PAN Group - Cuộc đời của 1 siêu đại bàng - Mục tiêu: 2xx...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 19/01/2018.

3164 người đang online, trong đó có 61 thành viên. 02:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 322474 lượt đọc và 1767 bài trả lời
  1. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Thủ tướng 'xông nhà' nông nghiệp công nghệ cao
    15:30 - 08/02/2017
    Những ngôi nhà kính, nhà lưới mọc sừng sững trên đồng đất Hà Nam, minh chứng cho sự trỗi dậy của một tư duy làm nông nghiệp mới - sản xuất nông nghiệp công nghệ cao...

    [​IMG]
    Thủ tướng ấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại nông trường VinEco Hà Nam

    Trong ngày làm việc đầu tiên của xuân Đinh Dậu, những doanh nghiệp chủ chốt đầu tư nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nam như NSC Hightech Hà Nam (thành viên của Vinaseed); VinEco (thành viên của Vingroup), đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp đến thăm hỏi, động viên.

    Doanh nghiệp - hạt nhân phát triển

    Những ngôi nhà kính, nhà lưới mọc sừng sững trên đồng đất Hà Nam, minh chứng cho sự trỗi dậy của một tư duy làm nông nghiệp mới - sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

    Trở lại khu nông nghiệp công nghệ cao xã Nhân Khang (huyện Lý Nhân, Hà Nam) vào đầu xuân năm mới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn nhớ như in khuôn mặt sầu não của bà Nguyễn Thu Đang (Giám đốc Cty An Phú Hưng khi ấy) trước hàng chục ngôi nhà lưới sản xuất rau, củ quả của Cty bị bão số 1 “thổi bay” vào cuối tháng 7.2016. Giờ đây, nụ cười của người đàn bà nhỏ bé, mình hạc xương mai đã vui trở lại, khi Cty CP Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) quyết định tiếp nhận và rót vốn đầu tư vào đây để… dựng lại cơ nghiệp.

    Những gian nhà lưới mỏng manh được thay thế bằng những ngôi nhà kính vững chãi theo công nghệ Israel và Nhật Bản cải tiến để phù hợp với điều kiện của Việt Nam (với suất đầu tư chỉ bằng 20% so với công nghệ của các nước sở tại). Sản phẩm chủ chốt mà NSC Hightech Hà Nam tập trung sản xuất là dưa lưới Nhật Bản.

    Bà Trần Kim Liên - Tổng giám đốc Vinaseed, cho biết: Trước khi đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao này, Cty đã tiến hành khảo sát thị trường và thấy rằng, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2016, các cửa khẩu phía Bắc nước ta đã nhập khoảng 21.000 tấn dưa lưới chất lượng trung bình từ Trung Quốc. Trong khi đó, nếu sản xuất ngay tại Việt Nam, sản phẩm dưa lưới của ta có thừa khả năng cạnh tranh cả về mẫu mã và giá thành.

    Với khát vọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh Hà Nam và ĐBSH, hình thành một vùng sản xuất dưa lưới tập trung quy mô lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, năm 2017, Vinaseed tập trung đầu tư giai đoạn 1 khoảng 21ha nhà kính. Quan điểm công nghệ của Cty là suất đầu tư vừa phải nhưng đạt hiệu quả cao. Công nghệ đó có thể ứng dụng rộng ra nhân dân để đưa nông dân vào chuỗi, tạo sức lan tỏa mạnh. Với tư duy này, Cty sẽ đóng vai trò là nhà đầu tư cốt lõi, trở thành trung tâm đào tạo, chuyển giao và trình diễn để nông dân làm theo.

    Cơ cấu sản phẩm của Cty sẽ nhắm tới đa dạng phân khúc của thị trường, từ cao cấp đến bình dân, vừa phục vụ xuất khẩu, vừa đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Theo nhẩm tính của bà Liên, với sản lượng dưa lưới đạt khoảng 100 tấn/ha/năm, doanh thu khoảng 4 tỷ đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận 40%, đây sẽ là một trong những ngành hàng mới của ngành nông nghiệp nước nhà, và là một sản phẩm thế mạnh của ĐBSH. Để làm việc này, chúng tôi đã mất 4 năm để nghiên cứu và thử nghiệm, đến nay đã hoàn toàn làm chủ công nghệ giống và quy trình canh tác. Dự kiến, đến tháng 5/2017, lô dưa lưới đầu tiên của NSC Hightech Hà Nam sẽ ra thị trường.

