[phân tích vĩ mô chuyên sâu cuối tuần] Doanh nghiệp Bất động sản: cái chết được báo trước

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Smiley109, 07/07/2012.

2966 người đang online, trong đó có 62 thành viên. 01:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6943 lượt đọc và 105 bài trả lời
  1. Arrival

    Arrival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    153
    BỘ XÂY DỰNG VẪN BI QUAN VỀ THỊ TRƯƠNG BẤT ĐỘNG SẢN


    Tình hình thị trường bất động sản trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn và triển vọng thị trường trong thời gian tới cũng không có nhiều sáng sủa.
    Báo cáo của cơ quan này cho thấy tình hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục gặp khó khăn, giá bất động sản nhà ở sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường. Số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch.
    Mặc dù, thông tin về ngân hàng giảm lãi suất, đồng thời đưa bất động sản ra khỏi danh mục lĩnh vực hạn chế cho vay đã có tác động nhất định đến thị trường, có một số người có nhu cầu thực đã quan tâm, nhưng giao dịch thành công không nhiều, phần lớn những nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa có niềm tin vào thị trường, vẫn còn tâm lý chờ giá hạ hơn nữa. Tình hình giao dịch trên thị trường nhìn chung vẫn rất ảm đạm.
    Đáng chú ý, thị trường bất động sản tại TPHCM trầm lắng kéo dài từ hơn 3 năm nay nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Nhiều doanh nghiệp bất động sản, kinh doanh dịch vụ nhà đất thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn ngân hàng hoặc dựa vào vốn huy động từ khách hàng. Do đó, khi thị trường trầm lắng, những doanh nghiệp này đã bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng.
    Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của các ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp...
    Tình hình tồn kho vật liệu xây dựng, nhất là kính xây dựng, xi măng, gạch ốp lát... theo đó cũng tăng lên, hoặc các doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách và nền kinh tế.
    Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục gặp khó khăn
    Khảo sát về thị trường bất động sản tại 2 địa phương tiêu biểu là Hà Nội và TPHCM của Bộ cho thấy giao dịch thành công tại Hà Nội rất ít trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu tại những dự án đã hoặc sắp hoàn thành; khách hàng phần lớn là những người ngoại tỉnh, các gia đình trẻ mua căn hộ chung cư đã hoàn thành có diện tích trung bình và nhỏ (từ 60 -100m2) với giá từ 1,5 - 2,5 tỷ đồng.
    Những dự án chung cư đang thi công, các căn hộ diện tích lớn, các dự án xa trung tâm chưa có hạ tầng hoặc đang trong giai đoạn góp vốn rất ít có giao dịch.
    Về giá nhà ở, trong 6 tháng đầu năm, giá căn hộ chung cư tiếp tục giảm; giá nhà biệt thự, nhà liền kề giảm mạnh tại những khu vực trước kia tăng giá bất thường, có những dự án giảm tới 50% so với thời kỳ đỉnh điểm (quý 1/2010), tương đương với giá bán ban đầu của chủ đầu tư, song vẫn rất ít giao dịch thành công.
    Tại TPHCM, tình hình cũng không khả quan hơn khi giao dịch tiếp tục trầm lắng, lượng giao dịch thành công rất thấp, nhiều doanh nghiệp không mở bán các dự án mới trong giai đoạn này do không có khách hàng.
    Mức giá cũng nằm ở mức khá thấp do đã được điều chỉnh giảm qua nhiều đợt trong suốt 2 năm qua. So với năm 2011, giá cả và giao dịch trong 6 tháng đầu năm 2012 không biến động nhiều. Hiện nhiều chủ đầu tư đã chuyển dần sang hướng đầu tư các dự án chung cư căn hộ diện tích nhỏ, có giá bán khá thấp. Tuy nhiên, giao dịch thành công cũng không nhiều.
    Đánh giá về những mặt được và chưa được trong 6 tháng qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa nhận bên cạnh những mặt được, vấn đề phát triển nhà và thị trường bất động sản trong 6 tháng qua vẫn bộc lộ một số hạn chế. Chẳng hạn như việc phát triển nhà ở chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Thị trường nhà ở phi hàng hóa có sự can thiệp của Nhà nước để phục vụ các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp tại các đô thị chưa được đáp ứng.
    Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực để triển khai các chương trình phát triển nhà ở còn hạn chế. Cơ cấu hàng hóa bất động sản nhà ở vẫn còn mất cân đối, thiếu hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, có giá phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, đặc biệt thiếu loại hình nhà cho thuê.
    Theo Bộ Xây dựng, do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, trong nước được dự báo là sẽ tiếp tục khó khăn nên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản. Do đó, thị trường bất động sản trong thời gian tới được dự báo là sẽ tiếp tục khó khăn, chưa thể sôi động ngay được. Với những doanh nghiệp không cân đối được dòng tiền để trả nợ và duy trì sản xuất thì có thể dẫn đến phá sản.
    Việc thiếu vốn và nợ đọng của chủ đầu tư không những làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng mà còn ảnh hưởng tới việc làm, đời sống của người lao động.
    Trước thực tế đó, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, nhiệm vụ ưu tiên trong 6 tháng cuối năm của bộ và ngành xây dựng vẫn là tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựng...
    Cũng tại hội nghị, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, tình hình đầu tư các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, tính đến nay, các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư 103 dự án, quy mô hơn 4,3 triệu m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho trên 86.900 người thu nhập thấp. Hiện đã có 10 dự án hoàn thành với 151,6 nghìn m2 sàn, tương đương 3.400 căn hộ, tổng mức đầu tư là 933 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 13.000 người.
    Nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp có 133 dự án đã đăng ký với quy mô trên 4 triệu m2 sàn, tổng mức đầu tư khoảng 21.000 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho hơn 400 nghìn công nhân.
    Trong đó đã có 85 dự án được triển khai với số vốn khoảng 4.000 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 160 nghìn công nhân. Hiện có 62 dự án đã hoàn thành, phục vụ chỗ ở cho khoảng 67.600 công nhân.
    http://nld.com.vn/2012070710162040p0c1014/bo-xay-dung-van-bi-quan-ve-thi-truong-bat-dong-san.htm
  2. tuantm

