Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

2568 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 04:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 3697537 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Thời giờ là tiền bạc (P.3) (14:19 21/01/2008)
    Biết cách tính lãi suất kép để làm gì? Quan trọng lắm chứ. Giả thử các bạn đọc trên báo một quảng cáo: ?oBạn muốn có 1 triệu đô-la? Hãy tham gia cuộc thi của chúng tôi. Người thắng cuộc sẽ nhận 25.000 đô-la liên tục trong 40 năm ?" tính ra chính xác là 1 triệu đô-la. Còn chần chờ gì nữa, xin mời, xin mời.?
    Bản in Gửi đi
    Với người bình thường, bốn mươi lần nhận 25.000 đô-la chính là 1 triệu chứ gì nữa. Nhưng với chúng ta, sau khi bỏ công đọc đến ngay đây ắt sẽ bĩu môi, tuyên bố: ?oXạo?.

    Vì sao? Nếu siêng năng, chúng ta áp dụng công thức, nếu lười, hãy bật máy vi tính lên, chúng ta sẽ biết ngay, tổng giá trị hiện tại của quảng cáo này chỉ tròm trèm 300.000 chứ làm gì đến 1 triệu đô-la, nếu dùng lãi suất chiết khấu 8%/năm.

    Trong cuộc sống, dù chưa phải là nhà doanh nghiệp, chúng ta phải đứng trước những chọn lựa mang tính ?otài chính? mà quyết định đúng đắn chỉ có thể dựa vào tính toán lạnh lùng theo công thức, chứ không thể dùng cảm tính để cân đo thiệt hơn. Nào là vay nợ, chơi hụi, mua bảo hiểm; nào là để dành tiền cho con đi du học, mua nhà trả góp...

    Giả thử bạn phải đi vay 22 triệu đồng, lãi suất 12%/năm, trả dần cả vốn lẫn lãi trong sáu năm. Bạn phải tính xem mỗi năm phải dành ra bao nhiêu tiền để thanh toán khoản vay này. Dùng phần mềm Mathwiz (xem thêm ghi chú 1 ở cuối bài), chúng ta biết để trả hết món nợ này, hàng năm chúng ta phải bỏ ra 5,351 triệu đồng.

    Một công ty bảo hiểm chào bán hợp đồng với bạn, họ tư vấn như thế này: hàng quý bạn chỉ việc nộp cho họ 1 triệu, đều đặn như thế trong 25 năm, họ sẽ giao cho bạn một cục tiền 300 triệu đồng. Nếu chưa đọc bài này, có lẽ bạn sẽ nhẩm tính: 1 triệu nhân cho bốn quý vị chi mỗi năm phải đóng 4 triệu. Hai mươi lăm năm, tính ra mới đóng 100 triệu so với 300 triệu họ hứa sẽ trao. Chà, hợp đồng này nghe hấp dẫn thật đấy. Nhưng lỡ đọc bài ?oThời gian là tiền bạc? rồi, chắc bạn sẽ phải tò mò dùng phần mềm tính xem công ty bảo hiểm này tính dựa trên lãi suất như thế nào. Kết quả cho thấy, lãi suất của hợp đồng chỉ là 7,75%/năm, tính ra chưa bằng lãi suất gởi tiết kiệm.

    Áp dụng các công thức nói trên, chúng ta cũng có thể giải những bài toán đố mang tính trắc nghiệm vui như sau: Một người cắc củm từng xu, quyết định bỏ ống, sau 65 năm, ông ta đập ống (cũng đến 40 thùng loại lớn), đếm được 8 triệu xu (tức là 80.000 đô-la). Tính bình quân, mỗi năm ông dành dụm được 1.230 đô-la. Giả thử cuối mỗi năm, ông ta đem 1.230 đô-la dành dụm suốt năm đem gởi ngân hàng, hưởng lãi suất 5%/năm (một mức lãi khá thấp đấy nhé), hỏi ông ta lẽ ra đã có thêm bao nhiêu tiền.

    Dòng tiền đều đặn 1.230 đô-la mỗi năm trong suốt 65 năm hưởng lãi 5%/năm sẽ cho ông ta khoản tiền 561.861,54 đô-la. Tính ra, vì không biết phép lạ thần kỳ của lãi suất kép, ông ta đã thiệt mất 481.861,54 đô-la (561.861,54 ?" 80.000).

    Đọc đến đây, sẽ có nhiều người bảo ai lại dại thế. Thử nhớ lại thói quen cất tiền dành dụm trong tủ của dân ta trong nhiều năm qua, chúng ta cũng có thể hình dung những khoản tiền lớn lao mất đi do chưa quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của nhiều người. Ngay ngày nay, thói quen sử dụng tiền mặt, tức là lúc nào cũng có một khối lượng tiền khổng lồ lưu thông không qua hệ thống ngân hàng hay thị trường tài chính đang làm nền kinh tế của nước ta chịu thiệt thòi không nhỏ.

