Phân tích cơ bản (FA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eyolf, 15/02/2008.

4403 người đang online, trong đó có 399 thành viên. 23:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 3697532 lượt đọc và 487 bài trả lời
  1. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    The Prepared Trader is the Winning Trader - Sự chuẩn bị mang lại thành công

    Không gì làm nản long hơn những việc xảy đến bất ngờ. Khi bạn chưa sẵn sàng cho những sự việc bất lợi, bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng.
    Bản in Gửi đi
    Nếu bạn đột nhiên bị sự việc bất lợi làm cho choáng váng, bạn có thể tình cờ kinh doanh hấp tấp và phạm phải một số sai sót. Những mô hình kinh doanh trên các biểu đồ là không rõ ràng trong lúc kinh doanh căng thẳng. Những kế hoạch kinh doanh được thực hiện tốt bị bỏ rơi sớm khi sự suy nghĩ của bạn bị che phủ. Đặc biệt những sự việc bất lợi sẽ làm tổn thương chúng ta khi mà ta không trông đợi chúng. Nhưng có một cách giải quyết đơn giản, đó là sự chuẩn bị.

    Có vô số những sự việc bất lợi có thể cản trở kế hoạch kinh doanh của chúng ta, đặc biệt là trong thời buổi này. Những rắc rối tại Trung Đông có thể ảnh hưởng đến giá dầu hoặc tới nền kinh tê. Sự thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài có thể gây ra phản ứng trên thị trường. Nhưng việc đó không đơn giản. Thỉnh thoàng có những tin nổi bật làm cho đám đông phản ứng lại, nhưng thỉnh thoảng những tin này lại không có tác dụng. Không ai biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Những sự việc bất lợi không giới hạn trong những tin tức sự kiện. Những sự việc không mong đợi trong cuộc sống cũng có thể làm lung lay sự tự tin của bạn. Đó có thể là tờ séc bạn gửi bưu điện tới ngân hàng để thanh toán tiền nhà bị thất lạc. Có thể là sự việc con cái của bạn bị ốm do càm. Hay là vợ của bạn cứ cằn nhằn suốt đêm vì một ngày làm việc tệ hại. Bạn không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ trong cuộc sống của mình. Những chuyện linh tinh vẫn sẽ luôn xảy ra. Và khi những việc xảy ra và bạn chưa sẵn sang bạn có thể cảm thấy chán nản, thậm chí là tức tối.

    Tuy nhiên bạn không phải làm nô lệ cho cảm xúc của bạn. Bạn không cần phải lo lắng. Tự chuẩn bị. Rất nhiều nhà kinh doanh làm việc với giả thiết sai lầm là họ miễn dịch với những sự việc bất lợi. Họ cho rắng chúng sẽ không xảy đến với mình. Nhưng chúng lại xảy ra rất bình thường và đơn giản. Điều tốt nhất bạn có thể làm là thay đổi giải thiết của mình về những sự việc bất lợi. Bạn nên giao dịch trong những ngày mà bạn cho rằng sẽ có việc bất lợi xảy ra. Sự việc bất lợi có nghiêm trọng hay không đó là do cách nhìn nhận của bạn đối với nó như thế nào. Nếu bạn cho rằng đối đầu với những việc bất lợi là bình thường và đề phòng chúng thì bạn sẽ ít bị chán nản khi bạn xử lý sự việc bất lợi đó. Bạn sẽ suy nghĩ một cách thích hợp ?oNó không là gì cả. Mấy thứ vặt vãnh đó mà. Mình vẫn bình tĩnh và đang suy nghĩ cách giải quyết?.

    Tiếp theo, lên kế hoạch và thực hiện nó. Khi bạn lo lắng vì một việc bất lợi, bạn có thể hành động một cách bản năng. Không cần suy nghĩ, bạn có thể phản ứng nhanh lẹ và bản năng, ngay cả khí nó không phải là một ý tưởng tốt. Việc cần phải phản ứng nhanh lẹ chỉ là một rắc rối nếu bạn không có một kế hoạch kinh doanh. Nếu bạn lên một kế hoạch kinh doanh vì bạn sẽ tiếp tục kinh doanh, bạn sẽ không biết phải làm gì và có thể bạn sẽ đưa ra những quyết định sai lầm mà sau này bạn sẽ cảm thấy hối tiếc. Nhưng nếu bạn đã có một kế hoạch chi tiết để thực hiện, một kế hoạch được vạch sẵn một cách cẩn thận với cách suy nghĩ bình thản và hợp lý, bạn có thể thực hiện nó một cách dễ dảng ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái. Kế hoạch kinh doanh giúp đảm bảo rằng bạn sẽ kinh doanh thận trọng ngay cả khi bị căng thẳng.

    Cuối cùng luôn luôn nghĩ về những việc bất lợi càng nhiều càng tốt và kinh doanh cùng chúng. Có rất nhiều sự kiện có thể ảnh hưởng tới giá cả mà bạn muốn tránh xa chúng như các báo cáo về tốc độ tăng trưởng, báo cáo thu nhập hay các dự báo. Chắc chắn có thể kiếm lời từ những báo đó, nhưng dần dần những báo cáo như vậy cũng dẫn tới những phản ứng bốc đồng bởi đám đông. Tốt hơn nên tránh xa những sự kiện như vậy.


