Phân tích các cổ phiếu ngành dược - DHG, IMP, TRA, OPC, DMC, DCL...... Mời anh em cùng thảo luận

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockvn8x, 03/04/2013.

3555 người đang online, trong đó có 329 thành viên. 07:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 19966 lượt đọc và 152 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Theo em chúng ta nên nghiên cứu 1 vài cái vĩ mô về ngành dược đã rồi đi vào chi tiết mã.

    1 - Nghiên cứu luật Dược 2005 . Đọc xong thì đương nhiên các bác sẽ hiểu sao các mã ngành Dược chưa sôi động nếu xét về tính thanh khoản

    2 - Nghiên cứu các công ty SX thuốc ở Vn ( có 1 số cty đã niêm yết trên 2 sòng )

    3 - Nghiên cứu các cty phân phối thuốc ở VN. ( cái này mới thấy ghê gớm và hiểu sao Dược là siêu tiềm năng như lại chưa phát triển nè )
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Hôm trước em phải đi gặp 1 đại ca siêu sao về tư vấn đầu tư nước ngoài ( đệ F1 của bác Trần Bạt ) về tiến độ đàm phán TPP và những rào cản trong ngành Dược

    Hôm sau em cũng phải đi gặp 1 chủ 1 chuỗi cửa hàng Dược để tìm hiểu hệ thống phân phối của nó.

    Em cũng đến nhà bạn cụ già em là 1 thương gia siêu hạng về dược và cũng là Tiến sỹ về Dược học để hỏi về chuyên môn.

    Sau 3 buổi gặp và được trả lời vô số câu hỏi em mới có kiến thức lõm bõm ban đầu.

    Em xin copy vài thông tin có trên net để chúng ta nhập môn và phân tích ngành dược cho có căn cơ và bổ sung cho nhau.


    Các nhà sản xuất dược phẩm tại Việt Nam


    Thống kê đến thời điểm cuối năm 2007, tại Việt Nam có khoảng 178 doanh nghiệp (DN) có sản xuất dược phẩm. Trong đó số lượng các DN đạt tiêu chuẩn GMP - WHO chiếm tỷ lệ còn thấp (18 DN), giá trị sản xuất trong nước còn thấp, tuy nhiên đã có những tín hiệu về tăng thị phần thuốc sản xuất trong nước từ 3 năm trở lại đây.

    Năm 2005: giá trị SX trong nước ước khoảng 395 triệu USD trên tổng doanh thu tiền thuốc thuốc tại Việt Nam 817 triệu USD (tương đương 48%)

    Năm 2006: giá trị sản xuất trong nước tăng lên 475 triệu USD (tương đương 49%)

    Năm 2007: dự kiến sản xuất trong nước đạt 600 triệu USD

    Năm 2010: dự kiến sản xuất trong nước đạt 1000 triệu USD

    Tuy nhiên do thuốc trong nước có sản lượng sản xuất nhiều (số đơn vị thuốc được sử dụng) chiếm đến 70% nhưng giá trị doanh thu lại thấp hơn vì đa số các mặt hàng trong nước sản xuất là thuốc thông thường nên giá cả khá rẻ, còn các mặt hàng chuyên khoa đặc trị thì phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá cả rất cao. Kế hoạch ngành dược đặt ra vào năm 2010 giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 60%, và tăng lên 80% vào năm 2015.

    Số lượng hoạt chất các DN Việt Nam đăng ký sản xuất cũng đã tăng lên, theo cục Quản lý dược tính đến năm 2007 các DN Việt Nam đã sản xuất tương ứng với 770 hoạt chất so với tổng 1500 hoạt chất đang được đăng ký tại Việt Nam.