    Ghi chú:

    1. Trong bài này, nếu áp dụng công thức để tính toán, mọi chuyện sẽ rối rắm, phức tạp nhất là khi tính lãi suất chiết khấu. Như chúng tôi đã giới thiệu, hiện nay có rất nhiều phần mềm tài chính giúp chúng ta tính toán nhanh chóng. Một trong những phần mềm dễ sử dụng nhất, gọn nhẹ nhất là Mathwiz Financial Calculator PRO, có giao diện như một máy tính bỏ túi. Có thể tải phần mềm này về và dùng thử trong 30 ngày miễn phí tại địa chỉ: www.informatik.com.

    [​IMG]

    Khi sử dụng, chúng ta nhớ chọn cách tính lãi kép trong ô Term (compounding): theo năm (annual), theo tháng (monthly), theo quý (quarterly) hay theo ngày (daily). Ngoài ra cũng phải chọn cách trả trước (adv) hay trả sau (arrear) trong ô Due. Chúng ta gõ những thông số đã biết vào (ô lãi suất cứ ghi theo tròn số ?" 12% ghi là 12 chứ không cần đổi thành 0,12) và nhấn chuột vào yếu tố chưa biết, kết quả sẽ hiện ra ở ô trên cùng. Đến bài này chúng ta chỉ mới dùng phần trên của máy tính, tức là phần Regular Cash Flow Analysis (Phân tích dòng tiền đều). IRR là Internal Rate of Return, tạm thời cứ xem nó là lãi suất chúng ta cần tìm và PMT là khoản tiền trả đều đặn mà trong công thức chúng ta ký hiệu là R.

    2. Trong Excel cũng có đầy đủ các công thức tính toán tài chính. Bấm Insert Function, chọn công thức muốn dùng và làm theo hướng dẫn trên màn hình.

    [​IMG]

    3. Với câu hỏi của bạn Linh Tran, ?otôi không hiểu các cách tính trên có tính đến việc lạm phát hàng năm không, khi giá cả tăng một cách nhanh chóng như thế?, GS. TS. Trần Ngọc Thơ (Đại học Kinh tế TPHCM) trong một dịp ghé thăm TBKTSG Online đã để lại lời giải thích như sau (xin thay mặt bạn đọc, cám ơn giáo sư):

    Thông thường khi chúng ta tính PV hoặc NPV của một dòng tiền tương lai cho một dự án nào đó, có hai trường hợp tính toán như sau:

    - Nếu dòng tiền thu được mà tính theo giá cả hiện hành (doanh thu, chi phí...), thì dòng tiền này đã bao gồm lạm phát trong đó và khi chiết khấu với lãi suất, cũng là lãi suất danh nghĩa, tức là trong lãi suất này đã có lạm phát trong đó rồi. Vô hình trung trong các công thức tính PV hay FV? thì mẫu số và tử số của công thức đã đồng nhất với nhau rồi, không cần phải đặt vấn đề đã tính tới lạm phát hay chưa.

    - Nhiều công ty khi yêu cầu các chuyên gia tính toán dòng tiền thì phải tính toán theo dòng tiền thực (cũng hiếm khi ai yêu cầu nhân viên của mình làm vậy). Tức là các công ty muốn loại trừ yếu tố tăng giá khi tính dòng tiền để muốn biết thực chất hơn về thành quả của công ty (hay dự án). Trường hợp này, chúng ta chỉ cần điều chỉnh lãi suất danh nghĩa về lãi suất thực mà thôi. Lưu ý là tính theo cách nào trong hai cách trên thì kết quả cho ra cũng giống như nhau (chỉ có sai số chút đỉnh trong quá trình tính toán).

    Công thức điều chỉnh lãi suất danh nghĩa về lãi suất thực là: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa ?" Lạm phát dự kiến (thực ra công thức này không chính xác lắm, nhưng nếu lạm phát dự kiến là không lớn, chỉ 1 con số, thì dùng công thức này cũng được).
    meiuhappypnlinh1706 thích bài này.
  2. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Những câu chuyện xung quanh lãi suất

    Sau loạt bài ?oThời giờ là tiền bạc? trong mục ?oHiểu sơ tài chính để chơi chứng khoán?, ông Huỳnh Thế Du (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) đã dành riêng cho TBKTSG Online bài viết sau như những ví dụ minh họa trực tiếp cho vấn đề tính toán lãi kép nhằm giúp bạn đọc dễ hình dung hơn qua các tình huống thực tế.
    Bản in Gửi đi

