Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

3530 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 20:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 3693046 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. DHA

    DHA Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    16/11/2001
    Đã được thích:
    13.342
    Sẽ xoá những cmt mang tính quảng cáo & spam không phù hợp , thiếu bổ ích hoặc vượt quá tinh thần nội dung topic PTCB . Các bài viết nhận định phân tích bình luận về TT hay cp cần rõ ràng và mang tính khắch quan .

    Cảnh cáo các nicks : liên tục + cố tình đưa thông tin ngoài luồng & các quảng cáo mang thông tin cá nhân vào topic PTCB nhằm gây loãng, gây nhiễu .
    Lặp lại sẽ bị khoá lâu dài đến vĩnh viễn.
    chungtruong, ThayHieuDichLyVNphiphuong69 thích bài này.
  2. SONLAM1166

    SONLAM1166 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/11/2017
    Đã được thích:
    3.034
    anh em mới chịu khó đọc pic này là ngon
    ThayHieuDichLyVN thích bài này.
    beginner2020 đã loan bài này
  3. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.401
    Hy vọng ae thích ;p
    "Chúng ta sẽ thấy rằng một người bình thường luôn có xu hướng lạc quan khi nhìn vào công việc kinh doanh của anh ta và bi quan khi nhìn vào công việc kinh doanh của những người khác.
    Và tất nhiên, quy luật này cũng hoàn toàn đúng với một người kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán. Theo như lô-gic trên, anh ta thường sẽ cho rằng những người khác đang phạm sai lầm và tin chắc rằng những phân tích của bản thân về thị trường là đúng đắn. Anh ta chỉ đánh giá cao ý kiến của một vài người mà anh ta cho là thành công một cách chung chung; ngoài những người này ra thì càng nghe nhiều những quan điểm cho rằng thị trường sẽ đi lên, anh ta lại càng nghi ngờ sự khôn ngoan của chính mình khi đồng tình với những quan điểm đó.

    Sự trái ngược này của thị trường, dù rất dễ hiểu khi mổ xẻ nguyên nhân song lại làm nảy sinh một kiểu hoài nghi khá kỳ lạ trong giới các nhà kinh doanh chuyên nghiệp – bởi vậy mà họ thường không tin tưởng vào những điều hiển nhiên, rõ ràng và đi ngược lại những suy luận thông thường khi tiếp cận bất cứ vấn đề nào của thị trường.”
    Trích Tâm lý thị trường chứng khoán - George Charles Selden
    betovn, hell0123ThayHieuDichLyVN thích bài này.
  4. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.401
    Em trích một số bài e thấy hay, hi vọng ae đầu tư thích. Nếu có thể thì mua thêm sách để ủng hộ tác giả ;p
    GÓC LÝ THUYẾT TỦ SÁCH ĐẦU TƯ
    Bản Memo mới nhất của Howard Marks – Uncertainty (2020)

    13/05/2020
    Không đủ khả năng để dự đoán được tương lai là thứ mà tôi đã đề cập trong nhiều năm, nhưng bây giờ tôi quyết định sẽ tách riêng phần này ra thành 1 phần trong bản memo. Ở nhà 2 tháng tôi cũng đã có rất nhiều thời gian giống như những người khác. Và đây là điều tốt bởi vì việc đưa những suy ngẫm triết học xuống giấy khó hơn nhiều so với viết về những sự kiện hiện tại và điều nên làm với những sự kiện này.

    Và trong khi tôi giải thích về chính bản thân mình, tôi xin thứ lỗi trước về số lượng kiến thức sẽ chia sẻ và độ dài của chúng –nhưng có rất nhiều điều thông thái mà tôi muốn chia sẻ.
    Tất cả những điều chúng ta không biết
    Như mọi người đều biết, hiện tại chúng ta đang trải qua giai đoạn chưa từng thấy (có tính ngoại lệ cao), liên quan tới 4 vấn đề sau: đại dịch, sự trì hoãn kinh tế, giá dầu sụt giảm, sự phản hồi từ Fed. Vì thế những sự xem xét khiến tương lai không thể đoán định được trong những ngày này:
    • Những ngành nghề kinh tế hỗn loạn và thiếu chính xác và có một số lý do thuyết phục để gọi chúng là “khoa học ảm đạm (the dismal science)”. Không giống như một sự thật khoa học như vật lý, trong lĩnh vực kinh tế không có quy luật nào để người ta tính toán được một cách nhất quán để cho ra những kết quả sẵn có, như kiểu “nếu là a sau đó là b”. Có một số mẫu hình (patterns) có xu hướng lặp lại và trong khi chúng có thể là quá khứ, có tính logic, được quan sát thường xuyên, nhưng chúng vẫn chỉ là những khuynh hướng (tendencies).
    • Trong một số những bản memos gần đây, tôi đã đề cập tới Marc Lipstich, giáo sư của nghiên cứu về dịch bệnh tại trường đại học Harvard’s T.H Chan School Public Health. Trong phiên bản hệ thống cấp bậc của tôi, có (a) sự thật, (b) suy luận logic từ kinh nghiệm quá khứ và (c) là những dự đoán. Bởi vì sự thiếu chính xác trong kinh tế, không có sự thật chắc chắn nào về triển vọng kinh tế tương lai. Những nhà kinh tế học và nhà đầu tư đưa ra những dự đoán từ những mẫu hình trong quá khứ, nhưng những thứ này không đáng tin và tôi nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, những phán xét của họ đều đưa vào mục “dự đoán”.
    • Những ngày này, tôi thường tự hỏi những câu hỏi như “sẽ có sự phục hồi hình chữ V hay U hay W hay chữ L?”. “Những cuộc khủng hoảng nào mình đã trải qua và cuộc khủng hoảng nào sẽ giống nhất với lần này?”. Việc trả lời những câu hỏi này yêu cầu sự hồi tưởng lại về quá khứ.
    • Những sự ngoại lệ được liệt kê ở phía trên, tuy nhiên có ít hoặc không có sự kiện lịch sử nào tương đương với ngày hôm nay. Điều đó có nghĩa rằng, không có mẫu hình quá khứ nào xảy ra lại hay được ngoại suy từ những sự kiện đó. Như tôi đã nói, nếu bạn chưa từng trải qua một số thứ giống như vậy trước đó, bạn không thể nói rằng bạn biết điều gì sẽ xảy ra.
    • Trong khi những sự việc đang tiến triển trong những ngày gần đây khiến việc dự báo khó khăn bất thường. Sự hiện diện của 4 nhân tố tại 1 thời điểm dường như là khó có thể xảy ra. Thêm vào đó việc hiểu từng nhân tố trong 4 nhân tố trên, chúng ta không thể chắc chắn chúng sẽ phản ứng như thế nào. Ví dụ:
    Chúng sẽ là những con số khổng lồ tác động đa dạng tới các chương trình Fed/Treasury như nợ thế chấp, tài trợ, kích thích và mua lại trái phiếu bổ sung để bù trừ với những thiệt hại chưa từng thấy cho nền kinh tế mà khi chống lại đại dịch Covid-19?

    Việc mở cửa trở lại sẽ đưa hoạt động của nền kinh tế tới mức độ nào và việc mở cửa sẽ là nguyên nhân cho việc tái lây nhiễm mở rộng trở lại và một chương trình đóng cửa mới?

    Đối với các nhà đầu tư, tương lai được xác định bằng hàng nghìn nhân tố, ví dụ như hoạt động nội tại của các nền kinh tế, tâm lý của kẻ nhập cuộc, sự kiện ngoại sinh, hành động của chính phủ, thời tiết hoặc những dạng khác của sự ngẫu nhiên. Như vậy, vấn đề là có quá nhiều biến. Minh họa tình huống hiện tại với 1 trong 4 nhân tố (Covid-19, nền kinh tế, giá dầu và Fed), và xem xét chỉ 1 thứ: dịch bệnh. Bây giờ hãy nghĩ về những câu hỏi xung quanh nó:
    • Bao nhiêu người đã nhiễm bệnh, bao gồm cả những người không có triệu chứng?
    • Bao nhiêu người tiếp xúc lây bệnh từ những người đã nhiễm bệnh?
    • Mức độ khoảng cách và loại khẩu trang nào có thể ngăn chặn sự lây lan?
    • Các trường hợp nặng, nhẹ hoặc không có triệu chứng? Tại sao?
    • Liệu nguồn cung đồ bảo hộ cho nhân viên y tế, giường bệnh và máy thở có đầy đủ không?
    • Một phương án điều trị mới sẽ được phát triển? Ở mức độ nào đó sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh hơn và ngăn ngừa tử vong?
    • Liệu những người đã mắc bệnh sau khi phục hồi thì sẽ miễn dịch? Khả năng miễn dịch của họ là mãi mãi?
    • Virus có đột biến sang dạng mới không và việc miễn dịch bao gồm những hình thức khác?
    • Có khả năng tiêm kháng thể để ngăn ngừa sự truyền nhiễm không?
    • Có bao nhiêu người phải được cách ly để ngăn ngừa khả năng dịch bệnh lan rộng hơn?
    • Sự giãn cách xã hội sẽ trì hoãn thành tựu đạt được của sự miễn dịch cộng đồng (herd immunity),? phương pháp của Thụy Điển có tốt hơn không?
    • Khi nào vaccine sẽ được bào chế? Mất bao lâu để sản xuất và chuyển đến được những người có nhu cầu dùng? Nước Mỹ đang đứng ở đâu trong việc này?
    • Bao nhiêu người sẽ từ chối tiêm phòng? Tác động của việc này?
    • Việc tiêm phòng có phải thực hiện lại hàng năm hay không?
    • Virus sẽ chống chịu được với thời tiết ẩm và ấm áp?
    • Virus sẽ ở với loài người mãi mãi hay nó được kiểm soát chỉ như “một bệnh cảm cúm theo mùa”?
    Tôi đang đi đâu thế này? Quan điểm của tôi là rất ít người có thể cân bằng được tất cả sự xem xét này để tìm ra những rủi ro tổng thể. Và đó chỉ là Covid-19. Nào bây giờ hãy nghĩ về rất nhiều câu hỏi thuộc về 3 nhân tố còn lại. Ai có thể trả lời rất nhiều những câu hỏi này, đưa ra những câu trả lời có giá trị, xem xét những quyết định của họ, đưa ra những tỷ trọng hợp lý với nhiều sự xem xét về tính nền tảng dựa trên mức độ quan trọng của chúng và xử lý chúng để đưa ra 1 kết luận hữu ích liên quan tới tác động của virus? Điều này cần một trí tuệ siêu phàm để giải quyết đồng thời tất cả những nhân tố và đưa tới 1 kết luận tốt hơn những kết luận của hầu hết mọi người (tôi tin rằng máy tính cũng không thể làm được, đặc biệt đối với các quyết định được đưa ra trước những yêu cầu chưa có tiền lệ).

