Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

6182 người đang online, trong đó có 637 thành viên. 22:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 3697662 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. TopModel

    TopModel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Đã được thích:
    2
    Pháp và Bỉ phải giải cứu Dexia SA với khoản tiền 9,2 tỷ $
    Hết Mỹ lại đến Âu, ngày nào cũng có NH phá sản thế này.
  2. tintucotc

    tintucotc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2007
    Đã được thích:
    145
    DJ mà giữ vững được mốc 8xxx, và đi lên là xem xét CK dài hạn được rồi.

    Được tintucotc sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 16/10/2008
  3. mostocks

    mostocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Đã được thích:
    1
    Trong khi ko có một lí thuyết đơn lẻ hay một chuỗi những yếu tố đángtin cậy nào dẫn dắt cách phân tích cơ bản, nhà phân tích cơ bản tập trung nghiên cứu các dấu hiệu kinh tế vĩ mô như GDP, lãi suất (interest rate), lạm phát, nạn thất nghiệp, nguồn cung cấp tiền, các nguồn dự trữ trao đổi ngoại tệ, nguồn thương mại, và tính năng suất để đánh giá giá trị trong tương lai của một ngoại tế. Hoạt động của các ngân hàng trung tâm, điều kiện kinh tế cụ thể, giá các nguồn tài nguyên ( như vàng và dầu), những phát triển về mặt chính trị và các sự kiện địa chính trị là những yếu tố khác nữa cũng ảnh hưởng đến các loại ngoại tệ.

    Nói cách khác, tỉ giá trao đổi là sự phản anh của số dư giữa nguồn cung và nguồn cầu của các loại tiền và phương pháp phân tích cơ bản là phương pháp nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến số dư đó. Để hiểu được điều này, trước nhất bạn cần phải hiểu được bối cảnh cơ bản của một nền kinh tế.

    Vòng tuần hoàn kinh tế:


    Vòng tuần hoàn kinh tế rất giống với bât cứ một vòng đời sản phẩm hay vòng đời doanh nghiệp nào. Cũng có 4 kì tuần hoàn đại diện cho lên xuống của những sự thay đổi trong các hoạt động kinh tế. 4 kì này là:

    1) Kì Mở rộng hay còn gọi là kì phát triển hoặc kì phục hồi ( Expansion, Growth hoặc Recovery Phase)

    2) Kì đỉnh điểm ( The peak hoặc Top)

    3) Kì suy thoái hoặc kì khủng hoảng kinh tế ( The recessionary hoặc Contraction Phase)

    4) Kì đáy ( The Trough hoặc Bottom)



    Kì I -Kì Phát triển hay Kì mở rộng (cũng còn gọi là kì phục hồi)

    Trong kì mở rộng, nền kinh tế đi theo hướng dao động lên. Các hoạt động kinh tế đều phát triển và mở rộng, sản xuất và nhu cầu gia tăng, tỉ lệ lao động cũng theo đó mà tăng. Các doanh nghiệp và các khách hàng bắt đầu mượn tiền để mở rộng các hoạt động và gia tăng tiêu thụ của họ. Điều này cũng theo đó mà giúp gia tăng lãi suất.

    Kì II- Kì đỉnh điểm

    Khi vòng tuần hoàn kinh tế lên đến đỉnh điểm, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ vượt quá nguồn cung, vì vậy mà tạo nên thị trương của người bán. Và như thế, giá cả bắt đầu tăng nhanh, dẫn đến lạm phát. Trong suốt quá trình lạm phát, sẽ có quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hóa. Hậu quả là vì giá sản phẩm gia tăng nên khả năng mua hàng của khách hàng cũng giảm và nhu cầu cũng theo mà giảm. Điều này cũng theo đó mà khiến cho các hoạt động kinh tế giảm. Vòng tuần hoàn bước vào kì thứ 3, hay là một sự khủng hoảng kinh tế.

