Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

3514 người đang online, trong đó có 1405 thành viên. 14:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 1):
  2. ntuanhungls
Chủ đề này đã có 3661784 lượt đọc và 490 bài trả lời
  1. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Tiếp ạ!
    13. Tâm lý lạc quan quá mức (Overoptimism tendency)


    Ngài Munger: “Vào khoảng ba thế kỷ trước Công nguyên, Demosthenes, nhà hùng biện và chính khách lừng danh của lịch sử Hy Lạp, đã nói lên câu châm ngôn nêu bật lên đúng nhất tâm lý của con người: “Một người mà mong ước điều gì, thì anh ta cũng sẽ tin vào điều đó.”

    Demosthenes, từ đó, chỉ ra rằng ở con người không chỉ thể hiện tâm lý phủ nhận thực tại quá đau đớn (#11) mà còn thể hiện tâm lý lạc quan quá mức khi anh ta đang hưng phấn. Chúng ta từng chứng kiến các bong bóng tài sản (hoa tulip, Mississippi, bất động sản thế chấp 2008, bitcoin) đã xảy ra trong lịch sử như thế nào khi mọi người cùng kì vọng vào một tương lai quá đỗi tươi sáng so với thực tế.

    [​IMG]
    Một trong những giải pháp để tránh sự lạc quan ngu ngốc này chính là việc áp dụng thuần thục, thường xuyên hệ tư duy về xác suất của Fermat và Pascal. Những nhận định đơn giản không thể nào đủ cho việc đối phó với các rủi ro bất thường trong cuộc sống được. Những kỳ thủ chơi golf, bài bridge hay những doanh nhân cẩn trọng đều hiểu rất rõ điều này…”
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    https://newslettervietnam.com/
    betovnButchep01 thích bài này.
  2. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Mod @DHA ơi, vào xem có nick spam trong đây ạ.
    DHA thích bài này.
  3. MinhAn_UFO

    MinhAn_UFO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2018
    Đã được thích:
    15.556
    chia sẻ tiếp đi bác
    daochinh2209 thích bài này.
  4. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Tiếp ạ.
    Với những gì gọi là "Thông tin về tiền rẻ, phát triển thần kỳ..." trên thị trường hiện tại, thật khó để đoán được chúng ta đang bước vào 1 uptrend hay chỉ là cú bull trap trong time sắp tới. Nhưng cũng có 1 số chỉ báo nho nhỏ hiện diện quanh ta rằng, hiện tại có khá nhiều mặt bằng xung quanh ta, dù mặt tiền hay trong ngõ... đã bắt đầu tăng lên những con chữ "Cho thuê mặt bằng"....
    14. Tâm lý phản ứng mạnh khi bị tước đoạt (Deprival super-reaction tendency)
    Ngài Munger: “Sự hạnh phúc được tạo ra ở một người khi anh ta lời được 10 đô la so với niềm đau khổ khi anh ta mất đi 10 đô la hoàn toàn không hề giống nhau. Sự mất mát luôn ảnh hưởng đến tâm lý người ta mạnh hơn phần thưởng người ta nhận được. Hơn vậy, nếu một người suýt chút nữa là lấy được một thứ mà anh ta muốn khôn cùng, rồi đến phút chót bị hụt mất nó, anh ta sẽ phản ứng như thể anh ta đã có được thứ đó từ rất lâu và bị cướp đi một cách bi kịch.

    Từng chứng kiến thứ tâm lý trên, tôi gom cả hai loại: mất đi những vật đang-sở-hữu và mất đi những vật suýt-nữa-thì-được-sở-hữu vào một dạng tâm lý này.


