Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

7228 người đang online, trong đó có 1074 thành viên. 11:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 3692729 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Kỹ xảo chọn cổ phiếu ngắn hạn.

    1.Trước khi chọn cổ phiếu ngắn hạn nên rèn luyện tâm lí vững vàng.
    Khi lựa chọn đầu tư ngắn hạn cần có đủ tố chất tâm lí vững vàng,khi cần ra tay phải ra tay ngay,nếu không sẽ làm rối loạn trạng thái tâm lí.Do thị trường chứng khoán hiện nay phân hoá nhiều xu thế,không phải cổ phiếu nào cũng lên giá,cũng không phải cổ phiếu nào cũng hạ giá.

    Việc lên giá của cổ phiếu như gió thổi vào dòng nước ,chỉ cần nắm rõ phương pháp, mạnh dạn,cẩn thận, có thể nắm chắc cơ hội đàu tư ngắn hạn và nhà đầu tư sẽ thoải mái ung dung.
    2.Phương pháp lựa chọn cổ phiếu khi thị trường biến động có tính đột phá. TTCK ở một số nước đang phát triển hàng năm có vài lần biến động mang tính đột phá, đứng trước tình hình biến động theo kiểu giếng phun đó phải nắm chắc cơ hội, có nghĩa là kiếm tiền.Khi xu hướng giá cả tăng sẽ có một vài loại cổ phiếu dẫn đầu xu thế tăng, nếu một số cổ phiếu chủ đề của những nhà đầu tư chính vẫn không tăng giá, tất cổ phiếu của các tổ chức tiền tệ, các công ty núp danh sẽ tăng.Biên độ tăng giá của loại cổ phiếu này rất lớn.Chọn đúng được loại cổ piếu này có có thể chạy trước được thị trường.
    3.Phương pháp chọn cổ phiếu giành thế cờ ở thị trường đoạn cuối Thị trường là nơi sôi động, không chấp nhận sự yên tĩnh.Khi thị trường biến động theo hướng thuận lợi, tất thị trường đoạn cuối sẽ phát huy sức mạnh ,giá cả tăng lên,toàn cổ phiếu như có một luồng sinh khí mới. Đứng trước dịp may như vậy chỉ cần bạn dũng cảm nhảy vào , hôm sau khi giá lên cao, bạn hãy bán lượng cổ phiếu vừa mua,nói chung sẽ kiếm được lợi nhuận.
    4.Phương pháp chọn cổ phiếu mới cùng loại. Trước khi cổ phiếu mới tham gia thị trường giao dịch, các nhà kinh doanh cổ phiếu thuờng nâng giá cổ phiếu cùng loại để giúp cổ phiếu mới thuận lợi trong giao dịch.Về sau các nhà đầu tư cũng đồng ý với thủ đoạn thao tác này. Vậy trước mỗi lần có cổ phiếu mới tham gia TTGD những cổ phiếu cùng loại trở thành điểm nóng trên thị trường.Trước khi cổ phiếu mới tham gia thị trường, các nhà đầu tư nhạy cảm sẽ tìm mua loại cổ phiếu có liên quan đến cổ phiếu mới, đợi cổ phiếu mới tham gia thị trường,họ bán ra sẽ có lợi nhuận.Nếu cổ phiếu mới còn tiếp tục tăng giá thì cổ phiếu cùng loại sẽ tăng theo.Tuy nhiên hiện tượng này rất ít gặp.



    Được eyolf sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 15/02/2008
  2. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Mẹo "lách" quy định T+3 trong giao dịch


    Thời gian gần đây, TTCK biến động rất nhanh giữa các đợt khớp lệnh, có thể tăng trần đợt 1 và giảm sàn đợt 3, tương đương biên độ dao động giá đến 20% trên sàn HN hoặc 10% trên sàn TPHCM.

    Nếu NĐT có thể mua và bán ngay lập tức CP trong cùng một phiên hay mua hôm trước, bán hôm sau thì cơ hội kiếm lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn là rất lớn.

    Chiến thuật chia nhỏ

    Cách này, NĐT có thể thực hiện một mình. NĐT chia số tiền thành nhiều phần mua/bán cùng một loại CP. Giả sử NĐT đang có 500 REE, và CP này đang giảm. Nếu dự đoán ngày tiếp theo CP sẽ tăng giá thì hôm nay, NĐT có thể mua vào đúng 500 REE.

    Ngày hôm sau REE tăng giá thì NĐT thực hiện lệnh bán 500 REE có sẵn trong tài khoản. Vậy số CP trong tài khoản vẫn là 500 REE, nhưng số tiền mặt tăng lên là phần chênh lệch giữa giá lên và giá mua hôm trước.

    NĐT có thể chia số tiền thành 3 hay 4 phần đúng cho đủ chu kỳ T+3. Chiến thuật này chỉ cho phép NĐT thực hiện với thời gian từ T+1. NĐT có thể giảm xuống với T+0 nếu sử dụng thêm một tài khoản uỷ quyền.

    Chiến thuật mua bán theo nhóm

    Chiến thuật có thể cho phép NĐT thực hiện giao dịch với T+0 nhờ lập một nhóm người để mua/bán cùng một loại CP. Giả sử một NĐT mua CP ở đợt khớp lệnh thứ nhất, với giá sàn hay ở một mức giá nào đó. Sang đợt khớp lệnh thứ hai hay thứ ba, giá CP đó tăng, NĐT có thể vay CP từ tài khoản của một người trong nhóm để thực hiện lệnh bán.

    Tất nhiên lệnh bán này được người mà tài khoản có CP đó thực hiện. Điều này cho phép NĐT không vi phạm việc cấm mua/bán một loại CP trong cùng một ngày và giảm chu kỳ mua bán xuống đến T+0.

    Kể cả khi NĐT chưa mua CP đó, nhưng dự đoán ngày hôm sau, hay đợt khớp lệnh sau giá giảm thì có thể vay một lượng CP nhất định của một người trong nhóm để bán và sẽ mua trả lại vào đợt khớp lệnh hôm sau hay ngày hôm sau...

    Chiến thuật này ưu điểm hơn chiến thuật chia nhỏ, vì NĐT không phải chia nhỏ khoản tiền đầu tư của mình nhờ tận dụng được vốn của những người trong nhóm. Bản chất đây cũng giống như nghiệp vụ bán khống.

    Tất nhiên NĐT cũng cần phải so sánh với chi phí giao dịch, nếu sau khi trừ đi chi phí giao dịch mà họ vẫn còn lợi nhuận thì họ có thể thực hiện các giao dịch áp dụng hai chiến thuật này. Hai chiến thuật này đã được áp dụng trong thời gian vừa qua và rất hiệu quả khi thị trường biến động thất thường, hay đang trong chu kỳ điều chỉnh giảm và không biết sẽ đảo chiều khi nào.
    Hiện tại, phương thức thanh toán là chu kỳ T+3, tức sau khi thực hiện giao dịch 3 ngày làm việc thì tiền hay CP mới về tài khoản. Do tiền mặt hay CP được hạch toán vào buổi chiều sau khi kết thúc phiên giao dịch, nên thực chất NĐT chỉ có thể mua/bán vào ngày hôm sau (T+4). Hiện quy định cấm mua và bán một loại CP ở cùng một tài khoản trong cùng một ngày. Các CTCK cũng mới cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán, chứ chưa ứng trước CP do luật chưa cho phép nghiệp vụ bán khống.



    Được eyolf sửa chữa / chuyển vào 21:19 ngày 15/02/2008
    Tnab19998, binhnguyenpnam, cpn7 người khác thích bài này.
  3. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Cách theo dõi chứng khoán

    Sự khó khăn của người không dám và không thể gia nhập vào thị trường chứng khoán là vì họ không biết mua cổ phần nào cho có lợi.

    Một là họ chấp nhận đứng ngoài cuộc chơi rồi phân tích những chuyện đã qua rồi, hai là họ mua lung tung, mỗi thứ một ít tiền rồi nghênh nghang tự đắc rằng ta đây cũng mua bán chứng khoán giống như ai.

    Nếu thị trường lên thì họ lời, thị trường xuống thì họ lỗ.

    Người mua bán chứng khoán thực thụ thì trái lại, bất cứ thị trường lên hay xuống gì họ cũng kiếm cách để có lời.

