Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

4805 người đang online, trong đó có 517 thành viên. 20:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 3693641 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. sieuluotsong

    sieuluotsong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Đang đọc hay sao lại kìm hãm sự sung sướng đó lại nhỉ.Đề nghị tiếp tục cống hiến.
  2. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    he he, để tiêu hoá hết đã
  3. khoailangSG

    khoailangSG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Đã được thích:
    2
    Hihi, bác phân tích công phu nhưng dài quá nên đọc ko hết nổi, chỉ thấy buồn cười và hấp dẫn ở cái đọan đầu thôi.
    Nhưng bác bị sai cơ bản khi so sánh phụ nữ với...cổ phiếu, chắc do bác...chả hiểu gì về phụ nữ cả, nhất là PN đã có gan bỏ tiền nhà đi du học (đùa)
    Này nhé, tại sao 1 cô gái bỏ ra 40.000 $ đi du học lại có thể lấy chồng và bỏ việc làm thu nhập 400$/tháng sau khi đi làm 6 năm được. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi cô ấy tìm được 1 ông chồng kiếm được >40.000$/năm (nhiều đại gia CK trên này chắc là dư sức đủ tiêu chuẩn). Tuy nhiên, nếu cô ấy ko đi du học và không làm ở chỗ lương 400$/tháng thì cô ấy ít có cơ hội tìm được 1 ông chồng như thế---> Đầu tư thế này cực kỳ hiệu quả, chỉ có điều có thể mục đích đầu tư ban đầu hơi khác với mục tiêu cuối cùng thôi.
    Nếu ko đạt được như thế, thời nay chả có cô nào (nhất là PNVN nổi tiếng anh hùng bất khuất ) lại chịu xếp càng nằm yên như thế cả bác ạ. Đi du học, học được cái gì nếu ko phải là tinh thần tự lực tự cường hả bác?[:
    Đùa thôi, thanks bác. Bác viết tiếp đi



    Được khoailangsg sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 15/02/2008
    binhnguyenpnamKokono020488 thích bài này.
  4. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    bác đạo văn ở đâu đọc thấy phê quá luôn.
    thanks bác nhiều.
  5. phuocldbk

    phuocldbk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Đã được thích:
    4
    Dài quá,
    Chỉ mới đọc kỹ đc vụ đồng chí lập trình viên phân tích về mua "con" VNI thui !

    Nhưng công nhận là hay, dể hiểu và dí dỏm !
  6. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    he he, có bài do tớ viết đấy.
  7. chichip

    chichip Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Đã được thích:
    1
    Bác bảo bác là nhà đầu tư dài hạn, chỉ mua VNI, vậy mà ngày nào em cũng thấy bác có mặt trên diễn đàn, tham gia rất nhiều topic về các cổ phiếu riêng biệt.
    Đùa bác chút thôi, bài viết của bác thực sự hay và chất lượng. Diễn đàn này cần thêm rất nhiều bài viết hay như vậy chứ ko phải những bài bơm thổi dìm giá lá cải. Vote bác 5* .
    Giangnhungvy06 thích bài này.
  8. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Các sai lầm hay mắc phải của một nhà đầu tư nhỏ (bài 1)
    Bài của LHH

    Tôi là một cán bộ hưu trí, dành dụm cả đời được 100 triệu, cũng định gửi tiết kiệm để dưỡng già. Nhưng theo trào lưu chung, tôi đã mang số tiền trên đầu tư vào một số loại cổ phiếu, thời điểm tôi mua vào là gần đỉnh VNI 1.170

    Đến hôm nay, số tiền trên còn lại theo giá thị trường là hơn 75 triệu. Dường như thị trường đã đúng, còn tôi đã sai.

    Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi.

    Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình.


    1. Không có phương pháp đầu tư ( đầu cơ ) rõ ràng :

    Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản : cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao

    Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua các cổ phiếu giá 40 - 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 - 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp.

    Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy : không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất.

    Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của W.B : Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư.

    Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của W.B thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà W.B đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của W.B phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà W.B nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra. Còn tôi và bao nhiêu người khác thì lỗ lã đã xảy ra thật.

    Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm : đến W.B còn thua lỗ tới 40% thì mình lỗ lã như vậy cũng là thường tình

    Một câu hỏi lóe lên trong tôi : tại sao W.B làm được vậy mà mình không làm được ?

    Tại sao những khoản đầu tư mà W.B đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải trải qua những giai đoạn lỗ lã nặng ? Bởi vì ông mua vào chọn lọc, thận trọng, kiên nhẫn, còn tôi thì mua ào ào. Tôi tưởng tượng W.B sẽ làm gì nếu ông bắt đầu với 100 triệu giống như tôi ?

    Ông sẽ đặt ra tiêu chuẩn mua vào :

    + P/E < 20
    + G>20% trong 5 năm qua và 5 năm tới
    + P/E/G < 1
    + P/B < bình quân chung
    + ROE, ROA > 20%

    và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi những cổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần về tiêu chuẩn ông mong đợi. Nếu tôi lựa chọn phương pháp của W.B để làm lại, tôi cũng kiên nhẫn chờ đợi.

    Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư ( đầu cơ ) vĩ đại khác ? Tôi tiếp tục tìm kiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian, sắp xếp theo thứ tự từ mới đến cũ :

    William J.O''neil và phương pháp CAN SLIM

    Tiêu chuẩn mua vào của W.J.O

    C = Current Quarterly Earning per Share (lợi tức trên cổ phần quý hiện tại) phải càng cao càng tốt và nếu vốn đầu tư không nhiều thì nên chọn cổ phiếu có lợi tức trên cổ phần quý hiện tại cao nhất - nhì - ba thị trường. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn của lợi tức quý hiện tại khi so với cùng kỳ năm trước. Nếu cổ phiếu có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến thì phải cho ngay vào tầm ngắm. Nhưng lợi nhuận tăng đột biến này phải loại bỏ lợi tức một lần bất thường. Sở dĩ W.J.O đưa tiêu chuẩn này lên hàng đầu vì lợi nhuận hàng quý tăng đột biến luôn cho thấy công ty đã và đang có sự phát triển đột phá một cách thần kỳ. Nếu cẩn thận hơn nữa thì chọn cổ phiếu có lợi nhuận tăng đột biến trong hai quý gần nhất.

    A = Annual Earnings Increases (tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm) tìm sự gia tăng đột biến. Lý do W.J.O đưa tiêu chuẩn này vào sự tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư bởi vì có thể các công ty hoàn toàn có khả năng đưa ra một báo cáo quý có lợi cho công ty vào thời điểm thích hợp, việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng hàng năm sẽ đảm bảo lựa chọn được cổ phiếu có chất lượng. Cách tìm kiếm và đánh giá A tương tự như C.

    N = New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới) công ty mà tôi đang tìm kiếm theo phương pháp của W.J.O phải vừa phát triển thành công những sản phẩm mới, hoặc những dịch vụ mới, hoặc chí ít cũng phải là những dự án mới. Nếu bộ máy quản lý của công ty được thay mới, trong bộ máy lãnh đạo mới đó lại có người của công chúng thì quá tuyệt. Sau tất cả những sự thay đổi trên thì W.J.O khuyên tôi nên chờ đợi, lúc nào giá cổ phiếu của công ty vừa đột phá ra khỏi khu vực giá ổn định thì mua ngay vào. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, tại sao không mua ngay mà phải chờ ? Bạn hãy thử tưởng tượng : giả sử những điều kiện thuận lợi trên của công ty xảy ra trong tình hình thị trường nguội lạnh chứ không phải sốt giật như vừa qua ? Lúc đó chúng ta cần phải chờ đợi sự công nhận thật sự của công chúng, nếu không ta sẽ bị chôn vốn. Tất nhiên đó là W.J.O quá cẩn thận, còn chúng ta có thể tùy tình hình cụ thể mà mua ngay vào khi thích hợp.

