PAN Group - Cuộc đời của 1 siêu đại bàng - Mục tiêu: 2xx...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 19/01/2018.

3169 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 02:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 7)
Chủ đề này đã có 322474 lượt đọc và 1767 bài trả lời
  1. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    PAN và câu chuyện về M&A... “khác người”
    Thứ Sáu, ngày 20/10/2017, 06:00

    Từ một doanh nghiệp (DN) ban đầu với số vốn điều lệ chỉ 250 triệu đồng, Công ty CP Tập đoàn PAN (mã chứng khoán PAN) sau gần 20 năm phát triển đã trở thành một DN “số má” trong ngành nông nghiệp - thực phẩm tại Việt Nam và khu vực. Thậm chí, đà tăng trưởng của PAN trong vài năm gần đây khiến những “ông lớn” như Vingroup, Hòa Phát, Masan Group... phải dè chừng.

    Từ cái tên cũ là Công ty Xuyên Thái Bình (Pan Pacific), ngay sau khi đổi tên, Tập đoàn PAN đã quyết định chia tay với mảng quét dọn vệ sinh - lĩnh vực chủ lực nuôi sống PAN gần 20 năm qua - để dồn lực vào ngành mới: nông nghiệp, thực phẩm. Quyết định này khiến nhiều nhà đầu tư thời điểm đó phải ngỡ ngàng.
    [​IMG]

    Bibica hiện là một thành viên của PAN (Ảnh: IT)

    Song, chỉ vài năm sau đó, người ta phải ngước nhìn một Tập đoàn PAN bề thế về lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm đã vươn tầm ra khu vực chứ không còn gói gọn trong một đất nước nhỏ bé.

    “Lớn như thổi” nhờ M&A với công thức... 1+1>2

    Nói đến PAN thời điểm hiện tại, nhiều người không nghĩ được rằng những quyết định M&A ở thời điểm cách đây vài năm của ông Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn PAN, đồng Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - SSI) - vốn được cho là “không tưởng” - lại thành công đến thế.

    Từ một DN chủ lực trong các dịch vụ vệ sinh, Pan Pacific chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp và hàng tiêu dùng với tham vọng trở thành “ông trùm” nông nghiệp, thực phẩm. Bằng chứng là, chỉ trong giai đoạn 2013-2015, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) được PAN thực hiện rầm rộ với việc hàng loạt các doanh nghiệp nông nghiệp như: Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (NSC), Công ty Giống cây trồng Miền Nam (SSC), Công ty bánh kẹo Bibica (BBC), Công ty Điều Long An (LAF), Công ty Aquatex Bến Tre (ABT) đã lọt vào “mắt xanh” của PAN.

    Đến thời điểm hiện tại, PAN gồm có 3 mảng chính gồm Farm, Food và Services. Trong đó, mục tiêu hàng đầu của PAN là hướng đến tạo ra một hệ thống nền tảng trong lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm, để từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị khép từ sản phẩm đầu vào đến đầu ra theo mô hình 3F, Farm Food Family (Trang trại - Thực phẩm - Gia đình). Vì vậy, không ngạc nhiên khi ở mảng dịch vụ vệ sinh - PAN Services - tỷ lệ sở hữu của PAN chỉ còn 20%. Ngược lại, trong mảng Farm và Food, tỷ lệ nắm giữ của PAN đang chiếm tỷ lệ rất lớn, thậm chí là chi phối.

    Cụ thể, với PAN Farm (tỷ lệ nắm giữ của PAN lên tới 82%). Trong đó, PAN Farm hiện đang nắm giữ 75% vốn của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (NSC), và NSC lại nắm giữ tỷ lệ chi phối lên tới 61,4% của Công ty Giống cây trồng Miền Nam (SSC). Đồng thời, PAN Farm cũng đang nắm tỷ lệ 64% vốn của PAN Salad Bowl.

