1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

2842 người đang online, trong đó có 53 thành viên. 02:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 7)
Chủ đề này đã có 3700341 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. stockpro

    stockpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Đã được thích:
    32
    Cung tăng, cầu giảm do đâu?

    TTCK đã rớt xuống mức quá hấp dẫn, nhiều cổ phiếu đã xuống mức giá hoàn toàn không tưởng? Các cuộc xả lũ (bán tháo) đã dần qua đi, nay thì bắt đầu xuất hiện trở lại. Lần này được xem là bán những cp còn lại để thu hồi 1 chút vốn để tồn tại, đó là 1 phần kế hoạch trong 3 tháng qua của nhiều CTCK vì danh mục tự doanh của họ đã trở nên h-eo hút. Trước sức cầu gần như tê liện như hiện nay thì mục đích này cũng rất khó thực hiện ồ ạt, dòng tiền chảy vào TTCK gần như khô cạn, các ngân hàng thương mại thờ ơ, các tổ chức tài chính thì đang nín thở, nhà đầu tư cá nhân thì đang vật lộn với cuộc sống, các doanh nghiệp thì đang đối mặt với nguy cơ thiếu vốn lưu động để hoạt động.... Cổ phiếu ư? Nó đã là 1 từ ngữ bị lãng quên và đang bị tẩy chay, "em làm ở CTCK xyz" là sự hãnh diện của các bạn trẻ trong những năm qua thì nay lại là nguy cơ thất nghiệp rất cao? Sự thành công và sự kính trọng của họ đối với nghề ngày dần một ít đi, ngày càng suy giảm...

    Khi sức cầu tăng lên thì lại có 1 lượng cung tăng lên vừa đủ, đáp ứng thoả mãn nhu cầu mua cổ phiếu ít ỏi như tình hình hiện nay. Ngành tài chính đang phải nín thở cùng bất động sản và cùng chờ ngày mai tươi sáng! Sức cầu mới gần như không có và sẽ rất yếu vì vòng quay tiền trong XH chỉ bằng 1/5 so với trước đây. Trong chuyến thị sát đầu năm Kỷ Sửu của tại hạ thì NH AgriBank cũng rất hạn chế giải ngân cho vay, điều này rất hiếm khi xảy ra trong những năm hưng thịnh trước đây... Các doanh nghiệp (DN) đang phải thực thi tiết kiệm chi phí sx bằng mọi cách để tồn tại, giảm sản lượng, giảm công nhân... nhưng không giảm giá bán sản phẩm!!! Trong khi thu nhập người lao động không tăng lên thì việc kích thích tiêu dùng là không thể vì đa phần người lao động đã sống rất tiết kiệm (trừ những người có thu nhập cao) nên việc kích cầu tiêu dùng với đối tượng này gần như là không thể vì hầu hết các mặt hàng phục vụ cuộc sống tối thiểu là không giảm mà đang có chiều hướng tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái. Họ còn phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm trong năm nay, như vậy đối tượng kích cầu tiêu dùng của chính phủ sẽ chỉ trọng tâm vào đối tượng người có thu nhập cao hay là nông dân? Nông dân thì lại càng không thể, người thu nhập cao thì tỷ lệ này khá thấ? Cách làm phù hợp nhất hiện nay của chính phủ có lẽ là phải tiết giảm ngay các mặt hàng thiết yếu ví dụ như: Gạo, thịt, cá... làm như vậy người lao động sẽ có thặng dư và họ sẽ tiêu sài cho những nhu cầu khác. Nhưng nếu giảm gạo, thịt, cá... thì người nông dân lại là người thiệt thòi như vậy phải giảm ngay nguyên vật liệu phục vụ vật nuôi - cây trồng, nhưng nếu như thế thì lại ảnh hưởng đến DN sx các mặt hàng phục vụ cho nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc...)... Qua đó cách nhìn trên chúng ta thấy cần hỗ trợ các DN sx các mặt hàng phục vụ cho nông nghiệp, điều này sẽ làm ngòi nỏcho quả bom kích cầu tiêu dùng của chính phủ, chỉ có thặng dư thì người dân và DN mới tiêu sài? Hơn nữa nền KT của VN chủ yếu chỉ dựa vào nông nghiệp, rất nhiều các sản phẩm xuất khẩu lại là của ngành nông nghiệp. Hãy kích đầu tư vào nông nghiệp sẽ tạo ra chuỗi phản ứng lan truyền cấp số nhân...