    Cũng theo người đứng đầu Vinaseed, Cty huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào chuỗi giá trị, trước mắt sẽ dựa vào những hệ thống phân phối lớn như Vingroup, Fivimart, Aeon; các cửa hàng thực phẩm sạch và các đại lý trên toàn quốc để tiêu thụ sản phẩm. Vinaseed cũng là một thành viên của The Pangroup - một tập đoàn đầu tư nông nghiệp đa ngành (gồm cả thủy sản, chế biến cây công nghiệp đến gạo, rau, củ, quả) có tiềm lực tài chính mạnh, có quan hệ quốc tế rộng, có thể giúp Cty xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường bằng cách xây dựng kênh phân phối riêng biệt của mình từ trang trại đến bàn ăn. Trong chiến lược trung và dài hạn, Vinaseed sẽ thực hiện mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp có lợi thế, có cơ sở vật chất, có lượng khách hàng đông đảo để tham gia cùng chúng tôi khép kín chuỗi giá trị các ngành hàng.

    Ngoài xây dựng chuỗi giá trị rau, củ, quả cao cấp, Vinaseed cũng đã xây dựng và khép kín chuỗi giá trị lúa gạo phục vụ xuất khẩu và nội tiêu. Các sản phẩm gạo của Cty được bán với mức giá khá lý tưởng (từ 700 - 1.000 USD/tấn).

    Chính quyền đứng ra tích tụ đất

    Tham gia cùng đoàn công tác của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nam trong dịp đầu xuân còn có lãnh đạo chủ chốt 10 tỉnh/thành phố thuộc ĐBSH. Và, không phải ngẫu nhiên, Thủ tướng nói rằng “các địa phương cần học Hà Nam cách làm nông nghiệp”. Bởi không chỉ có Vinaseed, tỉnh Hà Nam đã thu hút được một tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh ngoài ngành như Vingroup đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao với diện tích gần 200ha tại xã Xuân Khê và Nhân Bình (huyện Lý Nhân).

    Theo ông Nguyễn Xuân Đông - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, với mục tiêu lấy nông nghiệp công nghệ cao làm nòng cốt, doanh nghiệp làm hạt nhân, tỉnh đã thực hiện tích tụ ruộng đất theo hình thức chính quyền cấp xã, cấp huyện hợp đồng thuê đất nông nghiệp của các hộ dân, chính quyền cấp tỉnh ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê lại bằng đúng giá thuê đất của nông dân để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. “Làm như vậy vừa tạo niềm tin cho nông dân có đất cho thuê, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vì có chính quyền bảo lãnh”, ông Đông nói.

    Dự án VinEco Hà Nam là một trong 14 nông trường của VinEco (thuộc tập đoàn Vingroup), có diện tích 180ha với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng. Trong đó có khu cánh đồng mẫu lớn rộng 130ha, khu nhà kính Israel công nghệ cao quy mô 5ha và các khu hỗ trợ sản xuất.

    Khu nhà kính số 1 được Thủ tướng ấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rộng 8.300m2, VinEco sẽ triển khai sản xuất các nhóm rau ăn lá với sản lượng 150 tấn/năm. Nhà kính sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tự động và kiểm soát các thông số nước, không khí phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

    Ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup khẳng định: “VinEco Hà Nam nói riêng và hệ thống VinEco trên cả nước sẽ cung ứng ra thị trường nội địa những sản phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người Việt; đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn cao của quốc tế, tiến tới từng bước xuất khẩu nhằm đưa nông sản Việt lên bản đồ nông sản thế giới”.

    Nguồn: NNVN
    --- Gộp bài viết, 19/01/2018, Bài cũ: 19/01/2018 ---
    Cũng đang tính vậy bác ơi! :)
    thienquyen thích bài này.
  2. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.504
    Dạo này ngồi tàu nào thế bro?
    co_be_thich_dua thích bài này.
  3. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Hy vọng mua đầu tư dài hạn sẽ không bị sao! Say sóng vài lần là quen thôi mà :)
    --- Gộp bài viết, 19/01/2018, Bài cũ: 19/01/2018 ---
    Bỏ ngành nghề đó rồi bác! Chuyển sang làm nông nghiệp và chế biến thực phẩm!
  4. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    PAN với tham vọng thành “ông trùm” nông nghiệp, thực phẩm
    Trong 3 năm chốt 4 thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A), Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN) tỏ rõ tham vọng trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nhưng kèm theo đó vẫn còn nhiều thách thức không dễ hóa giải.

    Điều gì kích thích PAN đẩy mạnh M&A?

    Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (NSC), Công ty Giống cây trồng Miền Nam (SSC), Công ty bánh kẹo Bibica (BBC), Công ty Điều Long An (LAF), Công ty Aquatex Bến Tre (ABT) là các tên tuổi đã lọt vào mắt xanh của PAN trong 3 năm qua.

    Theo đó, bà Lê Lệ Hằng, thành viên HĐQT PAN, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ SSI đã được bầu làm Chủ tịch Công ty Giống cây trồng Miền Nam (SSC), Phó chủ tịch HĐQT Công ty Giống cây trồng Trung ương (NSC).

