PAN Group - Cuộc đời của 1 siêu đại bàng - Mục tiêu: 2xx...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 19/01/2018.

3154 người đang online, trong đó có 57 thành viên. 02:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 322474 lượt đọc và 1767 bài trả lời
  1. Buros

    Buros Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2018
    Đã được thích:
    386
    Cảm ơn bác chủ pic đã cất công vào tận SG tham dự và cập nhật thông tin cho các CĐ ko tham dự, nhất là với những người mới còn tù mù như em, chúc bác cuối tuần vui vẻ! :)
    Binh Yen, Bentley-68, mrhoi2 người khác thích bài này.
  2. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    ĐHĐCĐ PAN Group: Không chia cổ tức 2017, chi tiếp 1.000 tỷ đồng cho M&A
    THỨ 7, 21/04/2018, 20:00

    Với mục tiêu bán những gì thị trường cần một cách chất lượng nhất, PAN năm nay sẽ tiếp đà tham vọng M&A nhằm "đầy đủ" hóa chuỗi giá trị. Tuy nhiên lãnh đạo công ty không thể tiết lộ chi tiết.
    [​IMG]
    Chi 1.000 tỷ đồng cho chiến lược M&A 2018, hướng đến mốc 1 tỷ USD vốn hóa vào năm 2022

    [​IMG]
    Sức mạnh của review - Chìa khóa vàng nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch +1,7M Reached
    [​IMG] cafef.vn ● Tin Tài Trợ

    Chiều 21/4, CTCP Tập đoàn Pan (The Pan Group, HOSE: PAN) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh cả năm, đáng chú ý là chiến lược M&A mạnh mẽ tiếp diễn từ nhiều năm nay. Trước tò mò của nhiều cổ đông, ông Hưng cho biết hiện chưa thể cung cấp thông tin chi tiết được, tuy nhiên nếu có thể tiết lộ thì chỉ cho biết được tổng ngân sách cho chiến lược này đâu đó đạt 1.000 tỷ đồng.

    Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Duy Hưng cho biết M&A là hướng đi tốt nhất nhằm hoàn thiện hóa chuỗi giá trị, và đây cũng là bước đi nhanh nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được, mà phải có tiền và phải có chiến lược rõ ràng, "thế giới nói về M&A thì tỷ lệ thành công chỉ 25%, nhưng PAN từ trước đến nay chưa thất bại bao giờ, tỷ lệ chốt deal luôn đạt 100%", ông Hưng tự hào nói.

    Về công tác M&A như thế nào để hoàn thiện chuỗi giá trị, vị này cũng không thể lý giải rõ ràng, chỉ có thể nói nôm na "đối với mảng có phân phối, điều PAN cần là tìm sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Còn đối với lĩnh vực PAN có sản phẩm tốt muốn tung ra thị trường, thì Tập đoàn sẽ tìm kiếm đối tác có kênh phân phối tốt nhất để thực hiện điều này".

    Thậm chí, báo cáo tại đại hội, bà Nguyễn Thị Trà My - Phó chủ tịch HĐQT kỳ vọng PAN sẽ đạt quy mô 1 tỷ USD vốn hóa vào 2022 và mức lợi nhuận sau thuế 95-100 triệu USD.

    Điểm lại năm 2017, với trọng tâm phát triển lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu khu vực, PAN đã chi mạnh cho những thương vụ M&A đình đám nhằm thâu tóm các công ty có thế mạnh của ngành, từ đó "đầy đủ" hóa chuỗi giá trị Farm, Food, Family.

    Điển hình, tháng 9 Pan Food đã tăng tỷ lệ sở hữu tại Bibica từ 43,73% lên 50,07%, biến Bibica từ công ty liên kết trở thành công ty con; đồng thời tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Thủy sản 584 Nha Trang lên 31.86%. Bước sang đầu năm 2018, đứa con cưng của Hùng Vương (HVG) làThực phẩm Sao Ta (FMC) cũng về tay PAN với tỷ lệ sở hữu trên 54%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, NSC, một thành viên của Pan Farm, đã thực hiện tăng tỷ lệ sở hữu tại SSC từ 68,34% lên 74,9%.