    Phương pháp sau đây là một trong những cách thức dễ dàng và hợp lý để bạn có ưu thế để lăn lộn trong thị trường chứng khoán.

    Quan sát thị trường xung quanh

    Vệ tinh, Internet, sự phát triển của khoa học công nghệ... đã thúc đẩy kỹ nghệ truyền thông đến mức rất cao, xu hướng toàn cầu hoá thông tin làm cho con người luôn bị ?obội thực? thông tin, lúc nào cũng cho ta cảm giác thiếu thời gian để tiếp nhận thông tin mới; trong khi cơ thể con người cần phải ăn, ngủ, nghỉ ngơi.

    Chúng ta choáng ngợp trong hằng hà sa số tin tức, muốn xem hết tin tức thì không còn thời giờ mà suy đoán để mua bán chứng khoán.

    Để đừng rơi vào trong trạng thái bị tê liệt vì nguồn thông tin quá nhiều.

    Chúng ta nên chuyên tâm vào một, và duy nhất thị trường chứng khoán ở nơi chúng ta đang sống mà thôi.

    Ưu điểm của sự hạn chế này là tự bạn gạt bỏ được những tin tức không cần thiết, chú tâm hơn với những cái mà bạn chỉ cần biết để thành công trên thị trường chứng khoán.

    Đừng đi tìm một thiên đường chứng khoán nào khác thị trường mà bạn đang cư ngụ nếu bạn chưa là người chuyên môn.

    Rào cản của ngôn ngữ, tiền môi giới, những gì không đăng tải trên báo chí... hạn chế khả năng thành công quá nhiều nếu bạn muốn gia nhập vào một thị trường khác.

    ''''Liên tưởng chứng khoán''''

    Thế giới quanh ta luôn luôn biến động, nếu tinh ý, chúng ta đều có thể bắt được những tín hiệu để cho chúng ta có những cơ hội tuyệt vời để thành công trên thị trường chứng khoán.

    Chung quanh chúng ta, không biết bao nhiêu công ty đang làm ăn phát đạt, chỉ cần chúng ta làm một dây liên tưởng nối liền những điều tai nghe mắt thấy với thị trường chứng khoán là chúng ta thấy ngay những cơ hội đang tiềm tàng.

    Chẳng hạn như bạn đi ăn tối ở một nhà hàng đầy nghẹt khách thì bạn nên về nhà, kiểm tra trên inetrnet coi tập đoàn nhà hàng này có niêm yết trên chứng khoán hay không, giá cổ phần là bao nhiêu...hay chỉ cần đi mua chai thuốc trị chứng hói đầu ở tiệm thuốc tây mà người dược sĩ khen ngợi không hết lời thì bạn có ngay tên công ty dược phẩm đáng chú ý.

    Nếu một ngày nào đó mà bạn thấy nhà hàng vắng khách hay thuốc mọc tóc của bạn không có hữu hiệu thì nên bán những cổ phần của các công ty này dù giá cổ phiếu của những công ty đó đang lên.

    Những gì bạn cảm nhận được ở xung quanh bạn là kết quả thành tựu hay mầm móng thất bại của những công ty đó.

    Bạn đang quan sát thị trường chứng khoán, mua trên bán trước nhiều người khác bằng một cách tự nhiên và hợp lý vì bạn là nhân chứng trực tiếp trước khi hậu quả của những sự việc này làm giá cổ phần nâng hay hạ.

    Nhật ký thị trường

    Chuyên môn hơn một bước thì bạn có thể ghi chép cổ phần của từ 5 đến 15 tên công ty xung quanh bạn mà bạn cho là đang ăn nên làm ra.

    Sự ghi chép này phải trở thành một thói quen hằng ngày, đều đặn.

    Những tay chuyên môn ghi lại giá của cổ phần với nhiều tin tức khác nhau như giá vào giờ mở cửa, (open), giá cao nhất (+high) và thấp nhất (+low), số lượng mua bán (volume), ngày họp cổ đông, ngày thông báo kết quả, tin tức liên quan v.v... bởi vì càng có nhiều thông tin về giá cả chừng nào thì họ càng dễ mua bán ở giá cả hợp lý chừng đó.

    Về phần mình, bạn chỉ nên ghi chép những gì bạn hiểu và biết khai thác, mức giá cổ phần cuối cùng trong ngày cũng có thể tạm đủ. Khi hiểu biết thêm thì bạn thêm vào những tin tức khác.

    Nếu bạn ghi chép lại nhiều tin tức quá mà không biết dùng nó thì bạn lại phí thời gian vô ích, bạn sẽ cảm thấy nhàm chán.

    Mỗi cổ phần lên xuống, giao động trong quỹ đạo riêng của nó, sau một thời gian bạn sẽ thấy những giao động lên xuống có thể đoán được.

    Song song với sự ghi chép giá niêm yết, bạn nên ghi thêm sự dự đoán của bạn.

    Ban đầu thì đơn giản chỉ là lên hay xuống, sau đó thêm giá cả của từng cổ phần.

    Điều tự nhiên làm nhiều người tập chơi chứng khoán giật mình là ...tự nhiên thấy mình có thể tiên đoán sự giao động của vài cổ phần một cách dễ dàng và khá chính xác.

    Sẽ nhiều người trầm trồ : ?oChứng khoán chỉ là vậy !!?

    Bạn giữ lại những cổ phần mà bạn dễ tiên đoán nhất, gạt bỏ vài cổ phần ít triển vọng, không lên không xuống hay là lên xuống một cách quá bất thường.

    Bạn có thể thay thế nó với những cổ phần của những công ty khác có dễ tiên đoán hơn

    Bạn có thể mua 2 hoặc 3 cổ phần mà bạn cho là có triển vọng nhất. Số tiền cho mỗi cổ phần này nên không bao giờ quá 33% tiền vốn của bạn.

    Tận dụng cơ hội

    Khi một sự kiện gì liên quan đến chứng khoán, cổ phần đã loan tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông rồi thì hình như cũng mọi sự cũng đã an bài.

    Người muốn khai thác tin tức để làm một phi vụ mua bán có lãi đã chậm mất cơ hội.

    Thị trường chứng khoán luôn luôn đi trước một hay vài bước.

    Đầu óc chúng ta hơn máy móc là do chúng ta có khả năng tưởng tượng, suy đoán sự việc trước khi nó sẽ xảy ra.

    Chúng ta phải tập suy nghĩ xa hơn chúng ta nghe và thấy.

    Sau đây tôi xin đưa ra hai thí dụ:

    Giá dầu hỏa đang lên và quá nhiều người đổ xô vào mua cổ phần của những công ty dầu hỏa, nếu bạn kết luận rằng đã quá trễ để đầu tư vào dầu hỏa thì bạn nên làm bước thứ hai: mua cổ phần của những công ty chế tạo những thiết bị tạo năng lượng không cần dầu hỏa bằng ánh sáng mặt trời, gió, sóng thủy triều...

    Báo chí loan tin rằng Việt Nam cho phép người nước ngoài và Việt Kiều mua và cất nhà ở Phú Quốc, bạn nhận định rằng giá đất ở Phú Quốc đã bị giới đầu cơ đẩy lên quá cao thì bạn nên quan tâm đến những dịch vụ, công ty có liên quan đến sự phồn thịnh cho Phú Quốc sau này: công ty đóng tàu du lịch cao cấp, thuyền buồm...

    Những thí dụ đây chỉ là... thí dụ, mong bạn đừng thấy bất cứ công ty nào đóng thuyền hay làm nhà máy thủy điện nào trên sàn chứng khoán cũng mua lấy mua để mà không cần gì thêm nữa.

    Mua bán chứng khoán cần có một hệ thống hoàn chỉnh, từ đầu đến cuối, trong đó sự phán đoán cá nhân rất quan trọng, bạn chỉ nên mua công ty đóng thuyền hay thủy điện nào đã nằm trong sổ ?onhật ký? của bạn mà bạn biết rõ sự giao động giá cả của nó.

    Liên tưởng tương lai là phụ, sự quan sát thị trường mới là chính. Quan sát những chuyện đang xảy ra thì có kết quả mau chóng, cho bạn biết nên mua bán cổ phần nào cho bạn nhiều lãi nhất.

