Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

3947 người đang online, trong đó có 323 thành viên. 17:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 3697494 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Mười hai nguyên tắc để kiếm tiền và tránh thua lỗ trong kinh doanh chứng khoán của Steven Lee (16:49 06/11/2007)
    Nguyên tắc kinh doanh chứng khoán của Steven Lee
    Bản in Gửi đi
    Nguyên tắc số 1: Mục đích đầu tư của bạn là gì?

    Đa số đều trả lời là để kiếm tiền. Nhưng nếu bạn muốn kiếm tiền thì trước hết bạn phải tự trả lời ba câu hỏi này:
    1/Bạn đã có chiến lược kinh doanh chưa?
    2/Chiến lược kinh doanh của bạn có an toàn không?
    3/Làm sao để gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro?

    Nguyên tắc số 2: Làm sao tạo sản nghiệp chỉ với 1000 đô la?

    Bạn hãy đầu tư 1000 đô la vào vài loại cổ phiếu tốt nào đó có giá còn thấp,và chuyển đổi 2 lần mỗi năm. Nếu mỗi lần giá cổ phiếu tăng gấp đôi, thì sau 5 năm bạn có được một triệu đô la.

    Nếu lúc đầu bạn bỏ ra 20000 đô la, chỉ sau 3 năm, bạn cũng sẽ có được một triệu đô la.

    Nếu bạn đầu tư 1000 đô la và chuyển đổi 2 lần mỗi năm, và giá cổ phiếu chỉ tăng 50%, bạn cũng sẽ có được một triệu đô la sau 9 năm.
    Như vậy bạn có thể khởi đầu bằng số tiền nhỏ, nhưng điều quan trọng nhất là bạn làm sao chọn ra được những cổ phiếu nào giá tăng cao nhưng lại ít rủi ro.

    Nguyên tắc số 3: Tránh bị ám ảnh bởi cổ phiếu.

    Ngồi theo dõi thị trường suốt ngày sẽ không mang lại lợi nhuận mà chỉ tạo nên áp lưc tâm lý khiến bạn dễ sai lạc trong phán đoán và quyết định.

    Nguyên tắc số 4: Đừng bao giờ kinh doanh kiểu "đánh bạc".

    Có đến 95% nhà đầu tư luôn luôn mua cổ phiếu ở mức giá cao nhất. Thật ra họ không biết chọn thời điểm nào để mua mà chỉ mua dựa trện tin báo, lời đồn và tin đồn rò rỉ.

    Chỉ có 5% nhà đầu tư biết cách chọn lúc mua ở giá thấp. Vì vậy, có đến 95% người bị lỗ, chỉ có 5% người kiếm được lợi nhuận. Đầu tư đúng thì làm giàu, đầu tư kiểu đánh bạc chắc chắn sẽ bị sạch túi.

    Nguyên tắc số 5: Hãy chào từ biệt các tin tức báo chí.

    Trước đây tin tức báo chí còn có thể giúp ta dự đoán được xu hướng thị trường, nhưng bây giờ không còn nữa rồi, ngày nay khó mà cho rằng tin tức báo chí còn có thể ảnh hưởng thực sự đến thị trường ..

    Nguyên tắc số 6: Hãy tự mình phân tích, quên đi những lời rỉ tai.

    Khi nghe được tin đồn nội gián, trước khi mua, bạn nên tự hỏi 4 câu hỏi sau:

    1/Đã có bao nhiêu người đựơc nghe tin này trước khi đến tai bạn. Nếu nhiều người biết trước bạn,thì tin này đã quá trễ và giá đã lên cao rồi.

    2/Tin này đã lan truyền bao lâu trước khi đến tai bạn. Mấy ngày rồi?

    3/Ai mách tin này cho bạn? Người trong ban quản trị công ty? Hay chỉ là bè bạn?

    4/Liệu bạn có khả năng nhận định tin đó xác thực không? Thông thường, tin nội gián thì không được tiết lộ.

    Nguyên tắc số 7: Hãy bán cổ phiếu ngay cả khi bị thua lỗ.

    Điều này nói thì dễ,nhưng làm rất khó. Bán cổ phiếu khi thua lỗ là một quyết định khó khăn. Lòng bạn luôn mang ý nghĩ này: "đừng bán, giá xuống rồi sẽ lên lại thôi", để giá càng rớt sâu hơn, cuối cùng gây ra những tổn thất nặng nề.

    Nguyên tắc số 8: Đừng chỉ tập trung vào việc kiếm lợi nhuận.

    Làm sao để bảo toàn vốn là điều quan trọng hơn nhiều. Không nên cố gắng đạt 100% lợi nhuận. Tốt hơn hết là thu được 60% lợi nhuận dự trù nhưng bảo đảm an toàn vốn.

    Nguyên tắc số 9: Không phải lịch sử luôn luôn lập lại.

    Đa số đều mong đợi sẽ kiếm tiền từ thị trường chứng khoán vào các dịp: Giáng sinh, Tết dương lịch, báo cáo ngân sách quốc gia hàng năm, đợt bầu cử nhưng thật ra thị trường không luôn luôn tăng vào các dịp này. Không phải lịch sử sẽ luôn luôn lập lại. Tốt nhất là: "Hãy đễ thị trường dẫn dắt chúng ta"

    Nguyên tắc số 10: Lời khuyên của Warren Buffet

    Chỉ có hai nguyên tằc để kiếm tiền trong thị trường chứng khoán.
    Nguyên tắc thứ nhất là: Đừng bao giờ để thua lỗ. Nguyên tắc thứ hai là: Đừng bao giờ quên nguyên tắc thứ nhất.

    Nguyên tắc số 11: Hãy chuyển đổi cổ phiếu xấu sang cổ phiếu tốt. Đừng giữ mãi cổ phiếu.

    Không nên giữ cổ phiếu quá lâu, khi đã được giá tốt nên bán.

    Cổ phiếu của bạn đã được nắm giữ bao lâu? từ năm 1993? 1997? hay năm 2000? Tại sao bạn không xử lý cổ phiếu khi chiến lươc ?onắm giữ lâu dài? không còn thiết thực nữa? Vì ngay cả cổ phiếu thượng hạng cũng trươt dốc khi thị trường suy thoái. Chiến lược tốt nhất là bán cổ phiếu khi không còn sinh lợi nữa và chọn vài cái tốt khác. Mua thấp, bán cao vài lần sẽ thừa sức bù lại những thua lỗ.

    Nguyên tắc số 12: Hãy cảnh tỉnh khi sai lầm.

    Hãy tạm ngưng đầu tư nếu bạn không cảm thấy an tâm khi mua, bán. Không có kiến thức đầu tư, chắc chắn bạn sẽ lại thua lỗ nữa. Trong thời đại thông tin hiên nay, các nhà đầu tư đều đang xử dụng kiến thức, kỹ thuật và chiến lược kiếm tiền. Không có kiến thức đầu tư, làm sao bạn có thể bảo toàn vốn anh được? Bước đầu tiên trong đầu tư để làm giàu là việc bảo toàn vốn.
    TommyJerry, meiuhappy, nhim20022 người khác thích bài này.
  2. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Linh cảm của Soros. (15:42 21/11/2007)
    Sinh trưởng ở Hungary, mang dòng máu Do Thái và là con của một tù binh chiến tranh, George Soros chạy sang Anh lánh nạn phát xít và vào học tại Học viện Kinh tế London.
    Bản in Gửi đi
    Sau khi tốt nghiệp, Soros xin được một việc làm trong khu tài chính London, kiếm được 5000 USD rồi sang New York.

    Vào lúc đó, nhà đầu tư Mỹ ít chú ý đến thị trường châu Âu, trong khi Soros biết rõ về nó. Ông thấy rằng hãng bảo hiểm Allianz của Đức có giá trị hơn nhiều so với mức mọi người nghĩ. Ông viết một bản kiến nghị mua. Hai khách hàng của công ty môi giới nơi ông làm việc ở Wall Street tỏ ý quan tâm.

    Tuy vậy, ban giám đốc của Allianz nổi giận vì bản kiến nghị của Soros như chứng tỏ rằng họ chẳng đánh giá đúng được giá trị tài sản riêng của mình. Họ viết một lá thư dài phản bác lại nhận định của Soros, nhưng rốt cuộc Soros đúng. Khách hàng của ông mua cổ phiếu của Allianz và thu lợi lớn.

    Chiến thắng này làm tiếng tăm của Soros nổi lên. Ông thành lập quỹ đầu tư của mình năm 1969, nhưng sau khi đã trở nên giàu có, ông lại tập trung vào việc gây quỹ ở Hungary cho các mục tiêu dân chủ và xã hội.

    Khi nghiên cứu tư tưởng của Soros, cần nhớ Soros là một người sống sót trong bàn tay của phát xít và là con của một tù binh. Vì vậy, Soros dường như mạo hiểm hơn Warren Buffett. Không phải ngẫu nhiên mà Soros sẵn sàng đánh bạc, lăn vào các cơn xáo động, ?ogiết? đối thủ, và rút lui. Phương châm đối mặt với rủi ro cao này cũng có nghĩa là Soros từng bị thua lỗ lớn nhiều. Điều này trái ngược với phương châm của Buffett là giảm thiểu thua lỗ về vốn.

    Chiến lược của Soros cũng phản ánh các ý tưởng tâm lý học và xã hội học của nơi ông tốt nghiệp, Học viện Kinh tế London. Ông cho rằng điều trọng yếu là không đánh giá giá trị của cổ phiếu hay hàng hóa, mà đánh giá các quan niệm về một tài sản và nhận ra được thời điểm khi tài sản đó và các quan niệm thay đổi.

    Ông cũng cho rằng thị trường giúp định hình giá trị và quan niệm. Giá trị không phải là một cái gì đó mà một kế toán viên lành nghề trong một công ty có thể xác định được, mà là một thực thể thay đổi, linh động hơn nhiều.