    Doanh nghiệp trong nước
    Danh sách các công ty sản xuất thuốc với doanh thu lớn:

    Dược Phẩm 3/2 F.T.PHARMA- Tp.Hcm
    Agimexpharm - An Giang
    Dược Hậu Giang - Tp.Cần Thơ
    Imexpharm - Đồng Tháp
    Domesco - Đồng Tháp
    Bayer - Tp.HCM
    Vidipha - Tp.HCM
    Pharmedic - Tp.HCM
    OPC - Tp.HCM
    Hataphar - Hà Tây
    Pharbaco - Hà Nội
    Mediplantex - Hà Nội
    Traphaco - Hà Nội
    Napharco - Nam Định
    Bidiphar - Bình Định
    Pymepharco - Phú Yên
    ICA - Tp.HCM
    SPM - Tp.HCM
    Đông Nam - Tp.HCM
    Boston -Tp.HCM
    Vinapharm - Hà Nội

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    Danh sách các công ty dược FDI
    Sanofi Aventis - Pháp
    Novartis - Thụy Sĩ
    United Pharma - Philippines
    Ranbaxy - Ấn Độ
    Sing poong Daewoo - Hàn Quốc
    Korea United Pharm - Hàn Quốc
    OPV - Mỹ
    Ampharco - Mỹ
    Stada - Đức
    BOSTON PHARMA - Mỹ

    Các nhà phân phối dược phẩm tại Việt Nam

    Tính đến năm 2007 có khoảng 800 DN có đăng ký chức năng kinh doanh dược phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có khoảng 370 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện. Hàn Quốc, Ấn Độ và Pháp là những quốc gia có DN đăng ký nhiều nhất.

    Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam được phân chia ra làm 2 loại. Một là các DN tiền thân của nhà nước chuyên làm chức năng nhập khẩu hưởng hoa hồng (%) và làm thêm các chức năng dịch vụ kho bãi, giao nhận. Hai là các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động tiếp thị và xây dựng các hệ thống phân phối.

    Diethelm - Thụy Sĩ
    Zuellig Pharma - Singapore

    [cpc1] (công ty Dược phẩm Trung ương 1)-Hà Nội
    Codupha (Cty Dược phẩm TW2) - Tp.HCM
    Phyto Pharma (Cty Dược liệu TW2) - Tp.HCM
    FTPHARMA (Cty CP Dược Phẩm 3/2) - Tp.HCM
    Sapharco (Cty Dược phẩm Tp.HCM) - Tp.HCM
    Vimedimex II (Cty XNK Y Dược TW II) - Tp.HCM
    Vimedimex I (Cty XNK Y Dược TW I) - Hà Nội
    Hapharco (Cty Dược phẩm Hà Nội) - Hà Nội
    Dapharco (Cty Dược TBYT Đà Nẵng) - Đà Nẵng
    ATM PHARMA (Cty Dược ATM) - Hà Nội
    Quan So­n Pharmaceutical Joint Stock Company - Việt Nam

    Các doanh nghiệp này làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác nên doanh số báo cáo thường rất lớn, doanh thu trên sổ sách từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ mỗi năm. Tuy nhiên phần doanh số này chủ yếu do các Văn phòng Đại diện các hãng dược tại Việt Nam và nhà phân phối của họ quản lý nên các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác chỉ có được vài phần trăm hoa hồng cho doanh số trên (khoảng từ 1%-3%).

    Các VPĐD các hãng dược quốc tế lớn trực tiếp tiếp thị tại VN

    Glaxo Smith Kline - Anh
    Astra Zeneca - Anh
    Pfizer - Mỹ
    Bristol Mayer Squipp - Mỹ
    Merck Shape & Dohme (MSD) - Mỹ
    Janssen cilag - Cty con của Johnson & Johnson - Mỹ
    Bayer - Đức
    Baxter - Mỹ
    Boehringer - Đức
    Berlin Chemie - Đức
    Schering AG - Đức
    Roche - Thụy Sĩ
    Sandoz - Thụy Sĩ
    Pierre Faber - Pháp
    Les Laboratoires Servier - Pháp
    Organon - Hà Lan
    Solvay - Hà Lan
    Gedeon Richter - Hungary
    Egis - Hungary
    Medochemie - Síp
    Ebewe - Áo
    Biocheme - Áo
    Alcon - Bỉ
    Ciech Polfa - Ba Lan
    Bio-Sidus - Ác hen ti na
    LKM Laboratorio - Ác hen ti na
    Libra - Uruguay
    Stragen Pharma - Switzerland
    Beaufour Ipsen - Pháp
    S.I.A (Tenamyd Canada) - Canada
    Konimex - Indonesia
    Aurobindo - India

