Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

6867 người đang online, trong đó có 1061 thành viên. 11:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 3692729 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Bà Năm: Bà sẽ vẫn đứng bán phở. Cái cô Bờ Rít Ni gì gì đó có thể làm cho cổ phiếu tăng vài chục điểm chứ làm sao có thể tự nhiên khiến cho các doanh nghiệp làm tốt lên được. Còn làn sóng đầu tư thì tốt thôi. Các công ty làm ăn tốt thì bà sẽ có thêm nhiều tiền.

    Tôi: Dịch lở mồm long móng ở heo đang lan rộng, có thể mấy công ty sẽ làm ăn khó khăn đó. Bà sẽ làm gì?

    Bà Năm: Bà cũng sẽ vẫn bán phở. Mấy công ty bán thịt heo có thể thua lỗ, nhưng mấy công ty bán thịt gà và thịt bò sẽ lời. Còn lở mồm long móng thì liên quan gì đến kinh doanh địa ốc. Cháu thấy không, mấy cái sạp bán thịt heo bên kia đường điêu đứng rồi, nhưng mấy người bán thịt gà thì phất to. Nhiều người bán gà sẽ nhảy vào chiếm chỗ mấy cái sạp bán thịt heo. Cuối cùng thì ông chủ cho thuê mặt bằng làm sạp vẫn giàu có.

    Tôi: Nhưng mà bà Năm ơi, nhiều tổ chức nước ngoài nói rằng Việt Nam mình tham nhũng và lạm phát cao quá, tình hình năm sau sẽ đi xuống nhiều lắm đó. Bà sẽ làm gì vậy?

    Bà Năm: À, lần này thì khác à. Bà sẽ không chỉ bán phở, mà phải bán thật nhiều phở. Thị trường đi xuống thì bà làm được gì chứ. Mà thị trường đi xuống thì nhiều người sẽ không còn nhiều tiền. Không có nhiều tiền thì sẽ không còn đi ăn mấy chỗ sang trọng nữa. Họ sẽ chuyển sang ăn phở của bà để bù đắp. Bà sẽ có nhiều tiền để mua cổ phiếu giá rẻ. Mấy cái ông phái trên là lo chuyện vĩ mô, còn bà thì lo chuyện vi mô bán phở, rồi cũng có ngày kinh tế đi lên thôi. Lúc đó thì bà giàu lại càng giàu hơn.

    Tôi: Trước mắt thì cổ phiếu đang tăng giá chóng mặt kìa. Mấy người hàng xóm đang đổ xô đi mua cổ phiếu vì giá cổ phiếu tăng kìa. Bà Năm làm gì bây giờ?

    Bà Năm: Dĩ nhiên là bà sẽ vẫn bán phở. Mấy người đó đi mua khi cổ phiếu tăng, vậy chắc sẽ bán lúc cổ phiếu giảm hả? Vậy họ kiếm tiền bằng cách nào vậy? Mà bà có thời gian đâu để lo chuyện căn lúc nào mua, lúc nào bán đó.

    Vâng, bí quyết làm giàu của bà Năm rất đơn giản: hãy bán phở. Bán phở sẽ có tiền để mua cổ phiếu bằng phương pháp mua VN-Index. Dĩ nhiên bà Năm hiểu đứng bán phở thì không làm cổ phiếu tăng giá. Cũng như bà hiểu rằng đứng chen chúc nhìn bảng giá điện tử cũng không làm cổ phiếu tăng giá được đấy thôi.

    Trước lúc chia tay thì bà Năm nói với tôi rằng như bà đây còn kiếm tiền nhờ chơi cổ phiếu được, nên bà muốn tôi hãy truyền đạt lại kinh nghiệm của bà cho những người khác, nhất là những người kiếm được tiền nhưng chưa biết sử dụng đồng tiền của mình một cách khôn ngoan.

    Kiếm 100 triệu đồng/giờ nhờ cổ phiếu

    Tôi vẫn còn nhớ mấy người quen của tôi trầm trồ, xuýt xoa (và dĩ nhiên sau đó là than thở về thân phận của mình) khi đọc bài báo viết về người có mức lương 6 ngàn đô la/tháng. Cứ cho người đó làm một tháng 160 giờ (4 tuần x 40 giờ). Vậy mỗi giờ người đó kiếm được khoảng 37 đô la (khoảng 600 ngàn đồng).

    Với cách đầu tư của tôi thì từ 100 triệu, sau sáu năm tôi được 700 triệu, có nghĩa là kiếm được 600 triệu trong 6 năm, tức là 100 triệu trong 1 năm. Mỗi năm tôi chỉ việc gom tiền 12 triệu đồng đi viết lệnh mua cổ phiếu, thời gian đó chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Vậy tốc độ kiếm tiền của tôi là 100 triệu/1 giờ!

    Đừng mơ mộng về tốc độ 600 ngàn/1 giờ. Thay vì vậy hãy dành thời gian suy nghĩ về tốc độ 100 triệu/1 giờ.

    Lời kết

    Tôi đúc kết lại những gì đã học thành những lời khuyên sau đây:

    - Về dài hạn, giá cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu phụ thuộc vào quy luật cung cầu.

    - Cổ phiếu thích hợp để đầu tư dài hạn.

    - Chơi cổ phiếu ngắn hạn không thích hợp với phần lớn mọi người.

    - Đối với phần lớn mọi người, phân tích một công ty nào đó là việc không phù hợp (thậm chí không khả thi).

    - Phần lớn mọi người tốt hơn hết là mua theo VN-Index và nắm giữ lâu dài, càng lâu càng tốt. Có thể kết hợp với cách bình quân giá mua (vd: mỗi tháng bỏ ra 1 triệu để dành, 1 năm mua 1 lần).

    - Đừng dự đoán giá cổ phiếu của công ty nào đó sẽ tăng hay giảm vào ngày mai.

    - Đừng dự đoán VN-Index sẽ tăng hay giảm vào ngày mai, tuần sau, tháng sau, thậm chí là năm sau.

    - Về lâu dài, những người mua và nắm giữ VN-Index sẽ đánh bại hầu hết các quỹ đầu tư chuyên nghiệp và cả những người đầu tư tích cực trên thị trường.

    - Cổ phiếu là dành cho mọi người.

    - Ngoài cổ phiếu và nhà đất ra, còn những loại hình đầu tư khác đều cho kết quả rất kém (sau khi đã tính trượt giá vào) về lâu dài.

    - Cổ phiếu nên là một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư cá nhân của mỗi người.

    Chúc mọi người đầu tư chứng khoán thành công.

    Chú ý

    Các kết quả trong quá khứ không hề bảo đảm tương lai sẽ giống như vậy. Người viết bài này không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với kết quả của bất kỳ ai sử dụng thông tin từ bài viết.
    Last edited by a moderator: 23/01/2023
    Tnab19998, bdsanhnghiem, ptkh17 người khác thích bài này.
  2. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    WARREN BUFFETTT đã đầu tư thế nào?


    Bạn đã biết rằng, chỉ có một khoản đầu tư trị giá 10.000 USD vào Công ty Berkshire Hathaway vào năm 1965, đến năm 2005 Warren Buffett đã khiến số tiền đó sinh sôi lên tới 30 triệu USD. Trong khi đó, lại một khoản 10.000 USD khác đầu tư vào Công ty S&P 500 đã mang lại cho ông khoảng 500.000 USD.

    Có thể bạn không thích Warren Buffett, nhưng sự thành công của ông sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải ngưỡng mộ. Buffett đã trở thành huyền thoại trong lịch sử ngành tài chính và rất nhiều người đã theo dấu chân ông để tìm kiếm sự thành công ấy.

