Phân tích kỹ thuật (TA) - (chỉ chia sẻ kiến thức, ko spam)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nano9, 07/07/2007.

4508 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 20:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 3830417 lượt đọc và 1156 bài trả lời
  1. nano9

    nano9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2006
    Đã được thích:
    321
    Thôi, tạm thế đã nhé các bác nhé. Bác nào thấy hay và hữu ích thì nhớ vote * cho em đấy nhé. hihi Các bác đọc hết phần cơ bản đi, phần nâng cao em sẽ cân nhắc để post tiếp. Chúc các bác vui vẻ cuối tuần nha. Hôm nay thứ 7 ngày 7 tháng 7 năm 2007 đó ạ. Một ngày rất rất rất đặc biệt.
  2. vnstocks

    vnstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    12
    Góp một tay với Nanno.
    Chỉ số Ichimoku Kinkou-Hyo
    13/05/2007

    Ichimoku Kinkou-Hyo là một kỹ thuật do Goichi Hosoda một nhà báo Nhật lập ra từ trước chiến tranh thế giới thứ 2. Cùng với candlestick, nó đã trở thành niềm tự hào của người Nhật. Vì tiếng Nhật khá là khó đọc nên người ta hay gọi tắt là Ichimoku hay viết tắt là IKH. Nghĩa dựa theo tên của kỹ thuật này là "một cái nhìn về đồ thị cân bằng" (Ichimoku - cái nhìn, Kinkou - hài hòa, Hyo - biểu đồ giá). Cân bằng và hài hòa là cái người Nhật luôn luôn kiếm tìm. Kỹ thuật này đo những trung điểm của các giá cao và giá thấp trong các khoảng thời gian khác nhau.

    Các khoảng thời gian gồm có 3 loại, nguyên bản là 26, 52 và 9, tương tự như các khoảng thời gian trong chỉ số MACD, trong đó 9 đóng vai trò như thời gian của đường tín hiệu. Các khoảng thời gian này được lập từ khi một tuần làm việc có 6 ngày. Bây giờ một tuần làm việc có 5 ngày nên người ta cũng hay chỉnh lại các khoảng thời gian là 22 (số ngày làm việc trong một tháng), 44 (số tuần làm việc trong một năm) và 7 (hoặc 8, một tuần rưỡi). Người ta cũng có thể dùng các time periods khác như: 5, 13, 26.

    Ichimoku gồm 5 đường: Kijun, Tenkan, Chiku, Senkou Span A và Senkou Span B. Chà khó đọc và khó nhớ nhỉ. Chẳng hiểu ý nghĩa là gì.

    1. Kijun hay Kijun-sen theo tiếng Nhật là Trend Line (thôi khỏi dịch ra tiếng Việt nhỉ). Kijun = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 26 ngày vừa qua (Kijun-sen period). Kijun cũng còn được gọi là Base Line.

    2. Tenkan-sen là Signal Line, đường tín hiệu. Tenkan = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 9 ngày vừa qua(Tenkan-sen period). Tenkan còn gọi là Conversion Line.

    3. Chikou (Chinkou, Chiku) là Lagging Line, đường trễ chính là giá đóng cửa của 26 ngày trước đây.

    Senkou Spans A và B hay còn gọi là Leading Spans tạo thành các đám mây Cloud (tiếng Nhật là Kumo).

    4. Senkou Span A = (Tenkan Line + Kijun Line) / 2 của 26 ngày trước đây. Tức là trung bình cộng của Kijun và Tenkan dịch về phía trước 26 ngày.

    5. Senkou Span B = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) /2 tính trong khoảng thời gian 52 ngày đã qua của 26 ngày trước đây. Tức là giống như cách tính Kijun và Tenkan nhưng là tính trong khoảng 52 ngày và dịch về phía trước 26 ngày.

    Như vậy tóm lại cho dễ nhớ chúng ta có đường tín hiệu (Tenkan), đường xu hướng (Kijun), đường trễ (Chikou), đường dẫn (Senkou) A và đường dẫn B. Khoảng cách giữa đường dẫn A và đường dẫn B tạo thành mây.
    (Nguồn vinase )
    binhnguyenpnam thích bài này.
  3. vnstocks

    vnstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    12
    ADX là Directional Movement Index
    Còn ADXR , thêm chữ R = rating( tỉ lệ)
    Nó là hình thức đo tỉ lệ ADX giữa ngày hôm nay và quá khứ của nó cách đây n periods
    ADXRi = (ADXi + ADX(i - n)) / 2
    ADX là để xem có trend hay chưa, nếu trên 17 hoặc 22 ( tùy trường hợp ) được xem là có Trend, ngược lại là không
    ADXR thì để xem là Momentum nó thay đổi trong ADX như thế nào, các Rating Indicator thì đều xem thay đổi ra sao, nếu thay đổi mạnh tích cực thì biết là độ mạnh của trend đang lên.
    Nhưng ADX cũng hay cho tín hiệu nhiễu ( noise signal ) khi thị trường không có trend ( lình xình ).
    Còn DX là :
    DX = [ 100 * ABS( (+DI) - (-DI) ) ] / ( (+DI) + (-DI) )
    Nó là tỉ lệ giữa khoảng lớn nhất của xung lực tiêu cực và tích cực / khoảng cách nhỏ nhất giữa xung lực tiêu cực và tích cực.
    Cái này khi +DI và -DI càng xa nhau thì DX càng mạnh.Dùng -DI, +DI thì dễ nhận biết có tìn hiệu cross hay ko,nếu có +DI cắt -DI từ dưới lên( cross(+DI,-DI) ) là báo hiệu một uptrend , cũng không cần dùng đến DX.
    (Nguồn Vinase)
    binhnguyenpnam thích bài này.
  4. vnstocks

    vnstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    12
    Đường bao Bollinger


    Bollinger là một công cụ được phát triển bới chính John Bollinger.Đường bao Bollinger được xem là một chỉ sô cho phép người dùng so sánh độ biến động ( volatility) và mức giá tương đối theo thời gian.Chỉ số gồm có 3 phần được thiết kế nhằm bao quanh phần lớn của giá cổ phiếu


    Đường trung bình di động nằm ở giữa
    Dải nằm ở trên đường 1 ( là SMA cộng với 2 lần độ lệnh tiêu chuẩn của giá cổ phiếu)
    Dải nằm dưới đường 1 ( là SMA trừ đi 2 lần độ lệch tiêu chuẩn của giá cổ phiếu)
    Cách tính độ lệch tiêu chuẩn ( standard deviation )

    Công thức

    Với X = giá chứng khoán , E() = bình quân

    trong tài chính nói chung và trong thị trường chúng khoán nói riêng là một số đo cho độ biến động của cổ phiếu. Việc sử dụng độ lệch tiêu chuẩn nhằm đảm bảo rằng 2 đường bao sẽ phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của giá cổ phiếu và phản ánh độ biến động lớn hay nhỏ.( Những vùng có bụng đường bao Bollinger to là cổ phiếu biến động lớn và ngược lại).



    Cách sử dụng:
    Với mục đích để xác định mức giá tương đối và độ biến động, độ biến động giá được hiểu là độ rủi ro trong trường hợp này, Bollinger được kết hợp với giá cổ phiếu từng ngày và một số chỉ số khác sẽ tạo nên những tín hiệu mua/bán , đặt lệnh/ hủy lệnh, và dự đoán được thị trường.
    Thường Bollinger kết hợp với Candlesticks .

    Double bottom Buy : là tín hiệu khi giá cổ phiếu "hủy diệt" ( các ngọn nến đổ xuống dưới đường bao dưới) đường bao phía dưới.Sau tín hiệu này thì thị trường sẽ có kỳ vọng tăng ( Bullish )
    Ghi chú : Double bottom :Mô hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mô hình này tương đối dễ nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn thận khi quyết định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê cho thấy nếu nhà đầu tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%.





    Ví dụ bằng cổ phiếu REE- Công ty cơ điện lạnh ( tôi dùng Metastock kết hợp đường Candlestick , SMA(20) , 2 đường bao là Bollinger ( +/- 2 devations) : nhìn trên biểu đồ thì thấy rõ ràng vòng Elip đầu tiên( nguyên nhân)(các cây nến đổ xuống dưới đường màu xanh ?" vòng Elip thứ 2 ( kết quả )( các cây nến đổ trên đường trung bình di động.



    Double Top Sell : ngược lại hoàn toàn với Double Bottom Buy.
    Ghi chú : Double Top :Mô hình hai đỉnh hình thành khi đường biểu diễn sự biến động của giá chứng khoán hình thành hai đỉnh trên biểu đồ. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá chứng khoán rơi xuống dưới mức sàn đáy (điểm dưới cùng của đáy) của toàn mô hình. Mô hình hai dỉnh là mô hình thể hiện sự đảo ngược của xu hướng tăng giá chứng khoán ?" nó đánh dấu quá trình chuẩn bị cho xu hướng đi xuống của xu hướng tăng giá trong hiện tại (nó báo hiệu cho một thị trường giảm giá). Vì đây là mô hình rất hay thường gặp và rất dễ nhận ra nên khi nhận định về thị trường chúng ta nên xem xét một cách cẩn then. Bolkowski ước tính mức thất bại của mô hình này là 65% nếu nhà đầu tư đợi đến mức đột biến giá (Breakout) mới tiến hành giao dịch thì mức rủi ro giảm xuống còn 17%.