    Có thể có sự khác biệt giữa lãi suất thực tế và lãi suất công bố khi đi vay tiền - Ảnh minh họa: TL
    Trong lúc đang cần một chiếc xe tải nhỏ để chở hàng thuê với giá khoảng 150 triệu đồng, nhưng trong tay chỉ có khoảng 50 triệu đồng, bác Hai nảy ra ý định đi vay. Với mục tiêu được vay với mức lãi suất thấp nhất cho khoản vay 100 triệu đồng trong 36 tháng, bác Hai đã cất công tìm kiếm các nguồn có thể. Dưới đây là các phương án sẵn có:

    Phương án 1: Ngân hàng A chấp nhận cho vay lãi suất 14,4%/năm (1,2% tháng). Số tiền nợ gốc và lãi phải trả hàng tháng cho khoản vay là 3,437 triệu đồng. Điều kiện người vay phải có đủ tài sản thế chấp.

    Phương án 2: Ngân hàng B chấp nhận cho vay theo hình thức tín dụng tiêu dùng lãi suất được tính trên số dư ban đầu ở mức 9,6% năm (0,8%/tháng). Số tiền phải trả hàng tháng là 3,578 triệu đồng, gồm 2,778 triệu đồng (=100/36) là nợ gốc và 0,8 triệu đồng (=100*0,8%) nợ lãi. Điều kiện người vay phải thế chấp chiếc xe sau khi mua.

    Phương án 3: Công ty cho thuê tài chính C đồng ý cho vay 100 triệu đồng theo phương thức thuê mua, lãi suất 12% năm (1% tháng) với điều kiện người vay phải đặt cọc 5 triệu đồng tại công ty này và không được hưởng lãi. Số tiền gốc và lãi phải trả hàng tháng là 3,321 triệu đồng, nhưng vào cuối năm thứ 3, người vay sẽ được nhận lại 5 triệu đồng. Điều kiện là người vay chỉ được thực sự là chủ sở hữu chiếc xe sau khi trả hết nợ.

    Phương án 4: Nhà sản xuất cho mua trả góp trong 3 năm với số tiền bạn phải trả hàng tháng là 3,7 triệu đồng và điều kiện người mua chỉ trở thành chủ sở hữu chiếc xe thực sự sau khi trả hết nợ. Với những thông tin trên, phương án nào thực sự có lãi suất thấp nhất và phù hợp nhất đối với bác Hai? Dựa vào nguyên tắc giá trị hiện tại (PV), có thể tính ra lãi suất thực tế phải trả cho các phương án trên như sau:

    [​IMG]

    Việc tìm lãi suất thực tế (r) phải trả khá đơn giản khi sử dụng hàm tính IRR trong Excel hoặc giải phương trình

    I 1
    PV = ----- ( 1 - -------------)
    r ( 1 + r )n

    Trong đó:
    PV là số tiền vay
    I là số tiền phải trả hàng tháng
    n là số lần phải trả, ở đây n = 36

    Ở phương án thứ nhất do lãi suất được tính trên số dư giảm dần, điều này có nghĩa là vào tháng thứ nhất khi dư nợ là 100 triệu đồng thì tiền lãi người vay phải trả là 1,2 triệu đồng, nhưng đến tháng thứ 36, dư nợ chỉ còn 3,397 triệu đồng nên số tiền lãi phải trả chỉ là 41 nghìn đồng. Lúc này, lãi suất thực tế phải trả bằng lãi suất công bố 1,2% tháng hay 14,4% năm.

    Ở phương án thứ hai, sở dĩ có sự khác biệt rất lớn giữa lãi suất công bố và lãi suất thực tế phải trả vì cho dù dư nợ giảm dần nhưng người vay vẫn phải trả một số lãi cố định (900 nghìn đồng một tháng). Ví dụ đến tháng cuối cùng, dư nợ vay chưa đến 2,8 triệu đồng, nhưng lãi phải trả lên đến 900 triệu đồng, bằng 32,4% nợ gốc. Trong trường hợp này, lãi suất thực tế phải trả lên đến 1,6% tháng hay 19,24% năm so với 0,9% và 10,8%.

    Ở phương án thứ ba, cho dù số tiền hàng tháng phải trả chỉ là 3,321 triệu đồng, nhưng do số tiền thực tế người vay nhận được chỉ là 95 triệu đồng nên lãi suất thực tế phải trả là 1,3% tháng hay 15,6% năm.

    Ở phương án thứ tư, rõ ràng lãi suất người vay phải chịu lên đến 1,64% tháng hay 19,68% năm.