    Ở mảng Food, PAN hiện nắm tới 99,9% vốn của PAN Food. Trong đó, PAN Food hiện nắm giữ tỷ lệ vốn chi phối của các DN đầu ngành về lĩnh vực thực phẩm, chẳng hạn như: Công ty Điều Long An (LAF) - một trong những DN xuất khẩu hạt điều lớn nhất, PAN nắm giữ tỷ lệ 82,52% vốn; Công ty bánh kẹo Bibica (BBC) - có khoảng 8% thị phần ngành bánh kẹo, PAN nắm giữ tỷ lệ vốn 50,07%; Công ty Thủy sản Bến Tre (ABT) - DN xuất khẩu ngao lớn nhất Việt Nam, PAN nắm giữ 72,82% vốn. Đặc biệt, PAN còn sở hữu 22,4% cổ phần CTCP Thủy sản 584 Nha Trang - là DN nổi tiếng với sản phẩm nước mắm truyền thống.

    Ngoài ra, PAN Food cũng đang tiến hành xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn để chế biến thức ăn đóng hộp tại KCN Vĩnh Lộc, Long An với tổng diện tích 10 ha. Dự án được thực hiện theo 4-5 giai đoạn với vốn đầu tư dự kiến là 200 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Không giống như các “ông lớn” khác đẩy mạnh M&A rồi sống dở, chết dở, hầu hết các DN mà PAN thực hiện M&A đến nay đều tăng trưởng khá ổn định và bền vững. Bàn về các chiến lược M&A này, trong một lần giao lưu cách đây không lâu, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng có 2 yếu tố khác biệt về cách M&A của PAN so với các DN khác, thứ nhất đó là “we are”, nghĩa là hậu M&A, mỗi công ty sẽ là một thành viên của gia đình PAN. PAN có thể nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn, nhưng không bắt buộc các DN thành viên phải thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức hay chiến lược kinh doanh, giữ lại những nhân sự tốt, tạo mọi điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các DN phát huy những điểm mạnh có sẵn, khắc phục điểm yếu để cải thiện tình hình kinh doanh. Thứ hai, PAN chọn cách phân tích và nghiên cứu kỹ các nguồn lực, sản phẩm hiện tại để phát triển, nghiên cứu sử dụng các nguồn lực này một cách tối ưu, gia tăng giá trị cho sản phẩm của DN được M&A chứ không ép buộc các DN này phải theo mô hình có sẵn nào đó...

    “Mục tiêu của PAN là sau khi M&A xong, cấu trúc công ty sẽ được điều chỉnh như thế nào để 2 công ty có thể phối hợp hài hòa với nhau, nhanh chóng phát huy được thế mạnh cộng hưởng mang lại giá trị 1 + 1 > 2 chứ không phải chỉ bằng 2”, ông Hưng chia sẻ.

    Tham vọng thành “ông trùm” lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm

    Rõ ràng, tham vọng trở thành “ông trùm” lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm tại Việt Nam của PAN đang dần trở nên khả thi hơn khi sau hàng loạt các thương vụ M&A, các công ty con của PAN đã nhanh chóng lớn mạnh.

    Chẳng hạn, với lĩnh vực giống cây trồng, sau khi “thâu tóm” Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (NSC) với tỷ lệ sở hữu 59%, PAN nâng dần tỷ lệ sở hữu tại NSC lên tới 75% và sau đó thực hiện M&A với Công ty Giống cây trồng Miền Nam (SSC) để đạt tỷ lệ sở hữu 61,4%. Với thuận lợi là 2 công ty này cùng nằm trong ngành giống cây trồng, nên mức độ am hiểu ngành, mô hình hoạt động của công ty đều rất thuận lợi. Đặc biệt, với lợi thế của NSC ở thị trường miền Bắc, SSC ở thị trường miền Nam, sự cộng hưởng của 2 công ty về vấn đề thị phần mang lại rất nhiều ý nghĩa chiến lược cho cả hai công ty và đến thời điểm hiện tại, nói về ngành giống cây trồng, khó có DN nào tại Việt Nam có thể vượt qua “cái bóng khổng lồ” của PAN.