    Bà Hằng cho biết, yếu tố kích thích PAN thực hiện các thương vụ M&A nói trên không ngoài chiến lược tạo ra một hệ thống nền tảng trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm, hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín Farm Food Family. Đây cũng là chiến lược mà ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch PAN khởi xướng và chuẩn bị từ nhiều năm trước.

    [​IMG]
    PAN chuyển mình thực sự sang lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm
    Cụ thể, NSC và SSC, 2 công ty hàng đầu về giống tại Việt Nam, sẽ cùng tạo thành nền tảng nông nghiệp vững chắc cho PAN. ABT sở hữu mô hình sản xuất cá basa và ngao xuất đi các thị trường EU, Nhật, Mỹ. LAF - một trong những công ty sản xuất điều có chất lượng tốt nhất hiện nay, tạo thành nền tảng thực phẩm đa dạng cho PAN.

    Về bản chất, cách M&A của PAN với những tiêu chí không khác nhiều so với các nhà đầu tư khác. Chẳng hạn, công ty đó đã có thành công nhất định trên thị trường, có sự đồng thuận, phối hợp với nhau hậu M&A nghiên cứu những nguồn lực sẵn có và tiếp nhận đầu tư mới để đổi mới và giúp công ty thành công hơn.

    Nhưng ở PAN có 2 yếu tố khác biệt. Thứ nhất, theo phương pháp “We are”, nghĩa là, hậu M&A, mỗi công ty sẽ là một thành viên của gia đình PAN. PAN có thể nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn, nhưng không bắt buộc các công ty phải thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức hay chiến lược kinh doanh, giữ lại những nhân sự tốt, tạo mọi điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các công ty phát huy những điểm mạnh có sẵn, khắc phục điểm yếu để cải thiện tình hình kinh doanh.

    Thứ hai, PAN áp dụng phương pháp bottom-up. Thay vì đưa một mô hình hiện đại, thành công ở nước ngoài về, áp đặt từ trên xuống, buộc các công ty phải thực hiện, PAN chọn cách phân tích và nghiên cứu kỹ các nguồn lực, sản phẩm hiện tại để phát triển, nghiên cứu sử dụng các nguồn lực này một cách tối ưu, gia tăng giá trị cho sản phẩm của công ty được M&A.

    Trường hợp của ABT là minh chứng. Với tiềm năng sẵn có của ABT, PAN đưa lãnh đạo công ty tiếp xúc với các công ty hàng đầu của Israel và Mỹ trong cùng lĩnh vực để tham khảo các công nghệ tiên tiến về nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, nhưng chủ động để ABT quyết định các chiến lược cải tiến trên cơ sở nguồn lực, vật liệu và cách làm riêng của Việt Nam. Cách làm này khiến chi phí chỉ bằng 5%-10%, nhưng hiệu quả đạt có thể lên tới 80%-90%. Hiện, ABT xuất khẩu sang 16 quốc gia, là công ty xuất khẩu ngao hàng đầu vào thị trường Nhật Bản với trị giá 15 triệu USD.

    Công thức M&A = 1+1>2

    Trong 3 năm qua, PAN đã thực hiện 4 thương vụ M&A với tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 1.486 tỷ đồng. Tuy mỗi thương vụ đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng tỷ lệ thành công đến nay đều đạt như kỳ vọng - điều rất hiếm gặp trên thị trường M&A toàn cầu.

    Giới phân tích cho rằng, rất khó để so sánh đâu là thương vụ thành công hơn hay không ưng ý trong các thương vụ mà PAN tiến hành. Thương vụ gần đây nhất PAN thực hiện và đã được trao giải của Diễn đàn M&A Việt Nam 2015 (do Báo Đầu tư và Công ty AMV Việt Nam tổ chức) là ví dụ. Đó là thương vụ NSC mua lại SSC, trong đó PAN sở hữu 59% NSC, NSC thực hiện mua lại SSC để đạt tỷ lệ sở hữu 61,4%.

    Thuận lợi của thương vụ M&A này là 2 công ty cùng nằm trong ngành giống cây trồng, nên mức độ am hiểu ngành, mô hình hoạt động của công ty đều rất thuận lợi, có thể dễ dàng đánh giá tiềm năng sau khi M&A. Đồng thời, với lợi thế của NSC ở thị trường miền Bắc, SSC ở thị trường miền Nam, sự cộng hưởng của 2 công ty về vấn đề thị phần mang lại rất nhiều ý nghĩa chiến lược cho cả hai công ty.

    Tuy nhiên, điều khó khăn không chỉ với thương vụ M&A này mà với tất cả các thương vụ khác trên thị trường là sau khi M&A xong, cấu trúc công ty sẽ phải điều chỉnh như thế nào để 2 công ty có thể phối hợp hài hòa với nhau, nhanh chóng phát huy được thế mạnh cộng hưởng 1 + 1 > 2. Ngoài ra, sau khi M&A thị trường, 2 công ty cần tối ưu hóa các lãnh địa đang cạnh tranh trực tiếp với nhau.