    Thị trường là không chắc chắn. Không ai có thể biết trước được tương lai, vì vậy không ai là an toàn với những sự kiện bất lợi. Bạn không thể chạy trốn khỏi chúng, nhưng bạn có thể thực hiện phòng ngửa để tối thiểu những ảnh hưởng của chúng. Bằng việc tiên liệu và chuẩn bị đối phó những sự kiện bất lợi, bạn có thể ngăn không cho chúng gây ảnh hưởng tới bạn.
    TommyJerrymeiuhappy thích bài này.
  2. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Taking Precautions - Thực hiện phòng ngừa

    Bạn đã bao giờ trải qua ngày mà mọi việc đều gặp rắc rối chưa? Bạn có thể đã có một chuỗi những thương vụ thua lỗ hay đã có một cơn ác mộng trong đêm hôm trước, bạn tỉnh dậy trong sự lo lắng, bồn chồn. Khi bạn đang bồn chồn, lo lắng, mọi việc dường như bắt đầu đi sai hướng. Bạn không thể có được năng lượng thích hợp, hay bạn đã bỏ sót những thông tin và sau đó những hành động của bạn có thể không chính xác.
    Bản in Gửi đi
    Đột nhiên bạn không thể lấy lại được sự bình tĩnh và không thể kinh doanh với sự tập trung và logic. Đôi lúc như vậy, cách duy nhất để hồi phục nhanh chóng là thực hiện phòng ngừa để phòng tránh trường hợp xấu nhất có thể đánh bại bạn. Trong quyển sách ?oMastering the Trade: Proven Techniques for Profiting from Intraday and Swing Trading Setups" John F. Carter chia sẽ những ý kiến của mình và cung cấp cho độc giả thấy ông ấy thực hiện sự phòng ngừa như thế nào.

    Văn phòng của Mr.Carter có nhiều máy vi tính đa năng. Ông ấy có một máy vi tính dùng cho email, tin nhắn và tìm kiếm trên Internet. Ông nhận ra rằng máy vi tính này dường như bị virus và spyware tấn công, nhưng bởi vì máy vi tính này không dùng để thực hiện giao dịch, nên khi nó không hoạt động thì nó cũng không ảnh hường tới việc thực hiện giao dịch. Ông ấy cũng có một máy vi tính xách tay lưu trữ dự phòng được gắn kết nối modem. Nếu mất điện hoặc việc kết nối internet thất bại, ông ấy vẫn truy cập được tài khoản của mình và truy cập giá cả. Ông Carter tiêu biểu cho những nhà kinh doanh được chuẩn bị cho bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu một trong những máy vi tính của ông ấy hỏng, ông ấy đã có một hệ thống dự phòng.

    Khi kinh doanh, khẩu hiệu ?ođược chuẩn bị? tương đương với sự thành công. Có nhiều việc xảy ra sơ suất, vì vậy tại sao phải lo lắng việc máy vi tính bị hỏng? Khi bạn cần phải tập trung cao độ vào các báo cáo lãi lỗ, tin tức truyền thông hay những sự kiện thế giới có thể phá huỷ kế hoạch kinh doanh của bạn như thế nào, thì tại sao phải tốn nhiều thời gian qúy báu để lo lắng về những trở ngại cho công việc kinh doanh mà bạn có thể đã kiểm soát được chúng? Người kinh doanh thành công thực hiện sự phòng ngừa để kiểm soát những việc có thể kiểm soát được, để họ có đủ năng lượng tinh thần tập trung vào những sự kiện thị trường không thể kiểm soát được. Bạn có thể kiểm soát cái gì? Bạn có thể kiểm soát cấp độ năng lượng của mình bằng việc ăn đúng bữa và ngủ đầy đủ. Bạn có thể kiểm soát cảm giác lo lắng của mình bằng việc không dùng các chất gây nghiện và tập thể dục thường xuyên. Và bạn có thể tránh được những thua lỗ nghiêm trọng bằng việc kiểm soát rủi ro và kinh doanh theo những thiết lập hiệu quả. Điều này có thể dường như là rõ ràng, nhưng nhiều nhà kinh doanh thất bại trong việc thực hiện những phòng ngừa. Khi một vài việc gặp sơ suất, họ phàn nàn về bất cứ điều gì, bất cứ ai nhưng ngoại trừ họ. Chúng ta không thể kiểm soát hết mọi thứ, nhưng để sống sót chúng ta cần phải kiểm soát những gì chúng ta có thể và chấp nhận những gì mà ta không thể kiểm soát được. Thực hiện phòng ngừa là cách quan trọng để bạn có thể gia tăng cơ hội đạt được thành công tài chính.
    TommyJerry, cavicovn, meiuhappy1 người khác thích bài này.
  3. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Flexible and Profitable ?" Linh hoạt và hiệu quả.