    Kì III: Kì khủng hoảng kinh tế (cũng được gọi là kì suy thoái)


    Vì sản xuất và kinh doanh chìm xuống, các người chủ doanh nghiệp bắt đầu giảm thiểu số công nhân. Những người bị sa thải, về hưu sớm, hay tạm thời nghĩ dẫn đến việc gia tăng thất nghiệp, khiến cho nhu cầu còn giảm hơn nữa. Theo đó, giá cả bị sụp xuống bất thình lình dẫn đến quá trình phản lạm phát, tức là điều kiện kinh tế tiêu biểu bởi tình hình giá cả bị giảm dai dăng và đáng kể.

    Kì IV: Kì đáy

    Cuối cùng, vòng tuần hoàn kinh tế bước vào kì IV, kì đáy. Lãi suất cắt giảm để khuấy độgn các hoạt động kinh tế. GIá cả thấp đi cũng khuấy động nhu cầu. Cuối cùng kinh tế sẽ bắt đầu đi lên và chuyển mình vào kì tiếp theo là kì mở rộng.

    Và vòng tuần hoàn kinh tế cứ như vậy mà tiếp diễn.


    Được mostocks sửa chữa / chuyển vào 10:56 ngày 09/12/2008
    pnlinh1706 thích bài này.
  4. powerpick

    powerpick Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Đã được thích:
    51
    I am sorry because of spam but I have to say
    Cái này là basic analysis. Xin đừng có chen ngang vào mấy cái commnet ngắn hạn down John lên hay xuống. Những bài viết có chất lượng kinh nghiệm của các bậc tiền bối sưu tầm thì hãy post vào đây.
    Những kinh nghiệm phân tích, thủ thuật, hoặc là các chiêu làm giá của mấy BBs thì nên post
  5. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Kết hợp FA và TA nhé, giả sử mức đỉnh GDP là 100% nhé:

    - Điều chỉnh nhẹ: biến động lên xuống không quá 10%

    - Điều chỉnh mạnh: biến động lên xuống luôn ở mức 11%-23%

    - Suy thoái: biến động lên xuống nằm ở vùng 24%-40%

    - Khủng hoảng: 41% - 63%

    - Đại khủng hoảng: 64% - 91%

    => Tuy nền kinh tế các nước phải sau 9-12 tháng mới cho kết quả GDP để nhận biết kinh tế mình đã ở khu vực nào, nhưng nhiều chỉ số chứng khoán đã phản ứng rất dứt khoát (đi trước). Do vậy, theo hugncom nghĩ, người ta chỉ còn chờ thời gian đủ ngấm là sẽ công bố thời kỳ khủng hoảng và rất có thể mạnh dạn cảnh báo nguy cơ đại khủng hoảng over 1929-1933 xuất hiện mà thôi, các bạn hãy chuẩn bị trước để không bị sốc thuốc

  6. mostocks

    mostocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Đã được thích:
    1
    Tìm hiểu về giá trị vốn hoá thị trường



    Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy mô của một DN, được xác định bằng giá thị trường của cổ phiếu nhân (x) với số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Giá trị vốn hoá thị trường của một DN luôn được xem là chỉ tiêu chủ yếu và quan trọng để đánh giá thành công hay thất bại của một công ty niêm yết. Tuy nhiên, khi xem xét chỉ số này, NĐT cần lưu ý một số vấn đề sau:

    - Khi tính giá trị vốn hoá thị trường, người ta chỉ tính đến các cổ phiếu phổ thông, chứ không tính đến cổ phiếu ưu đãi.

    - Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường của một công ty thường nhỏ hơn tổng số cổ phiếu mà công ty phát hành, bởi có thể một phần không nhỏ số cổ phiếu này nằm trong tay các thành viên nội bộ của công ty, một phần khác thì được công ty mua lại làm cổ phiếu quỹ...

    - Giá trị vốn hoá thị trường có thể tăng hoặc giảm do một số nguyên nhân không liên quan đến kết quả hoạt động của công ty như việc mua lại một công ty khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn hay mua lại chính cổ phiếu của mình. Mặt khác, giá trị vốn hoá thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kỳ vọng của NĐT. Vì vậy, chỉ số này không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thực sự của công ty đó.