    Nhờ cách M&A trên, sau mỗi thương vụ, PAN không những tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và uy tín trên thị trường, mà còn góp phần rất lớn đẩy mạnh sự tăng trưởng của từng công ty con mà PAN đã tham gia. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hợp nhất của PAN tăng 58% trong 3 năm (2012-2014), vốn hóa thị trường tăng 13 lần từ đầu năm 2012 đến 31/08/2015, đạt 2.900 tỷ đồng, duy trì từ năm 2013 tới nay vị trí 1 trong Top 50 công ty vốn hóa lớn nhất thị trường.

    Các công ty con cũng thể hiện hiệu quả không kém cạnh. Doanh thu của NSC đã tăng trưởng từ 9% năm 2013 lên 20% năm 2014, lợi nhuận từ 22,9% lên 29%; doanh thu của LAF tăng lên tới 29%, trong đó tổng tài sản tăng lên 15% trong 1 năm 2013-2014 (kể từ thời điểm M&A đầu năm 2014).

    Bà Hằng khẳng định, muộn nhất trong năm 2016, việc điều chỉnh và tái cấu trúc các công ty sau M&A sẽ hoàn tất, mang lại những kết quả tích cực cho PAN.

    Với liên tiếp các thương vụ M&A thành công trong gần 3 năm qua, thời gian tới, PAN cam kết với cổ đông chỉ theo đuổi mục tiêu hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín trong ngành nông nghiệp. Đó là, tiếp tục thông qua các thương vụ M&A và phát triển các dự án mới thông qua nền tảng hiện tại hoặc liên doanh với các đối tác khác, đặc biệt dựa trên thế trận của các cổ đông lớn hiện nay.

    Kỳ vọng vào chiếc áo mới

    Tháng 1/2015, PAN huy động thành công 35 triệu USD từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore (GIC), Quỹ Mutual Elite (Phần Lan), TAEL (Singapore), SSI, NDH Invest, Công ty cổ phần CSC Vietnam để đầu tư mạnh hơn vào các thương vụ M&A. Đường đến với lời cam kết về giấc mơ dẫn đầu ngành nông nghiệp, thực phẩm của PAN đã xong giai đoạn 1.

    8 tháng đầu năm 2015, sau những ồn ào không đáng có trong thương vụ M&A giữa Lotte Confectionery Co.Ltd và Bibica (BBC), PAN đã chiến đấu để mua bằng được 42,3% cổ phần của BBC, sau đó PAN lại tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu tại LAF lên mức chi phối từ 23% tăng tới 61%. Mới đây, PAN tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu tại NSC từ 53% lên 62,9%.

    Với hệ thống Farm và Food đã hiện thực hóa, PAN sẽ tăng tốc phát triển thêm hệ thống phân phối (Family) trong giai đoạn 2. PAN quyết định khoác lên mình chiếc áo mới – thay đổi nhận diện thương hiệu. Việc này dự kiến sẽ được công bố trong đầu tháng 10 tới.

    Động thái này cho thấy PAN đang chứng minh những cam kết với các nhà đầu tư. Lúc này, PAN mới thực sự chuyển mình sang lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm như một tập đoàn, khép lại giai đoạn xây dựng nền tảng sang giai đoạn hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín.

    Mới đây, PAN vừa tung ra thị trường sản phẩm gạo Ban Mai. Đây cũng là một sản phẩm mới nằm trong PAN FOOD – 1 công ty được PAN thành lập vào tháng 11/2014, mở đầu cho 1 chuỗi các sản phẩm và 1 chuỗi các ý tưởng kinh doanh mới trong lĩnh vực này mà PAN sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

    Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, tham vọng về vị thế hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm của PAN sẽ gặp rất nhiều thách thức vì nhiều “ông trùm” hiện nay đang gần như bao gọn lãnh địa. Có thể kể đến Vingroup, Hòa Phát, Masan Group… Các ông lớn đi trước này cũng có chiến lược tự phát triển hoặc M&A… và họ không có dấu hiệu dừng lại.

    “Thách thức lớn nhất với PAN, nhưng cũng là sự tự tin của chúng tôi khi thực hiện mục tiêu dẫn đầu thị phần trong nước và khu vực là làm sao tạo ra sự khác biệt với các đối thủ trên thị trường”, bà Hằng khẳng định.