    Liên tưởng đến tương lai thì cho bạn biết những lãnh vực mà bạn cần quan tâm, là sự thúc đẩy bạn dám quyết đoán mua bán khi người khác còn lừng khừng.

    Ưu điểm của phương pháp quan sát thị trường chứng khoán bằng ?oda thịt, tai mắt, miệng lưỡi ...? và trí tưởng tượng này là một phương pháp ít cần kiến thức về chứng khoán nhất.

    Nó khá chắc chắn nếu bạn chịu khó suy nghĩ, nghiền ngẩm, ?otiêu hoá ?o những thông tin xung quanh bạn.
    Khuyết điểm là bạn không thể mua đi bán lại trong thời gian rất ngắn, và bạn không thể triển khai nó nếu bạn không mua bán trong một thị trường chứng khoán thực thụ.

    Người sống ở các nước Tây phương không có khuyết điểm thứ hai vì thị trường chứng khoán ở đây đã được ra đời khá lâu và có những luật lệ kinh tế và chính trị khá chặt chẽ.

    Tóm lại mua bán chứng khoán không cần những năng khiếu hơn người, nó chỉ cần sự cần cù và sự tưởng tượng, biết kết hợp những sự kiện riêng lẻ, mơ hồ thành một sợi dây liền lạc.

    Những người nói rằng chứng khoán nguy hiểm thì họ nói đúng đối với họ vì họ không nắm rõ sự lên xuống của những cổ phần.
    Còn với những người biết rõ sự lên xuống của giá cả của vài ba, hay thậm chí chỉ một cổ phần thì đó là sự nguy hiểm có lợi.



    Được eyolf sửa chữa / chuyển vào 21:19 ngày 15/02/2008
    Tnab19998, ReiGreen, quachloc5 người khác thích bài này.
  4. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Buôn bán chứng khoán qua mạng
    Dù chỉ cần có người chỉ dạy một weekend thôi là bạn có thể mua bán chứng khoán.

    Nhưng muốn sống bằng nghề này thì phải cần nhiều yếu tố khác nữa.

    Bạn có một số vốn nhất định, để tiền nhà băng thì lời chẳng bao nhiêu, cho người thân mượn thì khi trả lại cũng chẳng sanh đẻ thêm đồng nào, cho vay lấy lãi thì sợ bị giật nợ.

    Dù đang đi học hay đi làm thì bạn cũng có thời gian rãnh rỗi, đi chơi nói chuyện phù phiếm với bạn bè, rốt cuộc cũng chỉ là chuyện phiếm thôi.

    Bạn muốn đầu tư vào một cái gì có lợi hơn cho bạn.

    Vậy là bạn có đủ hai yếu tố để chơi chứng khoán: Tiền bạc và thời gian.

    Có nhiều người đem tiền nhào vào thị trường chứng khoán để rồi phá sản sau vài tháng.

    Đừng làm như thế. Chơi chứng khoán là một nghệ thuật nó đòi hỏi ba giai đoạn: chuẩn bị, thai nghén và thực thụ.

    Giai đoạn chuẩn bị :

    Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn dễ dàng nhất, vì nó đòi hỏi những điều kiện kỹ thuật mà thôi :

    Internet

    Muốn mua bán chứng khoán bằng Internet thì trước hết phải có? Internet.

    Không phải loại Modem chạy cọc cạch (khi bạn bấm chuột một cái thì bạn có đủ thời giờ ăn sáng lẫn ăn trưa) mà phải là tốc độc cao, ít nhất cũng phải thuộc hàng ADSL, không có rớt mạng nữa chừng, để khi bạn đang tung tiền bạc lên thị trường cái máy không chịu nghe lệnh của bạn thì khác nào hành động "đem con bỏ chợ", sớm muộn gì thì đồng tiền cũng "khăn gói" theo người khác.

    Ngân khoản

    Bạn mở một ngân khoản trong ngân hàng chấp nhận mua bán chứng khoán (broker) trên mạng, sự thành bại của một người muốn mua bán chứng khoán lệ thuộc vào khả năng của nhà môi giới này rất nhiều, có thể nói tỷ lệ đến 1/3.

    Hiện nay có nhiều ngân hàng mở chi nhánh trên mạng cho những người muốn giao dịch chứng khoán.

    Bạn nên đi so sánh vài ba nhà môi giới.

    Những nhà băng chuyên môn làm việc trên mạng không có những chi tiêu giống nhà băng truyền thống cho nên họ có thể đẩy cước phí mua bán chứng khoán đến hai hoặc ba lần.

    Điều quan trọng không kém là biểu đồ giá cả của thị trường chứng khoán phải hiện rất mau hay lập tức chứ không phải là 30 phút sau.

    Sự việc này đưa đến trình trạng là bạn quyết định chậm hơn thị trường , và do đó bạn sẽ bị mất tiền khi bán không kịp vì không phát hiện được cổ phần đang xuống.

    Mệnh lệnh của bạn ban ra phải lập tức đến thị trường, nhà môi giới nào cho phép bạn sử dụng nhiều loại mệnh lệnh thì càng tốt cho bạn chừng đó.

    Tối thiểu thì bạn phải có lệnh Stop loss order*.

    Giai đoạn thai nghén

    Điều kiện cá nhân:

    Hơn bất cứ nơi nào, đối với thị trường chứng khoán, sự hiểu biết là tiền bạc.

    Mục đích lúc này là làm sao biết cách vận hành của thị trường chứng khoán mà chẳng phải trả tiền vì mua chứng khoán không đúng lúc hay không đúng cổ phần.

    Bạn phải quan sát thị trường chung quanh bạn, trong quốc gia bạn đang cư ngụ, đừng đi tìm một thiên đường chứng khoán nào khác khi bạn chưa có đủ trình độ.

    Sau một thời gian quan sát, bạn sẽ thấy có những cổ phần lên đều đều, và những cổ phần xuống ... đều đều.

    Có những cổ phiếu lên cứ trồi lên tụt xuống trong một khoảng giá nhất định, cũng có những cổ phần cứ lên xuống theo chu kỳ hàng năm, chẳng hạn từ tháng 1 đến tháng 6 thì lên, từ tháng 9 đến tháng 11 thì xuống.

    Những người kỹ lưỡng thì họ lưu chép tin tức giá cả 20 -30 cổ phần mà họ cho là dễ tiên đoán nhất.

    Bình thường thì chương trình Excel cũng được, hay cao siêu hơn thì chương trình Trade station.

    Chỉ biết vậy thôi là bạn có thể nhập cuộc rồi.

    Để không mất tiền, bạn nên bắt đầu chơi chứng khoán bằng tài khoản ảo.

    Tài khoản ảo được lập ra để ...dụ khị bạn, cho phép bạn có tiền không có thật để bạn mua chứng khoán, tàì khoản ảo của bạn sẽ lời hay lỗ theo thị trường.

    Thành công với tài khoản ảo không hẳn là bạn sẽ có khả năng mua bán chứng khoán vì bạn chưa có nếm mùi stress khi bạn giao dịch với số tiền thật nhưng thất bại thì kiến thức của bạn còn eo hẹp, nên trau dồi thêm.

    Nếu nhà băng, hội đoàn hay tờ báo kinh tế nào mở cuộc thi mua bán chứng khoán thì bạn nên ghi danh chơi ngay, nó cho bạn tiếp cận thêm một bước với thị trường chứng khoán thật.

    Song song đó, bạn phải tự trau dồi kiến thức chứng khoán của bạn, sự trao dồi kiến thức trong chứng khoán là một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ.

    Thị trường chứng khoán là một môi trường luôn luôn thay đổi, càng ngày càng đa dạng.

    Nếu bạn không muốn để cho mình mất tiền để mua bán chứng khoán thì bạn lại nên bỏ tiền vào sách vở, buổi thuyết trình, khóa học... liên quan đến chứng khoán.

    Siêu việt hơn hết là tìm được một người đỡ đầu, vừa đỡ tốn công vừa đỡ tốn tiền.

    Thời kỳ thai nghén chấm dứt khi bạn thành thạo sự vận hành của thị trường mà bạn đã theo dõi, thiết lập được một hệ thống mua bán chứng khoán toàn diện, từ A đến Z, bạn tự biết nên mua cái gì và lúc nào. (What and When?) và bán nó khi giá lỡ rớt đến mức nào? (How much?)