    Trong họat động tài chính, mỗi nhà đầu tư đều có cách suy nghĩ riêng, có những triết lý mà những tư tưởng ấy sẽ định hướng các quyết định đầu tư của họ. Buffet đã từng học về đầu tư giá trị tại Trường Bejamin Graham. Các nhà đầu tư vào giá trị (value investors) thường tìm kiếm chứng khoán có mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của chúng. Việc tính toán giá trị nội tại của một chứng khoán hoàn toàn không phải là một chuyện dễ dàng bởi nó đòi hỏi một cái đầu lạnh và sự tinh tế bởi trên thế giới chẳng có tiêu chuẩn nào để tính toán con số này. Phần lớn việc đánh giá giá trị nội tại là dựa trên phân tích các số liệu cơ bản về một doanh nghiệp. Giống như việc các bà nội trợ mặc cả gắt gao khi đi chợ, các nhà đầu tư tìm kiếm giá trị cũng cố gắng tìm kiếm những ?omón hàng? rẻ, thực sự có giá trị nhưng phần lớn người mua hàng bị bỏ lỡ. Buffett tuy theo phương pháp đầu tư này nhưng ông đã tiếp cận nó ở một mức độ khác. Nhiều nhà đầu tư vào giá trị không tin thuyết thị trường hiệu quả, nhưng họ lại thực sự tin rằng, thị trường sẽ làm đầy túi của họ vì qua thời gian những cổ phiếu định giá thấp sẽ tăng lên tới giá trị thực sự của chúng. Nhưng Buffett lại không nghĩ vậy. Ông không quan tâm đến quan hệ cung-cầu phức tạp trên TTCK, và thực sự thì cũng chẳng quan tâm đến những gì đang diễn ra trên thị trường. Ông chọn mua cổ phiếu đơn giản là dựa trên tiềm lực của công ty. Việc nắm giữ các cổ phiếu này đối với Buffett cũng giống như chơi một trò chơi, ông không chỉ muốn tăng vốn đầu tư của mình mà còn muốn sở hữu các công ty có khả năng tạo lợi nhuận cao. Khi đầu tư vào một công ty, Buffett không quan tâm, liệu sau này thị trường có nhận ra giá trị thực sự của doanh nghiệp hay không, thay vào đó ông chỉ quan tâm đến khả năng kiếm lời của doanh nghiệp như là một thực thể tiến hành họat động kinh doanh.

    Vậy làm thế nào mà Buffett lại có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp và sao ông ta lại có thể đánh giá được mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và ?ochất lượng? của cổ phiếu đó? Sau đây là cách thức mà Buffett tiến hành phân tích đầu tư. Nếu bạn thực sự muốn trở thành một nhà đầu tư thành công, hãy ghi nhớ trong đầu không chỉ những yếu tố mà Buffett phân tích mà hãy để tâm vào những thứ mà ông ta tìm kiếm.

    Trước tiên, khi quyết định đầu tư vào một công ty, Buffett luôn xem xét liệu rằng, công ty này có hoạt động hiệu quả lâu dài hay không. ROE là một trong các chỉ số được quan tâm đầu tiên, việc so sánh tỷ lệ này với các doanh nghiệp khác trong ngành sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Tất nhiên chỉ phân tích con số này trong một năm không bao giờ là đủ, muốn được như Buffett thì ít nhất bạn phải xem xét chỉ số này trong 10 năm để thấy được toàn bộ quá trình hoạt động của công ty.

    Thứ hai, hãy xem công ty có hạn chế việc vay nợ quá mức không. Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần là một chỉ số quan trọng khác được Buffett quan tâm xem xét kỹ lưỡng. Ông luôn tìm kiếm những công ty có mức nợ thấp, do đó chính vốn cổ phần của cổ đông sẽ làm tăng doanh thu chứ không phải là các khoản tiền đi vay nợ. Nếu tỷ lệ này ở mức cao, có nghĩa là công ty đang sử dụng tiền từ đi vay nhiều hơn là sử dụng vốn từ cổ đông để duy trì họat động. Vay nợ ở mức tương đối cao so với vốn cổ phần có thể dẫn tới sự mất ổn định trong thu nhập và dẫn tới chi phí vay vốn (tiền lãi) cao.

    Thứ ba, biên lợi nhuận là một nhân tố cần suy nghĩ. Khả năng sinh lợi của một công ty không chỉ phụ thuộc vào biên lợi nhuận mà còn phụ thuộc vào tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận liên tục của công ty. Để có được các thông tin đáng tin cậy về khả năng sinh lợi của một công ty, hãy xem xét chỉ số này trong ít nhất 5 năm. Biên lợi nhuận cao có nghĩa là công ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh tốt, nhưng biên lợi nhuận (hay tỷ suất lợi nhuận) tăng thì đó là dấu hiệu cho thấy, hoạt động quản lý công ty là rất hiệu quả, đặc biệt là trong quản lý chi phí.

    Thứ tư, cần xem xét công ty đã cổ phần hóa được bao lâu. Buffett thường chỉ xem xét tới các công ty cổ phần đã hoạt động ít nhất là 10 năm. Vì thế, hầu hết các công ty công nghệ phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trong thập kỷ trước đều không nằm trong tầm ngắm của Buffett (đấy là còn chưa tính đến việc Buffett chỉ đầu tư vào các công ty mà ông nắm rõ thông tin, và ông cũng thừa nhận răng, mình chẳng hiểu mấy về cách thức hoạt động của hầu hết các công ty công nghệ hiện nay). Tuy vậy, các tiêu chuẩn của Buffett vẫn hoàn toàn hợp lý: đầu tư tìm kiếm giá trị có nghĩa là tìm kiếm các công ty đã được thử thách qua thời gian nhưng giá cả vẫn chưa thể hiện đúng giá trị thực của nó.

    Hãy nhớ rằng, không bao giờ được đánh giá thấp các thành tựu của doanh nghiệp trong quá khứ, đó là những thông tin hết sức hữu ích để dự đoán khả năng làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Nhưng cũng đừng quên rằng, quá trình hoạt động trong quá khứ của một công ty không đảm bảo hòan toàn rằng, công ty đó sẽ hoạt động tốt trong tương lai, do đó công việc của nhà đầu tư giá trị là phải xác định xem, liệu trong tương lai công ty có thể họat động dễ dàng, nhưng Buffett lại là một thiên tài trong việc xác định khả năng phát triển của một công ty.

    Thứ năm, hãy xem xét cơ cấu sản phẩm của công ty như thế nào, liệu có phải chỉ có sản xuất một loại sản phẩm duy nhất hay không? Bạn có thể nghĩ đây là một câu hỏi hết sức bình thường. Tuy nhiên đối với Buffett, câu hỏi này lại hết sức quan trọng. Buffett thường bỏ qua các công ty mà sản phẩm không có nét riêng biệt so với các công ty đối thủ và các công ty chỉ có một loại sản phẩm duy nhất. Các đặc điểm khó có khả năng bắt chước được Buffett gọi là chiếc áo giáp tự vệ của các công ty, hay nói cách khác đó chính là lợi thế so sánh. Lợi thế càng mạnh thì công ty càng có khả năng thắng thế trên thị trường.

    Điều cuối cùng mà nhân vật huyền thoại của ngành tài chính thế giới quan tâm, và có lẽ cũng là mối quan tâm của chính bạn nếu muốn trở thành nhà đầu tư thực thụ, đó là liệu rằng cổ phiếu đó có bán ở mức giá thấp hơn giá trị thực của nó đến 25% hay không.

    Tìm kiếm một công ty thỏa mãn những tiêu chí trên là một chuyện, nhưng xác định xem, liệu nó có bị đánh giá thấp hơn giá trị thực hay không thì lại là một chuyện khác, đây mới chính là công việc khó khăn phức tạp nhất đối với các nhà đầu tư giá trị, và cũng là kỹ năng quan trọng nhất của Warren Buffett. Để kiểm tra được tiêu chuẩn cuối cùng này, nhà đầu tư cần tính toán giá trị nội tại của một công ty bằng cách phân tích các dữ liệu cơ bản, trong đó có lãi ròng, tổng doanh thu, tài sản?Nếu một công ty có giá trị nội tại luôn lớn hơn giá thanh lý của công ty đó thì theo bạn nó sẽ có giá trị bao nhiêu nếu ngay trong ngày hôm nay bị phá sản và được rao bán. Giá trị thanh lý của công ty sẽ không bao gồm các tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, một tài sản không có mặt trên các báo cáo tài chính nhưng lại lại là một thứ hết sức quan trọng và có giá. Đối với Buffett, khi tiến hành tính toán giá trị nội tại của một doanh nghiệp, ông thường so sánh với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại của nó. Nếu giá trị nội tại của một doanh nghiệp cao hơn ít nhất 1,25lần giá trị vốn hóa thị trường của nó, Buffett sẽ ghi tên công ty vào danh sách đầu tư của mình. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực sự thì thành công của Buffett là do khả năng thiên phú không ai sánh kịp của ông trong việc tính toán giá trị nội tại. Cho dù chúng ta có biết được các tiêu chí như trên của Buffett nhưng không ai có thể biết được, làm thế nào mà ông lại có thể tính toán chính xác đến vậy.

