Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

6181 người đang online, trong đó có 861 thành viên. 13:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 3693722 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Getting Out Just In Time - Thoát đúng lúc (14:55 07/12/2007)
    Sức chịu đựng của bạn bền bỉ như thế nào? Hãy hình dung ra trường hợp sau đây: 10% số tiền trong tài khoản của bạn đang được đưa vào đầu tư chứng khoán. Trong hai ngày qua, thị trường chuyển biến theo hướng bạn đã dự đoán nhưng hôm nay, tin tức cho biết nguyên liệu của sản phẩm bán chạy nhất của công ty bạn quan tâm hiện đang thiếu hụt. Phương tiện truyền thông đại chúng đang đưa tin về sự việc này và giá cổ phiếu bắt đầu giảm xuống.
    Bản in Gửi đi
    Mọi lợi nhuận bạn thu được đã mất sạch trong vòng một tiếng đồng hồ. Bạn sẽ làm gì đây?Bạn sẽ bán số cổ phiếu còn lại để bù lỗ? Hay bạn sẽ đợi xem giá cổ phiếu có sẽ tăng lên lại hay không? Vào những lúc thế này, điều cần thiết là bạn phải có một kế hoạch kinh doanh rõ rệt với một chiến lược thoát (exit) cụ thể.

    Công việc giao dịch vốn đã không chắc chắn vì bạn không baogiờ biết chính xác điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đó chính là điều khiến một số nhà kinh doanh nhận thấy công việc này hoàn toàn hứng thú trong khi số khác lại cho rằng đây là một công việc rất căng thẳng. Cách xử trí trước những tình huống bất lợi cho cổ phiếu hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của bạn. Cách tốt nhất để bảo vệ vốn của bạn là sử dụng điểm dừng bảo vệ (protective stops). Khi thiết lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần quyết định mức độ chịu đựng của mình. Bạn sẽ chấp nhận chịu mất bao nhiêu tiền trước khi thoát (exit) ra khỏi một thương vụ? Bạn có thể cài đặt điểm thoát (exit point)này như một lệnh bán cắt lỗ (stop loss) tự động. Bạn cũng có thể dùng những cài đặt tự động cho điểm dừng trên sàn giao dịch của mình hay tự quyết định điểm dừng.

    Tuy nhiên, vấn đề của quy trình bán cắt lỗ (stop loss) tự động là cho dù đó là một lệnh cài đặt chính thức hay tự động trên sàn giao dịch của bạn, thì việc thay đổi giá cả nhất thời có thể ngăn chặn bạn thoát khỏi giao dịch nếu điểm cắt lỗ (stop loss) của bạn không tính đến sự biến động tương xứng. Thật khó biết được mức độ mà một cổ phiếu sẽ tăng và sự giảm giá tạm thời có thể huỷ hoại cả kế hoạch giao dịch của bạn nếu điểm dừng bảo vệ (protective stops) không được cài đặt thích hợp. Trong khi đó, điểm dừng tâm lý lại có thể hữu ích hơn. Bạn có thể tự quyết định mức độ rớt giá của cổ phiếu trước khi bán. Khi giá cổ phiếu đến điểm thoát (exit point),bạn có thể quyết định liệu giá cổ phiếu giảm chỉ mang tính tạm thời hay cho thấy sự thay đổi xu hướng. Lúc đó, bạn có thể thoát (exit) khỏi thương vụ.

    Tất cả những điều này nghe thật dễ dàng về mặt lý thuyết, nhưng tùy theo cá tính của bản thân, có lẽ bạn sẽ không thể thực hiện chiến lược này. Chẳng hạn như nếu bạn luôn gặp khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc nhưng bạn lại đang dùng chiến thuật tự quyết định điểm dừng, bạn có thể sẽ gặp rắc rối trong việc đóng giao dịch khi đến điểm thoát (exit point). Một số người sợ hãi và vì vậy, đã không thoát khỏi giao dịch khi tự quyết định điềm dừng. Vì vậy, những người này sẽ phải cần đến chút kỷ luật trong khi thực hiện giao dịch như điểm dừng tự động hay lệnh bán tự động.

    Giảm thiểu thua lỗ là một dấu hiệu của việc giao dịch thành công. Tuy nhiên, không phải mọi nhà kinh doanh đều xử trí giống nhau khi phải thực hiện giao dịch trong tâm trạng căng thẳng. Nếu bạn muốn giao dịch sinh lợi, điều cần thiết là điều chỉnh cá tính của bản thân. Nếu bạn thuộc nhóm người bình tĩnh và kỷ luật, ngay cả trong trường hợp căng thẳng, bạn có thể tự quyết định điểm dừng để bảo vệ vốn. Nhưng nếu bạn là người dễ bị những ảnh hưởng của thị trường tác động, bạn sẽ muốn dùng điểm dừng tự động để bảo vệ chính mình. Tóm lại, dù bạn thực hiện theo cách nào chăng nữa, hãy cố giảm thiểu số tiền thua lỗ càng nhiều càng tốt bởi đó là cách duy nhất để bạn thực hiện giao dịch sinh lợi về lâu dài.
    TommyJerrythangnd_1211 thích bài này.
  2. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Prescription for Losses - ?oCông thức? của sự thua lỗ (10:24 04/12/2007)
    Bạn đã bao giờ đối diện với tình trạng sụt giá bất thình lình và thấy như chỉ muốn bỏ cuộc chưa? Đó cũng là cảm nhận hiện tại của Kent. Kent là nhà kinh doanh bán thời gian trong 5 năm qua nhưng đã không làm gì được ngoài việc bị thua lỗ 50.000 USD. Mỗi tháng, anh đều bỏ thêm tiền vào tài khoản của mình, làm việc ngoài giờ để bù đắp lại cho số tiền thua lỗ trong chứng khoán và vẫn luôn tự hỏi tại sao anh lại phải làm vậy.
    Bản in Gửi đi
    Kent nhìn quanh bạn bè và thấy tất cả đều thành đạt. Bạn thân nhất của Kent chỉ mới thực hiện giao dịch trong 2 năm nhưng anh đã thu được 10.000 USD lợi nhuận. Nhìn quanh bạn bè từ thời trung học, Kent cảm thấy thật ghen tị vì nhiều người trong số đó đang sống một cuộc sống xa hoa. Anh chìm ngập trong nỗi tuyệt vọng và không ngừng tự hỏi: ?oTại sao lại là mình? Tại sao mình không thể thành công trong chứng khoán?? Bạn đã bao giờ thấy tuyệt vọng đến nỗi tin rằng số mệnh buộc bạn là một kẻ thất bại; hay cảm thấy rằng bạn phải tìm một con đường khác, mới mẻ hơn cho mình chưa? Nếu đã từng trải qua những cảm giác đó, bạn không phải là trường hợp ngoại lệ. Đó là một cảm giác rất tự nhiên. Thực hiện giao dịch là một công việc khó khăn; nhưng nhiều điều tốt đẹp khác trong đời cũng thường khó đạt được. Khi bạn cảm thấy bị đánh bại, đừng chỉ ngồi yên. Hãy đứng dậy và nỗ lực để đi đến thành công.