    Tóm tắt lại tư tưởng của mình, Soros tin rằng có 6 giai đoạn trong quá trình phát triển của một trạng thái đầu tư.

    Giai đoạn thứ nhất là một xu hướng chưa được nhận ra trên thị trường.

    Giai đoạn hai là khi xu hướng trở nên rõ nét hơn. Sự sụt giá mạnh của American Express năm 1982 từ 62 USD xuống 35 USD là một ví dụ điển hình của chuyện này. Thị trường trong trạng thái lo sợ làm trầm trọng thêm xu hướng giảm giá.

    Giai đoạn thứ ba là một cái test (phép thử) thành công trên thị trường. Đó có thể là một sự kiện tương tự đã xảy ra trước, với kết cục khẳng định thêm xu hướng quan sát được.

    Giai đoạn thứ tư là sự phân hóa ngày càng lớn giữa thực tại và quan niệm. Ví dụ, với những người đã chót ?oôm? cổ phiếu đang có chiều hướng mất giá, họ thường tự trấn an bằng cách tìm kiếm những thông tin để củng cố quan niệm của mình (rằng cổ phiếu đang giữ sẽ lên giá).

    Cao trào là giai đoạn thứ năm, ví dụ, là những ngày ?ođen tối? - xảy ra hoảng loạn với cao trào bán tháo trên thị trường, và là thời cơ vàng của những nhà đầu cơ tấn công thị trường như Soros trong cuộc khủng hoảng tỷ giá bảng Anh năm 1992.

    Giai đoạn cuối cùng được Soros gọi là ?ohình phản chiếu ngược qua gương?, khi mà xu hướng thị trường quay ngược trở lại và giá cả phục hồi.

    Như vậy, trung tâm trong nguyên tắc của Soros là sự khác biệt giữa hình ảnh và thực tại. Sự khác biệt lớn giữa Soros và Buffett là ở chỗ Buffett, theo đúng nguyên tắc của Graham trước đây 40 năm, tính toán - hay vẫn nói rằng ông tính toán - trên cơ sở các giá trị ẩn tàng của các tài sản, còn Soros thì đúng hơn là một nhà buôn bằng trực quan, linh cảm.
    TommyJerry, meiuhappythangnd_1211 thích bài này.
  3. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Jesse Livermore - Thành ông trùm buôn cổ phiếu chỉ với vài đôla (22:52 17/12/2007)
    "Nóng vội thường dẫn đến bốc đồng, mà những ai có tính bốc đồng thường ít khi thành công trên thương trường" - Jesse Livermore - nhà buôn tiền vĩ đại những năm 1980 đã đúc rút kinh nghiệm của mình sau nhiều năm tung hoành ở phố Wall.
    Bản in Gửi đi


    Jesse Livermore sinh xuất thân trong một gia đình nghèo nên ngay từ nhỏ, ông đã có ý thức làm giàu. Chỉ với vài đôla mẹ cho, Jesse Livermore bỏ nhà lên Boston (Mỹ) để tìm việc. Cậu được nhận vào làm tại công ty chứng khoán Payne Webber và kiếm được 6 đôla một tuần. Nhiệm vụ của Jesse Livermore lúc bấy giờ là ghi giá cổ phiếu trên bảng để thông báo cho các nhà đầu tư.

    Livermore là một học sinh xuất sắc về môn toán và ông thấy rằng được làm việc trong Phố Wall là sự lựa chọn đúng đắn. Ông có khả năng nhớ giá và những ký hiệu trong máy điện báo khá tốt khi làm ở Payne Weber. Ông bắt đầu ghi những con số vào một cuốn sổ ghi chép và sớm nhận thấy những con số này tuân theo một vài mô hình nhất định.

    Khi 15 tuổi, ngay tại nơi làm việc, Livermore đã nghiêm túc học mô hình cổ phiếu và sự thay đổi về giá cổ phiếu. Chính quá trình tích lũy này đã giúp ông quan sát cách mọi người tham gia thị trường chứng khoán như thế nào. Ông nhận thấy hầu hết mọi người thua lỗ ở thị trường chứng khoán vì họ đưa ra quyết định giao dịch không theo những nguyên tắc đã đề ra. Họ không nghiên cứu môn học về thị trường và những hoạt động diễn ra trong thị trường chứng khoán trong khi việc nghiên cứu này lại vô cùng cần thiết.

    Ông đã tiến hành buôn bán chứng khoán lần đầu tiên trong đời cùng với một người bạn. Họ đầu tư toàn bộ số tiền 5 đôla để mua cổ phiếu của Burlington bởi vì bạn của Livermore cho rằng giá cổ phiếu này sẽ tăng. Họ tiến hành giao dịch với một trong những công ty hoạt động chui ở Boston. Đối với những nhà đầu tư có ít tiền thì giao dịch với những công ty này rất hấp dẫn, đơn giản vì họ chỉ đánh cược về xu hướng tiếp theo của cổ phiếu hoặc xu hướng của phiên giao dịch ngắn hạn. Hơn thế nữa, nhà đầu tư vẫn được phép đánh cược xu hướng tăng lên hay giảm đi của cổ phiếu mà không cần phải có giấy chứng nhận có cổ phiếu ở một công ty.

    Nếu dự đoán chệch 10% so với thực tế thì giao dịch của bạn sẽ không được công nhận. Quy định chỉ cho lệch 10% so với thực tế có hiệu lực tại thời điểm đó và nhờ quy định này mà Livermore đã tự xây dựng cho mình quy tắc giảm thua lỗ triệt để mà sau này ông đã nghiêm túc thực hiện trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Trải qua thời gian và kinh nghiệm, ông đã trau dồi được kiến thức và có thể giảm thua lỗ xuống dưới 10%.

    Nhắc lại vụ đầu tư mua cổ phiếu của Burlington, trước tiên Livermore kiểm tra cuốn sổ ghi chép của mình và ông càng tin tưởng rằng giá cổ phiếu tăng hay giảm dựa trên sơ đồ giao dịch cổ phiếu gần đây. Như vậy, ông đã giao dịch cổ phiếu lần đầu tiên năm 15 tuổi và kết thúc phiên giao dịch này, ông kiếm được số tiền lãi là 3,12 đôla.

    Ông tiếp tục công việc làm ăn với những công ty hoạt động chui. Khi 16 tuổi, từ việc giao dịch chứng khoán, ông có thể kiếm được số tiền nhiều hơn so với số tiền lương nhận được từ Payne Webber. Khi kiếm được 1.000 đôla, ông bỏ hẳn công việc ở Payne Webber để chính thức chuyển sang giao dịch chứng khoán với những công ty hoạt động chui.

    Khi 20 tuổi, Livermore kiếm được nhiều tiền đến mức ông bị cấm tham gia giao dịch cổ phiếu ở những công ty hoạt động chui ở Boston và New York, bởi ông đã khiến những công ty này mất đi khoản lợi nhuận của mình. Với thành công này, người ta đã đặt cho ông biệt danh là ?oChú bé đầu cơ?. Những ông chủ trong các công ty hoạt động chui không muốn làm việc với ông vì những phiên giao dịch chứng khoán thành công của ông khiến cho họ mất đi nguồn lợi nhuận.

    Cuối cùng thời điểm của ông đã đến, đây là lúc ông có thể kiểm tra năng lực của mình trong một thị trường giao dịch lớn hơn. Thông qua một công ty môi giới, ông mở một tài khoản với số tiền 2.500 đôla. Số tiền này được trích từ số tiền 10.000 đôla mà ông đã kiếm được khi còn giao dịch kinh doanh với những công ty hoạt động chui.

    Do thua lỗ nhiều, Livermore đã rút ra một bài học, đó là công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng đơn giản. Chính vì thế, ông bắt đầu nghiên cứu những sai lầm đã mắc khiến ông thua lỗ. Bản phân tích chi tiết những lỗi đã mắc đã giúp ông thành công trên con đường sự nghiệp sau này. Bản phân tích này cũng là một trong những bài học quý báu nhất mà ông đúc kết được.

    New York không phải là nơi thành công của Livermore. Ông đã bị phá sản chỉ trong sáu tháng, phải vay 500 đôla từ công ty môi giới chứng khoán. Cầm số tiền này trong tay, ông quay trở lại giao dịch chứng khoán với những công ty hoạt động chui với hy vọng rằng mình có thể lấy lại được số tiền ban đầu. Ông nhận thấy những công ty hoạt động chui này niêm yết giá cổ phiếu ngay lập tức trong khi đó Thị trường Chứng khoán New York thường làm các công việc này rất chậm trễ. Tại thời điểm đó, ông thường quen với hệ thống niêm yết giá ngay lập tức và nhanh chóng giao dịch chứng khoán. Sau hai ngày, ông quay trở lại New York với số tiền 2.800 đôla và trả khoản tiền 500 đôla đã vay trước đó.

    Nhưng khi trở lại New York, ông thấy công việc khó khăn hơn so với dự tính và nhận thấy mình cùng lắm chỉ hòa vốn trên thị trường New York, vì vậy ông quay trở lại giao dịch với những công ty hoạt động chui lần cuối cùng. Chỉ khi Livermore có tới 10.000 đôla trong tài khoản, các công ty hoạt động chui này mới phát hiện ra ông. Một lần nữa, ông bị cấm không được giao dịch chứng khoán với những công ty này.