    Phong cách đầu tư của Buffett cũng giống như cách shopping của những người ưa thích mặc cả. Phong cách ấy đã ngấm vào máu và nó thể hiện ngay trong cuộc sống đời thường của ông. Năm 2004, Buffett được Tạp chí Forbes phong là người giàu thứ hai trên thế giới, với tổng tài sản lên tới khoảng 40 tỷ USD. Tuy nhiên, Buffett không sống trong những ngôi biệt thự lớn, cũng không có cả bộ sưu tập ôtô hay dùng xe Limousine để đi làm. Có thể nhiều người không thích Buffett, nhưng nhà đầu tư ấy đã trở thành một tượng đài trong ngành tài chính và khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ trước tài năng của ông .
  3. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Slater, bạn của nhà đầu tư nhỏ


    Phần lớn lời khuyên của Slater trong các cuốn sách của mình có ý nghĩa thông dụng.

    Jim Slater có lẽ là người có những lời khuyên ảnh hưởng nhất đối với những nhà đầu tư tư nhân nhỏ. Ông nhấn mạnh rằng nhà đầu tư nhỏ có thể trở thành những chuyên gia đầu tư trong một hoặc hai lĩnh vực của thị trường.

    Ông có lẽ là ?ogiáo sĩ? đầu tư đầu tiên ở Anh, khuyên rằng nên tìm kiếm những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp. Theo ông, nhà đầu tư nhỏ, bình dân có một số lợi thế so với những nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp.

    Trước tiên, nhà đầu tư nhỏ có ít tiền để đầu tư hơn nên họ có thể đầu tư với hiệu quả cao hơn vào những công ty nhỏ hơn. Thứ hai, các nhà đầu tư nhỏ khó có khả năng đầu tư vào hơn 10 công ty. Điều này có nghĩa là họ có thể chọn ra được các công ty tốt nhất thuộc top 10. Nếu so sánh thì các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có một danh mục đầu tư lớn hơn nhiều và không thể tránh khỏi trong số đó có những công ty không phải là thuộc nhóm tốt nhất.

    Phần lớn lời khuyên của Slater trong các cuốn sách của mình có ý nghĩa thông dụng. Ông khuyên nên đầu tư vào các công ty có lợi thế cạnh tranh. Điều này có thể có từ một thương hiệu tốt hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ như của các công ty dược phẩm trong một số loại thuốc. Một khi nhà đầu tư đã xác định được một công ty với lợi thế cạnh tranh rồi thì anh ta nên nhìn vào công ty có tốc độ phát triển nhanh.

    Ông định nghĩa công ty có tốc độ phát triển nhanh là công ty có tốc độ tăng cổ tức trên mức trung bình. Ông cũng cho rằng công ty nào có thể ?onhân bản? một hoạt động kinh doanh nào đó, ví dụ như cửa hàng, tiệm ăn, nhà dưỡng lão là công ty có triển vọng tốt.

    Slater đồng ý rằng rất khó để đánh giá năng lực quản lý của các công ty, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nhỏ vì nhiều công ty thuê những chuyên gia tham mưu để đánh bóng họ lên. Vì vậy, ông gợi ý nên bắt đầu bằng một số phép tính số học. Những nguyên tắc chính là:

    - Mỗi năm trong 5 năm qua phải có lãi. Không năm nào có lỗ.

    - Nếu trong vòng 5 năm trước công ty có lợi nhuận sụt giảm tại năm nào đó thì nó phải đạt được mức cổ tức cao nhất trong năm gần nhất. Điều này chứng tỏ công ty đang thật sự có động lực để tăng trưởng.

    - Cổ phiếu bất động sản được loại trừ vì chúng phụ thuộc vào sự biến động của giá bất động sản chứ không phải là vào tăng trưởng nội lực. Một bất động sản có thể tăng về giá trị nhưng sự tăng này rất có thể không phải là do tài năng quản lý.

    - Phải nhận được đánh giá tích cực của các nhà môi giới về triển vọng phát triển. Ưu điểm của phương pháp này là nhà đầu tư có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác. Kỹ thuật của Buffett và Soros xác định được cái mà không ai khác biết được - hoặc là giá trị ẩn tàng, hoặc là một xu hướng chưa được nhận biết trên thị trường - đòi hỏi ít nhất phải có những nghiên cứu chuyên sâu, và có lẽ phải có thêm cả tiếp cận đến những thông tin mà nhà đầu tư nhỏ khó có thể tiếp cận được.

    - Slater thận trọng với những công ty trong những ngành có tính chu kỳ như xây dựng và kiến thiết. Để được coi là cổ phiếu có triển vọng phát triển thì chúng vẫn phải thỏa mãn được các chỉ tiêu nêu trên.

    - Cuối cùng, Slater khuyên nên nhìn vào tốc độ tăng trưởng P/E thay vì bản thân chỉ số P/E (với một số giải thích và chuẩn mực cụ thể).

    Một lời khuyên có ý nghĩa khác của ông là nên tránh những công ty mà chủ tịch của chúng sống quá hào nhoáng. Biển số xe ?othửa? là một dấu hiệu xấu. Cũng là một dấu hiệu xấu nếu ông chủ tịch đoạt được nhiều quyền lợi trong một câu lạc bộ bóng đá. Thâu tóm cá nhân (và/hoặc tự tôn) lớn thì lợi nhuận sẽ nhỏ.
  4. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Một số phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu niêm yết

    Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam và trên thế giới dùng khá nhiều phương pháp để tính và dự đoán giá CP, sau đây là 3 phương pháp có thể áp dụng được trong điều kiện hiện tại của TTCK Việt Nam.
    Để đơn giản hoá vấn đề, chúng ta sẽ lấy giá cao nhất trong các giá CP tính theo các phương pháp trên làm giá trị thực của CP được phân tích.

    Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)
    Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là "tiền có giá trị theo thời gian", một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp (DN) này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong DN khác, do đó, giá trị của ND được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của DN đó.

    Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của DN. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước mà TTCK phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá CP tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một DN.

    Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như: Tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; Các ND Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào công ty... Do đó, chúng ta sẽ điều chỉnh lại công thức này theo hướng 5 năm và cộng giá trị tài sản ròng được tính vào thời điểm niêm yết.

    Công thức được điều chỉnh sẽ là:

    P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5

    Định giá CP phổ thông theo phương pháp hệ số P/E

    Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các TTCK đã phát triển. Hệ số P/E là hệ số giữa giá CP (thị giá) và thu nhập hàng năm của một CP đem lại cho người nắm giữ. Thông thường, để dự tính giá của một loại CP, người ta thường dùng thu nhập trên mỗi CP của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về qui mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường. Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá CP tại Việt nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và TTCK chưa phát triển.

    Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8-15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một CP của công ty sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty. Khi tất cả các CP trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần thực và nhất định có ngày nổ tung, gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển.

    Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh

    Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó. Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty. Giá CP của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:

    Giá CP = (Giá trị TS ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số CP định phát hành

    Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh. ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các DN Nhà nước thực hiện CPH. Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người đầu tư mua CP thì tương lai của công ty mới là điều đáng quan tâm hơn cả. Trong các DN CPH ở Việt Nam có nhiều loại tài sản mà chúng ta không xác định được giá do không có thị trường cho các loại tài sản này, nhưng có một loại tài sản mà ai cũng thấy rõ là đang góp phần khiến cho các DN Nhà nước CPH được định giá thấp là giá trị quyền sử dụng đất.