    Thử thách nằm ở việc cố gắng ở trên mức trung bình trong việc dự báo tương lai. Tại sao điều này là quá khó?

    Trước hết, dự báo là một đấu trường đầy sự cạnh tranh. Sự tranh cãi của việc khó khăn trong dự báo tốt hơn người khác tương tự như những tranh cãi về thị trường hiệu quả (và theo đó là giới hạn của việc quản lý chủ động). Hàng nghìn người cố gắng, tương tự, họ không phải là “những bộ suits rỗng”. Rất nhiều người họ được giáo dục tốt, thông minh, chăm chỉ, nhiều năng lượng và có khả năng đánh giá một lượng lớn các dữ liệu dựa trên sức mạnh của máy tính. Đây là điều không dễ dàng để vượt qua mức trung bình.

    Thêm vào đó, khi mà kinh tế học thiếu chính xác, phản khoa học và thiếu nhất quán trong chức năng của chúng, như đã mô tả phía trên, không thể có phương pháp hay quy trình xử lý cho việc dự báo có thể hoạt động một cách nhất quán. Để giả định sự ngẫu nhiên, tôi nói rằng nếu tôi tốt nghiệp trường kinh doanh, tôi được đề xuất 1 ngân sách khổng lồ, một đội ngũ các tiến sỹ và ngân sách tài chính xa hoa để dự báo việc tung đồng xu trước mỗi trận đá bóng ngày chủ nhật, tôi có thể sẽ thất bại. Không ai có thể thể dự đoán điều gì mang nặng ảnh hưởng của sự ngẫu nhiên và sự không quán khác.

    Bây giờ hãy xem xét khả năng khả năng có thể đưa ra 1 kết luận đặc biệt khó trong giai đoạn stress như ngày nay:

    Những tiến bộ trong ngành khoa học thần kinh gần đây gợi ý rằng chúng ta sẽ không hơn gì những cái máy suy luận (inference machines) với nhiều cấp độ biến phức tạp trong việc làm thế nào chúng ta giải thích những suy nghĩ. Nói cách khác, chúng ta sử dụng nhiều mẫu hình dự đoán như việc mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống hàng ngày hay điền vào chỗ trống trong 1 bài tường thuật không đầy đủ.

    Điều này đặc biệt đúng trong thời gian stress, như rất nhiều quy trình xử lý não bộ kiểm soát phản ứng của chúng ta được liên kết với một công cụ tìm kiếm khẩn cấp nhằm đưa ra những mẫu hình nhằm xác định những bước đi (moves). Đây là những phản ứng nhanh (snap) của chúng ta trong khủng hoảng tài chính –kinh tế và tại sao chúng ta bám vào các biểu đồ hình V, U hay L của việc phục hồi, giữa nhiều hình dạng khác.

    Nhưng, trong những môi trường bị trật khớp (dislocated enviroments), chúng ta nhận thấy những giới hạn nghiêm trọng của phương pháp này.

    Hãy nhìn vào môi trường hiện tại, với sự gián đoạn trong cung, cầu sức khỏe và căng thẳng thanh khoản, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng dựa trên đại dịch cúm Tây Ban Nha, động đất Fukushima và những thành tố trong cuộc khủng hoảng năm 2008, lấy ví dụ. Nhưng những sự kiện được đưa ra trước trong một hoàn cảnh cụ thể, chúng ta có thể đi tới những kết hợp vô tận những bài học từ những sự kiện này.

    Như 1 vấn đề của sự thật, trong sự so sánh side-by-side của rất nhiều những dự báo kinh tế, thậm chí một số giả định tương tự lại đưa ra những kết quả rất khác nhau về việc diễn biến của cuộc khủng hoảng. Đây có thể là trường hợp “Anna Karenmina principal” chỉ ra bởi giáo sư Yossi Sheffi tại học viện MIT. Diễn giải Tolstoy, trong khi nền kinh tế thịnh vượng đều giống nhau, mỗi nền kinh tế lại không thịnh vượng theo những cách khác nhau.

    Chúng ta không thể giả định rằng câu trả lời cho sức khỏe cộng đồng hay sự can thiệp tài chính sẽ giống nhau qua những hoàn cảnh khác nhau đáng kể. Gốc rễ nguyên nhân của những sai lầm là nhìn vào kết quả trung bình trong quá khứ. Nhưng thực tế lại không giống như vậy. (Juan –Luis Perez, trưởng phòng nghiên cứu, Evidence Lab and Analystics, tại UBS, tạp chí Financial Times, 22 tháng 4, nhấn mạnh thêm vào).

    Vì vậy việc dự báo là rất khó vì nhiều nguyên nhân, bao gồm những hiểu biết giới hạn của chúng ta về quá trình tạo ra tương lai, bản chất sai lệch của chúng, sự thiếu sót của yếu tố lịch sử chưa có tiền lệ, việc không dự đoán được hành vi của con người và vai trò của sự ngẫu nhiên, và những điều khó khăn này bị làm trầm trọng hơn bởi tình huống bất thường ngày hôm nay.

    Nhà tư vấn kinh tế cao cấp Neil Irwin đã tập hợp tất cả lại rất tốt trong tạp chí New York Times vào ngày 16 tháng 4:

    • Nền kinh tế toàn cầu là những kết nối vô cùng phức tạp. Mỗi chúng ta đều có một loạt những chuỗi tương giao về kinh tế trực tiếp mà chúng ta có thể thấy: những cửa hàng mà chúng ta mua hàng hóa, ông chủ trả tiền lương cho chúng ta, ngân hàng cho chúng ta vay mua nhà. Nhưng một khi bạn đánh mất 2 hoặc 3 cấp độ, thực sự không có khả năng để biết với sự tự tin cao về việc những kế nối này sẽ hoạt động thế nào.
    • Và chính vì vậy, lần lượt, thể hiện những điều gì đáng lo ngại về về khủng hoảng kinh tế đi kèm với sự lây lan của virus corona.
    • Trong những năm kế tiếp, chúng ta sẽ học được điều gì xảy ra khi mạng lưới đó bị xé toạc ra, khi hàng triệu những kết nối bị hủy hoại cùng 1 lúc. Và nó mở ra khả năng của một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác so với những gì chiếm ưu thế trong những thập kỷ gần đây.
    Tôi không thể đồng ý hơn với những gì Irwin nói. Hay, sử dụng một trong những câu trích dẫn yêu thích nhất của tôi từ John Kenneth Galbraith:

    Chúng ta có 2 thể loại nhà dự báo: Những người không biết –và những người không biết họ không biết (Those who don’t know – and those who don’t know they don’t know).

    Trong khi tôi đang ở trong chủ đề trích dẫn yêu thích, tôi sẽ tận dụng cơ hội này để chia sẻ với những người khác về chủ đề mà tôi đã lưu lại qua các năm (tôi nghĩ câu đầu tiên là tuyệt vời nhất mọi thời đại):

    Không có sự ngụy biện nào làm mất đi sự thật rằng rằng tất cả những kiến thức bạn biết đều là quá khứ và tất cả những quyết định của bạn là cho tương lai –Ian E. Wilson (former Chairman of GE).

    Con người có thể thấy trước tương lai chỉ khi nó xảy ra trùng hợp với điều ước của họ, và hầu hết các sự thật hiển nhiên có thể bị bỏ qua khi chúng không được chào đón –George Orwell.

    Các nhà dự báo tạo ra ảo ảnh rằng tương lai có thể biết trước được. –Peter Bernstein

    Tôi không bao giờ nghĩ về tương lai –nó sẽ đến đủ sớm – Albert Einstein

    Bạn sẽ biết tương lai đến khi nó đến, trước đó, hãy quên nó đi –Aeschylus.

    Những nhà dự báo nói cho chúng ta biết về họ nhiều hơn là về tương lai –Warren Buffett.

    Tôi nghĩ bạn đã rõ về quan điểm. Tôi dường như đang ở trong 1 công ty tốt với niềm tin rằng tương lai là không biết trước được.

    Sau khi đưa ra khẳng định đó, tôi đã thừa nhận rằng đó là một sự khẳng định đơn giản hóa quá mức và hầu như không chính xác. Có một số thứ thực sự chúng ta sẽ biết về nền tương lai của nền kinh tế vĩ mô. Vấn đề nằm ở đây, hầu như, những thứ này ai cũng biết cả. Lấy ví dụ sự thật rằng GDP của nước Mỹ tăng trưởng khoảng 2% trung bình một năm, tiêu thụ dầu (heating oil) tăng trong mùa Đông, và những deal shopping tuyệt vời đang di chuyển lên on-line. Nhưng khi mọi người đều biết về những thứ này, chúng dường như không hữu ích trong việc đạt được kết quả cao hơn mức trung bình. Như tôi mô tả trước đó, thứ mà hầu hết mọi người trông đợi sẽ xảy ra –dự báo đồng thuận (consensus forecasts) –được xác định kết hợp vào trong giá tài sản tại bất kỳ thời điểm nào. Khi tương lai thường xảy ra giống quá khứ, hầu như các dự báo –và đặc biệt là dự báo vĩ mô – là việc ngoại suy của những xu hướng gần đây cùng với tình hình hiện tại, hầu hết những dự báo của mọi người gần đúng. Nhưng bởi vì nó đã phản ánh vào giá chứng khoán, hầu hết những điều ngoại suy lại không phải là nguồn gốc cho những kết quả trên mức trung bình.