    Năm 1901, ông trở lại New York và đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu giao dịch được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York. Trong khi các hoạt động đầu cơ chờ giá lên diễn ra sôi nổi thì nhờ mua cổ phiếu của hãng Northern Pacific, Livermore đã tăng số tiền 10.000 đôla của mình lên 50.000 đôla. Ít lâu sau, ông đầu tư số tiền này với hình thức vay cổ phiếu từ người môi giới với hy vọng mua lại với giá thấp hơn và kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch này, bởi ông cho rằng thị trường cổ phiếu có thể mất giá trong một thời gian ngắn. Mặc dù ông thua lỗ trong hai phiên giao dịch này nhưng những nhận định ban đầu của ông là đúng. Bởi do có quá nhiều người tham gia giao dịch cổ phiếu này nên việc ông chậm trễ khi đưa ra những quyết định giao dịch đã khiến ông thua lỗ do giá cổ phiếu diễn ra ngược so với những gì ông dự đoán.

    Từ kinh nghiệm này, ông đã thấy được khó khăn khi giao dịch ngắn hạn trên thị trường chứng khoán. Ông thấy mình phải học cách thích nghi với những môi trường giao dịch khác nhau, từ những giao dịch được thực hiện ngay lập tức ở những công ty hoạt động chui tới những những phiên giao dịch có tổ chức, diễn ra phức tạp hơn nhiều. Mùa xuân năm 1901, Livermore lại bị phá sản một lần nữa. Ông phát hiện một công ty hoạt động chui vừa mới đi vào hoạt động kinh doanh. Ông cho rằng có thể lấy lại được số vốn lúc đầu nếu ông giao dịch với những công ty mới như thế này. Trong vòng gần một năm, ông đã thu hồi được số vốn của mình cho đến khi bị phát hiện và bị cấm hoạt động giao dịch chứng khoán ở đó.

    Trải qua nhiều lần thua lỗ, Livermore đã đúc kết được rằng con người phải qua những lần thua lỗ thực sự thì mới có thể tìm ra con đường làm ăn kinh doanh phù hợp với mình. Ông vẫn kiên định theo đuổi sự nghiệp và tiếp tục học hỏi rút ra bài học từ và những lần thất bại.

    Đây cũng là thời điểm ông khám phá ra yếu tố thời gian. Yếu tố thời gian trong giao dịch cổ phiếu nghĩa là cần phải kiên nhẫn và con đường dẫn tới thành công trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu sẽ phải mất nhiều thời gian.

    Tại phiên giao dịch cổ phiếu của những công ty hoạt động chui, do tính chất mạo hiểm, dễ gặp rủi ro ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động nên thời gian giao dịch thường diễn ra rất nhanh. Ở New York, yếu tố thời gian có nghĩa là việc giao dịch cổ phiếu diễn ra chậm hơn so với những giao dịch ngay tức thì. Sự khác nhau của yếu tố thời gian giữa thị trường chứng khoán chính thức và những công ty chui chính là ở chỗ với công ty chui thường phản ứng nhanh hơn với thị trường. Còn trên thị trường chứng khoán đòi hỏi tính kiên nhẫn và nhờ đức tính này, Livermore đã đạt được nhiều thành công rực rỡ. Yếu tố thời gian cũng giúp ông hiểu rằng con đường dẫn tới thành công trong lĩnh vực đầu cơ cổ phiếu sẽ đến sau một khoảng thời gian nhất định. Thành công không thể một sớm một chiều có được.

    Livermore nhận thấy rằng sai lầm lớn nhất mà một người mắc phải trên thị trường chứng khoán là thiếu kiên nhẫn. Qua nhiều kinh nghiệm, ông đã học được cách tin tưởng vào khả năng phán đoán của mình. Một chiến thuật quan trọng mà ông thực hiện là mua với số lượng ngày càng nhiều hơn khi giá cổ phiếu này tăng.

    Livermore chỉ mua cổ phiếu khi ông đã quan sát sự biến động của giá. Nếu giá cổ phiếu tiếp tục tăng thì việc quyết định mua cổ phiếu đó là hoàn toàn có căn cứ. Việc đưa ra những quyết định giao dịch hoàn toàn đúng này đã giúp ông vững tin vào chiến thuật mà mình đưa ra: mua cổ phiếu với số lượng nhiều hơn khi giá cổ phiếu này tiếp tục tăng. Nhờ đó lợi nhuận gia tăng đáng kể khi ông mua một số loại cổ phiếu đặc biệt.

    Livermore đã sử dụng hai chiến lược trên khi giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn trên thị trường vào cuối năm 1906 do thị trường đã gặp khó khăn trong việc duy trì sự sôi động trong xu thế giá tăng cao. Ông tiếp tục giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn bởi vì giá những cổ phiếu yếu tiếp tục giảm. Ông đã giao dịch thành công với loại cổ phiếu này trong giai đoạn đầu khi thị trường có hiện tượng đầu cơ giá hạ vào năm 1907. Chính nhờ những phiên giao dịch thành công này mà năm 31 tuổi ông đã trở thành triệu phú.

    Năm 1907, trong khi thị trường tài chính bị khủng hoảng, Livermore vẫn kiếm được 3 triệu đôla vì ông ngừng giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn của mình. Tháng 10/1907, J.P Morgan, người sau này có ảnh hưởng nhất đến tình hình tài chính, đã cứu Phố Wall ra khỏi nguy cơ sụp đổ. Ông này đã can thiệp vào thị trường chứng khoán với khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết, giúp thị trường này vẫn tiếp tục đứng vững. Morgan đã gửi một thông điệp cá nhân trực tiếp tới Livermore yêu cầu ông ngừng giao dịch cổ phiếu có kỳ hạn ngắn trên thị trường.

    Việc J.P. Morgan vĩ đại biết được những hành động giao dịch cổ phiếu của Livermore là một bằng chứng rõ ràng về danh tiếng và ảnh hưởng của nhà kinh doanh tiền - Livermore đã tạo dựng được trên thị trường chứng khoán.

    (Trích từ cuốn "Giàu từ chứng khoán" của Công ty Alpha Books)
    TommyJerry, meiuhappy, nhim20021 người khác thích bài này.
  4. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Lời khuyên cho nhà đầu tư trong thị trường biến động
    Thứ tư, 31.10.2007, 04:19pm (GMT+7)

    Trong suốt những khoảng thời gian biến động, nhiều nhà đầu tư cảm thấy hoang mang và bắt đầu đặt câu hỏi với những chiến lược đầu tư của họ. Điều này đặc biệt đúng với những nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia cuộc chơi, chưa có kinh nghiệm.

    Thường thì khi thị trường biến động họ sẽ cố gắng đứng ngoài thị trường và đợi cho đến khi thị trường ổn định trở lại. Thật không may, với những thị trường mới nổi như thị trường chứng khoán Việt Nam thì sự biến động là một điều tất yếu. Mà cũng không riêng gì thị trường Việt Nam, tính biến động gần như là một thuộc tính tất yếu của thị trường chứng khoán. Hôm nay thị trường lên, ngày mai, ngày kia thị trường lên hay xuống?Thật khó mà có thể dự liệu chính xác được bước đi của thị trường.

    Thế nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta- những nhà đầu tư mới nhập cuộc phải từ bỏ cuộc chơi vì chúng rất bất ổn? Làm thế nào để tồn tại trong một thị trường như vậy có lẽ là một câu hỏi mà không ít các chuyên gia đã nhận được từ các nhà đầu tư.

    Một trong những giải pháp khả quan nhất chính là cố gắng duy trì hướng đến mục tiêu trong dài hạn và cố gắng lờ đi những dao động trong ngắn hạn. Thế nhưng ngay cả khi chúng ta đã xác định trở thành những nhà đầu tư dài hạn thì chúng ta cũng nên hiểu rõ về thị trường biến động. Khi hiểu được thị trường thì chúng ta có thể sẽ có những chiến lược hợp lý hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong phạm vi rủi ro có thể chịu đựng được.

    Vậy sự biến động là gì?

    Sự biến động đó là một thước đo thống kê cho thấy khuynh hướng của một thị trường hoặc một chứng khoán sẽ tăng giá hay rớt giá mạnh trong một khoảng thời gian ngắn nào đó. Sự biến động thông thường được đo bằng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi. Độ lệch chuẩn trong thống kê là khái niệm cho biết mức độ dao động của tỷ suất sinh lợi sai khác với tỷ suất sinh lợi mà chúng ta mong đợi.

    Lấy ví dụ như chỉ số S&P500 có độ lệch chuẩn khoảng 15%, trong khi đó các khoản đầu tư được bảo đảm khác như tài khoản tiền gửi vào ngân hàng có độ lệch chuẩn bằng 0, bởi vì tỷ suất sinh lợi nhuận được từ tìên gửi ngân hàng không thay đổi trong suốt thời gian đầu tư.

    Những thị trường có nhiều biến động là những thị trường mà giá cả dao động trong phạm vi rất lớn, khối lượng giao dịch nhiều. Chúng ta biết rằng giá cả được hình thành từ sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường. Một sự mất cân bằng cung cầu sẽ dẫn đến hiện tượng giá thay đổi. Giá thấp trong trường hợp quá nhiều người bán mà rất ít người mua và ngược lại. Một số người cho rằng nguyên nhân gây ra sự biến động cho thị trường chính là từ những thứ như tin tức doanh nghiệp, sự đề cao một doanh nghiệp nào đó từ một chuyên gia phân tích tài chính hàng đầu, hoặc là các vụ phát hành lần đầu ra công chúng IPO, các kết quả lợi nhuận được công bố không như mong đợi cũng là một nguyên nhân gây ra tính biến động thị trường. Một số khác đổ lỗi cho những nhà đầu cơ, những nhà đầu tư có tổ chức là những người đã gây ra tính biến động thị trường.

    Thế nhưng giải thích hợp lý nhất có lẽ chính là những nguyên nhân tâm lý gây ra phản ứng của nhà đầu tư. Đó mới chính là nguyên nhân tạo nên tính biến động nhiều nhất cho thị trường. Cách tiếp cận dựa trên những giải thích về tài chính hành vi dường như đã ?otấn công? mạnh mẽ vào cái gọi là lý thuyết thị trường hiệu quả.

