Phân tích kỹ thuật (TA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nano9, 07/07/2007.

4057 người đang online, trong đó có 322 thành viên. 23:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 4):
  2. rommel
Chủ đề này đã có 3854067 lượt đọc và 1159 bài trả lời
  1. yenlang111

    yenlang111 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Đã được thích:
    178
    Cảm ơn tài liệu quý giá :x
  2. thanhtung271

    thanhtung271 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2017
    Đã được thích:
    504
    Hay
  3. CK_F319

    CK_F319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2020
    Đã được thích:
    443
    Gởi bạn biểu đồ của MTA:

    [​IMG]

    Mình thấy MTA giao dịch trên UpCom, nên thanh khoản không được cao và đều. Sau khi tăng về mức đỉnh cao 9.6, nó đã không thể vượt qua đỉnh này để đi tiếp và đã bị điều chỉnh trở lại. Hiện tại nó đã lùi về vùng kháng cự 8.5 và gần chạm đường trendline dưới của kênh giá. Các chỉ báo kỹ thuật như Stochastic và RSI ở thời đoạn ngắn, đang ở vùng tiêu cực; tuy nhiên, khi giá lùi về gần vùng kháng cự mà khối lượng giao dịch lại giảm dần trong 4 phiên gần đây, cho một khả năng giá sẽ khó bị giảm tiếp.
    Hy vọng với những thông tin tích cực ở đại hội cổ đông vừa qua và những thông tin tích cực khác đã được công bố như: Năm 2020 công ty đạt lãi cao nhất lịch sử cổ phần hoá, đã xoá lỗ luỹ kế và có lãi trở lại; Chủ tịch HĐQT đã mua vào hơn 30 ngàn cổ phiếu trong tháng 3, giá của MTA có thể sẽ bật tăng trở lại.
    Trong trường hợp rơi vào tình huống xấu của thị trường, nếu giá của MTA giảm xuống dưới đường trendline dưới, nó sẽ hình thành một trend điều chỉnh mạnh hơn và mục tiêu nó hướng tới sẽ là vùng 8.0 hoặc sâu hơn nữa là vùng giá 7.5.
    Vài dòng chia sẻ cùng nhau.
    Chúc bạn nhiều may mắn!
    ctcktbdXmarKien thích bài này.
  4. ichimoku102

    ichimoku102 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/06/2019
    Đã được thích:
    140
    Sử dụng phân tích kỹ thuật như thế nào cho hiệu quả?

    Phân tích kỹ thuật (PTKT) hiện là phương pháp phân tích nhu cầu mua bán, đầu tư cổ phiếu, nó đã trở nên quen thuộc đối với các nhà đầu tư chứng khoán hang tram năm nay. Việc ứng dụng PTKT trong đầu tư trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam được đánh giá là có mạng lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư (NĐT).

    Tuy nhiên, để dự báo giá cổ phiếu thì chúng ta phải sử dụng các chỉ báo PTKT, nhưng sử dụng nó như thế nào để phát huy hiệu quả? Đây luôn là câu hỏi được các NĐT quan tâm và luôn đi tìm lời giải đáp.

    NGUYÊN LÝ

    Có nhiều khái niệm về PTKT như: “PTKT là việc nghiên cứu hành vi mua hay bán của thị trường chủ yếu bằng việc sử dụng đồ thị nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai” theo Edwards và Magee (2001) cho rằng: “PTKT là khoa học về sự ghi nhớ các dạng đồ thị, lịch sử giao dịch thực tế (sự thay đổi giá, khối lượng giao dịch,…) của một chứng khoán cụ thể hoặc là chỉ số trung bình để từ bức tranh quá khứ đó có thể dự báo xu hướng tương lai” và “Phương pháp PTKT về cơ bản là một sự phản ánh quan điểm cho rằng giá dịch chuyển trong xu hướng, xu hướng này được xác định do sự thay đổi trong thái độ của NĐT đối với một loạt các yếu tố kinh tế, tiền tệ, chính trị và tâm lý.

    Tựu chung lại PTKT dựa trên 3 giả định chính:

    • Giá phản ảnh tất cả hành động thị trường
    • Giá biến động theo xu hướng
    • Lịch sử lặp lại chính nó
    [​IMG]

    PTKT là việc nghiên cứu hành vi mua hay bán của thị trường

    ÁP DỤNG

    Hiện nay có rất nhiều chỉ báo trong PTKT:

    • Chỉ báo đường trung bình MA
    • Chỉ báo hội tụ phân kỳ của đường trung bình MACD
    • Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI
    • Chỉ báo Ichimoku
    • Chỉ báo Bollinger Bands (BB)
    Vậy tính hiệu quả của các chỉ báo có thực sự giống nhau hay không?