    Thời kỳ thực thụ:

    Theo những người chuyên môn, thành công với chứng khoán chỉ nhờ 20 % những gì chúng ta học hỏi, 80 % kia là phải nhờ vào chính bản thân chúng ta.

    Bạn có thể thuộc làu 50 cuốn sách, dự 60 buổi thuyết trình, thắng 70 lần trong tài khoản ảo để rồi quên... tất cả khi đứng trước một tình huống mà bạn bắt buộc phải quyết định.

    Bạn nên bắt đầu mua bán từ từ với sự thận trọng tối đa.

    Vì nhu cầu an toàn, không nên ?obỏ hết trứng vào một rỗ?, bạn nên chia đều tài sản, mua ít nhất là 3 cổ phần khác nhau, tối đa thì 8-9 vì bạn khó theo dõi nhiều hơn nữa.

    Vả lại mua nhiều hơn thì bạn chỉ theo sự lên xuống của thị trường mà không có thể hơn các nhà đầu tư trong các quỹ chứng khoán chuyên môn được.

    Bạn phải ban lệnh stop loss ngay sau khi bạn ra lệnh mua cổ phiếu, tuân thủ kỹ luật cá nhân trong hệ thống mà bạn đã vạch ra. (Have a plan and trade your plan).

    Vì nhu cầu an toàn, không nên mua dồn tiền vào bất cứ một cổ phần hơn 1/3 số tiền bạn đang có.

    Quan trọng nhất là sự đều đặn chứ không phải là lời thật nhiều tiền.

    Sau một thời gian bạn bị thua thì bạn phải dừng lại để tìm những khuyết điểm đã làm bạn thất bại.

    Nhưng sau một thời gian thắng liên tục thì bạn cũng ngừng lại, nghĩ ngơi vài ba ngày để kấy lại sự bình thản trong tâm hồn, không quá chủ quan để phạm vào những lỗi lầm đang tiềm ẩn.

    Bạn thấy bạn có lời một cách đều đặn thì bạn nên chuyển đổi thời gian, việc làm và xoay qua làm việc bán thời gian hay một công việc nhàn rỗi hơn để có thêm thời gian chú tâm vào chứng khoán .

    Bạn có thể trở thành chuyên môn, mua bán chứng làm nghề nghiệp chính khi tiền lời chứng khoán vượt qua tiền lương tháng của bạn một cách đều đặn.

    Và số tiền mặt mà bạn hiện có để chơi chứng khoán bằng 10 năm chi tiêu của bạn. Ví dụ như bạn chi tiêu 1.000 Euros mỗi tháng, thì bạn cần ít nhất là 1.000 Euros x 12 (tháng) x 10 (năm) = 120.000 euros.

    Chơi chứng khoán là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều ở năng khiếu bản thân và khả năng chịu stress rất cao.

    Chúng ta chỉ nên nhập cuộc qua một thời gian quan sát và học hỏi. Nếu bạn tự thấy không có khả năng thì đừng nên gia nhập vì nó sẽ làm bạn mất nhiều hơn là được.

    Nếu bạn thấy có khả năng thì chúc mừng bạn, bạn đã vào một thế giới mà những đầu óc thông minh nhất thế giới đang tranh tài với nhau.

    Bạn có thể ngao nghêu đâu đó trên trái đất này với điều kiện là nơi đó có Internet.

    Bạn cũng có thể kiếm được nhiều tiền, ngang hàng với một người có bằng cấp cao đang nắm chức vụ quan trọng.

    Tự do không gian lẫn tài chánh là thành quả của bạn. Giấc mơ chỉ có giá trị khi chúng ta mở mắt mà mơ!




    Được eyolf sửa chữa / chuyển vào 21:19 ngày 15/02/2008
  5. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Ứng dụng lý thuyết hiện đại trong quản lý danh mục đầu tư (phần 1)


    Tại Việt Nam việc ứng dụng các lý thuyết hiện đại vào quản lý danh mục đầu tư còn là một vấn đề khá mới và chưa thật sự mang tính chuyên nghiệp.

    Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, tất yếu sẽ tồn tại các doanh nghiệp làm ăn rất hiệu quả. Đồng vốn dư thừa của họ sẽ có xu hướng chảy vào những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn hơn. Đầu tư chứng khoán ra đời để giải quyết nhu cầu đó. Khi đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, nhà đầu tư có thể đầu tư cùng một lúc vào nhiều sản phẩm khác nhau chứ không nhất thiết họ phải phụ thuộc vào một vài sản phẩm cố định như khi họ đầu tư thực. Đầu tư chứng khoán không chỉ làm mở rộng môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư mà tự thân nó len lỏi vào từng ngõ ngách trong nền kinh tế thu hút đầu tư dòng vốn cực nhỏ cho đến nguồn lực dồi dào nhất. Tại Việt Nam việc ứng dụng các lý thuyết hiện đại vào quản lý danh mục đầu tư còn là một vấn đề khá mới và chưa thật sự mang tính chuyên nghiệp.

    Tất cả các quyết định đầu tư đều được cân nhắc dưới góc độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi và những tác động của chúng trên giá chứng khoán cũng như kết quả tài chính cuối cùng đạt được trong quyết định đầu tư. Ở một số quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, từ rất lâu nhà đầu tư đã biết áp dụng nguyên tắc ?okhông bỏ trứng vào cùng một rổ?, thông qua mô hình quản lý danh mục đầu tư hiệu quả kết hợp lý luận có liên quan đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi (Mô hình định giá tài sản vốn - CAMP) và lý thuyết định giá chênh lệch (APT) để lựa chọn tập hợp chứng khoán hiệu quả nhất.Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của danh mục, nhà đầu tư phải đánh giá dựa trên hai yếu tố quan trọng: đó là rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Tất cả các quyết định đầu tư đều dựa trên hai yếu tố này và những tác động của chúng đối với vốn đầu tư.

    Rủi ro được xem như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại về tài chính. Những chứng khoán nào có khả năng xuất hiện những khoản lỗ lớn được xem như có rủi ro cao hơn chứng khoán có khả năng xuất hiện những khoản lỗ thấp hơn. Vì vậy, rủi ro được mô tả bằng sự biến đổi của các tỷ suất sinh lợi của chứng khoán đó trong thời kỳ nghiên cứu.

    Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán chịu tác động của rất nhiều yếu tố rủi ro, những yếu tố này có thể bị triệt tiêu hoàn toàn thông qua việc kết hợp danh mục đầu tư hiệu quả của nhiều chứng khoán được gọi là rủi ro không hệ thống, phần lợi nhuận mong đợi để bù đắp cho loại rủi ro này chính là phần bù rủi ro chứng khoán bx (Xm ?" Xf). Loại rủi ro không thể triệt tiêu được gọi là rủi ro hệ thống, phần lợi nhuận mong đợi tương ứng với loại rủi ro này chính là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro Xf.

    Mô hình APT

    Vào thập niên 1970 S.A Ross đã triển khai mô hình APT (Arbitrage pricing theory) trong việc mua bán các loại chứng khoán hàng hoá khối lượng lớn, ngoại tệ giữa các thị trường để hưởng chênh lệch giá..Lý thuyết APT cho rằng tỷ suất sinh lợi của chứng khoán là một hàm số tuyến tính của tập hợp các yếu tố có khả năng xảy ra rủi ro đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán.

    CAPM (Capital asset pricing model) được phát triển trong đầu thập kỷ 60. Thay thế cho CAPM, lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) đã được phát triển trong thời gian gần đây. Vì mục đích của nhà đầu tư, những khác nhau giữa hai mô hình xuất phát từ cách xử lý của APT đối với sự phụ thuộc giữa tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán. APT cho rằng tỷ suất sinh lợi của chứng khoán được tạo bởi một số các nhân tố của toàn ngành và toàn thị trường. Mối tương quan giữa một cặp chứng khoán xảy ra khi hai chứng khoán này bị ảnh hưởng bởi cùng một hay nhiều nhân tố. Ngược lại, CAPM cho phép các chứng khoán tương quan lẫn nhau, nó không chỉ rõ các nhân tố tạo ra sự tương quan này.