    Phân loại công ty theo giá trị vốn hóa thị trường

    Cổ phiếu bluechip thường là cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hoá thị trường lớn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chuẩn mực cho việc phân loại công ty theo giá trị vốn hoá thị trường.

    Tại TTCK Việt Nam, ngày 2/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, giá trị vốn hóa TTCK đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/4/2008, tổng giá trị vốn hoá TTCK Việt Nam mới đạt khoảng 320 nghìn tỷ đồng, bằng 28% GDP năm 2007 (giá trị vốn hóa thị trường năm 2007 bằng 40% GDP), thấp xa so với quy mô của các thị trường khu vực và thế giới. Theo thống kê, các DN đã niêm yết có giá trị vốn hoá thị trường đạt trên 1.000 tỷ đồng (62,5 triệu USD) ở cả 2 sàn mới đạt 50 DN, trong đó số đạt từ 10 nghìn tỷ đồng trở lên mới có 9 DN (sàn TP. HCM có 7, đứng đầu là VNM với 19,8 nghìn tỷ đồng, tiếp đến là DPM trên 19 nghìn tỷ đồng, STB 17,03 nghìn tỷ đồng, PPC 12,554 nghìn tỷ đồng, VPL 12,3 nghìn tỷ đồng, PVD 12,005 nghìn tỷ đồng, VIC 10,5 nghìn tỷ đồng; sàn Hà Nội có 2, đứng đầu - đồng thời đứng đầu cả nước là ACB trên 26,2 nghìn tỷ đồng, sau đó là KBC gần 15,8 nghìn tỷ đồng). Như vậy, DN niêm yết có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay chưa tới 1,7 tỷ USD và số công ty đạt trên 1 tỷ USD hiện mới có 4.
  7. tintucotc

    tintucotc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2007
    Đã được thích:
    145
    Gặp gấu bự, bác nào manh động dù ít nhiều ko khéo là bị gấu vả rơi răng. Khéo léo thì thoát nạn kiếm được chút cháo trong mạo hiểm giông bão.
  8. vfxdotvn

    vfxdotvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2008
    Đã được thích:
    1
    Sự phát triển các hình thái của tiền tệ

    Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là của hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hoá.
    Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem đã có những dạng tiền tệ nào trong lịch sử, chúng đã ra đời như thế nào và tại sao lại không còn được sử dụng nữa. Bằng cách này chúng ta sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về khái niệm tiền tệ.

    1. Tiền tệ hàng hoá - Hoá tệ (Commodity money)

    Đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ. Đặc điểm chung của loại tiền tệ này là: Hàng hoá dùng làm tiền tệ trong trao đổi phải có giá trị thực sự và giá trị của vật trung gian trao đổi này phải ngang bằng với giá trị hàng hoá đem ra trao đổi, tức là trao đổi ngang giá một hàng hoá thông thường lấy hàng hoá đặc biệt - tiền tệ3. Hoá tệ xuất hiện lần lượt dưới hai dạng:

    1.1. Hoá tệ phi kim loại

    Hoá tệ phi kim loại là tiền tệ dưới dạng các hàng hoá (trừ kim loại). Đây là hình thái cổ
    nhất của tiền tệ, rất thông dụng trong các xã hội cổ xưa. Trong lịch sử đã có rất nhiều loại hàng hoá khác nhau từng được con người dùng làm tiền tệ. Trong cuốn ?oPrimitive money? của Paul Einzig viết năm 19664, ông đã đưa ra những thống kê khá thú vị sau về những loại tiền cổ xưa mà theo ông nhiều số trong đó vẫn còn được sử dụng cho đến cả ngày nay. Đó là:
    - Răng cá voi ở đảo Fiji
    - Gỗ đàn hương ở Hawaii
    - Lưỡi câu (cá) ở quần đảo Gilbert
    - Mai rùa ở đảo Marianas
    - Tuần lộc ở nhiều nơi thuộc Nga
    - Lụa ở Trung quốc
    - Bơở Na Uy
    - Da ở Pháp và Ý
    - Rượu Rum ở Australia
    - Bộ lông vẹt đỏ ở quần đảo Santa Cruz (vẫn còn cho đến năm 1961)
    - Gạo ở Philippines
    - Hạt tiêu ở Sumatra
    - Đường ở đảo Barbados
    - Nô lệ ở Châu Phi xích đạo, Nigeria, Ailen
    - Những chuỗi vỏ sò của những thổ dân da đỏ Bắc Mỹ
    - Bò, cừu ở Hy lạp và La mã
    - Muối ở nhiều nơi.
    Tuy nhiên, hoá tệ phi kim loại có nhiều điểm bất tiện như: tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản cũng như vận chuyển, và chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương. Vì vậy mà hoá tệ phi kim loại dần dần biến mất và được thay thế bằng dạng hoá tệ thứ hai: hoá tệ kim loại.

