Phân tích doanh nghiệp PVT đáng để đầu tư lắm đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bdsanhnghiem, 10/10/2020.

1988 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 04:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 107906 lượt đọc và 495 bài trả lời
  1. Ngovantaiidp

    Ngovantaiidp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2017
    Đã được thích:
    1.649
    Thì cứ túc tắc lên nhè nhẹ cũng đủ rồi bác, kha kha!
    vuabimbip1990 thích bài này.
  2. minhanhnt

    minhanhnt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2018
    Đã được thích:
    249
    :( còn xả dài dài đến khi có tin Quý 4 nhé, gần đến 23/12 chắc còn 10.2
  3. vuabimbip1990

    vuabimbip1990 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/05/2020
    Đã được thích:
    5.856
    =)) bác đánh chứng ngày àh , nhìn 1 ngày xong phán cả quý =))
  4. tunhanson

    tunhanson Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2020
    Đã được thích:
    8.234
    Yêu thằng cháu này quá, nếu vậy các chú càng có cơ hội mua được giá tốt. Nói hay có thưởng!
    rossagroup, nguyentrinamKha_Kago thích bài này.
  5. minhanhnt

    minhanhnt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2018
    Đã được thích:
    249
    Pác cứ phét đi rồi thấy ... 23/12 cổ nó về thì trước đó tụi nó phọt cho mà hót
  6. Kha_Kago

    Kha_Kago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2020
    Đã được thích:
    826
    Có vùng HT 12.5, khả năng lấp GAP quanh vùng 12.7 trước khi tăng điểm, nói chung có tt tích cực ở quý 4
  7. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    Nhờ điều kiện thuận lợi của kinh tế vĩ mô và sự phục hồi của ngành vận tải biển, năm 2019 là năm đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của PVTrans với các chỉ tiêu kết quả SXKD cao nhất kể từ khi thành lập đến nay. Doanh thu hợp nhất đạt 8.047 tỉ đồng, vượt 146% so với chỉ tiêu Đại hội Đồng cổ đông giao; lợi nhuận trước thuế đạt 1.016 tỉ đồng vượt 203% so với chỉ tiêu Đại hội Đồng cổ đông giao và bằng 104% so với thực hiện năm 2018; duy trì sự tăng trưởng lợi nhuận 8 năm liên tục kể từ năm 2011 với mức tăng bình quân 17%. PVTrans tiếp tục khẳng định là công ty vận tải biển hàng lỏng số 1 của Việt Nam chiếm lĩnh 100% thị phần vận tải dầu thô, 100% thị phần vận tải khí LPG và 30% thị phần vận tải xăng dầu trong nước. Đầu tư trẻ hóa tàu cũng là một điểm sáng của PVTrans trong năm 2019. Đội tàu của Tổng công ty được đầu tư bổ sung thêm 7 tàu các loại đều là các tàu trẻ, nâng số lượng tàu lên 33 chiếc với tổng trọng tải đạt gần 1 triệu DWT. Nhờ quy mô đội tàu tăng, thị trường khai thác cũng ngày càng mở rộng. Đến nay, trên 70% đội tàu của PVTrans hoạt động khai thác trên các tuyến quốc tế rộng khắp từ khu vực Trung đông đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và vươn tới khu vực Bắc Mỹ. Do nhu cầu vận chuyển hàng lỏng trong nước được dự báo tăng trưởng chậm lại, thị phần vận tải hàng lỏng trong nước không còn nhiều, nên việc mở rộng thị phần sang thị trường vận tải quốc tế là hướng đi đúng đắn. Năm 2019, cổ phiếu PVT giao dịch ổn định, có tính thanh khoản cao và là đơn vị vận tải biển duy nhất trên sàn HSX đạt được kết quả này. Cổ phiếu PVT tiếp tục được nhiều nhà đầu tư, các quỹ trong, ngoài nước quan tâm và nắm giữ trên 30% khối lượng cổ phiếu lưu hành, chủ yếu là các quỹ đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Singapore…Điều này cho thấy các nhà đầu tư, các cổ đông tiếp tục tin tưởng vào hoạt ỔN ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN 6 động SXKD hiện tại và tiềm năng phát triển của PVTrans trong tương lai. Năm 2019, với những thành quả tích cực từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thương hiệu, uy tín và vị thế của PVTrans được củng cố và nâng cao, được các tổ chức xếp hạng trong và ngoài nước tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín. PVTrans tiếp tục được Forbes (Mỹ) lựa chọn năm thứ hai liên tiếp nằm trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, được tổ chức Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) xếp hạng 170/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500), 90/500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (Profit500) và Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2019 (nhóm Midcap). PVTrans cũng lần đầu tiên nhận được giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc “Corporate Excellence Award” do Asia Pacific Entrepreneurship Awards (APEA) - tổ chức phi chính phủ hàng đầu về kinh doanh tại Châu Á – Thái Bình Dương trao tặng. Những thành quả và những giải thưởng mà PVTrans đã đạt được trong năm 2019 một lần nữa khẳng định sự sáng suốt trong các chủ trương, chiến lược phát triển, các quyết sách phù hợp, kịp thời trong kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo và sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên PVTrans.
    TommySan, system84Ngovantaiidp thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  8. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    tiếp tục cập nhật những điểm nổi bật về doanh nghiệp
    Đội tàu PVTrans đã có đến 70% số lượng tàu chạy quốc tế, thị trường vận chuyển không chỉ tập trung ở Trung Đông, Đông Nam Á, Đông Á mà đã mở rộng sang khai thác tại Úc, Thái Bình Dương. Tàu của PVTrans cũng đã nhận những chuyến hàng tại châu Mỹ và châu Âu. Việc tham gia vào phân khúc thị trường cao cấp, “khó tính” hơn nhưng mức cước cao hơn
    GIÁ CƯỚC VẬN TẢI BIỂN ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN TĂNG GIÁ DỰ BÁO PVT SẼ CÓ LỢI NHUẬN ĐỘT BIẾN TỪ GIÁ CƯỚC TĂNG MẠNH VÀ GIÁ NHIÊN LIỆU THẤP TRONG THỜI GIAN DÀI .
    GIÁ CƯỚC TÀU BIỂN Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI TĂNG GẤP 300% SO VỚI CÙNG THỜI ĐIỂM NĂM TRƯỚC
    LỢI NHUẬN SẼ TĂNG TRƯỞNG ĐỘT BIẾN TRONG QUÝ 4 KHI MÀ GIÁ CƯỚC TÀU TĂNG VÀ GIÁ OIL THẤP TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI.
    NHƯ KẾT QUẢ 9 THÁNG ĐẦU NĂM PVT ĐÃ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NĂM RỒI

