Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

5217 người đang online, trong đó có 701 thành viên. 17:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 3692889 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. stockpro

    stockpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Đã được thích:
    32
    Những phương tiện chúng ta dùng để dư báo tương lai, từ các kiểu thức dự báo thời tiết cho đến dự báo lợi nhuận, các hệ thống mậu dịch của các thị trường tư bản đều không thích đáng vì chúng không xét đến những gì mà những người tạo ra chúng đã không hề tưởng tượng được. Nhưng những gì không thể tưởng tượng được lại vẫn thường xuyên xảy ra nghiêm trọng hơn mức chúng ta tưởng tượng.

    Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta khi đối phó với điều bất trắc vốn dựa vào ngày hôm qua làm cơ sở báo trước ngày mai đã được gắn chặt với hầu hết mọi hình thức phân tích mà doanh nghiệp phương tây vẫn sử dụng hằng ngày. Các dự báo mức lời hàng quý của công ty, các kiểu thức định giá rủi ro hằng ngày của các ngân hàng, các kiểu thức hành xử của các nhà đầu tư khi TTCK biến động, các ngân sách và kế hoạch chiến lược, các hệ thống đánh giá năng lực hoạt động và trả lương, mỗi hình thái này đều sử dụng các kỹ thuật vốn được hình thành nhằm mục đích suy diễn tương lai từ quá khứ. Nhưng nếu tương lai khó tiên đoán hơn nữa thì sao? Đây là chỗ mà học thuyết Taled''s Ludic đề cập.

    Tuy nhiên, xét trên bình diện xác suất thống kê, cơ sở dự báo tốt nhất về thời tiết ngày mai vẫn là thời tiết hôm nay, giống như hành động soi kiếng chiếu hậu. Có thể nào phương tiện duy nhất chúng ta có được là "kiếng chiếu hậu" và tất cả những gì chúng ta có thể làm được là nghĩ ra những cách mới mẻ hơn nhằm sử dụng "kiếng chiếu hậu" đó?
  2. dammebattan

    dammebattan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2009
    Đã được thích:
    0
    thị trường vẫn trong xu thế tăng điểm .Cứ cổ cánh thôi
  3. stockpro

    stockpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Đã được thích:
    32
    Nhà đầu tư hờn dỗi?

    Người mua chưa giám mua, người bán không muốn bán ----> giao dịch tự nhiên lèo tèo?
  4. stockthuoc

    stockthuoc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Đã được thích:
    8
    Ý bác có phải là SAM đang rất đẹp gái để yêu không ạ
  5. missyou88

    missyou88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Topic này hữu ích quá !!!
  6. Tintin2009

    Tintin2009 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/05/2009
    Đã được thích:
    103
    Mỗi nhà đầu tư nên tự phân tích và đánh giá cty mà mình dự định đầu tư trước. Phân tích dựa trên vốn pháp định, giá trị thị trường, khả năng sinh lợi của cty trong vài năm tới (hướng tới tương lai), mức độ trong sạch (transparency) trong công bố thông tin, khả năng & đạo đức của ban điều hành.... Mức đầu tư theo thang điểm 1-10. Mức 10 điểm là mức mà đầu tư không có rủi ro (hệ số rủi ro =0). Nhưng ông bà ta thường nói: ?oĐiều gì tốt đẹp quá không thể tin được thì thực tế là không tồn tại!?, do đó điểm 10 không tồn tại. Nếu có cty nào 10 điểm thì cũng đừng nên đầu tư vào vì có lẽ một ngày nào đó cty đó sẽ không tồn tại (thà sai lầm bỏ qua cơ hội còn hơn là mình chết vì nó-thà ta phụ nó còn hơn để nó phụ ta).
     