    Vì vậy, tôi tóm tắt lại: (a) chỉ có những dự báo về chính xác về một tương lai rất khác mới có giá trị. (b) rất khó để dự báo kiểu như vậy, (c) những dự đoán độc đáo như vậy hiếm khi đúng, (d) như thế rất khó để trở thành người dự báo trên mức trung bình, và chỉ có những dự báo trên mức trung bình mới tạo ra kết quả trên mức trung bình.

    Vì vậy, có một câu hỏi hóc búa:

    Đầu tư là nghệ thuật phân bổ vốn để thu lợi ích từ những sự phát triển trong tương lai.
    Hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp phấn đấu để đạt được lợi nhuận trên mức trung bình. (họ muốn đánh bại thị trường và kiếm được 1 mức phí).
    Tuy nhiên, theo những logic phía trên, dự báo vĩ mô không được trông đợi để tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình.

    Rất ít người có ý định đầu tư trong khi đang thực hành những “lý thuyết bất khả tri (agnosticism) liên quan tới tương lai vĩ mô. Họ có thể đang ở trong những cấp bậc khó khăn của sự hiểu biết liên quan tới dự báo, nhưng họ miễn cưỡng thừa nhận sự thiếu hiểu biết của họ về tương lai (đặc biệt đối với họ) lại thường vượt qua sự khó khăn về những hiểu biết đó 1 cách dễ dàng.
    Và họ tiếp tục cố gắng dự đoán các sự kiện tương lai –và ngành công nghiệp đầu tư sản xuất ra một lượng lớn các dự báo.

    Như tôi đã trình bày trong các bản memo gần đây, tôi cảm thấy quy trình xuyên suốt mà hầu hết chúng ta đi đến quan điểm về tương lai lại phản ánh sự thiên vị (bias) cao của chúng ta. Thông thường có sự thiết sót lớn giữa việc lạc quan và bi quan ở thời điểm này –và sự bất khả thi trong việc lựa chọn giữa hai điều này dựa trên những sự thật (facts) và lịch sử có tiền lệ (historical precedents) – và cả khi không có tiền lệ –tôi tiếp tục suy nghĩ về vai trò của sự thiên vị.

    Một trong những lỗi lớn nhất của nhà đầu tư có thể mắc phải là việc phớt lờ và từ chối sự thiên vị của anh ta. Nếu có những tác động khiến quy trình của chúng ta ít khách quan hơn, chúng ta nên đối mặt với những sự thật này để tránh đi việc bị giam cầm bởi chúng.

    Những thành kiến của chúng ta có thể ngấm ngầm, nhưng chúng có khả năng gây tác động đáng kể. Khi tôi đọc những chủ đề về việc sẽ khó khăn như thế nào nếu cung cấp đầy đủ việc thử nghiệm (testing) cho Covid19 hay để hỗ trợ cho những Doanh nghiệp nhỏ, tôi cảm thấy vui khi quan điểm cảnh giác của tôi được củng cố, và tôi thấy dễ dàng để kết hợp những thứ này vào suy nghĩ của tôi. Nhưng khi tôi nghe về lợi ích của việc mở cửa lại nền kinh tế hay khả năng của miễn dịch cộng đồng (herd immunity), tôi thấy điều này dễ dàng dẫn tới việc đưa ra những phản biện khiến tôi lo lắng. Đây là một ví dụ rất rõ ràng của “thiên vị xác nhận (confirmation bias)” trong công việc.

    Khi mà chúng ta hình thành một quan điểm, chúng ta thu thập thông tin để xác nhận rằng quan điểm này bị phớt lờ hay từ chối, thông tin sẽ được thu thập theo hướng này. Thiên kiến xác nhận gợi ý rằng chúng ta không nên nhận thức (perceive) tình huống 1 cách chủ quan. Chúng ta đưa ra 1 chút dữ liệu khiến chúng ta cảm thấy thoải mái bởi vì chúng xác nhận định kiến của chúng ta. Như vậy, chúng ta trở thành tù nhân (prisoner) cho những giả định của chúng ta. (Sharam Heshmat, Psychology Today, 23/4/2015).

    Như Paul Simon đã viết 50 năm trước cho ca khúc The Boxer, “…người ta muốn nghe thứ mà người ta muốn nghe và coi thường phần còn lại”.

    Trong khi tôi đã không biết đặt tên như thế nào cho nó, tôi vẫn đang chú ý đến những sự thiên vị của tôi. Trong bản memo gần đây nhất, tôi kể câu chuyện 50 năm về trước, khi tôi đang là nhà phân tích thiết bị văn phòng của Citibank, khi được hỏi về ai là nhà phân tích của bên bán (sell-side) tốt nhất trong Xerox. Câu trả lời của tôi đơn giản là “Người mà đồng tình với quan điểm của tôi nhất là những người như vậy”. Hầu hết mọi người không thích nghĩ nhiều về những người có quan điểm trái chiều với chúng ta. Vì vậy khi chúng ta nghĩ về những nhà kinh tế học mà chúng ta trích dẫn, những nhà đầu tư mà chúng ta tôn trọng, và nơi mà chúng ta thu thập thông tin, có khả năng những quan điểm của chúng ta tương đồng với họ.

    Dĩ nhiên, đưa đến 1 thái cực, điều này dẫn tới kết quả kém may mắn, phân tán những điều mà chúng ta tìm thấy đối với đất nước Mỹ ngày nay. Những tổ chức tin tức nhận ra nhiều thập kỷ trước rằng con người sẽ tiêu thụ (consume) những câu chuyện mà xác nhận quan điểm của họ hơn là thử thách họ (hoặc là những quan điểm trung lập). Một số người theo dõi những phương tiện truyền thông phản ánh những thông tin đa dạng. Hầu hết mọi người đều dính vào (stick) một tờ tạp chí, một kênh truyền hình hay website về chính trị. Và chỉ một số ít trong họ công bằng thể hiện 2 mặt của một câu chuyện. Như vậy hầu hết những gì mọi người nghe là 1 phiên bản của tin tức hoàn toàn không giống với những gì được nghe từ phía bên kia của cuộc tranh luận. Khi tất cả sự thật và ý kiến bạn nghe xác nhận niềm tin của bạn, đời sống tinh thần sẽ rất thoải mái nhưng không phong phú lắm.

    Điều gì là lý tưởng? Một sự bình tĩnh, tâm trí mở và một quy trình khách quan. Tất cả chúng ta sẽ tốt hơn nếu những thứ đó được phổ cập?
    Ca ngợi sự nghi ngờ

    Một phần yêu thích khác của tôi –và tôi có lời xin lỗi 1 chút vì sự lặp lại của nó trong các bản memos – là việc nhận thức được những điều chúng ta không biết quan trọng như thế nào.
    Trước tiên, nếu chúng ta thoát ra ngoài –việc đầu tư so với phần còn lại (những người khác), chúng ta cần 1 kế hoạch. Có rất nhiều tuyến đường có thể dẫn tới sự thành công dựa trên quy trình nghiên cứu của bạn: nghiên cứu sâu vào công ty, ngành nghề và các loại chứng khoán, giao dịch chênh lệch (arbitrage), đầu tư theo thuật toán (Algorithmic investing), đầu tư theo nhân tố (factor investing), các chỉ số…Nhưng tôi đã đúng về sự khó khăn trong việc dự báo vĩ mô, hầu hết mọi người không nên thực hiện nó.

    Thứ hai, và khả năng quan trọng hơn, tin tưởng quá mức vào việc dự báo sẽ gây hại cho sức khỏe tài chính của bạn. Không gì hay hơn câu trích dẫn được gán là của Mark Twain, nhưng cũng có một vài người khác cũng được cho là tác giả câu này:

    Không chỉ những gì bạn không biết khiến bạn gặp rắc rối. Mà còn là những gì bạn biến chắc sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng tương tự.

    Thêm 1 vài ý nữa, nhưng đều là sự thông thái tuyệt vời. Không có báo cáo nào bắt đầu với cụm từ “Tôi không biết nhưng…” hay “tôi có thể sai nhưng…” có thể khiến mọi người rơi vào sự rắc rối lớn. Nếu chúng ta thừa nhận sự không chắc chắn, chúng ta sẽ điều tra (investigate) trước khi mà chúng ta đầu tư, double-check kết luận của chúng ta và cẩn trọng trước. Chúng ta có thể ít lạc quan khi đang trong giai đoạn thuận lợi, nhưng chúng ta cũng sẽ không bùng cháy hoặc là tan chảy. Nói cách khác, người mà chắc chắn có thể gặp phải những thứ đó, và nếu họ chắc chắn và họ sai lầm, như câu trích dẫn là gợi ý, kết quả có thể thảm khốc (cantastrophic).

    Đầu tư là quá trình thử thách theo cách này, hoặc là theo nhiều cách khác. Nhà đầu tư chủ động cần sự tự tin. Yale’s David Swensen nói là cũng có thể nói rằng (đây là lý do tại sao tôi thường nhắc lại câu trích dẫn này trong các bản memos và các cuốn sách):

    Việc thiết lập và duy trì một hồ sơ đầu tư xuất chúng yêu cầu việc chấp nhận với một danh mục đầu tư không thoải mái, thứ mà thường xuyên xuất hiện hết sức thiếu thận trọng trong mắt của những người có trí tuệ bình thường. (Pioneering Portfolio Management).