    Hoặc, với thương vụ “thâu tóm” 72,82% vốn của Công ty Thủy sản Bến Tre (ABT), PAN không đưa lãnh đạo vào điều hành ABT sau khi M&A mà lại chọn chiến lược đưa lãnh đạo DN này tiếp xúc với các công ty hàng đầu của Israel và Mỹ trong cùng lĩnh vực để tham khảo các công nghệ tiên tiến về nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Cách làm này giúp tối ưu hóa nguồn lực và quản trị, nhờ đó ABT nhanh chóng vươn lên hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu ngao sang 16 quốc gia, trong đó riêng thị trường Nhật Bản đã trị giá lên tới hàng chục triệu USD.

    Mới đây nhất, PAN đã thực hiện chào mua thành công Bibica, chính thức đưa Bibica trở thành công ty con của PAN Food, một thành viên của Tập đoàn PAN.

    Hiện, PAN đang có vốn hóa khoảng hơn 4.107 tỷ đồng và hiện xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng FAST500 - Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017.

    Với mức tăng trưởng doanh thu ở mức trên 50%/năm trong vòng 5 năm, giai đoạn 2012 - 2016, từ mức 284 tỷ đồng năm 2012 lên 2.752 tỷ đồng năm 2016, PAN được xếp vào nhóm doanh nghiệp tăng trưởng thần tốc trong bối cảnh nền kinh tế chung còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, năm 2017 là năm thứ 3 liên tiếp PAN góp mặt trong bảng xếp hạng FAST500 với thứ hạng được cải thiện rõ rệt (đứng ở vị trí thứ 91 năm 2015, thứ 47 năm 2016 và vươn lên thứ 6 vào năm 2017).
    Binh Yen, cookies1, qhi1 người khác thích bài này.
  2. LanHuong79

    LanHuong79 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2017
    Đã được thích:
    32
    Chủ pic gom xong PAN từ vùng 35 _ 40 bây giờ líu lo khoe hàng à
    Hàng nhà anh Hưng mua xong quăng đó làm việc khác. Líu lo anh đập cho bét xác.
  3. trunglph

    trunglph Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    27.707
    F319 là nơi quảng cáo các cổ đã lãi 50% dành cho các nhà đầu tư dài hạn đến sau mà
    Nguyenbinh234daccuong_ht thích bài này.
  4. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Tham vọng tỷ USD của PAN: “Thị trường và con người sẽ quyết định”
    "Yếu tố cốt lõi của ngành nông nghiệp - thực phẩm không phải là tiền mà là thị trường và con người"...
    [​IMG]Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch PAN Group.
    DUY CƯỜNG - KIM TUYẾN
    09:38 GMT+7 - Thứ Sáu, 06/10/2017
    Đầu năm năm 2013, Hội đồng Quản trị Cổ phần Xuyên Thái Bình, nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN Group) đã đưa ra quyết định mang bước ngoặt khi chuyển đổi một công ty chuyên về dịch vụ quét dọn trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ở Việt Nam.

    Nhìn lại lộ trình 3 - 5 năm trở lại đây với tốc độ tăng trưởng và tiềm năng phát triển của PAN, theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch PAN Group (đồng thời là Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn - SSI), việc trở thành doanh nghiệp tỷ USD của ngành này không phải là ước mơ mà là hệ quả tất yếu.

    Con người và thị trường sẽ quyết định


    Được biết, PAN có mục tiêu trở thành công ty tỷ USD trong lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm, ông có thể chia sẻ về chiến lược kinh doanh và tiến trình để đạt được mục tiêu này không?

    Trong nhiều năm qua, nông nghiệp và thực phẩm là chủ đề được nhắc đến nhiều. Nhiều người nhảy vào lĩnh vực này với suy nghĩ có tiền là làm được, nhưng 3 - 4 năm trở lại đây, số này rơi rụng nhiều, chỉ một số ít thành công bởi yếu tố cốt lõi của ngành này không phải là tiền mà là thị trường và con người.

    Ngay từ đầu, PAN đã xác định chiến lược đúng hướng nên có được tăng trưởng tốt. Bắt đầu từ một công ty nhỏ và các dự án khiêm tốn, hiện nay các sản phẩm của PAN bắt đầu tràn ngập thị trường, kể cả nông nghiệp lẫn thực phẩm. Các sản phẩm ra đời thường xuyên và được thị trường đón nhận.