    Cả APT và CAPM hàm ý mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và rủi ro. Theo ý kiến (có phần hơi thiên lệch) của chúng tôi, APT cho phép mối quan hệ này được phát triển theo một cách thức trực quan riêng biệt. Ngoài ra APT nhìn nhận rủi ro một cách khái quát hơn chứ không thuần túy là độ lệch chuẩn hay beta của chứng khoán tương ứng với danh mục thị trường. Vì vậy chúng tôi đưa ra cách tiếp cận này như là một sự thay thế cho CAPM.

    Thành phần của mô hình: Thông tin được công bố, sự đột biến, và tỷ suất sinh lợi mong đợi.

    Để cụ thể hơn, giả sử chúng ta xem xét tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của công ty F. Điều gì sẽ xác định tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu này trong tháng tới?

    Tỷ suất sinh lợi của bất kỳ cổ phiếu nào giao dịch trên thị trường tài chính cũng bao gồm 2 phần. Phần thứ nhất gọi là tỷ suất thông thường hay tỷ suất kỳ vọng của cổ phiếu mà các cổ đông trên thị trường tiên đoán hay mong đợi. Tỷ suất này phụ thuộc vào tất cả các thông tin gắn liền với cổ phiếu mà các cổ đông tiếp cận được, và nó sử dụng tất cả những hiểu biết của chúng ta về những yếu tố sẽ tác động lên cổ phiếu vào tháng tiếp theo. Phần thứ hai được gọi là tỷ suất sinh lợi rủi ro hay không chắc chắn của cổ phiếu. Thành phần này do những thông tin được hé mở trong tháng. Không thể liệt kê hết những thông tin này, ví dụ:

    - Tin tức về nghiên cứu mới của công ty.

    - Số liệu thống kê về GNP được chính phủ công bố.

    - Phát hiện sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.

    - Thông tin về sự tăng trưởng doanh số của công ty cao hơn dự kiến.

    - Sự sụt giảm đột biến của lãi suất.

    . . .

    Cần thận trọng khi nghiên cứu những tác động của những thông tin kể trên hay những tin tức khác đối với tỷ suất sinh lợi. Đơn cử như chính phủ phải cung cấp số liệu về GNP hay tỷ lệ thất nghiệp cho tháng này, nhưng hiện nay các cổ động nắm được đến mức độ nào về những thông tin trên? Chắc chắn rằng vào đầu tháng các cổ đông chỉ có thể tiên đoán GNP tháng này là bao nhiêu. Trong phạm vi tiên đoán của các cổ đông về các công bố của chính phủ thì những tiên đoán này là nhân tố của tỷ suất sinh lợi mong đợi vào đầu tháng. Mặt khác, ở mức độ các công bố bất ngờ của chính phủ và trong phạm vi tác động đến lợi nhuận của cổ phiếu, các công bố sẽ là một phần của U, phần không thể tiên liệu của tỷ suất sinh lợi.

    Bất kỳ một công bố nào có thể được chia làm 2 phần, phần dự đoán hay mong đợi và phần đột biến: Công bố = Phần mong đợi + Đột biến

    Phần mong đợi của bất kỳ một công bố nào là một phần của thông tin mà thị trường sử dụng để tạo lập tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu (R). Phần đột biến của thông tin tác động đến tỷ suất sinh lợi không mong đợi của cổ phiếu (U)...



    Được eyolf sửa chữa / chuyển vào 21:10 ngày 15/02/2008

    Được eyolf sửa chữa / chuyển vào 21:20 ngày 15/02/2008
    Tnab19998, ReiGreen, quachloc4 người khác thích bài này.
  6. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Ứng dụng lý thuyết hiện đại trong quản lý danh mục đầu tư (phần 2)

    Cần lưu ý rằng rủi ro trong một danh mục lớn và phân tán hóa đúng mức là các rủi ro hệ thống bởi vì rủi ro phi hệ thống đã bị phân tán hóa hoàn toàn. Có một sự ngầm hiểu rằng khi một cổ đông sử dụng phân tán hóa đầy đủ quan tâm đến việc nắm giữ một cổ phiếu nào đó thì anh ta có thể bỏ qua rủi ro phi hệ thống của chứng khoán đó
    Các danh mục và các mô hình nhân tố

    Chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra với một danh mục cổ phiếu khi mỗi cổ phiếu thành phần tuân theo mô hình một nhân tố. Để bàn luận, chúng ta sẽ chọn một tháng kế tiếp và quan sát tỷ suất sinh lợi. Lẽ ra chúng ta cũng có thể sử dụng một ngày hay một năm hay một khoảng thời gian bất kỳ. Tuy nhiên nếu là khoảng thời gian năm giữa những quyết định chúng ta nên chọn khoảng thời gian ngắn, một tháng là khung thời gian lý tưởng cần chọn.

    Chúng ta sẽ tạo những danh mục từ n cổ phiếu, và sử dụng mô hình một nhân tố để đo lường rủi ro hệ thống. Do đó cổ phiếu thứ i trong danh sách sẽ có tỷ suất sinh lợi là

    Ri = Ri + b iF + e (1)

    trong đó i đại diện cho cổ phiếu thứ i. Chú ý rằng yếu tố F không có chỉ số dưới. Nhân tố đại diện cho rủi ro hệ thống có thể là sự đột biến trong GNP, hay chúng ta có thể sử dụng mô hình thị trường và chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi của S&P 500 và kỳ vọng của chúng ta về tỷ suất này, RS&P500 - RS&P500 làm nhân tố. Trong cả hai trường hợp, nhân tố được chọn áp dụng cho tất cả các cổ phiếu.

    bi được đặt chỉ số dưới bởi vì nó thể hiện một cách đơn nhất mà nhân tố tác động đến cổ phiếu. Để tóm tắt bàn luận của chúng ta, nếu bằng không, tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu thứ i sẽ là : Ri = Ri + ei

    Với ý nghĩa rằng tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu thứ i không bị tác động bởi nhân tố, F, nếu bi bằng không. Nếu bi dương những biến động tăng giảm của nhân tố sẽ làm tăng giảm tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu i. Ngược lại nếu bi âm tỷ suất lợi nhuận và nhân tố sẽ vận động ngược chiều.

    Bây giờ chúng ta hãy xây dựng một danh mục trong đó mỗi cổ phiếu tuân theo mô hình một nhân tố và xem điều gì sẽ xảy ra. Cho Xi là tỷ lệ chứng khoán i trong danh mục. Do X thể hiện phần đầu tư của chúng ta vào mỗi cổ phiếu nên sẽ có tổng số là 100% hay 1. Ta có:

    X1 + X2 +......+ XN =1

    Chúng ta biết rằng tỷ suất sinh lợi của danh mục bằng trung bình trọng số của các tỷ suất sinh lợi của từng chứng khoán cấu thành danh mục. Ta có thể viết lại theo đại số như sau:

    RP = X1R1 + X2R2 + X3R3 + ..... XNRN (2)

    Chúng ta đã thấy trong phương trình (1) mỗi cổ phiếu lại bị tác động bởi cả nhân tố F và rủi ro không hệ thống ei. Do đó thay thế mỗi Ri từ phương trình (1) vào phương trình (2) ta có:

    Rp = X1(R1 + b1F + e1) + X2 (R2 + b2F + e2) + X3(R3 + b3F + e3) + ... ... + XN(RN + bNF + eN) (3) .

    Phương trình cho chúng ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi của danh mục được xác định bởi ba tập hợp các tham số:

    1. Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của mỗi chứng khoán thành phần, Ri

    2. Tích số giữa Beta và nhân tố F, biF

    3. Rủi ro phi hệ thống của mỗi chứng khoán, ei.

    Chúng ta có thể viết lại phương trình (3) theo tập hợp 3 tham số như sau:

    Rp = X1R1 + X2R2 + X3R3 + ...... + XNRN

    + (X1b1 + X2b2 + X3b3 +......+ XNbN)F

    + X1e1 + X2e2 + X3e3 + .......+ XNeN (4)

    Phương trình tuy khá dài dòng nhưng dễ hiểu. Hàng đầu tiên là trung bình trọng số tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của mỗi chứng khoán. Các phần tử trong ngoặc đơn của hàng thứ hai là trung bình trọng số các beta của các chứng khoán. Số trung bình này được nhân với nhân tố F. Hàng thứ ba biểu hiện trung bình trong số rủi ro phi hệ thống của các chứng khoán.