    Để làm tốt hơn hầu hết mọi người, bạn phải tách mình khỏi đám đông. Như tôi đã nói trong bản memo ngày 6/4 Calibrating, enchoing Swensen, tất cả những khoản đầu tư tuyệt vời đều bắt đầu bằng sự không thoải mái, khi những thứ mà mọi người thích và cảm thấy tốt về nó thì gần như không thể mặc cả (bargain counter). Nhưng để đầu tư vào những thứ đang không được ưa chuộng– khả năng có rủi ro khi tách khỏi đám đông và gây ra những sai lầm lớn –hãy tự tin và giải quyết. Điều này cũng đòi hỏi sự tự tin để nắm giữ một vị thế khi nó sụt giảm, và có lẽ mua vào thêm tại những mức giá thấp hơn, trong giai đoạn trước khi sự thông thái của ai đó trở nên rõ ràng và biến họ thành người chiến thắng. Điều này cần sự tự tin để tiếp tục nắm giữ những khoản đầu tư được đánh giá cao mà bạn nghĩ sẽ vẫn có tiềm năng tăng giá, có nguy cơ bạn có thể từ bỏ một số khoản sinh lời khác cho đến ngày đó.

    Nhưng khi sự tự tin dựa trên lý trí biến thành sự kiêu ngạo và cố chấp? Đây là câu hỏi chính. Nắm giữ và mua thêm cho những vị thế đang sụt giảm là một ý kiến tốt nếu những luận đề căn bản (underlying thesis) là đúng và những thứ cuối cùng cũng sẽ xảy ra như mong đợi. Nói cách khác, khi nào bạn chấp nhận khả năng là bạn sẽ sai?

    Trong những ngày mới bắt đầu sự nghiệp đầu tư, tôi đã cảm thấy sự không chắc chắn. Nhưng tôi không nghĩ đây là điều tệ:

    “Sợ hãi trong đầu tư” –một thuật ngữ ít quyến rũ hơn “áp dụng việc ngại rủi ro (risk aversion) một cách thích hợp” –sẽ thúc đẩy bạn phải làm thẩm định chi tiết (due diligence), đưa ra những giả định thận trọng, bao gồm một Biên an toàn (margin of safety) rộng trong trường hợp mọi thứ sai, và chỉ đầu tư khi lợi nhuận tiềm năng ít nhất tương xứng với rủi ro. Sự thật, tôi nghĩ lo lắng sẽ gia tăng (sharpens) sự tập trung của bạn. Sự lo sợ trong đầu tư sẽ dẫn tới việc mắc sai lầm ít hơn (mặc dù ở mức giá sẽ không tận dụng tối đa của thị trường giá lên (bull market)).

    Khi tôi bắt đầu đầu tư vào trái phiếu lãi suất cao trong năm 1978, và khi Bruce Karsh và tôi lần đầu hướng tới thị trường nợ đang căng thẳng vào năm 1988,dường như rõ ràng là con đường đến với việc thành công lâu dài trong 1 số lĩnh vực không chắc chắn nằm trong việc giới hạn mức lỗi hơn là tối đa hóa mức lời. Phương pháp này cho phép chúng tôi vẫn tồn tại, trong khi rất nhiều đối thủ cạnh tranh đã không còn nữa.

    Tôi có thể nói với bạn là khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo sau bởi sự phá sản của Ngân hàng Lehman Brothers, chúng tôi đã cảm thấy thực sự không chắc chắn. Nếu bạn chưa từng trải qua điều này, có gì đó sai sai với bạn, khi đã có một số khả năng có ý nghĩa, hệ thống tài chính sẽ sụp đổ. Khi chúng tôi bắt đầu mua, Bruce đến và nói với tôi rằng “tôi nghĩ chúng ta đi quá chậm” và ngày tiếp theo, “tôi nghĩ chúng ta đi quá nhanh”. Nhưng điều này đã không giữ anh ta lại trong việc đầu tư bình quân khoảng 450 triệu USD một tuần trong vòng 15 tuần của năm 2008. Tôi nghĩ khả năng của Bruce là vật lộn với những nghi ngờ của anh ta đã giúp anh ta đi đến những quyết định đúng trong đầu tư.

    Chủ đề về việc đối mặt với những thứ mà bạn không biết đã mang cho tôi 1 cụm từ mà tôi đã vượt qua một vài năm về trước và suy nghĩ nó rất quan trọng: sự khiêm tốn của trí tuệ (intellectual humility).

    Dưới đây là 1 phần của chủ đề đã làm tôi chú ý trong lần đầu thấy:
    Intellectual humility đã là một đặc điểm trong tính cách của người Vikings, nhận được ít sự chú ý về mặt học thuật hơn là những phẩm chất thô lỗ như tự cao tự đại hay thù địch. Tuy nhiên những đặc điểm ít được nghiên cứu này lại ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định của con người trong chính trị, sức khỏe và các lĩnh vực khác, trích dẫn bởi nghiên cứu mới của Duke University…
    Như được định nghĩa bởi tác giả, Intellectual humility là sự đối lặp với intellectual arrogance (kiêu ngạo trí tuệ) or conceit (sự tự phụ). Theo cách nói chung, nó giống với tư tưởng cởi mở. Người có sự khiêm tốn trí tuệ có thể có niềm tin mạnh mẽ, nhưng có khả năng nhận ra sai lầm của họ và sẵn sàng khi bị chứng minh là sai trong cả những vấn đề lớn và nhỏ, Leary nói. (Alison Jones, Duke Today, March 17, 2017, emphasis added).
    Để có thêm một chút về mặt technical, dưới đây là những đoạn văn hữu ích từ buổi thảo luận đã đề cập phía trên:
    Khái niệm, Intellectual humility (IH), được định nghĩa theo 1 vài cách, nhưng phổ biến nhất thì IH là việc bao gồm việc nhận ra niềm tin của một ai đó và những ý kiến là sai lầm…Một vài định nghĩa về IH bao gồm những đặc tính hoặc đặc điểm –ví dụ như khả năng phòng thủ thấp, đánh giá cao trí tuệ của người khác, hay một định hướng xã hội. ..
    Một khái niệm định nghĩa IH như là việc thừa nhận một niềm tin cá nhân có thể sai lầm, kèm theo một sự chú ý thích hợp với sự giới hạn trong cơ sở bằng chứng của niềm tin và giới hạn của 1 ai đó trong việc thu thập và đánh giá những thông tin liên quan. Định nghĩa này đưa ra điều kiện của đặc tính cốt lõi (nhận ra rằng niềm tin của một ai đó sai lầm) với những sự xem xét tách biệt IH so với việc đơn thuần là thiếu tự tin vào kiến thức và sự hiểu biết của ai đó.
    IH có thể tách biệt khỏi sự thiếu chắc chắn và sự tự tin thấp theo các cấp độ mà những người nắm giữ niềm tin của họ một cách cụ thể, bởi vì họ chú trọng rằng bằng chứng của những niềm tin này có thể dựa trên sự giới hạn hoặc thiếu sót mà họ thiếu những thông tin phù hợp hay họ không có chuyên môn và không có khả năng đánh giá những luận chứng (The Psychology of Intellectual Humility, Mark Leary, Duke University, emphasis added).

    “Sự chú ý đến những bằng chứng trên cơ sở giới hạn” (hoặc là tới những giới hạn được áp đặt bởi tương lai không chắn chắn) là rất quan trọng hơn là một khái niệm. Đây là cách mà tôi đã thảo luận trong cuốn sách Mastering the Market Cycle:

    Hầu như mọi người nghĩ cách để đối phó với tương lai bằng cách đưa ra công thức cho một ý kiến về những gì sắp xảy ra, có lẽ thông qua một phân phối xác suất. Tôi nghĩ có 2 yêu cầu thực sự, không phải là một. Thêm vào đó đối với một ý kiến liên quan tới việc dự đoán việc gì sắp xảy ra, người ta nên có một góc nhìn về khả năng ý kiến của họ sẽ được chứng minh là đúng. Một số sự kiện có thể dự đoán với sự tự tin cao (ví dụ, những trái phiếu sẽ được trả lãi như cam kết?), một số là không chắc chắn (nếu Amazon vẫn là người dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ online trong 10 năm kế tiếp?) và một số là chưa có tiền lệ (thị trường chứng khoán sẽ tăng hay giảm trong tháng tiếp theo?). Quan điểm của tôi là không phải tất cả những dự đoán được xem xét như nhau lại đều có khả năng đúng, và như vậy chúng không nên dựa trên cơ sở là bằng nhau. Tôi không nghĩ hầu hết mọi người chú ý điều này khi họ nên làm như vậy.

    Trong ngắn hạn, chúng tôi có góc nhìn thực tế về khả năng chúng tôi sẽ đúng trước khi chúng tôi lựa chọn hành động và quyết định sẽ đặt cược vào đó bao nhiêu. Và một số người chắc chắn về điều gì sẽ sắp xảy ra trên thế giới, nền kinh tế hay các thị trường thì có khả năng anh ta đang tự lừa dối chính mình.
    Tất cả đều được đưa xuống (ý tác giả nói các ý kiến dường như khá bay bổng) để đối mặt với sự không chắc chắn. Với tôi, khởi đầu về việc nhận thức sự không chắc chắn và đưa ra một cấp độ phù hợp trong sự tôn trọng nó. Như tôi đã trích dẫn Annie Duke trong phần tháng 1, trong bản memo You Bet!