    Anh Hoa
    thienquyen thích bài này.
  5. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Thúc đẩy thị trường vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
    Người Tiêu Dùng 28/10/17 08:47 9 liên quan
    0Gốc
    Ngày 25/10, tại TP HCM, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tổ chức hội nghị 'GateWay to Vietnam 2017' với chủ đề 'Thị trường vốn - Động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế'. Dự khai mạc hội nghị có ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Tham gia hội nghị có 25 doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam cùng đại diện của gần 200 quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
    Dịp này, với chủ đề “Thị trường vốn - Động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế”, các đại biểu dự hội nghị khẳng định: Thị trường vốn - thị trường chứng khoán sẽ là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam được biết đến là một thị trường có quy mô khiêm tốn nhất, nhưng có tốc độ phát triển nhanh nhất về quy mô và thanh khoản trong khu vực ASEAN và Đông Á. Trong 10 năm qua, quy mô của thị trường cổ phiếu đã tăng 3 lần, năm 2006 là 22% GDP, năm 2010 là 44% GDP và thời điểm hiện tại là hơn 63% GDP.

    Tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam đạt 6,5%/năm trong 30 năm qua. Tính đến hết quý 3, năm 2017, chỉ số thị trường chứng khoán vượt 800 điểm, đây là mốc cao nhất từ năm 2008. Mục tiêu phát triển trong vòng 5 năm tới tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,5 - 7%.

    Năm 2006, trên thị trường này chỉ có 192 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch và có duy nhất 1 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD thì hiện nay có trên 700 doanh nghiệp niêm yết, 640 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, trong đó có 23 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Cùng với thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu cũng đã có những bước phát triển nhanh, mạnh và ngày 10/8 vừa qua, Việt Nam đã chính thức mở thị trường chứng khoán phái sinh.

    [​IMG]

    Ông Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu tại hội nghị.

    Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, trên tinh thần Chính phủ kiến tạo định hướng nguồn lực thông qua xây dựng chính sách minh bạch, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.

    TÀI TRỢ
    Cũng tại hội nghị, các chuyên gia kinh tế cho rằng trong giai đoạn 2018 - 2020, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn “nước rút” cuối cùng. Đối tượng cổ phần hóa trong giai đoạn này hầu hết sẽ là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề. Mặt khác, các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt đã có một thời gian dài để chuẩn bị. Chính vì vậy đây thực sự là thời điểm thuận lợi, là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự thay đổi không chỉ về chất, mà còn về lượng, với quy mô vốn hóa ở mức tương đương các thị trường mới nổi trong khu vực.

    [​IMG]

    Hội nghị Gateway thu hút được 25 doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam cùng đại diện của gần 200 quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

    Sự kiện Gateway To Vietnam 2017 được tổ chức trong 3 ngày 25, 26, 27/10 với ngày đầu tiên dành cho các buổi Thuyết trình và Thảo luận mở, bao gồm các chủ đề được thảo luận: Động lực mới của tăng trưởng kinh tế, Thị trường vốn – Góc nhìn từ người trong cuộc, Công nghệ - Xu hướng, Rào cản & Cơ Hội và Nâng hạng Thị trường Việt Nam. Cho mỗi chủ đề, đều có sự chia sẻ từ phía nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô, từ phía nhà tư vấn đầu tư, ý kiến của đại diện doanh nghiệp – đều là những thành tố quan trọng cấu thành nên sự thành công chung của nền kinh tế.

    Với trọng tâm giới thiệu, bắc cầu để các quỹ đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội từ thị trường Việt Nam, ngày thứ 2 của sự kiện, SSI sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các nhóm nhà đầu tư với đại diện của các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp tư nhân tiềm năng tại Việt Nam. Đây là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu về hoạt động kinh doanh của mình và đối thoại với các nhà đầu tư. Với 25 doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam cùng gần 200 quỹ đầu tư trong và ngoài nước, Gateway to Vietnam 2017 hứa hẹn sẽ là địa điểm để trao đổi, kết nối cho các doanh nghiệp tiềm năng tại thị trường Việt Nam.

    Ngày thứ 3 của sự kiện sẽ dành cho hoạt động tham quan doanh nghiệp, gồm 2 tour tham quan nhà máy các doanh nghiệp như Pan Food, Bibica, Vinalines, Viglacera, Petrolimex…

    Có thể nói, với sự chuẩn bị kỹ càng và thời điểm tổ chức được lựa chọn phù hợp, “Gateway to Vietnam 2017” chắc chắn sẽ là một cơ hội giúp nhà đầu tư quốc tế nhìn về nền kinh tế Việt Nam qua một lăng kính chân thật, minh bạch và đa chiều nhất với những vấn đề nóng hổi, đang được quan tâm hàng đầu trong thời gian qua cũng như những cơ hội hấp dẫn trong tương lai.