    <!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
    <!--[endif]-->

    Độ rộng của đường bao Bollinger: Hãy chọn Bollinger và nhìn vào 2 đường bao : những chỗ có độ rộng lớn thì biến động giá rất cao, rủi ro cũng lớn.Những chỗ hẹp cho thấy độ biến động giá thấp, độ an toàn cao. Đây là điểm quan trọng cho những nhà đầu tư quyết định có đầu tư hay không vào cổ phiếu mình chọn.Vì thị nước ta chưa có thị trường Quyền chọn ( Options / Future ).Nếu có Options ( Call/Put) thì giá của Options sẽ rẻ hơn khi độ biến động giá thấp ( 2 đường bao Bollinger hẹp ).

    (Nguồn Vinase)
    binhnguyenpnam thích bài này.
  5. vnstocks

    vnstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    12
    Chỉ số Aroon và ứng dụng



    Tiếp tục về loạt bài viết về Phân tích kỹ thuật ( Technical Analysis )Tôi xin giới thiệu các bạn 1 công cụ được các Trader sử dung rất rộng rãi. Đó là Aroon







    1.Là một chỉ số kỹ thuật được phát triên bởi Tushar Chande năm 1995, sử dụng để xác định các xu hướng "chớm nở" của cổ phiếu hoặc thị trường, nó tương tự như một chỉ số về sự đảo chiều.Aroon gồm 2 đường, "Aroon up", dùng để đo độ mạnh của xu hướng tăng, và "Aroon down", để đo sức mạnh của xu hướng giảm.Chỉ số này nói cho chúng ta biết tại thời điểm mà giá sẽ tăng bắt đầu từ một điểm, những điểm cao nhất và thấp nhất xác định được giai đoạn đó, mỗi tín hiệu như vậy đóng vai trò đánh dấu một phần vào chiều dài của thời gian.

    Cả hai đường đều nằm trong vùng 0-100, những giá trị tiến tới 100 thể hiện xu hướng tăng sẽ được xác lập là mạnh, nếu là gần 0 thì ngược lại sẽ có xu hướng giảm rất mạnh( Lưu ý ở đây tôi không có ý định nói rằng chỉ dùng mỗi Aroon mà xác định được xu hướng). 2 đường Aroon được dùng để đo sức mạnh của xu hướng trong vòng 14 ngày( thường dùng).
    Trên thực tế khi aroon up lên đến 70-100 dự báo một xu hướng tăng mạnh. Một xu hướng lên được xác định khi aroon up nằm trên 70, và aroon down nằm dưới 30.Nếu Aroon down nằm trong 70-100, xu hướng giảm vẫn còn mạnh

    Đường Aroon up càng thấp, xu hướng tăng càng yếu,xu hướng giảm càng mạnh và ngược lại.Nếu có hai 2 đường Aroon cắt nhau sẽ có tín hiệu đảo chiều, xác lập một xu thế mới.Điểm cao nhất Aroon up càng gần với hiện tại thì đó là tín hiệu tốt, thị trường có xu hướng đi lên, điểm thấp nhất của nó càng gần là tín hiệu xấu, thị trường có dấu hiệu đi xuống.( Thay chữ thị trường cho cổ phiếu mà bạn muốn phân tích)

    2.Ứng dụng phân tích cho VNINDEX.

    Phần mềm sử dụng : Metastock, số liệu đến ngày 04/05/2007.
    Nhìn trên hình vẽ, Aroon là 2 đường vàng và đỏ theo hình dạng zigzag.



    Trong giai đoạn bùng nổ thị trường, được bắt đầu bởi sự giao nhau của 2 đường Aroon, vòng Elip màu trắng đầu tiên.
    Từ ngày 04/01/2007.Thị trường nắm giữ xu hướng tăng mạnh khi Aroon up rất mạnh.Giai đoạn tăng mạnh khi Aroon Up đạt maximum 100, và thị trường dao động khi Aroon up xuống vùng 71(mạnh).Thời kỳ này Aroon down không đạt gần minimum 0.5~0.Không đáng kể.VNINDEX giữ được sự tăng mạnh đến tận ngày 16 tháng 3 năm 2007.Khi Aroon up và down giao nhau, và Aroon up có xu hướng đi xuống.Thị trường có dấu hiệu đi xuống.

    Xu hướng giảm được xác lập mạnh mẽ hơn khi đường Aroon up tiệm cận với đáy 0 ngày 30/03/2007.

    Ngày 04/05/2007,roon up đạt 0, và Aroon down đạt 78.57, thị trường vẫn xác lập xu hướng giảm mạnh.Tín hiệu sẽ được thể hiện rõ trong vài phiên tới.

    Nếu chỉ dùng mỗi Aroon để xác định Trend thì rất khó, thường phải kết hợp nhiều chỉ số khác như Momentum, MACD, ADX, RSI, Fibonacci cộng thêm Candlestick

    Ghi chú :Aroon gần giống với directional movement index (DMI) được phát triển bới Welles Wilder.