    Theo lý thuyết thị trường hiệu quả, tức giá cả thị trường luôn phản ánh chính xác mọi thông tin có liên quan. Không một nhà đầu tư nào có khả năng tìm kiếm lợi nhuận cao hơn người khác, nhà đầu tư luôn khôn ngoan và hành động giống nhau. Thế nhưng tài chính hành vi cho thấy kết quả những biến động giá quan trọng nhất xuất phát từ sự thay đổi trong suy nghĩ theo một hướng nào đó của công chúng đầu tư.

    Rõ ràng thì chẳng bao giờ chúng ta có thể tìm thấy sự nhất trí về những nguyên nhân gây ra tính biến động thị trường. Tuy nhiên vì dù bạn muốn hay không, thị trường vẫn biến động, vì thế chúng ta- những nhà đầu tư phải tìm cách để có thể sống chung với biến động?

    Đầu tư dài hạn

    Một cách để tồn tại trong một thị trường biến động là việc hãy phớt lờ sự biến động đi, nghĩa là bạn đầu tư hướng đến mục tiêu trong dài hạn, không quan tâm đến những dao động trong ngắn hạn. Đôi khi chiến lược này cũng khó thực hiện, nhất khi sự biến động của thị trường cho danh mục đầu tư của bạn cơ hội lấy được tỷ suất sinh lợi 50% trong thị trường đi xuống, nhiều hơn mức mà nhiều người có thể làm được. Lòng tham của con người sẽ khó lòng giúp bạn giữ vững vị thế của nhà đầu tư dài hạn.

    Đầu tư dài hạn đòi hỏi bạn phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư bởi vì trong dài hạn các thị trường luôn được điều khiển bởi các yếu tố tài chính doanh nghiệp cơ bản. Nếu bạn tìm thấy một doanh nghiệp với bảng cân đối kế toán rất khỏe mạnh và doanh nghiệp đó có thu nhập bền vững, những dao động trong ngắn hạn sẽ không ảnh hưởng đến giá trị trong dài hạn của công ty. Sự thật thì đôi khi bạn có thể lợi dụng các khoảng thời gian biến động mà giá cổ phiếu của một công ty tốt đang bị đánh giá thấp để mua vào và nắm giữ cho dài hạn.

    Tranh luận quan trọng đằng sau chiến lược mua và nắm giữ chính là nhà đầu tư có thể đã bỏ lỡ mất cơ hội để bán cổ phiếu đi, tạo ra một tỷ suất sinh lợi ấn tượng trong một vài ngày thị trường giao dịch tốt nhất trong năm. Có những câu đại loại thế này: ?oNếu bạn đã bỏ lỡ 20 ngày tốt nhất trong năm có thể làm cho tỷ suất sinh lợi của bạn đã giảm đi hơn một nửa?. Một mặt, điều này là đúng, nhưng chúng ta cũng cần nhìn thấy rằng ngược lại, việc bỏ lỡ 20 ngày tệ nhất trong năm đã làm gia tăng tỷ suất sinh lợi cho danh mục đầu tư của bạn tương tự như thế. Thế nhưng trong một vài trường hợp thì bạn khó lòng mà giữ vững chiến lược mua và nắm giữ, đôi khi bạn vẫn thực hiện giao dịch trong những khoảng thời gian biến động.

    Những điều bạn cần phải biết

    Các nhà đầu tư, đặc biệt là những người sử dụng giao dịch trực tuyến nên biết rằng trong suốt những khoảng thời gian thị trường biến động, nhiều doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm những dịch vụ thay thế để có thể làm giảm mức rủi ro của doanh nghiệp so với rủi ro tăng thêm do tính biến động của thị trường xuống. Ví dụ, trong quá khứ, một vài nhà tạo lập thị trường đã tạm thời dừng các lệnh giao dịch trực tuyến và thực hiện các lệnh theo cách thủ công ban đầu.

    Hệ thống CNTT hỗ trợ kinh doanh chứng khoán: Đôi khi nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện giao dịch bởi vì khả năng giới hạn của hệ thống phục vụ cho nhà đầu tư. Chúng ta vẫn nhớ đã từng có 2 lần sàn giao dịch TPHCM ngừng giao dịch vì sự cố kỹ thuật. Do vậy, hạ tầng cơ sở phục vụ cho nhà đầu tư rất quan trọng, đặc biệt là nhà đầu tư thực hiện giao dịch trực tuyến. Là nhà đầu tư, nếu giao dịch trực tuyến bạn hãy cẩn thẩn với những thời điểm sự truy cập internet quá nhiều và bạn không tài nào đăng nhập tài khoản của mình vì nghẽn mạng. Do vậy, đó là lý do nhiều công ty chứng khoán vẫn cung cấp các dịch vụ phục vụ nhà đầu tư như giao dịch qua điện thoại, giao dịch qua fax, giao dịch trực tiếp bên cạnh giao dịch online.

    Sự sai lệch trong giá niêm yết: Có thể có những sự sai lệch rất lớn giữa giá niêm yết nhà đầu tư nhận đuợc và mức giá mà nhà đầu tư thật sự giao dịch. Hãy nhớ rằng, trong một thị trường đầy biến động, thậm chí ngay cả khi giá chứng khoán vừa được niêm yết thì nó cũng có thể sẽ khác xa với những gì đang xảy ra trên thị trường ngay sau đó. Thêm nữa, số lượng cổ phiếu dư mua, dư bán thể hiện trên các bảng điện tử có thể cũng sẽ thay đổi một chóng, do vậy chúng ành hưởng đến mức giá niêm yết mà nhà đầu tư nhìn thấy là điều dễ hiểu.

    Những điều cần quan tâm khác

    Các lệnh mà bạn chọn cũng rất quan trọng khi thị trường không di chuyển theo hướng bình thường. Một lệnh thị trường sẽ luôn luôn là một người bạn đồng hành tốt, nhưng trong các thị trường trước đây, bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên trước mức giá mà bạn mua bởi vì so với giá được niêm yết thì giá bạn được mua khác xa đáng kể đấy.

    Trong một thị trường biến động, lệnh giới hạn có thể là một người bạn của nhà đầu tư. Lệnh giới hạn mà nhà đầu tư sẽ yêu cầu nhà môi giới thực hiện (mua hoặc bán) một lượng cổ phiếu đã được xác định trước tại một mức giá xác định hoặc là tại một mức tốt hơn mức giá xác định. Thường thì lệnh giới hạn có chí phí cao hơn một chút so với lệnh thị trường nhưng nó luôn là một người bạn tốt cho các nhà đầu tư bởi vì mức giá mà bạn muốn mua hay bán đã được xác định trước, nhưng nên nhớ là lệnh giới hạn cũng không bao giờ là một sự đảm bảo cho bạn một sự đầu tư thắng lợi.

    Thay lời kết

    Nhà đầu tư nên nhận thức rõ những rủi ro tiềm ẩn trong suốt thời gian biến động. Việc lựa chọn một chiến lược đầu tư dài hạn cũng là một ý tưởng không tồi nếu như bạn tin vào chiến lược của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đã quyết định sẽ giao dịch trong suốt thời gian biến động, hãy cẩn thận và phải nhận thức rõ được thị trường sẽ ảnh hưởng đến giao dịch của bạn như thế nào?

    Ngoài ra để sống chung được với sự biến động, người ta có thể thực hiện một số hợp đồng phái sinh nhằm quản trị rủi ro. Tuy nhiên các hợp đồng như quyền chọn chứng khoán (option), hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau? vẫn chưa được phép thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  5. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Tìm hiểu và cách đọc Bản cáo bạch
    Thứ ba, 30.10.2007, 12:10am (GMT+7)
    1. Bản cáo bạch là gì?
    Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán...để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.
    Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán.
    Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức. Khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
    2. Tại sao cần phải đọc Bản cáo bạch
    Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Với tư cách là một nhà đầu tư, Bản cáo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt.
    Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng thường là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, do cổ phiếu tăng giá, nhưng rủi ro vẫn tồn tại.
    3. Bản cáo bạch bao gồm những thông tin gì?
    Bản cáo bạch thường gồm 8 mục chính sau:

    - Trang bìa;
    - Tóm tắt Bản cáo bạch;
    - Các nhân tố rủi ro;
    - Các khái niệm;
    - Chứng khoán phát hành;
    - Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;
    - Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;
    - Phụ lục.

    4. Cách sử dụng bản cáo bạch
    Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng. Ví dụ, việc kinh doanh của công ty đó có tiến triển hay không?, doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải nói lên tất cả. Do vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ Bản cáo bạch để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty.
    Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám đốc của công ty phát hành, các sản phẩm của công ty và tự đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩn này có tiếp tục bán được nữa không?
    5. Những thông tin cần xem

    - Trang bìa (mặt trước và mặt sau);
    - Thời gian chào bán;
    - Các khái niệm;
    - Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;
    - Bảng mục lục;
    - Tóm tắt Bản cáo bạch;
    - Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê sô liệu phát hành / chào bán, số nợ và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành;
    - Chứng khoán phát hành;
    - Thông tin về ngành kinh doanh;
    - Thông tin tài chính;
    - Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;
    - Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;
    - Các nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của công ty;
    - Phụ lục;
    - Thủ tục nộp hồ sơ và chấp thuận.

    6. Thông tin chính của trang bìa

    - Các chứng khoán sẽ được bán;
    - Số lượng chứng khoán sẽ được bán;
    - Giá bán các chứng khoán;
    - Tổ chức liên quan đến đợt phát hành.

    7. Tóm tắt bản cáo bạch
    Phần này giúp bạn tìm hiểu khái quát những thông tin tóm tắt về công ty.

    - Giới thiệu chung về công ty phát hành, các hoạt động kinh doanh, người hỗ trợ phát hành, các cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty;
    - Tóm tắt về thông tin tài chính của công ty phát hành, kể cả triển vọng của công ty;
    - Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty phát hành;
    - Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán, số nợ, số tiền thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.