    Tin, ảnh: NGỌC MY
  6. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    PAN Group tham gia sâu vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
    NDH 18/11/17 07:51
    0Gốc
    Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được đánh giá đầy triển vọng trong thời gian tới với tốc độ tăng trưởng cao. Đón đầu xu thế, PAN Group đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, áp dụng công nghệ hiện đại.
    Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đầy hấp dẫn

    Tại Hội thảo xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm (CNTP) thuộc khuôn khổ Triển lãm Vietnam Foodexpo 2017, các đại biểu đều thống nhất rằng Việt Nam có đầy đủ các cơ hội đầu tư tốt, thể hiện ở nhiều khía cạnh như vùng nguyên liệu chất lượng cao, thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn và tiềm năng, xu hướng gia tăng các sản phẩm chế biến tiện lợi và sự hỗ trợ của thủ tục pháp lý.

    Trong thời gian qua, ngành CNTP có sự tăng trưởng đều đặn, mức tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình từ năm 2012 - 2016 đạt 6,94%/năm đối với thực phẩm chế biến và 9,48% đối với đồ uống. Giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm ước tính khoảng 15% GDP. Trong 5 năm gần đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến tăng trung bình gần 10%/năm, tiêu thụ đồ uống tăng trung bình gần 7%/năm.

    Tổ chức nghiên cứu Bussiness Monitor International dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm 10,9% cho giai đoạn 2017 - 2019, ngành sữa khoảng 10%, bánh kẹo khoảng 10% và đồ uống có cồn 11,1%.

    [​IMG]

    Ông Vũ Cường, thành viên HĐQT PAN Group (ngoài cùng bên phải) cùng các diễn giả trong buổi Hội thảo.

    Theo ông Bùi Trường Thắng, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, mức tăng trưởng của thị trường nội địa đến từ việc Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với dân số trên 90 triệu dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 10 năm qua đạt 6,5%/năm. Hơn nữa, thời gian dành cho công việc nội trợ, tự chế biến thực phẩm tại nhà ngày càng giảm, thói quen sử dụng sản phẩm chế biến đã hình thành và phát triển nhanh. Đây chính là cơ hội cho ngành CNTP lên ngôi.

    Về vùng nguyên liệu, Việt Nam có tiềm năng và diện tích lớn các vùng nguyên liệu nổi bật, trải dài khắp đất nước. Trong năm 2016, diện tích cà phê trên cả nước đạt gần 650.000 ha, chủ yếu là cà phê Robusta; có gần 100.000 ha hồ tiêu, 981.000 ha cao su với 600.000 ha khai thác thường xuyên. Việt Nam cũng là quê hương của lúa gạo với tổng diện tích gieo cấy vào khoảng 8 triệu ha.

    Đặc biệt, với khí hậu nhiệt đới ôn hòa, Việt Nam có tới 887.000 ha rau quả các loại, sản lượng hàng năm khoảng 15 triệu tấn. Sản phẩm rau quả chế biến hiện nay gồm các loại đồ hộp, đông lạnh, cô đặc, nước hoa quả, chiên sấy, trong đó đồ hộp chiếm 50%.

    Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản nhìn nhận sau những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành cũng là yếu tố góp phần tạo ra hành lang pháp lý tốt, khuyến khích việc phát triển chế biến nông sản, nhất là chế biến sâu, chế biến phục vụ xuất khẩu.

    Chưa kể, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và ký nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA), mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển ngành và thị trường xuất khẩu.

    TÀI TRỢ
    PAN Group đón đầu cơ hội

    Là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự phiên thảo luận của Hội nghị, lãnh đạo PAN Group khẳng định rõ hai mảng kinh doanh chính của Tập đoàn gồm Farm và Food, với nhóm các công ty con Vinaseed, PAN - Saladbowl và Bibica, Lafooco, thủy sản 584 Nha Trang, Aquatex Bến Tre. PAN Group không ngừng củng cố và nâng cao vị thế, chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải tham quan gian hàng trưng bày của PAN Group tại triển lãm Foodexpo 2017

    Ông Vũ Cường, thành viên HĐQT Tập đoàn PAN, Chủ tịch HĐQT Lafooco cho biết doanh số Lafooco hàng năm vào khoảng 1.200 tỷ đồng. Từ năm 2013, Lafooco chuyển hướng từ chế biến nguyên liệu thô sang đa dạng hình thức, gồm sản phẩm thô, chế biến hạt nhân xuất đi châu Âu, châu Mỹ và làm sản phẩm giá trị gia tăng. Hai mảng kinh doanh đầu tiên giúp duy trì nền tảng của Lafooco, mảng sản phẩm giá trị gia tăng nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh lâu dài, với việc ứng dụng công nghệ tốt, ít đối thủ có thể đuổi kịp.

    Cũng là câu chuyện về ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ông Cường lấy ví dụ về việc sản xuất bánh bông lan ở Bibica. Bánh bông lan cũ có độ ẩm từ 15 - 16%, Bibica đã cải tiến tăng độ ẩm lên 23% như bánh tươi và có thể sử dụng trong 9 tháng. Sữa sử dụng thay vì là sữa bột hoàn nguyên, Bibica chuyển qua dùng sữa tuơi. Hơn thế nữa, sản xuất với quy mô lớn nên giá cả được giảm tối đa, chiếc bánh tươi sản xuất trên nền tảng công nghiệp, giá cả phù hợp nên được ưa chuộng.