    Quan sát cho thấy, việc quyền sử dụng đất trong các DN Nhà nước CPH được định giá thấp hơn giá cả trên thị trường nhà đất từ 4 đến 5 lần không phải là hiện tượng cá biệt. Hơn thế nữa, trong nhiều DN, quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị cao nhất, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. Chúng ta sẽ dựa trên một số số liệu về cổ phần hoá, tính những thiếu hụt trong quá trình định giá của các DN Nhà nước cổ phần bằng cách nhân tổng giá trị tài sản ròng của công ty lên 2 lần. Dựa trên các phương pháp được giới thiệu trên và chỉ sử dụng một cách máy móc những con số ghi trên trên báo cáo tài chính năm 1999 và 2000 được công bố của các công ty niêm yết, các bạn có thể tự tính toán được giá trị CP của các công ty theo bảng dưới đây. Tuy nhiên, theo những tính toán nêu trên thì giá CP vẫn chưa thể hiện được hoàn toàn về các giá trị thực của công ty mà nó phản ánh. Để có thể hiểu được một cách rõ nét và toàn diện hơn, chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích những yếu tố phi định lượng khác nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những kết quả tính toán nêu trên.

    Những yếu tố mà bạn cần phải tính đến khi phân tích và tính giá CP của một công ty bao gồm:

    - Độ tin cậy của số liệu

    - Mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty bao gồm cả những yếu tố như tình hình thị trường và triển vọng của công ty (điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn hoạt động cuả công ty, hệ số chiết khấu trong công thức tính DCF);

    - Những yếu tố liên quan đến tài sản vô hình của công ty như trình độ quản lý của ban giám đốc, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm được thể hiện theo các tiêu chuẩn ISO...
  5. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    5 sai lầm chết người trong đầu tư chứng khoán
    Tháng 3/1999, Công ty AppNet Systems thông báo sẽ sớm niêm yết trên thị trường chứng khoán. Lúc đó là thời bùng nổ các công ty dot.com nên thiên hạ đổ xô săn mua cổ phiếu của công ty này. Rủi thay nhiều người nhầm nó với một công ty khác vì mã chứng khoán của chúng gần giống nhau (APNT và APT).
    Cổ phiếu là một con số giới hạn. Ảnh: TBKTVN.

    Giá cổ phiếu Appian, là công ty bị nhầm tăng vọt 140.000% trong vòng hai ngày, tức một người sở hữu 1.000 đôla cổ phiếu của Appian vào thứ Hai sẽ thấy nó biến thành 1,4 triệu đôla vào thứ Tư. Nhưng chỉ hai ngày thôi - sau đó nhà đầu tư biết mình nhầm và giá Appian sụt về mức cũ.

    Nói thế để thấy sai sót trên thị trường chứng khoán luôn xảy ra dù không phải khi nào cũng thuộc loại sơ đẳng nói trên. Xin tổng hợp và chọn ra năm sai lầm thường thấy trong giao dịch chứng khoán (bài viết của Michael Dowling & Brian Lucey liệt kê những sai lầm này).

    1. Mua bán quá nhiều:

    Sai lầm lớn nhất là ham giao dịch quá nhiều. Nên nhớ mỗi lần giao dịch là mỗi lần phải trả phí và cuối cùng nhà đầu tư chỉ làm lợi cho các công ty chứng khoán. Một nghiên cứu của Brad Barber và Terrance Odean cho thấy 20% nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Mỹ giao dịch nhiều nhất chỉ thu lợi nhuận bình quân mỗi năm 11,4% trong khi 20% giao dịch ít nhất lại nâng lợi nhuận hàng năm của họ lên 18,5%. Trong một nghiên cứu khác cũng của hai tác giả này, nữ giới thường đầu tư giỏi hơn nam giới và một trong những lý do là bởi tần suất mua bán của nữ giới thấp hơn nam giới. Nhà đầu tư hiệu quả nhất là các cặp vợ chồng trung niên, mua bán cẩn thận, ít thay đổi danh mục đầu tư.

    2. Đầu tư dựa vào danh tiếng:

    Trong chứng khoán, nên nhớ nguyên tắc: ?oDanh tiếng không là gì cả, lợi nhuận là đáng lưu ý, còn dòng tiền lưu chuyển là quan trọng nhất?. Đừng mua cổ phiếu của một công ty chỉ vì bạn thích tên tuổi của công ty này. Felix Meschke nghiên cứu thấy mỗi khi tổng giám đốc của một công ty lên đài truyền hình CNBC, cổ phiếu của công ty này tăng bình quân 1,65% trong ngày đó và vài ngày sau, giá cổ phiếu sẽ sụt về mức cũ. Điều này chứng tỏ nhiều người mua cổ phiếu chỉ vì họ bị tác động bởi hình ảnh công ty trên truyền hình. Một nghiên cứu khác cho thấy nhà đầu tư trông chờ lợi nhuận cao từ những ngành họ có cảm tình. Để tránh sai lầm này, nên dựa vào phân tích tài chính khách quan chứ đừng dựa vào cảm tính khi quyết định đầu tư.

    3. Đầu tư theo đám đông:

    Cổ phiếu là một con số giới hạn. Nếu quá nhiều người đổ xô mua một loại cổ phiếu nào đó, chắc chắn giá của nó sẽ lên quá mức giá trị thật. Lịch sử thị trường đã có quá nhiều dẫn chứng cho sai lầm khi chạy theo đám đông mà vụ các công ty dot.com thời bùng nổ Internet là một dẫn chứng vẫn còn nóng hổi. Lúc đó, người ta nghiên cứu thấy một công ty chỉ cần đổi tên để tận cùng có chữ .com là giá tăng ngay 74% dù công ty không thay đổi mô hình kinh doanh. Mua cổ phiếu giá cao không có vấn đề gì nếu sau đó ta vẫn kiếm được người mua lại với giá cao hơn. Vấn đề là chiến lược tìm ?ongười khờ hơn? như thế dẫn đến người cuối cùng ?oôm? cổ phiếu ở mức giá cao nhất thường là nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    4. Không đa dạng hóa:

    Một trong những sai lầm thường thấy là bỏ hết tiền đầu tư vào một hay hai loại cổ phiếu. Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, bạn có thể bù trừ rủi ro ở ngành này bằng cổ phiếu của ngành khác. Nói thì dễ thấy nhưng thực tế rất nhiều nhà đầu tư thỏa mãn với một hai loại cổ phiếu mình thích. Lúc các đại công ty làm ăn gian dối như Enron sụp đổ, nhiều người phá sản theo vì để hết tiền dành dụm cho riêng cổ phiếu này thôi. Đa dạng hóa còn có nghĩa nên dành tiền cho các loại chứng khoán khác ngoài cổ phiếu như trái phiếu chẳng hạn.

    5. Cứ nghĩ mình luôn đúng:

    Đây là một tâm lý phổ biến vì bản chất của con người là tránh thừa nhận sai sót hay thất bại. Mặc dù giá cổ phiếu đang giảm, nhà đầu tư vẫn cứ khăng khăng mình đúng và không chịu bán để chặn lỗ. Họ nghĩ khi chưa bán, chưa thể gọi là lỗ và tâm lý con người không ai muốn hiện thực hóa khoản lỗ của mình. Ngược lại, con người cũng có tâm lý muốn bán sớm khi thấy cổ phiếu lên giá mặc dù biết tiềm năng tăng giá của cổ phiếu này vẫn còn. Các nhà nghiên cứu phát hiện nhà đầu tư thường gán lỗ cho những lý do khách quan còn lãi là do sự tài giỏi của họ. Nhà đầu tư giỏi phải biết bỏ cái tôi to tướng ra khỏi quá trình mua bán, phải định trước mức mua hay bán để cứ thế mà thực hiện chứ không để tình cảm xen vào.
  6. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Peter Lynch - Nhà quản lý tiền đại tài
    80 magnify

    Nhà quản lý tiền đại tài

    Peter Lynch, người được mệnh danh là nhà quản lý tiền số một trên thế giới đã phát triển Quỹ Magellan Fund từ 20 triệu đôla năm 1977 lên đến mức 14 tỷ đôla năm 1990.
    >Bí quyết đầu tư của các tỷ phú hàng đầu thế giới Ông trùm chứng khoán.