    QUÝ 4 SẼ CÓ LỢI NHUẬN ĐỘT BIẾN ......................
    GIÁ CỔ PHIẾU SẼ TĂNG MẠNH THEO KẾT QUẢ KINH DOANH CHẮC CHẮN LÀ NHƯ VẬY RỒI KHI MÀ KQKD TỐT LÊN THÌ GIÁ CP SẼ TĂNG MẠNH................
    Last edited: 28/11/2020
    system84Ngovantaiidp thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  9. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    https://www.thesaigontimes.vn/30928...phi-ma-can-tro-kinh-te-toan-cau-hoi-phuc.html

    Cước tàu biển tăng phi mã, cản trở kinh tế toàn cầu hồi phục
    Ricky Hồ
    Chủ Nhật, 11/10/2020, 16:48
    (TBKTSG Online) – Dịch Covid-19 đã khiến cước phí tàu biển tăng vọt, đặc biệt là các tuyến từ Trung Quốc đi Mỹ tăng gấp ba lần, có nguy cơ ảnh hưởng đến đợt cao điểm về doanh số dịp lễ Giáng sinh và tiến trình hồi phục kinh tế toàn cầu. Cả Bắc Kinh và Washington đã cùng lúc can thiệp để hạ giá cước tàu biển trên thế giới.

    [​IMG]
    Các hãng tàu trên thế giới dự định sẽ cắt giảm các chuyến Nhật - Mỹ, để tăng cường cho tuyến Trung - Mỹ đang có nhu cầu vận tải hàng tăng mạnh. Trong ảnh là tài của hãng Ocean Network Express (ONE) là liên doanh của ba hãng tàu biển Nhật Bản, đứng thứ sáu trên thế giới. Ảnh: ONE
    Đa số các hãng tàu biển chính trên thế giới cắt giảm mạnh hoạt động từ tháng 2 sau khi nhu cầu giảm sâu khi dịch lên đỉnh điểm ở Trung Quốc và sau đó lan khắp thế giới. Vào cuối tháng 5, số tàu biển nằm cảng đạt kỷ lục với 550 tàu thả neo ở cảng, và số chuyến tàu chở hàng giảm khoảng 20% so với kế hoạch các hãng vạch ra trước dịch.