    1.2. Hoá tệ kim loại

    Hoá tệ kim loại là tiền tệ dưới dạng các kim loại, thường là các kim loại quý như vàng,bạc, đồng?.
    Nói chung các kim loại có nhiều ưu điểm hơn so với các hàng hoá khác khi được sử dụng làm tiền tệ như: chất lượng, trọng lượng có thể xác định chính xác, dễ dàng hơn, thêm vào đó, nó lại bền hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi?.
    Trong thực tiễn lưu thông hoá tệ kim loại, chỉ có vàng trở thành loại tiền tệ được sử dụng phổ biến và lâu dài nhất. Bạc rồi đồng chỉ được sử dụng thay thế khi thiếu vàng dùng làm tiền tệ.
    Sự thống trị của tiền vàng có được là do vàng có những ưu việt hơn hẳn các hàng hoá khác trong việc thực hiện chức năng tiền tệ:

    *
    Vàng là một loại hàng hoá được nhiều người ưa thích. Chúng ta biết rằng, vàng chưa chắc đã là kim loại quý hiếm nhất nhưng nhu cầu của xã hội về vàng đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và ngày càng tăng làm cho vàng trở thành một thứ hàng hoá rất hấp dẫn, được nhiều người ưa thích. Vì vậy, việc dùng vàng trong trao đổi dễ dàng được chấp nhận trên phạm vi rộng lớn.
    *
    Những đặc tính lý hoá của vàng rất thuận lợi trong việc thực hiện chức năng tiền tệ. Vàng không bị thay đổi về màu sắc và chất lượng dưới tác động của môi trường và cơ học nên rất tiện cho việc cất trữ. Nó dễ chia nhỏ mà không ảnh hưởng tới chất lượng.
    *
    Giá trị của vàng ổn định trong thời gian tương đối dài, ít chịu ảnh hưởng của năng suất lao động tăng lên như các hàng hoá khác. Sự ổn định của giá trị vàng là do năng suất lao động sản xuất ra vàng tương đối ổn định. Ngay cả việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào khai thác cũng không làm tăng năng suất lao động lên nhiều. Điều này làm cho tiền vàng luôn có được giá trị ổn định, một điều kiện rất cần thiết để nó có thể chấp hành tốt các chức năng tiền tệ.