    Ngoài ra bạn nên đối chiếu với các phần tương ứng khác trong Bản cáo bạch để có được các thông tin chi tiết mà bạn cần quan tâm.
    Thông tin về ngành kinh doanh - công ty đang có những hoạt động kinh doanh gì?
    Thông tin đưa ra thường bao gồm:

    - Tình hình (các) ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia;
    - Triển vọng của (các) ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;
    - Loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính của công ty;
    - Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;
    - Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng;
    - Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát triển.

    Đối với các công ty đăng ký niêm yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về công nghệ của những công ty này.
    8. Thông tin tài chính ?" công chúng đầu tư tham gia có làm lợi nhuận giảm?
    Thông tin tài chính là một phần quan trọng trong Bản cáo bạch và thường được chia thành 2 phần:

    - Thông tin tài chính trong quá khứ;
    - Thông tin tài chính trong tương lai.
    a) Phần thông tin tài chính trong quá khứP

    Thường bao gồm tóm tắt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán, và bảng cân đối kế toán (trên cơ sở tổng hợp) theo mẫu, được trích ra từ Báo cáo của kiểm toán trong phần phụ lục của Bản cáo bạch. Một số ngành kinh doanh còn yêu cầu cung cấp cả thông tin về luồng thu nhập. Việc công bố thông tin tài chính trong quá khứ thường được tính từ 2 năm tài chính trước. Thông tin phải đi kèm với phần giải thích và phân tích hoạt động tài chính trong quá khứ. Nếu có bất cứ một sai sót nào trong các thông tin tài chính được công bố mà Uỷ ban Chứng khoán phát hiện được thì tổ chức kiểm toán cũng như tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật cùng với tổ chức phát hành.

    b) Phần thông tin tài chính tương lai

    Gồm các dự tính về:

    - Doanh thu;
    - Lợi nhuận trước thuế trước và sau khi tính lãi cho cổ đông thiểu số ngoài công ty;
    - Lợi nhuận sau thuế;
    - Tổng cổ tức và cổ tức ròng.

    Từ dự tính về lợi nhuận và giá chào bán cổ phiếu của công ty phát hành, bạn có thể tính ra các mức giá thị trường của một cổ phiếu tính theo thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty phát hành (được ký hiệu là P /E). Hệ số này cho thấy khi nào thì giá cổ phiếu phù hợp với thu nhập. Tức là các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng thường có P /E cao hơn các công ty có ít cơ hội tăng truởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp P /E cao có thể là do mức thu nhập (E) thấp. Căn cứ vào hệ số P /E, cùng với sự phân tích về mặt chất lượng của công ty phát hành, bạn có thể đánh giá đợt phát hành, chào bán cổ phiếu của công ty so với các mức cổ phiếu đã được niêm yết của các công ty trong cùng ngành.
    9. Cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ?" những ai là người điều hành đợt phát hành
    Bạn nên đọc danh sách các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Mặc dù các dữ liệu đưa ra không phải là con dấu đảm bảo về chất lượng kỹ năng quản lý của họ, nhưng bạn vẫn có thể biết được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của những con người này.
    Bạn cần chú ý các quyền lợi của các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong các ngành tương tự hoặc các ngành cạnh tranh nếu chúng được nêu trong Bản cáo bạch. Bạn cũng nên chú ý các giao dịch trong quá khứ hoặc trong tương lai với các công ty liên quan. Bản cáo bạch sẽ cung cấp đầy đủ các nhóm thành viên sau:

    - Cổ đông lớn và các nhà sáng lập của công ty phát hành, kể cả tên và cổ phần của các cá nhân đứng đằng sau công ty;
    - Hội đồng quản trị bao gồm cổ phần mà họ đại diện, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của mỗi giám đốc, và họ có phải là các giám đốc điều hành hay không;
    - Đội ngũ cán bộ quản lý dưới cấp uỷ viên Hội đồng quản trị, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của họ;
    - Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, trái phiếu của từng thành viên nói trên.

    10. Các yếu tố rủi ro
    Các rủi ro chung bao gồm:

    - Việc tăng, giảm giá chứng khoán phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường chứng khoán nói chung, của tình trạng kinh tế đất nước và thế giới;
    - Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ;
    - Những rủi ro về ngoại hối;
    - Những thay đổi về tỷ lệ lãi suất;

    Những rủi ro có thể xảy ra của công ty bao gồm:

    - Sự phụ thuộc vào những cán bộ chủ chốt;
    - Sự phụ thuộc vào một số ít các khách hàng, nhà cung cấp hoặc các dự án trong nội bộ công ty;
    - Những thay đổi về giá nguyên liệu thô;
    - Sự hợp nhất giưã các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mới tham gia vào ngành;
    - Tranh chấp cụ thể đã bắt đầu phát sinh hoặc bị mang ra toà.

    Trong phần này bạn cần tìm hiểu xem Hội đồng quản trị của công ty định giải quyết hoặc làm giảm ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đã xác định như thế nào
    meiuhappythangnd_1211 thích bài này.
    GiaoThong đã loan bài này
  6. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt
    Thứ ba, 30.10.2007, 12:02am (GMT+7)
    Trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, thỉnh thoảng người đầu tư nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK Tp. HCM) không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu nào đó trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu cho cổ phiếu này trong ngày giao dịch tiếp theo như thường lệ. Đó là ở trường hợp ở những phiên giao dịch người đầu tư giao dịch không được nhận cổ tức bằng tiền, không được nhận thưởng bằng tiền, ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn hay trong ngày giao dịch không được hưởng phần phát thưởng bằng cổ phiếu, ngày không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên.

    Điểm qua một số thông tin liên quan, chúng ta thấy việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vốn phát triển sản xuất của Công ty cổ phần (CtyCP) giấy Hải phòng (Haphaco). Công ty này đã phát hành tăng vốn lên gấp đôi, từ hơn 10 tỷ lên hơn 20 tỷ để xây dựng một dây chuyền sản xuất giấy Craft. Và cứ mỗi cổ phiếu sở hữu nhận được một quyền mua một cổ phiếu trong đợt phát hành mới. Tại đây đã xuất hiện nhu cầu về định giá chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phiếu và làm cơ sở để định giá bán cổ phiếu cho người có quyền. Trong thời gian đó, giá cổ phiếu Haphaco đang ở mức cao trên 60-70 ngàn đồng/cổ phiếu và thị trường đang có xu hướng suy giảm. Công ty Haphaco đã xác định giá bán cho người có quyền là 50, sau đó là 40 và cuối cùng là 32 ngàn đồng/cổ phiếu trong đợt phát hành mới khi giá cổ phiếu này trên thị trường giảm xuống trên dưới 50 ngàn đồng. Và trên thực tế đã xuất hiện ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu này và TTGDCK Tp. HCM đã điều chỉnh giá tham chiếu.

    Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết (CtyNY) khác, đã có một số công ty phát hành thêm cổ phiếu để thưởng hay cổ phiếu dùng để trả cổ tức như CtyCP Xuất nhập khẩu Bình Thạnh, CtyCP Giao nhận kho vận ngoại thương, CtyCP nước giải khát Sài gòn, CtyCP cáp và vật liệu viễn thông?Vì vậy, việc định giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không có thưởng, không hưởng cổ tức bằng cổ phiếu cũng đã được TTGDCK Tp. HCM tính toán và thông báo...

    Ví dụ, như Công ty Haphaco đã phát cổ tức năm 2004 đợt 1 là 12% tương đương với 1200đ/1 cổ phần và công bố phát cổ tức đợt 2 năm 2004 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100 cổ phiếu cũ được nhận 12 cổ phiếu mới ( tất nhiên là sau khi được phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)). CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) cũng đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu này là ngày 15/10/2004. Ngày 18/10/2004 TTGDCK Tp. HCM đã có công văn số 734/TTGDCK-LK gửi các thành viên hướng dẫn việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của cổ đông CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của công ty này chỉ xảy ra duy nhất 1 lần đối với mỗi cá nhân, tổ chức có quyền mua cổ phiếu từ ngày 28/10 đến ngày 17/11/2004. Việc chuyển nhượng quyền có thể được thực hiện một phần hay toàn bộ số quyền và chuyển nhượng cũng có thể cho một hay nhiều khách hàng. Tuy nhiên, người đi mua sẽ không được bán quyền kể cả quyền của riêng mình và quyền vừa mới mua. Chúng ta lại thấy ở đây do TTCK phái sinh chưa được tổ chức nên việc mua, bán quyền bị biện pháp hành chính thu hẹp. CtyCP Cơ điện lạnh (Ree) cũng đã được UBCKNN cho phép phát hành tối đa 1.462.500 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2004. Tuy nhiên, khối lượng phát hành cũng phụ thuộc vào lượng vốn công ty này dành để trả cổ tức. Công ty cũng đã được phép trên nguyên tắc về phát hành thêm 1.125.000 cổ phiếu để thưởng từ nay cho đến năm 2008. Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của công ty (chuyển đổi thành cổ phiếu thường) cũng sẽ đến hạn chuyển đổi vào năm 2009. Nhu cầu định giá tham chiếu của cổ phiếu này trong ngày không hưởng quyền cũng đã xuất hiện.

    Công ty Gemadept đã trả cổ tức đợt 1 năm 2004 là 12% và công bố sẽ trả cổ tức lần hai của năm này bằng cổ phiếu (họ cũng đã được phép của UBCKNN) với tỷ lệ 20:1. Có nghĩa là, cổ đông cứ có 20 cổ phiếu cũ (kể cả cổ phiếu trả chậm) sẽ được phát thêm 1 cổ phiếu từ nguồn vốn chia cổ tức năm 2004. Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đ/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2:1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/2004.