    Kích đầu tư vào bất động sản là một phiêu lưu khó có thể kiểm soát được rủi ro, mà đối tượng hưởng lợi trực tiếp và nhiều nhất vẫn là những người có thu nhập cao (tỷ lệ rất ít trong XH) cách này là cách xử lý từ ngọn xuống gốc.

    (còn tiếp)

    stockpro
    ptkh thích bài này.
  2. stockpro

    stockpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Đã được thích:
    32
    Chi phí cho 1 sàn nhỏ đạt chuẩn của UBCK thì cũng chỉ cỡ 500 tr/tháng, một CTCK vừa vừa thì chi hết cỡ gần 2tỷ/tháng (có khoảng 3 văn phòng chính). Nếu đem chi phí này nhân cho 12 tháng thì cũng chỉ ngốn hết khoảng cỡ 20 tỷ/năm; đây là chi phí duy trì hoạt động. Nhưng nên nhớ 1 doanh nghiệp chỉ tính đến việc sống là đang làm cho mình chết. Có người nói CTCK đang rất nhiều tiền, theo tôi nghĩ họ đang chuẩn bị 1 số các dịch vụ mà ai cũng biết đó là repo và cầm cố cp, cho vay mượn cp hay tiền để kinh doanh CK... Nếu các CTCK vừa mới cutloss CK xong và lại mua CK thì hoá ra họ đang bán máu của mình để nuôi chính họ sao? Chiến lược này sẽ giết chết họ?

    Việc huy động, lôi kéo thêm người tham gia vào TTCK trong thời gian qua luôn đạt kỷ lục âm... Trong tình thế làm ăn bi đát về mặt dịch vụ CK như hiện nay do giao dịch và các dịch vụ cộng thêm đều gần như đóng băng thì việc bán CK trong danh mục tự doanh là việc bất khả kháng. Những cuộc bắt tay không thành của nhiều tai to nước ngoài và các CTCK từ vài tháng qua cho thấy việc M&A không còn là cách thoát hiểm hiệu quả nữa. Duy trì sự sống đối với CTCK thì quá dễ nhưng nếu làm theo cách trên (lấy vốn để duy trì hoạt động) thì họ (các CTCK) đang phải xẻ thịt của mình để ăn (sài vào vốn góp của mình), đây cũng là một cách tự sát?

    Cũng giống như các đợt bán tháo trước đây, chúng ta cần tỉnh tảo để tìm điểm cân bằng cung = cầu, lúc đó ta sẽ có mức giá trao đổi cp chấp nhận từ thị trường. Nhưng hiện nay sức cung vẫn lớn hơn cầu nên có thể nói là vẫn còn tiếp tục down, lịch sử cũng đã chứng minh điều này.
    ptkh thích bài này.
  3. stockpro

    stockpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Đã được thích:
    32
    Phải đối đầu với hậu "Kích cầu của Thế Giới"?

    Hàng nghìn tỷ đô-la được rải khắp các quốc gia trên thế giới nhằm kích cầu tiêu dùng, giải quyết hàng tồn kho của các siêu tập đoàn sản xuất đa quốc gia. Tình cảnh ế ẩm, không tiêu thụ đường hàng đã làm cho các tập đoàn này không còn bình tĩnh được nữa, họ bắt đầu thu lỗ và cắt giảm chi phí, xa thải công nhân, ngừng sản xuất 1 thời gian ... Nhưng hình như những cách này vẫn chưa cho thấy sự hiệu quả đáng kể nào. Bước tiếp theo có thể hình dung ra rằng họ sẽ phải tiếp tục giảm giá mạnh sản phẩm của mình nhằm thu hồi vốn vì khi nhận gói hỗ trợ của chính phủ thì các tập đoàn cũng cam kết tạo ra những công việc mới nhiều hơn, do vậy những sản phẩm thay thế (giá rẻ) sẽ bắt đầu xuất hiện trên thị trường tiêu dùng, người ta sẽ làm cho nhiều sản phẩm rẻ đi, dùng nguyên vật liệu thay thế giá rẻ, tiết giảm chi phí... Như vậy, sắp tới sẽ có dòng sản phẩm tương tư nhưng giá sẽ rất rẻ ồ ạt trên khắp thị trường thế giới. Các Doanh Nghiệp VN đã bắt kịp xu hướng này của thế giới hay chưa?