    Điều mà những tay chơi poker cừ khôi và những người ra quyết định tốt thông thường có là sự thoải mái của họ với một sự không chắc chắc và không thể dự đóan trước. Họ hiểu rằng họ hầu như không bao giờ biết chính xác thứ gì đó sẽ có kết quả ra sao. Họ nắm lấy sự không chắc chắn đó và thay vì tập trung vào sự chắc chắn, sau đó họ cố gắng tìm ra điều đó không chắc chắn như thế nào, đảm bảo rằng việc sự đoán của họ là tốt nhất đối với các cơ hội với những kết quả khác nhau có thể xảy ra. (Thinking in Bets).
    Nói đơn giản là, IH có nghĩa là nói rằng “tôi không chắc chắn lắm,” “Người khác có thể sẽ đúng” hay thậm chí “tôi sẽ sai”. Tôi nghĩ đây là tính cách thiết yếu đối với các nhà đầu tư; tôi biết đây là điều có trong những con người mà tôi muốn hợp tác với họ.
    Như điều thông thường xảy ra khi tôi nghĩ về 1 bản memo, gần đây tôi đã có một bản ghi chú vô cùng hữu ích từ người bạn Leslie Lichtenstein tại the University of Chicago, liên kết các khai niệm về sự khiêm tốn cho phần hiện tại. Đây là điều cô ấy viết:

    Sáng nay tôi đọc một chủ đề về tạp chí khoa học hành vi (Behavioral Scientist) bởi Eric Anger [professor of practical philosophy at Stockholm University] được gọi là “Epistemic Humility –Hiểu biết về giới hạn của bạn trong đại dịch,” đã khiến tôi suy nghĩ về bạn và một vài bản memo gần đây của bạn. Chủ đề mở ra một câu trích dẫn của Charles Darwin trong năm 1871 – “ Người dốt nát thường xuyên tự tin hơn người có kiến thức.”. Điều này tiếp tục nói là “Trở thành người chuyên gia thực thụ bao gồm việc không chỉ có hiểu biết những thứ về thế giới mà còn biết những giới hạn trong kiến thức và chuyên môn của bạn.” (Emphasis in Leslie’s note).

    Tôi không thể đồng ý hơn. Con người luôn luôn chắc chắn sẽ không hữu ích bằng người không bao giờ chắc chắn. Sự tự tin của người chuyên gia dựa trên những lý do và tỷ lệ thuận với bằng chứng mà họ có. Leslie’s note đã gửi cho tôi bản gốc về chủ đề cô ấy trích dẫn và tôi thấy rất nhiều thứ để chia sẻ:

    • Ở giữa giai đoạn đại dịch, hiểu biết đang thiếu sót. Chúng ta sẽ không biết bao nhiêu người bị nhiễm bệnh, bao nhiêu người sẽ bị. Chúng ta có nhiều điều để học về cách đối xử với những người bị bệnh – và làm thế nào để ngăn chặn sự lây nhiễm tới những người chưa bị. Có một số ý kiến bất đồng hợp lý về chính sách tốt nhất để theo đuổi, cho dù đó là về sức khỏe, kinh tế hay nguồn cung phân phối. Mặc dù các nhà khoa học trên toàn thế giới đang làm việc rất chăm chỉ để trả lời những câu hỏi này, những câu trả lời cuối cùng là một số cách.
    • Một số thứ khác xét trong sự thiếu sót là nhận ra chúng ta đã biết ít như thế nào…
    • Những biểu hiện thường xuyên của niềm tin tối cao thường khá kỳ quặc trong sự thiếu hiểu biết rõ ràng và không thể tránh khỏi của chúng ta về một sự đe dọa mới. Các vấn đề về sự quá tự tin, mặc dù vậy, nó ảnh hưởng đến hầu hết thời gian. Đó là theo các nhà tâm lý học nhận thức, người mà đã nghiên cứu hiện tượng này một cách có hệ thống trong vòng nửa thế kỷ. Tự tin quá mức được gọi là “ người mẹ của mọi thiên vị trong tâm lý”.
    • Quan điểm không phải là những chuyên gia thực sự nên giữ vững niềm tin của họ hay họ nên không bao giờ nói ra với sự thuyết phục. Một số niềm tin tốt hơn được hỗ trợ bởi những chứng cứ hơn là những thứ khác, sau tất cả, và chúng ta không nên do dự để nói không. Quan điểm là những chuyên gia thực sự thể hiện bản thân họ với một mức độ hợp lý của sự tự tin –có nghĩa là một mức độ tự tin được phán xét bởi những chứng cứ có sẵn.
    • So sánh với những điều mà bạn nghe trên TV chống lại 1 tweet từ nhà thống kê y tế Robert Grant: “Tôi đã nghiên cứu những thứ này tại trường Đại học, hoàn thành việc phân tích dữ liệu khoảng vài thập kỷ, có một vài bản viết hướng dẫn NHS (bao gồm một bản cho bệnh truyền nhiễm) và dạy nó cho các chuyên gia về sức khỏe. Đó là lý do tại sao bạn không thấy tôi đưa ra dự báo về coronavirus…”.
    • Khái niệm về sự khiêm tốn trong nhận thức là…một đức tính trí tuệ. Điều này là có cơ sở trong việc nhận thức rằng kiến thức của chúng ta luôn luôn cần bổ sung và chưa hoàn thiện –và điều này có thể yêu cầu sự kiểm ra dưới ánh sáng của những bằng chứng mới. Grant đánh giá cao sự hiểu biết của chúng tôi trong những điều kiện khó khăn này; số khác thì không. Một sự thiết sót trong sự khiêm tốn về trí tuệ là 1 hành vi xấu xa – và nó là nguyên nhân đe dọa lớn tới cả cuộc sống cá nhân và những chính sách cộng đồng.
    • Điều chỉnh sự tự tin của bạn có thể rất khó khăn. Như Justin Kruger và David Dunning đã nhân mạnh, kỹ năng nhận thức và siêu nhận thức của chúng tôi đan xen. Con người thiếu kỹ năng nhận thức được yêu cầu nhận 1 nhiệm vụ thông thường cũng thiếu những ký năng siêu nhận thức riêng để đánh giá hiệu suất của họ. Người bất tài thường có bất lợi gấp đôi, khi họ không chỉ bất tài mà còn không có nhận thức về điều này [Galbraith’s forecasters “who don’t know they don’t know”!]. Điều này có ý nghĩa ngay lập tức đối với các nhà khoa học nghiệp dư. Nếu bạn không có kỹ năng để thiết lập yêu cầu để làm mô hình nghiên cứu khoa học tiên tiến, bạn nên giả định rằng bạn không thể nói về một mô hình tốt từ những mô hình xấu.
    • …Quan trọng nhất vào lúc này là học cách tách lúa mì ra khỏi vỏ – các chuyên gia đưa ra những thông tin từ những nguồn thông tin tốt từ những người gọi là charlatans –đưa ít nhưng định hướng sai. Vế sau của câu nói là điều đáng buồn phổ biến, một phần vì họ có nhu cầu nhiều hơn vào TV và trong các vấn đề chính trị. Điều này có thể khó để nói rằng ai là ai. Nhưng hướng sự chú ý tới việc tự tin của họ sẽ cung cấp được 1 đầu mối. Con người thể hiện bản thân của họ cực kỳ tự tin mà không có sự đánh giá về những thông tin phù hợp và kinh nghiệm và trải qua những yêu cầu rèn luyện để đánh giá nó có thể được phân loại là một trong những charlatans cho tới khi có thông báo mới.
    • Một lần nữa, đây là điều tốt để có những ý kiến, và thể hiện bản thân họ trong cộng đồng – thậm chí với sự thuyết phục cao. Quan điểm là chuyên gia thực sự, không giống như charlantans, thể hiện bản thân họ theo cách mà phản ánh được những hạn chế của họ. Tất cả chúng ta muốn thực hiện điều gì nghiêm túc sẽ làm tốt để chứng minh đức tính khiêm nhường. (Eric Anger, Behavioral Scientist, April 13, emphasis added).
    Những suy nghĩ thêm của tôi về điều này, kết luận là rõ ràng:
    • Thế giới là một nơi không chắc chắn.
    • Sự không chắc chắn ngày hôm nay nhiều hơn bất kỳ thời gian nào trong cuộc sống của chúng ta.
    • Rất ít người biết điều gì đó về tương lai hơn là những người khác.
    • Và các thương vụ đầu tư mà phần giao dịch còn lại nằm ở tương lai, có nghĩa là các nhà đầu tư có thể tránh đưa ra những quyết định về nó.
    • Tự tin là không thể thiết trong đầu tư, nhưng quá nhiều có thể gây chết người.
    • Chủ đề lớn hơn (thế giới, nền kinh tế, các thị trường, tiền tệ và lãi suất) càng ít khả năng có thể đạt được những kiến thức vượt trội.
    • Thậm chí quyết định của chúng ta về những thứ nhỏ hơn (các doanh nghiệp, ngành nghề, chứng khoán) phải được dựa trên những giả định về những thứ lớn hơn, vì vậy chúng, tương tự, cũng không chắc chắn.
    • Khả năng để deal 1 cách thông minh với sự không chắc chắn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.