    Bài toán mới cho hãng tàu, nhà bán lẻ

    Cước tàu biển tăng mạnh và đều từ tháng 5, nhưng các hãng tàu lại chậm gia tăng năng lực vận chuyển cho đến đầu tháng 9 vừa rồi.

    Nhưng năng lực vận tải gia tăng không đủ sức để chặn đà cước phí tăng phi mã.

    Một chuyến tàu biển từ Trung Quốc đi bờ Tây nước Mỹ thường mất khoảng ba tuần. Thời gian tương đối dài này khiến nhu cầu vận tải biển chiều Trung – Mỹ tăng từ tháng 7 đến tháng 10 – giai đoạn các nhà bán lẻ Mỹ chuẩn bị hàng cho đợt mua sắm lớn nhất trong năm Black Friday. Năm nay, Black Friday rơi vào ngày 27-11-2020.

    Theo công ty dữ liệu vận chuyển hàng Freightos, cước phí tàu biển cho một container 40 feet sang bờ Tây nước Mỹ vào cuối tháng 9 rồi đã đạt 3.900 đô la Mỹ, đỉnh điểm và cao gần ba lần giá năm trước. Còn dữ liệu của sàn Shanghai Shipping Exchange cho thấy cước phí sang bờ Đông nước Mỹ lên đến 4.700 đô la Mỹ mỗi container 40 feet.

    Nguồn hàng của các siêu thị và cửa tiệm ở Mỹ đang vơi dần, theo Nikkei Asia. Tháng 7, các kho hàng trữ ít hơn 10% so với năm này khi tỷ lệ hàng dự trữ trên tổng hàng bán ra giảm xuống còn 1,23 – mức thấp nhất kể từ năm 1992. Sự suy giảm năng lực vận tải biển giờ khiến hệ thống bán lẻ chạy đôn đáo để tìm nguồn hàng lấp đầy kho và kệ bán hàng.

    Ở vài khu vực ở Mỹ, các chuỗi cửa hàng lớn như Best Buy and Home Depot đã bán sạch máy rửa chén, lò vi sóng (microwave) và tủ lạnh. Xu hướng làm việc tại nhà khiến nhu cầu đồ gia dụng tăng vọt, nhưng các cửa hàng cần vài tháng để đặt hàng.

    Tình trạng thiếu hụt nguồn hàng do vận tải biển khan hiếm buộc các nhà bán lẻ tìm giải pháp khác. Thay vì chủ tập trung một hai đợt lớn, họ đang xem xét rải đều trong năm các đợt khuyến mãi hay giảm giá. Việc rải đều như vậy sẽ không thu hút đám đông và duy trì các quy định về giãn cách xã hội.

    Trong khi đó, các chủ tàu có cơ hội lại muốn duy trì cước phí tàu biển ở mức cao càng lâu càng tốt. Không ngạc nhiên khi nhận ra rằng số tàu biển từ Trung Quốc đi Bắc Mỹ trong tháng 9 rồi ít hơn 5% so với mức trước dịch Covid-19. Lý do khác là các hãng tàu biển ngần ngại tăng chuyến bởi nhu cầu có thể giảm sâu sau các kỳ nghỉ lễ.

    Tại Nhật Bản, doanh số mùa Giáng Sinh năm nay được dự báo sẽ không tăng mạnh như ở phương Tây. Vì thế, các hãng tàu lên kế hoạch cắt bớt các chuyến tàu từ Nhật Bản đi Mỹ và điều các tàu này cho tuyến có nhu cầu cao hơn xuất phát từ Trung Quốc.

    [​IMG]
    Cước tàu biển tăng mạnh và đều từ tháng 5, nhưng các hãng tàu lại chậm gia tăng năng lực vận chuyển cho đến đầu tháng 9 vừa rồi.
    Thị trường vận tải đảo lộn

    Các biểu đồ vận chuyển hàng hóa toàn cầu đảo lộn từ đầu năm nay: Số chuyến xe lửa chở hàng từ Trung Quốc sang châu Âu tăng vọt. Trong 8 tháng đầu năm 2020, khoảng 7.600 chuyến xe lửa chở hàng từ Trung Quốc đã đến châu Âu, tăng 90% so vởi tổng số chuyến hàng của năm 2019. Với tốc độ như hiện nay, số chuyến xe lửa chở hàng sẽ đạt 10.000 trong năm nay.