    Trong giai đoạn đầu, tiền vàng thường tồn tại dưới dạng nén, thỏi. Nhưng về sau để tiện cho việc trao đổi, tiền vàng thường được đúc thành những đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết nhất định. Loại tiền này vì thế mà còn được gọi là tiền đúc. Tiền đúc xuất hiện đầu tiên tại Trung quốc, khoảng thế kỷ thứ 7 trước CN, sau thâm nhập sang Batư, Hy lạp, La mã rồi vào châu Âu. Các đồng tiền lưu hành ở châu Âu trước kia đều dưới dạng này. Ví dụ: đồng ?opound sterling? của Anh, đồng livrơ hay lu-y của Pháp? Trước kia đồng bảng Anh vốn là những đồng xu bằng bạc có in một ngôi sao trên bề mặt, trong tiếng Anh cổ ?osterling? nghĩa là ngôi sao cho nên những đồng xu đó được gọi là ?opound sterling?, còn ký hiệu đồng bảng Anh (£) là bắt nguồn từ một từ Latinh cổ ?olibra? giống nghĩa với từ ?opound?.
    Tiền vàng đã có một thời gian thống trị rất dài trong lịch sử. Điều này đã chứng tỏ những hiệu quả to lớn mà nó mang lại cho nền kinh tế. Một sự thực là hệ thống thanh toán dựa trên vàng vẫn còn được duy trì cho đến mãi thế kỷ 20, chính xác là đến năm 1971. Ngay cả ngày nay, mặc dù tiền vàng không còn tồn tại trong lưu thông nữa, nhưng các quốc gia cũng như nhiều người vẫn coi vàng là một dạng tài sản cất trữ có giá trị.Tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ như vậy, tiền vàng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi của xã hội khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến mức cao. Một loạt lý do sau đây đã khiến cho việc sử dụng tiền vàng ngày càng trở nên bất tiện, không thực hiện được chức năng tiền tệ nữa:
    (1) Quy mô và trình độ sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, khối lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra trao đổi ngày càng tăng và đa dạng; trong khi đó lượng vàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu về tiền tệ (nhu cầu về phương tiện trao đổi) của nền kinh tế.
    (2) Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hoá khác tăng lên do năng suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng suất lao động chung của các ngành sản xuất hàng hoá khác. Điều đó dẫn đến việc giá trị của vàng trở nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một số lĩnh vực có lượng giá trị trao đổi mỗi lần nhỏ như mua bán dịch vụ hoặc hàng hoá tiêu dùng?.
    (3) Ngược lại, trong những giao dịch với giá trị lớn thì tiền vàng lại trở nên cồng kềnh.
    (4) Việc sử dụng tiền tệ hàng hoá bị các nhà kinh tế xem như là một sự lãng phí những nguồn tài nguyên vốn đã có hạn. Để dùng một loại tiền tệ hàng hoá, xã hội sẽ phải cắt bớt các công dụng khác của hàng hoá đó hoặc dùng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất bổ sung. Rõ ràng là với việc dùng vàng làm tiền tệ con người đã phải giảm bớt các nhu cầu dùng vàng làm đồ trang sức hoặc trong các ngành có sử dụng vàng làm nguyên liệu vì xã
    hội phải dành một phần lớn số lượng vàng hiện có để làm tiền tệ.
    Với những lý do như vậy mà xã hội đã phải đi tìm cho mình một dạng tiền tệ mới phù hợp hơn. Chúng ta chuyển sang hình thái tiền tệ thứ hai: ....
  9. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148
    phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật cứ lọ mọ mãi chưa dò thấy đường. Các bác để em quăng 1 quẻ nhé: Năm nhuận đồng nghĩa với thất bát- Năm nay 7 phiên giảm sẽ có 3 phiên tăng==> tổng kết là móm
  10. vfxdotvn

    vfxdotvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2008
    Đã được thích:
    1
    2 Tiền giấy (paper money)
    Tiền giấy xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng do các ngân hàng thương mại phát hành (gold certificate, silver certificate). Đây là các cam kết cho phép người nắm giữ giấy này có thể đến ngân hàng rút ra số lượng vàng hay bạc ghi trên giấy. Do có thể đổi ngược ra vàng và bạc nên các giấy chứng nhận này cũng được sử dụng trong thanh toán như vàng và bạc. Sự ra đời những giấy chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch với những khoản tiền lớn cũng như việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
    Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hoá thành các tờ tiền giấy có in
    mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng qui định cho đồng tiền đó. Ví dụ: ở Anh trước đây bên cạnh những đồng pound sterling tiền đúc còn lưu hành đồng bảng Anh bằng giấy do các ngân hàng phát hành và được đổi tự do ra vàng theo tỷ lệ 1 bảng Anh tương đương 123,274 grain, tương đương với 7,32238 gr vàng nguyên chất. Việc đổi từ tiền giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng phát hành ra nó. Loại tiền giấy này rất phổ biến ở châu Âu trong thời gian trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thường được gọi là tiền ngân hàng hay giấy bạc ngân hàng (bank note). Việc sử dụng tiền ngân hàng hoàn toàn mang tính chất tự nguyện.
    Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy, các nhà nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc ngân hàng, từ nay mọi việc phát hành chỉ do một ngân hàng duy nhất gọi là ngân hàng trung ương thực hiện. Vì thế ngày nay nói đến giấy bạc ngân hàng phải hiểu là giấy bạc của ngân hàng trung ương. Hàm lượng vàng của đồng tiền giấy bây giờ được qui định theo luật từng nước. Ví dụ: hàm lượng vàng của đồng đô la Mỹ công bố tháng 1 năm 1939 là
    0.888671g. Vì vậy mà người ta còn gọi tiền giấy này là tiền pháp định (Fiat money).

    Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến tranh cũng như khủng hoảng kinh tế5, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả năng được đổi ngược trở lại ra vàng (ở Pháp, tiền giấy bị mất khả năng đổi ra vàng vào các năm 1720, 1848 - 1850,
    1870 - 1875, 1914 - 1928 và sau cùng là kể từ 1/10/1936 tới nay; ở Mỹ trong thời gian nội chiến, từ năm 1862 - 1863 nhà nước phát hành tiền giấy không có khả năng đổi ra vàng và chỉ tới năm 1879 khi cuộc nội chiến đã kết thúc mới có lại khả năng đó), thậm
    chí có những thời kỳ cả tiền giấy được đổi ra vàng và tiền giấy không đổi được ra vàng cùng song song tồn tại6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ còn duy nhất đồng USD là
    có thể đổi ra vàng, tuy nhiên tới năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng USD ra vàng, sự tồn tại của đồng tiền giấy có thể đổi ra vàng trong lưu thông thực sự chấm dứt.
    Ngày nay, tiền giấy thực chất chỉ là các giấy nợ (IOU) của ngân hàng trung ương với những người mang nó. Nhưng không như hầu hết các giấy nợ, chúng hứa trả cho người mang nó chỉ bằng các tờ tiền giấy khác7, tức là ngân hàng trung ương thanh toán các giấy
    nợ này bằng các giấy nợ khác. Và vì vậy, giờ đây, bạn mang tờ 100.000 đ ra ngân hàng người ta sẽ chỉ đổi cho bạn ra các đồng tiền với mệnh giá nhỏ hơn như 20.000, 10.000,
    5000 đ chứ không phải là vàng. Khi phát hành tiền giấy thì tiền giấy trở thành tài sản của người sở hữu chúng, nhưng đối với ngân hàng trung ương lại là một khoản nợ về giá trị (hay về sức mua) của lượng tiền đã phát hành ra. Chính vì vậy, khi phát hành ra một lượng tiền bao giờ lượng tiền này cũng được ghi vào mục Tài sản Nợ trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng Trung ương.
    Qua nghiên cứu quá trình hình thành tiền giấy, có thể thấy, tiền giấy ra đời với tư cách
    là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (tiền vàng), được phát hành ra để thay thế cho tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ nhằm khắc phục những nhược điểm của tiền tệ kim loại. Chính vì vậy, tiền giấy vẫn được sử dụng với giá trị như giá trị tiền tệ kim loại mà nó đại diện mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều. Tờ giấy bạc 10 USD trước năm