    Để lý giải về giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt trên, chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả của công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này[1][1].

    1) Giá tham chiếu (Ptc) của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính theo công thức:

    Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó ?" giá trị cổ tức

    Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức đúng bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

    2) Giá tham chiếu của cổ phiếu (Ptc) trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi bằng tiền

    Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó ?" giá trị tiền thưởng

    Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần thưởng bằng tiền đúng bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị tiền thưởng.

    3) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn

    Trong trường hợp này giá tham chiếu của cổ phiếu ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới (Ptc) được tính theo công thức:

    PR t-1 + (I x PR )

    Ptc = ------------------------
    1+ I
    Trong đó : Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới để tăng vốn, đây là giá cần xác định
    PRt-1 : là giá chứng khoán phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền.
    I : là tỷ lệ vốn tăng

    PR : là giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới.

    Ví dụ: Giả sử ta muốn tính giá tham chiếu của cổ phiếu Haphaco vào ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu lần đầu để huy động vốn đầu tư xây dựng Nhà máy giấy Craft. Thông tin chúng ta có được như sau: Tổng vốn huy động mới là 20 tỷ đồng (tổng vốn Haphaco trước lúc phát hành quyền mua cổ phiếu là 10 tỷ đồng). Tức là mỗi cổ phiếu cũ được mua thêm 2 cổ phiếu mới. Giá tham chiếu của cổ phiếu này vào phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền là 50.000đồng/cổ phiếu (PRt-1). Tỷ lệ vốn tăng là gấp 2 lần vốn hiện có ( I=2). Giá cổ phiếu sẽ bán cho cổ đông ghi trong quyền là 32.000đồng/cổ phiếu (PR).

    5 0000 + 2 x 32000
    Ptc = ----------------------------- = 38 000 đồng
    1+ 2

    Như vậy, giá tham chiếu cổ phiếu trong phiên giao dịch không hưởng quyền là 38.000 đồng. Trong khi đó giá bán theo quyền của cổ phiếu (hay giá ấn định) là 32. 000 đồng.

    Trong trường hợp này giá của quyền mua đối với mỗi cổ phiếu là :

    38.000 đồng - 32.000 đồng = 6.000 đồng.

    Trong thực tế, khi có một cổ phiếu ta có hai quyền mua cổ phiếu mới và tổng giá trị quyền cho việc sở hữu một cổ phiếu cũ là 12.000 đồng

    Đây là thông tin hết sức quan trọng trong quá trình giao dịch quyền mua cổ phiếu này.

    Bài toán này được gặp khá thường xuyên trong quá trình vận hành của TTCK. Bởi vì, việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất là mục đích quan trọng nhất của TTCK và các doanh nghiệp sẽ tranh thủ tối đa nguồn vốn huy động bằng phương pháp này.

    4) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi, hay phát thưởng bằng cổ phiếu

    Thực tiễn TTCK Việt nam hiện nay đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết muốn thực hiện việc chia cổ tức, chia lãi bằng cổ phiếu. Thực chất đây là đợt phát hành mới và bán cho cổ đông hiện hữu. Quyền ?omua? cổ phiếu tiềm ẩn trong hoạt động này và coi như người có quyền dùng luôn tiền thưởng hay cổ tức để mua cổ phiếu mới. Thực chất, hoạt động chia lãi, chia cổ tức và hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cùng xẩy ra cùng một lúc.

    Ví dụ: CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ đồng lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu là ngày 15/10/2004 (Thứ 6). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày Thứ 4 ngày 13/10. Câu hỏi ở đây là, giá tham chiếu của cổ phiếu này tại ngày 13/10 này là bao nhiêu? Giá trị của quyền bằng bao nhiêu? Biết rằng giá cổ phiếu ngày 12/10 của KHA là 25.500đồng.



    Trong trường hợp này, cùng một lúc có 2 sự kiện xẩy ra: KHA phát thưởng và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Mức thưởng là 5.000đồng /cổ phiếu; Phát hành để tăng thêm 50% vốn và giá tính cho người có quyền (cổ đông hiện hữu) với giá 10.000đồng /cổ phiếu. Chúng ta dùng công thức sau:

    PR t-1 + (I x PR )-TTH
    Ptc = ------------------------------
    1+ I


    Trong đó : Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu
    PRt-1 : là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu. (25.500đ)
    I : là tỷ lệ vốn tăng: 50%=0,5
    PR : là giá cổ phiếu sẽ tính toán cho người có quyền nhận thưởng bằng tiền (10.000đ)

    TTH : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu (5.000 đồng)

    Thay số vào ta có:

    25.500 + (0.5x 10.000 ) ?"5.000

    P tc (ngày 13/10) = ------------------------------------- = 17.000 đồng

    1+ 0.5


    Tức là, nếu ngày 13/10 giá cổ phiếu KHA hình thành là 17.000 đồng/cổ phiếu thì được coi là không có biến động giá, không có tác động đến Vn-Index. Việc giảm giá từ 25.500 đồng /cổ phiếu xuống 17.000 đồng/cổ phiếu chỉ là sự biến động về giá trị, chứ không phải là biến động về giá.



    Giá của quyền ở đây là 17.000đồng - 10.000đồng = 7.000đồng

    5) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi và đồng thời chia cổ tức bằng cổ phiếu

    Ví dụ : Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1.200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đồng/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2 :1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/04. Chúng ta hãy tính giá tham chiếu của cổ phiếu này vào ngày 6/12/04 theo công thức :

    Công thức của chúng ta :

    PR t-1 + (I x PR )-TTH- Div
    Ptc (ngày 6/12) = -------------------------------------

    1+ I


    Trong đó : Ptc (ngày 6/12) : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dich không hưởng quyền nhận thưởng và nhận cổ tức bằng cổ phiếu
    PRt-1 : là giá chứng khoán trước khi phát hành chứng quyền. (Giá vào ngày 3/12/2004 là 39.300 đồng)
    I : là tỷ lệ vốn tăng: 50%+12%= 62%= 0,62
    PR : là giá cổ phiếu sẽ bán cho người có quyền hưởng cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu (=10.000 đồng)

    TTH: giá trị tiền thưởng (=5.000 đồng)

    Div: là giá trị cổ tức (= 1.200 đồng)

    39.300 + (0.62x 10.000 ) ?"5.000-1.200

    P tc ngày 6/12 = -------------------- -------- -------------- = 24.259 đồng

    1+ 0.62


    Trong trường hợp này giá trị quyền nhận cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu là:

    24.259- 1.0000 = 14.259 đồng.

    Tuy nhiên, trong thực tế TTGDCK Tp. HCM đã quy định giá tham chiếu của Haphaco ở phiên giao dịch đầu tiên không hưởng quyền (ngày 6/12/04) là 25.000đ (cao hơn giá trị thực hơn 700 đồng). Lẽ ra phải thông báo giá tham chiếu của Haphaco vào ngày 6/12/04 - Phiên giao dịch 931 là 24.300 đồng thay vì 25.000 đồng.

    Đây là thông tin quan trọng đối với người đầu tư để họ có cơ sở để giao dịch cổ phiếu trong những phiên trước ngày 6/12 và ngay ngày 6/12

    Việc giảm giá của Haphaco từ 39.300 đồng vào phiên giao dịch 930 xuống 24.300 đồng vào phiên thứ 931 không coi là giảm giá và không tính vào Vn-Index, vì đây là khoản giảm giá trị của cổ phiếu chứ không phải giảm giá.

    6) Tổng quát hóa

    Nếu tất cả các yếu tố kể trên cùng xẩy ra một lúc thì ta tính giá tham chiếu ra sao. Ví dụ cùng một lúc có các sự kiện như sau xảy ra :

    - Công ty có phát hành thêm chứng quyền để tăng vốn

    - Công ty có một phần tiền thưởng bằng tiền mặt.

    - Công ty có chia một phần cổ tức bằng tiền mặt

    - Công ty có một phần tiền thưởng bằng cổ phiếu.

    - Công ty có chia một phần cổ tức bằng cổ phiếu.

    Đồng thời giá cổ phiếu tính cho chứng quyền, quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu, quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu khác nhau. Câu hỏi đặt ra là vào ngày giao dịch không hưởng các quyền trên giá tham chiếu của cổ phiếu tính ra sao? Thực tế đây là bài toán tổng hợp của tất cả các bài toán trên. Chúng ta hãy dùng công thức tổng quát sau:

    PR t-1 + (I1 x Pr1 ) + (I2 x Pr2 ) + (I3 x Pr3 ) ?"TTHcp- Divcp- TTHt -Divt
    Ptc = ----------------------------------------------------------------------------------------------
    1+ I1 + I2 + I3
    Trong đó :

    Ptc : Giá tham chiếu trong ngày không hưởng các quyền trên

    I1 : Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu

    I2 : Tỷ lệ vốn tăng do phát thưởng bằng cổ phiếu
    I3 : Tỷ lệ vốn tăng do phát cổ tức bằng cổ phiếu

    TTHcp : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu

    Divcp : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu

    TTHt : Giá trị tiền thưởng bằng tiền

    Divt : Giá trị cổ tức bằng tiền
    Pr1 : Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu

    Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu

    Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu
    thangnd_1211 thích bài này.
  7. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Trong thực tế, chúng ta có thể dùng công thức tổng quát này để tính toán cho tất cả các trường hợp. Đối với những nhân tố không xẩy ra ta đánh số 0. Đây là kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tiễn khá cao, mong các nhà đầu tư tham gia góp ý, bàn luận thêm.

    Việc điều chỉnh giá tham chiếu theo những yếu tố kể trên là những biến động về giá trị cổ phiếu (phải được loại bỏ trong quá trình tính toán Vn-Index), không ảnh hưởng đến chỉ số giá Vn-Index. Trong một số trường hợp, một số người không hiểu về phương pháp tính Vn-Index nên đã giải thích việc giảm Vn-Index là do ngày phát cổ tức, ngày phát hành thêm cổ phiếu, ngày phát thưởng bằng tiền, bằng cổ phiếu... Đây chỉ là sai lầm trong cách nhận biết và liên quan đến một số kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK./.