    Trong giao dịch chứng khoán, bạn sẽ rất dễ cảm thấy bị đánh bại. Theo quan điểm của xã hội, nợ nần chồng chất, ngay cả khi đó chỉ là một phần của khoản học phí bạn phải trả để chơi trò chơi chứng khoán vẫn bị xem là thua cuộc. Ngoài ra, ngay chính trong môi trường chứng khoán, bạn vẫn có thể cảm thấy là kẻ thua cuộc. Cách đây vài năm, trong một hội nghị chuyên đề về chứng khoán, tôi có nghe một nhà kinh doanh nổi tiếng chia sẻ với thính giả rằng nếu không thành công trong bất kỳ công việc nào trong vòng 5 năm, có lẽ bạn nên tìm cho mình một công việc mới. Theo lời ông chia sẻ, nếu bạn có những tố chất để thành công, bạn có thể bắt đầu ở vị trí là một người phục vụ và cuối cùng sau 5 năm, sẽ trở thành ông chủ. Một lời phát biểu như thế có thể là động cơ giúp bạn bước vào lĩnh vực giao dịch và cảm thấy lạc quan về những cơ hội thành công của mình. Tuy nhiên, sau 5 năm, nếu không thành công, bạn sẽ cảm thấy mình là một kẻ thất bại thảm hại.



    Trong một xã hội luôn hướng tới sự thành công như xã hội của chúng ta ngày nay, bạn sẽ không thể tránh được cảm giác phải đạt được thành công và thậm chí đạt được điều đó nhanh chóng. Nhưng thành công cũng cần có thời gian. Mike Quanbeck, một chuyên gia trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán cho biết, nếu chỉ mới thực hiện giao dịch trong vòng 5 năm, bạn cũng chỉ là một người mới vào nghề. Bạn cần có thời gian để có được sự nhạy bén dự đoán về các thị trường. Ngoài ra, dù điều này nghe có vẻ không công bằng, nhưng một số nhà kinh doanh bạn thấy thành công vẫn có phần nào nhờ vào yếu tố ?othiên hoà, địa lợi?. Điều này không có nghĩa là họ không có chút kỹ năng nào, nhưng sự thật là may mắn cũng là một yếu tố cần xét đến.

    Thay vì cảm thấy bị đánh bại, điều hữu ích là bạn nhận thấy mọi việc đều tốt đẹp. Khi thực hiện một công việc khó khăn, luôn tự nhắc mình phải kiên trì và nỗ lực hết sức là điều rất quan trọng. Một số người có thể là những nhà kinh doanh bẩm sinh, nhưng thế thì đã sao? Bạn vẫn có thể học hỏi để trở thành một nhà kinh doanh sinh lợi và cuối cùng, chờ cho đến lúc những kỹ năng bạn đã học được ?ođơm hoa kết trái?. Hãy cứ đi theo con đường của mình hơn là so sánh bản thân với người khác. Nếu dễ dàng bỏ cuộc, bạn sẽ không bao giờ thấy được sự thành công mà bạn hướng tới. Ngược lại, nếu bạn luôn nghĩ tới sự thành công, cuối cùng bạn cũng sẽ được toại nguyện.

    Vì vậy, đừng bỏ cuộc. Hãy suy nghĩ như một người chiến thắng. Đó là những người sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm và chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Họ luôn tìm kiếm cơ hội và khả năng. Họ là những người lạc quan và vui vẻ. Trái lại, những người bi quan thường hay thất bại. Họ luôn nói về những lý do tại sao họ không thể thực hiện công việc của mình. Họ chỉ biết chỉ trích và ngồi ?ochỉ tay năm ngón?. Họ hướng tới năng lượng tiêu cực, vốn là kẻ thù đáng sợ nhất của con người. Chính thái độ bi quan là ?ocông thức? của sự thất bại. Vậy nên, đừng nhượng bộ khi đối đầu với sự bi quan. Hãy làm việc chăm chỉ, luôn lạc quan và rồi đem về số lợi nhuận mà bạn đang tìm kiếm.
    TommyJerry, tyty2050thangnd_1211 thích bài này.
  3. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    When You''re Stuck, Start Small, and Build Momentum - Khi bế tắc, hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và tạo sức bật

    Trong công việc giao dịch luôn có một áp lực là phải thành công. Dù bạn kinh doanh nghiệp dư hay thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn lợi nhuận từ việc giao dịch, thật khó phủ nhận cảm giác muốn thành công. Hãy nghĩ đến mọi điều thuận lợi khi bạn có nhiều tiền: bạn sẽ mua được mọi thứ mình muốn như xe mới, một ngôi nhà rộng hơn hay một cuộc sống xa hoa. Nếu bạn tin vào những lời quảng cáo trên tivi, thì tiền bạc quả thật có thể mua được hạnh phúc.
    Bản in Gửi đi
    Dù trong thâm tâm, mọi người đều biết tiền bạc không thể mua được hạnh phúc, nhưng chúng ta vẫn thường bị các giá trị của xã hội hưởng thụ này lôi kéo, những giá trị vẫn luôn bảo rằng hạnh phúc có thể được mua bằng tiền bạc. Rồi khi bị ám ảnh bởi việc kiếm tiền, chúng ta bắt đầu tin rằng phải cố gắng thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, điều thường xảy ra là chúng ta bị "mắc kẹt? dưới áp lực đó. Do tâm trí chỉ luôn nghĩ về số tiền phải kiếm, chúng ta không còn có thể suy nghĩ bình tĩnh hay rõ ràng nữa. Vì vậy, thay vì chờ đợi thực hiện giao dịch tiếp theo, chúng ta lại thu mình sợ hãi. Chúng ta sợ phải thực hiện giao dịch đó vì biết rằng số lợi nhuận mà chúng ta kiếm được sẽ không như mong đợi và đột nhiên, chúng ta bị bế tắc. Chúng ta ngồi im không nhúc nhích và không muốn thực hiện giao dịch tiếp theo. Điểu này sẽ thật nguy hiểm. Khi chúng ta cảm thấy bế tắc, chúng ta gần như kinh doanh với một tâm trạng uể oải. Chúng ta không thể tìm kiếm được những thiết lập kinh doanh tối ưu và chúng ta dễ dàng nản lỏng.