    Kết thúc năm 2017, PAN ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 4.075 và 503 tỷ đồng; lần lượt vượt 32% và 80% kế hoạch năm. So với kết quả năm 2016, PAN đạt mức tăng trưởng 48% doanh thu thuần và 45% lợi nhuận sau thuế công ty mẹ. Riêng mảng thực phẩm tăng trưởng vượt bậc về doanh thu với 88%, nhờ hoạt động kinh doanh nhân điều từ LAF, hợp nhất doanh thu BBC từ quý 3; mảng nông nghiệp tăng trưởng 15%.

    Bất cân xứng doanh thu và lợi nhuận năm 2018?

    Mặc dù đạt kết quả ấn tượng, tuy nhiên nhằm phục vụ tối đa cho công tác thâu tóm, PAN trình cổ đông không chia cổ tức 2017 nhằm giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Đồng thời, kế hoạch cho năm 2018, Công ty dự kiến doanh thu thuần hợp nhất đạt 8.786 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 538 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 293 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến 10% mệnh giá (nếu đạt kế hoạch kinh doanh đề ra).

    [​IMG]
    ĐHĐCĐ PAN diễn ra ngày 21/4/2018.

    Trước kế hoạch trên, cổ đông thắc mắc tại sao lợi nhuận không tăng tương xứng với doanh thu trong năm 2018? Giải thích điều này, đại diện Tập đoàn đưa ra 2 vấn đề:

    Thứ nhất trong cơ cấu lợi nhuận tăng trưởng mạnh năm 2017 có phần đầu tư tài chính nhờ M&A, trong cơ cấu kế hoạch năm 2018 chỉ có từ phần hiện có mà không có những lợi thế khi M&A.

    Thứ hai là với hệ thống phân phối của BBC thì PAN sẽ xây dựng và mở rộng nhà máy. Hiện nay, PAN đã có nhà máy 2ha ở Long An, thời gian tới sẽ mở rộng lên 10ha, điều này đẩy doanh số gia tăng mà lợi nhuận giảm.

    Vì sao mua lại FMC?

    Nói về thương vụ M&A đình đám năm qua, thương vụ FMC gây nhiều tranh cãi bởi đây là công ty hiệu quả nhất của ông vua cá tra một thời HVG. Được biết, hiện Pan đang đưa người vào ban lãnh đạo FMC, việc này mục đích để PAN có thể kết nối chuyên gia với công ty, đưa ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo. Bởi, các công ty mà PAN sở hữu trên 50% thì tất cả đều là nhân sự của PAN không có sự phân biệt và tài sản quan trọng nhất khi hợp nhất là con người.



    Chia sẻ bên lề đại hội lần này, ông Hưng cho biết lý do mua lại FMC vì nó là một đơn vị khá hiệu quả, chưa từng thua lỗ. Điều này phù hợp với PAN và khẩu vị của PAN. Như vậy, về một nhà FMC dự kiến sẽ hỗ trợ cho PAN phát triển mạnh mảng tôm, song song với đó PAN cam kết sẽ giúp FMC giải quyết ổn thỏa vụ kiện chống bán phá giá tôn từ nhiều năm liền.

    "FMC không thể đối thoại với Mỹ, nhưng PAN thì khác. Với quy mô và tiềm lực hiện có, PAN sẽ hỗ trợ FMC một cách tốt nhất về khoản này", ông Hưng khẳng định.

    "Tôi buồn vì Việt Nam chỉ bán những gì mình có tốt nhất"

    Là một đơn vị đầu ngành, khi nói về thị trường nông nghiệp và thực phẩm, ông Hưng phân trần rất buồn. Vì hiện nước ngoài sang Việt Nam để mua những gì tốt nhất, thì nước ta lại đang bán những gì tốt nhất.