    tuantm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Đã được thích:
    444
    Không đọc hết nhưng đồng quan điểm. Thị trường bất động sản VN còn xấu đặc biệt ngoài bắc. Xác suât cao cuối năm nay có cuộc bán tháo thực sự hạ giá BĐS. Bảo trọng!
  3. Arrival

    Arrival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    153
    CHUNG CƯ NHỎ : ĐỔ XÔ BÁN CẮT LỖ


    - Được nhiều người mua quan tâm gần đây, tuy nhiên, căn hộ chung cư giá bình dân đã không còn sốt nóng. Trong khi đó, chung cư cao cấp vẫn ế ẩm.

    Sốt nóng do "cò" nhà đất

    Mới đây, một chủ đầu tư tại Hà Đông vừa tung ra thị trường loạt căn hộ diện tích từ 45m2 với giá khoảng 14 triệu đồng/m2. Với giá khoảng 600 triệu đồng, những căn hộ này đã thu hút sự chú ý của thị trường. Theo chủ đầu tư, số lượng căn hộ tung ra của hai tòa đã bán hết nhưng thực tế hầu hết đều do các sàn bất động sản, môi giới ôm lại bán với giá chênh từ 10 đến 50 triệu đồng/căn.

    Lợi dụng sự quan tâm của người mua nhà, không ít nhân viên môi giới đã tư vấn cho khách hàng rằng loại căn hộ này đang sốt nóng, nếu không mua ngay sẽ bỏ lỡ cơ hội có nhà. Không ít người vì nhu cầu thực đã vội mua lại, bất chấp giá chênh. Vì thế, mỗi căn hộ bán được môi giới đã bỏ túi hàng chục triệu đồng.