    Mức độ đạo đức của các tay trong hội đồng quản trị & ban điều hành có tỉ trọng khá lớn trong quyết định đầu tư. Các báo cáo từ Taiwan cho thấy hầu hết các cty phá sản hay rút khỏi sàn niêm yết Tapei chủ yếu là do báo cáo láo lếu, lổ thành lãi, báo cáo láo bằng cánh ghi thêm các hợp đồng ma, bài bạc, rút tiền cty ăn xài, chơi ngông. Ở VN thì gương Bông Bạch Tuyết vẫn còn. Ở Mỹ thì cái vụ các ông CEO của GM, Chrysler đi xin mượn tiền thuế của dân cho qua cơn đói mà đến bằng máy bay riêng. Hay cái vụ AIG thì lổ sặc máu mà lấy hàng trăm triệu $ chia nhau trong khi phải mượn tiền thuế của dân (tiền mượn xong thì lấy một ít chia nhau mới chết chứ?). Rồi nói đến các bố ngân hàng Well Fargo, BoA, Goldman Sachs?, năm 2008 thì lổ sặc máu khiến nhà đầu tư cũng chết theo vì giá cổ phiếu rớt thê thảm, ấy vậy mà mới có lời chút đỉnh Q1 thì đòi chia tiền thưởng!!! Thử hỏi Q1 & Q2 lời chút thì các bác chia tiền nhau, đến Q3 & Q4 lổ kéo theo cả năm lổ, giá cổ phiếu xuống thì các nhà đầu tư lổ chổng vó, còn các bác chả ảnh hưởng gì cả vì Q1 & Q2 ăn chia nhau rồi. Vài tháng trước khi tuyên bố phá sản của Lehman Brother, Enron? ban lãnh đạo các cty vẫn trấn an nhà đầu tư rằng chả có chuyện phá sản, cty vẫn còn hoạt động tốt, nhà đầu tư hãy tin tưởng vào ban lãnh đạo cty...&?Đó là lý do mà chỉ trước khi Lehman phá sản vài tháng, các cổ đông của cty đã góp thêm 6tỉ USD vốn cho Lehman hoạt động-đây là đặt niềm tin không đúng chổ và không phải lúc (chứ chả phải ngu dại gì). Nếu là đầu tư lướt sóng thì chả quan trọng là mấy, nhưng đầu tư lâu dài thì đạo đức của các bố là hệ số hàng đầu trong việc xem xét. Tuy nhiên là đầu tư lướt sóng cũng phải theo dõi cho kỷ chứ ai biết đâu được ?ođi đêm có ngày gặp ma?. Mua mua bán bán nhưng xui xẻo ngày nào đó mua xong thì tin không lành giáng xuống, coi như tiền lời của bao nhiêu đợt lướt sóng trước tan tành mây khói (người ta mua bán hoài không sao, mình trúng vận rủi nên mua xong là ôm sô). Khi đạo đức ban lãnh đạo có vấn đề thì đừng bao giờ tin vào các báo cáo tài chính cho dù có kiểm toán của các cty kiểm toán hàng đầu như E&Y, KMPG?(hay các cam kết của CEO) vì các báo cáo này hoàn toàn có thể được chỉ đạo, mua chuộc để biến lổ thành lãi, chuyện con voi chui lọt lổ kim. Lời hứa như đinh đóng cột ngày hôm trước thành lời hứa cuội ngày hôm sau (kiểu không tăng giá xăng dầu của bộ Công Thương). Họ có phát biểu ?ohoàn toàn không có chuyện phá sản? thì chỉ nên tin đúng ngày hôm đó thôi, 0 giờ ngày hôm sau thì chớ có dại mà tin nữa**.
     