    Khi bạn đang gặp kho khăn về tiền bạc, bạn khó mà không có một ít phòng thủ nào. Bạn không muốn thua lỗ. Sự thua lỗ gây thiệt hại đến sự cân bằng tài khoản của bạn, nhưng đó không phải là tất cả. Nó còn làm tổn thương tới niềm tự hào của bạn. Khi mà tiền bạc và sự kiêu hãnh của chúng ta đang lâm nguy, thì chúng ta có thể thường xuyên bị cứng nhắc, phòng thủ và không linh hoạt.
    Bản in Gửi đi

    Chúng ta càng sợ hãi bao nhiêu thì chúng ta càng nhìn hành đông của thị trường từ những góc độ khác nhau ít đúng đi bấy nhiêu. Có thể chúng ta đã quá tập trung cứng nhắc vào những gì mà chúng ta muốn thấy đến nỗi chúng ta không thấy được những việc rõ ràng.



    Các điều kiện thị trường thay đổi. Thậm chí những nhà kinh doanh dày dạn cần phải thường xuyên dừng và đánh giá lại những phương pháp và quan điểm của họ. Tuần này, đã có một vài việc không chắc chắn khi Cục dự trữ liên bang có cắt giảm lãi suất tiết kiệm hay không. Giá dầu có dẫn tới việc giảm lãi suất hay không hoặc cuối cùng các yếu tố khác có dẫn tới việc Cục dự trữ liên bang tăng lãi suất hay không? Bạn xem xét những vấn đề đó như thế nào tùy thuộc vào tình thế của bạn ra sao. Nếu bạn không gặp khó khăn, thì bạn sẽ dễ dàng xem xét tất cả các khả năng. Nhưng việc gì sẽ xảy ra khi kế hoạch của bạn đòi hỏi một lãi suất tiết kiệm thấp hơn. Nếu bạn cần lãi suất đi xuống bạn có thể bị cám dỗ thấy những gì bạn muốn thấy. Khi mà tâm trí đang bị áp lực, ta sẽ không thấy được các thông tin trái ngược.



    Nỗi sợ hãi có 1 ảnh hưởng mạnh mẽ lên các quyết định kinh doanh của bạn. Ví dụ khi bạn sợ phải thừa nhận bạn đang giữa lúc kinh doanh thua lỗ, thì trên lý thuyết nỗi sợ hãi xúi giục bạn bỏ qua sự thua lỗ và giả vờ rằng rồi sẽ giải quyết hết tất cả mọi việc. Tuy thế việc chối bỏ sự sợ hãi thường làm cho vấn đề trỡ nên tồi tệ. Thà cắt bỏ sự thua lỗ còn hơn là lãng phí năng lượng tinh thần đang chối bổ những rắc rối gặp phải. Một cách cứng rắn nếu bạn đơn thuần chấp nhận bạn đã tạm thời rớt xuống một cái hố, bạn có thể cố gắng trèo ra. Còn không bạn vẫn sẽ ở đáy hố và hy vọng sai lầm vào một giài pháp sẽ xảy ra một cách kỳ diệu. Nhưng những giải pháp này ít khi xuất hiện một cách kỳ diệu. Điều sống còn là năng động tìm ra các giải pháp.



    Sự sợ hãi làm tê liệt bạn. Nó làm bạn cứng nhắc và bối rối. Những nhà kinh doanh thành công thường không sợ hãi. Họ biết rằng nếu họ nhượng bộ nỗi sợ hãi, họ sẽ không nhìn thấy những giải pháp rõ ràng. Nếu sợ hãi họ sẽ thấy một cách cứng nhắc những gì mà họ muốn thấy và những gì mà họ thường thấy là một sự ảo giác. Đừng miễn cưỡng thừa nhận những hạn chế của bạn hay miễn cưỡng chấp nhận rằng các phương pháp của bạn có thể sai lầm. Không một phương pháp kinh doanh nào hoạt động mãi mãi. Khi mà những điều kiện thị trường thay đổi, ngay cả một phương pháp rõ ràng (foolproof) đến đâu cũng có thể dừng hoạt động. Sáng suốt nhìn thấy trở ngại như là một thử thách trí óc và suy nghĩ một cách sáng tạo để thay đổi mọi thứ, còn hơn chịu đựng sự lo lắng và cảm giác thiếu tự tin. Những nhà chuyên nghiệp thường giỏi nhất khi phương pháp cũ của họ bắt đầu thiếu sót hơn và họ phải nghĩ ra một phương pháp mới. Họ nhìn trường hợp đó như là một trò chơi ô chữ mà họ cần phải giải quyết. Họ tránh xa khỏi thị trường và xem xét kỹ lưỡng những phương pháp của họ. Họ cố gắng thẩm tra những gì đã không còn đúng đối với phương pháp đó và sửa chữa chúng cho đến khi phương pháp đó hoạt động trở lại. Họ tìm kiếm những yếu tố của thị trường mà có thể đã thay đổi và khi mà họ nghĩ rằng họ đã tìm ra giải pháp, họ sẽ thực hiện một vài giao dịch nhỏ để kiểm tra phương pháp mới sửa đổi này. Tuy vậy những gì họ không làm là sự trì trệ và sự hy vọng vào những điều tốt nhất. (Nếu bạn cứng nhắc đến nỗi mà bạn không thể đánh giá một cách khách quan quan điểm của bạn, thì có lẽ cần thiết phải dừng quan điểm đó, trút bỏ áp lực, thực hiện một đánh giá khách quan về sự linh hoạt và sau đó sẽ mở lại quan điểm).