    Nhìn lại lộ trình 3 - 5 năm trở lại đây với tốc độ tăng trưởng và tiềm năng phát triển của PAN, việc trở thành doanh nghiệp tỷ USD của ngành này không phải là ước mơ mà là hệ quả tất yếu.

    Với độ minh bạch, giá trị đầu tư được kiểm soát tốt, thời gian đầu tư nhanh, khả năng vận hành cao, kiểm soát công nghệ và thị trường tốt nên chất lượng có thể cạnh tranh với nước ngoài nhưng có giá cạnh tranh.

    Nguyên tắc của PAN là vừa vì hiệu quả của công ty vừa vì quyền lợi của người tiêu dùng, sản phẩm của công ty là cơ hội của người tiêu dùng. Người tiêu dùng được dùng sản phẩm tốt nhất với giá cả phải chăng.

    Cái khó của ngành này là con người. Con người ở đây là những con người biết tuân thủ quy trình, kỷ luật. Trong lĩnh vực thực phẩm công nghệ cao, nhà máy được tự động hóa rất cao và phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Chỉ cần trái quy trình là sản phẩm cho ra sẽ không đồng nhất, không đạt tiêu chuẩn.

    Tuy nhiên, một trong những mục tiêu quan trọng của PAN là tạo công ăn việc làm cho xã hội. Để phát triển mở rộng, không thể lấy tốc độ làm động lực phát triển mà phải lấy đào tạo con người làm trọng.

    Hiện nay, ngoài mục tiêu duy trì thương hiệu bánh kẹo truyền thống với công ty Bibica, PAN còn hướng tới mục tiêu gì?

    Mục tiêu của PAN thứ nhất là giữ gìn thương hiệu Việt. Sự thành công là do con người và sự gắn kết giữa con người với nhau bằng giấc mơ và lý tưởng thì mới bền vững.

    Gìn giữ thương hiệu Việt là một trong những giấc mơ của nhiều người Việt. Đồng thời, những công ty, con người được gắn kết với nhau bằng ước mơ, lại có những thế mạnh khác nhau được tập hợp trong một tập đoàn thì sự hợp lực sẽ là rất lớn.

    Mục tiêu kế đến là trở thành một tập đoàn lớn đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm, khởi nguồn từ một công ty bánh kẹo. Cũng giống như tập đoàn Lotte hiện tại với doanh số 90 tỷ USD khởi nguồn từ một công ty bánh kẹo mấy chục năm về trước.

    Chiến lược M&A


    Đối với ngành thực phẩm, hàng rào thuế quan là tương đối ít và chủ yếu tập trung vào điều kiện kỹ thuật và an toàn thực phẩm, ông nghĩ thế nào về việc hàng nội cạnh tranh với các “ông lớn” nước ngoài?

    Tôi cho rằng đây không phải là việc khó. Bởi vì hiện nay công nghệ và thiết bị ai cũng có thể mua được. Độ nghiêm túc trong vấn đề an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thì PAN có thừa. Mọi thứ ở PAN đều được làm minh bạch, nên giá thành bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác.

    Đối với đối thủ trong nước, PAN có lợi thế nhờ đi cùng với tập đoàn tài chính. Còn đối với đối thủ nước ngoài, chúng tôi có lợi thế về chi phí vận hành và tiết kiệm trong đầu tư, chi tiêu và kiểm soát giá tốt.

    Đơn cử có gần đây có một sản phẩm là kẹo viên sữa. Hiện chỉ có 3 nước sản xuất được loại kẹo này là Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Giá bán của Việt Nam chỉ bằng 1/8 Nhật Bản và 1/4 Hàn Quốc còn chất lượng thì tương đương. Với chất lượng ngang ngửa như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh bằng giá và sự am hiểu thị trường Việt.

    Khởi đầu PAN có nhiều thương vụ M&A, nhưng hiện nay lại chuyển sang đầu tư từ đầu như công nghệ nhà kính hiện đại, đây có phải sự chuyển dịch hay không?


    Đây là các bước đi khác nhau của PAN. Thời gian đầu thì chúng tôi cần người, thực hiện M&A không chỉ để sáp nhập tài sản và kết quả kinh doanh của các công ty đó, mà còn là con người. Sau M&A, chúng tôi có lượng nhân lực đủ lớn để trở thành công ty hàng đầu.