    Với những phương án cho vay đa dạng nêu trên, nếu áp dụng đúng nguyên tắc giá trị hiện tại thì phương án cho vay theo dư nợ giảm dần là phương án có lãi suất thấp nhất, còn những phương án khác thực ra đó chỉ là thủ thuật của bên cho vay để người vay cảm thấy lãi suất thấp hơn.

    Thực ra nhiều khi người vay phải chịu lãi suất cắt cổ như trường hợp lãi suất tính trên số dư ban đầu khi mà lãi suất thực tế phải trả gấp tới 1,8 lần lãi suất công bố. Để hạn chế việc người tiêu dùng bị ?obắt chẹt?, nhà nước cần có những quy định chặt chẽ hơn và nâng cao vai trò của những tổ chức bảo vệ người tiêu dùng.

    Lãi suất cho vay bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn có lời

    Ngoài ra, trong khi thu thập thông tin, bác Hai lại có một thông tin khá thú vị là ngân hàng có một loại hình cho vay thông thường với lãi suất chỉ là 9,6% năm, trong khi lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cũng chỉ là 9,6% năm.

    Thực ra lãi suất huy động bình quân của ngân hàng thấp hơn con số 9,6% nêu trên do các kỳ hạn ngắn hơn có lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp thái cực, thì ngân hàng vẫn có thể có lời với lãi suất huy động bằng với lãi suất cho vay. Nguyên nhân chính là do tiền gửi thường được trả lãi cuối kỳ trong khi tiền vay ngân hàng thu lãi hàng tháng.

    Ví dụ trong trường hợp thu lãi hàng tháng với lãi suất 0,8% tháng hay 9,6% năm thì lãi suất thực tế nhận được của ngân hàng sẽ = (1+0,8%)12 ?" 1 = 10,03%, cao hơn 0,43% so với con số 9,6% nêu trên.
    meiuhappy thích bài này.
  3. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Return on Assets ?" ROA

    Hệ số suất sinh lời của tài sản:
    [​IMG]

    Hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một công ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp.

    Hệ số này dùng để đo lường hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty

    Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) thường có sự chênh lệch giữa các ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại ? thường có hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) nhỏ hơn so với hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) của các ngành mà không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm ?





    Được eyolf sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 16/02/2008
    meiuhappypnlinh1706 thích bài này.
  4. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Hệ số vòng quay tài sản ?" Asset turnover.

    Hệ số vòng quay tài sản (hay vòng quay toàn bộ tài sản) có nghĩa là với mỗi một đồng tài sản thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

    [​IMG]

    Hệ số này dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

    Không có một con số cụ thể chỉ ra rằng hệ số vòng quay tài sản là bao nhiêu thì việc sử dụng tài sản là hiệu quả. Do đó khi phân tích hệ số vòng quay tài sản này sẽ được so sánh với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành thì mới chỉ ra được chính xác việc sử dụng tài sản của công ty hiệu quả như thế nào.

    Tuy nhiên hệ số này lại ngược với lợi nhuận biên tế (profit margin), có nghĩa là hệ số này càng cao thì lợi nhuận biên tế càng nhỏ và ngược lại.
    meiuhappy thích bài này.
  5. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Một số chỉ số đánh giá tiêu chí và cơ hội đầu tư (Phần đầu)

    Hiện nay, các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 10 - 15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.
    Bản in Gửi đi

    Chỉ số P/E

    Đây là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty.

    Lấy ví dụ từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Á Châu (ACB). Lợi nhuận sau thuế năm 1999 của ACB là 51.564 triệu đồng, chia cho tổng số cổ phiếu được: 151,025 đồng. Giá thỏa thuận mua bán cổ phiếu ACB (trên thị trường không chính thức) mới đây là 1,7 triệu đồng, vậy P/E của ACB bằng 1.700.000 : 151,025 = 11,25 lần.

    Chỉ số này được dùng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới đây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ, P/E là 3,4; lợi nhuận 2000 là 14,5 tỉ, P/E là 2,9.

    Nhà đầu tư mua cổ phiếu với P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỉ của năm 1999. Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỉ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và khi nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình cũng mua 3,4 lần được chứ. Thế là hoàn tất thương vụ! Nhà đầu tư trước bán được P/E là 3,4 lần (hoặc cao hơn nếu người mua mới chấp nhận) so lợi nhuận năm 2000 thì có nghĩa là họ bán cao hơn so với giá mà họ mua vào năm 1999 .

    Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi này, ở đây có hai trường hợp xảy ra:

    - Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được.

    - Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định.

    Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên Thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao.

    Hiện nay, các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 10 - 15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.