    Các DN chuyên về phân phối và tiếp thị lớn cho một hay nhiều nhà SX

    Diethelm - Thụy Sĩ
    Zuellig Pharma - Singapore
    Hoang Duc Pharmaceutical & Medical Supplies Co. - Việt Nam
    [cpc1- công ty dược phẩm trung ương 1]
    Mega Product - Thái Lan
    CODUPHA - Việt Nam [1]
    Tedis SA - Pháp
    Công ty TNHH TM Dược phẩm Đông Á - Việt Nam [2]
    Đô Thành - Việt Nam
    IC - Vietnam - Việt Nam
    ATM PHARMA - Việt Nam
    Công ty TNHH dược phẩm Việt Pháp - Việt Nam
    Quan So­n Pharmaceutical Joint Stock Company - Việt Nam
    Tenamyd Pharma Corp - Việt Nam

    Đây là những doanh nghiệp thực sự nắm giữ thị trường phân phối cả nước, hệ thống đại lý, khánh hàng và nhân viên thương mại (trình dược viên) của họ đông đảo và mạnh nhất, doanh số của các DN này đạt từ 100 tỷ cho đến hơn 1000 tỷ hàng năm. Lợi nhuận rất lớn, đây cũng chính là lực lượng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến giá thuốc tại Việt Nam, đặc biệt là 3 hãng lớn nhất: Zuellig Pharma, Mega Product, Diethelm. Mặc dù theo cam kết WTO, quyền phân phối dược thuộc về phía Việt Nam, tuy nhiên các công ty có này đã tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình phân phối. Trong số các công ty phân phối dược Việt Nam, Codupha nổi lên là nhà phân phối có nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp và có độ bao phủ rộng trên toàn quốc thông qua hệ thống các chi nhánh, trung tâm phân phối, hệ thống tiếp thị bán hàng, giao hàng. Các công ty phân phối dược khác cũng đang từng bước chuyên nghiệp hóa, tuy nhiên có nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn lực, hệ thống kho bãi, vận chuyển, tiếp thị...

    Mạng lưới cung ứng thuốc tại Việt Nam

    Tính đến năm 2006, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có:
    29.541 quầy bán lẻ thuốc
    7.490 nhà thuốc tư nhân
    7.417 đại lý bán lẻ thuốc
    7.948 quầy thuốc thuộc trạm Y tế xã
    464 quầy thuốc thuộc DN nhà nước
    6222 hiệu thuốc thuộc DN nhà nước (đã CP)

    Nhìn chung hệ thống lưu thông, phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp, đảm bảo đưa thuốc đến tận tay người dân. Trung bình một điểm bán lẻ phục vụ 2000 người dân.
    Trong số lượng lớn 29.541 quầy bán lẻ thuốc, thì đây là những quầy nhỏ, số lượng chủng loại thuốc ít và chủ yếu là các loại thuốc thông thường phục vụ cho người dân. Đại đa số các loại quầy này tập trung tại các vùng nông thôn, tỉnh lẻ.

    Tại các thành phố lớn, thì số lượng các nhà thuốc tư nhân chiếm áp đảo. Chỉ riêng tại TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 3000 nhà thuốc tư nhân và Hà Nội hơn 1000 nhà thuốc tư nhân. Phần còn lại nằm tại các thành phố, thị xã trung tâm các tỉnh. Tại các thị trấn huyện ở các tỉnh có rất ít nhà thuốc, trung bình mỗi thị trấn có khoảng 1 đến 2 nhà thuốc như vậy.

    So sánh chủng loại và số lượng thuốc, thì tại các nhà thuốc tư nhân có số lượng, chủng loại nhiều gấp bội so với các quầy thuốc tại các vùng nông thôn, tỉnh lẻ. Các nhà thuốc tư nhân tại thành thị ngoài các mặt hàng thông thường, thường có thêm một số loại thuốc đặc trị, ngoại nhập mà các quầy thuốc ở vùng nông thôn không có bán.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Các bác lưu ý thứ tự trên xếp theo thứ tự từ lớn đến bé nhé!
  4. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.933
    Có bác KQ vào nữa thì cổ ngành dược lại hot rồi, chọn hàng giá trị và đậm đặc nào
  5. doccotham