    Các danh mục và sự phân tán rủi ro

    Do các nhà đầu tư thường cầm giữ các danh mục phân tán hóa rủi ro nên phương trình (4) sẽ như thế nào trong trường hơp một danh mục lớn hay phân tán hóa rủi ro. Mặc dù chúng ta đang nói đến đầu tư chứng khoán không phải may rủi như trò chơi quay số nhưng một số nguyên lý chung vẫn được áp dụng. Mỗi chứng khoán có rủi ro phi hệ thống riêng trong đó sự đột biến không tương quan với sự đột biến của chứng khoán khác. Bằng cách đầu tư chia nhỏ trong cho mỗi chứng khoán, rủi ro phi hệ thống trung bình sẽ tiến đến không đối với một danh mục lớn. Cho dù hàng thứ ba sẽ triệt tiêu hoàn toàn trong một danh mục lớn, không có gì bất thường đối với hàng thứ nhất và hàng thứ hai. Hàng thứ nhất vẫn là trung bình trong số tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của các chứng khoán được chọn vào danh mục. Do không có sự đột biến nào ở hàng thứ hai nên chúng ta không thể phân tán hóa nhằm triệt tiêu hàng này. Các phần tử trong ngoặc đơn của hàng thứ hai vẫn là trung bình trọng số của các beta. Chúng vẫn không bị triệt tiêu khi chúng ta tăng số lượng các chứng khoán. Bởi vì nhân tố F không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng các chứng khoán trong danh mục nên hàng thứ hai không thể bị triệt tiêu.

    Tại sao hàng thứ ba bị triệt tiêu trong khi hàng thứ hai thì không mặc dù cả hai hàng đều biểu hiện sự không chắc chắn? Điểm mấu chốt là có nhiểu rủi ro phi hệ thống ở hàng thứ 3. Do bởi những rủi ro này độc lập với nhau nên tác động của phân tán hóa càng lớn khi chúng ta chọn thêm nhiều chứng khoán vào danh mục. Danh mục này càng ít rủi ro hơn và tỷ suất sinh lợi trở nên chắc chắn hơn. Tuy nhiên rủi ro hệ thống tác động đến mọi chứng khoán do nó nằm ngoài ngoặc đơn trong hàng thứ hai. Do nhà đầu tư không thể tránh được nhân tố này khi đầu tư vào nhiều chứng khoán nên sự phân tán hóa không thể diễn ra trong hàng này.

    Cần lưu ý rằng rủi ro trong một danh mục lớn và phân tán hóa đúng mức là các rủi ro hệ thống bởi vì rủi ro phi hệ thống đã bị phân tán hóa hoàn toàn. Có một sự ngầm hiểu rằng khi một cổ đông sử dụng phân tán hóa đầy đủ quan tâm đến việc nắm giữ một cổ phiếu nào đó thì anh ta có thể bỏ qua rủi ro phi hệ thống của chứng khoán đó. Các cổ phiếu cũng như một danh mục không có rủi ro phi hệ thống. Cũng như chúng ta không nói rằng rủi ro phi hệ thống sẽ không tác động gì đến tỷ suất sinh lời của chúng. Cổ phiếu luôn có rủi ro phi hệ thống và tỷ suất sinh lợi thực tế của nó phụ thuộc vào rủi ro phi hệ thống. Tuy nhiên do rủi ro này triệt tiêu lẫn nhau trong một danh mục được phân tán đúng mức các cổ đông có thể bỏ qua rủi ro phi hệ thống này khi họ quan tâm đến việc có hay không chọn một cổ phiếu vào danh mục. Do đó nếu các cổ đông bỏ qua rủi ro phi hệ thống chỉ còn rủi ro hệ thống của một cổ phiếu được liên hệ với tỷ suất sinh lợi của nó.

    Một danh mục lớn, phân tán không có rủi ro phi hệ thống bởi vì rủi ro phi hệ thống của mỗi chứng khoán đã được phân tán hoàn toàn. Giả định có đủ chứng khoán để danh mục thị trường được phân tán đúng mức và không có chứng khoán nào có tỷ lệ áp đảo trên thị trường, danh mục này được phân tán hoàn toàn và không có rủi ro phi hệ thống. Nói cách khác, danh mục thị trường có tương quan hoàn toàn với nhân tố đơn, nghĩa là danh mục thị trường là phiên bản to hoặc nhỏ hơn về quy mô của nhân tố. Sau khi mô phỏng với tỷ lệ thích hợp chúng ta có thể xem danh mục thị trường như là nhân tố.

    Trong quản lý danh mục đầu tư Mô hình định giá chứng khoán vốn và lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá CAPM và APT là hai mô hình có thể thay thế lẫn nhau của rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Thật quan trọng nếu ta quan tâm đến sự khác nhau giữa hai mô hình cả về lý luận lẫn ứng dụng trong thực tế.



    Được eyolf sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 15/02/2008
  7. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư

    TTCK là một kênh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro và phương pháp giảm thiểu rủi ro là đầu tư vào nhiều loại CK khác nhau hay đầu tư theo danh mục. Loạt bài viết này sẽ đưa ra một hướng tiếp cận để xây dựng danh mục đầu tư dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau.
    Đừng bỏ tất cả trứng vào một rọ

    Nhà đầu tư chơi CK luôn mong muốn lợi nhuận cao nhất mà rủi ro thua lỗ thấp nhất. Nếu dồn toàn bộ khoản tiền mình có vào một loại CP thì nguy cơ thua lỗ khi CP đó giảm giá là rất rõ ràng.

    Nếu một khoản tiền được "rải" ra nhiều CP khác nhau thì tính tổng khoản đầu tư, việc thua lỗ của CP này khi giảm giá sẽ được bù đắp lại bằng khoản lãi của CP khác tăng giá. Đó chính là đa dạng hoá đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

    Quá trình đầu tư của một NĐT chuyên nghiệp hay các tổ chức đầu tư gồm hai bước chính: Phân tích thị trường và phân tích về CP để đánh giá rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của tất cả các loại CK có thể đầu tư; xây dựng danh mục đầu tư tối ưu bao gồm nhiều loại CK khác nhau.

    Nếu có 2 CP có mức sinh lợi như nhau thì NĐT sẽ chọn loại có rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận rủi ro của từng người còn tương quan với lợi nhuận mà họ có thể nhận được.

    Xác định "mức ngại rủi ro"

    Mỗi NĐT đều có mức ngại rủi ro nhất định ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tâm lý và khối lượng tiền sở hữu. Các nhà kinh tế học tài chính hiện đại đã xây dựng lý thuyết hàm hữu dụng biểu thị mối quan hệ hữu dụng của một đơn vị tiền tệ kiếm thêm với mức độ rủi ro của khoản đầu tư và mức ngại rủi ro của NĐT.

    Với giả thiết này, họ đưa ra công thức cho mối tương quan rủi ro và mức đền bù rủi ro tương xứng. Mỗi NĐT phải gán một mức độ chấp nhận nào đó (hay giá trị hữu dụng) vào những danh mục đầu tư ngang nhau dựa trên lợi suất đầu tư ước tính và rủi ro của danh mục đó.

    Từ đó, NĐT tính toán thang điểm để sắp xếp thứ tự danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư hấp dẫn hơn là danh mục có mức rủi ro bằng hay thấp hơn danh mục khác, nhưng có lợi suất ước tính cao hơn.

    Ví dụ, NĐT X lựa chọn giữa danh mục có rủi ro với tỉ suất lợi nhuận ước tính E (r)=23% và độ lệch chuẩn Y= 33,3% so với tín phiếu Kho bạc nhà nước có mức lãi giả thiết 5,5%, NĐT có mức ngại rủi ro A=3. Chúng ta thấy rằng mức đền bù rủi ro viết tắt là RS là:

    RS=23-5,5=17.5%, đây là mức khá cao.

    Ta có giá trị hữu dụng của danh mục:

    (U) =23%-0,5x3x(33,3%)2=5%.

    Con số 5% lại thấp hơn so với lãi suất tín phiếu Kho bạc nhà nước (5,5% theo giả thiết). Vậy về lý thuyết, NĐT sẽ mua tín phiếu thay vì lựa chọn danh mục trên. Mức đền bù rủi ro cho danh mục này với A=3 là 0,5AY2=18%.