    Cẩn thận* với cty có cổ đông cá nhân (chủ tịch, tổng giám đốc hay kiêm cả hai) & người nhà của cá nhân đó nắm giữ hơn 51% (chi phối). Gương của Bông Bạch Tuyết cho thấy chỉ phần vốn nhà nước có 30% mà đã gây ra bao nhiêu khó khăn cho kế hoạch tái cấu trúc cty (hộp tới họp lui, cãi nhau qua lại cũng bởi tại có một thằng nắm giữ nhiều quá-mà ban điều hành đưa giải pháp nào nó cũng lắc đầu hết trọi). Khi một cá nhân & gia đình nắm giữ chi phối hơn 51%, thì điều đó đồng nghĩa với các kế hoạch, phương hướng, chính sách? của cty được xây dựng có lẽ là dựa vào ý kiến của cá nhân đó và chủ yếu phục vụ cho mục đích hay suy nghĩ của cá nhân đó. Khi đường lối, chính sách và thậm chí là vận mạng của cty (tiền mình đầu tư) chỉ phụ thuộc vào một người thì quá rủi ro (đau ốm, tai nạn, quyết định sai lầm-con người chứ có phải là thánh đâu mà cái gì làm cũng đúng, quyết định theo tình cảm cá nhân?). Đừng nên so sánh với Warren Buffet-con người như ông ấy thì cả trăm năm mới có một-và ông ấy cũng chỉ nắm ~30% của Berkshire Hathaway.
     
    Cẩn thận* với cty mà lâu lâu các thành viên ban điều hành hay ban quản trị gây sốc cho dư luận bằng cách chơi ngông (kiểu phạm húy ngày xưa vậy). Trong một số trường hợp thì đối với nhà đầu tư Châu Âu, Mỹ, Nhật? là chuyện bình thường (mua máy bay, du thuyền, xe hơi thứ dữ?), nhưng chơi ngông ở VN nhiều khi chết không có đất chôn (thương nhau thì củ ấu cũng tròn, mà đã ghét nhau rồi thì chuyện bé xé ra to ngay). Nếu cái gì quá không bình thường hay quá đặc biệt sẽ trở thành bất thường thì nên ?ouốn lưỡi 7 lần? trước khi bỏ tiền ra**.
     
    Cẩn thận* với các cty mà ngành nghề kinh doanh dựa hơi quá nhiều vào các chính sách của chính quyền hay cá nhân uy quyền nào đó (hay kiểu COCC). Có thể cty thu lợi nhuận cao trong một thời gian nhờ chính sách (khi hơi hám còn) nhưng khi chính sách thay đổi (khi hơi hám hết) thì nhiều khi chết không kịp ngáp (mà chính sách ở VN thì thay đổi liên u tù tì không dứt, cái sau đá cái trước, bộ này đá bộ kia).
     
    Cẩn thận* với các cty mà thành viên ban quản trị, kiểm soát hay ban điều hành (hay người nhà, vợ con của họ) bán cổ phiếu liên tục và số lượng lớn. Đặc biệt thận trọng cho cty mà cổ đông sáng lập bán cổ phiếu dưới bất kỳ lý do gì (ngoại trừ lý do chuyển nhượng hay tặng cho con em, vợ, bố mẹ, trường học). Chi tiêu cá nhân ư? Tiền lương, thưởng hàng năm đâu, tiền chia cổ tức đâu mà phải bán cổ để chi tiêu? Ví dụ: cty vốn pháp định cở 500 tỉ thôi, nếu cổ đông sáng lập chiếm chỉ 3% cổ phần, mổi năm chia cổ tức 10% tiền mặt và phần còn lại bằng cổ phiếu. Với 10% cổ tức ~ 1.5 tỉ chứ chả ít ỏi gì. Lấy vốn mở cty khác chăng? Nếu cty hiện tại đang ăn nên làm ra, tỉ xuất lợi nhuận cao, giá trị cổ phiếu có cơ tăng cao thì tại sao họ rút vốn để mở cty khác? Với các cổ đông sáng lập, cty là đứa con rứt ruột đẻ đau của họ thì khó có thể biện minh cho những lý do vớ vẩn để họ cắt thịt con mình ra bán. Nếu họ đã thực sự cắt thịt con mình ra bán thì chắc chắn cty đang có vấn đề hay đạo đức của họ có vấn đề (bán đi một mớ rồi rủ nhau lấy tên cty mẹ thành lập cty con khác mà trong đó cty mẹ chỉ nắm có tí xíu hà-nếu như cty mới có lợi nhuận lớn thì cổ phần hóa rồi bán thu gấp bội, nếu cty mới èo uột quá thì sang tay lại cho cty mẹ với giá ban đầu kiểu đại học FPT). Nếu như chỉ một hay 2 người trong ban quản trị, ban kiểm soát hay ban điều hành bán cở vài K đến vài chục K thì còn có thể lý giải là họ cần ít tiền chi tiêu cá nhân, chứ hàng loạt cô chú bác nhà nó mà bán vài chục K, hết lần này đến lần khác thì chắc là có vấn đề. Có những cty mà cổ đông sáng lập (nằm luôn ban quản trị, ban điều hành) bán liên u tù tì, mổi đợt vài trăm K (trị giá thị trường vài chục tỉ trở lên) rồi lý giải cho chi tiêu cá nhân, mở cty con. Ông bà ta có câu ?okhông có lửa sao có khói?. Theo lý thuyết đương nhiên họ là những người am hiểu tình hình và triển vọng của cty nhất. Ấy vậy mà họ còn không tin tưởng vào triển vọng & tương lai của cty, họ còn thoái vốn thì nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta nên uốn lưỡi 7 lần trước khi đâm đầu vào cột**.
     
