õTƠõTƠõTƠõTƠõTƠ VDL, nặ?ỏằ>c uỏằ'ng thỏ?Đn lỏằ?c mỏ?Ănh hặĂn VIAGRA dành cho c?Ăc trinh nỏằ?, nhuỏ&#

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi langbavibo, 03/12/2007.

2149 người đang online, trong đó có 90 thành viên. 05:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 5185 lượt đọc và 134 bài trả lời
  1. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.273
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    Với phương châm ?ophát huy mọi nguồn lực, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu, phát triển thị trường và hiệu quả kinh doanh? Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Lâm Đồng không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Đến nay, Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng:

    - Huân chương lao động hạng 3 (năm 2002), danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới (năm 2005) và Huân chương lao động hạng 2 ( năm 2007) do Chủ tích nước phong tặng.

    - Năm 2003 được tổ chức quốc tế BVQI cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000.

    - Đạt danh hiệu Doanh nghiệp Xuất khẩu uy tín 3 năm liền (2004 ?" 2005 ?" 2006) do Bộ Thương mại cấp.

    - Đạt danh hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2007 do Cục Sỡ hữu trí tuệ Việt Nam cấp.

    - Giải thưởng Chất lượng Việt Nam 3 năm liên tiếp (2005 ?" 2006 ?" 2007) của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

    - Đoạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 3 lần liên tiếp
    (2003 ?" 2005 ?" 2007) của Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam.


    - Đoạt giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2005 do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức.

    - Đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn liên tục 7 năm liền 2001 ?" 2007 do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Được bình chọn vào Top 100 Thương hiệu dẫn đầu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2007.

    - Đạt Cúp kỷ lục Thương hiệu rượu vang Việt Nam nổi tiếng nhất ?" Vang Đàlạt® do Trung Tâm Sách Kỷ Lục Việt Nam ?" Vietbooks trao tặng (năm 2004).

    - Tại cuộc thi rượu vang Quốc tế năm 2004 đã đoạt các giải thưởng:

    - Cúp ?oRượu vang sủi bọt giá trị nhất? cho sản phẩm ChampDalat ?" Sparkling white wine.

    - Huy chương đồng cho sản phẩm Vang Đàlạt đỏ]
  2. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    Nói tóm lại là lên 15x và 2xx trong vòng 1 tháng nữa thôi
  3. anhtumlm

    anhtumlm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    1
    VDL là CP xịn khỏi cần PR roài...
    Hôm nay đặt thêm lệnh săn ở 95-96 mà ko đc mẻ nào...
    Cổ đông VDL bán chắc tay quá...
    Phiên điều chỉnh mà giảm có 1,5p...
    Cuối phiên còn về tham chiếu....
  4. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.273
    Oạch !
    TŨM huynh ăn dày thế, đặt sàn thì ai mà bán !!!
  5. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.273
    Vang Đà Lạt được đãi khách quí APEC

    TT - Được biết có ý kiến trình đi trình lại, song cuối cùng Thủ tướng *************** vẫn quyết: không mua rượu ngoại, rượu để đãi khách quí APEC là vang Đà Lạt! Quyết định này - một chi tiết rất nhỏ trong quá trình chuẩn bị Hội nghị APEC 14 - rồi đây tự nó sẽ toát lên ý nghĩa của nó đối với cuộc sống.

    Quyết định này đối với vang Đà Lạt là lời thách đấu ?otồn tại hay không tồn tại!?? và lời thách đấu được vang Đà Lạt chấp nhận.

    Ngày và đêm, vang Đà Lạt từ cả năm nay, từ nhiều tháng nay đã không từ một cố gắng nào dù là nhỏ nhất hay khó nhất - ở từng khâu sản xuất của từng người trong toàn bộ dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp - quyết tâm đưa đến Hội nghị cấp cao APEC sản phẩm chất lượng nhất để đãi khách quí của quốc gia.

    - ?oTồn tại hay không tồn tại!??

    Rồi đây khách quí sẽ đánh giá.

    Đã từng có ?oduyên? được uống vang Đà Lạt mua từ siêu thị về, tôi có niềm tin: khách quí sẽ hài lòng.

    APEC là 47% dân số thế giới, là quá 55% GDP thế giới và là 50% thương mại thế giới, cho nên nếu vang Đà Lạt được những người đứng đầu 21 nền kinh tế thành viên APEC chấp nhận, có nghĩa là vang Đà Lạt từ đây sẽ trở thành một thương hiệu có giá trong thị trường WTO.