    Ở đây cũng đề cập những phương cách rõ ràng để làm giảm mức độ căng thẳng và gia tăng xu hướng suy nghĩ một cách linh hoạt và sáng tạo. Đầu tiên quản lý rủi ro. Sự cứng nhắc phản ánh nỗi sợ hãi và nếu bạn kinh doanh với ?ođồng tiền sợ sệt? (scared money) mà bạn không thể chấp nhận thua lỗ, thì bạn sẽ biết rõ rằng bạn thực sự không thể thua lỗ và tiếp tục sự cứng nhắc. Tuy nhiên, nếu bạn mạo hiểm liên quan một ít đến kinh doanh, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn và suy nghĩ một cách cởi mở và linh hoạt. Điều thứ hai, đừng gây áp lực cho chính bạn để trở nên hoàn hảo và đừng những trì hoãn mang tính cá nhân. Hãy nhớ rằng dù cho có gì xảy ra, bạn đã có những điều đáng giá ở bên trong bạn. Khi bạn cảm thấy thoải mái hơn, bạn sẽ cảm thấy như thể một sức nặng đã được nhấc ra khỏi bạn. Bất chợt bạn sẽ thấy những cơ hội kinh doanh mà trước đây chỉ là ảo ảnh. Khi bạn tự mình rũ bỏ áp lực thì bạn sẽ làm cho đầu óc thoải mái. Sự nhìn nhận của bạn trở nên rõ ràng hơn và bạn sẽ suy nghĩ một cách sáng tạo và trực giác. Bạn càng kinh doanh khéo léo thì bạn càng tạo nhiều lợi nhuận hơn.
    meiuhappy thích bài này.
  4. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Stages of Mastery - Các giai đoạn làm chủ

    Trong lúc kinh doanh, nhiều lúc ta cảm thấy: ?oTôi không muốn đợi. Tôi muốn có lợi nhuận ngay bây giờ?.
    Bản in Gửi đi
    Trong quyển sách ?oEnhancing Trader Performance?, Tiến sĩ Brett Steenbarger cho rằng việc thực hiện kinh doanh chuyên nghiệp sẽ trải qua 3 giai đoạn: khởi đầu, phát triển và làm chủ. Rất nhiều nhà kinh doanh mới vào nghề mơ ước làm chủ thị trường và đạt được thành công lớn. Họ muốn đạt được lợi nhuận kếch sù ngay tức khắc, nhưng điều cần thiết là phải trải qua giai đoạn khởi đầu và phát triển trước khi đạt được vị thế làm chủ. Tại sao bạn cần phải biết đang đứng ở giai đoạn nào? Sự thành công sau cùng đòi hỏi phải có động lực. Và việc nuôi dưỡng động lực thích hợp yêu cầu ta phải thiết lập được những mực tiêu cụ thể và thiết thực. Việc đề ra được những mực tiêu cụ thể để đạt được việc thực hiện ở mức độ cao là cần thiết. Chúng cho phép những ý kiến phản hồi trực tiếp. Bạn biết chính xác mình đang đứng ở đâu và bạn cần phải làm gì tiếp theo. Việc thiết lập mục tiêu không thực tế thường dẫn đến sự thất vọng. Ví dụ bạn đặt mục tiêu kiếm được 20% trên số vốn của bạn, nhưng nếu mục tiêu này là không khả thi, bạn sẽ thất bại, cảm thấy chán nản và bỏ cuộc. Nếu bạn thiết lập mục tiêu thực tế hơn, tất nhiên bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi đạt được. Bạn cảm thấy lạc quan và sẵn sàng để giải quyết mục tiêu tiếp theo là lợi nhuận. Bằng việc thừa nhận thực tế rằng bạn đang trong giai đoạn phát triển nào, bạn có thể đề ra những mục tiêu phù hợp với khả năng của bạn, đạt được mục tiêu và cảm thấy bạn đang thực hiện nó một cách chắc chắc.

    Hãy xem lại 3 giai đoạn phát triển và bạn phải làm gì trong mỗi giai đoạn đó. Trong giai đoạn khỡi đầu, một nhà kinh doanh mới vào nghề khám phá một lãnh vực kinh doanh mới và tận hưởng sự khám phá đó. Người ta theo đuổi việc kinh doanh hầu hết là vì nó thú vị. Thêm vào đó rất nhiều nhà kinh doanh trải qua thành công trước đó sẽ kết thúc việc theo đuổi kinh doanh. Ví dụ trong các lần phỏng vấn của Innerworth với các nhà kinh doanh dày dạn, nhiều người cho rằng họ tạm ngưng kinh doanh khi cảm thấy kiếm lời quá dễ trong 1 thị trường đang nóng. Họ đã làm tốt, thấy thú vị và nghĩ rằng họ có tài năng đặc biệt. Những kinh nghiệm thành công này tạo ra nền móng cho sự làm chủ của họ sau này. Trong suốt giai đoạn khởi đầu này, mục tiêu chính cần phải có là cảm thấy thú vị với lãnh vực mới này. Một người mới vào nghề không nên tập trung vào lợi nhuận, mà chỉ là kiểm soát rủi ro. Việc kinh doanh nên được xem như là việc tập sự. Mục tiêu trong giai đoạn này là phát triển trực giác về thị trường, không phải là kiếm lợi thật sự.