    Để thành công, theo Peter Lynch, nhà đầu tư cá nhân phải tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau:

    - Mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Nếu không có mục tiêu rõ ràng thì rất khó thành công.

    - Bạn sẽ đầu tư trong khoảng thời gian ngắn hay dài? Hãy nghĩ đến thời gian dài.

    - Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu giá cổ phiếu mình đang đầu tư xuống đột ngột? Hãy bỏ qua những chu kỳ lên xuống giá bất thường.

    - Bạn đã có căn nhà của mình chưa? Hãy là chủ một căn nhà trước khi bỏ tiền vào đầu tư.

    Theo Peter Lynch, nhà đầu tư cá nhân không phải lúc nào cũng thua nhà đầu tư tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân có thể hành động nhanh, và có thể nghiên cứu thông qua những quan sát, trải nghiệm hàng ngày của mình với sản phẩm của các công ty niêm yết trong tư cách là người tiêu dùng đối với sản phẩm. Nhờ đó, nhà đầu tư cá nhân có thể mua những cổ phiếu khá tốt mà nhà đầu tư tổ chức không quan tâm.

    Cách lấy thông tin

    Thứ nhất, nếu nhà đầu tư có công ty môi giới, thì phải sử dụng hết những dịch vụ mà nhà môi giới có trách nhiệm phải cung cấp. Luôn luôn hỏi nhà môi giới những số liệu trong quá khứ, tiềm năng phát triển, và số liệu nào để hỗ trợ cho sự tư vấn, đề xuất của nhà môi giới. Cách thứ hai là gọi thẳng cho phòng quan hệ với nhà đầu tư của công ty (Investor Relations).

    Theo ông, nhà đầu tư nên khôn ngoan trong câu hỏi của mình. Đừng bao giờ hỏi: tại sao giá cổ phiếu của công ty đi xuống, sẽ nhận câu trả lời ?ocó trời mới biết?. Không hỏi ?ocông ty sẽ lãi trong năm nay bao nhiêu? mà hỏi rằng ?othị trường dự đoán mức lợi nhuận của công ty trong năm nay sẽ là bao nhiêu??.

    Cách thứ ba là nghiên cứu báo cáo thường niên. Con số đầu tiên Lynch khuyên nhà đầu tư nên xem xét là tiền mặt và những gì tương đương tiền mặt sau khi đã trừ đi nợ dài hạn. Lấy số tiền mặt trừ nợ này chia cho tổng số cổ phiếu. Thương số này sẽ là mức chặn cuối cùng của thị giá. Thị giá không thể nào thấp hơn mức này. Như vậy nếu có cổ phiếu nào thấp hơn số này là nhà đầu tư nên mua ngay lập tức.

    Con số thứ hai nên xem xét là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Cao quá thì sẽ ảnh hưởng đến sự lành mạnh và phát triển của công ty, nhưng thấp quá cũng không tốt, công ty không tận dụng được hiệu quả đòn bẩy của nợ. Theo ông, tùy ngành, nhưng tỷ lệ nợ trên vốn nên ở quanh mức 25%.

    Hãy tìm cổ phiếu tốt từ sáu loại công ty

    Quan trọng nhất trong đầu tư, theo ông là phải tìm được cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành công, hay chính xác hơn là những cổ phiếu có giá trị. Khi đã chọn được những cổ phiếu đó, việc lên xuống thị giá của các cổ phiếu đó không còn quan trọng. Và ông rất giỏi khi tìm kiếm những ?oten bagger? - những cổ phiếu có khả năng tăng trưởng giá trị lên 10 lần (hay 1.000%).

    Peter Lynch chia các công ty ra làm sáu loại như sau:

    Slow Grower: Đây là những công ty lớn, ổn định đã trải qua những giai đoạn của chu kỳ phát triển. Các công ty này hiện tại chỉ tăng trưởng với tốc độ nhỉnh hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế

    Stalwarts: Những công ty đã ổn định này năng động hơn các công ty Slow Grower một chút, nhưng vẫn thuộc loại công ty tăng trưởng chậm.

    Fast Growers: Đây là những công ty đang tăng trưởng mạnh mẽ, có khi đến 20-25%/năm.

    Cyclicals: Đó là những công ty mà kết quả kinh doanh cũng như thị giá cổ phiếu lên và xuống theo chu kỳ.

    Asset Plays: Đây là những công ty có những tài sản với trị giá cao mà thị trường không nhận biết. Peter Lynch cho rằng không phải lúc nào Wall Street cũng định giá chính xác.

    Turnarounds: Đây là những công ty có khả năng xoay chuyển tình thế. Cứ mỗi khi đối diện với khó khăn, những công ty này có đủ tài lực để thay đổi tình hình qua hướng sáng sủa hơn.

    Peter Lynch ưu tiên chọn nhóm công ty Fast Growers, Asset Plays, Turnarounds vào danh mục đầu tư của mình. Tuy vậy ông cảnh báo rằng, sự phân loại các công ty có tính cách tương đối theo thời gian. Do đó cứ vài tháng một lần, phải kiểm tra và phân loại lại.

    Công ty càng đơn giản càng tốt

    Cũng gần giống với Warren Buffett, Peter Lynch chỉ thích đầu tư vào những công ty mà ông nắm rõ sự vận hành. Ông thích những công ty đơn giản và có ưu thế cạnh tranh cao: ưu thế là ưu thế về thương hiệu, hay những thế mạnh về sản xuất, chất lượng sản phẩm. Với ưu thế cạnh tranh cao, công ty sẽ tránh khỏi rủi ro khi thay đổi quản lý.

    Điều quan trọng nhất để đầu tư vào một công ty là tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận của nó. Trước khi đầu tư vào cổ phiếu của bất kỳ công ty nào, Peter Lynch khuyên chúng ta hãy tự hỏi và tự đối thoại với bản thân mình trong hai phút: cái gì tạo ra giá trị cho công ty này, và công ty có thể thành công không?

    Ngoài những nguyên tắc cơ bản như giá trị tài sản, doanh số bán hàng, tỷ số tiềm năng của lợi nhuận trên thị giá, khả năng thanh khoản, Peter Lynch còn quan sát một số dấu hiệu khác để tìm ra những cổ phiếu tốt: người trong công ty có mua cổ phiếu đó không? Công ty có đang mua lại cổ phiếu của mình không?

    Tránh đầu tư

    Peter Lynch khuyên chúng ta tránh đầu tư vào những cổ phiếu sau:

    - Cổ phiếu được ?ođồn? sẽ là sao sáng. Đây sẽ là một Intel, một Microsoft tương lai... Những ngôi sao sáng như vậy rất hiếm. Và nếu ai cũng biết nó là sao sáng thì nó khó có khả năng trở thành sao sáng vì lúc đó giá đã được đưa lên cao rồi.

    - Công ty mua công ty khác để đa dạng hóa. Peter Lynch không tin là những phi vụ mua bán lớn sẽ tạo ra sức mạnh hợp quần, và thường thì các công ty không quản lý hiệu quả nhiều chức năng phát sinh đột ngột của mình. Ông khuyên nhà đầu tư đừng nên đưa tiền vào những phi vụ mua bán ?odở hơi? như vậy.

    - Những công ty trung gian - không phải là nhà sản xuất, dịch vụ hay trực tiếp phân phối sản phẩm - và phụ thuộc vào một vài khách hàng chính. Khi một hai khách hàng không tiếp tục hợp tác thì tình hình kinh doanh của công ty sẽ trở nên rất tệ.

    - Những công ty có tên quá đẹp, quá hấp dẫn thị trường. Peter Lynch khuyên chúng ta tìm kiếm những cổ phiếu có tên bình thường, thậm chí xấu, những cổ phiếu có giá trị mà không bị để ý.
  7. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Lạnh lùng như Buffet
    Buffett có một số kiêng kỵ. Ông thừa nhận rằng có ?ovận đen? trong một số ngành như bán lẻ.