    Hiệu quả đầu tư là những kết quả của NĐT có được sau khi trừ chi phí để có kết quả đó sau một chu kỳ đầu tư. Đối với cổ phiếu, hiệu quả đầu tư thể hiện ở thu nhập ròng NĐT thu được sau một quá trình đầu tư. Thực tế các chỉ báo PTKT khi được phổ biến trên thế giới thì đã có nhiều nhà đầu tư kiếm được hàng triệu đô trong thời gian dài và các nhà giao dịch triệu phú, tỷ phú cũng đã sử dụng phân tích kỹ thuật để có những phản ứng và hành động phù hợp với xu hướng của thị trường.

    TẠI SAO CÓ NGƯỜI THÀNH, NGƯỜI BẠI KHI SỬ DỤNG PTKT

    Thoạt nhìn, PTKT là một phương pháp vô cùng đơn giản, dễ tiếp thu và có thể hiện thực hóa lợi nhuận nhanh chóng – Thậm chí là trong vài ngày hoặc trong vài buổi học. Nhưng cũng chính vì lý do này, đây cũng là trường phái mà rất nhiều NĐT tham gia nhanh chóng và cũng sớm thay đổi các chỉ báo đang sử dụng của mình giữa vô vàn chỉ báo PTKT hiện nay.

    Một chiến lược giao dịch hiệu quả có 3 quy trình chính:

    • Điểm vào lệnh: Đây là điểm vào khi có tín hiệu của chỉ báo với tỷ lệ thắng cao. Tín hiệu sẽ đang tiếp tục xu hướng tăng hay tiến hiệu mua khi giá giảm ?
    • Điểm đóng lệnh: Có hai mục đích chính, một là có thể giữ cho khoản lỗ ở mức nhỏ nhất, và hai là chốt lời khi giá đi đúng dự đoán.
    • Khối lượng giao dịch: Được thiết lập dựa trên số vốn tối đa mà NĐT muốn mất nếu lệnh dừng lỗ của họ được kích hoạt. Một vị thế cũng không nên quá lớn để giảm sự ảnh hưởng cảm xúc hoặc cái tôi do áp lực của quy mô giao dịch.
    Như vậy khi NĐT đã minh bạch được 3 quy trình trên thì hiệu quả trong PTKT sẽ phát huy tác dụng. Ngược lại 1 trong 3 quy trình không được thực thi đúng thì sẽ kiến cho NĐT phải chịu thất bại trong sử dụng PTKT dẫn tới việc mất niềm tin vào PTKT trong giao dịch.

    [​IMG]

    Nghiên cứu biểu đồ lịch sử có thể cho phép bạn thấy được bản chất của xu hướng giá

    NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ

    Nghiên cứu biểu đồ lịch sử có thể cho phép bạn thấy được bản chất của xu hướng giá, phạm vi giá và sự biến động trên biểu đồ theo thời gian. Việc định lượng các mô hình lặp lại của hành động giá có thể giúp bạn biết cách sử dụng PTKT phản ứng để cấu trúc điểm vào lệnh và thoát lệnh cho các giao dịch lợi nhuận lớn, lợi nhuận nhỏ và thua lỗ nhỏ.

    Liệu bạn có đủ thời gian và kiên nhẫn để theo dõi biểu đồ lịch sử giao dịch của cổ phiếu từ những ngày đầu để đưa ra một đánh giá khách quan về tính hiệu quả và xác suất thành công của một chỉ báo PTKT không? Hay việc thay đổi mỗi thông số trong chỉ báo PTKT sẽ kiến công việc của NĐT phải bắt đầu lại từ đầu.

    Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một kỹ thuật Backtesting là con đường tắt để đánh giá tính hiệu quả của các tín hiệu từ đó thiết lập thông số tối ưu…
    ptkh thích bài này.
  5. conluack47

    conluack47 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2021
    Đã được thích:
    2.086
    :)) chúng ta biết giới hạn thua lỗ của mình và có thể xử lý rủi ro..thì giao dịch là của chúng ta>:)
  6. ichimoku102

    ichimoku102 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/06/2019
    Đã được thích:
    140
    Chỉ báo Williams %R của Larry Williams người biến 10 nghìn đô thành 1 triệu đô trong 1 năm

    Larry Williams (sinh tháng 10 năm 1942) là một trong những nhà đầu tư huyền thoại theo phương pháp phân tích kĩ thuật. Ông là tác giả của 11 cuốn sách về giao dịch chứng khoán và hàng hóa.

    Larry bắt đầu sự nghiệp giao dịch bằng cách nghiên cứu trong các thư viện địa phương Oregon vì lúc đó không có Internet. Nhưng thông tin này rõ ràng là không đủ, nên ông quyết định tận dụng công việc chính thức của mình để phỏng vấn các lãnh đạo và cả nhân viên của các công ty môi giới.

    Thành tựu nổi tiếng nhất của ông là chiến thắng tại Robbins World Cup. Larry đã kiếm được 1 triệu đô la 100 nghìn đơn vị tiền tệ Mỹ trong số 10 nghìn đô la mỗi năm. Đây là kết quả 11.000% mỗi năm. Lúc đó, đây là một kỷ lục tuyệt đối trong cuộc thi này. Sau đó, ông liên tục chứng tỏ kỹ năng của mình khi liên tục tăng vốn từ năm này sang năm khác.