    Công việc khó khăn của việc làm chủ thị trường bắt đầu ở giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên làm việc chăm chỉ để phát triển những kỹ năng kinh doanh đặc biệt và để phát triển giác quan cơ bản về năng lực. Đây là nơi mà một cam kết nghiêm túc hơn về lãnh vực này bắt đầu. Nhà đầu tư trong giai đoạn này tập trung vào việc nghiên cứu những chiến lược khác nhau và thử nghiệm với chúng. Những kiến thức và kỹ năng cơ bản được gom nhặt lại, giống như một người mới bắt đầu học bất kỳ một nghê nào đó. Ở giai đoạn này vẫn chưa phải khôn ngoan để tập trung vào mục tiêu thực hiện, ví dụ như là đạt được 20% lợi nhuận. Việc phân biệt giữa mục tiêu thực hiện và mục tiêu nghiên cứu là rất hữu ích. Đối với những nhà đầu tư mớI trong giai đoạn phát triển này, việc hữu ích là quan tâm đến việc đặt ra mục tiêu nghiên cứu hơn là mục tiêu thực hiện. Một mục tiêu nghiên cứu là phù hợp hơn và có thể đạt được nó một cách dễ dàng hơn. Nó bao gồm việc liệt kê chi tiết một mục tiêu lớn của việc làm chủ thành những bước cụ thể có thể thực hiện được và thu được thành quả sau mỗi bước hoàn thành. Ví dụ, một mục tiêu nghiên cứu có thể được phát biểu ?oTôi sẽ nghiên cứu 30 giờ 1 tuần để học 1 kỹ thuật kinh doanh mới?. Mục tiêu cụ thể này sẽ không lập tức dẫn tới mục tiêu lớn hơn là tạo ra 20% lợi nhuận, nhưng nó dễ dàng đạt được, dẫn tới sự thỏa mãn đối với sự hoàn thành đó và trong một đoạn đường dài nó sẽ đóng góp vào giai đoạn làm chủ cuối cùng.

    Trong giai đoạn làm chủ, nhà kinh doanh cố gắng vươn tới toàn bộ khả năng của họ. Đạt tới mức thực hiện cao nhất có thể là một động lực chính. Tại giai đoạn này, nhà đầu tư có thể tìm đến sự hướng dẫn của người thầy hay những chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Việc kinh doanh sẽ tiêu tốn hầu hết thời gian của họ. Sự tập trung mãnh liệt là quan trọng. Nhà kinh doanh tại giai đoạn này đã phát triển những kỹ năng cơ bản cho việc kinh doanh rồi. Bây giờ chỉ là vấn đề làm việc siêng năng thật sự để đạt được mục tiêu tài chính cụ thể, ví dụ như là đạt được 20% lợi nhuận.


    Dù cho ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, điểu sống còn là thiết lập những mục tiêu phù hợp với khả năng hiện tại của mình. Làm chủ thị trường là điểu có thể, đó chỉ là vấn đề thiết lập những mục tiêu đúng và cảm thấy tốt về tiến trình vững chắc mà bạn thực hiện hàng ngày.
    meiuhappy thích bài này.
  5. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Remember the Basics - Ghi nhớ những nguyên tắc căn bản.

    Những nhà kinh doanh thành công không đánh giá thấp tâm lý kinh doanh. Cho dù chắc chắn bạn không thể kinh doanh có lời nếu không có đủ vôn hay là không có những chiến lược kinh doanh tin cậy, thì tâm lý cá nhân cũng đóng một vai trò quan trọng. Hãy xem những bậc thầy kinh doanh đã nói những gì trong buổi phỏng vấn của Innerworth với họ.
    Bản in Gửi đi

    Mike nhấn mạnh thị trường thường xuyên phơi bày sự thể hiện bên trong của bạn như thế nào: ?okhông có gì giống thị trường cho bạn biết bạn là ai. Bạn không nghĩ bạn tham lam? Bạn không nghĩ bạn sợ hãi? Bạn không nghĩ bạn tự mãn? Bạn không nghĩ rằng bạn quá tự tin? Thị trường sẽ trả lời cho bạn biết những điều đó?. Có thể bạn không phù hợp cho một nhà kinh doanh lý tưởng, có lẽ không ai là phù hợp cả, nhưng bạn có thể kinh doanh tốt nhất với những gì bạn đang có. Bo thì khuyên tìm một kiểu kinh doanh phù hợp: ?oBạn đang kiếm tiền đúng không? Đó là điều đầu tiên mà bạn quan tâm. Nếu kinh doanh là một công việc đối với bạn, giống như tôi. Bạn phải tìm ra cái gì đó với một mức căng thẳng có thể chấp nhận được. Nếu không bạn có thể dễ dàng rơi vào cảm giác sợ hãi và hoảng loạn và tự đẩy mình vào một trạng thái ốm đau, tự mang đến những ung nhọt. Vì vậy bạn phải tìm cho mình một phong cách mà bạn sẽ thành công với nó và đặt bạn vào tình trạng đầu óc đúng đắn. Nếu bạn thực hiện điều này hàng ngày, bạn sẽ phải kinh doanh với những gì thuận tiện và dễ dàng cho bạn?.

