - ngân hàng

    Chia sẻ0


    Nghe đọc bài
    5:45

    1x


    Bị cáo Vũ Thị Thu Nhung, sau khi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Chi nhánh Ba Đình, đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối, lừa chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của 100 người bị hại có nhu cầu gửi tiền, mua đấu giá tài sản...


    [​IMG]
    Bất ngờ với giá gạo Việt Nam

    Phạm tội do nợ nần, cần tiền chi tiêu

    Sáng 4/6, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Vũ Thị Thu Nhung (SN 1977, cựu Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank - Chi nhánh Ba Đình) về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

    Tuy nhiên, phiên tòa phải tạm hoãn do vắng mặt một số bị hại và người liên quan, tòa chưa ấn định ngày tái mở.

    [​IMG]
    Bị cáo Vũ Thị Thu Nhung

    Cáo trạng của Viện KSND Hà Nội cho thấy, vụ án xuất phát từ ngày 12/6/2022, khi Cơ quan CSĐT ******* quận Cầu Giấy, nhận đơn của bà Nguyễn Thị H. (SN 1979, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai) tố cáo Nhung có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 23 tỷ đồng thông qua hành vi làm giả các “Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn rút vốn linh hoạt tại Ngân hàng Eximbank”.

    Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã nhận được thêm đơn của nhiều cá nhân tố cáo Nhung có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền với thủ đoạn tương tự.

    Viện kiểm sát xác định, năm 2013, Nhung được bổ nhiệm chức vụ làm Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank - Chi nhánh Ba Đình. Bị cáo được giao nhiệm vụ phụ trách huy động vốn các khách hàng cá nhân tại ngân hàng.


    Từ 2014, do cần tiền để trả nợ và sử dụng chi tiêu cá nhân, Nhung đã có hành vi gian dối, đưa ra thông tin không có thật với những người quen biết về việc Ngân hàng Eximbank - Chi nhánh Ba Đình , nơi Nhung đang làm việc có nhiều chương trình gửi tiền ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân có quan hệ nội bộ trong ngân hàng, với lãi suất cao và quà tặng chăm sóc khách hàng có giá trị, mục đích để nhận tiền của nhiều người có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm.

    Cụ thể, các chương trình Nhung đưa ra như: Chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt dành cho khách hàng ưu tiên tại ngân hàng Eximbank với lãi suất 7,5%/năm cùng quà tặng chăm sóc khách hàng hàng tháng; Chứng chỉ tiền gửi giữ hộ tiền mặt có kỳ hạn; Chứng chỉ tiền gửi trong giao dịch tài chính; Trái phiếu ngân hàng có kỳ hạn dành cho khách hàng ưu tiên tại Ngân hàng Eximbank... với lãi suất cao từ 12 - 32%/năm.

    Viện kiểm sát cáo buộc, các chương trình tiền gửi này được quản lý riêng trên hệ thống tài khoản nội bộ của lãnh đạo Ngân hàng Eximbank nên không phát hành rộng rãi. Khi người có nhu cầu chuyển tiền vào tải khoản, Nhung sẽ có trách nhiệm chuyển tiền vào tài khoản nội bộ của Eximbank Chi nhánh Ba Đình, gửi lại chứng từ và chuyển lại tiền gốc và lãi khách.

    Để nhận tiền của khách hàng, Nhung mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng Viettinbank, VIB, Eximbank, BIDV, mang tên Nhung và cung cấp cho các khách hàng.

    Theo Viện kiểm sát, sau khi khách chuyển tiền vào các tài khoản của Nhung, bị cáo sử dụng máy in, làm giả các chứng từ xác nhận nhận tiền theo mẫu, đóng dấu xác nhận của Ngân hàng Eximbank - Chi nhánh Ba Đình để chuyển lại cho khách hàng.


    [​IMG]
    Khoảng 100 người bị lừa hơn 2.700 tỷ đồng

    Ngoài các chương trình đưa ra, Nhung còn chiếm đoạt số tiền lớn của khách hàng bằng phương thức đưa thông tin gian dối về việc Eximbank - Chi nhánh Ba Đình tổ chức bán đấu giá tài sản nợ xấu tại ngân hàng. Phục vụ mục đích này, Nhung thành lập Công ty TNHH tư vấn đầu tư và quản lý tài sản Việt Nam, bản thân giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và nhờ Nguyễn Thị Diệu Linh (SN 1980, trú quận Thanh Xuân) làm Tổng Giám đốc công ty.

    Khi có hàng tìm đến, Nhung giới thiệu thẳng đây là “công ty sân sau" của nội bộ lãnh đạo của Eximbank, là đơn vị kết hợp cũng với Eximbank - Chi nhánh Ba Đình đứng ra tổ chức các cuộc đấu giá thanh lý tài sản nợ xấu tại ngân hàng, nếu khách hàng có tiền gửi ký quỹ để tham gia đấu giá vào tài khoản của Công ty mở tại các Ngân hàng Vietinbank, PVCombank thì sẽ được chia lợi nhuận cao, thời gian ký quỹ ngắn, 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày… tùy vào từng loại tài sản và tùy vào từng khách hàng.