    Khi đưa ra những mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân, trong thâm tâm, chúng ta đều biết mình không thể đạt được những điều đó. Chúng ta biết mình sẽ thất bại ngay cả khi chưa thử thực hiện nên dễ dàng từ bỏ. Chúng ta cũng dễ cảm thấy khó chịu khi luôn bị ám ảnh phải đạt được một mục tiêu quá khả năng. Tuy nhiên, khi điều này xảy ra, điều cần thiết là hãy thư giãn và đặt ra những mục tiêu khả thi hơn. Thay vì cảm thấy căng thẳng, hãy nghĩ đến những mục tiêu mà bạn dễ dàng đạt được và tạo sức bật từ những thành công đầu tiên. Ví dụ bạn có thể nghĩ rằng ?oTôi sẽ nghiên cứu trong một vài giờ và học được một kỹ thuật kinh doanh mới?. Mục tiêu cụ thể này sẽ không làm bạn trở nên giàu có lập tức, nhưng nó lại dễ dàng đạt được và khi đạt được nó sẽ làm cho bạn cảm thấy thoả mãn. Nó làm cho trí óc bạn vận động và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy có động lực.

    Kế đến, hãy thử làm những điều mà bạn làm tốt nhất. Xác định chiến lược giao dịch tốt nhất của bạn và làm theo chiến lược đó để tạo sức bật cho bản thân. Chẳng hạn như nếu bạn biết cách chọn lựa và sử dụng một phương pháp giao dịch thích hợp trong một số điều kiện môi trường nhất định, hãy liên tục sử dụng phương pháp đó. Nếu bạn thường thực hiện giao dịch sinh lợi nhiều nhất trước bữa trưa lúc bạn cảm thấy thoải mái và thường thu được lợi nhuận nhất thì hãy giao dịch vào thời điểm đó. Điều chính yếu là hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ và tiếp tục hành động. Một khi đã đạt được một thành công nhỏ, hãy cứ duy trì như vậy và bắt đầu giao dịch thoải mái, sáng tạo hơn. Rồi bạn sẽ thấy rằng bạn có thể thay đổi khoảng thời gian nặng nề, căng thẳng thành một buổi làm việc hiệu quả. Vậy nên, đừng nản lòng. Hãy đưa ra những mục tiêu khả thi và hành động, rồi bạn sẽ thu được lợi nhuận rất nhanh chóng.
  4. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Getting Back Your Winning Edge - Lấy lại tinh thần chiến thắng (11:23 08/11/2007)
    Kinh doanh là một công việc dẻo dai. Trong kinh doanh lời lỗ là chuyện bình thường. Điều cần thiết là không bỏ cuộc và đứng lên sau mỗi thất bại. Những nhà kinh doanh thành công là những người nhìn xa trông rộng. Cuối cùng thì tất cả những vấn đề trên là một bức tranh hoành tráng: lợi nhuận kiếm được sau một loạt các thương vụ giao dịch. Tự mình đứng dậy sau mỗi thất bại nói dễ hơn làm. Khi thất bại liên tiếp thì có thể khó mà gượng dậy được.
    Bản in Gửi đi
    Khi gặp thất bại, điều đầu tiên chúng ta thường ngẫm nghĩ là những sai lầm mình đã mắc phải. Chúng ta cũng sẽ dễ cảm thấy tiếc nuối cho bản thân. Bỗng chốc những thất bại dường như xuất hiện ngay trước mắt chúng ta trong khi mọi thành công lại có vẻ chỉ là những may mắn, chẳng mấy liên quan. Thay vì nhớ đến những thành công, chúng ta có khuynh hướng nhớ lại từng thất bại và thậm chí bắt đầu nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ thành công lần nữa. Do việc kinh doanh là một việc đầy thử thách nên chúng ta dễ rơi vào tâm trạng thất vọng. Nếu không tự đứng dậy và đi tiếp, bạn sẽ cảm thấy bi quan không muốn tiếp tục. Bạn không tìm kiếm những cơ hội sinh lợi mà thực sự không mang lại kết quả hay phạm nhiều sai lầm trong giao dịch để đến nỗi tự đào huyệt chôn mình. Trước khi tâm trạng bi quan trở nên trầm trọng, điều cần thiết là mau chóng lấy lại tinh thần lạc quan!
    Nhưng bằng cách nào? Làm thế nào để chúng ta lấy lại tinh thần lạc quan? Bác sĩ Ari Kiev đã đưa ra lời khuyên là khi những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, hãy nhanh chóng nhìn nhận những suy nghĩ này và rồi không nghĩ đến chúng nữa. Việc cố bỏ qua hay gạt bỏ những suy nghĩ không vui khỏi tâm trí chỉ làm tiêu hao thêm năng lượng tâm lý hơn là việc nhìn nhận tinh thần không vui và để những ý nghĩ đó tự biến mất. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tránh ưu tư về những suy nghĩ tiêu cực. Một số người ngần ngại khi trải qua những tâm trạng không vui. Họ cảm thấy có lỗi khi rơi vào sự thất vọng. Thế nhưng, suy nghĩ này chỉ khiến cho mọi việc tồi tệ hơn mà thôi. Đừng e ngại khám phá và nhìn nhận tâm trạng của bản thân. Miễn là bạn không để những tâm trạng đó chi phối hay cứ nghĩ mãi về điều này, việc cảm thấy xuống tinh thần trong chốc lát cũng là điều có lợi.