    Nhưng nếu NĐT X có mức ngại rủi ro A=2 thì ta có 0,5AY2=12%, khi đó U=22%-12%=10%, cao hơn lãi suất trái phiếu không rủi ro. Vậy với A=2 thì có thể chấp nhận danh mục này.

    Công thức thể hiện mối tương quan giữa mức ngại rủi ro, lợi tức với mức rủi ro theo thang điểm hữu dụng:

    U=E(r)-0,5A.Y2

    U: Là giá trị hữu dụng; 0.5: Số quy ước theo thông lệ của xác suất thống kê; A: Chỉ số biểu thị mức ngại rủi ro; E(r): Lợi suất ước tính bình quân; Y: Độ lệch chuẩn của giá trị bình quân. 0,5A.Y2: Mức đền bù rủi ro.

    Từ công thức có thể thấy giá trị hữu dụng tăng nếu lợi suất ước tính bình quân tăng, giá trị hữu dụng giảm nếu mức độ rủi ro tăng.



    Được eyolf sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 15/02/2008
    meiuhappy, thangnd_1211qhi thích bài này.
  8. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Năm nguyên tắc đầu tư giá trị

    Chiến lược đầu tư giá trị, một chiến lược nhằm tìm kiếm các cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp hơn giá trị thật của nó, có vẻ như đã mất dần sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhưng điều này không kéo dài quá lâu, "đầu tư giá trị" đang dần dần được chú ý trở lại và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu kiên trì là nắm vững những nguyên tắc của chiến lược này, nhà đầu tư có thể kiếm được khoản lợi nhuận cao hơn so với chiến lược đầu tư tăng trưởng.

    Nét đặc biệt của việc đầu tư giá trị là không nhằm vào những cổ phiếu được ưa chuộng mà không đưa ra những phán đoán mạo hiểm với tốc độ tăng trưởng của một công ty trong tương lai. Thay vào đó là tìm ra những cổ phiếu tốt theo những tiêu chuẩn của riêng trong số các cổ phiếu đang bị thị trường "chê" đây là một công việc hết sức khó khăn do phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm ra được giá trị thực sự của công ty.


    Bất chấp những khó khăn trên, John Neff nhà đầu tư nổi danh trên TTCK Mỹ đã thành công khi theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị và đã trở thành một trong những nhà đầu tư giá trị hàng đầu trong thời đại của chúng ta. Suốt 31 năm là người lãnh đạo quỹ đầu tư Windsor, ông luôn đánh bại chỉ số S&P 500 nhờ vào việc biết tìm ra những viên ngọc quý trong số những công ty bị thị trường vứt bỏ. ''I''ừ khi trở thành người lãnh đạo qũy đầu tư Windsor vào tháng 6 năm 1964 cho đến khi về hưu vào cuối năm 1995, quỹ đầu tư Windsor luôn đạt được mức lợi nhuận trung bình hàng năm là 13,7% so với mức 10,6% của S&P 500.


    Nhờ những thành công trên mà John Neff đã đưa Charles Ellis, nhà quản lý Greenwich Associates, một công ty tư vấn cho các công ty dịch vụ tài chính đặt ở vị trí ngang hàng với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet.
    Vậy John Neff đã thực hiện chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị như thế nào để đạt được những kết quả trên. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn năm nguyên tắc đầu tư giá trị mà John Neff đã thực hiện.


    1. Mua những cổ phiếu có tỷ số P/E thấp.


    Neff thường quan tâm đến cổ phiếu có tỷ số P/E thấp hơn mức trung bình của thị trường. Cổ phiếu có tỷ số P/E thấp thường là do có nhưng thông tin xấu về tình hình kinh doanh và triển vọng của công ty hoặc là cổ phiếu của những công ty hiện đang gặp khó khăn. Chính điều này khiến cho mọi nhà đầu tư đều muốn gạt bỏ chúng ra khỏi danh mục đầu tư của mình.
    Nhưng một khi các cổ phiếu có mức P/E thấp tăng giá trở lại bạn có thể kiếm được một mức lời đáng kể không chỉ từ khoản lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng mà còn do hầu hết các nhà đầu tư đều sẵn lòng trả giá cao để mua các cổ phiếu bạn đang nắm giữ.


    2. Tìm kiếm các công ty tăng trưởng không quá cao.

    John Neff luôn tìm các công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7%, bởi ông muốn chắc rằng đây không phải là công ty tồi. Nhưng ông lại không thích các công ty có tốc độ tăng trưởng quá cao (trên 20%), bởi khi có sự giảm sút về lợi nhuận thì giá cổ phiếu của các công ty sẽ giảm rất mạnh. Neff cho rằng, cùng tình trạng trên, giá cổ phiếu của các công ty có tỷ số P/E thấp chỉ giảm nhẹ và mức thua lỗ là không đáng kể.


    3. Không xem nhẹ cổ tức.


    Cổ tức giúp tạo nên sự cân bằng cho giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong thị trường giá xuống. Neff tính được rằng, hơn 50% những khoản lợi nhuận ông đem lại cho Windsor đến từ những khoản cổ tức cao hơn mức trung bình mà ông muốn đạt được. Theo ông, nếu cổ phiếu lựa chọn không tăng giá thì ít ra cũng phải nhận được cổ tức. Khi cả hai mục tiêu trên không đạt được thì tốt nhất nên bán những cổ phiếu đó và đầu tư tiền vào nơi khác.


    4. Khi bán cổ phiếu cũng cần phải hết sức cân nhắc như khi mua cổ phiếu.

    Không giống như các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, những người cứ ôm khư khư cổ phiếu của mình khi chúng tăng giá và được hầu hết các nhà đầu tư săn lùng, John Neff đi ngược hướng với họ. Ông thường bắt đầu bán dần lượng cổ phiếu đang nắm giữ khi nó đã đem lại cho ông khoảng 70% lợi nhuận mong đợi. Chiến lược này có thể mang lại lợi nhuận chắc chắn hơn và có khi còn cao hơn nếu cứ tiếp tục giữ cổ phiếu. John Neff khuyên bạn rằng, đừng hy vọng sẽ thu được hết mọi khoản lợi nhuận bằng cách cứ nắm giữ chúng, hãy dành một phần khoản lợi nhuận đó cho các nhà đầu tư khác.


    5. Không quan tâm đến những gì mà đám đông đang làm


    Khi đã theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị, cần phải luôn luôn hành động ngược hướng với các nhà đầu tư khác, nghĩa là phải bán cổ phiếu khi thị trường đang gia tăng giá và mua vào khi thị trường giảm giá. Đồng thời, phải hết sức quan tâm đến các cổ phiếu không được thị trường ưa chuộng. Để làm được điều này, người đầu tư phải có cá tính mạnh mẽ, thậm chí là phải là người ương ngạnh.


    Ngoài năm nguyên tắc trên, John Neff còn tự xây dựng một tỷ số để chọn ra được những cổ phiếu giá trị. Ông ta gọi là " tỷ số tổng lợi nhuận đầu tư". Tỷ số trên được tính bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự đoán công với lợi suất cổ tức đem chia cho tỷ số P/E hiện thời của cổ phiếu. Ông chỉ đầu tư vào các cổ phiếu khi tỷ số " tổng lợi nhuận đầu tư" của nó ít nhất bằng 2 .
    TommyJerry, ReiGreen, quachloc5 người khác thích bài này.
  9. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Chiến lược đầu tư chứng khoán: 3 bước cơ bản

    Liên tục, liên tục 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, thị trường xáo động không ngừng: thu thập thông tin, đánh giá phân tích, tổng hợp, hình thành nên những xung đột diễn biến bất tận... Dù là thị trường vốn, thị trường nợ, thị trường hàng hoá hay thị trường tiền tệ, luôn luôn phải có kẻ thua người thắng.
    Với thị trường chứng khoán càng có nhiều những xung đột hơn đâu khác. Ở đó không có quy định, hạn ngạch, không có những chỉ định trước cho ai thắng hoặc thua bao nhiêu. Thị trường không cần biết đến người thuộc đẳng cấp, chủng tộc hay màu da nào và càng không biết ?odung tha? cho bất cứ ai. Đã bước chân vào là phải có chiến thuật, chiến lược để hạ gục "đối phương", giống như các tướng lĩnh cầm quân nơi chiến trường.

