PAN Group - Cuộc đời của 1 siêu đại bàng - Mục tiêu: 2xx...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 19/01/2018.

4080 người đang online, trong đó có 209 thành viên. 00:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 322474 lượt đọc và 1767 bài trả lời
  1. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Lavici, Rolex4646, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  2. Zeus_BK

    Zeus_BK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2018
    Đã được thích:
    338
    co_be_thich_dua thích bài này.
  3. Umazake

    Umazake Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    713
    Vốn chủ/ doanh thu =4700 tỉ /7000 tỉ chưa hiệu quả lắm
    PAN quá khứ là chuyên gia phát hành thêm để mua lại các công ty với giá trên zời không tạo ra lợi nhuận tương xứng
    Nên định giá đã phản ánh vào giá hết rồi, năm nay PAN cũng chỉ dao động 50-60 thôi
    Last edited: 02/05/2018
  4. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Vâng bác! Thế nên tôi mới bảo chỉ dành cho Ndt dài hạn mà! Giá thì để Tt tự định giá đi bác! Đừng phán bừa mỗi hôm một giá như thế mất công! :)
    LaviciBuros thích bài này.
  5. Dancewithwolves

    Dancewithwolves Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    1.899
    CP là 1 siêu đại gia nông nghiệp. Nhòm ngó Pan thì nó chi phối hết thị phần mất thôi.
    PAN làm nông nghiệp với chiến lược rất hay mà gần như các cty ở Việt Nam ko có cty thứ 2 , đó là sở hữu các công ty đầu ngành về giống cây trồng, đầu tư vào nghiên cứu công nghệ và ứng dụng công nghệ vào sx. Điều này giúp PAN tăng trưởng mạnh và bền vững. Đọc bctc các năm thấy tốc độ tăng trưởng khủng long, riêng báo cáo quý 1/2018 so với quý 1/2017 thấy đc tốc độ tăng trưởng kinh hoàng.
    Ko biết thời điểm nào lộ mặt cổ đông mới bác nhỉ :)
    Zeus_BKco_be_thich_dua thích bài này.
  6. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Hành trình đưa xà lách Nhật đến bàn ăn của người Việt
    Vẫn với triết lý kinh doanh khắt khe: chỉ chọn đối tác giỏi nhất, áp dụng công nghệ phù hợp nhất, phải cung cấp sản phẩm hoàn hảo nhất, PAN-SALADBOWL tiếp tục thành công với sản phẩm rau xà lách công nghệ Nhật Bản.


    Chọn đúng lối đi
    Sau khi ghi dấu ấn tại thị trường Nhật với hoa cúc và hoa cẩm chướng, PAN-SALADBOWL (PSJ) tiếp tục phát triển sản phẩm rau xà lách bước đầu cung cấp cho thị trường nội địa. Khởi nguồn của dự án rau, như cách mà PSJ vẫn làm, xuất phát từ nhu cầu thị trường chứ không từ ý muốn chủ quan của công ty. Chính xu hướng gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về các sản phẩm rau an toàn hiện nay là một trong những lý do chính thôi thúc ý tưởng về việc cần phải cung cấp một sản phẩm chất lượng cao và đáng tin cậy cho người dùng. Xà lách PAN-SALADBOWL ra đời từ đó.
    Muốn đi đường dài, trước hết cần chọn đúng người đồng hành. Đối tác được PAN-SALADBOWL lựa chọn là công ty trồng rau rất uy tín của Nhật Bản, chuyên cung cấp các sản phẩm củ cải, carrot và nhiều loại rau lá cho chuỗi siêu thị Aeon tại Nhật. Thực chất công ty này đã tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất với các công ty nông nghiệp tại Việt Nam từ năm 2015 nhưng chỉ từ khi gặp PAN-SALADBOWL họ mới chọn được “bạn đồng hành” do hai bên đều có nội lực tốt, có khả năng sản xuất được sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn vô cùng khắt khe của Nhật Bản.
    Chia sẻ về lý do trồng rau xà lách mà không phải một loại rau khác, PSJ cho biết việc bắt đầu với cây xà lách dựa trên nhu cầu thực tế từ thị trường kết hợp với năng lực sản xuất của công ty và các yếu tố đầu ra. Hiện tại rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu lớn về các loại rau xà lách tại Việt Nam nhưng đa số các công ty không thể cung ứng hoặc không có kỹ thuật để sản xuất thương mại thành công. Trong khi đó, công nghệ và giống lại là thế mạnh của PAN-SALADBOWL và công ty đã sẵn sàng nắm lấy cơ hội này. Thành công với xà lách sẽ tạo đà mạnh mẽ cho PAN-SALADBOWL đa dạng hóa sản phẩm sang các danh mục khác trong tương lai.