    Sự cạnh tranh các sản phẩm thay thế giá rẻ sẽ bắt đầu sôi động trong những tháng tới nhằm chiếm lĩnh thị phần, khách hàng tiêu dùng... Các DN sx không nên chủ quan và cũng nên có sách lược đối phó. Người tiêu dùng trên khắp thế giới sẽ được hưởng lợi khá nhiều từ những gói kích thích kinh tế ấy. Gói chống suy giảm kinh tế cũng cần phải tính đến yếu tố này vì thế giới đang vận động rất rất nhanh.

    (còn tiếp)

    stockpro
    ptkh thích bài này.
  4. stockpro

    stockpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Đã được thích:
    32
    Bao giờ cho tới ngày xưa?

    Ngày xưa, nhà đầu tư được xem như là 1 nghề, 1 nghề mà nhiều người chấp nhận và vô cùng hấp dẫn. Ngày nay, thì hoàn toàn ngược lại, đã từ lâu rồi TTCK VN đã không còn những phiên giao dịch kỷ lục, khi đó mua được cổ phiếu gần như là may mắn. Vấn đề chứng khoán xuất hiện hầu hết trên các mặt báo giấy còn bây giờ thì chỉ còn những bài viết trên những trang báo điện tử. Ngày xưa, thành phần tham gia CK vô cùng rộng lớn hầu hết là các thành phần kinh tế: quĩ đầu tư, tổ chức tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân... trong và ngoài nước. Người tham gia vào CK đã tăng một cách đột biến khiến cho hệ thống giao dịch CK của HOSE đôi lúc có những trục trặc, nhiều CTCK không thể đáp ứng nhu cầu đặt lệnh của khách hàng, tiền chảy vào trong đầu tư CK như là dòng nước mùa lũ. Trong một thời gian khá ngắn TTCK VN đã phải chứng kiến việc nhiều cty trên và ngoài sàn lập các cty Ck (là những cty con hoặc liên doanh), để xoá bỏ đisự khó khăn trong giao dịch, tình trạng giao dịch khó khăn đã không còn xuất hiện, nhiều nhà đầu tư đã không còn 1 cái cảm giác là đặt lệnh như không biết mình có khớp được hay không?

    Đã qua rồi cái ngày xưa đó nhưng cũng phải công nhận TTCK VN có nhiều nuối tiếc đáng buồn, việc TTCK xây dựng trên nền tảng công nghệ yếu đã lấyđi những cơ hội, phiện muộn cho không ít nhà đầu tư. Riêng về đối tượng sở hữu cổ phiếu cũng là vấn đề đáng bàn, nhiều DN trên sàn sở hữu ck chồng chéo lẫn nhau, như thế sự ảnh hưởng dây chuyền nếu có 1 DN lớn nào gặp khó khăn thì sự suy giảm sẽ kéo theo hàng loạt những DN khác cùng bị ảnh hưởng về mặt phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán, điều này làm suy giảm lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh... Chính vì lý do này mà hàng loạt các CTy Niên Yết đã rơi vào tình trạng khó khăn vì khoản đầu tư tài chính và trên thị trường giá cổ phiếu của chính bản thân cty đã rơi thảm hại làm ảnh hưởng đến việc tài trợ vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và duy trì sản xuất. Khi thị trường gặp khó khăn họ (các DN) đành bán đi những ck họ sở hữu, điều này làm cho TTCK liên tục lao dốc, trong năm qua đã có những cuộc đại thanh lý cp dạng như trên... Điều này có còn tiếp tục diễn ra nữa hay không? Chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn này ngoài những khó về kinh tế nói chung.