    Sự khác biệt của PAN với các doanh nghiệp khác là có con người rồi mới làm. Khi nhập vào PAN thì tất cả cùng đồng lòng đồng hướng, không có sự phân biệt. Khi có con người rồi, thì chúng tôi mới nghĩ tới việc đầu tư sản xuất, bởi tuyển đúng người không phải chuyện dễ.

    Vậy làm sao để giữ được nhân sự giỏi, thưa ông?

    Bản thân những người này đã gắn bó với nhau từ trước đó rồi. Khi quyền lợi được đảm bảo và được gắn bó với nhau bằng giấc mơ chung thì họ đều hành động vì giấc mơ ấy. Và không có lý do gì quyền lợi người lao động không được đảm bảo khi mà công ty hoạt động hiệu quả. Việc PAN phát hành cổ phiếu cho người lao động gần đây là một trong những chiến lược duy trì sự gắn bó đó.

    Mục tiêu 85% dân số Việt Nam biết tới sản phẩm của PAN

    Hiện tại, trong hai mảng nông nghiệp và thực phẩm, PAN chú trọng đầu tư vào mảng nào hơn?

    Tỷ trọng đầu tư của PAN đối với cả hai mảng này là như nhau. Trên thực tế, mảng thực phẩm dễ làm hơn vì thực phẩm được làm trong nhà máy và như vậy thì dễ kiểm soát hơn là ở ngoài cánh đồng. Nhưng hai mảng này của PAN hoạt độc lập với hai công ty khác nhau, PAN Food và PAN Farm.

    Khi M&A xong về cùng một tập đoàn, trách nhiệm của từng công ty vẫn rõ ràng và mỗi người ở từng vị trí được quyết định theo chức năng chứ không thay đổi.


    Sắp tới, PAN có dự định thực hiện thương vụ M&A nào không và nếu có thì trong mảng nào, thưa ông?


    Kể cả thực phẩm hay nông nghiệp, cứ có cơ hội là chúng tôi sẽ làm. Tuy nhiên, M&A ở Việt Nam không dễ, ngoài chuyện đi tìm doanh nghiệp còn phải tìm cả những con người sẵn sàng hội nhập và có giấc mơ chung. Khi chia sẻ giấc mơ chung thì sẽ không có chuyện bất đồng quan điểm, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi.

    Thời gian tới, PAN có kế hoạch tìm thêm đối tác chiến lược và tầm nhìn trong 5 năm tới của công ty là gì?

    Khi có nền tảng tốt rồi thì phải nghĩ tới đối tác chiến lược để cùng phát triển. Đối tượng làm đối tác chiến lược của PAN là những tổ chức mang lại sự cộng lực mà chúng tôi một mình không làm được, ngược lại họ cũng cần PAN để phát triển.

    Hiện PAN đặt mục tiêu vào năm 2022, 85% dân số Việt Nam biết tới sản phẩm của PAN, trong gia đình họ có ít nhất một sản phẩm của PAN. Còn với các đối tác nước ngoài, mục tiêu của PAN là trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam.
    --- Gộp bài viết, 19/01/2018, Bài cũ: 19/01/2018 ---
    Chắc phải 2 năm nữa!
    Binh Yen, legiacookies1 thích bài này.
    Binh Yen đã loan bài này
  5. DrWin

    DrWin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2015
    Đã được thích:
    5.266
    Chà a toàn siêu cổ như L14, DPG, PAN nhỉ.. Chúc mừng PAN với tương lai tươi sáng :drm
    Binh Yenco_be_thich_dua thích bài này.
  6. qhi

    qhi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2014
    Đã được thích:
    2.130
    Nước ngoài bán ròng mạnh quá, ko biết là có tin xấu gì ? thành viên HĐQT cũng bán luôn.
  7. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.504
    Đồng hành cùng anh Hưng à?
    co_be_thich_dua thích bài này.
  8. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Chủ tịch PAN Farm: “Đồng hành, chứ không để người nông dân tách khỏi đất của họ”
    14:00 ngày 08/05/2017
    0BÌNH LUẬN
    Câu chuyện được mùa mất giá luôn là nỗi ám ảnh của người nông dân và các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào ngành nông nghiệp. Những ngày gần đây Chính phủ cũng đang đau đầu với ngành chăn nuôi lợn khi giá đã giảm quá sâu.