    S = Supply and Demand (cung và cầu) W.J.O khuyên nên lựa chọn cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn, đầu tiên tôi cũng không hiểu lắm W.J.O khuyên như vậy có nghĩa gì (già rồi nên suy nghĩ hơi chậm), nhưng qua trao đổi với các bạn trẻ thì chữ S ở đấy là để chỉ các bluechips.

    L = Leader (dẫn đầu) W.J.O khuyên nên chọn các cổ phiếu đứng đầu một ngành, trong bất kỳ tình huống nào thì cổ phiếu của công ty đầu ngành luôn có những lợi thế trội hơn hẳn những công ty cùng ngành, trong một số trường hợp đặc biệt thì công ty đầu ngành thậm chí có một tầm cao hơn rất nhiều so với công ty thứ hai trong ngành.

    I = Institutional Sponsorship (sự bảo trợ của các tổ chức) điều này thì quá đúng rồi, mua cổ phiếu của công ty mà có nhiều cổ đông là các ông lớn thì thực sự được đảm bảo bằng vàng khối.

    M = Market Direction (xu hướng thị trường) W.J.O muốn nhắc đến sự quan trọng của xu hướng thị trường tới từng cổ phiếu, xu hướng thị trường có tác động tới tất cả các cổ phiếu mà không hề có ngoại lệ. Dù một cổ phiếu có đủ cả C A N S L I nhưng M đi xuống thì cổ phiếu đó cũng không nằm ngoài quy luật. Đây là quan điểm rất khác biệt với W.B. W.J.O cho rằng dù một cổ phiếu có tốt đến mấy thì nhà đầu tư vẫn nên có thời điểm để vào - ra khỏi nó một cách hợp lý. Tôi chỉ là một người hưu trí bình thường, nhưng nếu đầu tư theo phương pháp của W.J.O thì tôi sẽ tuân thủ điều này.

    Sau khi nghiền ngẫm kỹ phương pháp của W.J.O, tôi thấy đây là kim chỉ nam và phải tuân thủ triệt để nếu thị trường tôi tham gia là một thị trường rộng lớn cỡ như thị trường Mỹ, nơi có tới hàng trăm ngàn công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng. Khi đó phương pháp CAN SLIM thực sự như một cỗ máy đãi vàng, tìm ra những hạt vàng trong cát. Nhưng nếu áp dụng vào Việt Nam thì tôi sẽ giảm bớt mức độ yêu cầu để không bỏ lỡ những cơ hội tốt.

    Tôi cũng đã đọc thêm một số phương pháp khác áp dụng cho trung và dài hạn nhưng về cơ bản cũng khá giống phương pháp của W.B và W.J.O và không xuất sắc hơn. Nên tôi quyết định nếu đầu tư cho trung và dài hạn tôi sẽ làm theo W.B và W.J.O

    Nếu tôi trẻ hơn 30 tuổi, có thể tôi sẽ mạo hiểm hơn trong đầu tư cũng như đầu cơ ? Và để không lạc hậu với thời cuộc tôi cũng tìm đọc thêm một số phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn

    Phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn và trung hạn của Nicolas Darvas, Gernald M.Loeb, Bernard Baruch (còn nhiều huyền thoại khác nhưng tôi chỉ tập trung nghiền ngẫm phương pháp của những huyền thoại trong vòng 30 - 40 năm trở lại đây, trường hợp nhà đầu cơ của mọi thời đại G. Soros tôi xếp thành một mục nghiên cứu riêng)

    Đặc điểm chung của những nhà đầu cơ lớn :