    Từ vang Đà Lạt có chất lượng cao nếu được khách quí APEC chấp nhận, sẽ có một lời giải lóe sáng cho nhiều câu hỏi khác liên quan đến câu hỏi ?oTồn tại hay không tồn tại?? khi đi vào thị trường thế giới:

    - Cũng là đồ uống, vang Đà Lạt chất lượng cao thì có cơ may tồn tại và phát triển, còn nếu đi vào con đường ?olàm theo? ra vang Bordeaux hay vang California thì có bỏ công của ra gấp 5-10 lần sản phẩm chính quốc sẽ vẫn mãi mãi tụt hậu, phá sản cầm chắc trong tay! Kẽ lách cho những nước đi sau là thế!

    Cũng trong những ngày này có một tin vui nữa: trái cây thanh long của Hợp tác xã Hàm Minh, Bình Thuận vừa mới được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn xuất vào thị trường các nước EU.

    Vang Đà Lạt và thanh long Hàm Minh chỉ là hai sản phẩm của một quốc gia nghèo, nhưng đang hé mở ra một chân trời mới:

    Hôm nay mới chỉ là những sản phẩm khiêm tốn, nhưng nhất thiết phải có kẽ lách và chất lượng cao. Mai đây sẽ là những sản phẩm ngày một cao cấp hơn, nhiều hàm lượng công nghệ và chất xám hơn. Chất lượng cao từ đào tạo con người cho đến thể chế điều hành quản lý đất nước. Chất lượng cao trong đối nhân xử thế với cả thế giới. Tất cả nhằm làm ra ngày một nhiều sản phẩm chất lượng cao đưa vào thị trường thế giới, để đem về phồn vinh cho đất nước. Ngày một ngày hai cứ như thế tích tụ lại, để sẽ làm nên sản phẩm cao quí nhất, chất lượng cao nhất: Việt Nam đồng nghĩa với chữ tín!

    Hôm qua khi còn mất nước, nhân dân ta đã không từ một hi sinh nào với khẩu hiệu ?oViệt Nam muôn năm!?. Hôm nay, vì sự nghiệp chấn hưng đất nước, lẽ nào mỗi người dân Việt Nam ta không mang hết tâm trí và nghị lực làm cho hai tiếng Việt Nam trên thế giới đồng nghĩa với chất lượng cao!?

    Nếu trong câu truyện cổ ngày xưa lời thần chú để mở cửa đi vào kho báu là: ?oVừng ơi, mở cửa ra!..?, thì ngày nay bí quyết cho chúng ta đi vào thị trường thế giới là: Hàng Việt Nam chất lượng cao!

    Vietnam = high quality!

    Việt Nam = chất lượng cao! - tại sao không?

    VDL giá 20x tại sao không ?


    Được langbavibo sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 03/12/2007
  6. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.273
    Rượu vang Đà Lạt
    Đà Lạt không chỉ nổi tiếng là thành phố hoa và rau quả, mà còn cả rượu vang. Không lừng danh như rượu vang của Pháp, nhưng rượu vang Đà Lạt là niềm tự hào của người dân xứ sở sương lạnh này...

    Nghề rượu vang ở Đà Lạt

    Đà Lạt không chỉ nổi tiếng là thành phố hoa và rau quả, mà còn cả rượu vang. Không lừng danh như rượu vang của Pháp, nhưng rượu vang Đà Lạt là niềm tự hào của người dân xứ sở sương lạnh này.

    Vang Đà Lạt chiết suất từ trái dâu tằm.

    Cụ Hương đã 30-40 năm làm mật dâu (nguyên liệu chế biến rượu vang), ở vùng Đa Thiện, thành phố Đà Lạt.

    Cẩn thận chiết từng giọt mật dâu vào chai, cụ bà Mai Thị Hương lộ rõ nét mặt tươi tỉnh sau bao nhiêu ngày chăm ủ cho những bồn mật. Mật dâu do cụ ủ khó có ai sánh bằng, đỏ au và sánh quện, hứa hẹn những giọt rượu vang chat lịm mà nhiều bạn hàng lâu năm đều thích. Ở phường 8, thành phố Đà Lạt có vùng làm rượu vang nổi tiếng Đa Thiện. Nói đến Đa Thiện, ai cũng biết cụ Hương, 73 tuổi, với 30-40 năm làm nghề chiết mật dâu, bởi hầu hết các lò rượu quanh vùng đều tín nhiệm lấy hàng của cụ. Làm mật dâu không phải là nghề "cha truyền con nối" ở gia định cụ Hương. Theo lời cụ kể, thì cụ đã học được nghề này từ thời thanh xuân, khi làm việc cho một xưởng làm mật trái cây ở Sài Gòn. Thấy nghề làm mật không vất vả như nghề nông, nên cụ gắn bó và đeo đuổi đến tận bây giờ. Ban đầu, mật làm ra phải đưa xuống Sài Gòn bỏ mối, nhưng sau, nhiều lò rượu mọc lên ngay ở Đa Thiện, mật làm ra còn không đủ để cung cấp tại chỗ.