    Sự nuối tiếc thấy rõ trên những gương mặt những nhà đầu tư tạm rời xa sàn chứng khoán, những người còn lại tiếp tục hy vọng "Bao giờ cho đến ngày xưa"

    (còn tiếp)

    stockpro
    ptkh thích bài này.
  5. sunny_boy

    sunny_boy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    0
    nhờ mod xóa hộ

    Được sunny_boy sửa chữa / chuyển vào 02:06 ngày 14/02/2009
  6. snowquick

    snowquick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    0
    vào forum này e học dc nhìu điều bổ ích thật. thanks các anh chị nhìu ạ :)
  7. vansa

    vansa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Hay quá nhưng không biết chủ của topic đi đâu mất rồi.
  8. tintucotc

    tintucotc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2007
    Đã được thích:
    145
    Target Price - Sau thời gian trải nghiệm và chắt lọc, tintucotc xin chia sẻ với NĐT nhỏ lẻ một vài kinh nghiệm chứng khoán và những sai lầm thường gặp cập nhật hy vọng các cao thủ, trung thủ, thấp thủ, các NĐT cá nhân, nhỏ lẻ có dịp ôn lại những kinh nghiệm chứng trường này:
    1. Tính thanh khoản (Hạn chế tối đa vào mã thanh khoản kém)
    2. Chọn Công ty CK đáp ứng đủ các tiêu chí: khớp lệnh tại sàn, qua đt, online, pm qua nick yahoo, ứng nhanh, huỷ, chuyển tiền qua online hoặc đt. Luôn có 2TK: 1 của chính mình, 1 uỷ quyền toàn bộ cho mình. Kết hợp lướt sóng T+0; T+1; T+2; T+3; ... Tốt nhất nên Chọn cty CK nào có T+3 all các mã CK, T+2 tiền, và margin % cash, để tận dụng đòn bẩy tài chính trong lúc sóng uptrend mạnh.

    3. Học cách đọc bảng giá giao dịch ở cấp độ cao. (Những NĐT ko có đk canh giao dịch, nên có tư vấn hỗ trợ giao dịch, thời điểm ra vào, phân tích, nhận định xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư cho mình,... sẽ hạn chế được mức độ rủi ro, tối đa hoá được cơ hội). Có thời gian nên trau dồi theo dõi thường xuyên bảng giao dịch, sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị, cái ngày dễ bị nghiện không theo dõi giao dịch 1 ngày là không chịu nổi, nhớ nhớ, khi việc hấp dẫn, hưng phấn đã thấm, rất khó bỏ.

    4. Lên kế hoạch vốn, chiến lược, phương pháp, thời điểm, tỷ trọng cp/tiền mặt, tỷ trọng giữa các cp khi giải ngân.

    5. Lập sẵn danh mục, danh sách cp mình quan tâm sau khi xem xét FA, TA, Giá quá khứ cũng như các thông tin liên quan, ....

    5''. Sau khi chọn được cp mình quan tâm, thì nên dứt điểm nhập tập trung, vốn ít thì 1->2 mã là nhiều rồi. Tổ chức, quỹ, thì nên lập sẵn Rổ Danh mục hàng thanh khoản tốt, BCs tốt 5->10 mã tuỳ theo vốn ít nhiều, phân bổ tỷ trọng cho hợp lý, cơ cấu ngựa yếu, ốm dứt điểm. Mua dần dần vào cùng TP mua, bán dần dần vào vùng TP bán theo trend.

    6. Chỉ mua bình quân giá tăng, ko mua bình quân giá giảm. (Ko bắt dao rơi ngoại trừ hàng hot, hàng hiếm phải bắt dao rơi trong khoảng Target Price mua vào cho phép)

    7. Không vay mượn, cầm cố, chơi hộ bất kỳ trường hợp nào. Chỉ sử dụng đòn bẩy tài chính khi rõ trend tốt.

    8. Tuân thủ nguyên tắc kỳ vọng LN (Target Price mua vào, bán ra)

    9. Lưu ý cái chết T+4 (Cẩn thận với bulltrap, beartrap)

    10. Hạn chế tối đa việc say máu: mua mua - bán bán dễ bị kẹp T+4.

    11. Nguyên tắc cutloss (Giảm lỗ, cắt lỗ khi T+4 cp về TK, mà các cp này có biểu hiện ốm, yếu, tăng chậm, tiềm năng trong ngắn hạn ko tăng mạnh, nên xem xét dứt điểm bán bằng được, đổi sang tiền mặt, để tận dụng được cơ hội mới)

    12. Bán khống (Short selling) nếu XĐ, phán đoán tt down trong T+ hoặc downtrend. Ở VN chưa có nghiệp vụ phái sinh này, nhưng có thể mượn hàng của người thân, quen bán xong mua trả lại sau đạt kỳ vọng về LN chênh lệch giá xuống. Tự doanh đợt rồi ăn đủ món này. Chết NĐT nhỏ lẻ.