    Một cách khác giúp bạn tự đứng dậy sau thất bại đó là, hãy nghĩ đến những lúc bạn đã thành công. Hãy đọc qua danh sách những thành tựu, rồi bạn sẽ tự đứng dậy và cảm thấy lạc quan trở lại. Khi cảm thấy thất vọng, hãy cố nghĩ đến một điều khác ngoài tâm trạng u sầu của bạn. Hãy thử tưởng tượng bạn đang chơi một môn thể thao hay đi đến quán café bạn vẫn yêu thích. Điều cơ bản là bạn quên đi tâm trạng không vui của bản thân ngay lúc đó và nghĩ đến những điều làm bạn vui thích hơn. Khi thật sự chán nản, tập thể thao cũng có thể là một cách giúp bạn lấy lại tinh thần vì các cuộc nghiên cứu đã cho thấy hoạt động thể thao là một trong những cách tốt nhất giúp loại bỏ tâm trạng không vui.

    Giao dịch trong một tinh thần là cần thiết để đi tới thành công. Khi bạn giao dịch với một tâm trạng không vui, có thể bạn sẽ phạm phải những sai sót. Điều cốt yếu là phải duy trì sự lạc quan, bình thản và thư giãn. Khi bạn giao dịch với một đầu óc thoải mái, bạn có thể tập trung dễ dàng hơn, không phạm phải sai lầm và làm tăng cơ hội thành công của mình.
    TommyJerrythangnd_1211 thích bài này.
  5. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    The Proper Mindset: Getting Back On Track After a Bad Day - Tư duy đúng đắn: Trở lại mục tiêu sau một ngày thất bại

    Bạn đã bao giờ trải qua một ngày khó khăn và muốn đứng ngoài cuộc chơi cho đến khi mọi việc đi qua. Thỉnh thoảng đó cũng là hành động hay. Có thể cần thiết phải nghỉ ngơi, thư giãn, suy ngẫm và tái tập trung vào công việc.
    Bản in Gửi đi
    Những nhà kinh doanh thành công giao dịch một cách thoải mái và dễ dàng và điều cần thiết là phải giao dịch với một tư duy như vậy. Những nhà kinh doanh chứng khoán giống như những ngôi sao điền kinh thi đấu hết sức mình hay như những nhạc sỹ bậc thầy. Điểm chung của những người này là họ có thể tập trung chú ý vào công việc; sự thiếu thốn, mâu thuẫn hay những căng thẳng đời thường không dễ dàng tác động đến họ. Bạn càng trút bỏ được căng thẳng và lo âu trong cuộc sống thì bạn càng dễ dàng kinh doanh một cách tập trung và hài hoà. Một vài điểm bạn cần để ý đó là tỏ ra không biết gì cả, nhưng một số điểm khác chỉ là vấn đề nhận thức đúng đắn. Thỉnh thoảng cách tiếp cận kinh doanh thành công chỉ là vấn đề tiếp cận dựa trên một vài chỉ dẫn cơ bản.

    Kim chỉ nam chính yếu đó là suy nghĩ về những điều có thể xảy ra. Đừng quá tập trung vào kết quả của một giao dịch duy nhất mà hãy suy nghĩ lạc quan về một bức tranh tổng thể, toàn diện hơn. Bạn có thể thua lỗ trong một giao dịch nhưng nếu tiếp tục thực hiện giao dịch với những chiến lược hợp lý, kết quả cuối cùng bạn đạt được sẽ rất mỹ mãn. Đây chính là mục tiêu lâu dài mà bạn cần hướng đến, chứ không phải là những kết quả ngắn hạn, tạm thời. Hãy nhớ rằng điểm cốt yếu chính là cuối cùng, bạn đạt được thành công. Bạn nên thực hiện từng giao dịch thật điềm tĩnh và hợp lý để khiến luật bình quân trở nên hữu hiệu và có lợi cho bạn.

    Một điều quan trọng không kém là việc kiểm soát rủi ro. Chẳng hạn như những nhà kinh doanh chứng khoán thành công chỉ mạo hiểm một phần trăm rất nhỏ số vốn của mình cho một lần giao dịch. Hạn chế rủi ro trong một lần giao dịch sẽ giúp giảm thiểu một số áp lực và bạn sẽ không còn cảm thấy phải trả giá quá nhiều sau mỗi giao dịch. Giao dịch với một kế hoạch chi tiết cũng rất quan trọng. Khi biết trước bước hành động tiếp theo hay khi nào bạn sẽ thực hiện bước tiếp theo đó, bạn sẽ cảm thấy tự tin vì đang làm chủ tình thế hơn. Trái lại, nếu trong kế hoạch còn có những phần chưa rõ ràng, bạn sẽ dễ cảm thấy lo lắng hơn. Bên cạnh đó, rất có thể, bạn sẽ không thể dễ dàng làm theo kế hoạch của mình nên sẽ chùn bước. Vì vậy, lên kế hoạch trước khi nào nhảy vào (enter) và khi nào thoát ra (exit) khỏi thị trường cũng là điều cần thiết. Một khi biết rõ khi nào nên bước vào hay ra khỏi một thương vụ thông qua một số dấu hiệu, bạn sẽ dễ dàng tập trung vào việc giám sát giao dịch và hành động đúng lúc.

    Ngoài ra, trong giao dịch, cũng có một yếu tố tâm lý giống như tâm lý của người thắng cuộc nên đôi khi, chỉ nhớ rằng xu hướng chung của con người là suy nghĩ ?obất hợp lý? cũng là điều quan trọng. Chẳng hạn như xu hướng của con người là không muốn thất bại và điều này dẫn đến tâm lý ?otôi luôn đúng? ở nhiều người. Nhưng đừng e ngại thừa nhận bạn có phạm sai lầm, cũng như đừng nghĩ rằng bạn phải tận dụng mọi cơ hội để thu được lợi nhuận. Những kỳ vọng này quả thật quá cao đến nỗi sẽ khiến bạn sợ hãi và lo lắng. Khi đặt ra những kỳ vọng quá cao trong công việc, bạn đang tự đặt áp lực lên chính mình và điều này sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn khi thực hiện giao dịch. Bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh và giao dịch thành công khi thực hiện giao dịch trong một trạng thái tinh thần dễ chịu.
  6. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Fear of Leaving Money on the Table - Lo sợ khi tiền bị nhàn rỗi

    Trong một ngày giao dịch thỉnh thoảng sẽ có những cơ hội giao dịch những thương vụ lớn và có lãi. Vấn đề là phải tìm ra được những cơ hội đó. Một vài nhà kinh doanh chứng khoán bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm những cơ hội cuối cùng đến nỗi mà họ dành hầu hết thời gian tìm kiếm những cơ hội có lợi nhất hơn là tập trung thực sự vào việc giao dịch. Họ không muốn bỏ lỡ một thương vụ tiềm năng duy nhất một lần trong đời.
    Bản in Gửi đi
    Không có gì sai lầm trong việc tìm kiếm phương cách kinh doanh tốt, nhưng việc thường xuyên tìm kiếm phương cách cuối cùng có thể mất nhiều thời gian. Tại sao một vài nhà kinh doanh tốn quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thương vụ cuối cùng? Đối với nhiều người, đó là nỗi sợ để tiền bạc nhà rỗi. Họ không muốn bỏ lỡ một cơ hội hiếm có.