    Với loại thứ nhất, nhà Mungers chúng tôi ngày xưa từng nuôi một chú chó hiền lành, ngoan ngoãn. Chỉ có một cách duy nhất để nó cắn lại ta: đó là khi ta cố gắng giành lấy miếng xương mà nó đã bỏ vào miệng. Nếu bạn thử làm đi, tức khắc loài chó nào cũng sẽ cắn lại bạn. Thật ngu ngốc cho một chú chó, loài vật thuộc hạng trung thành nhất, lại đi cắn chủ của mình. Song nó không thể cưỡng lại được, đó là bởi vì chính thứ tâm lý phản ứng mạnh khi bị tước đoạt (deprival) đã khiến nó không thể không trở nên ngu ngốc như vậy!

    Với loại thứ hai, những kẻ chế ra chiếc máy đánh bạc (slot machine) vô cùng tinh ranh khi khai thác điểm yếu này của loài người. Những chiếc máy điện tử đó đã được lập trình để xuất ra 80% đến 90% kết quả dạng “sém chút nữa” như BAR-BAR-LEMON một cách vô nghĩa. Ấy vậy mà thứ này lại thu hút và tăng khả năng chơi tiếp của những kẻ ngốc nghĩ rằng mình sắp chạm được tới phần thưởng kỳ diệu rồi.”
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    https://newslettervietnam.com/
    betovn, Butchep01, Cuonghandy3 người khác thích bài này.
  5. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Tiếp ạ!
    15. Bằng chứng xã hội, tâm lý lan truyền đám đông (Social-proof tendency)

    Ngài Munger: “Những hành vi phức tạp của con người vốn được tối giản hóa đáng kể khi mà ta tự động nghĩ và làm y hệt như môi trường xung quanh. Đôi khi, sự tự động này đem lại lợi ích. Thử nghĩ bạn bước vào một thành phố lạ để xem một trận bóng mà không hề đem theo bản đồ, thì ắt hẳn việc đi theo một đám đông cổ vũ cuồng nhiệt là lựa chọn thông minh nhất. Vì vậy, sự tiến hóa của loài người đã để lại cho ta xu hướng tâm lý bằng chứng xã hội – bắt chước như những người xung quanh này.

    Các giáo sư tâm lý học cực kỳ thích tâm lý bằng chứng xã hội (social-proof) bởi vì những thí nghiệm của họ tạo ra những kết quả rất buồn cười và đáng nhớ. Ví dụ như họ sắp cho một nhóm người vào thang máy, sau đó đứng quay mặt lại với cửa, tự nhiên những người sau vào cũng sẽ đứng quay mặt lại tương tự mà không hiểu vì sao… Hay đột nhiên giữa sân trường, họ lại sắp xếp cho một nhóm người ngửa mặt lên trời chẳng vì lẽ gì, tự nhiên vài phút sau, một đám đông gần trăm người bâu lại cũng nhìn lên trời cũng chẳng vì lí do gì!

    Và ở trong giới kinh doanh với trí tuệ cao nhất, người ta cũng thấy các lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện “ăn theo” chẳng khác gì những con người thường nhật. Nếu một công ty lọc dầu như Exxon Mobil tự nhiên khờ dại mua một cái mỏ than, hay mua một công ty phân bón chẳng hạn, tự nhiên hàng loạt các công ty lọc dầu nhỏ hơn khác cũng đi mua công ty phân bón theo (!) Hiển nhiên những công ty dầu khí này đều chịu kết cục thảm hại như cách họ mua vậy.

    Xu hướng tâm lý lan truyền đám đông này đôi khi phản ứng ngược lại, tạo ra xu hướng tâm lý ghen tỵ/đố kỵ khá cực đoan. Con người thường ghen tỵ với những gì người khác có, và phải có cho bằng được, dù rằng rất nhiều thứ khác bổ ích hơn mà họ cần có. Những câu chuyện bi kịch về việc tranh giành chức vị, vợ/chồng người khác, hoặc các món đồ xa xỉ là các biểu hiện của thói đố kỵ kết hợp với bằng chứng xã hội này.