    Hết thời gian ký quỹ, khách hàng sẽ được nhận lại toàn bộ tiền gốc và được chia tiền lợi nhuận cao, với giá trị từ 10 - 14%/số tiền nộp ký quỹ.

    "Sản phẩm đấu giá" là các hình ảnh về thửa đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Nhung của các cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Những hình ảnh này, Nhung lưu hình ảnh trên máy điện thoại tiện cho việc giới thiệu với khách.

    Do tin tưởng những thông tin Nhung giới thiệu là thật, các khách hàng đã gửi tiền tiết kiệm và tiền ký quỹ đầu tư mua bán tài sản đấu giá nợ xấu thanh lý tại Ngân hàng Eximbank cho Nhung. Sau khi nhận tiền, Nhung không thực hiện như đã ký cam kết, mà sử dụng phần lớn số tiền để trả tiền gốc, tiền lãi, tiền quà tặng chăm sóc khách hàng hoặc tiền lợi nhuận cho những người nộp tiền.

    Thực tế, Viện kiểm sát xác định, Nhung sử dụng tiền của người nộp sau trả tiền cho người nộp trước, số tiền còn lại Nhung chiếm đoạt để sử dụng cho mục đích cá nhân và chỉ tiêu hết.

    Một thủ đoạn khác được cơ quan truy tố nêu trong cáo trạng là Nhung có hành vì làm giả với số lượng lớn nhiều tài liệu của Eximbank - Chi nhánh Ba Đình, như: Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt dành cho khách hàng ưu tiên; Giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn dành cho khách hàng là lãnh đạo nội bộ tại Ngân hàng Eximbank; Giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn; Hợp đồng tiền gửi ký quỹ trong mua bán thanh lý đấu giá các tài sản nợ xấu tại Ngân hàng Eximbank; Thư bảo lãnh cam kết của Ngân hàng Eximabank,... và đưa cho các bị hại, mục đích để họ tin tưởng và tiếp tục nộp tiền cho Nhung để nhờ gửi tiền tiết kiệm, nộp tiền ký quỹ đầu tư mua bán đấu giá thanh lý tài sản nợ xấu, song cũng bị Nhung chiếm đoạt.

    Toàn vụ án, Viện kiểm sát cáo buộc từ 2014 đến tháng 5/2022, Nhung đã chiếm đoạt tiền của khoảng 100 bị hại, với tổng số tiền hơn 2.705 tỷ đồng.

    Đến nay, Cơ quan CSĐT mới xác định có 46 bị hại trong trong vụ án với đầy đủ thông tin họ tên, địa chỉ cụ thể, đã chuyển tiền cho Nhung với tổng số hơn 788 tỷ đồng. Nhung đã sử dụng phần lớn số tiền để trả tiền lãi hoặc tiền lợi nhuận cho các bị hại với tổng số tiền hơn 477 tỷ đồng. Hiện, số tiền Nhung còn chiếm đoạt của các bị hại hơn 311 tỷ đồng.

    Nhân viên ngân hàng lừa khách rồi nhảy việc, sang ngân hàng khác tiếp tục lừa đảo
    Theo Hoàng Cư

    Tiền phong
  3. kevinn

    kevinn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2022
    Đã được thích:
    331
    Thằng Lê Minh Thành nó tự tin vì nhà vợ nó cũng làm gì to bên CA bác ạ. Nó lôi cả tay Đinh Hoài Nam vào ngồi trong OCH
  4. quatrinh2

    quatrinh2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2018
    Đã được thích:
    2.198
    công ty OCH hay OGC hình thành đều do các phe ăn cướp của nhau mà có, vẫn tiếp tục bị cướp :)), số phận của ogc và och là như thế rồi nhỏ lẻ đứng ngoài xem thôi :)), khi nào có biến vào cướp một ít rồi chạy thì được :))
  5. kevinn

    kevinn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2022
    Đã được thích:
    331
    Chả hiểu có gì thơm để chúng nó cướp nhau
  6. dautu1988

    dautu1988 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2017
    Đã được thích:
    34
    Hùng Lĩnh trở thành cổ đông lớn của Ocean Group
    [​IMG]

    Sau khi nhận chuyển nhượng cổ phiếu OGC, nâng sở hữu lên 16,09% vốn điều lệ Ocean Group, Hùng Lĩnh trở thành cổ đông lớn mới của tập đoàn này.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Công ty CP Đầu tư Bất động sản Thương mại Hùng Lĩnh vừa có báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn nắm giữ 5% trở lên cổ phiếu.

    Cụ thể, ngày 3/6/2024, Công ty Hùng Lĩnh đã nhận chuyển nhượng 38,82 triệu cổ phiếu OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, MCK: OGC, sàn HoSE), tương đương 12,94% vốn điều lệ Ocean Group, qua đó trở thành một cổ đông lớn mới của tập đoàn này.

    Đáng chú ý, ông Lương Việt Long- Chủ tịch HĐQT Hùng Lĩnh cũng sở hữu 9,439 triệu cổ phần, tương đương 3,15% vốn điều lệ của OGC.