    Lo sợ khi tiền bị nhàn rỗi là điều tự nhiên. Chúng ta đều muốn có lợi nhuận và luôn khát khao hướng tới sự hoàn thiện. Chúng ta muốn tin rằng nếu phân tích kỹ lưỡng thị trường, chúng ta sẽ tìm ra được những thương vụ hoàn hảo và thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, những giả định này thường đem lại những bất lợi cho chúng ta hơn là thuận lợi. Chúng ta có thể dành hết thời gian tìm kiếm một phương cách kinh doanh hoàn hảo (vốn không tồn tại) và trớ trêu thay, lại không thể kinh doanh với phương cách có khả năng thu được lợi nhuận cao đang sẵn có. Hướng tới sự hoàn thiện thường khiến chúng ta trở nên ?okhó thích nghi? ở chỗ điều này hạn chế những hành động của chúng ta cũng như thường tạo ra những căng thẳng không cần thiết. Khi quá căng thẳng, chúng ta có thể sẽ đứng lại thay vì tiến lên phía trước. Vì vậy, hướng tới những mục tiêu khiêm tốn hơn là điều rất có lợi. Nhiều người làm việc với suy nghĩ rằng họ phải hoàn toàn thông thạo, có khả năng và thành công trong công việc họ thực hiện.
    Bác sĩ Albert Ellis, một nhà tâm lý học nổi tiếng cho biết việc có suy nghĩ như thế gây ra sợ hãi và lo lắng và với những nhà kinh doanh chứng khoán, điều này thường tạo ra thái độ do dự và thiếu tự tin. Suy nghĩ này được hình thành và phát triển rất tự nhiên. Khi lớn lên, dù là trong gia đình, trường học hay chỗ làm, chúng ta thường đối diện với những kết quả bất lợi do thiếu khả năng hay không thành thạo một việc nào đó. Từ đó, chúng ta bắt đầu tin rằng chúng ta phải hoàn toàn thông thạo, có khả năng và thành công trong những gì chúng ta làm. Tuy nhiên, mỉa mai thay, điều ngược lại thường xảy ra. Nếu tin rằng bản thân phải luôn luôn thông thạo mọi việc, chúng ta sẽ dành mọi năng lượng tâm lý quý giá vào việc tìm kiếm sự hoàn hảo hơn là thực hiện những hành động cụ thể, chủ động.

    Một phương pháp thích ứng hơn đó là nhận ra rằng là một nhà kinh doanh chứng khoán, chúng ta sẽ không thể luôn luôn thông thạo, có khả năng và thành công. Hẳn nhiên, bạn cũng phải đưa ra một kế hoạch giao dịch hết sức chi tiết và cố giải thích mọi sự việc bất lợi cho kế hoạch của mình. Nhưng sức bạn cũng có hạn. Bạn không cần phải trở nên toàn hảo và bạn cũng không cần phải thực hiện giao dịch với một phương cách hoàn hảo. Bạn chỉ cần tạo ra lợi nhuận ngay cả nếu chỉ sử dụng một phương cách xoàng xĩnh. Nếu không cẩn thận, việc tìm kiếm sự hoàn hảo sẽ khiến bạn đứng lại (thay vì tiến lên phía trước). Đừng lo sợ khi tiền bị nhàn rỗi. Hãy thư giãn và thực hiện giao dịch thay vì tìm kiếm (sự hoàn hảo). Rồi bạn sẽ thu được nhiều lợi nhuận về lâu dài.
    TommyJerry, meiuhappythangnd_1211 thích bài này.
  7. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    The Aimless Trader - Nhà kinh doanh chứng khoán không mục đích

    Mỗi nhà kinh doanh chứng khoán mới vào nghề đều muốn làm chủ thị trường. Tuy nhiên, thật khó để đạt được mục tiêu này. Cách duy nhất để có thể thực hiện được điều này là kiên trì học tập và rèn luyện.
    Bản in Gửi đi
    Trong nhiều trường hợp, tất cả những gì bạn có thể làm là nghiên cứu thị trường, học hỏi những phương pháp giao dịch mới và thực hành cho tới khi thông thạo. Dù vậy, nếu không cẩn thận, bạn sẽ dường như đang bước đi vô định và không có mục đích. Nhưng nếu thật sự muốn đạt đến đỉnh cao, bạn phải đưa ra những mục tiêu thực tế và cố gắng đạt được những mục tiêu đó.

    Các nghiên cứu cho thấy rằng việc đưa ra những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn là điều cần thiết đưa đến sự thành công. Mục tiêu dài hạn giúp bạn tập trung vào đích đến cuối cùng mà bạn hướng tới cũng như hiểu được tại sao bạn muốn đạt được những điều đó. Mục tiêu dài hạn giúp bạn đương đầu dễ dàng hơn với những thay đổi bất ngờ và sự thất vọng mỗi ngày. Bạn có thể tự nhủ rằng, những khó khăn mà bạn trải qua ngày hôm nay sẽ được đền bù trong tương lai. Nhưng nếu chỉ có những mục tiêu dài hạn mà thôi cũng dễ dàng khiến chúng ta thoái chí. Chẳng hạn như việc đưa ra mục tiêu dài hạn trở thành một nhà kinh doanh chứng khoán kiếm được 1 tỉ đôla có thể là một động lực thúc đẩy, nhưng nếu bạn không có một kế hoạch rõ ràng để biến mục tiêu trên thành hiện thực thì tất cả cũng chỉ là mơ ước hão huyền. Mọi việc có thể dường như không khả thi và bạn cảm thấy chán nản khi nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu đã đề ra. Đây chính là lúc cần đến những mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn là động lực và giúp bạn nhìn sự việc theo triển vọng của chúng. Trong khi đó, mục tiêu ngắn hạn cho bạn cảm giác bạn đã tiến từng bước đều đặn đến những mục tiêu dài hạn hơn. Khi đưa ra những mục tiêu ngắn hạn có thể đạt được, bạn sẽ cảm thấy thành thạo và cảm nhận sự thành công khi đạt được những mục tiêu ngắn hạn này. Mỗi ngày khi đạt được một mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy tự tin và lạc quan hơn. Vì vậy, thay cho cảm giác lang thang vô định, bạn sẽ cảm nhận bản thân đang tiến từng bước đều đặn đến những mục tiêu dài hạn.