    Để làm những việc như vậy, chúng ta nên hiểu giới hạn trong tầm nhìn xa của chúng ta và liệu một dự báo nhất định có đáng tin cậy nhiều hay ít hơn các dự báo khác.
    Bất cứ ai thất bại khi làm như vậy đều có khả năng riding với 1 cú ngã.
    As Neil Irwin đã viết in the article cited on page 4:
    Sẽ thật ngu ngốc trong bối cảnh không chắc chắn như vậy, để đưa ra những dự đoán quá tự tin về trật tự nền kinh tế thế giới sẽ ra sao trong 5 năm, hay thậm chí 5 tháng tới.
    Hoặc có lẽ Voltaire đã nói điều hay nhất 250 năm trước:
    Nghi ngờ không phải là một trạng thái dễ chịu, nhưng sự chắc chắn là vô lý
    https://votpartners.com/ban-memo-moi-nhat-cua-howard-marks-2020.html
    betovn, binhnguyenpnamThayHieuDichLyVN thích bài này.
  5. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.401
    Có thể nhiều ae đã đọc qua rồi ;P
    BÀI HỌC ĐAU ĐỚN CỦA BENJAMIN GRAHAM
    Sau sự sụp đổ năm 1929, thị trường đã có một sự phục hồi tốt đẹp. Đến tháng 4 năm 1930, thị trường đã tăng 41% so với mức thấp của nó vào ngày 13 tháng 11 năm 1929. Nhiều người tin rằng điều tồi tệ nhất đã qua, một trong số đó có Benjamin Graham, cha đẻ của phân tích chứng khoán, thầy của Warren Buffett và là một nhà đầu tư vĩ đại.
    Năm 1930, Graham 36 tuổi, gần như là một triệu phú và đã đạt được rất nhiều thành công trên thị trường. Vì vậy, khi gặp một doanh nhân 93 tuổi thành đạt, đã nghỉ hưu tên là John Dix, Graham đã đầy "sự tự mãn", như ông đã thừa nhận trong cuốn hồi ký của mình. Graham thấy Dix “cảnh giác một cách đáng ngạc nhiên” khi Dix hỏi Graham đủ loại câu hỏi. Sau đó, Dix hỏi Graham rằng, “Anh nợ ngân hàng bao nhiêu tiền?”. Dix thực sự không thích những gì đã nghe từ Graham.
    Đó là bởi vì Graham đã sử dụng rất nhiều nợ trong quỹ đầu tư của mình để tài trợ mua cổ phiếu. Khi Dix nghe thấy điều này, ông đã cảnh báo với "sự tha thiết lớn nhất." đến Graham. Dix nói, “Graham, tôi muốn anh làm điều quan trọng nhất lúc này cho chính mình. Lên xe lửa đến New York vào ngày mai; đi đến văn phòng của anh, bán chứng khoán; thanh toán các khoản nợ và hoàn vốn cho các đối tác của anh. Tôi sẽ không thể ngủ một giây phút nào vào ban đêm nếu tôi ở vị trí của anh trong những thời điểm này, và anh sẽ không thể ngủ được. Tôi lớn hơn anh nhiều tuổi, có nhiều kinh nghiệm hơn, và anh nên nghe theo lời khuyên của tôi”
    Tất nhiên, Graham không nghe theo lời khuyên của Dix. Ông thậm chí còn viết trong cuốn hồi ký của mình rằng: “cảm ơn ông lão, một cách trịch thượng và không để ý gì đến nữa”
    Tất nhiên, Dix đã đúng, và điều tồi tệ nhất xảy ra. “Tôi thường xuyên tự hỏi cuộc sống của tôi sẽ ra sao nếu tôi nghe theo lời khuyên của ông ấy, ”Graham trầm ngâm. Graham đã phải chịu đựng rất nhiều vào năm 1930, năm tồi tệ nhất của ông từ trước đến nay:
    Sau năm 1930, ông đã giải quyết khoản nợ mà ông có trong tài khoản của mình và ông đã tốt hơn nhiều sau đó trong một thị trường khó khăn không thương tiếc. Mối quan hệ đối tác của Graham có 44% tài sản được tài trợ bởi nợ vào năm 1930, chỉ cần thị trường biến động đã có thể xóa sổ anh ta. Irving Kahn, một nhà đầu tư vĩ đại khác và là sinh viên của Graham, đã viết về thử thách của Graham trong những năm 1930, “Nhưng ông đã giữ cho quỹ tồn tại được đã là một thành tựu tuyệt vời. Những tổn thất nhỏ của năm 1931 và 1932 đặc biệt ấn tượng ”.
    Sai lầm lớn của Graham là sử dụng quá nhiều nợ. Đó là lý do tại sao Dix nói với ông là sẽ không thể ngủ ngon vào ban đêm. Dix đánh giá cao mức độ nguy hiểm của tất cả đòn bẩy đó. Tuy nhiên, nguồn cảm hứng trong câu chuyện của Graham là ông đã chiến đấu theo cách của mình và tiếp tục kiếm được lợi nhuận tốt trên thị trường trong nhiều năm sau đó.
    Bài học mà Graham học được là bài học mà chúng ta phải học khi trải qua mỗi chu kỳ: TRÁNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY.
    Trích trong cuốn: "100 Baggers: Stocks That Return 100-to-1 and How To Find Them" của tác giả Christopher Mayer
    https://votpartners.com/
    binhnguyenpnamThayHieuDichLyVN thích bài này.
  6. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.401
    BÀI HỌC TỪ CÁC SỰ KIỆN XẢY RA TRONG LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA BERKSHIRE HATHAWAY (1965-2009) -3
    1990: Bi quan là bạn
    Sự kiện: Đối với ngành ngân hàng, 1990 là một năm thảm hại. Nỗi sợ hãi về một thảm họa bất động sản ở California khiến cổ phiếu Wells Fargo rớt giá gần 50%. Buffett đã mua thêm 4 triệu cổ phiếu Wells Fargo, tăng tỷ lệ nắm giữ của Berkshire lên khoảng 10% cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng.
    Bài học: Buffett viết: “Nguyên nhân phổ biến nhất của giá thấp là bi quan — đôi khi phổ biến, đôi khi cụ thể đối với một công ty hoặc ngành. ”Nhưng bạn cũng cần phải cẩn thận, Buffet cảnh báo:“ Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một doanh nghiệp hoặc cổ phiếu là một giao dịch mua thông minh vì cổ phiếu nó giảm; một cách tiếp cận đối lập cũng ngu xuẩn như một chiến lược chạy theo đám đông. Điều quan trọng hơn là phải suy ngẫm thay vì phải thăm dò ý kiến đám đông. Thật không may, quan sát của Bertrand Russell về cuộc sống nói chung áp dụng với sức mạnh bất thường trong thế giới tài chính: "Hầu hết con người sẽ thà chết chứ không suy nghĩ.”
    Trong năm 2008–2009, khi thị trường chứng khoán giảm khoảng 40%, Buffett viết,“ Khi đầu tư, bi quan là bạn, hưng phấn là kẻ thù. ”
    1991: Rủi ro
    Sự kiện: Midway, Pan Am và America West phá sản, khiến năm 1991 một năm thảm hại đối với ngành hàng không. Buffett ước tính rằng khoản đầu tư 358 triệu đô la của Berkshire vào U.S. Air đã giảm 35% xuống còn 232 triệu đô la. Chỉ một năm trước đó, Buffett đã viết rằng khoản đầu tư vào US Air " sẽ hoạt động tốt trừ khi ngành công nghiệp bị suy tàn trong vài năm tới. ”
    Bài học: Luôn có rủi ro trong đầu tư, cho dù bạn đầu tư vào hãng hàng không hoặc AIG. Bạn cũng có thể mất một tỷ lệ phần trăm đáng kể ngay cả trong các chứng khoán có thu nhập cố định, mặc dù chúng thường ít rủi ro hơn. Sau những kinh nghiệm của mình với US Air, Buffett dường như đã quyết định rằng đầu tư vào ngành hàng không không thuộc phạm vi năng lực của ông. Nếu bạn đầu tư vào vòng tròn năng lực của bạn, bạn có khả năng tránh được rủi ro cao cho các khoản đầu tư.
    1992: Chia tách cổ phiếu
    Sự kiện: Giá cổ phiếu của Berkshire vượt mốc 10.000 đô la lần đầu tiên.
    Bài học: Không nên sử dụng mức giá cổ phiếu như một chỉ báo về lợi nhuận tiềm năng. Việc chia tách cổ phiếu không hữu ích cho một nhà đầu tư dài hạn. Buffett nói, “Nhìn chung, chúng tôi tin rằng các chính sách liên quan đến chủ sở hữu của chúng tôi — bao gồm chính sách không chia tách — đã giúp chúng tôi tập hợp một nhóm cổ đông tốt nhất được liên kết với bất kỳ tập đoàn Hoa Kỳ đang hoạt động tốt nào. ”
    Nhưng cuối cùng, điều quan trọng là hoạt động của công ty. Chúng ta đầu tư/không đầu tư trong một công ty không phải chỉ vì nó đã chia tách cổ phiếu. Năm 2009, Berkshire thông báo rằng họ sẽ chia cổ phiếu loại B của mình với tỷ lệ 50: 1 liên quan với việc mua lại Burlington Northern Santa Fe. Nếu không có sự phân chia, các cổ đông nhỏ của Burlington sẽ không nhận được cổ phiếu Berkshire trong một trao đổi miễn thuế tuyệt vời như thế.
    1993: Xác định CEO xuất sắc
    Sự kiện: Buffett ngưỡng mộ bà B, Giám đốc điều hành của Nebraska Furniture Mart, được nhiều người biết đến. Trong sự ngưỡng mộ, ông đã viết như sau:
    “Bà B — Rose Blumkin — có sinh nhật lần thứ 100 vào ngày 3 tháng 12 năm 1993. Đó là một ngày mà cửa hàng đã được lên kế hoạch để mở cửa bình thường. Bởi vì Bà B, người làm việc bảy ngày một tuần, quyết định: Bà ấy chỉ đơn giản là hoãn bữa tiệc của mình vào buổi tối khi cửa hàng đã đóng cửa. Bà không muốn sinh nhật của bà ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
    Bà đến Hoa Kỳ cách đây 77 năm, không nói được tiếng Anh và không đi học chính thức. Năm 1937, bà thành lập Nebraska Furniture Mart với 500 đô la. Năm ngoái, cửa hàng đã đạt doanh thu 200 triệu đô la, một số lượng lớn hơn nhiều so với mức được ghi nhận bởi bất kỳ cửa hàng đồ nội thất gia đình nào khác ở Hoa Kỳ. Phần của chúng tôi trong tất cả những điều này bắt đầu từ mười năm trước đó khi bà B bán quyền kiểm soát doanh nghiệp cho Berkshire Hathaway, một giao dịch mà chúng tôi đã hoàn thành mà không có báo cáo tài chính đã được kiểm toán, không có hồ sơ bất động sản, hoặc nhận bất kỳ bảo hành nào. Tóm lại, bà ấy đã đủ tốt đối với chúng tôi.
    Đương nhiên, tôi rất vui khi được tham dự sinh nhật của bà B. Và bà cũng hứa sẽ tham dự lần sinh nhật thứ 100 của tôi"
    Bài học: Rõ ràng, bà B không cần phải có bằng đại học cao cấp để điều hành một công việc kinh doanh thành công trong một thời gian dài. Buffett đã thấy một cơ hội trong khả năng của mình và không ngần ngại trở thành đối tác của bà ấy. Hãy đầu tư với những CEO có thành tích xuất sắc
    1994: Kết quả phi thường trong công việc kinh doanh bình thường
    Sự kiện: Buffett thảo luận về thành công phi thường của Scott Fetzer, một công ty con Berkshire được mua lại vào năm 1986 với giá 315 triệu USD. Ông viết, “Scott Fetzer đã đứng thứ 4 trong danh sách 500 công ty có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao nhất. Bạn có thể nghĩ rằng thành công của Scott Fetzer chỉ có thể được giải thích bằng mức thu nhập cao nhất theo chu kỳ, vị thế độc quyền, hoặc đòn bẩy. Nhưng không có trường hợp nào như vậy được xuất hiện”
    Vậy thì điều gì giải thích cho thành công của Scott Fetzer?
    Bài học: Buffett đưa ra lời giải thích này: “Những lý do khiến Ralph – CEO của Scott Fetzer thành công lại không phức tạp. Ben Graham đã dạy tôi nhiều năm trước rằng trong đầu tư không cần thiết phải làm những điều phi thường để có được kết quả phi thường. Trong cuộc sống sau này, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng câu nói này cũng đúng trong quản lý kinh doanh. Điều người quản lý phải làm là xử lý tốt những vấn đề cơ bản và không bị chệch hướng. Đó là chính xác là công thức của Ralph. ”
    Một lần nữa, tương tự như ví dụ về Mrs. B, học cách xác định những nhà quản lý xuất sắc thông qua hồ sơ theo dõi của họ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc kiếm được lợi nhuận vượt trội
    Trích trong cuốn: "Buffett Beyond Value: Why Warren Buffett Looks to Growth and Management When Investing" của tác giả Prem C. Jain
    https://votpartners.com/
    https://www.facebook.com/Votpartners.com.DauTuGiaTri.Chuyensau
    hell0123, binhnguyenpnamThayHieuDichLyVN thích bài này.
  7. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng xin cảm ơn @daochinh2209 mình rất nhiều vì đóng góp bài viết hay cho diễn đàn ạ. Hãy cho đi lợi lạc rồi mình sẽ được hạnh phúc, an lạc ạ.
    daochinh2209 thích bài này.
  8. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.401
    Trích "https://newslettervietnam.com/"
    Mn có thể mua ấn phẩm để ủng hộ đơn vị sản xuất ấn phẩm ạ!