    Warren Buffett sinh năm 1931 ở một thị trấn nhỏ tên là Ohama. Gia đình ông có mối quan tâm lớn đến thị trường chứng khoán.
    Ông học được bài học lớn đầu tiên về đầu tư chứng khoán vào năm 11 tuổi khi ?ogà? cho người chị của mình đầu tư toàn bộ ?otài sản? riêng (100 đôla) mua 3 cổ phiếu (với giá 38 đôla/cổ phiếu) của một công ty nhỏ. Giá cổ phiếu công ty này sau đó tụt giảm mạnh và người chị đã rất lo sợ, muốn bán ngay để gỡ gạc lại chút vốn còm, trong nỗi ân hận nghe lời đứa trẻ xui dại.

    May thay, giá cổ phiếu đó đã tăng trở lại và cậu bé đã vội bán với giá 40 đôla/cổ phiếu, thu lãi được chút đỉnh cho người chị sau khi trừ phí giao dịch. Điều làm ông bực mình nhất là giá cổ phiếu đó còn tăng lên đến 100 đôla sau một thời gian ngắn. Đứa trẻ Buffett đã phải chịu thua áp lực của khách hàng, nhưng cậu ta cũng học được một bài học có giá trị từ đây.

    Khi đã thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp, Buffett hiếm khi nói cho khách hàng biết ông đang làm gì với tiền của họ bởi vì điều này chỉ làm họ lo lắng thêm - và chỉ ngăn cản ông đưa ra những quyết định lạnh lùng, tỉnh táo để tăng thêm lợi nhuận cho họ.

    Ở tuổi thanh niên, đang học tại Đại học Pennsylvania, Buffett đã tích góp đủ tiền để đầu tư mua đất tại Nebraska. Tư tưởng thích kiếm tiền từ thuở bé đã làm ông không dừng ở đây. Ông đã liên hệ để trao đổi ý tưởng với và xin làm việc cho Benjamin Graham, lúc đó đang điều hành một doanh nghiệp đầu tư 4 người, có lẽ là ?otiệm đầu tư? đầu tiên cho đến lúc đó.

    Graham là người khởi xướng cho khái niệm tìm kiếm các giá trị ẩn tàng. Ông chú mục vào 2 chỉ tiêu chính: tỷ trọng hàng tồn kho trên doanh thu và tỷ trọng nợ trên vốn góp cổ đông. Graham từ chối đầu tư vào các công ty có nợ nhiều hơn vốn cổ đông. Ông cũng tin rằng có thể tìm ra những công ty mà giá trị ròng của nó không phản ánh qua giá trị cổ phiếu.

    Buffett hấp thu những tư tưởng này của Graham, cũng như của Phillip Fisher - một nhà đầu tư rất thành công. Ông này quan tâm đến trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện qua các tài khoản và tỷ lệ tồn kho. Fisher có một nguyên tắc mà Buffett không bao giờ quên: Nhà đầu tư vào một công ty nào đó chỉ nên làm hậu thuẫn cho các nhà quản lý giỏi của công ty, chứ không được tự mình quản lý công ty đó.

    Ở tuổi 25, Buffett đã thuyết phục thành công hàng xóm của mình ở Ohama góp 100.000 đôla (tương đương với 1 triệu đôla giá hiện tại) vốn đầu tư với mình. Ông thỏa thuận với các đối tác là sẽ mang lại ít nhất 6% lãi, và ông sẽ được hưởng 25% trên số lãi vượt mức 6% này.

    Trong một bức thư gửi các đối tác, ông viết: ?oTôi không thể cam đoan về kết quả đầu tư với các ông, nhưng tôi có thể và xin cam đoan rằng: (i) các khoản đầu tư của chúng ta sẽ được lựa chọn trên cơ sở giá trị; (ii) mô thức đầu cơ của chúng ta sẽ cố gắng làm giảm thiểu thua lỗ vốn vĩnh viễn (chứ không phải thua lỗ danh nghĩa trong ngắn hạn)?.

    Buffett đã mang lại cho các đối tác hơn 6% lợi nhuận. Những đối tác đầu tiên này đều đã trở thành triệu phú. Ước tính có đến 52 người ở ở Ohama đã thành triệu phú nhờ đầu tư với Buffett trong một vài năm đầu tiên.

    Tuy nhiên, năm 1969, Buffett quyết định thời vận của mình đã chấm dứt, trong bối cảnh thị trường chứng khoán trở nên nóng bỏng trong suốt thập kỷ 60, làm cho nhiều loại chứng khoán trở nên quá đắt đỏ. Ông rút lui khỏi thị trường và phải khổ sở với hiện thực là hầu như không còn đầu tư chứng khoán nữa.

    Sự rút lui này quả là đúng lúc, và ông đã không bị mất tiền trong cơn suy thoái của thị trường năm 1973-74. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để mua chứng khoán với giá thấp cho đến tận cuối năm 1974.

    Khi Buffett trở lại thị trường, ông nói cảm giác lúc đó ?onhư một gã đàn ông lạc vào chốn cấm cung toàn phụ nữ?, khi có quá nhiều cơ hội. Tất cả những khỏan đầu tư mới sau này, chủ yếu là ngành truyền thông, đều rất thành công.

    Có thể lý giải một phần động cơ đầu tư của ông vào ngành truyền thông là bắt nguồn từ truyền thống gia đình (cha và ông của Buffett đều là những nhà sản xuất, biên tập báo chí). Nhiều trong số ý tưởng đầu tư của ông cũng bắt nguồn từ cái gốc gác dân ?otỉnh lẻ? của mình. Ông ghét những công ty nào hay thay đổi cái hay cách thức họ đang làm. Sự ổn định là một dấu cộng. Những cái tên lớn ở Mỹ cũng vậy. Vì thế 2 trong số những khoản đầu tư thành công của ông là Coca Cola và Walt Disney, 2 biểu tượng của Mỹ.

    Nhìn từ khía cạnh tâm lý học thì Buffett là một con chiên của chủ nghĩa hình thái. Ông nhấn mạnh rằng bạn phải tập trung vào các ưu điểm của một công ty trong một khối tổng thể, thay vì chỉ nhìn vào, ví dụ, cái giá mà mình sẽ thu được khi chia nhỏ và bán các tài sản khác nhau của nó.

    Một trong những ví dụ về tư tưởng này là việc ông đầu tư vào American Express. Năm 1982, hãng này bị thua lỗ lớn vì vướng vào một vụ tai tiếng liên quan đến dầu trộn salad. Giá cổ phiếu của nó giảm mạnh từ 62 USD xuống còn 35 USD. Thiên hạ đồ rằng hãng này sắp bị phá sản, và báo chí thì liên tục đổ thêm dầu vào lửa.

    Buffett nhìn sự việc lạnh lùng hơn. Ông phân tích các ngành kinh doanh cơ bản của hãng này ?" du lịch, thẻ tín dụng, séc lữ hành. Những lĩnh vực này không bị ảnh hưởng bởi vụ tai tiếng trên. Là một người theo chủ nghĩa hình thái, ông nhìn toàn bộ hãng và cho rằng nó vẫn tốt. Thị trường đã quá hoảng sợ và phóng đại mức độ nghiêm trọng của thảm họa. Ông đã mua rất nhiều cổ phiếu của hãng này và trong vòng ít năm, giá của nó đã tăng từ 35 USD lên 189 USD.

    Một trong những tư tưởng chính của Warren Buffett là cuối cùng thì giá trị thực của cổ phiếu sẽ được phản ánh qua giá thị trường. Thủ thuật ở đây là phải nhìn ra được giá trị thật của nó trước người khác, rồi mua rẻ - và sau đó phải sẵn sàng chờ đợi thời cơ. Tất nhiên nhìn ra được giá trị thực của cổ phiếu không phải đơn giản vậy - và ông không bao giờ tiết lộ các phép tính chi tiết ông sử dụng để đánh giá giá trị thực của một công ty và dự đoán giá của nó sẽ lên đến bao nhiêu.