    Ông Lê Đức Anh, nhân viên môi giới một sàn ở Định Công, thừa nhận, loại hình căn hộ này có sự quan tâm đặc biệt nhưng khách mua vẫn quan sát tìm hiểu thận trọng, chủ yếu các sàn bất động sản, cò đất đầu cơ. Để lướt nhanh, họ đã tạo những thông tin khác nhau khiến người mua nôn nóng. Những căn hộ này chỉ sốt thời gian đầu, đến thời điểm đóng tiền theo tiến độ không ít người phải bỏ, bán cắt lỗ.

    Tương tự như căn hộ Dương Nội của Nam Cường trước đây, người mua phải chịu mức giá chênh hàng trăm triệu đồng để mua được căn hộ, nhưng sau đó tiến độ dự án rùa đã làm mất lòng tin của khách hàng. Không ít người mua đã tháo chạy, bán lỗ hay đòi lại góp vốn từ chủ đầu tư.

    Theo ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản 24h, không có chuyện sốt căn hộ chung cư nhỏ như thời gian qua. Những tác động từ kinh tế và lãi suất chỉ tạo tâm lý bình ổn cho thị trường, riêng người mua vẫn còn đang nghe ngóng. Tuy nhiên, những căn hộ có giá khoảng 2 tỷ đồng lại thu hút sự quan tâm của nhiều người vì nhu cầu thật và họ cũng chỉ phải vay một khoản tiền vừa phải.

    Ông Nguyễn Thanh Bình, sàn BĐS Phú Điền, cho biết, trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư đã chấp nhận lỗ và tìm mọi cách bán tháo căn hộ với giá thấp hơn 20-30% so với giá hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Điển hình như một dự án tại đường Lê Văn Lương kéo dài với giá chỉ hơn 16,5 triệu đồng/m2, trong khi giá bán của chủ đầu tư là 22-24 triệu đồng/m2. Tình trạng này diễn ra phổ biến tại hầu hết các dự án căn hộ tại Hà Nội.

    Giá các căn hộ chung cư đang được giao dịch trên thị trường hiện nay: chung cư Xa La CT4 mới giao nhà giá bán từ 17 - 21 triệu đồng/m2, với những căn hộ chưa giao nhà mới đóng khoảng 60% đang được chào bán tầm 15 - 16 triệu đồng/m2. Chung cư Văn Khê giá từ 21 đến 24 triệu đồng/m2.

    Những chung cư đang trong quá trình xây dựng cũng có giá mềm hơn so với trước đây. Chung cư La Khê giá khoảng 15 triệu đồng/m2, căn hộ Nam Đô Complex 22 triệu đồng/m2, căn hộ Dream Town khoảng 17,8 triệu/m2, chung cư BMM giá 16,5 triệu đồng/m2...

    Báo cáo mới đây của CBRE Việt Nam cho thấy, người mua chủ yếu quan tâm đến khoảng giá dưới 20 triệu/m2, khoảng giá xuất hiện ngày càng nhiều do các chủ đầu tư cạnh tranh quyết liệt về giá.

    Chung cư cao cấp ế ẩm


    Thị trường bất động sản đóng băng, sức ép nguồn cung lớn, giá cao, những căn hộ cao cấp đang trong tình trạng ít giao dịch. Một số dự án chung cư cao cấp đã đi vào sử dụng được nhà đầu tư bán lại với giá thấp hơn vài trăm triệu đồng như dự án Keangnam đang rao bán với giá 60 - 80 triệu đồng/m2; chung cư 101 Láng Hạ giá khoảng 45 triệu đồng/m2; chung cư Golden Weslake từ 60 - 72 triệu đồng/m2

    Nguyên nhân khiến những căn hộ này mất giá một phần do những mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người dân về phí dịch vụ, tranh chấp sở hữu tòa nhà... khiến người mua không thờ ơi. Nhiều chủ nhà, sau một thời gian rao bán không thành công, buộc phải chuyển sang cho thuê.