    ------------------------------------------------------

    [1][1] ?o Định giá các công cụ phái sinh và một số gợi ý áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt nam ?o do TS. Tôn Tích Quý ?" UBCKNN làm Chủ nhiệm đề tài.
    thangnd_1211 thích bài này.
  8. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Lòng tham và nỗi sợ (07:58 05/02/2008)
    Với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, dù trải qua rất nhiều thăng trầm, có những thứ không hề thay đổi, đó chính là lòng tham và sự sợ hãi, ?okẻ thù? số một của nhà đầu tư (NĐT). Trong năm 2008 này, liệu NĐT có khống chế được kẻ thù này để tận dụng cơ hội đầu tư chứng khoán một cách tốt nhất.
    Bản in Gửi đi
    Lòng tham và sự sợ hãi trong từng giai đoạn của TTCK
    Với những NĐT đến với TTCK trong những ngày đầu vẫn còn nhớ thời điểm VN-Index lên đến ?ođỉnh? vào ngày 25-6-2001 (571,04 điểm). Trong quá trình lên giá đó thị trường đã chứng kiến sự mua vào ồ ạt không có chọn lọc của NĐT, thậm chí mua vào chính những chứng khoán (CK) mà họ đã bán ngày hôm trước. Bởi vì NĐT có niềm tin rất mãnh liệt là cứ mua sẽ có lời mà không biết là có một ?okẻ thù? đang khống chế NĐT đó là ?olòng tham?. Sau đó hai năm, khi chỉ số VN-Index chạm ?osàn? ở mức 130,9 điểm thì đến phiên một ?okẻ thù? khác lại thay thế ?olòng tham? để khống chế NĐT đó là ?osự sợ hãi?. Chính kẻ thù này gây ra tâm lý trái ngược là mất niềm tin và kết quả là bán ra hỗn loạn.

    Năm 2007, chỉ số VN-Index chạm ?ođỉnh? vào ngày 12-3-2007 là 1.171 điểm và đến ngày 24-1-2008 VN-Index chỉ còn 764 điểm (mất khoảng 35% giá trị). Tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu gì nhận biết VN-Index đã xuống đến ?ođáy?. Trước ngày 12-3-2007 mọi người sẽ thấy ?olòng tham? tràn ngập trên TTCK, CK len lỏi vào mọi tầng lớp dân cư. Người người, nhà nhà đổ xô đi mua CK, từ những người dân bình thường như anh xích lô, bà nội trợ cho đến các bác sỹ, kỹ sư... đều tranh nhau mua CK, đẩy VN-Index tăng đến gần 200% kể từ ngày 2-8-2006 (khi đó VN-Index đang ở ?ođáy? 399 điểm). Tuy nhiên sau ngày này, ?osự sợ hãi? dần dần chiếm ưu thế. Nó như một thứ bệnh dịch lây lan khắp thị trường và đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.

    Thật ra các NĐT dù chỉ mới tham gia thị trường vẫn ít nhiều hiểu được điều giản dị này. Nhưng họ vẫn mắc phải và gây ảnh hưởng đến tâm lý của chính họ, dẫn đến thua lỗ trong đầu tư chứng khoán. Để rồi sau khi bình tâm lại, họ nhận thấy nếu mình bình tĩnh hơn thì đã tránh được thua lỗ hay ít ra cũng giảm thiểu được rủi ro.

    Làm sao để khống chế được lòng tham và sự sợ hãi?
    Đây là một câu hỏi khó. Bài viết này chỉ nhằm nhắc nhở NĐT biết mình đang chống lại ?okẻ thù? nào để có những quyết định sáng suốt.

    Đầu tiên, NĐT phải tránh quan niệm sai lầm rằng đầu tư chứng khoán là trò cờ bạc. Ý nghĩa của TTCK không phải như vậy, bởi vì cờ bạc không tạo ra giá trị mà chỉ đơn thuần là đem tiền của người này đưa cho người khác. Còn đầu tư chứng khoán có những thời điểm nhiều người cùng thắng và nếu TTCK đi lên thì những chứng khoán trong danh mục đầu tư sẽ được gia tăng về giá trị chứ không phải lấy tiền của người khác bỏ vào tài khoản của NĐT. Thậm chí khi TTCK đi xuống với những phương pháp đầu tư hiệu quả NĐT không những không mất tiền mà vẫn thu được lợi nhuận như khi giá lên. Thực tế trong bất cứ trường hợp nào của thị trường nếu NĐT có một chiến lược đầu tư tốt và tâm lý ổn định NĐT vẫn có thể có một danh mục đầu tư mang lại lợi nhuận.

    Một khi loại bỏ được sự ăn thua, NĐT sẽ có cơ hội làm chủ được mình, không cho hai ?okẻ thù? đáng sợ kia có cơ hội phát triển. NĐT sẽ mua bán có chiến lược chứ không để lòng tham ảnh hưởng cứ mong giá lên tới ?ođỉnh? để bán vì khó có thể xác định được đâu là ?ođỉnh? và bán ra hỗn loạn do tâm lý ăn thua muốn bán bằng mọi cách để giảm lỗ, mong ?ochạy? trước người khác.

    Ngoài ra, NĐT cũng cần xác định là NĐT phải làm chủ được đồng tiền chứ không phải để đồng tiền làm chủ mình. NĐT cần phải bắt đồng tiền làm việc cho mình và sinh lợi chứ không phải chạy theo nó. Như vậy khi giá lên NĐT sẽ tránh được việc mua ồ ạt làm thị trường tăng quá nóng để rồi khi thị trường giảm NĐT lại tranh nhau bán làm cho thị trường bất ổn và những kẻ cơ hội sẽ nhân dịp này thao túng thị trường gây thiệt hại cho đa số NĐT.

    TTCK năm 2008, lòng tham hay sự sợ hãi?
    Hãy nghe NĐT lừng danh thế giới Warren Buffett nói: ?oPhải biết tham lam khi người khác lo sợ và lo sợ khi người khác tham lam?. Trong đầu tư có những người thành công và cũng không ít người phải ?oôm hận? (kể cả đầu tư bất động sản, vàng...). Điểm khác biệt cơ bản của hai dạng NĐT này là người đầu tư thành công không để tâm lý đám đông ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ bởi vì ?otrong đầu tư, số đông không phải luôn luôn đúng?. Giá vàng đang ở thời kỳ cao nhất từ trước đến nay, giá bất động sản đã bị đẩy lên ngoài tầm với của đại bộ phận người dân, những người mua bất động sản đa số là mua đi bán lại còn những người có nhu cầu sử dụng thật sự lại đa phần không thể mua được. Ngoài ra đồng đô la Mỹ đang trong xu hướng giảm giá, CK lại đang trong mùa ?ođại hạ giá? giá trị của hàng hóa trên TTCK đã trở nên tốt hơn rất nhiều... Vậy kế sách đầu tư ở đây là gì? Kênh đầu tư nào sẽ là hiệu quả nhất?

    Hiện tại, nếu đầu tư vàng để ?oôm? là không thích hợp (vì giá ở thời kỳ cao kỷ lục, có thể đổ dốc bất cứ lúc nào); còn đầu tư vào bất động sản rất dễ bị mua hớ bởi giá đã quá cao vượt giá trị thật, thanh khoản lại kém nhất trong các loại tài sản tài chính. Đồng thời chủ trương của Nhà nước đang ?osiết? lại thị trường bất động sản, vì thế khả năng sinh lời sẽ rất kém mà rủi ro lại cao. Như thế ?olòng tham? đã lan tỏa trên hai thị trường này. Vậy còn TTCK, thị trường hiện đang rất ế ẩm, ?osự sợ hãi? tràn ngập thị trường, giá CK đã rớt quá sâu và theo các chuyên gia kinh tế là giá CK đã xuống hơn giá trị thực. Trong khi đó Nhà nước đang có chính sách kích cầu, tạo thuận lợi cho TTCK, bởi vậy thượng sách đầu tư trong năm 2008 nhiều khả năng sẽ là đầu tư chứng khoán.


    Nhà đầu tư cần phải bắt đồng tiền làm việc cho mình và sinh lợi chứ không phải chạy theo nó. Như vậy khi giá lên nhà đầu tư sẽ tránh được việc mua ồ ạt làm thị trường tăng quá nóng để rồi khi thị trường giảm nhà đầu tư lại tranh nhau bán làm cho thị trường bất ổn.
    TommyJerry, cpn, pnlinh17061 người khác thích bài này.
  9. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    A Proper Respect For Risk - Cái nhìn đúng đắn về rủi ro (11:07 04/01/2008)
    Ngày nay, nhiều người có những suy nghĩ lạc quan thái quá. Họ nghĩ mọi việc sẽ luôn diễn ra suôn sẻ. Dù suy nghĩ bi quan cũng không mấy hiệu quả, nhưng khả năng suy nghĩ lạc quan cũng có giới hạn của nó. Bạn không thể thực hiện giao dịch theo cách như thể nguồn lực của bạn là bất tận. Bạn không thể nghĩ rằng ?otôi có gì để mất đâu?? vì thật ra, bạn có thể mất rất nhiều.
    Bản in Gửi đi
    Những nhà kinh doanh chứng khoán thành công luôn có một cái nhìn đúng đắn về rủi ro. Họ nhận ra rằng họ có thể thua lỗ, thậm chí là thua nhiều. Trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại trong quyển ?oMarket Wizards?, nhà kinh doanh chứng khoán Larry Hite mô tả ông đã nhìn thấy bạn bè và đồng nghiệp mất hàng triệu đô-la như thế nào. Trên thực tế, một số nhà kinh doanh đã mất rất nhiều tài sản, thậm chí phá sản chỉ sau một giao dịch. Khi nghe đến những thất bại này trong ngành chứng khoán, bạn sẽ tập cách nhìn đúng đắn về rủi ro.