    doccotham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    5.627
    Dược tôi đánh giá cao nhất là Dhg, sau đó là Dmc. Dmc xứng đáng giá 5x.
    Dhg lúc 6x thì Nn mua hơn 10x, Dmc giá 21-22 thì Nn mua giá 53, vậy tại sao giá này ta 0 mua Dhg, Dmc? Nhà đầu tư Vn chỉ thích lò dò theo sau chứ 0 bao giờ muốn mình là người tiên phong và chủ động tìm cp tốt để mua trước.
  6. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    :((
    Trước khi ra quyết định đầu tư thì đương nhiên là phải đánh giá phân tích rồi, đồng tiền xương máu mình ném vào một cty nào đó, sao có thể ẩu được. Bản thân em cũng phải đánh giá kỹ lưỡng trước khi đầu tư và bác hiểu lầm ý của em. DHG và TRA là leading stocks trong Healthcare sector rồi, DHG xếp trên TRA là điều ko phải bàn cãi. nhưng em là cá nhân nhỏ lẻ , em quan tâm tới mức lợi nhuận tối đa và khả năng rủi do có thể chấp nhận được. Dù DHG tốt hơn về các chỉ số tài chính cũng như thị phần kinh doanh ... etc .Nhưng Mua khi TRA đang trong giai đoạn sidewayhơn 3X, tới hiện tại lợi nhuận đã là trên 400% sau gần 2 năm. Trong khi nếu đầu tư DHG thì ko được mức lợi nhuận cao như vậy. Chúng là ta cá nhân nhỏ lẻ , chiến lước đầu tư ko thể giống các quỹ lớn và nhà đầu tư tổ chức được.

    Em đã phải sử dụng nhiều cách đầu tư, mua bán , cách xây dựng danh mục đầu tư và em rút ra kết luận là lướt sóng và chạy theo đám đông, đội lái nghe tư vấn của brokers đều chết, phải tìm ra con đường riêng cho mình. Em thấy mình rất nhàn, ko phải vất vả ngày đêm theo dõi chỉ số, lên các 4rum bơm thổi, đánh cãi chửi nhau mệt người.

    Còn chuyện tại sao phải chú tâm vào phân tích đánh giá R&D của cty hoá dược kỹ bởi nó là yếu tố quyết định tạo nên core-business của cty hoá dược đó, nó thực sự quyết định thành công hay thất bại của cty đó còn chuyện phân phối tiêu thụ sản phẩm, các bác thấy rồi, cứ thưởng lớn và chi trả triết khấu cao cho các đại lý là được.

    Bây giờ đang là chu kỳ thịnh của các cổ phiếu phòng thủ trong đó có dược phẩm, đương nhiên cty thuộc nhóm ngành này sẽ hưởng lợi, rồi các cp dược đều tăng mạnh trong năm nay khi có hiện tượng money rotation xảy ra.

    Kinh tế có chu kỳ của kinh tế, các ngành nghề lĩnh vực cũng có chu kỳ riêng của nó, và ko ngành nghề nào có chu kỳ giống nhau, năm ngoái là năm của cô phiếu khoáng sản, năm nay sẽ là năm của cổ phiếu dược, sang năm sẽ là........:-w.
    Em ko chạy theo đám đông mà theo vĩ mô, track sector nào tương ứng với tình hình kte vĩ mô mà nó sống khoẻ, như hiện tại là các defensive sectors đang hưng thịnh , thì em cứ nhè sector đó rồi chọn leading stocks của nó mà mua không phải xoắn, không phải đau đầu, ko phải lên 4rum bơm thổi , style của em là " trade smart, not often "[r2)][r2)]
  7. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Trước khi đầu tư vào TRA , em sử dụng phương pháp phân tích " Vĩ mô -> Vi mô " - " Top - Down Invesment Appoach " tức là phân tích tình hình kinh tế toàn cầu hoặc quốc gia đó ntn rồi tới các ngành, trong bối cảnh ktế khó khăn bất ổn thì các ngành "phòng thủ " - defensive sectors như y tế, hàng tiêu dùng, nhiên liệu..etc là nơi để bỏ vốn đầu tư an toàn hơn và có lợi nhuận lớn hơn. Em ko phải day-trader như bác nên phải tốn thơi gian phân tích đánh giá rồi mới mua và gom phải mất hàng tháng vì thanh khoản rất kém, ko như bác, nếu lam giống em bác có nguy cơ dính liquidity trap là đứt.