    Bài viết này thuộc bản quyền của VINASE.COM
    binhnguyenpnam thích bài này.
  6. vnstocks

    vnstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    12
    Moving Average và MACD
    28/04/2007

    Phân kỳ và hội tụ của đường trung bình di động - MACD

    Công cụ chỉ báo MACD do Gerald Appel phát triển. Điều làm cho công cụ chỉ báo này hữu dụng đó là nó kết hợp một số nguyên tắc của dao động. Bạn có thể nhìn qua biểu đồ (ảnh).

    Đường di động nhanh hơn (gọi là đường MACD) là sự chênh lệch giữa hai đường trung bình di động san bằng hàm mũ của các mức giá đóng cửa (thường là 12 và 26 ngày hoặc tuần vừa qua). Đường di động chậm hơn (gọi là đường tín hiệu) thì thường sử dụng trung bình di động san bằng hàm mũ 9 kỳ của đường MACD.

    Các tín hiệu mua và bán thực chất được đưa ra khi hai đường này cắt nhau. Khi đường MACD cắt hướng lên đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu mua. Khi đường MACD băng xuống dưới đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu bán. Trong ý nghĩa đó, đường MACD giống như cách thức cắt nhau của hai đường trung bình di động.

    Tuy nhiên, giá trị của đường MACD cũng dao động lên trên và xuống dưới đường zero. Đó là nơi nó bắt đầu tương đồng với một dao động. Tình trạng mua quá mức được thể hiện khi hai đường này nằm quá cao so với đường zero. Tình trạng bán quá mức là khi hai đường này nằm quá thấp so với đường zero.

    Tín hiệu mua tốt nhất được đưa ra khi những đường giá nằm nhiều dưới đường zero (tức là đang bị bán quá mức). Những điểm băng lên trên hay xuống dưới đường zero là cách thức khác để tạo ra các tín hiệu mua và bán tương ứng, tương tự với kỹ thuật momentum.

    Sự sai lệch xuất hiện giữa xu hướng của các đường MACD và đường giá. Một sự sai lệch âm hay sai lệch thị trường đầu cơ giá xuống xuất hiện khi các đường MACD nằm xa phía trên đường zero (mua quá mức) và bắt đầu yếu đi mặc dù giá vẫn tiếp tục xu hướng tăng cao hơn. Đó thường là một lời cảnh báo của đỉnh thị trường.



    Khi dùng mắt để nhận định ra đường support và resistance thì người mua bán thường có xu hướng nhận định hai đường này theo ao ước của họ. Vì lẽ đó, người mới tập dượt mua bán dễ nhận định được đường support, resistance nhưng lại khó thành công. Và cũng có những biểu đồ không thể tìm ra đường support và resistance vì cổ phần lên xuống quá thất thường, vì vậy bạn phải sử dụng cách nhận diện xu hướng khác: Đường trung bình: Moving average (MA).



    Đường MA là đường vẽ theo giá cả mà không có giao động hằng ngày.



    Lợi ích đầu tiên của nó là giúp bạn nhận định được xu hưóng (trendline) trong quá khứ của biểu đồ. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu và phân tích MA rõ ràng thì nó sẽ cho bạn rất nhiều thông tin quý giá, giúp bạn ước đoán được khi nào mua, chờ và bán cổ phiếu.



    Bạn cần phải nhận biết những phương pháp tính toán MA để sử dụng nó một cách hiệu quả.



    Đơn giản nhất là cách tính đường trung bình đơn giản (Arithmetic Moving Average hay Simple Moving Average). Cách tính toán kiểu này là lấy tổng số giá cả của cổ phần trong một giai đoạn thời gian rồi chia đều ra từng ngày theo công thức sau :





    p = price = giá cả, thường là giá cuối ngày ; fixing price, nhưng người ta cũng có thể tính giá cao nhất (+high) , thấp nhất (+low), hay lúc mở màn (open) của một ngày.



    n= period = một giai đoạn mua bán, thông thường là từng ngày



    Bảng số dưới đây chỉ cho bạn cách tính toán MA5 (đường trung bình trong 5 ngày).








    Phiên giao dịch
    Giá cuối ngày
    MA 5
    MA 10

    1
    25



    2
    28



    3
    31



    4
    27



    5
    22



    6
    18
    26,60


    7
    19
    25,20


    8
    21
    23,40


    9
    20
    21,40


    10
    22
    20,00


    11
    23
    20,00
    23,30

    12
    25
    21,00
    23,10

    13
    23
    22,20
    22,80

    14
    21
    22,60
    22,00

    15
    20
    22,80
    21,40

    16
    18
    22,40
    21,20

    17
    17
    21,40
    21,20



    19,80
    21,00

    Phép tính này rất dễ là lấy tổng số giá niêm yết cuối ngày (fixing) của 5 ngày và chia đều cho 5 là ra mức giá trung bình của ngày thứ 6. (25+28+31+27+22) : 5 = 26,60.