    Tuy nhiên, bạn hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là con số âm thì làm sao mà có chỉ số P/E được .

    Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn.

    Phân tích EPS

    EPS có thể hiểu đơn giản là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đáng góp. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh hoàn toàn nội tại của công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng (lợi nhuận có thể dùng chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn chứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. Ví dụ, nếu đạt 5.000 đồng trên một cổ phần thì điều đó có nghĩa là công ty tạo ra lợi nhuận là 5% trên vốn góp cổ đông (giả sử mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng).

    Như vậy, nếu một công ty chỉ đạt EPS khoảng 8 - 9% một năm thì chỉ bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng thì bạn có nên mua không, đó là điều bạn phải cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Nếu bạn mua thì có hai trường hợp xảy ra:

    - Một là bạn biết và hy vọng là công ty trong thời gian tới có thể tăng lợi nhuận do nhiều lý do như công ty đang mở rộng thị trường, đưa vào thị trường sản phẩm mới, nâng cấp bộ máy quản lý đạt hiệu quả hơn... Đây là một quyết định phản ánh thực tế công ty.

    - Hai là bạn thấy rằng trên thị trường chứng khoán, tâm lý các nhà đầu tư khác quan tâm nhiều đến việc mua cổ phiếu công ty này có thể có lý do là công ty được ưa chuộng, có ngành nghề kinh doanh "hợp thời" ví như cơn sốt của công ty Dot Com (công ty Internet) trên thế giới vậy.

    Nói tóm lại, nếu công ty đạt được mức EPS từ 15% - 35% là tỉ lệ tương đối phổ biến tại Việt Nam, nó phản ánh tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và giá vốn chấp nhận được của thị trường vốn. Ví dụ các công ty cổ phần dưới đây:

    Công Ty (Năm 1999)

    EPS (đồng)

    EPS (%)
    Ngân hàng ABC
    151.000

    15,1
    Cty CP Văn hóa Phương Nam
    24.500

    24,5
    Cty Bánh kẹo BIBICA
    50.800

    50,8
    Cty CP SACOM
    21.000

    21,0
    Cty CP REE
    5.300

    5,3

    Đánh giá tỷ lệ ROE

    Làm thế nào nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lợi của đồng vốn sở hữu cổ đông để có thể thấy được một đồng vốn tạo khả năng bao nhiêu đồng lời và tỷ lệ sinh lời của nó để quyết định đầu tư công ty X này mà không đầu tư vào công ty Y khác có cùng ngành nghề?.

    Chúng ta đã tìm hiểu chỉ số EPS, có liên quan mật thiết đến việc xác định khả năng sinh lời của công ty trên một cổ phần mà nhà đầu tư mua vào. Chỉ số này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ vốn sở hữu cổ đông mà vốn này ngoài vốn góp cổ đông dưới dạng cổ phần còn bao gồm có thể là lợi nhuận để lại các quỹ phát triển kinh doanh, chênh lệch phát hành... Phản ánh khá chính xác các khả năng đó chính là ROE (return on equity) trị giá biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).

    Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo niên độ kế toán (từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12) sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả cổ tức cho cổ phần thường chia cho toàn bộ vốn sở hữu chủ, tức tài sản ròng vào lúc đầu niên độ kế toán.

    Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để bạn đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích luỹ được (có thể lợi nhuận để lại) tạo ra bao nhiêu đồng lời. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau.

    Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này có nghĩa công ty cân đối một cách hài hoà giữa đồng vốn cổ đông với đồng vốn vay (vì nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

    Tỷ lệ này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty ở góc độ như sau:

    * Khi công ty chỉ đạt tỷ lệ ROE tương đương với lãi vay ngân hàng (khoảng 10%/năm) thì ở mức độ đánh giá tương đối, bạn hãy xem lại khả năng sinh lời của công ty này vì nếu công ty nào cũng chỉ sinh lời ở mức này thì sẽ không có công ty nào đi vay ngân hàng vì lợi nhuận từ vốn vay chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Tất nhiên ở đây chỉ đặt trường hợp công ty chưa vay ngân hàng.

    * Khi công ty đạt tỷ lệ ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì bạn nên tìm hiểu xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty có tiềm năng tăng tỷ lệ này hay không trong tương lai. Nếu còn mở rộng được thị phần thì cần thêm vốn, vốn này có thể vay và công ty vẫn có thể có lời sau khi trả lãi cho khoảng vốn vay này.

    Tuy nhiên, vay vốn ngoài việc trả lãi còn phải trả gốc cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thanh khoản công ty, vì vậy cân đối vốn vay và vốn cổ đông cũng là bài toán quản lý của công ty.