    “Làm nông nghiệp không thể vội được”
    Thị trường có sẵn, sở hữu công nghệ và nguồn giống tốt. Câu chuyện nghe thật dễ dàng, nhưng ít người biết rằng để sẵn sàng cho việc thương mại hóa sản phẩm, PAN-SALADBOWL mất tới hơn một năm chuẩn bị. Với những bước đi cẩn trọng, công ty bắt đầu với việc nghiên cứu, khảo sát đất đai và khí hậu địa phương nhằm lựa chọn địa điểm phù hợp cho việc sản xuất. Trong quan điểm kinh doanh của mình, PAN-SALADBOWL cho rằng quá trình thử nghiệm và lựa chọn bộ giống phù hợp với điều kiện sản xuất, khí hậu và nhu cầu của khách hàng là bước đi tối quan trọng trước khi tiến hành thương mại hóa rộng rãi. Ngoài ra còn cần tính tới các yếu tố khác như chuẩn bị cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế (Global GAP), thiết kế bao bì và đóng gói chất lượng cao.
    Trong quá trình hợp tác phát triển sản phẩm, PAN-SALADBOWL phát huy tối đa thế mạnh của mình trong lĩnh vực quản trị tài chính, quản trị vận hành, cung cấp nhân sự và cung cấp quỹ đất. Trong khi đó, đối tác Nhật Bản hỗ trợ quản trị sản xuất, kiểm soát chất lượng và kết nối các khách hàng. Không như một số ngành sản xuất có thể “đánh nhanh, thắng nhanh”, “làm nông nghiệp không thể vội được” luôn là triết lý của người Nhật. Muốn làm nông nghiệp chất lượng cao, ngoài việc có sẵn quỹ đất, nguồn tài chính dồi dào, công nghệ hiện đại và nguồn giống tốt, khâu quan trọng nhất trong vận hành chính là đào tạo con người và đảm bảo kiểm soát quy trình sản xuất luôn ở mức độ tối ưu. Điều đó bắt buộc các bước đi phải thật hoàn hảo. Chỉ cần nắm chắc kỹ thuật và quy trình, việc mở rộng và tăng tốc sẽ không còn là vấn đề ở các bước tiếp theo.

    Khác biệt hóa sản phẩm & Vượt qua các rào cản khắt khe
    Trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm cẩn thận như vậy, xà lách PAN-SALADBOWL có gì đặc biệt?
    Sản phẩm đầu ra của công ty so với các trang trại khác tại Đà Lạt có sự khác biệt rõ ràng cả về chất lượng và hương vị. Cây cuộn chặt, to, đều, lá bóng mướt với vị giòn, đậm đặc trưng là những điểm nổi bật dễ nhận ra của xà lách PAN-SALADBOWL. Hiện tại công ty đang sở hữu nguồn giống chất lượng cao từ Nhật Bản và Hà Lan, trong đó riêng với nguồn giống từ Nhật, chỉ có PAN-SALADBOWL canh tác thành công tại Đà Lạt, tạo nên lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và chất lượng hoàn toàn khác biệt.
    Để vào được chuỗi siêu thị Aeon Mall được biết đến với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, các sản phẩm nông sản ngoài việc đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, còn phải vượt qua hàng rào kỹ thuật cao hơn so với mặt bằng thị trường do chính Aeon đưa ra và được định kỳ kiểm tra, đánh giá. Bù lại, việc có mặt trên kệ hàng có thể thay cho lời cam kết về chất lượng mà công ty không cần nhắc đi nhắc lại.
    [​IMG]
    Kết luận
    Những ngày cuối tháng 4/2018, những cây rau xà lách mang thương hiệu PAN-SALADBOWL đã có mặt trên kệ tại chuỗi siêu thị Aeon Mall trong lô hàng thương mại đầu tiên. Phân khúc thị trường cao cấp này sẽ là bước đệm để rau PAN-SALADBOWL tiến gần hơn tới người tiêu dùng. Đại diện công ty cho biết, công ty đã đạt được thỏa thuận với Aeon Mall về việc cung cấp rau hàng tuần. Cho kế hoạch mở rộng tiếp theo, xà lách mang thương hiệu PAN sẽ tiếp tục xuất hiện trên nhiều chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi khác. Tiếp theo sẽ là cà chua, củ cải và các loại rau ăn lá có giá trị cao. Hiện tại, công ty đang cho tiến hành thử nghiệm cà chua trên diện tích 1.000 m2. Xuất khẩu có thể là bài toán của vài năm tới với những bước đi thích hợp, tại sao không?
    Lavici, Binh Yen, FrankRichard1 người khác thích bài này.
  7. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Bà Nguyễn Thị Trà My đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của The PAN Group

    Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (The PAN Group, HOSE: PAN) công bố Nghị quyết Hội đồng Quản trị về việc bà Nguyễn Thị Trà My Phó chủ tịch kiêm đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc từ ngày 10/5 thay ông Nguyễn Khắc Hải.