    Đi đầu trong việc sử dụng công nghệ, coi trọng chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng các giá trị thương hiệu, PAN Group đã nhận được sự quan tâm và đầu tư của khá nhiều quỹ ngoại.

    Ở chiều ngược lại, PAN cũng đã đi đầu tư khá nhiều vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thông qua việc sở hữu các công ty con như sở hữu hơn 50% vốn tại Bibica - công ty bánh kẹo thương hiệu Việt; nắm giữ 80% vốn Lafooco – công ty hàng đầu về xuất khẩu hạt điều, 61% vốn Vinaseed – công ty có sản phẩm dưa lưới hương vị ngon nhất thế giới hoặc 73% vốn Thủy sản Bến Tre...

    Đến với triển lãm Vietnam Foodexpo 2017, PAN tiếp tục khẳng định giấc mơ gìn giữ thương hiệu Việt với sự góp mặt của 5 công ty con: Vinaseed, Bibica, PAN Food, Lafooco và Nước mắm 584 Nha Trang cùng hàng chục sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm cao cấp như Gạo tươi đóng gói Ban Mai, gạo Thơm RVT, dưa lưới Nhật Bản công nghệ cao, hạt điều xuất khẩu và các loại bánh kẹo dinh dưỡng ứng dụng công nghệ sinh học.

    Các câu chuyện PAN kể là những chuyến đi vượt đại dương vươn xa thế giới của ngành điều; chuyện về quả dưa lưới Nhật Bản chiếm trọn trái tim các khách hàng sành ăn; vẻ đẹp của những bông cúc Việt Nam trong hành trình chinh phục đất nước mặt trời mọc...

    Anh Thư
    Binh Yen thích bài này.
  7. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Về tay PAN Food, Bibica sẽ ra sao? Lưu
    [​IMG]
    06/09/2017
    4,928 lượt xem
    0 thảo luận

    Hiện là doanh nghiệp bánh kẹo hiếm hoi chưa bị nước ngoài thâu tóm hoàn toàn, sau khi thuộc chi phối của PAN Food mục tiêu trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam vào năm 2021 Bibica sẽ ra sao?

    Công ty cổ phần Thực phẩm PAN - PAN Food, công ty con 99,9% vốn của CTCP Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) vừa cho biết đã chào mua thành công gần 1 triệu cổ phiếu BBC của CTCP Bibica (HOSE: BBC) và nâng sở hữu từ 43,73% lên 50,07% vốn điều lệ.

    Theo đó, Bibica chính thức trở thành một trong những công ty con của PAN Food và sẽ được hợp nhất vào báo cáo tài chính trong kỳ báo cáo tài chính quý III năm nay.

    Bibica có gì?
    Tính đến hết năm 2016, Bibica có vốn điều lệ là 154 tỷ đồng. Đây cũng là mức vốn điều lệ được giữ nguyên từ năm 2008 đến nay.

    Từ năm 2013, doanh thu của Bibica đã đạt con số 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2016, doanh thu đã cán mốc 1.263 tỷ đồng, tương ứng với doanh số bán hàng 3,5 tỷ đồng/ngày.

    Hiện Bibica có trên 200 sản phẩm, 120 nhà phân phối độc quyền, 115.000 điểm bán lẻ, sản phẩm BBC có mặt tại 500 siêu thị lớn nhỏ, cửa hàng tiện lợi trên cả nước.

    [​IMG]

    Bibica hiện là doanh nghiệp bánh kẹo hiếm hoi chưa bị nước ngoài thâu tóm hoàn toàn. Những năm qua Bibica đã có những thay đổi rõ rệt cả về sản phẩm ra thị trường cũng như kết quả kinh doanh tăng trưởng qua các năm qua.

    Năm 2016, công ty đạt doanh thu thuần hơn 1.263 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 81 tỉ đồng, trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 12%.Tổng tài sản tính đến hết năm 2016 đạt 1.041 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận trên tổng tài sản là 7,78%. Hiện hệ số nợ trên tổng tài sản là 27,6%. Hệ số nợ trên vốn cổ phần là 186,9%. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,75%.

    Năm 2017, Bibica đưa ra kế hoạch doanh thu đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2016. Thị phần chiếm 8,2%. Cổ tức dự kiến từ 12 – 18%.

    Năm 2017, Bibica cũng dành khoảng 200 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án sản xuất mới. Dự án kẹo mềm cao cấp với công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm. Đầu tư các dự án dây chuyền mới về sản phẩm: bánh quy, công suất 20 tấn/ngày; bánh mỳ nhằm đa dạng hóa sản phẩm trên dây cuyển bánh mỳ tại nhà máy Hà Nội…

    Mục tiêu, đến năm 2021 trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Công ty sẽ đầu tư mở rộng sản xuất tại Nhà máy Công ty TNHH MTV Bibica Miền Đông và Nhà máy Bibica tại Hưng Yên và đạt doanh số 2.618 tỷ với mức tăng trưởng bình quân 20%/năm.