    * Ngoài ra, tỷ lệ này cũng giúp cho nhà đầu tư đánh giá các công ty trong cùng một ngành nghề để ra quyết định lựa chọn đầu tư một trong số các công ty có cùng ngành nghề đó, phương thức lựa chọn tất nhiên vẫn là tỷ lệ ROE cao, vì như đã nói ở trên thì ROE của công ty càng cao thì có khả năng tăng lợi thế cạnh tranh càng mạnh, khi đó lợi thế cạnh tranh của các công ty khác sẽ bị giảm xuống.
    meiuhappy thích bài này.
  6. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Một số chỉ số đánh giá tiêu chí và cơ hội đầu tư (Phần cuối)

    Hiện nay, các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 10 - 15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.
    Bản in Gửi đi

    Phân tích chỉ số Yield để đầu tư chứng khoán

    Chỉ số Current Yield (Tỷ suất thu nhập trên thời giá cổ phần) là một công cụ giúp nhà đầu tư tự quyết định cho mình nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào?...

    Chỉ số Current Yield (Hay người ta thường gọi là Yield) là gì? Đây là chỉ số dùng để phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào nó là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhận được trên giá chứng khoán mà cổ đông đó mua vào.

    - Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây:

    + Trường hợp 1: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm gì nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩa gì thực sự quan trọng với họ so với các chỉ số P/E, EPS như đã đề cập trong bài trước.

    Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, ép cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn.

    + Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài (như để mua làm của) thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Lúc này chỉ có cổ tức họ thu được. Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm.

    Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩa là không cần sử dụng lợi nhuận để lại có thể do: công ty sử dụng vốn vay công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư không hy vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình trong tương lai.

    Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Ví dụ như công ty Cơ điện lạnh (REE) từ ngày cổ phần hoá đến nay cổ tức nhà đầu tư nhận được chỉ là 283% trên mệnh giá cổ phần (một trăm ngàn đồng) trong khí đó tăng giá cổ phiếu là 1350% có nghĩa tăng 4,7 lần. Do vậy đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường thì điều quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn có nghĩa trong Đại hội cổ đông hàng năm để quyết định chia cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức nhiều.

    Nói tóm lại khi đầu tư bạn nên tìm hiểu và đánh giá hết các loại chỉ số phân tích để có một cái nhìn tổng thể hơn mối quan hệ của các chỉ số này đẻ ra quyết định đầu tư cho chính xác. Kỳ sau chúng tôi sẽ giúp bạn đi sâu phân tích thêm các mối quan hệ giữa tài sản công ty và tài sản cổ đông để bạn không nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất tài sản thật bên trong của công ty.

    Chỉ số NAV (Net Asset value) là gì? Cách tính NAV và đánh giá chỉ số một cách khách quan

    Chỉ số NAV có liên quan mật thiết đến việc xác định giá trị tài sản công ty và tài sản cổ đông. Từ đó nhà đầu tư sẽ không bị nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất tài sản thật bên trong của công ty.

    Thông thường nguồn vốn công ty cấu thành chính bởi nguồn vốn sở hữu của cổ đông và nguồn vốn vay. Các nguồn vốn nay tạo cho công ty các tài sản như: máy móc thiết bị, nhà xưởng... và các tài sản lưu động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Do đó có lúc công ty có vốn cổ đông (hay gọi là vốn điều lệ) thấp như tài sản thể hiện bên ngoài lớn thì chưa chắc đó là tài sản hình thành từ vốn cổ đông đóng góp mà có thể một phần từ vốn vay. Nguồn vốn sở hữu của cổ đông được gọi là Giá trị tài sản thuần của công ty, giá trị này chính là chính là chỉ số NAV (Net Asset Value).

    Giá trị tài sản thuần NAV bao gồm: Vốn cổ đông (vốn điều lệ) vốn hình thành từ lợi nhuận để lại. Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá (Share Premlum) lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.

    Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/Share (giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành) để đánh giá trị cổ phiếu trên sổ sách và giá cổ phiếu mua vào chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho bất cứ tài sản vô hình nào trừ tất cả nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng số cổ phần phát hành.

    Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty khi đầu tư ở một số khía cạnh như sau:

    - Giả sử công ty có phần mệnh giá là 100.000 đồng mà NAV là 120.000 chẳng hạn thì có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để sản xuất có thể từ nguồn lợi nhuận để lại phát hành chênh lệch... Như vậy nhà đầu tư mua cổ phần với giá 120.000 đồng thì họ vẫn mua đúng với giá trị thật trên sổ sách của nó.

    - Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng lợi nhuận công ty đạt được cao thì nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu với giá cao hơn NAV để mong lợi nhuận gia tăng khi đó sẽ có chia cổ tức có tích luỹ và NAV sẽ tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới.

    - Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng công ty vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục giảm NAV thì bạn có quyết mua với 120.000 đồng hay cao hơn không. Đây là quyết định khó khăn và rủi ro nhất nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá phân tích của nhà đầu tư về công ty ở nhiều khía cạnh thông tin chính xác về công ty tương lai để quyết định. Ở đây chỉ có một nguyên tắc đơn giản mà nhà đầu tư chấp nhận đầu tư đó là "lợi nhuận cao thì rủi ro cao".

    Nói tóm lại NAV là thước đo bảo thủ nhất để nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của công ty theo giá trị thực của công ty. Trong thực tế điều chú trọng nhất vẫn là vấn đề "lợi nhuận" luôn được đặt lên hàng đầu vì đó là cơ sở chính để đánh giá khả năng sinh lời của việc sử dụng đồng vốn của công ty
    ledinhmanh, xeko89, meiuhappy1 người khác thích bài này.
  7. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Cám ơn đã ủng hộ, còn tiếp nhiều lắm, xin mời đón xem.
    daochinh2209meiuhappy thích bài này.
  8. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Ai đọc mà không vote cho tớ là sẽ quên hết đấy, hê hê...
    daochinh2209meiuhappy thích bài này.
  9. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Getting Back Your Winning Edge - Lấy lại tinh thần chiến thắng

    Kinh doanh là một công việc dẻo dai. Trong kinh doanh lời lỗ là chuyện bình thường. Điều cần thiết là không bỏ cuộc và đứng lên sau mỗi thất bại. Những nhà kinh doanh thành công là những người nhìn xa trông rộng. Cuối cùng thì tất cả những vấn đề trên là một bức tranh hoành tráng: lợi nhuận kiếm được sau một loạt các thương vụ giao dịch. Tự mình đứng dậy sau mỗi thất bại nói dễ hơn làm. Khi thất bại liên tiếp thì có thể khó mà gượng dậy được.

    Khi gặp thất bại, điều đầu tiên chúng ta thường ngẫm nghĩ là những sai lầm mình đã mắc phải. Chúng ta cũng sẽ dễ cảm thấy tiếc nuối cho bản thân. Bỗng chốc những thất bại dường như xuất hiện ngay trước mắt chúng ta trong khi mọi thành công lại có vẻ chỉ là những may mắn, chẳng mấy liên quan. Thay vì nhớ đến những thành công, chúng ta có khuynh hướng nhớ lại từng thất bại và thậm chí bắt đầu nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ thành công lần nữa. Do việc kinh doanh là một việc đầy thử thách nên chúng ta dễ rơi vào tâm trạng thất vọng. Nếu không tự đứng dậy và đi tiếp, bạn sẽ cảm thấy bi quan không muốn tiếp tục. Bạn không tìm kiếm những cơ hội sinh lợi mà thực sự không mang lại kết quả hay phạm nhiều sai lầm trong giao dịch để đến nỗi tự đào huyệt chôn mình. Trước khi tâm trạng bi quan trở nên trầm trọng, điều cần thiết là mau chóng lấy lại tinh thần lạc quan!
    Nhưng bằng cách nào? Làm thế nào để chúng ta lấy lại tinh thần lạc quan? Bác sĩ Ari Kiev đã đưa ra lời khuyên là khi những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, hãy nhanh chóng nhìn nhận những suy nghĩ này và rồi không nghĩ đến chúng nữa. Việc cố bỏ qua hay gạt bỏ những suy nghĩ không vui khỏi tâm trí chỉ làm tiêu hao thêm năng lượng tâm lý hơn là việc nhìn nhận tinh thần không vui và để những ý nghĩ đó tự biến mất. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tránh ưu tư về những suy nghĩ tiêu cực. Một số người ngần ngại khi trải qua những tâm trạng không vui. Họ cảm thấy có lỗi khi rơi vào sự thất vọng. Thế nhưng, suy nghĩ này chỉ khiến cho mọi việc tồi tệ hơn mà thôi. Đừng e ngại khám phá và nhìn nhận tâm trạng của bản thân. Miễn là bạn không để những tâm trạng đó chi phối hay cứ nghĩ mãi về điều này, việc cảm thấy xuống tinh thần trong chốc lát cũng là điều có lợi.