    Còn muốn tính đường trung bình của 10 ngày (MA10) thì bạn lấy tổng số giá cả của 10 ngày chia cho 10 sẽ ra mức giá trung bình của ngày 11. Nếu bạn muốn tính số trung bình ngày thứ 12 thì bạn loại bỏ giá niêm yết ngày thứ nhất và thêm vào giá niêm yết của ngày thứ 11 rồi chia tiếp cho 10.



    Vì đường trung bình này thay đổi dữ liệu theo từng phiên giao dịch, bỏ giá ngày đầu tiên, thêm vào ngày cuối cùng nên người ta còn gọi là đường trung bình biến đổi hay là đường trung bình lưu động (Moving Average).



    Cách sử dụng MA:



    Công dụng tối ưu của MA là không ghi lại sự giao động răng cưa hằng ngày mà tạo ra một đường gần như là thẳng để bạn nhận định xu hướng đường đi giá cả trong quá khứ ngay khi bạn xem biểu đồ.



    Nhiều người như tỷ phú Soros-cây đại thụ trong phái đầu cơ bảo rằng: ?oGiá cả cổ phần không phản ảnh đúng với kinh tế của công ty. Nó luôn giao động ở mức cao hơn hoặc thấp hơn?.



    Nếu muốn khai thác MA để mua bán chứng khoán thì chúng ta phải chấp nhận giả thuyết không phải lúc nào cũng đúng rằng:



    MA là mức giá thực của công ty vì nó là đường trung bình của những khoảng cao và thấp.



    Người ta dùng MA 200 cho công việc mua bán dài hạn, MA 50 để biết xu hướng mua bán ở một thời gian tương đối. Còn MA 5, MA 13 thì ưu tiên cho người nào muốn mua bán trong thời gian rất ngắn, kiểu swing hay day trading.



    Theo quy luật thông thường, khi mà giá cả cao hơn đường MA thì bạn nên mua vào vì MA cho ta dấu hiệu cổ phiếu đang tăng tưởng hơn trung bình, phe đầu tư tin tưởng vào cổ phần này và nó đang lên. Đường MA có thể xem là đường Support.





    Bản vẽ trên đây cho bạn thấy 5 trường hợp mà bạn nên mua vào và nếu bạn đã mua rồi thì nên tiếp tục chờ cho cổ phần lên tiếp tục vì cổ phần đã thay đổi xu hướng, có nhiều cơ hội đi lên hơn là đi xuống:



    1) Sau khi đường MA (đường chấm đen) đi xuống một thời gian, nó lệch ngang mà đường giá cả (đường đen đậm) xuyên lên đường MA. Cổ phần đã đi ngược xu hướng, lên giá sau một thời gian rớt giá.



    2) Đường giá cả xuyên qua đường MA khi cả hai đều có xu hướng đi lên. Cổ phần tăng tốc độ, lên giá nhiều hơn bình thường.



    3) Khi đường giá cả rơi xuống, chạm nhưng không xuyên qua đường MA. Cổ phần bị giảm tốc độ, nhưng còn nhẹ, hầu như là không đáng kể.



    4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA, nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi lên rõ rệt . Cổ phần giảm tốc độ nhưng nhìn chung, nó vẫn còn xu hướng đi lên.



    5) Khi đường giá cả rơi quá xa đường MA. Cổ phần bị bán quá đà, trở nên khan hiếm và ngưòi muốn bán trở thành những người muốn mua, có thể đảo ngược tình thế, leo lên lại đến đường MA. Nhưng trường hợp này khá nguy hiểm vì trong kinh doanh chứng khoán có câu: Không nên chụp một con dao khi nó đang rớt. Dù những người ứng dụng kỹ thuật cuối cùng này có lợi nhuận nhiều hơn những cách khác, nhưng chúng tôi khuyên những ai mới tập sự mua bán chứng khoán đừng dùng kỹ thuật thứ năm này để lao vào một phi vụ. Bạn phải kết hợp nhiều loại phân tích kỹ thuật khác, thông tin và kinh nghiệm bản thân mới có hy vọng nắm nhiều phần thắng.



    Ngược lại, khi giá cả rớt xuống thấp hơn đường MA thì chúng ta nên bán ra hết, bán một phần hoặc dùng hình thức mua trước bán sau (short). Lúc này đường MA cho ta dấu hiệu rằng cổ phiếu đang xuống, phái đầu tư mất tin tưởng và có nguy cơ còn xuống thêm nữa. Mức giá đang rớt hơn mức trung bình mà không biết nó rớt đến đâu. Đường MA có thể xem như là đường Resistance.