    "3. Quan điểm ngược chiều

    Tại sao dự phóng lợi nhuận tương lai chỉ là “một trò lừa dối” của phố Wall?

    Sau bao nhiêu năm đầu tư và quan sát hết lớp chuyên gia nầy đến lớp chuyên gia khác trên thị trường chứng khoán... Nếu phải có một lời khuyên cho các nhà đầu tư cá nhân phải ứng xử ra sao với họ, thì chúng tôi cho rằng không có lời khuyên nào hữu ích hơn việc: “Hãy tránh xa mọi dự phóng, dự đoán của họ với một đôi mắt đầy nghi ngờ! (take their forecasts with a pinch of salt)”. Bất cứ khi nào ta nghe thấy những cụm từ như Index sẽ tăng lên 1,200 điểm trong tháng tới, P/E 2019F, EPS forward 2020F, mô hình chiết khấu dòng tiền DCF 10 năm tương lai, hay mức giá mục tiêu trong vòng 12 tháng tới, v.v, ... xin quý độc giả hãy ghi nhớ lời khuyên này của chúng tôi hơn bao giờ hết!

    Tựa như ngài Buffett đã từng nói: “Các dự phóng nói lên với ta rất nhiều về kẻ làm chuyện đó, nhưng nó không nói lên được điều gì về tương lai cả.” Dẫu biết rằng việc dự phóng tương lai là bất khả thi, nhà đầu tư cá nhân chúng ta vẫn yêu cầu những dự đoán từ phố Wall: nếu không là

    index sẽ ra sao trong vài ngày tới, thì là giá mục tiêu của cổ phiếu trong 6 tháng tới là bao nhiêu, lợi nhuận của doanh nghiệp năm sau sẽ như thế nào? Chính nhu cầu phi lý này đã góp phần hình thành nên một trong những nghề nghiệp dư thừa và sai lầm theo hệ thống nhiều nhất trong nền kinh tế - nơi mà ngài Buffett ví là “trên một hòn đảo có 10 người: có 5 người trồng trọt, 2 người sản xuất, 1 người làm dịch vụ và 2 kẻ còn lại ngồi đoán xem 8 người trên sẽ làm việc ra sao trong năm tới một cách vô nghĩa...”


    I. Công việc dự phóng lợi nhuận của phố Wall

    Như ngài Graham đã nói trong quyển Security Analysis về quan niệm thời đại mới khi ngày càng tập trung vào xu hướng của lợi nhuận (earnings trend) và dự phóng mức này sẽ tiếp diễn trong tương lai. Chúng tôi xin mạn phép tóm gọn lại công việc dự đoán lợi nhuận của phố Wall như sau:

    (1) Trên một file excel đầy phức tạp, bằng nhiều cách (áp mức tăng trưởng tương lai, cộng các dự án, nhân số sản phẩm, v.v), các chuyên gia phố Wall sẽ dự đoán ra được doanh thu, chi phí tương lai một vài năm tới để ra được mức EPS forward của các năm tiếp theo. Sau đó, họ dùng mức P/E trung bình ngành, P/E lịch sử, hoặc đơn giản chỉ là mức P/E mà họ thấy vừa phải, rồi

    nhân với EPS forward trên... Và thế là họ ra được mức giá mục tiêu (target price) của cổ phiếu trong vòng 1-2 năm tới tương ứng với số EPS đó một cách “diệu kỳ” thay.

    (2) Phương thức số 2 này thậm chí còn làm những người không am hiểu tài chính kinh ngạc hơn! Cũng trên một file excel đầy phức tạp, bằng nhiều cách tương tự trên, họ dự phóng ra được dòng tiền tự do tương lai 5-10 năm tới với vẻ ngoài logic, sau đó họ áp một mức tăng trưởng vĩnh cửu (terminal growth) cho khoảng thời gian còn lại, rồi họ cộng tất cả lại và chiết khấu về hiện tại với một mức lãi suất giả định vô cùng lạc quan của họ, và “voila”, họ ra được một mức giá mục tiêu mà họ có thể muốn tại bất kỳ thời điểm nào. Song điều mà nhà đầu tư cá nhân không biết, chính là: chỉ cần họ, hoặc cấp trên của họ muốn thôi, thì vỏn vẹn với một vài thay đổi nhỏ trong các con số, thì họ có thể đổi trắng thay đen, chuyển tiêu cực hóa tích cực chỉ trong vòng vài giây một cách dễ dàng!


    II. Bản chất hạn chế của những dự đoán

    § EPS dự phóng (forward) hầu như vô nghĩa

    Theo nghiên cứu của nhà đầu tư huyền thoại David Dreman thực hiện năm 1995, trên 90% các dự phóng lợi nhuận của các chuyên gia tài chính đều sai lệch so với thực tế. Họ thường vướng bẫy tâm lý đám đông – xóa bỏ nghi ngờ để đưa ra quyết định nhanh chóng bằng cách chạy theo quan niệm chung của giới đầu tư (consensus). Họ thường bi quan thái quá khi lợi nhuận công ty có xu hướng giảm và lạc quan thái quá khi lợi nhuận công ty đang trong xu hướng tăng. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến rất nhiều “chú ếch” trong giới đầu tư bị luộc chết một cách từ từ trong một thị trường bong bóng mà không hề hay biết... Nói cách khác, gần như toàn bộ dự phóng lợi nhuận, EPS của phố Wall đều vô nghĩa (useless). Sự thật là: không một ai có thể dự đoán được điều này – ngay cả ban lãnh đạo của công ty! Họ chỉ có thể đặt một mục tiêu tăng trưởng dựa vào quá khứ/trung bình ngành/dự án mới và cố gắng thực hiện nó một cách tích cực. Ở đây chúng tôi không muốn bàn đến hạng quản trị có khả năng điều kiển lợi nhuận bằng cách “book khống”, “dàn trải lợi nhuận” phổ biến trong các công ty bất động sản, ngân hàng. Khi nghe các bản tin ở Hoa Kỳ, chúng tôi cảm thấy có đôi chút buồn cười (ridiculous) khi nhìn thấy các biên tập viên nói rằng Amazon, Apple đã “vượt dự phóng” của phố Wall, hay lợi nhuận Q3 của Walmart đã “hụt dự đoán” của các analysts ra sao... Nếu quý độc giả nghĩ kĩ hơn một chút, thì các tình huống trên không phải doanh nghiệp vượt/hụt một mốc nào đó – mà sự thật giản đơn là các dự đoán ở phố Wall đều sai khác so với thực tế và hoàn toàn chỉ mang tính “đoán võ” mà thôi. Chính vì vậy, bất cứ khi nào quý độc giả nghe rằng “P/E 2019F của công ty X chỉ 10 lần, quá rẻ; hay P/E 2019F của VNIndex chỉ đạt 12.5x, khá hấp dẫn” – thì hãy gượm lại đôi chút, nở một nụ cười ung dung và xin vui lòng bỏ qua đoạn văn đó nhanhchóng...