    Khi đã tìm ra được sector thì mới phân tích tài chính, đánh giá các cty trong sector đó, rồi dùng T.A mà chọn thời điểm để mua vào.
    P/S: cá nhân em rất ngưỡng mộ kiến thức sâu rộng của bác @khongquen25 , nhưng em thấy các nghiên cứu phân tích của bác ko hợp với day-trading lắm, vì day-trading sử dụng T.A và news là chủ yếu, nhưng Fundamental của bác rất tốt . Bác có nền tảng tốt về toán và IT, bác thừa khả năng xây dựng một chỉ số riêng để " định lượng" sự thay đổi của thị trường nói chung và từng cổ phiếu nói riêng căn cứ vào thay đổi về "vốn hoá " để biết được smart money đang đổ vào đâu chứ ko phải dùng VN-Index để phân tích, bác ko thể nhìn thấy cp nào , ngành nghề nào đang thịnh hay đang suy, giống như " thầy bói xem voi" vậy !

    Just my 2cents !
  8. quyquyet

    quyquyet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2011
    Đã được thích:
    8
    cảm ơn các bác đã cho anh em các thông tin bổ ích, đây là top hay đối với tôi vì được các bác có trình độ cao(ko phải trình chém gió) vào phân tích
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Bác nói rất đúng.

    Thực ra em cũng nghiên cứu mãi rồi mới quyết định đầu tư vào ngành Dược.

    Em cũng như bác thôi nghĩa là bao giờ cũng phân tích cơ bản FA trước.

    Đầu tiên em phân tích xu hướng kinh tế vĩ mô, bối cảnh toàn cầu, bối cảnh Việt Nam để tìm ra những ngành có lợi thế hoặc chí ít là ít chịu tác động tiêu cực.

    Khi chọn được vài nhóm ngành có lợi thế em sẽ đi đến quyết định ngành nào an toàn nhất trong số các ngành đó.

    Tiếp theo trong ngành đó em lọc ra các DN theo các số liệu thống kê là " tốt nhất "

    Từ Danh sách các DN tốt nhất ấy em chọn ra 3 DN top 3 và mới phân tích chi tiết nội lực DN.

    Cuối cùng em dùng TA để xác định giá vào ra và thời điểm vào ra.

    Còn cụ thể vì sao em chọn Dược thì em phải tìm đến số liệu thống kê 3 năm gần đây là kết quả thống kê nhóm ngành tăng trưởng mạnh nhất tính từ đầu năm.

    Đương nhiên em có bảng phân tích thị trường của 2 tổ chức rất lớn quốc tế nghiên cứu về TT dược VN chứ. Cả 2 báo cáo này đều chỉ ra rằng Sức khỏe và Y tế là TT chắc chắn sẽ phát triển mạnh ở VN. Doanh thu ngành dược và y tế chiếm 1.5% GDP và vẫn tăng liên tục trên 20% cho dù VN đã đi vào thời kỳ suy thoái KT.

    Chắc bác chưa đọc phần em nhận định các ngành VN sẽ sống sót trong 3 năm tới thôi. Phần này em viết vào năm 2011.

    Tùy trong thời kỳ KT cụ thể của VN ( chủ yếu em nghiên cứu tốc độ cung tín dụng, tăng trưởng GDP và tốc độ làm phát ) để xác định cho mình 1 kỳ vọng cụ thể.

    Ví dụ như thời kỳ bất ổn này em chỉ đặt kỳ vọng 5%/ lần giao dịch mà thôi.

    Thế nên bác nghĩ em day-trading là hết sức chủ quan.

    Cơ sở dữ liệu các nhóm ngành của em đồ sộ phết so với 1 nhà đầu tư cá nhân đó. Đương nhiên nó không thể được như GSO ( tổng cục thống kê ) nhưng cũng đủ cho phép so sánh tương đối.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Chắc bác biết Zuellig chứ? Em có 1 đứa bạn học cấp 3 nhưng nó học DH Dược và hiện nay là quản lý người Việt cấp cao của nó. Khi em đầu tư vào ngành Dược và cả các Cty niêm yết trên sàn CK em đã xin cái bản báo cáo đó. Nó là 1 báo cáo chi tiết và rất tốn kém hơn nữa là bí mật kinh doanh của nó nên phải vất vả lắm em mới photo được.

    Đọc chán rồi mới tin rằng Dược là ngành tiềm năng đấy.

Chia sẻ trang này