    Hàng từ Trung Quốc mất 15-18 ngày để đến châu Âu bằng đường sắt, 2-10 ngày bằng đường không và 4-6 tuần bằng đường biển. Một lý do khiến đường sắt được chuộng trong vận chuyển hàng đến châu u là giá cước đường sắt chỉ bằng 10% cước phí đường không, nhưng nhanh hơn đường biển rất nhiều.

    Năng lực vận chuyển hàng bằng đường không giảm 30% so với năm trước, khiến cước phí cũng tăng. Theo số liệu từ TAC Index, cước phí tính theo kilogram từ Hồng Kông đi Bắc Mỹ là 5,5 đô la Mỹ, tăng 20% so với tháng 7. Đây là hệ quả của tình trạng suy giảm các chuyến bay chở khách vốn chở luôn hàng hóa.

    Nhu cầu vận tải đường không sẽ tăng trong ngắn hạn, đặc biệt là khi Apple tung ra các lô điện thoại thông minh (smartphone) mới nhất iPhone 12 và Sony đưa ra trò chơi điện tử PlayStation 5. Một số chuyên gia lại cho rằng cước phí hàng không sẽ tăng vọt khi vaccine ngừa Covid-19 tung ra thị trường. Toàn cầu lúc đó cần đến 8.000 chiếc Boeing 777 chở hàng có năng lực vận chuyển 1 triệu liều vaccine mỗi chiếc.

    [​IMG]
    Cước phí tàu biển từ Trung Quốc đến bờ Tây nước Mỹ tăng ba lần từ đầu năm đến đầu tháng 10-2020 – Nguồn: Freightos
    Sự can thiệp của chính quyền

    Giá vận tải biển từ Trung quốc đi Mỹ tăng kỷ lục khiến Bắc Kinh và Washington nhanh chóng can thiệp, ngay cả khi các chủ tàu cam kết sẽ tăng số chuyến tàu.

    Đầu tháng 9, theo trang Caixin, Bộ Vận tải Trung Quốc đã mời các hãng tàu trong nước và quốc tế dự cuộc họp kín sau khi ghi nhận cước phí tàu biển tăng kỷ lục trong ba tháng vừa qua. Một tuần sau, Ủy ban liên bang về hàng hải Mỹ (FMC) cũng triệu tập một cuộc họp tương tự - trang mạng của FMC công bố.

    Trước các cuộc họp, cả FMC và Bộ Vận tải Trung Quốc đã gửi thư đến các hãng tàu biển vào giữa tháng 8 để tìm hiểu tình hình.

    Trên trang mạng FMC, cơ quan quản lý hàng hải Mỹ nói rằng “đang tích cực giám sát tình hình với trọng điểm là giá cước và năng lực dịch vụ vận tải”. FMC cũng tuyên bố: “Nếu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy hãng tàu vi phạm các tiêu chuẩn cạnh tranh trong điều 6g của Luật tàu biển, FMC ngay lập tức tìm cách giải quyết với các hãng. Nếu cần thiết, FMC sẽ đưa ra tòa liên bang để xin lệnh cấm…”.

    Trước các động thái của chính phủ hai nước, các hãng bắt đầu tăng nâng lực vận chuyển tuyến xuyên Thái Bình Dương và các tuyến khác. Caixin nói, phần lớn các tuyến này đã bị cắt giảm khi dịch bùng phát, khiến giá cước tăng dần từ đầu năm.

    Kết quả là hãng tàu lớn nhất Trung Quốc Cosco Shipping và hãng nhỏ hơn Orient Overseas International Ltd đã hủy kế hoạch dừng hoạt động các đội tàu trong suốt kỳ nghỉ lễ quốc khánh dài tám ngày, kết thúc ngày 8-10 vừa rồi. Tuần trước, Cosco cũng tăng năng lực vận tải bằng cách thuê thêm container và tàu bên ngoài cho các chuyến xuyên Thái Bình Dương.

    Gã khổng lồ vận tải biển Maersk của Đan Mạch cũng tuyên bố nối lại các chuyến xuyên Thái Bình Dương đến Mỹ và Mỹ Latinh mà hãng đã hủy trước đó. Maersk nói “đang kích hoạt trở lại năng lực nhàn rỗi, thuê thêm container và tàu để đáp ứng nhu cầu”.