    Tuy vậy, cũng cần biết rằng Buffett có một số kiêng kỵ. Ông thừa nhận rằng có ?ovận đen? trong một số ngành như bán lẻ. Gốc gác ?onhà quê? cũng làm ông rất lo ngại với cổ phiếu nông nghiệp vì ông biết rõ là nhà nông thường có mức tồn kho lớn, một điều mà Graham tối kỵ.

    Khi đã trở thành người nổi tiếng, Buffett luôn nhấn mạnh sự bình dị của mình. Ông sống ở Ohama trong ngôi nhà ông mua từ những năm 50. Dưới đây là một trong số những phương châm của ông được nhắc đến nhiều nhất:

    - Nguyên tắc 1: Không bao giờ để mất tiền

    - Nguyên tắc 2: Không bao giờ được quên nguyên tắc 1

    Và một câu nói mang tính tôn giáo: ?oThị trường như Chúa cứu giúp những ai tự cứu giúp mình. Nhưng khác với Chúa, thị trường không tha thứ cho những ai không biết phải làm gì?.

    Những câu nói trên củng cố thêm hình ảnh bình dị của Buffett như bất kỳ một người Mỹ bình thường nào khác. Tuy vậy, nhiều người biết rõ đây là một hình ảnh bị bóp méo đôi chút. Không phải ngẫu nhiên có tác giả đã đặt tên cho cuốn sách của mình về Buffett là ?oThe Midas Touch? (tạm dịch: ?oCái chạm của Midas?).

    Những nguyên tắc đầu tư của Buffett xem ra có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện được chúng thì phải có toàn bộ sự nhiệt thành, cam kết, và sự tập trung cao độ vào thị trường, một năng lực tính toán hơn người, và sự tiếp cận với những thông tin mà bình thường là điều bất khả đối với những ai ít có các quan hệ.
    Tnab19998, ReiGreen, TommyJerry5 người khác thích bài này.
  8. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Mười điều nên biết khi "buôn" chứng khoán

    Đối với những người vừa mới bước chân vào thị trường chứng khoán hay những ai đã dày dạn kinh nghiệm trên thương trường, thua lỗ nhiều khi là điều không thể tránh khỏi. Không hề có một công thức nào chính xác cho việc đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số "mẹo" mà chúng tôi giới thiệu dưới đây để có thể thành công trong các giao dịch.

    1. Nên nhớ rằng không có chứng khoán nào là quá cao để bạn không thể mua được hay quá thấp để bán. Tuy nhiên, sau giao dịch đầu tiên, bạn đừng nên nghĩ đến giao dịch tiếp nếu giao dịch trước đó không mang lại lợi nhuận cho bạn.

    2. Nếu một chứng khoán nào đó đang biến động khó lường, hãy suy nghĩ thật kỹ và đừng "manh động" vì khi bạn không thể nhận biết chính xác điều gì đang xảy ra thì bạn không thể biết được chứng khoán đó sẽ theo chiều hướng biến động như thế nào. Không xác định được thì không chẩn đoán được. Và nếu không chẩn đoán được thì sẽ không thể nào có được lợi nhuận.

    3. Hãy luôn sẵn sàng bán đi những chứng khoán có nguy cơ lỗ và giữ lại những chứng khoán hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho bạn.

    4. Nguyên tắc để thành công trong đầu cơ chứng khoán thường dựa trên giả định rằng trong tương lai, người ta sẽ tiếp tục mắc sai lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ.

    5. Đừng phủ nhận sự thật. Không nên tìm mọi cách để lấy lại lợi nhuận. Hãy từ bỏ khi còn kịp và khi chưa bị thua lỗ quá nhiều.

    6. Đừng bao giờ mua một chứng khoán khi nó đang từ mức giá cao giảm nhanh xuống mức thấp.

    7. Thị trường chứng khoán chỉ có một chiều hướng; và nó không phải là theo chiều hướng giá lên hay giá xuống mà là "giá hợp lý".

    8. Đừng bao giờ hành động theo các lời khuyên.

    9. Kẻ thù chủ yếu của các nhà đầu cơ chính là việc bản thân họ luôn có xu hướng cảm thấy nhàm chán rất nhanh. Một đặc điểm không thể nhầm lẫn của con người là sự đan xen của hi vọng và lo sợ.

    Trong đầu cơ, khi diễn biến của thị trường không như mong muốn của bạn, bạn sẽ hi vọng rằng tất cả mọi ngày đều là ngày cuối cùng, và bạn sẽ thua lỗ nhiều hơn nếu bạn làm theo những gì bạn hi vọng là sẽ mang lại lợi nhuận.

    Và khi thị trường biến động đúng theo ý nguyện của bạn, bạn sẽ lo sợ rằng ngày mai mình sẽ mất hết lợi nhuận và bạn quyết định bỏ cuộc quá sớm.

    Nỗi lo sợ khiến cho bạn không thể kiếm lợi nhiều như bạn có thể làm được. Một nhà đầu tư thành công là người biết dung hoà hai bản năng gốc rễ này. Người đó phải biết cách kiềm chế sự "bốc đồng" của mình.

    Thay vì hi vọng, anh ta sẽ phải lo lắng hay thay vì lo sợ, anh ta phải có hi vọng. Người đầu tư phải lo rằng những mất mát của mình sẽ lớn hơn và cũng phải hi vọng rằng lợi nhuận của mình có thể tăng lên rất cao. Việc đầu cơ chứng khoán theo cách thông thường mà mọi người vẫn làm là một điều hoàn toàn sai lầm.

    10. Bạn phải tin tưởng vào bản thân mình và những quyết định của mình nếu bạn muốn kiếm lời từ trò chơi trí tuệ và may rủi này.
    Tnab19998, cpn, ReiGreen7 người khác thích bài này.
  9. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Bí quyết giao dịch

    Hãy tuân thủ theo chiến lược! Nếu bạn mua một cổ phiếu và ngày hôm sau nó xuống giá trong khi các kết quả phân tích lại cho thấy rằng cổ phiếu này đang lên giá - hãy mua thêm cổ phiếu ấy và xem việc mua cổ phiếu đó là một giao dịch hoàn toàn độc lập.
    1- Hãy tuân thủ theo chiến lược! Nếu bạn mua một cổ phiếu và ngày hôm sau nó xuống giá trong khi các kết quả phân tích lại cho thấy rằng cổ phiếu này đang lên giá - hãy mua thêm cổ phiếu ấy và xem việc mua cổ phiếu đó là một giao dịch hoàn toàn độc lập.

    2- Không nên mua bán các cổ phiếu có chênh lệch lớn giữa giá mua và giá bán. Nếu một cổ phiếu nào đó có vẻ rất hấp dẫn - cố gắng mua với giá giao động trong phạm vi giá mua và giá bán. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng lệnh giới hạn. Nên nhớ: một giao dịch tốn kém hơn 3% sẽ thủ tiêu tất cả các chiến lược tốt.

    3- Đặc biệt quan trọng:Nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi giá bất thường theo chiều hướng tích cực (trên 6 đến 10%) trong suốt ngày đâù hay ngày thứ hai, hãy bán cổ phiếu của bạn nhanh. Hãy đọc quyển sách "Phân tích giao dịch trong ngắn hạn" để biết thêm các phân tích thống kê liên quan.

    4- Bạn cũng nên đọc những tin tức trên báo chí về cổ phiếu bạn đã mua. Đôi khi đọc được những tin xấu cũng là điều rất có ích. Không nên quá lo lắng về những bản báo cáo kinh doanh tiêu cực, những dự đoán cổ phiếu xuống giá của các nhà phân tích hay những tin xấu về một ngành nào đó. Dù thế nào đi chăng nữa, cổ phiếu vẫn có thể lên giá. Những người bán khống sẽ không còn giữ được lợi thế của mình nữa và những người đầu tư khác lại sẵn sàng chấp nhận rủi ro để nhảy vào cuộc.