    Nếu phải đưa ra một bài học cho hàng loạt các bài học về tâm lý bằng chứng xã hội, có lẽ bài học yêu thích nhất của tôi sẽ là: Đừng bao giờ học kẻ khác khi họ đang sai lầm rõ ràng! Bởi vì còn nhiều thứ khác đáng để học hỏi hơn.”
    Trích Tâm lý học hành vi sai lầm của loài người- 1995- Ngài Charlie Munger
    https://newslettervietnam.com/
    2TDN, betovn, motchentra2 người khác thích bài này.
  6. dongtienkhon_ck

    dongtienkhon_ck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/01/2013
    Đã được thích:
    598
    Nhờ kinh nghiệm thất bại và những bài học quý giá mà áp dụng vào thực tế, tôi đã kiếm được tiền mua nhà,.... từ TTCK. Chân tình.
    Airdriver, nguyennam6789daochinh2209 thích bài này.
  7. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    HIỆU ỨNG MỎ NEO
    Có một châm ngôn nổi tiếng của giới giao dịch là "Cuộc sống đi lên từng bước một". Giả sử bạn là một nhà đầu tư và bạn đánh giá hiệu quả đầu tư theo chu kỳ định trước. Bạn sẽ nhìn vào thứ gì: hiệu quả bằng tháng, hằng ngày, hằng giờ, hay tính cả cuộc đời cho đến thời điểm hiện tại? Bạn có thể có một tháng tốt đẹp và một ngày tệ hại. Như vậy khoảng thời gian nào nên chiếm ưu thế?
    Khi đánh bạc, bạn nói: "Sau ván bạc này, tài sản trong tay tôi sẽ là 99.000 hoặc 101.500 đô la" hay nói: "Tôi thua 1.000 đô la hay thắng 1.500 đô la?" Thái độ của bạn đối với rủi ro và phần thưởng của ván bạc sẽ thay đổi tùy theo việc bạn nhìn vào tổng tài sản của mình hay sự thay đổi của nó. Nhưng thật ra trong cuộc sống, bạn sẽ được đặt vào những tình huống trong đó bạn chỉ nhìn vào 'sự thay đổi'. Thực tế rằng thua lỗ gây ra cho bạn cảm giác tệ hơn lời lãi khiến cho hiệu quả tích lũy của bạn (tức tổng tài sản mà bạn có) trở nên không quan trọng bằng sự thay đổi gần nhất của nó.
    Sự phụ thuộc vào trạng thái cục bộ thay vì trạng thái toàn thể (kèm theo đó là hiệu ứng thua lỗ gây cảm giác tệ hơn lời lãi) sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về tình trạng của mình. Ví dụ, bạn bỗng nhiên kiếm được một khoản lợi nhuận 1 triệu đô la. Tháng tiếp theo bạn mất 300.000 đô la. Vì bạn đã quen với số tài sản tăng 1 triệu đô la nên việc mất 300.000 đô la sau đó sẽ khiến bạn đau khổ. Não chúng ta dễ phát hiện sự khác biệt/sự thay đổi hơn là xác định giá trị tuyệt đối, nên giàu hay nghèo sẽ có mối tương quan với một thứ nào nó khác. Giới tâm lý học gọi hiệu ứng so sánh với một điểm tham khảo này là mỏ neo. Nếu đưa nó đến giới hạn logic của nó, chúng ta sẽ nhận ra rằng, do quá trình khởi động lại này, bản thân tài sản không thật sự khiến người ta hạnh phúc (tất nhiên là nó phải trên một mức nhất định bảo đảm được cuộc sống); nhưng những thay đổi tích cực trong tài sản có thể khiến người ta hạnh phúc, nhất là khi chúng xuất hiện theo hướng gia tăng "đều đặn".