    § Giả định P/E tương lai thuần mang tính “cờ bạc”

    Những giả định áp mức P/E năm 2019, 2020 tới bằng mức P/E ở thời điểm hiện tại hoặc P/E của khu vực (vốn có lãi suất thấp và độ phát triển khác hẳn ta) chỉ thuần mang tính “cờ bạc” không hơn không kém. Mức P/E mà không có nền tảng hỗ trợ phía sau của hai yếu tố (1) lãi suất phi rủi ro (2) tăng trưởng lợi nhuận bền vững của doanh nghiệp, thì chỉ đơn giản là một con số dùng để hợp lý hóa tư duy đầu cơ của giới phân tích phố Wall.

    § Mô hình DCF là một trò chơi số lừa dối

    Nếu quý độc giả tinh ý một chút, bất cứ khi nào các CTCK không thể hợp lý hóa quan điểm lạc quan của mình bằng mức P/E, thì họ sẽ chuyển sang dùng mô hình chiết khấu dòng tiền DCF để định giá một cách đầy “ma thuật”. Như chúng tôi đã từng bàn trong ấn phẩm số V – tháng 12.207 (link), những nhà đầu tư huyền thoại, thành công nhất chẳng bao giờ sử dụng thứ mô hình phức tạp và quá nhiều biến số để sai lầm này. Từ tăng trưởng tương lai, đến lãi suất chiết khấu, đến giá trị vĩnh cửu (terminal value), tất cả đều phụ thuộc chủ quan của người giả định và hạn chế của nó còn nhiều hơn gấp trăm lần so với việc dự phóng EPS forward trên! Các analysts và các nhà quản lý quỹ coi thường tài sản của các khách hàng cá nhân, khách hàng góp vốn của mình đến mức nghĩ rằng đây chỉ là một trò chơi số (numbers game) để họ có thể

    điều khiển chỉ qua vài ô excel. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của họ với các khuyến nghị của mình dường như chưa bao giờ thoáng chạy qua dòng suy nghĩ của họ chút nào cả...

    § Khuyến nghị của phố Wall không hề có biên an toàn

    Dù biết rằng các dự phóng của mình gặp nhiều khả năng để sai sót vô cùng, các khuyến nghị MUA của các CTCK thậm chí còn không hề có biên an toàn để: (1) bảo vệ cho các tính toán có thể sai lệch (2) giá trị thực của doanh nghiệp thay đổi theo thời gian (3) đảm bảo mức sinh lợi vừa phải. Chỉ cần giá thị trường thấp hơn 10%-20% so với mục tiêu lạc quan của mình, giới phân tích ở phố Wall đã khuyến nghị đầu tư một cách hào hứng – đi ngược lại mọi nguyên tắc cẩn trọng mà ngài Graham hằng dặn dò trong đầu tư. Đó cũng là lý do khiến gần như 95% các khuyến nghị ở phố Wall hầu như là MUA, không hề có BÁN – gián tiếp ảnh hưởng đến tư duy bất cẩn của vô số khách hàng cá nhân, khiến họ thua lỗ trong dài hạn... Đọc xong các lập luận trên, ắt hẳn nhiều độc giả nghĩ rằng chúng tôi muốn ám chỉ các chuyên viên phân tích, quản lý quỹ ở phố Wall đều thuộc hạng “ngu ngốc”. Thực ra ngược lại, họ là những người có IQ cao, thông minh, nhanh nhạy bậc nhất so với trang lứa song lại chọn một công việc vô nghĩa, không phù hợp một cách đáng tiếc. Chung quy cũng bởi chính khách hàng chúng ta đòi hỏi những dự đoán tương lai vô cùng phi lý (!) Dù vậy, chúng tôi vẫn cho rằng ý thức kém về đạo đức nghề nghiệp và tinh thần thiếu trách nhiệm của họ là không thể chấp nhận được.

    III. Kết luận: Người đọc thông minh

    Để kết lại bằng một điểm tích cực, dù phản biện gay gắt về số đông chuyên gia ở phố Wall, chúng tôi không hề có ý muốn quy chụp rằng tất cả báo cáo phân tích đều vô dụng. Một người đọc hay một nhà đầu tư thông minh, nhiều kinh nghiệm, sẽ biết chọn lọc dữ liệu, kiến thứcthay vì chỉ thuần đi kiếm tìm khuyến nghị/giá mục tiêu hay các dự phóng vô trách nhiệm của CTCK. Chúng tôi phải thừa nhận rằng ở đâu đó vẫn có những analysts tận tâm, dành công sức nghiên cứu và viết ra những dữ liệu về ngành nghề, tình hình cạnh tranh, đánh giá rủi ro hay thậm chí ghi lại những chia sẻ giá trị của ban lãnh đạo vô cùng quý giá. Đây là những thứ mà một nhà đầu tư cá nhân bình thường không thể có điều kiện để tiếp cận được. Như vậy, liệu pháp để ứng xử với phố Wall thực ra vô cùng đơn giản: hãy quên (forget) tất cả những khuyến nghị/dự đoán vô nghĩa đi, và đọc tất cả những dữ liệu hữu ích còn lại để tham khảo. Tương lai là một ẩn số không thể dự đoán. Ai đủ lý trí để biết sự thật này sẽ không cố gắng làm công việc vô nghĩa đó của phố Wall. Thay vào đó, anh ta tập trung vào tỷ lệ risk/reward tại mức giá hiện tại mà ngài Thị trường (Mr. Market) đưa ra cho anh ta mỗi ngày. Nếu như nó đủ an toàn, anh ta sẽ đầu tư. Còn nếu nó chưa đủ an toàn, anh ta sẽ từ chối mua và kiên nhẫn đợi chờ. Dù vậy, anh ta vẫn biết đánh giá triển vọng tương lai của doanh nghiệp và chất lượng công ty một cách khách quan, song không lấy đó làm nền tảng cho các định giá chủ quan của mình.

    Như ngài triết gia Lão Tử đã nói từ cổ xưa: “Những người thông thái thì không đưa ra các dự đoán. Còn những người hay đoán võ về tương lai lại là những kẻ không khôn ngoan”. Trớ trêu thay, theo quan sát của chúng tôi ở cả thế giới lẫn Việt Nam, những người ít dự đoán về tương lai nhất – những người luôn đảm bảo nguyên tắc an toàn vốn trong một doanh nghiệp vững mạnh với giá vừa phải, và để sự bí ẩn tương lai giúp tài sản của họ tăng lũy kế - lại chính là những người hưởng lợi nhiều nhất nhờ sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp (*)"
    Butchep01, binhnguyenpnamptbphu thích bài này.
  9. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.401
    "Tôi xin phép bắt đầu bài tóm tắt của mình về sự quan sát đối với loài côn trùng. Dù việc so sánh bộ não của một loài chỉ có xấp xỉ 100,000 tế bào thần kinh với một loài hang tỷ tế bào thần kinh như loài người là khập khiễng, song đối với quan sát của tôi, nó khá rõ ràng rằng bộ óc con người cũng hoạt động một cách phản xạ tự nhiên, đơn giản hóa đối với các tác nhân kích thích bên ngoài (stimuli) hệt như loài kiến, nhằm để dành năng lượng xử lý các nhiệm vụ phức tạp hơn trong cuộc sống. Loài kiến thường chỉ học được một ít hành vi từ kinh nghiệm, và ngược lại chỉ phản ứng với 10 hay ít hơn các tác nhân kích thích được lập trình sẵn trong não chúng. Chẳng hạn, một giáo sư từng bôi hương (pheromone) của một con kiến chết lên một con kiến sống. Lạ lùng thay, tự động những bầy kiến còn lại liền đem con kiến sống đó vứt ra chôn, bất chấp sự giãy giụa chống đối của nó trong suốt quá trình. Ở trường hợp khác, do được lập trình sẵn phải đi theo con kiến phía trước mình, một giáo sư đã sắp xếp bầy kiến khiến chúng phải đi một vòng tròn theo đuôi nhau vĩnh viễn mà không hề hay biết. Đó là sự lập trình đơn giản của bộ não loài kiến, tuy hữu dụng ở đa số trường hợp, song lại gây nguy hiểm nặng nề ở những tình huống đặc biệt khác.

    Chúng ta thấy phổ biến ra sao những tác nhân kích thích được lập trình sẵn trong não đã làm hành vi của những người tưởng chừng như lí trí, lại trở hành những “gã hề” trong cuộc sống thường nhật. Những kẻ buôn bán những sản phẩm/dịch vụ mang tính kích thích đển sự hưng phấn và hồi hộp trong não ta như ma túy, cá độ, cờ bạc, game online đã kiếm được nhiều tiền dễ dàng như thế nào khi con nghiện liên tục lao vào bất chất hậu quả trông thấy. Trong cuộc sống hằng ngày, những thứ công nghệ như điện thoại thông minh, mạng xã hội đã kích thích hạt “tò mò” trong não ta, khiến ta phải liên tục sử dụng, kiểm tra để có thông tin mới, dù nó vô bổ đến cách mấy. Trên thị trường chứng khoán cũng vậy, những tay thao túng đã đánh tới tâm lý chạy theo đám đông của các nhà đầu tư cá nhân bằng việc tạo cung cầu giả qua cách “kê giả” hàng triệu cổ phiếu đặt mua để tạo sự tự tin cho họ. Chúng tôi nêu ra những ví dụ này, để quý đọc giả thấy rằng trên cuộc đời này, những kẻ thao túng thông minh, người hiểu các lập trình đơn giản trong não bộ của ta, sẽ dễ dàng trục lợi ta đến chừng nào – nếu ta không hiểu điểm yếu của bản thân và tự điều chỉnh nó."
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    binhnguyenpnamBahung2017 thích bài này.

Chia sẻ trang này