    Tuy nhiên mới đây, đại diện mảng nông nghiệp của Tập đoàn The PAN Group: CTCP PAN Farm, một công ty thành lập gần 1 năm đã chào bán thành công 18% vốn và thu về 400 tỷ đồng từ các tổ chức quốc tế sừng sỏ như Công ty Tài chính quốc tế (IFC - thành viên của World Bank) và Quỹ Đầu tư tăng trưởng Daiwa-SSIAM và CTCP Chứng khoán Sài Gòn.

    Vậy điều gì đã giúp PAN Farm có thể huy động được vốn vào ngành nông nghiệp đầy rủi ro này?

    Trao đổi với báo giới, ông Kyle Kelhofer, giám đốc quốc gia phụ trách Việt Nam, Campuchia, Lào của IFC cho biết IFC là một thành viên của World Bank, thông qua PAN Farm và The PAN Group, IFC sẽ góp phần hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam canh tác các loại cây trồng có năng suất tốt, hiệu quả và có khả năng chống chịu với những thay đổi về khí hậu và môi trường. Hoạt động với mạng lưới rộng khắp toàn cầu, IFC cũng như các công ty đối tác không thể trực tiếp tự tay hỗ trợ người nông dân từ quy mô nhỏ.

    Việc hợp tác đầu tư cùng công ty như PAN Farm mà trong đó, PAN Farm sẽ là đơn vị trực tiếp biến những kế hoạch thành hiện thực, định hướng, giúp đỡ đồng hành cùng người nông dân Việt Nam, IFC có thể giải quyết vấn đề nghèo đói và cải thiện sự thịnh vượng ở các quốc gia như Việt Nam. Đồng thời, IFC đã và sẽ mang các chuyên gia hàng đầu và những kinh nghiệm đúc kết tại các công ty ở các khu vực khác trên thế giới như châu Mỹ Latinh hoặc Đông Âu để chia sẻ tại Việt Nam.

    [​IMG]
    Ông Kyle Kellofer – Giám đốc Quốc gia IFC, Phụ trách Việt Nam, Campuchia, Lào
    Đó cũng là lí do mà PAN Farm chọn đồng hành với IFC, Quỹ đầu tư tăng trưởng Daiwa-SSIAM, cho dù đã có nhiều đối tác khác đến đặt vấn đề mua cổ phần của công ty. Bởi theo Chủ tịch PAN Group ông Nguyễn Duy Hưng, các tổ chức này sẽ giúp công ty không chỉ về vốn mà còn mang đến cho PAN Farm mở rộng hợp tác với mạng lưới quan hệ rộng khắp của hai định chế này trên phạm vi toàn cầu, từ đó mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm, nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp và tiềm lực tài chính, từng bước hiện thực hóa chiến lược trở thành công ty hàng đầu về nông nghiệp tại Đông Nam Á.

    Để nhận được khoản đầu tư từ IFC hay đối tác Daiwa không phải là điều đơn giản, vì các định chế tài chính này khi rót vốn vào một công ty, họ còn coi trọng sự phát triển bền vững. Ông Kyle Kelhofer cho biết đây không phải là khoản đầu tư đầu tiên của IFC vào PAN, cách đây 2 năm IFC đã mua cổ phần của công ty mẹ The PAN Group và đã đồng hành với Tập đoàn cho đến thời điểm hiện tại. Ông Kyle đánh giá cao thành tích suất sắc của PAN trong 3 năm qua, cùng với chiến lược phát triển rõ ràng của PAN, cùng với đội ngũ quản lý có kinh nghiệm sẽ giúp hỗ trợ ngành nông nghiệp và người nông dân của Việt Nam.