    Ở phân khúc này, sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn khi nguồn cung ngày càng tăng mạnh. Những dự án đang trong giai đoạn hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường nguồn cung căn hộ khổng lồ, như dự án Thăng Long Number One, Licogi 13 Towers, Mandarin Garden, Golden Palace và Golden Land Building,...

    Tại quận Hà Đông cũng đón nhận nguồn cung khủng từ hàng loạt dự án bất động sản cao cấp được doanh nghiệp nước ngoài làm chủ đầu tư như Daewoo Cleve, Mulberry Lanes, Hyundai Hillstate,... và doanh nghiệp trong nước như Usilk City, Dương Nội, Văn Khê,... Chưa kể tới các dự án ở phía Đông, phân khúc căn hộ cao cấp cũng sẽ dư thừa.

    Để bán được hàng, các chủ đầu tư buộc phải giảm giá bán căn hộ, đồng thời kết hợp với các ngân hàng đưa ra chương trình cho vay ưu đãi hấp dẫn. Thậm chí, mới đây chủ đầu tư Tân Hoàng Minh đã khiến cho thị trường BĐS "sốc" khi hỗ trợ khách hàng của dự án D'.Palais de Louis của với lãi suất chỉ 7%/năm. Đây là dự án có giá trên 140 triệu đồng/m2, đối tượng mua cũng vào hạng siêu giàu có nên việc cho vay tiền mua nhà khiến không ít người hoài nghi.

    Ông Nguyễn Thanh Bình nhận định, trong tình cảnh thị trường bất động sản ảm đạm như hiện nay, lượng hàng tồn quá lớn, người mua và chủ đầu tư đều đang gặp khó khăn về tài chính. Thời gian cho vay ưu đãi lãi suất thấp của ngân hàng khá ngắn, khiến cho người mua không mấy mặn mà. Để thị trường ấm lên, còn cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía.
    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/79442/chung-cu-nho--do-xo-ban-cat-lo.html
  4. nguocsodong

    nguocsodong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    0
    nợ ...phải piết khoản nào phải trả lãi chứ,có cty nowj2600 tỷ nhưng chẳng phải trả lãi đồng mịa nèo.
    [​IMG]
  5. bino_bina_bica

    bino_bina_bica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2012
    Đã được thích:
    0
    Miệng quan trôn trẻ
  6. Smiley109

    Smiley109 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2008
    Đã được thích:
    1.149

    Bác có nhớ trần lãi suất huy động 14% được giữ trong suốt năm 2011 không? Và bác có nghĩ là trong năm 2011, có ngân hàng nào đó thực hiện nghiêm chỉnh trần lãi suất 14% đó không?
  7. Hip_Zit

    Hip_Zit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    1

    Lâu nay bọn quan lại nói nghe cho vui thôi
  8. ConGaNho

    ConGaNho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2012
    Đã được thích:
    575
    Chưa đủ
    Phải tìm các mã tốt để múc để tăng tk nữa mới ý nghĩa
    Tui thấy đợt trước các bác chim nhợn miệt mài rùi múc SHN THV AGC... lỗ sặc máu
    Mới rùi nhìu bác cũng chim nhợn miệt mài rùi múc ASM DLG FLC ... cũng lỗ sặc máu
  9. Hip_Zit

    Hip_Zit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    1

    2011 cần kể tới HQC nữa. Rơi 1 mạch từ 40 về 4 trong có 10 tháng.
  10. quang_gia_vst

    quang_gia_vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2012
    Đã được thích:
    0
    tự nâng bi nhau thích hem!=))=))=))=))

Chia sẻ trang này