    Vang là một loại rượu nhẹ được chiết suất từ trái cây tươi, mà phổ biến là nho, mận..., nhưng vang Đà Lạt lại được chế biến từ trái dâu tằm. Cây dâu tằm làm rượu vang không giống với dâu mà người ta thường trồng để nuôi tằm. Thay vì ít lá, loại dâu này cho nhiều trái, những trái dâu đen thẫm, cuộn xoắn như từng chùm nho nhỏ xíu. Dâu làm rượu vang chỉ thích hợp trồng ở vùng khí hậu lạnh, mà người biết rõ xuất xứ của nó, có lẽ không ai hơn cụ ông Nguyễn Chí Mẫn.

    Đã gần 80 tuổi, nhưng cụ Mẫn vẫn còn nhớ rất rõ cái ngày cụ làm nhà phân phối cho một hãng rượu Lafaro của một người Việt Nam ở đất Đà Lạt. "Trước giải phóng một năm, hãng rượu này đã được ông Nguyễn Hữu Đức thành lập. Ông dùng loại dâu tằm rất lạ được mang về từ bên Pháp để làm ra rượu vang. Đến khi giải phóng năm 1975, hãng rượu ngưng hoạt động, tôi có xin ông chủ hãng một ít giống dâu tằm đem về trồng, chưng cất rượu", cụ kể lại. Cụ Mẫn là một người rất thích thưởng thức rượu vang và cũng biết một chút ít kỹ thuật chưng cất vang, vì vậy cụ không mất nhiều thời gian để chế tạo ra loại vang mang hương vị của dâu tằm. Thoạt tiên, cụ Mẫn làm vang để uống, rồi bán cho bạn bè cùng thưởng thức, và cuối cùng là hình thành một cơ sở chế biến rượu vang nho nhỏ ở đất Đà Lạt. Theo gương cụ Mẫn, nhiều người trong vùng cũng học nghề trồng dâu và làm rượu vang. Cho đến nay, Đà Lạt đã hình thành một vùng trồng dâu tằm, với cái tên gọi rất gợi cảm là Bồng Lai.

    Tranh chấp thương hiệu cũng là thừa nhận giá trị của sản phẩm

    Người Đà Lạt rất thích uống rượu vang, có lẽ là để giữ ấm cho cơ thể khi sống trong vùng đất sương lạnh gần như quanh năm. Dần dần, rượu vang được xem như một trong những đặc sản truyền thống không thể thiếu trong các gia đình Đà Lạt mỗi dịp Tết đến xuân sang.

    Theo một số người dân Đà Lạt, nghề làm rượu vang không còn là nghề độc quyền của một ai, thay vào đó rất nhiều người Đà Lạt đều biết và làm được rượu vang. Chỉ có khác là kỹ thuật chưng cất, người có kinh nghiệm, tay nghề giỏi làm ra rượu thơm ngon, giữ được lâu mà không cần bảo quản; còn người "non tay" thì làm ra rượu kém khẩu vị, ngọt quá hay chát quá, thậm chí còn bị tourner (bị đổi màu, màu có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra rượu ngon)...