    1970 mặc dù được in ấn khá công phu trên chất liệu giấy đắt tiền vẫn không thể có giá trị bằng 8,88671g vàng mà nó đại diện. Và với việc in thêm chỉ một con số 0 nữa chúng ta cũng sẽ có một tờ 100 USD với chi phí rẻ hơn nhiều so với 88,8671g vàng mà nó đại diện. Cũng vì thế tiền giấy còn được gọi là tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị hay là tiền danh nghĩa (token money).
    Tiền giấy ngày nay không còn khả năng đổi ngược trở lại tiền tệ kim loại (tiền vàng) như trước nữa. Việc xã hội chấp nhận sử dụng tiền giấy mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện là vì tiền giấy được quy định trong luật là phương tiện trao đổi, vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành (tức NHTW), và vì người ta thấy việc sử dụng tiền giấy là tiện lợi. Thế nhưng một khi mất lòng tin vào cơ quan phát hành, không còn tin rằng NHTW có thể đảm bảo cho giá trị danh nghĩa của tiền giấy được ổn định thì người ta sẽ không sử dụng tiền giấy nữa. Một thực tế là ở nhiều nước, chẳng hạn Việt nam trước kia, do tiền Việt nam mất giá liên tục, người ta đã sử dụng USD để mua bán trao đổi các hàng hoá có giá trị lớn như nhà cửa, xe cộ v.v?.
    Về lợi ích của việc dùng tiền giấy, có thể thấy:

    *
    Việc sử dụng tiền giấy đã giúp cho mọi người có thể dễ dàng cất trữ và vận chuyển tiền hơn. Rõ ràng là các bạn sẽ thích mang theo mình những tờ tiền giấy hơn là những đồng tiền đúc nặng nề sớm muộn sẽ tạo ra những lỗ thủng trong túi của mình.
    *
    Tiền giấy cũng có đủ các mệnh giá từ nhỏ tới lớn phù hợp với qui mô các giao dịch của bạn.
    *
    Về phía chính phủ, cái lợi thấy rõ nhất của tiền giấy là việc in tiền giấy tốn chi phí nhỏ hơn nhiều so với những giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ thuộc vào số lượng các hàng hoá dùng làm tiền tệ như trước đây.

    Ngoài ra, chính phủ luôn nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị mà tiền giấy đại diện với chi phí in tiền khi phát hành tiền giấy. Ở nhiều nước khoản chênh lệch này đã tạo ra một nguồn thu rất lớn cho ngân sách. Ví dụ: Trước đây, đồng D- Mark được xem là đồng tiền dự trữ quan trọng nhất của thế giới sau đồng đô la Mỹ nên nó được rất nhiều nước dự trữ. Theo một công trình nghiên cứu của Ngân hàng liên bang Đức lúc đó, khoảng từ 30 đến 40% số lượng đồng D-Mark bằng tiền giấy ?ođược lưu hành ở ngoài nước và nằm ngoài hệ thống ngân hàng?. Ở Đông Âu, nhiều công dân đã sử dụng đồng D-Mark như đồng tiền của chính nước mình. Và vì vậy, trong nhiều thập niên, Ngân hàng Liên bang Đức đã cho phát hành rất nhiều tiền giấy, nhiều hơn rất nhiều so với người Đức cần. Việc in đồng Mark đã đem lại một khoản lãi lớn cho Ngân sách Liên bang. Ví dụ: năm 1996, khoản đó là 8,8 tỷ D-Mark. Trong những năm đặc biệt phát đạt, khoản tiền đó chiếm tới 1/5 toàn bộ thu nhập của CHLB Đức.
    Tiền giấy cũng có những nhược điểm như: không bền (dễ rách); chi phí lưu thông vẫn còn lớn; khi trao đổi hàng hoá diễn ra trên phạm vi rộng (chẳng hạn giữa các quốc gia hay giữa các vùng xa nhau), đòi hỏi tốc độ thanh toán nhanh, an toàn thì tiền giấy vẫn tỏ ra cồng kềnh, không an toàn khi vận chuyển; có thể bị làm giả; dễ rơi vào tình trạng bất ổn (do không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được số lượng tiền giấy trong lưu thông như tiền vàng).
    Bên cạnh tiền giấy, ngày nay do sự phát triển của các tổ chức tài chính tín dụng, đặc biệt là của hệ thống ngân hàng, một hình thái tiền tệ mới đã xuất hiện dựa trên những hoạt động của các tổ chức đó. Đó là tiền tín dụng.
    pnlinh1706 thích bài này.

Chia sẻ trang này