    13. Buy & hold khi tt uptrend, chỉ mua thêm vào phiên điều chỉnh, go long, ride trend. Nhớ nguyên tắc kỳ vọng LN tùy từng thời điểm. Trừ người có thời gian chuyên sâu giao dịch, thì cưỡi trend.
    14. Bản lĩnh, vốn, kinh nghiệm cái nào quan trọng? =>Bản lĩnh (vốn thiếu có thể huy động được, kn thiếu có thể học được)
    15. Mua khi tt sợ hãi dẫm đạp nhau chạy, bán khi tt tham lam vô độ dẫm đạp nhau tranh mua.
    16. Triệt để, linh hoạt tuân thủ nguyên tắc đã đề ra.
    17. Kiềm chế cảm xúc hưng phấn cũng như sợ hãi

    18. Chọn thời điểm chứ ko phải chọn giá. (Khi chọn được thời điểm rồi, thì việc chọn giá cp cần mua hoặc bán ko nên căn ke giá khi mua vào cũng như khi chốt lời)
    19. Không bán non cp khi đang uptrend & ko nắm giữ cp khi tt đang downtrend.
    20. Mua vào phiên điều chỉnh khi uptrend ko bao giờ muộn
    21. Cutloss ko bao giờ muộn, bán bằng được ngay khi xu thế uptrend hụt hơi đổi hướng downtrend.

    22. Nếu đã chịu được đến đáy thì đừng sợ theo lên đến đỉnh.
    23. Sai lầm: chốt lời xong thấy cp mình vừa chốt lời rơi chưa hết lực rơi, lập tức mua lại ngay mà ko xét yếu tố xu hướng tt đã đổi hướng và gặp phải sai lầm bắt dao rơi. (Rất nhiều cao thủ gặp tình huống này, ko riêng gì NĐT nhỏ lẻ)

    24. Sai lầm: thấy tt tăng mạnh ko tranh mua được cp tốt, nhắm mắt mua cp dễ mua hơn, xác suất gặp phải hàng lởm, thua lỗ là rất cao. (Bán bò đi tậu ễnh ương)

    25. Thấy nghi là bán cầm tiền tận dụng tối đa cơ hội khác. (Đỡ mang hoang mang lo lắng trong đầu vì cầm cp lo giảm)
    26. Chỉ mua bên tay phải vực thẳm; rõ xu hướng lên.
    27. Không dàn trải danh mục khi vốn ít, tránh phân tán lực. Nhưng cũng ko nên bỏ hết trứng vào một giỏ nếu tỷ trọng vốn lớn.
    28. Lướt sóng T+0;+1;+2;+3 thêm trong xu thế uptrend hoặc tt dao động mạnh trong phiên. (T: là ngày giao dịch)
    29. PTKT (TA), PTCB (FA) và thông tin khác chỉ mang tính chất tham khảo, xu hướng chung mới là quan trọng.
    30. Phân tích tâm lý đám đông (PTTL), dòng tiền là tối quan trọng.

    31. Tin tức trong ttck là tối tối quan trọng: Ktế, xh, ctrị, vhoá, nội bộ, ...
    32. Mọi sai lầm đều trả giá bằng $ và có thể lặp lại hoặc sửa chữa được.
    33. Kiên nhẫn là đức tính quan trọng trong ttck.
    34. No trend no chết (trade).

    35. Cần dứt điểm, quyết đoán trong khi mua hoặc bán cp, ko căn ke giá quá làm mất cơ hội mua vào hoặc chốt lời.

    36. Bảo toàn vốn (Ko để mất tiền vốn, bảo vệ thành quả LN). Hết chu kỳ nên nghỉ ngơi quan sát. Không tham lam chốt lời xong, thấy cp đó giảm xuống mua bắt dao rơi lại. Nguy hiểm bắt dao rơi dính cái chết T+4 khi xu thế ko rõ ràng.

    37. Không dao động trước bất cứ một tin đồn nào, kể cả những lời Lãnh đạo phát ngôn ko có căn cứ văn bản xác thực thông tin.