    Phó Bí thư Thành phố Đà Lạt - ông Nguyễn Trọng Ánh Đông cho biết, cứ 100 hộ dân ở Đà Lạt thì có khoảng 10 hộ làm rượu vang, nhưng hầu hết đều có qui mô nhỏ... Vì qui mô nhỏ nên hầu hết không có thương hiệu hay nhãn hiệu kèm theo loại đặc sản này. Tuy nhiên gần đây, một số công ty sản xuất rượu vang như Công ty Chế biến Thực phẩm Lâm Đồng, Công ty Vĩnh Tiến, Công ty Liang Biang... đã bắt đầu khai thác "thương hiệu" tự nhiên của vang Đà Lạt. Các công ty cùng sản xuất rượu vang, cùng lấy một thương hiệu. Vì lợi ích kinh doanh mà thương hiệu vang Đà Lạt trở thành nội dung chính của những vụ tranh chấp và kiện tụng, đang diễn ra giữa những công ty làm rượu vang Đà Lạt. Ai cũng muốn độc quyền sử dụng thương hiệu Vang Đà Lạt, và không muốn người khác cùng chia sẻ. Cho đến nay việc kiện tụng giữa những công ty chưa đến hồi kết thúc, song điều đó đã nói lên rằng, tên tuổi của rượu vang Đà Lạt đã vượt khỏi tầm địa phương, đang trở thành sản phẩm có uy tín và giá trị trên thị trường rượu nói chung.

    Sẽ có lễ hội tôn vinh Vang Đà Lạt

    Mỗi địa danh thường gắn bên mình một thương hiệu sản phẩm. Nếu ai đó chỉ biết đến Đà Lạt qua hoa và rau quả thì thật là khiếm khuyết. Đà Lạt làm say lòng du khách còn bởi có rượu vang, và có lẽ sẽ còn nhiều sản phẩm khác nữa. Duy trì và phát triển làng nghề hay sản phẩm truyền thống là nhiệm vụ của chính quyền địa phương, cũng giống như giữ gìn bản sắc văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương Đà Lạt vậy. Rượu vang Đà Lạt có tính đặc trưng là bởi nguyên liệu dâu tằm, một loại nguyên liệu chỉ có thể trồng ở Đà Lạt. Bởi thế, trước hết, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng như thành phố Đà Lạt cần có qui hoạch cụ thể cho việc trồng cây dâu tằm, coi đó là một biện pháp nhằm gìn giữ yếu tố cốt lõi tạo nên một đặc sản vùng, miền.

    Nói đến làng nghề, không thể không nghĩ tới các nghệ nhân, mà kinh nghiệm của họ không tìm thấy trong sách vở hay trường lớp. Những nghệ nhân làm rượu vang như cụ Hương hay cụ Mẫn chính là tài sản của Đà Lạt để phát triển làng nghề rượu vang. Đối với cụ Hương, nghề làm rượu vang là cuộc sống của cụ, chỉ khi nào không còn sức lực, minh mẫn cụ mới thôi. Để chuẩn bị cho ngày ấy, cụ cũng đang truyền nghề lại con cháu. "Đành rằng đứa nào thích nghề gì thì theo nghề ấy, nhưng tôi vẫn muốn trong số con, cháu và chắt phải có đứa giữ lại nghề này, cái nghề mà tôi theo đuổi mấy chục năm nay", cụ tâm sự.

    Cùng với hoa và rau quả, rượu vang Đà Lạt được chính quyền thành phố xem như đặc sản, một sản phẩm mang "thị hồn thị túy" của Đà Lạt. Theo ông Đông, Phó Bí thư Đà Lạt, từ giờ trở đi, sản phẩm rượu vang sẽ được chính quyền chú ý nhiều hơn và đưa vào trong các chương trình xúc tiến thương mại của thành phố. Đà Lạt đã từng tổ chức các lễ hội rau quả, hoa thì sắp tới Đà Lạt sẽ tổ chức lễ hội rượu vang để quảng bá loại sản phẩm đặc trưng này của thành phố cũng như của tỉnh Lâm Đồng.
  7. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.273
    Giá điều xuất khẩu tiếp tục tăng
    http://vinanet.com.vn/GoodDetail.aspx?NewsID=132269&mh=CAW&maloai=N