    Tìm ra một cách kinh doanh phù hợp là rất quan trọng, nhưng cần thiết phải nhớ những điều căn bản sau, ví dụ như quản lý tiền bạc. Theo Bradon tiết lộ ?oMột khía cạnh mà tôi có đó là quản lý tốt tiền bạc. Tôi chặn đứng những thua lỗ một cách nhanh chóng. Tôi không mạo hiểm nhiều tiền cho mỗi thương vụ, chỉ 0,5% cho một thương vụ?. Alex đưa ra những lời khuyên tương tự về những nguyên tắc cơ bản để quản lý rủi ro như sau: ?oTôi dựa trên mạo hiểm bao nhiêu cho mỗi thương vụ trong tài khoản của tôi, nhưng mà tôi cũng xem xét sự thay đổi của cổ phiếu và tôi muốn mạo hiểm bao nhiêu tiền. Tôi sẽ không mạo hiểm nhiều hơn một vài phần trăm ở bất kỳ giá nào?.

    Bill khuyên giữ thái độ khách quan bằng cách thỉnh thoảng từ bỏ những quan điểm và đánh giá lại việc bạn cảm thấy như thế nào về mỗi một thương vụ: ?oMột mánh khóe mà tôi học được trong kinh doanh đó là không để tình cảm xen vào. Đừng yêu 1 cổ phiếu nào đó hoặc cũng đừng quá ghét nó. Thỉnh thoảng bạn hoàn toàn nghi ngờ về quan điểm của bạn, hãy tống khứ chúng đi và xem bạn có muốn mọi việc bắt đầu lại quan điểm đó một lần nữa hay không. Phần khó khăn là việc tống khứ quan điểm. Nhưng mà 90% thời gian bạn sẽ không muốn bắt đầu mọi việc lại một lần nữa. Nhưng mặt khác, tôi không thể đợi quay lại đúng quan điểm mà nó cho tôi biết đó có thể đó là quan điểm đúng, bỡi vì tôi đã tống khứ chúng đi và bây giờ lại muốn quay trở lại?.

    Một vài lần khi chúng ta quá tập trung vào việc tìm kiếm cách kinh doanh đạt lợi nhuận cao và tập trung vào quan điểm của chúng ta mà quên đi mất những điều căn bản. Nhưng những điều căn bản luôn có ích để bạn nhận ra những giới hạn của mình và làm việc trong những giới hạn đó, củng cố thế mạnh của bạn và kinh doanh dựa trên những phương cách mà bạn cảm thấy thuận lợi, kiểm soát rủi ro và càng khách quan càng tốt. Bạn càng nhận ra những điều cơ bản trong kinh doanh, thì bạn càng kiếm lời nhiều.
    meiuhappy thích bài này.
  6. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Controlling Fear By Controlling Risk - Kiểm soát rủi ro

    Sự sợ hãi bảo vệ chúng ta. Bạn sẽ cẩn thận hơn sau khi chạm phải cái lò sấy đang nóng & bạn sẽ không lặp lại điều đó một lần nữa.
    Bản in Gửi đi

    Nhưng cũng có một vài người chẳng bao giờ rút ra được kinh nghiệm, đặc biệt là khi nó xảy ra trong kinh doanh. Họ hay mắc phải những lỗi rất nghiệp dư, ví dụ như kinh doanh mà không thể chấp nhận thua lỗ hoặc từ bỏ những giới hạn rủi ro & thực hiện những thương vụ to lớn mạo hiểm để lấy lại số tiền mà họ đã mất ở vài thương vụ trước. Một người kinh doanh không biết sợ hãi có thể kết thúc giống như một người kinh doanh thất bại trừ phi họ có cách quản lý rủi ro thích hợp.

    Có một số lợi thế về tâm lý khi kiểm soát rủi ro: khi bạn biết bạn có thể làm chủ những trường hợp sấu nhất, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn & bạn sẽ kinh doanh sáng tạo hơn. Một trong những cách phổ biến nhất để giảm thiểu rủi ro là giới hạn số vốn bạn mạo hiểm từ 1-2% cho bất kỳ 1 thương vụ nào. Làm sao bạn có thể giới hạn rủi ro một cách chính xác? Đầu tiên bạn nên có một kế hoạch kinh doanh được thiết lập tốt trong đó bạn ước đoán mức lợi nhuận tiềm năng mà bạn có thể đạt được và bạn cũng nên biết bạn cũng có thể thua lỗ khoảng bao nhiêu. Ví dụ biên độ giao động của một cổ phiếu hay hàng hóa giao dịch qua 1 giai đoạn thời gian nhất định có thể mang lại cho bạn 1 ý tưởng tốt về việc bạn có thể thua lỗ bao nhiêu.