    Bản đồ dưới đây cho bạn 5 dấu hiệu mà bạn nên bán ra hoặc bán khống vì cổ phần hết còn xu hướng đi lên mà đã bắt đầu rớt giá.



    1) Sau một thời gian đi lên, đường MA lệch ngang. Đường giá cả lại xuyên xuống đường MA. Biểu đồ cho ta thấy giá cả đã bị chựng lại và đang rớt xuống.



    2) Khi đường MA đi xuống mà đường giá vẫn xuyên qua đường MA. Đây là tình trạng cổ phiếu rớt giá rất lẹ.



    3) Khi đường giá cả chạm nhưng không xuyên qua được đường MA., cổ phiếu chạm đường resistance mà không vượt qua được.



    4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi xuống.



    5) Nếu giá cổ phần lên quá xa đường MA thì người ta khuyên bạn nên bán vì cổ phần có thể tự điều chỉnh làm rớt giá cổ phần, bạn sẽ mất cơ hội bán nó khi nó ở mức cao nhất. Nhưng theo chúng tôi nghĩ, bạn không nên bán mà nên đặt lệnh stop loss gần sát với giá đang niêm yết. Nếu cổ phần tự điều chỉnh thì cổ phần của bạn vẫn được bán đi, bạn có thể mất chút đỉnh lợi nhuận nhưng nếu nó lên tiếp thì nó vẫn còn cơ hội sinh sôi nảy nở cho bạn nhiều tiền hơn. Còn một cách khác nữa là bán một phần cổ phiếu, lấy tiền gốc ra và để số cổ phiếu còn lại làm phần lời.

    Khuyết điểm của MA.



    Bạn chỉ khai thác những cách mua bán dựa vào MA khi cổ phiếu có xu hướng tăng hoặc rớt rõ ràng và điều đặn, nếu nó lưng chừng mãi ở một luồng giá cả (channel) thì MA cho bạn những dấu hiệu sai lầm, bắt bạn bán và mua liên liên mà không kiếm được lợi nhuận đáng kể. Bởi vậy người ta khuyên rằng khi giá cả trên hay dưới MA 3% thì bạn mới nên mua hay bán.



    Khuyết điểm thứ hai là MA chỉ ra dấu hiệu mua bán khi biều đồ đã có xu hướng hẳn hòi. Những ai chỉ sử dụng MA mà không kèm thêm những cách phương pháp dự đoán khác của AT thì người đó sẽ mất đi cơ hội mua khi cổ phiếu ở giá thấp nhất, và bán nó ở mức giá cổ phiếu cao nhất trước, trước khi đi ngược xu hướng.



    Cách tính toán quá đơn giản như vậy cũng có khuyết điểm cho những người mua bán ngắn hạn, vì giá niêm yết của những ngày gần đây quan trọng hơn hơn những ngày xa xưa. Để bù lấp sự khiếm khuyết này, người ta dùng phép tính khác, đó là Weighted Moving Average- EMA (đường trung bình gia quyền?)





    Giá niêm yết
    Weighted
    Tổng số

    25
    1
    25

    28
    2
    56

    31
    3
    93

    27
    4
    108


    5
    110

    Tổng số
    15
    392


    392 : 15 =
    26,13

    Với cách tính trên bản đồ trên đây, với phép tính WMA thì ngày thứ nhất chỉ có hiệu lực bằng 1/5 ngày thứ 5.


    WMA5 = {(1x25) + (2x28) + (3x31) + (4x27)+(5x22)} /15




    Công thức của nó là :





    Nhưng có người vẫn chưa hài lòng với hai phép tính trên, người ta lại có thêm một phép tính nữa là đường trung bình lũy thừa: Exponential Moving Average (EMA). Chúng ta có thể xem nó như là một WMA đặc biệt. Đặc điểm của EMA là cho chúng ta dấu hiệu mua bán sớm hơn các đường trung bình khác. Bù lại, nó cũng cho ta những tin hiệu sai lầm cho nên người ta vẫn dùng đường MA đơn giản để mua bán dài hạn, chậm trể nhưng chắc chắn.



    Cross-over



    Có một cách sử dụng nữa là so sánh hai đường MA, một ngắn hạn và một dài hạn hơn.



    Khi hai đường MA gặp nhau ở một giao điểm (cross over) thì người ta chia làm hai loại: Golden cross và death cross.



    Khi bạn tung một quả cầu lên không, quả cầu này chậm dần, đứng yên trên không một tích tắc giây rồi rớt xuống.



    Đường MA ngắn hạn có thể coi như là quả cầu, khi nó vượt qua đường MA dài hạn hơn thì bạn có thể cho như là cổ phần đang lên. Giao điểm vàng ,golden cross, là khi đường MA ngắn hạn cắt và vượt qua đường MA dài hạn. Lúc đó là lúc bạn nên mua hay tiếp tục giữ cổ phần.