    + Nguyên tắc hàng đầu : biết cắt giảm thua lỗ
    + Ngừng giao dịch khi không xác định được xu hướng của thị trường
    + Chỉ mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá cao mới
    + Mua trung bình tăng (chứ không phải trung bình giảm)
    + Giữ lại cổ phiếu tăng giá, bán đi cổ phiếu giảm giá

    Khi đọc lướt qua, thực sự tôi không hiểu gì cả, tất cả những điều họ làm đều trái với suy nghĩ thông thường của tôi. Nhưng càng ngẫm ngợi, càng đào sâu và so sánh với kinh nghiệm thương đau của mình, tôi thấy những điều họ làm mới thực sự là chân lý. Đến lúc đó tôi mới thấm thía câu nói : muốn thành công trên thị trường chứng khoán, hãy làm ngược với đám đông (ngược ở đây là ngược về phương pháp chứ không phải hành động cụ thể)

    Vì tôi chỉ là một người hưu trí, không thể một lúc áp dụng hiệu quả và sáng tạo được ngay những nguyên tắc trên, nên tôi sẽ vừa học, vừa làm, vừa tìm hiểu dần để khắc phục khoản thua lỗ 25% trong thời gian qua.

    2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ :

    Giờ đây tôi đã bị lỗ 25% rồi, thực sự tôi bối rối kinh khủng, không biết làm gì cả ngoài một ý nghĩ nung nấu trong đầu : làm thế nào để gỡ lại ngay khoản thua lỗ. Ngày nào tôi cũng có mặt trên sàn giao dịch của công ty chứng khoán để dò là tin tức, lang thang trên internet để tìm sự đồng cảm, vồ lấy mọi thông tin có tính an ủi : thị trường sẽ đảo chiều lên ngay trong ngắn hạn.

    Quá trình dò hỏi tôi nhận được nhiều lời khuyên lắm, tập trung vào một số hướng chính như sau :

    + Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại
    + Bán ngay để giảm lỗ
    + Mua thêm vào để giá bình quân giảm xuống
    + Tìm cách nhảy sóng, hay nhảy sạp gì đó mà các bạn trẻ hay nhắc tới

    Khi chưa học được thói quen bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ thì có lẽ tôi đã làm ngay theo một trong những hướng trên. Nhưng khi đã học được thói quen bình tĩnh, tôi bắt đầu xem xét kỹ từng hướng một.

    3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại

    Những người khuyên tôi như trên thường dựa vào một số lập luận chính :

    + Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra như vậy và những người kiên quyết giữ đều lãi lớn
    + W.B đã nói giảm tới 40% chưa vấn đề gì
    + Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt
    + v.v... và v.v...

    Nếu tôi nghe theo lời khuyên trên thì tôi phải làm gì ? Tôi được gì ? Tôi sẽ gặp rủi ro gì ?

    Tôi phải làm gì ? Dễ lắm, tôi không cần phải làm gì cả, chỉ việc để số cổ phiếu nằm im. Chỉ yêu cầu một điều duy nhất : trong suốt thời gian tới tôi không được phép nghĩ tới nó, không được nghe đài, đọc báo, xem tivi, lướt net, không được bàn tán về nó. Tóm lại coi nó không hề tồn tại.

    Tôi được gì ?

    + Tôi sẽ được một số cổ phiếu quy ra tiền vẫn y nguyên nếu tình hình vẫn như hiện nay
    + Tôi sẽ được ... hòa vốn nếu thời gian tới có nhiều người bước vào thị trường mà cũng ngây thơ như tôi
    + Tôi sẽ được lãi lớn nếu thời gian tới lại có rất, rất nhiều người bước vào thị trường mà ngây thơ ... còn hơn tôi

    Tôi sẽ gặp rủi ro gì ?