    38. Tự mở TK, tự giao dịch cho mình, ko nhờ ai mua bán hộ

    39. Chọn thời điểm thích hợp để cơ cấu hàng, lưu ý việc đổi hàng phải cân nhắc thời điểm, cũng như mã, giá cp cần đổi.

    40. Luôn có tiền mặt dự trữ.

    41. LN chỉ được tính khi quy đổi cp ra tiền mặt ko phải bằng cổ phiếu. (Lợi thế tiền mặt giống như súng nạp sẵn đạn khi đi săn)

    42. Hiểu được giới hạn, mức độ chịu đựng tâm lý của mình trước khi tham chiến chứng trường. (Không phải ai cũng có khả năng tham gia được chứng trường, do tâm lý - vũ khí giết người trong chứng trường nếu ko biết kiểm soát chúng, chúng sẽ tác động trực tiếp từ tiềm thức dẫn tới hành động sai lầm)

    43. Tâm lý và tài chính là vũ khí giết người trong chứng trường.

    44. Sai lầm: bán bò đi tậu ễnh ương (sai lầm là bán non cp tốt trong uptrend mua cp khác giá thấp, hoặc dễ mua hơn)

    45. Đổi hàng trong uptrend nên mua cp tốt cần mua trước bán cp ốm, yếu, tăng chậm mình định cơ cấu sau, tránh việc bán cp định cơ cấu trước rồi ko chen chân mua dc cổ phiếu tốt. Ngược lại trong downtrend thì bán trước mua lại cp tốt khi tới vùng Target Price mua vào, tránh bắt dao rơi đứt tay.

    46. Cưỡi sóng cùng BBs, news good, market in uptrend.

    47. Thiết lập điểm dừng mua, dừng bán khi hết xu hướng tăng, hết trend. Có thời gian nghỉ ngơi, tránh việc mua mua bán bán liên tục.

    48. Thị trường luôn đúng. Xu hướng làm bạn với NĐT, NĐC.

    49. Thoát hẳn ra ngoài khi tt trong xu thế downtrend.

    50. Cẩn trọng với các cp mới chào sàn, tốt nhất là chờ cho cp này lên sàn một thời gian để thị trường cân não, định giá xem nó dao động trong khoản nào rồi tìm trend lựa vào sau. Không nên vội vàng mua ngay các cp mới chào sàn.

    51. Mua và nắm giữ cp trong xu thế khi vni qua đáy xác lập xu thế lên mới, đạt kỳ vọng mới chốt lời, ko theo dõi giao dịch, tập trung công việc chuyên môn hiện tại, khi nào tới vùng kỳ vọng LN thì theo dõi GD chặt chẽ để chốt lời vào phiên hợp lý nhất. Còn khi vni thiết lập mặt bằng tương đối cao, thì việc theo dõi Giao dịch thường xuyên sẽ hạn chế rủi ro khi vni đổi xu hướng.



    Trên đây là một vài kinh nghiệm chứng khoán & sai lầm thường mắc phải của NĐT cá nhân mà tintucotc đã trải nghiệm và chắt lọc, tintucotc sẽ liên tục cập nhật trong thời gian tới. Mọi ý kiến đóng góp, bổ sung xin mời ACE pm qua nick: tintucotc

    hoặc gửi tới hòm thư: tintucotc@yahoo.com hoặc pm trực tiếp nick yahoo: tintucotc. Ai sử dụng bài này nên ghi rõ nguồn: www.tintucotc.com.vn

    Chúc NĐT nhỏ lẻ gặt hái được nhiều thành công.
    xeko89 thích bài này.
  9. wintoantap

    wintoantap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    0
    kinh nghiệm rất hay!
  10. stockpro

    stockpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Đã được thích:
    32
    Joseph Stiglitz đoạt giải Nobel một phần là do ông đã chỉ ra rằng những người thực hiện các việc đầu tư ít khi tự mình tìm hiểu, nghiên cứu ngay từ đầu mà dựa vào sự khôn ngoan (hay điên cuồng) của người khác, người ta gọi đó là đầu tư theo hứng.

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Tắt bộ gõ tiếng Việt của F319 VNI Telex VIQR Mix mode Tự động Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]