    Vậy đâu là ví dụ của những mục tiêu ngắn hạn, khả thi? Bạn có thể tập trung học hỏi các chiến lược kinh doanh, thiết lập những kỹ năng giao dịch và xác định những giới hạn tâm lý có thể làm cản trở thành công của bạn. Sau khi thiết lập những kỹ năng và công cụ ban đầu, hãy sử dụng những điều này làm nền tảng và tiếp tục xây dựng các kỹ năng giao dịch và lòng tự tin. Điều cần thiết là tập trung vào những điều bạn làm tốt nhất và tiếp tục tiến bước từ đó. Ngay cả một nhà kinh doanh chứng khoán thu được ít lợi nhuận nhất cũng có thể làm một điều đúng nào đó. Chẳng hạn như một nhà kinh doanh có thể biết cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nhưng không có đủ vốn để thành công (vì vậy, một mục tiêu ngắn hạn hợp lý là tìm thêm công việc để dành dụm chút vốn kinh doanh). Những nhà kinh doanh khác do đề ra những kế hoạch không rõ ràng nên dưới áp lực công việc, họ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch theo cách thức cứng nhắc và không hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có một số khác sử dụng những chiến lược kinh doanh đáng tin cậy và phác hoạ kế hoạch rõ ràng, nhưng họ lại cho phép cảm xúc ảnh hưởng đến những nỗ lực của bản thân. Bất kể những giới hạn cơ bản, để điều chỉnh một phương pháp không đem lại lợi nhuận thành phương cách sinh lợi là trước tiên tập trung vào những yếu tố có hiệu quả và bước tiếp từ khởi điểm đó. Nói cách khác, hãy hoàn thiện điều bạn làm tốt nhất trước khi tiếp bước. Xác định điều bạn làm đúng và tiếp tục thực hiện như vậy hết lần này đến lần khác. Chẳng hạn như nếu bạn biết cách chọn lựa và sử dụng một chỉ báo cụ thể áp dụng hiệu quả cho một số điều kiện thị trường nhất định, hãy cứ làm theo như vậy. Đừng thay đổi cho đến khi bạn biết chắc đã thông thạo cách sử dụng chỉ báo đó. Một khi đã thông thạo một phương pháp, bạn có thể dựa vào đó. Bạn cũng có thể tập trung vào những phần khác mà bạn cho là cần được hoàn thiện. Bạn đã tính đến những yếu tố rủi ro làm cản trở kế hoạch của bạn hay chưa? Bạn đã định rõ chiến lược vào/ra và chiến lược quản lý rủi ro chưa? Một khi đã có được những phần chủ chốt hữu hiệu , bạn có thể xét đến những điều bạn đã làm sai. Có lẽ, bạn có phần quá dễ cảm xúc nên không tự tin thực hiện kế hoạch của mình. Một khi đã thông thạo một phần phương pháp như chiến lược thương mại đôi bên cùng có lợi, bạn có thể hướng đến một khía cạnh khác trong giao dịch của mình như việc tự chủ cảm xúc bản thân. Bạn có thể thử các cách kiềm chế cảm xúc như giảm bớt vị thế của mình đến mức tối thiểu để điều đó không ảnh hưởng đến bạn về mặt tình cảm. Điểm chính yếu là thay vì bước đi không có mục đích, hãy đưa ra những mục tiêu ngắn hạn khả thi để bạn có thể đạt được. Khi đã đạt được những mục tiêu này, bạn sẽ không chỉ có cảm giác nắm quyền kiểm soát mà có cả một tinh thần lạc quan. Bạn sẽ thấy được khích lệ khi nhận thấy bản thân đang tiến bước về mục tiêu cuối cùng, chính là hiểu rõ thị trường.
    meiuhappythangnd_1211 thích bài này.
  8. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Staying Calm In the Midst of a Storm - Giữ bình tĩnh trước cơn sóng gió

    Jack đang bị căng thẳng. Dù không căng thẳng cực độ nhưng anh cũng không hoàn toàn bình tĩnh. Anh chỉ cảm thấy lo lắng chút ít và cảm giác đó cứ bám chặt lấy anh. Anh không thể hoàn toàn tập trung suy nghĩ. Anh đọc sai các biểu đồ và gặp khó khăn trong việc phác thảo kế hoạch kinh doanh. Anh không thể tính toán được điểm dừng (stops), khi nào nên bắt đầu hay kết thúc một giao dịch. Bạn có thấy mình rơi vào hoàn cảnh giống như Jack không?
    Bản in Gửi đi
    Có những lúc bạn không thể giữ được bình tĩnh. Các yếu tố sinh lý gia tăng và bạn cảm thấy bồn chồn hoặc căng thẳng. Dù vậy, điều này cũng thật tự nhiên và dễ hiểu. Khi đầu tư tiền bạc vào kinh doanh và quyết tâm thực hiện công việc đó cho cuộc sống mưu sinh của mình, bạn không thể tránh khỏi cảm giác lo lắng đôi chút. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện nhiều cách khác nhau nhằm giúp mình bình tĩnh trong lúc khủng hoảng.