    Trên thị trường đầu tư, mỗi nhà đầu tư có cho mình một phong cách, chiến lược và cách áp dụng riêng phù hợp nhất với họ, do vậy thành công hay thất bại - tất cả đều xuất phát từ việc đánh giá tình hình trên bình diện chiến lược đó.

    Với những nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường, việc tìm hiểu thông tin ban đầu là điều quan trọng nhất. Bài viết sau đây sẽ góp phần giúp nhà đầu tư trong quá trình nhận định chiến lược đầu tư.

    Thông thường, một chiến lược tổng hợp bao gồm 3 bước cơ bản sau:

    Thu thập thông tin

    Ban đầu bất cứ ai cũng bỏ ngỏ khi bước chân vào thị trường chứng khoán, do vậy việc đầu tiên là chúng ta phải tìm thông tin từ nhiều cách: đọc sách, ấn phẩm về kinh doanh, các trang tin trên báo đài hoặc qua các webside của các công ty đó.

    Sau khi tìm được các ấn phẩm và các sản phẩm bạn ưa thích, chúng ta có thể lưu chúng lại để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra chúng ta có thể bàn bạc với các chuyên gia của công ty chứng khoán hoặc với các nhà đầu tư khác trên thị trường để có nhiều thông tin hơn.

    Bước đầu tiên khi chúng ta xác định lựa chọn cổ phiếu mà mình ưa thích, sau đó tìm hiểu thông tin về công ty đó... Việc tìm hiểu đề ra một quyết định đúng đắn thật không dễ dàng đối với các nhà đầu tư còn non trẻ, do vậy chúng ta hãy nghiên cứu các loại báo cáo của công ty như báo cáo thường niên, báo cáo quý, thêm vào đó hãy đọc cả các bản báo cáo tài chính và thu nhập của công ty mà mình đang định mua và các báo cáo của các đối thủ cạnh tranh của công ty trong cùng ngành đó, bởi nó sẽ giúp cho chúng ta trong việc so sánh kết quả kinh doanh, tình hình lợi nhuận của các công ty đó với nhau.

    Các bản báo cáo của công ty này chúng ta có thể tìm ở đâu? Chúng ta có thể tìm thông qua các trang web của công ty hoặc qua các cơ quan quan hệ đầu tư. Chúng ta có thể vào trang web của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (www.ssc.gov.vn) và các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán như: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (www.hastc.org.vn), hay Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (www.vse.org.vn) hoặc các dịch vụ dữ liệu đi kèm.

    Tên của các công ty đối thủ cạnh tranh có thể tìm được thông qua các dịch vụ nghiên cứu chứng khoán, hay trang web của các bộ - ngành. Ngoài ra, còn vô số các trang web cung cấp các thông tin liên quan về dịch vụ đầu tư, kiến thức cơ bản về chứng khoán.

    Để hiểu thêm về cơ cấu thông tin giúp cho việc nghiên cứu chứng khoán tốt hơn, bạn có thể tham khảo qua trang web của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (www.vafi.org.vn), hay trang web của Công ty Chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (www.vcbs.com.vn). Các trang web này cũng giới thiệu cả các phần mềm máy tính có khả năng rà soát giá cổ phiếu và đánh giá về chỉ số giá so sách, ROE, ROA, Ebit... của các loạt cổ phiếu.

    Đánh giá thông tin

    Đây là một bước vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư, bởi vì việc xác định chất lượng của một cổ phiếu giống như chúng ta lựa chọn một nhà hàng để ăn uống. Chúng ta có thể đoán là nhà hàng đó không thể hoàn hảo tới mức 100% nhưng ta luôn mong muốn nó đạt được chất lượng tối ưu, do vậy trước khi mua cổ phiếu, bạn nên đặt ra các tiêu chuẩn lựa chọn cho riêng mình.

    Để kiểm tra các thông tin của cổ phiếu mà mình lựa chọn thì thứ nhất phải bắt tay vào việc tìm hiểu các công ty và ban quản lý của công ty đó về các vấn đề như: công việc kinh doanh của họ có dễ hiểu không? mục tiêu kinh doanh của họ là gì? công việc kinh doanh đó có những gì rủi ro? các báo cáo về công việc quản lý công ty đưa ra cho các cổ đông có thật không?...

    Chúng ta nên đọc các nhận xét của ban quản lý về mục tiêu kinh doanh, doanh số, lãi và các con số hoạt động khác của công ty trong các bản báo cáo 5 năm gần nhất hoặc có thể là nhiều hơn. Sau đó so sánh các nhận xét này với kết quả hoạt động thực tế của công ty, để chúng ta có một đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động, về đội ngũ quản lý có năng động? chuyên nghiệp và say mê?

    Thứ hai là chúng ta hãy nghiên cứu kỹ cách quản lý, chính sách và sản phẩm của công ty; Liệu công ty có đội ngũ quản lý mạnh không? Liệu công ty có giữ uy tín với khách hàng? Sản phẩm có duy trì được sự trung thành với khách hàng?

    Những câu hỏi đặt ra như trên về chất lượng quản lý của công ty có vẻ hơi chủ quan. Tuy nhiên nếu bạn có chiến lược mua bán cổ phiếu của một công ty nhất định bạn nên tìm hiểu thông tin về ban lãnh đạo của công ty càng nhiều càng tốt. Một số nhà đầu tư nổi tiếng thường cho rằng ?onên mua cổ phiếu như thể anh có thể trở thành đối tác làm ăn với công ty đó?.

    Thứ ba là xem xét các con số tài chính của công ty; Ta phải tìm hiểu xem công ty có lịch sử lâu dài về việc tăng doanh số và lãi với mức tăng trưởng cao hay không? mức nọ của công ty có hợp lý? Công ty có lịch sử trả lãi cổ đông đều đặn hay không?.. hãy so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh về các con số tài chính, chất lượng quản lý, sản phẩm và dịch vụ.

    Thứ tư là đánh giá xem xét giá cổ phiếu của công ty có hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường hay không? Để trả lời câu hỏi này bạn có thể hỏi các trung tâm dịch vụ chứng khoán, tham khảo nguồn thông tin trên thị trường hoặc tính toán các hệ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của công ty.

    Tất cả các nghiên cứu đánh giá thông tin này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của chúng ta. Hiện nay với sự trợ giúp của Internet, thông qua các webside của các công ty việc tìm kiếm các câu trả lời để đưa đến các quyết định đầu tư không còn là khó.

    Ra quyết định đầu tư

    Trước khi ra quyết định, chúng ta hãy đánh giá cả rủi ro lẫn lợi nhuận tiềm năng của cổ phiếu đó, hãy so sánh việc đầu tư vào cổ phiếu có lợi hay không và các chứng khoán khác có lợi hơn loại chứng khoán mình đã chọn?

    Bạn nên xem xét có nên sở hữu chứng khoán trong thời gian dài hay không? Khi mà các dấu hiệu cảnh báo về một thị trường cạnh tranh khốc liệt của cổ phiếu và các thay đổi tiêu cực trong quản lý của công ty?

    Mặc dầu trên thực tế đầu tư cũng có những yếu tố may mắn nhưng để trở thành nhà đầu tư thành đạt về lâu dài thì chúng ta cần phải có sự kiên nhẫn, kỷ luật, kiến thức và kỹ năng. Phải có những yếu tố đó thì chúng ta mới dự đoán được lãi, giá cổ phiếu và những nguồn thu tiềm năng. Điều lưu ý hơn cả là chúng ta có thể dự tính được tỷ lệ tăng trưởng doanh số hoặc lãi trong vòng 5 năm đến 10 năm tới.

    Nhận định chiến lược đầu tư, trang bị cho mình kiến thức về cổ phiếu của công ty mình dự định mua, kiên nhẫn, cân nhắc kỹ càng, tính toán hệ số tài chính, dự đoán lãi và giá cổ phiếu gần với giá thực tế trong tương lai nhất, chắc chắn bạn sẽ là người thành công nhất.
  10. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Ai thấy hay thì ới một câu để tôi còn cống hiến tiếp nào.
    ledinhmanh, Hu_Nguyen, chanhlk23 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này