    Cước phí bắt đầu ổn định hơn khi có nhiều tàu được đưa vào hoạt động trên tuyến Trung - Mỹ. Tuy nhiên, với giá 3.900 đô la mỗi container đến bờ Tây nước Mỹ thì giá vẫn tăng 1,4% mỗi tuần kể từ giữa tháng 9 vừa rồi. Các nhà phân tích nói nếu tăng dưới 2% mỗi tuần là chấp nhận được trong giai đoạn cao điểm trước dịp mua sắm Black Friday và Giáng Sinh.
    TommySan, system84, tunhanson1 người khác thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  10. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    https://www.thesaigontimes.vn/td/310954/van-tai-bien-va-hien-tuong-shipageddon-.html

    Hàng xuất đi Mỹ đảo chiều ngoạn mục

    Nhưng nhờ biện pháp chống dịch quyết liệt, từ tháng 5 dịch đã bắt đầu thuyên giảm ở châu Á, bắt đầu từ Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc... và rồi châu Âu. Cùng lúc đó hầu hết các bang ở Mỹ đã dỡ bỏ giãn cách vào cuối tháng 5. Xuất khẩu bắt đầu hồi phục từ tháng 6. Đại dịch xảy ra đột ngột nên các đơn hàng xuất khẩu vỡ trận, bị hủy bỏ hàng loạt. Khi dịch thuyên giảm các nhà xuất khẩu lập tức gia tăng sản xuất để trả nợ các đơn hàng cũ bị hủy đồng thời tiếp nhận đơn hàng mới.

    Các nhà nhập khẩu cũng gia tăng nhập hàng để tiêu thụ và dự trữ do lượng hàng tồn đã bán hết khi chuỗi cung ứng gián đoạn. Vì giãn cách, người tiêu dùng các nước nhập khẩu làm việc ở nhà (work from home) nên nhu cầu nhập các mặt hàng gỗ nội thất, đồ dùng trong nhà, thiết bị điện tử, thiết bị văn phòng tăng mạnh. Đồng thời nhu cầu nhập thiết bị y tế, khẩu trang... cũng rất khẩn thiết.

    Justin Hatch, Phó chủ tịch Vùng Đông Nam Á của Williams-Sonoma, một công ty bán lẻ đồ dùng trong nhà và dụng cụ làm bếp ở Mỹ, cho biết người Mỹ đang chi tiêu cho đồ dùng trong nhà nhiều nhất từ trước đến nay. Họ nghĩ rằng họ sẽ làm việc ở nhà lâu dài như một trạng thái bình thường mới.

    Tháng 6 đến tháng 10 cũng là mùa xuất hàng cao điểm đi Mỹ cho hai thời điểm học sinh nhập học cuối tháng 8 đầu tháng 9 (back to school) và mùa lễ hội mua sắm Black Friday, Giáng sinh và năm mới.

    Theo PIERS, tổng lượng hàng xuất khẩu vào Mỹ trong hai tháng 8 và 9 tăng trung bình 20%, tháng 10 lên đến 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng xuất của Việt Nam đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc, tháng 7, 8, 9 tăng lần lượt là 19%, 32% và 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tăng giá chưa có tiền lệ và sự can thiệp của các chính phủ

    Theo Drewry Index, giá cước ngắn hạn (spot rate) từ châu Á đi bờ Tây nước Mỹ từ 22-5 có mức dưới 1.700 đô la/ container 40 feet (C40’). Tuy nhiên, với cú đảo chiều ngoạn mục khi cung giảm (điều tiết chỗ) và cầu tăng, giá cước bắt đầu tăng dần đều từ 1-6. Các hãng áp dụng phụ phí tăng giá chung GRI (General Rate Increase) cứ mỗi hai tuần đều đặn 300-400 đô la/C40’.

    Theo Shanghai Containerized Freight Index (SCFI), giá cước ngắn hạn cập nhật ngày 20-11 từ các cảng châu Á đi bờ Tây nước Mỹ là 3.913 đô la/C40’ và bờ Đông nước Mỹ là 4.682 đô la/C40’. Trong khi đó giá cước hợp đồng dài hạn (long-term contract rate) cũng tăng từ 1.521 đô la/C40’ lên đến 2.500 đô la/C40’, theo Freightwaves.

    Ngoài ra, các hãng tàu còn chào “dịch vụ đặc biệt” (premium service) để đảm bảo chỗ sau khi đặt chỗ với giá cước cao ngất ngưỡng, từ 4.400 - 5.500 đô la/C40’.
    TommySansystem84 thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này

Chia sẻ trang này