    Tương lai của BBC?
    Bibica từng trải qua một cuộc chiến thâu tóm và chống thâu tóm bất phân thắng bại giữa một bên là công ty Bánh kẹo Lotte (thuộc Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc) với một bên là nhóm cổ đông nội bộ và CTCK Sài Gòn (SSI).


    [​IMG]
    Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI cũng đồng thời là chủ tịch Tập đoàn PAN.

    Đầu tư vào Bibica vào năm 2008 và không dấu ý đồ thâu tóm khi năm 2012, Lotte từng muốn biến thương hiệu Bibica thành Lotte – Bibica. Nhưng tham vọng này của Lotte bị vấp phải sự phản đối gay gắt của các cổ đông nội bộ.

    Những mâu thuẫn nội bộ lên đến đỉnh điểm vào năm 2014 cũng là lúc nhóm cổ đông Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI (PAN Food) xuất hiện.

    Cuối cùng, trong "cuộc chiến" giành Bibica với Lotte (Hàn Quốc), phần thắng đã thuộc về PAN Food, một tập đoàn của Việt Nam.

    Về phía PAN, khi mới tham gia vào cuộc chiến Bibica, nhóm cổ đông SSI chỉ tham gia với chủ trương “đồng hành và phát triển” cùng với các công ty liên kết. Nhưng đến thời điểm hiện tại, việc chào mua công khai với tham vọng biến Bibica thành công ty con, khẳng định PAN Food gắn kết lâu dài với Bibica, quyết tâm theo đuổi mục tiêu gìn giữ và xây dựng thương hiệu bánh kẹo chất lượng cao của Việt Nam, giúp Bibica giữ thương hiệu Việt không “chìm nghỉm” trước đối tác ngoại.

    Lãnh đạo PAN Food khẳng định sẽ cùng với Bibica gia tăng sức mạnh cộng hưởng thông qua việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tiếp tục theo đuổi mục tiêu xây dựng thương hiệu bánh kẹo chất lượng cao của Việt Nam.

    Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI cũng đồng thời là chủ tịch Tập đoàn PAN - cho biết: "Câu chuyện Bibica, Lotte và PAN đã từng tốn nhiều giấy mực của các nhà báo, khi vào Google gõ Bibica, Pan, Lotte, SSI có tới hàng trăm ngàn kết quả và hàng triệu lượt truy cập, nhiều đồn đoán khác nhau về động cơ hành động và mục tiêu của chúng tôi, mặc dù ngay từ năm 2013 tôi đã nói rõ ràng rằng: "Chúng tôi chỉ có mục tiêu duy nhất là xây dựng Bibica vững mạnh và giữ gìn một thương hiệu bánh kẹo Việt Nam".

    Chính thức chi phối Bibica, người đứng đầu Tập đoàn PAN đã khẳng định mục tiêu đầy tham vọng: "...chắc chắn chỉ 5 năm nữa điều tôi nói hôm nay: "PAN Food và Bibica sẽ là công ty bánh kẹo số 1 tại Việt Nam đứng trên cả các công ty nước ngoài tại đây" sẽ thành hiện thực".

    Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường bánh kẹo toàn cầu cùng với tâm lý người Việt thích hàng ngoại là những rào cản lớn mà Bibica cũng như PAN food cần vượt qua để giữ được thị phần và phát triển thị trường nội địa khi bánh kẹo ngoại ồ ạt tràn vào.

    PAN Food là công ty con của Tập đoàn PAN, do ông Nguyễn Duy Hưng làm Chủ tịch. Doanh nghiệp này đã thực hiện nhiều thương vụ M&A với mục tiêu đầu tư, sở hữu và hợp nhất các công ty có thế mạnh hàng đầu trong ngành thực phẩm chế biến như: Bibica, Lafooco, Aquatex Bến Tre...

    Nha Trang
    * Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp
    Binh Yen thích bài này.
  8. somine

    somine Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2016
    Đã được thích:
    1.427
    Đến lúc mọi người nhận thấy PAN ngon thì nó đã có cú nước rút 200-300% :D
    co_be_thich_dua thích bài này.
  9. chichip2805

    chichip2805 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/10/2017
    Đã được thích:
    776
    Anh An ôm từ giá 3x cơ anh ạ
    daccuong_ht thích bài này.
  10. scorpion83

    scorpion83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Đã được thích:
    5.416
    Không ai chơi thì nó còn lên....các bác đu thử xem, nó xịt ngay...
    co_be_thich_dua thích bài này.

Chia sẻ trang này