    Nên chọn mấy cty cò vài ngành nghề kinh doanh, vì nếu ngành này có chết thì ngành khác còn giúp cty sống lây lất qua ngày. Các cty thuộc dạng có ngành nghề phòng thủ (lợi nhuận trung bình nhưng đều đặn, có bão táp thì cũng ảnh hưởng chút chút chứ chả chết) và nghành nghề tấn công (ngành nghề thuộc dạng được ăn cả-ngã về không-không có lời chứ phá sản luôn thì tránh cho xa). Nếu cty có mỗi một ngành mà lở có bề gì thì chết chắc. Mà nếu cty đã chỉ có một ngành nghề thì phải thuộc dạng gần như độc quyền (kiểu Rio Tino, BHP Biliton của Úc vậy).
     
    Cẩn thận* với các cty mà vài năm có 1 lần lợi nhuận đột biến. Đã có lợi nhuận đột biến thì sẽ có dạng thua lổ không lường trước được. Năm 2009 lợi nhuận đột biến, mua cổ phiếu ào ào. Đến năm 2010 thua lổ cũng đột biến thì chỉ có nước chết. VD: sắt thép thì theo giá thế giới. Q1/2009 nhờ ơn trời nhập được vài trăm ngàn tấn sắt giá rẻ, sau đó giá sắt thế giới tăng 100%, do đó Q2, Q3 cty có lợi nhuận khủng. Và vào cuối Q3/2009 do lượng nguyên liệu giá rẻ kia cạn nên phải nhập tiếp vài trăm ngàn tấn sắt giá cao. Nguyên Q4/2009 giá sắt thế giới hạ ào ào, cho nên Q4/2009 và Q1/2010 cty thua lổ đột biến. Coi như toi cơm. Những ngành nghề khác như giá cao su, cà fê, hạt tiêu, ca cao, đồng? cũng biến đổi như giá sắt thép vậy. Lịch sử giá của các mặt hàng trên cho thấy rằng thì cứ vài năm thì giá lại tăng đột biến trong khoảng 1 năm sau đó rớt thê thảm. Khi mua cổ phiếu thì mua theo giá có lợi nhuận đột biến nhưng khi bán cổ phiếu thì lại bán theo giá thua lổ không lường trước được (cty thua lổ nên kéo theo nhà đầu tư cũng thua lổ theo). Tốt nhất nên chọn các cty mà có độ ổn định về thu nhập, ổn định về lợi nhuận, % phát triển hàng năm ổn định (cái gì đoán trước được thì vẫn tốt hơn kiểu không biết trước tương lai ngày mai). Còn nhớ các cty sắt thép như HPG, HSG, VIS? nguyên Q1, 2/2008 lợi nhuận khủng do giá sắt thế giới tăng liên tục. Q3/2008 giá sắt thế giới chững lại và Q4/2008 hạ chớp nhoáng, hàng tồn kho cao nên phần thua lổ của Q4 ăn đứt gần trọn lợi nhuận của Q1, 2 & 3. Như VIS thì cả năm vẫn còn lổ mấy chục tỉ. Coi như nhà đầu tư nào mua giá cổ phiếu theo lợi nhuận đột biến của Q1, Q2 thì chết chắc.
     