    Bà Nguyễn Thị Trà My, Chủ tịch PAN Farm chia sẻ, PAN Farm và các đối tác cùng nhau xây dựng một công ty nông nghiệp không chỉ cung cấp những sản phẩm có chất lượng vượt trội cho khách hàng, mà còn hợp tác liên kết với nông dân dựa trên nguyên tắc không lấy đất của nông dân nhằm nâng cao và mang lại thu nhập lâu dài cho các hộ nông dân cũng như gia đình của họ.

    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Trà My – Chủ tịch HĐQT PAN Farm
    Nhằm đảm bảo chất lượng cao đối với các loại cây trồng như hoa cúc xuất sang Nhật Bản trồng tại Đà Lạt, dưa lưới công nghệ cao tại Hà Nam, hay các giống lúa thơm tại các tỉnh trên cả nước, PAN Farm hiện tập trung xây dựng các mô hình chuẩn trên một diện tích đất vừa phải. Tất cả phải được đảm bảo chặt chẽ về chất lượng giống, mô hình canh tác chuẩn, tưới tiêu…

    Các đối tác Nhật Bản đã cử chuyên gia sang đào tạo, cũng như công ty đưa người sang Nhật Bản đào tạo. Khi đã có mô hình chuẩn, sẽ nhân rộng mô hình này hoặc chuyển giao lại cho nông dân thực hiện (contract farming) và đảm bảo đầu ra cho họ. Nông dân được cung cấp giống, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, được đảm bảo đầu ra với giá cao hơn nhiều nếu họ tự làm, thu nhập được tăng cao mà họ vẫn được gắn liền với mảnh đất cha ông để lại. Hơn thế nữa, PAN Farm không đầu tư ồ ạt mà tìm hiểu thị trường trước khi thực hiện, các hợp đồng mua hoa cúc tại Nhật Bản hiện đã vượt công suất thực hiện của công ty, trong khi đó mảng dưa lưới sẽ bắt đầu có mặt tại các siêu thị trong 3 tuần nữa.

    Đối với hạt gạo của Vinaseed, công ty con của PAN Farm, ban lãnh đạo tìm hiểu thị trường, để đảm bảo mỗi hạt gạo kể từ khi xay xát đến lúc tiêu thụ hết không quá 2 tháng, gạo luôn mới và dẻo thơm. Do đó, ban lãnh đạo PAN Farm tự tin rằng, mô hình của mình sẽ hạn chế tối đa được câu chuyện được mùa mất giá, đảm bảo thu nhập cho nông dân mà vẫn duy trì được chất lượng trong suốt quá trình thực hiện.

    Ông Tatsuyuki Ota, trưởng văn phòng đại diện của Daiwa Corporate Investment tại Việt Nam, Đại diện Daiwa-SSIAM cho biết Daiwa sẽ giúp PAN tìm kiếm thị trường và các đối tác tại Nhật Bản, cũng như hỗ trợ về kinh nghiệm và công nghệ cao (know-how).

    Ngành nông nghiệp là một ngành kinh tế xương sống của Việt Nam và tạo công ăn việc làm cho 50% dân số, cũng như đảm bảo an ninh lương thực. Do đó, sự phát triển của ngành nông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế. IFC, cũng như Daiwa khi hỗ trợ cho các công ty nông nghiệp như PAN Farm sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro trong đầu tư vào lĩnh vực này, đưa đến các tiêu chuẩn tốt hơn, sạch hơn cho sản phẩm nông nghiệp, mang lại thu nhập tốt hơn cho người nông dân và môi trường tốt hơn cho phụ nữ.

    Box: Thực tế cho thấy các năm gần đây IFC đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, riêng trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6/2016 IFC đã đầu tư 5,6 tỷ USD vào lĩnh vực nông nghiệp trong đó đầu tư mới trên toàn chuỗi cung ứng nông nghiệp đạt 3,4 tỷ USD.

    Hà Thu
    Binh Yencakiem060512 thích bài này.
    Binh Yen đã loan bài này
  9. tikhungnhat

    tikhungnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2017
    Đã được thích:
    2.309
  10. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.504
    Nhắc tới PAN là mình nghĩ đến công việc dọn nhà WC, có cách nào làm ndt nghĩ khác được ko các vị lãnh đạo PAN?
    co_be_thich_dua thích bài này.

Chia sẻ trang này