    Một cách khác giúp bạn tự đứng dậy sau thất bại đó là, hãy nghĩ đến những lúc bạn đã thành công. Hãy đọc qua danh sách những thành tựu, rồi bạn sẽ tự đứng dậy và cảm thấy lạc quan trở lại. Khi cảm thấy thất vọng, hãy cố nghĩ đến một điều khác ngoài tâm trạng u sầu của bạn. Hãy thử tưởng tượng bạn đang chơi một môn thể thao hay đi đến quán café bạn vẫn yêu thích. Điều cơ bản là bạn quên đi tâm trạng không vui của bản thân ngay lúc đó và nghĩ đến những điều làm bạn vui thích hơn. Khi thật sự chán nản, tập thể thao cũng có thể là một cách giúp bạn lấy lại tinh thần vì các cuộc nghiên cứu đã cho thấy hoạt động thể thao là một trong những cách tốt nhất giúp loại bỏ tâm trạng không vui.

    Giao dịch trong một tinh thần là cần thiết để đi tới thành công. Khi bạn giao dịch với một tâm trạng không vui, có thể bạn sẽ phạm phải những sai sót. Điều cốt yếu là phải duy trì sự lạc quan, bình thản và thư giãn. Khi bạn giao dịch với một đầu óc thoải mái, bạn có thể tập trung dễ dàng hơn, không phạm phải sai lầm và làm tăng cơ hội thành công của mình.
    meiuhappybinhnguyenpnam thích bài này.
  10. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Mental Testing: Making Sure Your Mind Is Engaged - Để giữ tâm trí minh mẫn

    Những nhà kinh doanh thành công tin vào trực giác của họ. Giác quan của bạn về hành động của thị trường là quan trọng. Nhận thức của bạn cần phải chính xác.

    Nhưng mà nhận thức và suy nghĩ của bạn không chỉ đơn thuần là về trí óc, mà chúng cũng còn chịu tác động bởi các yếu tố thể chất. Khi bạn mệt mỏi và không thể kết nối được với thị trường, bạn có thể hành động hấp tấp và sẽ cảm thấy hối tiếc sau này. Cần thiết phải giao dịch với một tâm trạng đầu óc thích hợp. Và khi cảm thấy không thể giao dịch một cách tốt nhất thì hãy nên tạm đứng bên ngoài ?ocuộc chơi?.

    Đã bao giờ bạn bắt đầu một ngày giao dịch với cảm giác mệt mỏi và không tập trung chưa? Bạn cảm thấy thật khó tập trung đến nỗi không thể thực hiện những bước tiếp theo. Khi điều này xảy ra, hãy thực hiện một số việc để giúp trí não bạn vận động như nhìn qua một số các biểu đồ, xem lại những giao dịch đã qua hay bằng bất kỳ cách nào khác để trí óc bạn vẫn nghĩ về việc thực hiện giao dịch. Nếu vẫn gặp khó khăn và bạn cảm thấy không quan tâm đến thị trường chứng khoán, hãy thử thưởng thức chút thức ăn nhẹ, thư giãn xem tin tức hay đọc một tờ báo tài chính. Điều cốt lõi là giúp tâm trí bạn làm việc thay vì để đầu óc ù lì. Một khi tâm trí đã làm việc theo đúng hướng, bạn sẽ bận rộn quan tâm đến các thị trường và dễ dàng nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo để thực hiện việc giao dịch.
    Đôi khi, bạn không cần phải quá cố gắng để đẩy trí óc làm việc, nhưng cũng có lúc bạn hoàn toàn ?ochịu thua". Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn cần là đi tản bộ hay tập thể dục để cơ thể được vận động. Do tinh thần gắn liền với thể chất nên khi bạn đi dạo và tập thể dục, trí óc bạn cũng sẽ bắt đầu làm việc.

    Nếu bạn vẫn thấy không thể tập trung vào việc thực hiện giao dịch, hãy để mọi việc sang một bên cho đến khi bạn hoàn toàn ?ohồi phục? trở lại. Hãy nghỉ ngơi để cơ thể bạn lấy lại năng lượng tinh thần hay nếu cần, nghỉ cả ngày cho đến khi bạn đã hoàn toàn lấy lại sức. Thực hiện giao dịch cần đến năng lượng tinh thần nên nếu cơ thể mệt mỏi, bạn sẽ không thể tập trung và thực hiện giao dịch hết sức mình. Tất cả những gì bạn cần là nghỉ ngơi hợp lý. Dù có làm gì, cũng đừng ép bản thân thực hiện giao dịch khi tâm trí đang mệt mỏi. Vì nếu làm vậy, bạn sẽ phạm sai lầm và hành động bốc đồng khi giao dịch. Cuối cùng, bạn sẽ thất bại và cảm thấy nuối tiếc. Trái lại, nếu thực hiện giao dịch khi tâm trí sảng khoái, bạn sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn về lâu dài.

Chia sẻ trang này