    Ngày 5/6/2024, Hùng Lĩnh tiếp tục nhận chuyển nhượng 9,439 triệu cổ phiếu OGC, đúng bằng số cổ phiếu mà ông Lương Việt Long sở hữu. Sau giao dịch, Hùng Lĩnh sở hữu gần 48,26 triệu cổ phiếu OGC, nâng sở hữu tại Ocean Group lên 16,09%.

    Lý do thay đổi sở hữu được công ty cho biết là “nhận góp vốn từ cổ đông”.

    Từ đầu năm đến nay, Tập đoàn Đại Dương liên tục có biến động về nhân sự cấp cao.

    ĐHĐCĐ bất thường diễn ra vào cuối tháng 2/2024 của OGC đã thông qua danh sách thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2024-2029.

    Theo đó, danh sách trúng cử Thành viên HĐQT đã được ĐHĐCĐ thông qua gồm ông Nguyễn Dũng Minh, ông Lê Đình Quang, bà Nguyễn Thị Lan Hương; bà Lê Thị Việt Nga và ông Nguyễn Đức Minh trúng cử Thành viên HĐQT độc lập.

    HĐQT Công ty ngay sau đó đã có phiên họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới 2024-2029, thông qua bầu bà Lê Thị Việt Nga làm Chủ tịch HĐQT. Bà Nga cùng với bà Nguyễn Thị Lan Hương là hai thành viên HĐQT cũ còn lại trong bộ máy mới.

    ĐHĐCĐ OGC cũng thông qua danh sách Thành viên BKS gồm bà Dương Thị Mai Hương (1967), bà Lê Thị Bích Hạnh (1984) và bà Trần Thị Chung (1990).

    Trước đó, ngày 8/1, Tập đoàn Đại Dương công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm của hàng loạt nhân sự cấp cao. Đó là bà Phạm Thị Hồng Nhung - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; hai Thành viên HĐQT khác là bà Trần Thị Ngọc Bích và bà Nguyễn Thị Thanh Hường và ông Phạm Trung Hiếu - Trưởng BKS.

    Các cá nhân này đều từ nhiệm vì lý do cá nhân, đơn từ nhiệm đã được Tập đoàn Đại Dương chấp thuận từ ngày 8/1.
  7. dautu1988

    dautu1988 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2017
    Đã được thích:
    34
    OGC giải tỏa thành công 68 triệu cổ phiếu OCH, tăng cường tự chủ tài chính
    [​IMG]

    Từ năm 2014, 115 triệu cổ phiếu OCH thuộc sở hữu của OGC đã bị các ngân hàng phong tỏa cho các nghĩa vụ trả nợ.
    Ngày 23/5/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (mã CK OGC) đã công bố thông tin về việc thực hiện xong các thủ tục để giải tỏa thành công 68.000.000 cổ phiếu Công ty Cổ phần One Capital Hospitality (OCH) thuộc sở hữu của OGC, theo đó số cổ phần này không còn là tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.

    OCH đang là công ty con niêm yết trên sàn chứng khoán HNX với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, trong đó OGC là cổ đông lớn sở hữu hiện tại 111.194.552 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 55,59% cổ phần.

    Tuy nhiên, từ năm 2014,115.000.000 cổ phiếu, tương đương với 57,5% cổ phần (thời điểm này OGC đang sở hữu 133.461.210 cổ phiếu OCH) thực tế bị các tổ chức tín dụng phong toả cho các nghĩa vụ trả nợ.

    Trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2023, Công ty đã thực hiện hàng loạt các biện pháp cơ cấu, thanh toán các khoản nợ và hoàn tất một số nghĩa vụ với các đối tác, theo đó, giải toả khoảng 28.000.000 cổ phiếu OCH.

    Riêng trong năm 2024, với việc giải toả thành công 68.000.000 cổ phiếu OCH, tương đương 34% cổ phần của OCH, là một thành công và nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo Công ty.

    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của OGC tổ chức ngày 16/5/2024 vừa qua, bà Lê Việt Nga, Chủ tịch HĐQT của Công ty, đã khẳng định rằng trong kế hoạch sắp tới, bên cạnh việc khai thác các quỹ đất hiện có và triển khai các hoạt động kinh doanh bất động sản, công tác thu hồi tài sản, nợ xấu và xử lý thanh toán dứt điểm các khoản nợ bị phong tỏa tài sản lớn là một trong hai trụ cột chính, được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả tích cực. Ban lãnh đạo Công ty cho biết, việc giải tỏa 34% cổ phần OCH nêu trên là một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch đã đề ra.
  8. dautu1988

    dautu1988 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2017
    Đã được thích:
    34
    Các tay to đã tranh thủ gom hàng giá rẻ, hiện cơ hội rẩt lớn để x tài khoản với OGC
  9. kevinn

    kevinn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2022
    Đã được thích:
    331
    Cớ gì mà bạn cứ phải tung hô con hàng rác này? Nó bị rút ruột cả rồi còn đâu?

Chia sẻ trang này