    Những điểm dừng bảo vệ là một công cụ hữu hiệu để quản lý rủi ro. Ví dụ, cho rằng bạn có 1 tài khoản 100 ngàn đô và bạn quyết định thực hiện 2 thương vụ chính; bạn có thể lên kế hoạch mạo hiểm chỉ một ngàn đô cho mỗi giao dịch để giới hạn rủi ro của bạn vào khoảng 2%. Một trong hai thương vụ này, bạn quyết định mua 1 cổ phiếu thường xuyên giao dịch ở mức 50 và 51 đôla. Kế hoạch của bạn là mua giá 50 và bán với giá 51. Bạn có thể mua được bao nhiêu cổ phiếu và kiểm soát được bao nhiêu rủi ro? Nếu bạn mua 1 ngàn cổ phiếu giá 50, giá có thể giảm đi 1 đôla và bạn sẽ mất 1 ngàn đôla. Sử dụng những thiết lập tự động trên nền tảng kinh doanh của bạn bằng việc đặt ra 1 điểm dừng bảo vệ tại giá 49 đôla, bạn sẽ giới hạn rủi ro của bạn 1%. Những người kinh doanh có kinh nghiệm hơn có thể yêu thích những điểm dùng tinh thần hơn mà họ kết thúc 1 thương vụ thủ công khi giá đạt đến điểm thoát 49 đôla. Bất lợi của điểm dừng tinh thần là có thể không được thực thi đúng lúc trừ phi cổ phiếu rớt giá không theo quy luật. Nếu không được thực hiện, giá có thể giảm xuống 3 đôla, ví dụ vậy và khi đó lỗ sẽ là 3 ngàn đôla, có thể khó đánh bại sự cám dỗ để từ bỏ khoản lỗ đó và từ bỏ nó trên giấy tờ. Nhưng những thua lỗ còn lại trên giấy có thể tăng thêm theo thời gian, nếu mà xu hướng đã hoàn toàn thay đổi thì sẽ tạo thêm sự hối tiếc và sự chối bỏ về tinh thân. Do đó thiết lập tự động trên nền tảng kinh doanh của bạn có những lợi thế như vậy.

    Một cách tiếp cận khác để thiết lập những điểm dừng bảo vệ là đặt những điểm dừng dựa trên phần trăm giá cổ phiếu được giao dịch. Lấy ví dụ của chúng ta về 1 cổ phiếu bán ở giá 50 đôla, cho rằng 1 nhà kinh doanh có thể quyết định rủi ro không lớn hơn 1%. 1% của 50 đôla là 50 xu, vì vậy điểm dừng có thể là 49.5 đôla.

    Cách tiếp cận thứ ba về những điểm dừng bảo vệ là sử dụng thời gian. Cho rằng bạn đã quyết định thực hiện 1 thương vụ giá cả hay lên xuống mà bạn tiên liệu giá của cổ phiếu sẽ tăng từ 50 đến 51 đôla trong vòng 2 tuần. Nếu giá không đạt tới mục tiêu 51 đôla trong 2 tuần thì thương vụ đó sẽ kết thúc.

    Khi thiết lập những điểm dừng bảo vệ, điều cốt yếu là bạn không bao giờ được làm bất cứ một việc gì tùy ý. Luôn luôn thực hiện kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết. Nghiên cứu hành động của thị trường bằng các phương tiện bạn lên kế hoạch kinh doanh. Nếu bạn có một vài hiểu biết về các yếu tố làm cho giá thay đổi, cùng với biên độ giao động của cổ phiếu hoặc hàng hóa bạn có thể thực hiện quyết định biết trước là bạn có thề lời hoặc lỗ và bạn có thể thực hiện những phòng ngừa cần thiết để bảo vệ chính bạn. Sự chuẩn bị cho một thương vụ tạo ra tất cả những sự khác biệt. Nếu bạn thực hiện một quyết định đã được biết trước, thì bạn sẽ biết rõ bạn đã thực hiện những đề phòng để bảo vệ vốn của bạn. Nếu bạn biết rằng bạn có thể sống sót qua những trường hợp xấu nhất, bạn sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Không có lý do gì cho phép sự sợ hãi làm tê liệt bạn. Ngay khi bạn tránh chạm phải lò sấy đang nóng, thì bạn sẽ không bao giờ bị bỏng.
    meiuhappy thích bài này.
  7. eyolf

    eyolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    722
    Drive To Win - Đi tới thành công

    Làm chủ thị trường là một thử thách. Nhiều người muốn kinh doanh thành công nhưng rất ít người đạt được. Có lẽ nhân tố quan trọng đơn giản nhất trong việc làm chủ thị trường là khát khao chiến thắng. Những nhà kinh doanh thành công làm bất cứ những gì để mang lại thành công.
    Bản in Gửi đi