    Thị trường luôn phản ánh đúng tình hình. Ông Hite cho biết: ?onếu bạn tranh chiến với thị trường, bạn sẽ thua.? Bạn không thể làm chủ thị trường nhưng bạn có thể đề phòng để đảm bảo rằng thị trường không làm ảnh hưởng đến bạn. Không có gì hoàn hảo cả. Thông tin không hoàn hảo và linh cảm của chúng ta cũng vậy. Việc thực hiện một giao dịch hoàn hảo là điều bất khả thi. Và nếu không thể thực hiện được một phi vụ hoàn hảo, bạn sẽ phải có một cái nhìn đúng đắn về rủi ro.

    Trong cuộc phỏng vấn được ghi lại trong quyển ?oMarket Wizards?, ông Hite đã đưa ra hai lời khuyên về vấn đề rủi ro như sau: đừng bao giờ liều lĩnh và luôn nhìn vào mặt chưa được của một giao dịch. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng chỉ có một ít nhà kinh doanh là làm theo ý kiến của ông. Tại sao vậy? Đó là vì con người luôn quá lạc quan một cách mù quáng đến nỗi họ không nhìn thấy được rủi ro. Do muốn chiến thắng và thắng lớn, nên họ không nhìn đúng đắn về rủi ro.

    Nhưng những nhà kinh doanh chứng khoán thành công không sợ khi phải đối mặt với những hoàn cảnh tồi tệ nhất. Còn bạn thì sao? Trước hết, điều quan trọng là cần tránh thực hiện giao dịch số tiền mà bạn không thể bù lại nếu thua vì bạn sẽ mất rất nhiều. Chẳng hạn như nếu mỗi tháng bạn chỉ dành dụm được khoảng 1.000 đô-la, bạn sẽ mất 12 tháng để dành dụm được 10.000 đô-la. Nếu thua 10.000 đô-la trong một giao dịch, bạn sẽ không thể thực hiện kinh doanh trong 10 tháng sau đó. Nhiều người thực hiện giao dịch bằng mọi giá, nhưng họ thật ra đang rất mạo hiểm. Họ có thể sẽ mất thêm nhiều tiền và sẽ mất nhiều thời gian hơn để dành dụm đủ tiền trở lại.

    Trước khi thực hiện giao dịch, điều quan trọng là tính toán rủi ro mà bạn đang mạo hiểm. Chẳng hạn như nếu giá cổ phiếu mà bạn đang định giao dịch rơi xuống 1 đô-la trong một tháng và bạn đang có 1.000 cổ phiếu, bạn sẽ phải quyết định liệu bạn có thể ?ocầm cự? nếu mất 1000 đô-la hay không. Nếu không thể, bạn không nên thực hiện giao dịch. Có thể, nhiều người sẽ cho rằng đây là hành động quá thận trọng nhưng thật ra không phải vậy. Kinh doanh mang lại những kết quả cụ thể. Hãy học những bài học từ quỷen sách Market Wizards trong quá khứ. Trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán, có rất nhiều người đã phải mất tài sản và bạn cũng không phải là một ngoại lệ. Đừng xem nhẹ vấn đề rủi ro. Nếu không cân nhắc cẩn thận về những gì bạn có thể thua lỗ, bạn sẽ không tồn tại được. Và nếu không thể tồn tại trong một thời gian dài, bạn sẽ không thể thiết lập những kỹ năng cần thiết để thu được lợi nhuận thực sự. Tuy nhiên, nếu có cái nhìn đúng đắn về rủi ro, bạn sẽ tồn tại và biến ước mơ của bạn thành hiện thực.
    TommyJerry thích bài này.
  10. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Humble But Profitable - Khiêm nhường nhưng sinh lợi (11:29 19/12/2007)
    Những nhà kinh doanh chứng khoán dày dặn kinh nghiệm từ lâu đã quan sát được rằng, sau một loạt giao dịch thành công, nhà kinh doanh thường có khuynh hướng quá tự tin và phạm sai lầm khi thực hiện giao dịch. Đây cũng là điều dễ hiểu. Thực hiện giao dịch là một công việc cạnh tranh nên khi bạn thành công có nghĩa là một người khác gặp thất bại.
    Bản in Gửi đi

    Những người tham gia thị trường thực hiện giao dịch vì muốn kiếm lợi nhuận và thường không sợ thua lỗ. Có bao nhiêu nhà kinh doanh đối diện với những cảm giác không tránh khỏi như hồ nghi và sợ hãi? Họ trở nên quá vui mừng khi thành công và sẵn sàng khoe khoang về vận may của mình. Từ cảm giác nhẹ nhõm, nhiều nhà kinh doanh đã không thể chờ được để khoe khoang về thành công của mình. Việc tự thưởng cho bản thân khi làm công việc tốt là điều quan trọng, nhưng chúng ta cũng phải cẩn trọng để không bị cuốn đi quá xa. Những nhà kinh doanh thành công thường khiêm nhường vì biết rằng họ có thể thành công trong một giao dịch nhưng lại thất bại trong một giao dịch tiếp theo. Thị trường vốn hay thay đổi nên một chiến lược hữu hiệu trong một số điều kiện thị trường này lại có thể hoàn toàn vô ích trong một số điều kiện thị trường khác. Nếu thực hiện một chiến lược thực tế tiếp cận các thị trường, bạn chỉ có thể khiêm nhường.

    Thế thì có gì sai trong việc cảm thấy tự hào sau khi thành công? Một chút tự hào sẽ không hại gì. Thực hiện giao dịch là một công việc khó khăn nên khi làm tốt, cảm giác thành công và tự hào là điều tự nhiên. Điều này chỉ có nghĩa rằng điều quan trọng là bạn kiềm chế lòng tự hào và vẫn khiêm nhường, đặc biệt khi bạn gặp vận đỏ. Khi cảm thấy quá tự hào với vận đỏ của mình, bạn sẽ có khuynh hướng phạm sai lầm. Bạn sẽ dễ cảm thấy quá tự tin và liều lĩnh những điều bạn không làm. Càng khiêm nhường bao nhiêu, bạn càng dễ nhận ra những thiết sót và càng đưa ra những nhận định sắc sảo về tình hình các thị trường bấy nhiêu.

    Quá tự hào thường dẫn đến ?othảm họa? (điều bất hạnh). Những người tự hào thường muốn khoe khoang về thành công của mình. Nhưng việc khoe khoang đó lại có thể đi quá xa. Khi một người thường hay nói về thành công của mình, những người khác sẽ ghét người đó và chỉ chờ nhìn thấy người đó thất bại. Một nhà kinh doanh quá tự hào có thể phải chịu áp lực từ bên ngoài để tiếp tục thu được nhiều lợi nhuận nhằm giữ thể diện của bản thân. Bên cạnh đó, cũng có một nguy cơ trở nên kiêu hãnh một cách bướng bỉnh. Thái độ này thường xảy ra khi một người dành quá nhiều thời gian để tự hào về thành công của mình cũng như luôn cố cảm thấy mình hơn người khác đến nỗi họ không thể thừa nhận họ phạm sai lầm khi điều này xảy ra. Ở mức độ trầm trọng hơn, một người kinh doanh quá tự hào sẽ sợ hãi phải đối diện với sai lầm, thậm chí phủ định việc họ có sai lầm.

    Thái độ tự hào thái quá đã và đang là sự suy sụp cho nhiều nhà kinh doanh. Thực hiện giao dịch là một công việc đầy khó khăn mà không cần phải tự thêm vào áp lực tâm lý rằng phải thấy mình hơn người khác, duy trì vị trí xã hội hay giữ thể diện. Khi lòng tự hào dẫn đường cho những quyết định trong giao dịch, nhà kinh doanh sẽ dễ dàng liều lĩnh không cần thiết để thu được nhiều lợi nhuận nhằm giữ thể diện.

    Kiềm chế lòng tự hào là điều cần thiết. Điều quan trọng là phát triển những tiêu chuẩn nội tâm về giá trị bản thân. Thực hiện giao dịch như thể bạn đang chạy trong một cuộc đua với bản thân thay vì đua với những nhà kinh doanh khác cũng là điều rất hữu ích. Hãy tự phát triển những qui tắc và chuẩn mực liên quan đến kỹ năng của bạn trong vai trò là một nhà kinh doanh. Khi đã đạt được tiêu chuẩn của bản thân, bạn sẽ cảm thấy chút tự hào nhưng không cần thiết phải nói điều đó cho người khác biết. Nếu bạn có thể cảm thấy tự hào về những thành công của bản thân mà không cần phải khoe khoang về việc đó, hay nói phóng đại về thành công của mình, bạn đã học được cách cảm nhận giá trị thực thụ của bản thân.

    Quá tự tin và kiêu hãnh một cách bướng bỉnh thường liên quan đến sự tự huỷ hoại. Sau khi thực hiện thành công một số giao dịch, cảm giác thành công là điều tự nhiên. Tuy nhiên, ở một mặt, sự tự hào đó có thể can thiệp vào việc duy trì cách tiếp cận khách quan và lý trí. Vì vậy, đừng để lòng tự hào ảnh hưởng đến khả năng giao dịch sinh lợi của bạn trong vai trò là nhà kinh doanh. Bạn càng kiềm chế được lòng tự hào bao nhiêu, bạn càng dễ đưa ra những quyết định lý trí, không thiên vị, vốn là những đặc điểm của việc thực hiện giao dịch sinh lợi về lâu dài bấy nhiêu.
    TommyJerry, meiuhappythangnd_1211 thích bài này.

Chia sẻ trang này