    Nên đầu tư vào các cty có báo cáo tài chính rỏ ràng, cty con hay liên kết cũng công bố rỏ ràng (%), cty có ban lãnh đạo trong sạch. Tránh càng xa càng tốt những cty không minh bạch về tài chính, u u minh minh trong những cty con hay liên kết, những cty mà các nhà sáng lập lấy tên cty để thành lập cty con để ăn mảnh (được thì các bác ăn, lổ thì các bác đẩy về cho cty mẹ-trong đó có các nhà đầu tư như chúng ta).
    ptkhMercerdesGTM thích bài này.
  7. Tintin2009

    Tintin2009 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/05/2009
    Đã được thích:
    103
    Nên đầu tư vào cty niêm yết hơn là OTC. Vì khi cần cần rút vốn để tái cơ cấu thì sàn niêm yết có nhiều người mua hơn sàn OTC. Đặc biệt khi thị trường down, sàn niêm yết còn không có người mua thì sàn OTC bán cho ai. Năm 2008 chứng kiến bao nhiêu cty CK chết dở cũng bởi kẹt trên thị trường OTC, trong khi nhà đầu tư NN đầu tư phần lớn vào thị trường niêm yết nên họ rút vốn dề dàng hơn (dể hơn chứ không phải muốn là được).
     
    Tốt nhất vẫn là các chú Bluechip hay có vốn pháp định >500 tỉ, dao dịch bèo phải cở vài trăm ngàn/phiên. Hạn chế chơi mấy chú Penychip vì mấy chú phá sản chả hay, nhiều khi vợ cần tiền éo ơi ra sàn bán cũng chả có ma nào mua (khi down thì Bluechip còn không có người mua nữa là Penychip), nếu mà bán cở vài chục K trở lên là giá sàn ngay mặc dù thị trường tăng điểm. Khi thị trường down thì ai ai cũng bán thì hầu như 99% các nhà đầu tư nhỏ lẻ chả bán được Penychip-tranh không lại với các đại gia xả hàng thoái vốn  bởi vì cho dù các nhà đầu tư nhỏ đặt lệnh trước đi nữa nhưng vẫn đến sau do mức độ ưu tiên. Mà cho dù là đại gia đi nữa thì với khối lượng dao dịch của Penychip có vài ngàn đến vài chục ngàn cổ/phiên thì thoái vốn đến bao giờ cho hết nếu nắm giử cở 1 triệu cổ phiếu (VD: cty tầm tầm sàn HOSE có vốn pháp định cở 150 tỉ, tương đương 15 triệu cổ phiếu. Nếu đại gia nào đó nắm giữ cỡ 6% thì đã là 900K cổ phiếu). Với các Bluechip thì khả dỉ hơn vì dao dịch khối lượng lớn (cho dù lúc down cũng dao dịch nhiều) nên có thể chen chân mà thoát hàng.
     