    Tại sao người ta lại bị hấp dẫn bởi thị trường? Đó là sự hứng thú, là tiền bạc hay là cả hai? Có ai không muốn thành công? Không may là chỉ với mong muốn thành công thôi là chưa đủ. Sự làm chủ thực sự đòi hỏi nhiểu hơn thế nữa. Một nhận thức ?ongạo nghễ? hay ?ocó thể làm được? cũng cần thiết nhưng vẫn chưa đủ. Nhà kinh doanh làm chủ thị trường là người sẵn sàng làm bất kỳ việc gì để thành công, thậm chí dành toàn bộ thời gian, tiền bạc và công sức cho nó. Trước tiên họ say sưa với công việc kinh doanh. Họ yêu thích công việc kinh doanh nhiều đến nỗi mà họ dành hết thời gian rảnh rỗi hứng thú xem xét những hành động của thị trường và cố gắng phác họa ra thị trường sẽ thay đổi như thế nào. Nhà kinh doanh bậc thầy Bill Lipschutz quan sát ?obạn thấy những người phần lớn thời gian ngồi bên máy vi tính làm những công việc gì đó bởi vì họ đã bị chúng mê hoặc? (trang 39, Patel, 1997). Những người thành công yêu thích công việc nghiên cứu thị trường. Trong việc truy tìm của họ để phát triển cảm nhận trực giác đối với hành động của thị trường, họ có thể không cần thiết tìm kiếm một cổ phiếu hay một hàng hóa tiếp theo để đầu tư, mà họ cố gắng trong việc thu nhận hiểu biết các yếu tố làm dịch chuyển thị trường. Nhà kinh doanh làm chủ thị trường yêu thích những việc mà họ đang làm. Tương phản với nó, những nhà kinh doanh muốn sự thưởng công nhưng lại không muốn gắn vào công việc thì họ thà ở đâu đó còn hơn. Họ coi việc nghiên cứu thị trường chỉ là một công việc phải thực hiện để kinh doanh. Việc nghiên cứu sát sao hành động của thị trường không làm cho họ hứng thú.

    Điều tiếp theo là những nhà kinh doanh có niềm đam mê chiến thắng không ngừng xem xét kỹ lưỡng bản thân mình. Họ bị thúc đẩy đến thành công đến nỗi mà họ ngại thừa nhận những lỗi lầm của mình. Họ không sợ làm sai. Họ biết rằng họ cần phải đánh giá khả năng để cải thiện nó. Họ không né tránh những phản hồi tiêu cực. Đối với họ không có phản hồi mới là tiêu cực. Tất cả những phản hồi đều tốt vì nó cho phép họ đo lường được họ đang ở đâu và nơi nào họ cần phải đi tiếp. Họ rất khiêm tốn và biết rằng không có nhà kinh doanh nào là lớn hơn thị trường. Chấp nhận rằng bạn phải dẹp bỏ cái tôi của bạn sang một bên và đi tới nơi thị trường dẫn bạn tới đòi hỏi sự can đảm và sức mạnh, nhưng một lần nữa những nhà kinh doanh thành công sẽ làm bất cứ những gì để thành công, ngay cả chấp nhận rằng sự thông minh và cá tính của họ là không đủ để thành công. Bill Lipschuts cho rằng ?oNếu bạn gặp 1 nhà kinh doanh rất, rất thành công và anh ta thực sự tin tưởng đó là do anh ta thông minh hơn, nhanh hơn, sáng suốt hơn và hung hăng hơn tất cả những người xứng tầm, thì tôi không tin anh ta? (trang 39, Patel, 1997). Thông minh là chưa đủ. Theo Bill Lipschutz, những nhà kinh doanh thành công còn phải "rất tập trung, có động lực và làm việc hăng say".

    Thông thường ta thấy những nhà kinh doanh thành công không cảm thấy lúng túng khi họ thua lỗ. Đó không phải là do họ thích thua lỗ, mà họ tận hưởng cái thử thách trí tuệ của việc kinh doanh nhiều đến nỗi mà họ không thể chờ hoàn thiện một phương pháp mới. Họ tận hưởng việc tìm kiếm những chiến lược mới và cảm thấy một cảm giác tuyệt diệu khi khám phá ra những điều kiện mới của thị trường và làm việc say sưa để tìm ra những bí mật để kinh doanh theo những điều kiện mới đó. Những nhà kinh doanh thường phải đối mặt với thất bại này tới thất bại khác. Nếu bạn không có một ham muốn mãnh liệt để chiến thắng và làm chủ thị trường, bạn sẽ cảm thấy bị đánh bại sau mỗi một thất bại. Nhưng nếu bạn sẵn sàng làm bất cứ những gì để dành thắng lợi bạn sẽ không chỉ làm chủ được thị trường mà bạn sẽ còn thành công lớn.
    meiuhappy, luckyuct86pnlinh1706 thích bài này.
  8. gale767

    gale767 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Nhiều bài hay đấy. Vote 5*.
  9. nqsoft

    nqsoft Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    0
    Xin phép được ngắt luồng - đánh dấu phát
  10. felix7

    felix7 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Quá hay đấy bác ơi, tiếp tục đi, đề nghị MOD cho topic này lên đầu để mọi người cùng đọc.

Chia sẻ trang này