    Bà Nguyễn Thị Trà My, sinh năm 1970 tại Hà Nội, có 18 năm kinh nghiệm làm việc cho Tập đoàn đa quốc gia Biomin của Áo trong lĩnh vực nông nghiệp với cương vị Giám đốc Tài chính. Bà Trà My là đồng sáng lập CTCP Tập đoàn PAN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm trên nền tảng chuyển đổi từ Công ty Xuyên Thái Bình hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Bà cũng là người sáng lập và giữ vai trò Chủ tịch của CSC Việt Nam, một cổ đông lớn của PAN.

    Bà Trà My có bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh cấp cao của trường Shidler College of Business, Đại học Hawaii và đã hoàn thành khoá học Thay đổi tư duy lãnh đạo doanh nghiệp tại trường Đại học Harvard Hoa Kỳ.

    [​IMG]

    Bà Nguyễn Thị Trà My

    CTCP Tập đoàn PAN có tầm nhìn là tập đoàn hàng đầu khu vực trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, cung cấp những sản phẩm đáng tin cậy cùng với những giải pháp đột phá từ Việt Nam và cho thế giới thông qua chuỗi giá trị hoàn chỉnh Farm, Food, Family.

    Với nền tảng hiện tại và hướng tới những mục tiêu lớn trong tương lai, sự tham gia điều hành trực tiếp của bà Nguyễn Thị Trà My, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị tại vị trí Tổng giám đốc từ ngày 10/5 sẽ giúp tập đoàn thuận tiện trong việc triển khai kế hoạch phát triển. Với khả năng lãnh đạo cũng như kinh nghiệm dày dặn trong nhiều lĩnh vực, sự tham gia trực tiếp điều hành của bà Trà My phù hợp với giai đoạn phát triển nhanh và mạnh tiếp theo của tập đoàn.

    Tiếp tục đồng hành cùng PAN, ông Nguyễn Khắc Hải sẽ đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc.

    Năm 2017, PAN đạt 4.075 tỷ đồng doanh thu, tăng 48% so với năm 2016 và vượt 32% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 544 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ và vượt 80% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHĐCĐ giao phó, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 372 tỷ đồng. Động lực chính đến từ mảng thực phẩm, thông qua việc mua lại, gia tăng tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp có quy mô lớn trong ngành, song song với phát triển các dự án sản xuất kinh doanh mới tại các công ty thành viên.

    Năm 2018, PAN đặt mục tiêu đạt 8.786 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tăng 115,6% so với doanh thu thực hiện được trong năm 2017. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 626 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 538 tỷ đồng.


    Lavici, Binh Yen, Zeus_BK2 người khác thích bài này.
    luclacvang đã loan bài này
  8. STOCK_LAM

    STOCK_LAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2017
    Đã được thích:
    192
    với LĐ mới trẻ/đẹp/tài giỏi ...Hy vọng PAN tiếp tục tăng trưởng vững mạnh, cp luôn ổn định giữ nhịp tăng trở lên
    Lavici, Binh Yenco_be_thich_dua thích bài này.
  9. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    5 cổ phiếu Việt Nam lọt vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Index

    Trong số 18 cổ phiếu được thêm mới vào rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Small Cap Index, đặc biệt có 5 cổ phiếu của Việt Nam là CII, HCM, PAN, VPIGEX.

    Bên cạnh đó, tại đợt tái cơ cấu danh mục quý 2/2018, MSCI vừa thông báo thêm 8 cổ phiếu mới vào rổ MSCI Frontier Markets Index, nhưng loại 4 cổ phiếu ra khỏi rổ tính của chỉ số này. Trong đó, không hề có cổ phiếu của Việt Nam.