    Khi đường MA ngắn hạn cắt ngang và rớt xuống dưới đường MA dài hạn thì bạn có thể coi như là cổ phần đang rớt trở thành death cross, giao điểm chết . Bạn nên bán hoặc bán khống. Nhiều người cho rằng dùng cross over thì quá muộn màng, không mua bán được đúng lúc, nên bạn chỉ dùng nó để kiểm chứng đường đi của xu hướng mà thôi.



    MACD: Moving Average Convergence Divergence



    MACD là một cách phân tích có khả năng cho bạn biết thời điểm cổ phần có thể đảo ngược xu hướng.



    Nó cho dấu hiệu để người đầu tư ngắn hạn mua bán thời điểm rất sớm vì thế nó là một cách phân tích không thể bỏ qua được trong phân tích kỹ thuật.



    Theo biểu đồ đây chia làm hai phần, thứ nhất là đường giá cả theo kiểu bar-chart.



    Phần dưới là biểu đồ MACD. gồm có đường MACD tính theo sự giao động giữa hai đường EMA (màu xanh) với một đường dấu hiệu ; signal (màu đỏ). Thông thường là EMA 12, EMA 26, và đường signal EMA9.



    Khi đường MACD (xanh) cao hơn đường signal (đỏ) là lúc nên mua. Cổ phần đang lên.



    Khi đường MACD rớt thấp hơn đường signal xuống là lúc nên bán. Cổ phần đang xuống.



    Khi đường MACD và đường signal gần hay giao nhau là khi bạn nên chú ý vì nó báo hiệu rằng có thể thay đổi xu hướng (convergence). Ngược lại khi hai đường này cách rời nhau là lúc nó đang theo xu hướng đã có sẵn, bạn cứ yên tâm chờ hoặc giữ cổ phần đang sở hữu (divergence).



    Nếu bạn dùng chỉ duy nhất một dạng nhận định của AT như EMA, MACD? thì bạn chỉ khai thác được một khía cạnh của biểu đồ.



    Người mua bán dựa trên AT chính hiệu phải khai thác nhiều cách nhận định tổng hợp với nhau như: Bollinger band, candelstick, support, resistance? cho họ nhìn biểu đồ với nhiều góc cạnh. Họ giải mã được xu hướng của cổ phần và ước đoán thời điểm (timing) cho phép họ mua bán chính xác hơn. Thắng lợi sẽ thuộc về những ai nhanh nhẹn, nhạy bén, biết phân tích và tổng hợp, vận dụng những yếu tố khách quan có sẳn phục vụ cho mục đích của mình.



    Dù không phải là hoàn toàn, nhưng MA, WMA và EMA va MACD vẫn là những trụ cột trong những cách dự đoán của phương pháp phân tích kỹ thuật. Nếu bạn sử dụng nó kèm theo vài cách dự đoán AT khác thì bạn có thể tiên đoán và mua bán với tỷ lệ thành công nhiều hơn là mua bán
    (Nguồn Vinase)
    binhnguyenpnam thích bài này.
  7. vnstocks

    vnstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    12
    Trước hết cảm ơn Nano đã mở topic này để cung cấp nhiều tài liệu hay cho mọi người hy vọng mọi người tham gia tích cực để cùng nhau kiếm cơm trên cơ sở khoa học và nghệ thuật phân tích kỹ thuật (Chứ chạy theo các nhà ĐTNN để làm gì ?? Rồi sập bẫy. Tôi rất jy vọng một ngày nào đó NĐTNN sẽ chạy theo chúng ta các pác ạ???). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôicác bác lứuy 1 số điều như sau:
    1) Phân tích cơ bản là quan trọng (điều này giúp không bị kẹt tàu)
    2) PTKT thật sự chưa đúng với TT chưa phát triển ổn định . Việt Nam là 1 vi dụ. Vì vậy, các pác chỉ nên tham khảo và luyện tập công lực (PTKT cho nhuẫn nhuyễn để khi cần là dùng ngay)
    3) Để mua bán thành công trên TTCK việt Nam hiện tại, theo thiển ý của tôi các pác có thể tuần tự thực hiện các bước sau đây, để tránh két tàu lâu (nhưng không chắc ăn 100% đâu nha)
    - Thông tin (TT nội gián, TT hành lang.....)
    - Phân tích thông tin ( SL người tin vaồ thông tin, dự đoán phản ứng...)
    - Phân tích cơ bản, như tôi đã nói để tránh kẹt tàu quá lâu
    - Phân tích kỹ thuật để chọn thời điểm nhảy vô và nhảy ra hợp lý.