    *Cẩn thận không có nghĩa là không đầu tư. Chỉ có điều trước khi bỏ tiền ra thì xem trước dòm sau cho kỹ, bỏ vốn ít mà có khả năng thu lại gấp vài lần thì cũng chơi một vố (nhưng đừng mang hết vốn chơi nó có gì thì cuổng trời), hơi nghi ngờ tì rút vốn gấp (thà ăn lúa non hay thu hồi tí vốn còn hơn mất trắng). Tốt nhất là lướt sóng chứ đừng nên đầu tư lâu dài.
     **Mấy thằng Tây kể cả mấy đại gia như Goldman Sachs, Merrill Lynch, Credit Suisse, UBS, BoA, City Group, Morgan Stanley, Fannie Mal, Freddie Mac, Well Fargo? cũng mắc sai lầm nghiêm trọng chứ chả phải chỉ có nhà đầu tư ở VN. Chính vì những sai lầm nghiêm trọng như vậy cho nên GS, Morgan Stanley thua lổ sặc máu, phải chuyển từ ngân hàng đầu tư sang ngân hàng thương mại, vừa muối mặt vay tiền của FED (tiền từ chương trình giải cứu tài sản xấu của FED các cty mượn phải trả lãi chứ chả cho mượn không đâu, nên vừa gượng dậy là các cty vội huy động vốn để trả gấp); Mery Lynh thua lổ khủng khiếp phải bán  mình cho BoA và làm cho BoA suýt chút nữa chết chùm (BoA phải vay mấy chục tỉ USD từ FED);Citi Group cũng chết ngáp, vừa phải vay tiền FED vừa phải bán bớt tài sản (bán chi nhánh tại Nhật và thậm chí là tòa nhà trụ sở tại NY); UBS thua lổ 4 quí liên tiếp và phải nhờ 10 tỉ USD giải cứu của quĩ đầu tư nhà nước Singapore (10/2009) hay bán bớt cổ phần cho tụi Ả Rập.  GM gần phá sản ấy thế mà thằng CEO đi bằng máy bay riêng đến bộ tài chính Mỹ để xin tiều xóa đói giảm nghèo mới chết chứ! Cty có thằng CEO ít đức như vậy thì sớm muộn cũng chết, ấy vậy mà cũng có lắm nhà đầu tư lao vào mua cổ phiếu. Khi GM phá sản rồi mà cổ phiếu vẫn giao dịch vài trục triệu cổ/phiên với giá 50cent USD đến hơn 1USD. Đến tận sau những ngày sở giao dịch chứng khoán Mỹ ngừng dao dịch, thông báo là cổ phiếu GM không còn giá trị thì vẫn có nhiều người lao đầu vào mua. Đến tận những ngày LTCM (1998), Enron (2000), các cty dotcom (2000), Lehman (2008) cận kề phá sản? vẫn có hàng loạt quĩ đầu tư, nhà đầu tư lao đầu vào mua. Như vụ Lehman, cách ngày phá sản chỉ có hơn 1 tháng, hàng loạt các qũi đầu tư, ngân hàng, đại gia rót vào 6 tỉ USD. Và rồi sau đó 6 tỉ này cũng biến mất luôn cùng với Lehman phá sản. Như vụ AIG, Fannie Mal, Freddie Mac gọi là may mắn chứ nếu không thì cũng lắm đại gia khóc hận mặc dù biết nó có nguy cơ phá sản từ đầu 2008. Còn vụ GM thì nhà đầu tư cả thế giới biết là nó sắp chết từ những năm 2001 cơ, thế mà cũng lắm nhà đầu tư, quĩ đầu tư nhảy vào rồi khóc hận. Tất nhiên nhiều người cho rằng đó là đầu tư mạo hiểm, tuy nhiên có mạo hiểm kiểu gì thì xác xuất thắng phải cở chục % chứ đừng chơi kiểu có vài phần ngàn thì chết chắc. Có mấy cty được như AIG, Fannie Mal, Freddie Mac để được chính phủ Mỹ giải cứu cơ chứ? Và hàng trăm năm nay chính phủ Mỹ đã giải cứu có mấy cty đâu mà chơi trò xác xuất quá
    ptkh thích bài này.
  8. Tintin2009

    Tintin2009 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/05/2009
    Đã được thích:
    103
    Và hàng trăm năm nay chính phủ Mỹ đã giải cứu có mấy cty đâu mà chơi trò xác xuất quá nhỏ vậy. Thiếu cha gì cty trên thị trường để đầu tư, điên cuồng gì lại lao đầu vào mấy chổ mà xác xuất sống thì ít-xác xuất chết thì nhiều hả trời.
     