    Theo số liệu thống kê, trong tháng 10/2007, xuất khẩu hạt điều của nước ta đạt 15,07 nghìn tấn với trị giá 66,44 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 9,33% về trị giá so với tháng 9/2007; tăng 17,6% về lượng và tăng 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 10/2007, cả nước xuất khẩu được 124,17 nghìn tấn hạt điều với kim ngạch đạt 524 triệu USD, tăng 18,87% về lượng và tăng 25,87% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006.
    Còn trong 10 ngày đầu tháng 11/2007, lượng hạt điều xuất khẩu của nước ta đạt 4,17 nghìn tấn với trị giá 18,75 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 25,84% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
    Giá điều xuất khẩu vẫn trong xu hướng tăng. Trong 10 ngày đầu tháng 11/2007, giá điều xuất khẩu trung bình của cả nước đạt 4.498 USD/T, tăng 1,37% so với tháng 9/2007; tăng 12% so với đầu năm 2007 và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Trong tháng 10/2007, lượng điều xuất khẩu của nước ta vào một số thị trường chủ lực như Mỹ, Hà Lan, Australia, Đức tiếp tục tăng mạnh, lần lượt tăng 297,4%; 190,3%; 201,8% và tăng 299% so với tháng trước đó. Ngoài ra, đây cũng là những thị trường có mức tăng khá ổn định so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, trong tháng 10/2007, lượng điều xuất sang thị trường Trung Quốc và Anh lại giảm khá mạnh, lần lượt giảm tới 35,1% và giảm 127,79% so với tháng 9/2007.
    Tính đến hết tháng 10/2007, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của nước ta, đạt 42,85 nghìn tấn, tăng 19,74% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 35,5% tổng lượng điều xuất khẩu của cả nước. Ngoài ra, trong 10 tháng đầu năm 2007, lượng điều xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực khác như Hà Lan, Anh, Đức, Nga, Canada? cũng tăng khá so với cùng kỳ năm 2006. Ngược lại, lượng điều xuất sang Trung Quốc và Australia trong 10 tháng qua lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
    (Thông tin thương mại Việt Nam)
  8. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.273
    Xuất khẩu hạt điều Việt Nam thuận lợi
    http://vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=130614

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết từ đầu năm đến nay xuất khẩu hạt điều gặp nhiều thuận lợi, hầu hết các thị trường chính đều được mở rộng, lượng hàng xuất khẩu và giá đều tăng.

    Đến nay, các doanh nghiệp trong cả nước đã xuất khẩu trên 111.000 tấn hạt điều, đạt kim ngạch trên 466 triệu USD. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân đạt 4.184USD/tấn, tăng khoảng 192USD/tấn so với năm trước.
    Hiện Việt Nam được đánh giá là quốc gia xuất khẩu hạt điều số một trên thế giới. Hạt điều Việt Nam đã có mặt tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đứng đầu là thị trường Hoa Kỳ, tiếp theo là Trung Quốc, các nước châu Âu, còn lại được xuất sang Nhật Bản và khu vực Trung Đông.
    Để tiến tới phát triển bền vững ngành điều, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo ngành điều cần phải tăng năng suất cây điều. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến phải cơ khí hoá, tự động hoá dây chuyền, tăng cường tập huấn nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động; kiểm soát tối đa vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đa dạng hoá sản phẩm trong khâu chế biến.
  9. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.273
    LAF 2 quý đầu vẫn lỗ, Quý 3 xuất khẩu hạt điều lãi 12 tỷ, giá cổ phiếu LAF tăng từ 20 -> 55, hỏi rằng VDL riêng xuất khẩu hạt điều Q3 + Q4 /2007 lãi bao nhiêu bà con ?
  10. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.273
    Ước tính lợi nhuận khiêm tốn 2007 của VDL

    2 Quý đầu năm 2007:
    - Doanh thu từ rượu vang: 30 tỷ, lợi nhuận: 3,2 tỷ
    - Doanh thu từ hạt điều: 31 tỷ, lợi nhuận 0,6 tỷ

    ____________________________________________

    2 Quý cuối năm 2007
    - Doanh thu từ rượu vang, khiêm tốm khoảng 40 tỷ, lợi nhuận 4 tỷ
    - Doanh thu từ hạt điều khoảng 40 tỷ, lợi nhuận xuất khẩu hạt điều các tháng 6->9 khoảng 7% doanh thu, từ tháng 9->12 khoảng 10% doanh thu, ước tính khoảng 3,5 tỷ (Tham khảo BCKQKD Q3 của LAF về xuất khẩu hạt điều: tổng doanh thu 208 tỷ, lợi nhuận trước chi phí 21tỷ)
    ____________________________________________

    Ước tính tổng lợi nhuận của VDL cả 2007 = 3,7 tỷ (2 quý)+ 4 tỷ (rượu vang 2 quý cuối năm)+ 3,5 tỷ (xuất khẩu điều 2 quý cuối năm) =11,2 tỷ

    Vậy EPS 2007 của VDL khoảng 10,000 VNĐ
    Tăng vốn lên 20 tỷ trong 2007
    Vậy kỳ vọng giá chẳng lẽ bèo bọt 15X thôi sao ????



    Được langbavibo sửa chữa / chuyển vào 17:36 ngày 03/12/2007

Chia sẻ trang này