    Rất mong mọi người hòan thiện và đóng góp ý kiến. Nếu ai có gì hay hoạc thắc mắc gì thì hê lên, mọi người cùng góp tay hoàn thiên. (Lưu ý, đừng PR cho bất cứ cổ phiếu nào nha) NẾukhông sẽ mất đi mục đích tốt đẹp mà ban đầu Nanno hy vọng gởi đến cho các pác .
    binhnguyenpnam, Rose2018meiuhappy thích bài này.
  8. mmxhung

    mmxhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Đã được thích:
    219
    Nano cố lên, cứ đi rao giảng phân tích kỹ thuật cho càng nhiều người càng tốt. Phân tích kỹ thuật chỉ dành cho người đầu cơ chứng khoán chứ người đầu tư dài hạn như anh nó chẳng đáng một xu. Nhưng nhờ có PTKT mà thị trường chứng khoán mới có được tính thanh khoản cao.
    Có cổ phiếu nào tăng được giá trị nhờ PTKT đâu, PTCB mới là vĩnh cửu
    Songsanhmeiuhappy thích bài này.
  9. nano9

    nano9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2006
    Đã được thích:
    321
    Bác phát biểu thế này thì em đoán mò là bác chưa biết áp dụng quy trình đầu tư hiệu quả rồi. Theo em, nếu thiếu một trong 2 thứ, PTCB hoặc PTKT thì bác khó có thể đầu tư thành công.
  10. nano9

    nano9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2006
    Đã được thích:
    321
    RSI (Relative Strength Index)

    Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau:

    RSI = 100 - 100/(1+RS)

    RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày

    Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần số ngày sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng số đó cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14. Sau đó ?ocường độ tương đối - RS? được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa vào trong công thức tính RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của x.
    Ví dụ minh họa:
    [​IMG]
    Đường RSI (sử dụng RSI 14 ngày) trong trường hợp này chúng ta có thể lấy 2 mức biên là 80 (overbought) và 20 (eoversold), biểu đồ đã cho thấy RSI đang đi xuống khi gặp mức 80 như vậy giá sẽ không thể vượt hơn mức trước đó và bạn nên mua khi giá rớt xuống tới lúc mà đường RSI chạm mức 30 ( chúng ta nên chọn 30 thay cho 20 trong trường hợp này). Tuy nhiên để rõ hơn thì cần kết hợp với đường Stochastic Oscillator hay ADX.

    Sử dụng RSI trong hệ thống mua bán (trading system):

    1. Các mức của RSI: 70% (thường dùng là 80%) là mức mà nhà đầu tư bán quá nhiều (overbought), 30% (thường dùng là 20%) là mức mà nhà đầu tư mua quá nhiều (oversold). Mua khi thị trường ở mức oversold và bán khi thị trường ở overbought lưu ý chỉ áp dụng điều này cho 1 thời kỳ biến động còn khi đang hình thành 1 xu hướng thì sẽ không đúng.

    2. EMA như là vai trò của đường hỗ trợ hay kháng cự (support or resistance). Mua khi RSI tăng lên trên EMA và bán khi RSI rơi xuống dưới EMA. EMA là 1 tính hiệu trễ và thường đưa ra tín hiệu mua khi vượt qua thời kỳ uptrend.

    3. Bullish divergence (tín hiệu phân kỳ mua): tín hiệu mua khi đường giá đang đi xuống trong khi RSI thì đang tăng, tương tự bearish divergence (tín hiệu phân kỳ bán): tín hiệu bán khi đường giá tăng trong khi đường RSi thì lại giảm. Mặt hạn chế của sự phân kỳ (divergence) là chúng cố gắng báo trước 1 xu hướng đảo chiều thay vì xác định theo 1 xu hướng.

    4. Dạng đồ thị: xu hướng, kháng cự/hỗ trợ, tam giác (triangles), đầu-vai (head and shoulders) khi áp dụng RSI nó giống như đường dẫn cho giá. Cái dở là dạng đồ thị: xu hướng, tam giá... là quan điểm cá nhân phụ thuộc vào chủ quan của từng traders nên không thể sử dụng trong trading system.

    Bố cục của RSI và Bollinger Bands: Chúng ta áp dụng Bollinger Bands (BB) để nghiên cứu chỉ báo RSI. Tín hiệu mua xảy ra khi RSI rớt xuống dưới dải dưới của BB (lower BB), tín hiệu mua xuất hiện khi RSI tăng vượt qua dải trên của BB (upper BB). Đây là những chỉ báo tương phản xu hướng vì chúng ta cần phải sử dụng thêm vài bộ lọc của xu hướng. Chúng ta có thể thêm vào chỉ báo MACD vào bộ lọc xu hướng như sau: nếu MACD > 0 thì xu hướng đi lên.
    Hình minh họa:
    [​IMG]




    Được nano9 sửa chữa / chuyển vào 14:05 ngày 08/07/2007
    binhnguyenpnamvodichkinh thích bài này.

Chia sẻ trang này