    Các khía cạnh khác của mỏ neo. Giả sử bạn sử dụng hai mỏ neo khác nhau trong cùng một tình huống, các hành động của bạn chỉ phụ thuộc vào xung quanh những mỏ neo đó. Khi được yêu cầu ước tính một con số, mọi người sẽ đặt nó trong mối tương quan với con số họ có trong đầu hoặc con số họ mới vừa nghe được, như vậy "lớn" hay "nhỏ" sẽ mang tính so sánh. Trong một nghiên cứu, sau khi yêu cầu những người tham gia lấy ra có chủ ý một số ngẫu nhiên trong khoảng 0-100, Kahneman và Tversky yêu cầu họ ước tính tỉ lệ các quốc gia Châu Phi trong Liên Hợp Quốc. Kết quả là, mọi người đưa ra dự đoán dựa vào con số ngẫu nhiên trên vì họ dùng nó làm mỏ neo: Những người lấy con số ngẫu nhiên cao sẽ đưa ra con số ước tính cao hơn so với những người lấy con số ngẫu nhiên nhỏ hơn. Sáng nay, tôi cũng tư thực hiện một nghiên cứu thực chứng bằng cách hỏi người giữ cửa khách sạn rằng từ đó đến sân bay mất bao nhiêu phút "40 phút phải không?" tôi hỏi. "Khoảng 35", anh ta trả lời. Sau đó, tôi hỏi nhân viên lễ tân rằng chuyến đi này có mất 20 phút không. "Không, khoảng 25 phút", cô trả lời. Tôi đo thời gian chuyến đi và kết quả là 31 phút.
    Việc đặt mỏ neo vào một con số là lý do giải thích tại sao mọi người không phản ứng với tổng tài sản tích lũy của mình, mà phản ứng với sự khác biệt trong tài sản từ bất cứ con số nào mà họ đang gắn mỏ neo vào,. Đây là điểm mâu thuẫn lớn với các lý thuyết kinh tế, vì theo các nhà kinh tế học, một người có 1 triệu đô la trong ngân hàng sẽ thỏa mãn hơn so với khi anh ta chỉ có nửa triệu đô la. Nhưng thực tế thì, một người có được 1 triệu đô la trong ngân hàng sau khi từng có tổng cộng 10 triệu đô la sẽ kém hạnh phúc hơn khi chính người đó chỉ có nửa triệu đô la trong ngân hàng (nhưng anh ta mới đạt được chỉ từ hai bàn tay trắng.
    Trích trong cuốn: "Fooled by Randomness: The Hidden Role of Chance in Life and in the Markets" của tác giả Nassim Nicholas Taleb
    P/S: Hiệu ứng mỏ neo cũng lý giải tại sao một người đạt lợi nhuận nhân bằng lần vào năm 2020-2021, nhưng rồi do "mỏ neo nhân bằng lần" ấy, anh ta đặt mục tiêu có được mức cao hơn như thế vào năm 2022, mà bỏ quên chu kỳ kinh tế và giá trị thực của tài sản. Kết quả là anh ta học lại bài học cũ mà bao nhiêu người đã từng trải. Nhưng liên tục bỏ quên mỗi khi thị trường đi đến cực đoan.
    Trích tại: https://votpartners.com
    betovn thích bài này.
  8. daochinh2209

    daochinh2209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    1.308
    Dù ở thị trường đã phát triển như Mỹ, Âu... hay những thị trường đang phát triển như VN, thì những phương thức đầu tư của 2 cụ vẫn luôn là kim chỉ nam cho những nhà đầu tư giá trị. Từ quá khứ đến hiện tại, và cả tương lai, sẽ ngày càng nhiều người, tỷ lệ càng ngày càng cao những nhà đầu tư làm điều ngu ngốc....
    https://*********.vn/2023/05/nhung-..._9-2cjacUhxmj25n50dgHiHtdFNOecdl39hCtiUaGhEC8
    gadabong thích bài này.
  9. chimiroro

    chimiroro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2020
    Đã được thích:
    46
    Hiện tại nếu theo phân tích cơ bản thì các doanh nghiệp tỉ lệ nợ vay ít + tăng trưởng doanh thu ổn định + chia cổ tức tiền mặt duy trì đều tốt theo FA, nhưng khổ nổi thanh khoản nhóm nay khá thấp, một ví dụ như GDT
    daochinh2209 thích bài này.

Chia sẻ trang này