    5- Hãy cố gắng mua những lượng cổ phiếu bằng nhau. Giá càng thấp thì rủi ro càng cao. Đừng đổ một lượng tiền lớn vào những cổ phiếu giá thấp.

    6- Không nên nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài nếu chúng đang trên đà giảm giá. Nếu bạn bỏ lỡ mất mức giá tối đa, chứng khoán sẽ chẳng mấy chốc rớt giá và bạn sẽ thua lỗ nhiều.

    7- Hãy dùng những nhà môi giới qua mạng để giảm phí hoa hồng. Nếu bạn mua từ 100 đến 200 cổ phiếu, phí hoa hồng sẽ không lớn hơn 10$.

    8- Viết kết quả bạn tính toán được vào một bảng tính. Tính toán mức lợi nhuận bình quân R và độ lệch chuẩn S. Cố gắng giữ cho tỉ lệ S/R nhỏ nhất có thể. Nếu tỉ lệ này ngày càng tăng thì có nghĩa là bạn đã mắc một sai lầm nào đó.

    9- Bạn không phải là một cái máy tính và khả năng tư duy của bạn có thể làm cho kết quả tốt đẹp hơn hay tồi tệ hơn mức trung bình. Sẽ có nhiều lần bạn bán cổ phiếu quá sớm và bạn sẽ không mua vào một số cổ phiếu chỉ vì bạn không thích chúng. Điều này cũng là bình thường khi các quyết định của bạn dựa trên kinh nghiệm hay các phân tích bổ sung. Nhưng sẽ rất tồi tệ nếu các quyết định đó bị nỗi sợ hãi của bạn ảnh hưởng. Hãy phân tích các sai lầm của mình. Tỉ lệ S/R là một công cụ tốt cho việc phân tích đó.

    10- Nếu bạn cảm thấy rất chắc chắn về một cổ phiếu, bạn có thể giữ nó lâu hơn. Nhưng chúng ta không biết được bạn chắc chắn đến mức nào. Một điều chắc chắn duy nhất trên thị trường chính là sự bất ổn định. Nếu bạn muốn giữ cổ phiếu lâu hơn, hãy đặt lệnh dừng gần với mức giá hiện tại.
    Tnab19998, ReiGreen, TommyJerry7 người khác thích bài này.
  10. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Lũng đoạn luồng tiền

    Có vẻ như mỗi năm người ta lại được chứng kiến một vụ "scandal" liên quan đến "doping" của các vận động viên điền kinh, nhưng họ lại là những người được đào tạo từ khi còn nhỏ để tin rằng, tất cả các rắc rối ấy là do hành động của họ. Họ hành động liều lĩnh để tăng cơ hội giành chiến thắng.

    Các công ty, tương tự , cũng sẽ sẵn sàng nhằm vào mục tiêu hiệu quả hoạt động với mọi chi phí. Họ có cách để thổi phồng hoặc "bơm" lên một cách giả tạo tình hình lợi nhuận - gọi là mánh khoé luồng tiền. Chúng ta hãy cũng xem người ta thực hiện như thế nào - một cách để chủ động đối phó với tình huống có thể.

    Luận giải cho mánh khoé luồng tiền

    Luồng tiền thường được coi là một trong những chỉ số minh bạch nhất trong bản báo cáo tài chính (tuy nhiên, sự việc của WorldCom đã chứng minh, điều này không phải là chân lý).

    Các công ty thu lợi từ luồng tiền mạnh cũng theo cách mà một vận động viên điền kinh được lợi từ sức mạnh cơ bắp. Một bảng luồng tiền mạnh cũng có nghĩa là công ty trở nên hấp dẫn hơn và được xếp hạng cao hơn. Sau cùng, các công ty phải sử dụng biện pháp tài trợ vốn đẻ tăng vốn - công nợ hoặc vốn chủ sở hữu - không thể tồn tại mà không tự vắt sức mình.

    "Cơ bắp của một doanh nghiệp" - yếu tố được tăng cường bởi luồng tiền ghi nhận tại sổ sách kế toán, gọi là lợi nhuận hoạt động. Có thể tìm thấy khoản mục này trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, sau báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán.

    Mánh khoé được thực hiện như thế nào ?

    Gian lận ở các khoản phải trả

    Các công ty có thể dễ dàng thổi phồng các báo cáo tài chính bằng cách thay đổi cách thức ghi nhận kế toán các khoản chi trả tồn đọng, hay là các khoản phải trả. Thông thường, khi phát hành một tờ séc để trả cho một khoản phải trả, công ty sẽ ghi giảm các khoản phải trả của mình. Tuy nhiên, trong khi ?oséc vẫn đang trên đường chuyển?, thì cách thức mánh khoé trong việc ghi nhận tiền mặt là công ty sẽ không ghi giảm các khoản phải trả một cách đứng đắn hoàn toàn bằng cách đưa nó vào trong lợi nhuận trước thuế như một khoản tiền mặt tại quỹ.

    Những công ty này cũng có thể tăng số lượng lớn lưu lượng tiền tệ bằng cách phát hành tất cả các séc muộn hơn và sử dụng các nghiệp vụ thấu chi. Tuy nhiên, việc tăng lưu lượng này là kết quả của những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP) xử lý thấu chi như thế nào: Trong các nguyên tắc, họ cho phép thấu chi được gộp vào các khoản phải trả, và sau đó được cộng vào lợi nhuận trước thuế. Việc cho phép này dường như là chỗ yếu trong GAAP, nhưng kể cả khi các nguyên tắc kế toán này thay đổi, bạn cũng có thể khôn ngoan xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng các con số và chú thích để phát hiện ra được bất kỳ các mánh khoé tương tự.

    Mua bán các khoản phải thu

    Một cách thức khác để tăng lợi nhuận trước thuế là bán hạ giá các khoản phải thu. Người ta gọi cách bán này là việc chứng khoán hoá. Ở đây, các đại lý thu gom ?" bên thứ 3 mua các khoản phải thu của công ty với một khoản tiền nhất định, và công ty này sẽ chuyển giao quyền đòi nợ cho đại lý. Vì vậy, công ty này hoàn toàn thu hồi các khoản tiền mặt đối với các khoản phải thu một cách an toàn sớm hơn thời gian đi đòi khách hàng. Thời gian giữa bán và thu hồi vốn được rút ngắn nhưng bù lại công ty lại phải nhận một số tiền ít hơn số tiền khách hàng phải trả. Vì vậy, đó không phải là biện pháp hữu hiệu trừ phi có vấn đề trục trặc trong việc thu hồi tiền mặt, và là lý do để che đậy nghiệp vụ hoạt động âm trong cột lợi nhuận trước thuế

    Tiền mặt phi hoạt động

    Đó là cách thức tạo tiền mặt từ các hoạt động không liên quan đến các hoạt động chính của công ty. Tiền mặt phi hoạt động thường là tiền từ việc kinh doanh mua bán chứng khoán, hoặc tiền mặt được vay mượn cho mua bán chứng khoán nhưng không phải là kinh doanh. Các khoản đầu tư ngắn hạn thường được sử dụng để đảm bảo giá trị của các khoản tiền mặt trong thời kỳ dôi dư trước khi sẵn sàng và sắp sửa đưa vào các hoạt động kinh doanh của công ty. Việc đầu tư ngắn hạn này sẽ tạo ra tiền nhưng không phải là tiền được tạo ra từ những hoạt động kinh doanh chính.

    Vì vậy, luồng lưu chuyển tiền tệ là thước đo đo khả năng tài chính của công ty, các khoản tiền mặt không liên quan đến hoạt động công ty nên được hạch toán độc lập. Nó sẽ chỉ bóp méo luồng lưu chuyển tiền tệ thực của các hoạt động kinh doanh của công ty. GAAP đòi hỏi tất cả các khoản tiền mặt phi hoạt động này phải được giải thích rõ ràng, minh bạch. Và bạn có thể phân tích khả năng của một công ty một cách dễ dàng bằng cách nhìn vào những con số thu chi hợp nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
    Tnab19998, ReiGreen, quachloc6 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này