    Một trong những câu nói nổi tiếng mà ông thường nhắc với các nhân viên của mình: "3 điểm quan trọng mà mỗi nhà đầu tư, nhà đầu cơ đều phải học cách tự quản lý đó chính là sự tự tin, sự sợ hãi và sự hung hăng".

    Lần đầu tiên ông tham gia sàn giao dịch chứng khoán là vào nửa cuối thập niên 60. Ông đã vượt qua kỳ thi kiểm tra trình độ một năm sau đó và được phép hành nghề tư vấn tài chính. Lúc đầu, ông tư vấn cho người mới bắt đầu, sau đó ông bắt đầu tự giao dịch.

    Tuy nhiên, các phân tích kỹ thuật và cơ bản vào thời điểm đó không hiệu quả cho Larry, ông thường thích giao dịch ngắn hạn và tất cả các chiến lược giao dịch phổ biến tại thời điểm đó đều dựa trên cách tiếp cận trung hạn hoặc dài hạn. Đó là lúc nhà giao dịch này nghĩ đến việc tự phát triển chiến lược của riêng mình.

    Chỉ báo Williams %R

    Williams %R là 1 chỉ báo về xung lượng (momentum) để đo mức quá mua (overbought)/ quá bán (oversold) của 1 cổ phần. Williams %R được ông Larry Williams tạo ra. Chỉ số này được coi là 1 chỉ báo tiên đoán được xu hướng tương lai khá chuẩn.

    Chỉ số này được giao động từ 0% cho đến -100% và được chia thành 3 vùng:

    Quá mua (overbought): có giá trị từ 0 cho tới -20 đại diện cho thời kỳ giảm giá (bearish)
    Quá bán (oversold): có giá trị từ -80 cho tới -100 đại diện cho thời kỳ tăng giá (bullish)
    Vùng không cho tín hiệu: có giá trị từ -20 cho đến -80 là vùng để xác nhận 1 tín hiệu (signal), chúng ta có thể đợi chỉ báo cắt qua đường -50 để xác nhận sức mạnh tiếp theo của 1 xu hướng.

    Cách sử dụng

    Nó cũng giống như tất cả các chỉ báo khác về vùng quá bán/quá mua. Nó cho chỉ báo tốt nhất về sự thay đổi giá của cổ phần trước khi có sự đánh giá của nhà đầu tư. Ví dụ nếu chỉ báo này đang trong vùng quá mua thì nó mách bảo cho chúng ta giá cổ phần sẽ quay đầu đi xuống trước khi cổ phần này được bán tháo (lưu ý nên dùng kèm với MACD là 1 chỉ báo rất tốt về sự thay đổi giá của cổ phần). Nếu chỉ báo này nằm trong vùng không cho tín hiệu (-20 cho đến -80) trong 1 khoảng thời gian đủ dài thì đường giá sẽ tiếp tục đi lên hay đi xuống của xu hướng hiện hành và được đo lường sức mạnh hay yếu nhờ mức -50.

    Hiện tượng nhà đầu tư bán nhiều khi chỉ số này nằm trong vùng quá mua (overbought), nếu xảy ra trong khoảng thời gian dài thì chúng ta nên thoát ra cổ phần này trước khi đường giá có tín hiệu giảm giá trị. Đây là sự kết hợp của chỉ số Williams %R và chỉ số MACD cho tín hiệu mua và bán.

    Sự kết hợp của chỉ số Williams %R và chỉ số MACD cho tín hiệu mua và bán

    Sự kết hợp của chỉ số Williams %R và chỉ số MACD cho tín hiệu mua và bán
  7. Choem

    Choem Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    173
    ctcktbd thích bài này.
  8. Camthinh

    Camthinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2016
    Đã được thích:
    2.219
    Hiện cách tính chỉ số VNI là tính giá tăng giảm cho cả lượng CP không giao dịch đúng không các bác. Chệnh lệch VNI và VN30 ngày càng lớn. Có cần thêm chỉ số phụ nào để nhìn dễ hình dung các bác.
    --- Gộp bài viết, 19/05/2021, Bài cũ: 19/05/2021 ---
    Ví dụ như đôi lúc SA.B và BV.H hoặc vài CP khác nữa tăng giảm mạnh nhưng lượng lại quá ít nhưng chỉ số lại biến động nhiều.
  9. nducminh2906

    nducminh2906 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2021
    Đã được thích:
    581
    Bạn học ptkt để nhận định được nhà cái đang làm gì và theo đuôi chứ ko phải đi ngc lại nhà cai nhé
    --- Gộp bài viết, 21/05/2021, Bài cũ: 21/05/2021 ---
    Mình thì thấy nên học Tom Williams bậc thầy về VSA còn ông Mark này khó áp dụng và chung chung lắm
  10. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.460
    các cụ có biết trang Web nào hay phần mềm free nào cung cấp chỉ số cường độ giá tương đối của cổ phiếu (RS) so với vni không nhỉ? RS chứ không phải RSI nha.
    ichimoku102 thích bài này.

Chia sẻ trang này