    Đôi khi, chúng ta không nhận thức được tình trạng căng thẳng và lo lắng của bản thân vì trạng thái đó hoàn toàn bất ngờ. Tuy nhiên, chắc chắn phải có một nguyên nhân khởi sự vấn đề này. Có thể là do trong ngày, chúng ta đã nhớ đến một chuỗi các giao dịch thất bại hay xem một bản tin về cổ phiếu mà chúng ta đã giao dịch vào năm ngoái và bị thua lỗ. Dù bất cứ sự việc nào xảy ra, chúng ta cũng đều cảm thấy căng thẳng. Vấn đề sự việc đã xảy ra như thế nào cuối cùng cũng không phải là điều quan trọng. Tất cả những gì bạn nhận biết được chính là yếu tố sinh lý của bạn đang gia tăng và bạn đã trong tư thế sẵn sàng phản ứng thái quá với tình huống thay đổi mỗi lúc một tồi tệ hơn. Lúc này, bạn sẽ làm gì? Bạn không cần phải nghiền ngẫm về các lý do làm bạn bực dọc. Trái lại, bạn có thể thực hiện một hành động quyết đoán để giúp mình bình tĩnh.

    Tinh thần và thể chất của bạn có mối liên hệ với nhau. Khi thể chất hoạt động mạnh mẽ, bạn xem xét yếu tố sinh lý của bản thân và cố gắng giải thích sự việc. Thỉnh thoảng, khi cảm thấy kích động, thay vì giải thích đó là thái độ của sự hào hứng, bạn lại cho rằng điều này biểu hiện cho sự sợ hãi, không chắc chắn, và băn khoăn. Cách bạn tư duy sẽ chỉ định cách bạn cảm nhận về yếu tố sinh lý của mình. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, đó là vì bạn đang xét đến yếu tố sinh lý của mình cũng như cho rằng sắp có điều tồi tệ xảy ra và bạn không biết được cách phải xử lý. Để thay đổi yếu tố sinh lý, bạn cần thay đổi cách suy nghĩ của mình. Khi cảm thấy căng thẳng, bạn có thể tận dụng điều này. Thay vì cảm thấy hoang mang, bạn có thể xem sự bối rối này là biểu hiện của sự hào hứng và bắt đầu cảm nhận sự say mê, nhiệt huyết trong những bước bạn làm tiếp theo trong vai trò nhà kinh doanh. Việc trau dồi một thái độ làm việc lạc quan cũng sẽ rất có ích. Bạn có thể tự nhủ rằng ?oDù có bất kỳ điều gì xảy ra cũng không quan trọng. Tôi chỉ biết nỗ lực hết sức mình và tự động viên bản thân về những kết quả mà tôi đạt được. Dù bất kỳ điều gì sẽ xảy ra, tôi cũng luôn cảm thấy lạc quan về điều mình đang làm?. Rồi bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi chỉ với một câu độc thoại như trên sẽ chuyển hóa những cảm giác bối rối thành nguồn năng lượng mới.

    Trong công việc kinh doanh, cảm giác bồn chồn đôi chút là điều dễ xảy ra. Nhưng trên hết, quan điểm hay cách bạn nhìn nhận vấn đề vẫn là điều quan trọng. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy tự khích lệ bản thân và xoay chuyển tình thế. Bằng cách tự trau dồi một tinh thần làm việc ?oquyết thắng?, bạn sẽ luôn cảm thấy bình tĩnh trong những lúc khủng hoảng và thu về các khoản lợi nhuận khổng lồ.
    TommyJerry, meiuhappythangnd_1211 thích bài này.
  9. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Decisive and Grounded - Quyết đoán và làm việc có cơ sở

    Thời điểm ấy trong năm lại tới. Vào tháng giêng sẽ có rất nhiều loại thông tin cần được phân tích, đánh giá: Các bản thông báo sơ bộ, báo cáo lương, và các báo cáo khác về công việc. Chẳng hạn như hôm thứ năm, công ty Apple đã bỏ qua dự đoán của các nhà phân tích và điều này đã gây ảnh hưởng toàn bộ khu vực. Đây không chỉ là vấn đề nắm bắt thông tin, mà bạn còn phải dự đoán được các tin tức đó sẽ có tác động ra sao đối với các thị trường.
    Bản in Gửi đi
    Vì vậy, bạn rất dễ cảm thấy lo lắng và tình trạng mập mờ của vấn đề sẽ khiến bạn bị dao động. Các bản báo cáo sẽ nói lên điều gì? Các thị trường sẽ phản ứng ra sao? Bạn có thể thật sự dự đoán và tận dụng ảnh hưởng đó hay không? Chính những lúc như thế, một tinh thần làm việc lạc quan, quyết thắng sẽ giúp bạn giữ được quan điểm và duy trì hoạt động kinh doanh của mình một cách quyết đoán.

    Khi có nhiều thông tin cần được phân tích, đánh giá, bạn sẽ dễ dàng có cảm giác không thoải mái rằng, dù có nỗ lực thế nào, bạn vẫn không thể bắt kịp mọi thứ xung quanh. Khả năng có thể xảy ra là bạn cảm thấy bị quá tải và mất khả năng kiểm soát lượng thông tin. Mặc dù vậy, bất kỳ mọi hình thức lo lắng, ngay cả trong trường hợp bị quá tải về mặt thông tin, sẽ gây cản trở khả năng làm việc hiệu quả nhất của một doanh nhân. Điều cần thiết là bạn phải kiểm soát được tình trạng lo lắng về thông tin và không để điều này khiến bạn rối trí trong kinh doanh.
    Không phải lúc nào nhiều hơn cũng là tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với các thông tin. Có thể vào tháng này sẽ có nhiều thông tin cần xem xét hơn thường lệ, và như chúng ta đã thấy trong trường hợp của công ty Apple, tin tức đã gây ảnh hưởng trên cả một khu vực. Tuy nhiên, bạn không nên cảm thấy bị quá tải về mặt thông tin. Miễn bạn có thể rút ra các vấn đề cụ thể quan trọng cần thiết, bạn sẽ kinh doanh có lợi nhuận. Tương tự, đừng vội nghĩ bạn phải có vốn kiến thức hay một nguồn thông tin hoàn hảo để có thể dự đoán được phản ứng của các bên tham gia thị trường. Ngay cả khi bạn biết rõ về các tình huống trong quá khứ và ở hiện tại, cũng không có nghĩa là bạn cần phải sử dụng tất cả kiến thức đó trong việc dự đoán chính xác tương lai. Cuối cùng, bạn phải đối diện với một sự thật rằng bạn là con người, và thừa nhận rằng trí óc của con người có thể làm được rất nhiều điều (nhưng không phải là tất cả). Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết được những hạn chế của bản thân và nỗ lực hết mình để khắc phục những điểm yếu đó. Điều tốt nhất mà bạn có thể thực hiện chính là cố gắng càng tự chủ càng tốt và tự động viên bản thân vì đã nỗ lực hết mình trong khả năng có thể. Điều này sẽ không bảo đảm rằng bạn sẽ thành công bởi sự thành công không bao giờ có thể được đảm bảo; nhưng chính thái độ làm việc chăm chỉ sẽ giúp gia tăng cơ hội thành công của bạn. Và khi đã sẵn sàng đón nhận mọi khả năng, tình huống có thể xảy ra, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và làm việc với một tinh thần bình tĩnh, khách quan. Tinh thần này thường dẫn đến sự thành công.