    Và, một điều khiến ông Hưng trăn trở nữa là tư duy chú trọng sản lượng của đa số người dân, nhưng PAN khác sẽ chú trọng chất lượng. Nói là vậy, nhưng khi được hỏi về thời hạn bao lâu để PAN thực hiện hóa được mục tieau này, ông Hưng chỉ nói "không thể đong đếm bằng mốc, mà là cái tỷ lệ phát triển. Tức, PAN sẽ cố gắng để phát triển và duy trì mức 45% như năm 2017, theo đó các đơn vị khác sẽ học theo và thị trường tất yếu đi lên". Bởi theo ông Hưng PAN hiện không có đối thủ, và thị trường hiện nay không thể gọi là cạnh tranh, chỉ có thể hợp tác để cùng phát triển.

    Mặt khác, theo người cầm cương PAN thì với bán lẻ không thể mở rộng nhanh được vì rất dễ không thành công, PAN đang trong quá trình nghiên cứu và tập trung vào bán lẻ theo kiểu khác. Đối với PAN, thị trường 90 triệu dân trong nước vẫn là thị trường mà tập đoàn chú trọng.

    Cũng tại đại hội, HĐQT đã trình cổ đông việc phát hành 2,5 triệu cổ phiếu cho thành viên HĐQT, nhân sự chủ chốt của PAN và các công ty con, công ty liên kết. Giá phát hành dự kiến 10.000 đồng/cp, thời gian thực hiện trong năm, số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng 100% trong 2 năm đầu và 50% năm tiếp theo.

    Đồng thời, Đại hội đồng cổ đông cũng tiến hành bầu cử HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2018-2022. Danh sách ứng cử vào HĐQT gồm ông Nguyễn Duy Hưng, bà Nguyễn Vũ Thùy Hương, ông Nguyễn Duy Khánh, bà Nguyễn Thị Trà My, ông Phạm Viết Muôn, ông Michael Sgn Beng Hock, ông Đặng Kim Sơn và bà Hà Thị Thanh Vân. Danh sách ứng của vào BKS gồm bà Phạm Thị Hồng Nhung, ông Nguyễn Duy Hưng và bà Nguyễn Thị Thanh Hà. Trong đó có thành viên mới là bà Hồng Nhung, chức vụ gần nhất là Kế toán trưởng CTCP CSC Việt Nam (cổ đông lớn) và Chuyên viên hành chính PAN.

    Theo Trí Thức Trẻ
    Binh Yen, Bentley-68, Zeus_BK3 người khác thích bài này.
  3. Bentley-68

    Bentley-68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    2.031
    Hậu ĐHCĐ cái ngon nhỉ :drm1
    co_be_thich_dua thích bài này.
  4. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Chúc cổ đông PAN nghỉ lễ sức khoẻ và đầm ấm bên gia đình và người thân!

    Nắm tay PAN thật chặt, giữ tay PAN thật lâu...
    Lavici, CPStorm, tonybobo20073 người khác thích bài này.
  5. Zeus_BK

    Zeus_BK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2018
    Đã được thích:
    338
    Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe, có 1 kỳ nghỉ lễ ý nghĩa bên gia đình :)
    co_be_thich_duaBinh Yen thích bài này.
  6. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Chia sẻ

    Tuần vừa rồi chủ tịch CP đi máy bay riêng sang thăm Ssi và kết nối với PAN! Tôi mới tìm hiểu về CP Group và quá bất ngờ! Tất nhiên họ cũng mất 96 năm để xây dựng được 1 tập đoàn với doanh số 2018 dự kiến 50 tỷ usd và 300 nghìn nhân viên! Hệ thống bán hàng trên 18 nước! Đáng nể thật! Và biết đâu sau 10-20 năm nữa PAN Group cũng có thể tạo được 1 nền tảng giống như vậy!

    CP Group có gì:

    3 mảng kinh doanh chính của C.P Group là: Thức ăn (Food), Bán lẻ (Retail) và Phân phối (Distribution). Công ty hiện có 200 chi nhánh tại 18 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới bao gồm: Thái Lan, Lào, Việt Nam, Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Nga…Ngoài ra, CP sở hữu tổng cộng 300.000 nhân viên, doanh thu năm 2013 đạt mức 41 tỷ USD.