    *** Đối với quĩ đầu tư thì tiền đầu tư hầu hết chả phải của ban giám đốc (99.99% là huy động từ cổ đông, sau đó chứng khóan hóa bán ra thị trường) nên họ dám chơi liều mạng-chả phải mạng của họ mà là tiền của nhà đầu tư, được ăn cả-ngã về không (thắng thì được thưởng lớn theo từng quí-còn thua thì cùng lắm từ chức chứ có mất xu cắc nào đâu mà sợ). Những năm trước khủng hoảng 2003-2007, các tổ chức đại gia như Goldman Sachs, AIG, City, Merrill Lynch, Morgan Stanley?thu lợi nhuận hàng chục tỉ USD/năm. Ấy thế mà chỉ có một năm thất bại (2008) thôi thằng thì phá sản (Lehman), thằng thì bán mình (Merrill Lynch), thằng thì chuyển đổi thể chế hoạt động hơn mấy chục năm (GS, Morgan), thằng thì muối mặt xin tiền FED đến độ dân Mỹ la làng la xóm (BoA, AIA, City, Fannie, Fredie, Well Fargo?). Các thế chế hùng mạnh của thế giới với hàng vài chục năm lăn lộn đầu tư, tiền lời vô kể, ấy thế mà chỉ sơ suất có một năm mà thằng thì chết, thằng thì lòi ruột nữa là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ như chúng ta. Dân Mỹ có thể vay tiền ngân hàng để đầu tư-nếu có thua lổ thì xin phá sản là xong. Chứ ở VN tiền đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là mồ hôi, xương máu chứ có phải là từ trên trời rơi xuống đâu, đầu tư thất bại nhiều khi đồng nghĩa với việc vợ con phải ra ngủ lề đường vì nhà bị ngân hàng kê biên rồi còn đâu. Ở VN nhà đầu tư cá nhân có vay ngân hàng để đầu tư dẫn đến thua lổ -mang nợ ngân hàng thì bán nhà, gá vợ đợ con mà trả cho xong nợ. Trả chưa xong thì cày hàng chục năm sau nữa để có tiền mà trả nợ chứ có xin phá sản như ở Mỹ, Anh được đâu, chưa kể nguy cơ phải ăn cơm nhà nước ở nhà công (ở tù). Ấy thế mà không cẩn thận sao? ấy thế mà dám nhắm mắt đầu tư liều mạng sao? ấy thế mà dám đầu tư vào những công ty có ban lãnh đạo có tư cách đạo đức kém sao (nó lừa mình làm sao mà biết)?ấy thế mà dám đầu tư theo những lời khuyên của những con bìm bịp, chim lợn trên mạng sao? ấy thế mà dám đầu tư theo lời khuyên của những thằng thua lổ mém chết như GS, City, Credit Suisse, UBS, BoA, Merrill Lynch, SSI, Daragon, Indochina ư? Mấy cty đó nó có lòng khuyên mình thật hay chơi đểu mình làm sao mà biết (khuyên mình mua nhưng nó thì bán, khuyên mình bán thì nó lại mua)?
    ptkhduc5988 thích bài này.
  9. apoi

    apoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác đã cung cấp bài viết rất hữu ích.
  10. bacbin

    bacbin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Tôi bình luận cho những bài viết ở những trang đầu topic. Vì bài viết được đăng đã rất lâu rồi nên phải nói rõ như thế.

    Phương pháp mua cả VN Index mà tác giả nói đến, đáng tiếc lại là sai, và người áp dụng phương pháp này nhất định sẽ thất bại.
  11. duongmoitadi

    duongmoitadi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2008
    Đã được thích:
    1
    Hai topic rất hay rất hữu ích vì những nhận định của bác đưa ra trước đó và được thực tế kiểm nghiệm.Tôi tin tưởng tập 3 sẽ chắc chắn như thế thay vì nói lời khẳng định.
  12. Keendy

    Keendy Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/03/2010
    Đã được thích:
    48

Chia sẻ trang này