    Vào tháng này sẽ có rất nhiều áp lực hơn thường lệ, nhưng đừng vội nản lòng. Nếu có thể trau dồi một tinh thần ?oquyết thắng?, bạn sẽ có thể xử lý bất kỳ vấn đề nào trên thị trường và sẽ đạt được thắng lợi về lâu dài.
  10. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Living to Trade Another Day - Sống để tiếp tục kinh doanh.

    Manuel nói ?oTôi sử dụng hết tài khoản đầu tiên của mình khi còn ở trung học. Nó gần giống như bạn phải, nhưng hy vọng với một số vốn ít ỏi?. Trong những cuộc phỏng vấn của chúng tôi với những nhà kinh doanh hay trong những ấn bản kinh điển như ?oMarket Wizards?, chúng tôi đã nghe nhiều điều tương tự như vậy từ những người kinh doanh mới vào nghề cho đến những người kinh doanh nhiều kinh nghiệm.
    Bản in Gửi đi
    Nó giống như là một vấn đề đơn giản của toán học. Nếu bạn mạo hiểm quá nhiều và không kiếm đủ những thương vụ thắng lợi, không sớm thì muộn bạn sẽ mắc nợ. Nhưng làm chủ thị trường đòi hỏi phải có thời gian và để tiếp tục kinh doanh thì nó phải nằm trong sự quan tâm nhiều nhất của bạn.

    Sự tồn tại là quan trọng trong kinh doanh. Dù sống sót để học hỏi như một người kinh doanh mới vào nghề hay sống sót qua được những điều kiện thị trường mới, mỗi nhà kinh doanh cần phải đối mặt với triển vọng dài hạn của họ. Sự khác biệt giữa những nhà kinh doanh thành công và những nhà kinh doanh phải từ bỏ nghề nghiệp là tất cả đều phải tiếp cận tình huống có thể xảy ra đó như thế nào. Người kinh doanh thành công nhận thức và thận trọng khi nó xảy ra đối với những mục tiêu lâu dài. Ngược lại những nhà kinh doanh bỏ cuộc là họ rơi vào trạng thái chối bỏ, lo sợ phải đánh giá tình trạng tài chính hiện tại của mình và sợ phải thực hiện phòng ngừa để sống sót.

    Nhà kinh doanh thành công nhận thức được rằng họ chấp nhận kinh doanh là có rủi ro và lợi nhuận không được bảo đảm chắc chắn. Họ chấp nhận rủi ro và họ chế ngự tâm lý cờ bạc. Khi một người kinh doanh sợ phải đối mặt với khả năng thua lỗ, dù vậy thì sự sợ hãi được che dấu, không thể hiện ra ngoài đó cũng sẽ giày vò họ. Những cảm giác sụp đổ lơ lửng không được bộc lộ ra này có thể làm bạn thất bại và cản trở những nỗ lực của bạn tại những thời điểm tồi tệ nhất có thể. Khi nỗi sợ hãi ẩn nấp đằng sau tâm trí của bạn, bạn có thể hành động không kiên nhẫn và hấp tấp một cách vô thức. Bạn có xu hướng cho rằng ?oTôi mệt mỏi phải tìm kiếm những thiết lập có lời. Tôi không thể đợi những điều kiện thị trường lý tưởng lâu hơn. Tôi sẽ thực hiện một vài thương vụ và hy vọng vào điều tốt nhất.? Tuy nhiên, thực hiện những quan điểm như vậy về lâu về dài đối với kinh doanh sẽ không tác dụng. Nếu bạn muốn làm chủ thị trường, bạn cần phải lên kế hoạch phía trước thật thận trọng.
    Loại kế hoạch nào bạn cần phải thực hiện. Bạn có chấp nhận lời lỗ bao nhiêu không hoặc bạn có sợ đối đầu với việc sẽ làm sao để kiếm được tiền mỗi tháng không? Thua lỗ hay kiếm được tiền cũng được, nhưng quan trọng là bạn hoàn toàn nhận thức được những hành động của mình.
    Tuy nhiên nói một cách thực tế, điều cần thiết cần phải chắc chắn bạn phải được cấp đủ vốn. Tiêu tiền để kiếm tiền: Đó là một sự thực trong kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua. Thêm vào đó xác định thận trọng bạn bỏ bao nhiêu tiền ra kinh doanh, luôn luôn cần thiết nhìn vào tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận trước khi thực hiện một thương vụ. Chắc chắn rằng bạn có một cơ hội hợp lý để kiếm lời. Một vài thương vụ lại quá rủi ro đối với bạn. Chúng nghe có vẻ mang lại hiệu quả thành công cao, tuy nhiên trừ phi bạn có số vốn thích hợp, chúng có thể không phù hợp với bạn. Và nếu bạn muốn thực hiện chúng, có thể bạn không sống sót nổi khi có những điều tồi tệ nhất xảy ra. Có lẽ tốt hơn là tìm một thương vụ mà bạn có thể có đủ khả năng để thực hiện dựa trên số vốn sẵn có của bạn, còn hơn là mạo hiểm với số tiền mà bạn không thể thực sự thua lỗ chúng. Bằng việc xem xét tình trạng tài chính một cách thực tế, bạn có thể thực hiện từng bước (vd đứng ở bên ngoải hay nhận một công việc phụ để gom lại được một số vốn thích hợp) để bảo đảm rằng bạn sống sót để học hỏi & làm chù thị trường.
    TommyJerry, pnlinh1706thangnd_1211 thích bài này.

Chia sẻ trang này