    Tất cả các thay đổi sẽ có hiệu lực sau giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu (01/06/2018).

    https://image.*********.vn/2018/05/14/MSCI-viet-sstock.jpg​

    MSCI Frontier Markets Small Cap Index

    Kết quả tái cơ cấu danh mục quý 2/2018 được MSCI công bố rạng sáng 15/05 theo giờ Việt Nam cho thấy tổ chức này quyết định thêm 18 cổ phiếu vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Index. Đặc biệt, trong đó có 5 cổ phiếu của Việt Nam là CII, HCM, PAN, VPI và GEX. 13 cổ phiếu còn lại đến từ Morocco (1), Argentina (1), Sri Lanka (1), Oman (1), Ivory Coast (1), Slovenia (1), Tunisia (5), Romania (1) và Mauritius (1).

    Ở chiều ngược lại, MSCI quyết định loại 15 cổ phiếu ra khỏi MSCI Frontier Markets Small Cap Index tại đợt xem xét tháng 5 này. 15 cổ phiếu đến từ Morocco (2), Argentina (1), Sri Lanka (2), Kuwait (2), Nigeria (1), Oman (4), Bangladesh (1), Croatia (1) và Kazakhstan (1).

    Kết quả đảo danh mục hàng quý đợt tháng 5/2018 của MSCI Frontier Markets Small Cap Indexes
    https://image.*********.vn/2018/05/15/msci-5-15-1.PNG​
    Nguồn: MSCI
    MSCI Frontier Market Index

    Cũng tại kỳ đảo danh mục này, một chỉ số khác thuộc bộ chỉ số thị trường mới nổi của MSCI là MSCI Frontier Market Index thêm mới 8 cổ phiếu. Trong đó, các cổ phiếu đến từ Morocco (1), Argentina (4), Kuwait (1), Kazakhstan (1) và Tunisia (1).

    Ở chiều ngược lại, MSCI loại 4 cổ phiếu ra khỏi rổ MSCI Frontier Markets Index. 4 cổ phiếu này đến từ Morocco (1), Argentina (1), Lebanon (1) và Tunisia (1).

    Trong danh sách trên không hề có cổ phiếu Việt Nam.

    Kết quả đảo danh mục hàng quý đợt tháng 5/2018 của MSCI Frontier Markets Index
    https://image.*********.vn/2018/05/15/msci-5-15-123.PNG​
    Nguồn: MSCI
    Như vậy, sau đợt tái cơ cấu danh mục thứ 2 của năm 2018, số lượng cổ phiếu thành phần trong danh mục MSCI Frontier Markets Index – chỉ số tham chiếu cho quỹ MSCI Frontier Markets Index ETF – sẽ tăng lên ở mức 115 mã, trong đó có 11 cổ phiếu của Việt Nam gồm: VIC, MSN, VCB, HPG, STB, GAS, BVH, BID, VNM, ROSSAB.

    Tỷ trọng đầu tư vào các quốc gia của MSCI Frontier Market Index
    (Tính đến ngày 30/04/2018)
    https://image.*********.vn/2018/05/14/MSCI2222.PNG​
    Nguồn: MSCI
    Lần công bố đảo danh mục tiếp theo của MSCI là ngày 13/08/2018 theo giờ CEST, tức rạng sáng ngày 14/08/2018 theo giờ Việt Nam.

    Tại kỳ đảo danh mục lần trước, MSCI quyết định giữ nguyên hai danh mục MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets Small Cap.

    MSCI Vietnam Index

    Tính đến ngày 30/04/2018, danh mục MSCI Vietnam Index bao gồm 15 cổ phiếu. Trong đó, 10 cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất là VNM, VIC, MSN, VRE, HPG, VCB, NVL, VJC, ROS và STB.

    MSCI Vietnam Index là chỉ số bao gồm 15 cổ phiếu thành phần và đại diện cho khoảng 85% vốn hóa được MSCI xây dựng nhằm đo lường diễn biến của các cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Vốn hóa và tỷ trọng 10 cp Việt thuộc MSCI Vietnam Index tại ngày 30/04/2018
    https://image.*********.vn/2018/05/14/msci1.PNG​
    Nguồn: MSCI
    Xem thông tin chi tiết về bộ chỉ số MSCI tại ngày 30/04/2018:

    - MSCI Frontier Markets Index

    - MSCI Frontier Markets 100 Index

    - MSCI Vietnam Index


    LaviciSTOCK_LAM thích bài này.
  10. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    5 cổ phiếu Việt Nam lọt vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Index

    Trong số 18 cổ phiếu được thêm mới vào rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Small Cap Index, đặc biệt có 5 cổ phiếu của Việt Nam là CII, HCM, PAN, VPIGEX.
    BurosSTOCK_LAM thích bài này.

Chia sẻ trang này