    Riêng tại Thái Lan, C.P Group tham gia trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả bán lẻ, thực phẩm, bất động sản... Gần như mỗi người dân Thái Lan đều có thể sử dụng dịch vụ của tập đoàn này. Những chi nhánh chính của tập đoàn gồm có:

    C.P Foods: CPF được thành lập vào năm 1978, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực gồm thức ăn chăn nuôi, nhân giống, sản xuất và buôn bán. Hiện tại, ngoài Thái Lan, CPF có chi nhánh tại 17 quốc gia và xuất khẩu tới 40 đất nước khác nhau.

    Hơn nữa, CPF hiện nay là đơn vị dẫn đầu trong ngành thức ăn chăn nuôi và là một trong những nhà sản xuất gia cầm nhất thế giới. Doanh thu năm 2014 của CP Food đạt 427 triệu bath (tương đương khoảng 11,8 triệu USD).

    C.P All: Là chi nhánh mũi nhọn của tập đoàn trong lĩnh vực tiếp thị và phân phối. Đơn vị này đã đạt được giấy phép nhượng quyền chuỗi siêu thị mini 7-Eleven tại Thái Lan kể từ năm 1989.

    Tính tới cuối năm 2014, C.P All điều hành 8.127 cửa hàng tiện lợi dưới thương hiệu 7-Eleven trên khắp Thái Lan. Tổng có 3.648 cửa hàng tại Bangkok và 4.479 cửa hàng tại các vùng khác. Đây là số lượng cửa hàng lớn thứ 3 chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Tổng doanh thu năm 2014 của C.P All đạt 228,996 triệu bath (tương đương 6,3 triệu USD), tăng 5,3% so với năm 2013.

    True Corporation: Đây là mảng kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông của CP Group được thành lập vào những năm 1980. True hiện phục vụ hơn 23 triệu thuê bao tại Thái Lan với rất nhiều dịch vụ khác nhau bao gồm: Nhà mạng lớn thứ 3 nước này là True Move, dịch vụ thanh toán tiền điện tử, dữ liệu, bưu điện online, truyền hình cáp (True Visions)… Tổng doanh thu năm 2014 của True Corporation đạt 109,216 triệu bath (tương đương 3,1 triệu USD).

    Một số chi nhánh chủ đạo khác của C.P Group bao gồm: Lotus Supercenter (hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ tại Trung Quốc); C.P Fresh Mart (chuỗi bán thực phẩm đông lạnh và đã qua chế biến với hơn 700 cửa hàng); C.P Land (Đơn vị quản lý nhiều khu bất động ản lớn nhất Bangkok như C.P Tower 1&2)…
    Buros, CPStormtonybobo2007 thích bài này.
  7. tonybobo2007

    tonybobo2007 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    9.409


    chuc mưng em!:drm
    co_be_thich_dua thích bài này.
  8. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Hic! Mới chỉ là bắt đầu thôi anh! Hy vọng may mắn song hành! :)
    tonybobo2007 thích bài này.
  9. EGG_VN

    EGG_VN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    150
    em là cổ đông của NSC có biết chút ít về PAN, Nông nghiệp VN còn nhiều tiềm năng để phát triển nhưng rất ít công ty có được chiến lược phát triển rõ ràng, riêng PAN và SSI thì khác. EM đánh dấu để theo dõi pan cùng bác
    co_be_thich_dua thích bài này.
  10. suplo1709

    suplo1709 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/09/2017
    Đã được thích:
    223
    Ngành NN có rủi ro lớn về VSAT Thực phẩm. Chỉ cần 1 sự việc xấu là có thể đi hết cả 1 thành quả xây dựng. K hiểu PAN có giải pháp gì để kiểm soát vấn đề đó cũng như các kịch bản để ứng phó khi không may sảy ra k. Vì nó liên quan đến sự sống còn của DN!

Chia sẻ trang này