    4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ

    Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ, có cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Lẽ thông thường thì tôi đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu giảm giá và làm tôi thua lỗ, nhưng vì tôi là một ông già lẩm cẩm, bị tình cảm chi phối và nhận thức chậm nên tôi cứ chờ đợi và hy vọng. Bây giờ thì tôi đã hiểu một điều rất đơn giản : tất cả mọi cổ phiếu đều ẩn chứa tính đầu cơ cao và bao hàm các rủi ro và rủi ro cao nhất luôn thuộc về các công ty làm ăn thua lỗ.

    5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào

    Tức là khi bạn mua vào tại đỉnh cơn sốt này, giá cổ phiếu giảm, bạn lỗ và chờ đợi, mãi rồi cũng xảy ra cơn sốt tiếp theo nhưng giá vẫn không thể vượt qua được giá vốn bạn mua vào.

    Trường hợp này ít rủi ro hơn khi nắm giữ các cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhưng mệt mỏi và vô vọng thì hơn rất nhiều. Trên thế giới thì có vô vàn dẫn chứng, còn tại thị trường non trẻ của chúng ta thì có không dưới 10 trường hợp như vậy đâu (tôi không muốn nói rõ tên các cổ phiếu đó, các bạn hãy tự tìm hiểu nhé) và thật bất hạnh cho nhà đầu tư nào nếu cứ giữ mãi cổ phiếu đó với niềm tin nó sẽ phục hồi.

    6. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm của bầy thú điện tử

    Thu gom, dìm giá, ép giá, kich giá - từ trước tới giờ tôi cứ nghĩ chúng tệ đến thế là cùng, nhưng hóa ra tất cả còn phải chào thua khi những con kên kên chuyên ăn xác chết xuất hiện. Ở một thị trường mới nổi thì những cổ phiếu ban đầu bao giờ cũng là những cổ phiếu thực sự tốt, khả năng phá sản hầu như không có, chỉ có mạnh yếu, thịnh suy,mỗi lúc mỗi khác. Nhưng qua quá trình phát triển của thị trường khả năng phá sản sẽ xuất hiện (2 - 3 năm tới Việt Nam vẫn chưa xuất hiện khả năng đó)

    Nhưng trong tiến trình hội nhập, với lộ trình mở room thì việc nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát công ty là chuyện hết sức bình thường. Nếu họ là những nhà đầu tư chân chính,với khả năng quản lý tốt, doanh nghiệp từ chỗ yếu kém sẽ có thể hồi phục. Nhưng nếu là những con kên kên thì thật tai họa.

    Hãy thử tưởng tượng khi tôi mua vào một cổ phiếu với giá cao, nhưng sau đó doanh nghiệp làm ăn kém, giá cổ phiếu giảm dần, khi giá giảm tới mức thuận lợi, những con kên kên sẽ nhảy vào thâu tóm và xẻ thịt doanh nghiệp ra để bán. Vậy là khoản thua lỗ của tôi sẽ một đi không trở lại. Đó là thì tương lai, nhưng nếu vẫn giữ nếp suy nghĩ cũ, không sớm thì muộn tôi có thể sẽ rơi vào tình huống này.

    Vậy nếu cổ phiếu tôi đang nắm giữ rơi vào một trong ba trường hợp trên, tôi sẽ bán ngay lập tức mà không nắm giữ chặt nữa.

    Thế là tôi đã có hướng giải quyết cho 30 - 40% các khoản đầu tư của mình. Số cổ phiếu còn lại là những cổ phiếu tốt, nhưng giá vẫn cứ giảm, nếu xử trí không khéo léo tôi sẽ phạm sai lầm. Đó là những sai lầm gì ?
  9. sontraha

    sontraha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    2
    Em từng lỗ 40% lúc tháng 4 nam 2007 đau quá đến cuối năm rồi mới gỡ lại được hichic. Lúc đó thê thảm lắm mặt mũi cứ đần ra .
    huyenhatay thích bài này.
  10. WarrenBuffetWTO

    WarrenBuffetWTO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Ôi em đang lỗ nặng quá.
    khuyennt thích bài này.

Chia sẻ trang này